Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Huỳnh Tấn Vinh : 'Sơn Trà là miếng mồi ngon' (BBC, 24/11/2018)

Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, người vừa bị Đảng cộng sản xóa tên, nói với BBC rằng bán đảo Sơn Trà là miếng mồi ngon luôn có nguy cơ bị các nhóm lợi ích xâu xé.

sontra1

Ông Huỳnh Tấn Vinh đã nhiều năm nay lên tiếng bảo vệ bán đảo Sơn Trà khỏi bị tàn phá vì các dự án bê tông hóa

"Tôi khá ngạc nhiên vì sao họ lại công khai thông tin này cho báo chí, và vào thời điểm này", ông Nguyễn Thế Vinh nói với BBC hôm 22/11 về cảm giác của ông khi chính quyền Đà Nẵng công bố xóa tên ông khỏi danh sách Đảng viên Cộng sản Việt Nam.

"Tôi đã bỏ sinh hoạt đảng từ bốn năm nay. Có nhiều trường hợp người ta bỏ sinh hoạt đảng nhiều năm và xóa tên là việc bình thường trong nội bộ của Đảng, đâu nhất thiết phải đưa lên công luận ?"

"Tôi không thấy thật vọng hay tức giận gì, vì tôi cho rằng đó là việc đương nhiên. Khi không còn sinh hoạt nữa thì nên bỏ tên trong tổ chức đó".

Thông tin này được truyền thông Việt Nam đăng tải rộng rãi hôm 21/11.

Bị đe dọa vì bảo vệ Sơn Trà ?

sontra2

Một góc của bán đảo Sơn Trà

"Nếu việc này liên quan đến việc tôi bảo vệ bán đảo Sơn Trà thì tôi cho rằng nó không được hay cho lắm", ông Sơn nói từ Đà Nẵng.

Về lý do bỏ đảng, ông Vinh nói bán đảo Sơn Trà là một phần của "những gì trong thực tế xảy ra không còn phù hợp với lý tưởng" mà ông từng phấn đấu, hi sinh để đi theo.

Ông Vinh cũng cho rằng dư luận đặt câu hỏi lý do đảng xóa tên ông liệu có liên quan đến việc ông bảo vệ Sơn Trà là do ông đã làm việc này nhiều năm nay và cũng gặp không ít sức ép.

"Vào cuối những năm 2016, đầu 2017, là một người dân sống ở Đà Nẵng, làm công tác du lịch, tôi nghĩ rằng cần phải gìn giữ bán đảo Sơn Trà như một tài sản thiên nhiên quý giá để hấp dẫn du khách, để Đà Nẵng phát triển bền vững".

"Tôi rất ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy rằng chính quyền đã có một quy hoạch để phá vỡ bán đảo Sơn Trà bằng cách phá rừng để bê tông hóa với quy mô gần hết bán đảo".

sontra3

Voọc chà vá quý hiếm tại Sơn Trà là một trong những loài mà ông Huỳnh Tấn Vinh lên tiếng bảo vệ

"Do đó tôi cùng cộng đồng ở Đà Nẵng, Việt Nam và quốc tế lên án việc này. Từ đó, chính phủ đã xem lại dự án, cho dừng quy hoạch để điều tra việc phá rừng, giao đất cho doanh nghiệp".

"Thanh tra chính phủ đang làm việc đó. Từ đó đến nay bán đảo Sơn Trà đã tạm thời được bảo vệ".

"Tôi nghĩ rằng nếu vào tháng 3/2017, cộng đồng không lên tiếng kịp thời thì năm 2018 Sơn Trà đã tan hoang".

"Chính vì thế mà tôi bị đe dọa và gây sức ép từ nhiều cấp độ ở khác nhau. Từ việc họ đe dọa, gây sức ép lên tôi để tôi dừng công cuộc bảo vệ đó, đến hăm dọa ba mẹ, vợ con tôi".

"Các mối nguy hiểm với gia đình nay đã giảm đi rồi. Nhưng những sức ép khác như từ các phía khác nhau thì vẫn còn".

"Dù vậy, với sức ép nào thì việc bảo vệ bán đảo Sơn Trà luôn luôn là tiếng gọi với tôi và cộng đồng và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh".

"Sơn Trà là một nơi hoang dã chỉ cách thành phố Đà Nẵng 15 phút chạy xe. Không có nơi nào trên thế giới mà ngay cửa sổ nhà mình có thể nhìn thấy Sơn Trà mỗi ngày".

"Đó sẽ luôn luôn là miếng mồi ngon cho những nhà đầu tư, những người muốn ăn xổi ở thì, muốn hái ra tiền ngay, bất chấp việc phá hủy môi trường hay thế hệ tương lai sẽ như thế nào. Nên đó luôn luôn là thách thức cho những người bảo vệ môi trường", ông Huỳnh Tấn Vinh nói với BBC.

"Mong cộng đồng, những người yêu tự nhiên hãy lên tiếng bảo vệ Sơn Trà cho đất nước".

'Làm ồn ào để hạ uy tín' ?

Bình luận về sự việc của ông Huỳnh Tấn Vinh, nhà báo Trương Duy Nhất nói với BBC rằng ông "cũng lấy làm lạ" với hành xử của chính quyền Đà Nẵng.

"Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi vì sao thành phố Đà Nẵng lại làm ồn lên như vậy trong khi ông Vĩnh đã tự ra khỏi đảng từ hơn bốn năm nay rồi ?

"Nhiều anh em báo chí bạn tôi là đảng viên khi nghỉ hưu cũng nghỉ sinh hoạt đảng ở các tổ hưu địa phương, tổ chức đảng cũng nghiễm nhiên coi họ không phải là thành viên nữa thì đây đâu phải là việc công bố ồn ào đâu ?"

"Yêu cầu xóa một điều đã không còn nữa là điều vớ vẩn".

"Có vấn đề gì đối với cá nhân ông Vinh hay không ? Hay là do ông ấy đã lên tiếng quá dữ dội, và được coi là thủ lĩnh trong vấn đề bảo vệ voọc chà và bán đảo Sơn Trà thời gian qua. Chúng ta hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi có phải đó là lý do khiến người ta không ưa ông Vinh nên làm ồn ào để hạ uy tín của ông ?"

"Việc tự ra khỏi Đảng không phải là cá biệt. Theo tính toán của tôi, có tới hàng vạn người ra khỏi đảng trong vài năm qua".

Liên quan đến việc ông Huỳnh Tấn Vinh bị Đảng cộng sản xóa tên xảy ra chỉ ít sau khi Đảng tuyên bố xóa tên Giáo sư Chu Hảo, ông Nhất nói :

"Có lẽ đó là một chủ trương của đảng, mà lâu nay Trung ương đảng thường gọi ám chỉ là thành cho thành phần "tự diễn biến, tự chuyển hóa".

"Đã qua giai đoạn mà ý chí của những người cầm quyền trong đảng cho những người đó mặc nhiên ra đi một cách nhẹ nhàng. Nay họ muốn trừng phạt để răn đe những thành viên còn lại trong tổ chức của họ".

"Biện pháp răn đe này theo tôi có hiệu quả. Vì với những ai chán đảng rồi, tự ra khỏi đảng rồi thì họ chả làm sao. Nhưng với những quan chức còn trong hệ thống thì vì cái ghế, vì chức quyền đang có được thì họ phải sợ. Vì tổ chức chỉ chớm đặt vấn đề này với họ thì coi như đường tiến thân của họ không còn".

Bị xóa tên khỏi Đảng cộng sản

Truyền thông Việt Nam đăng tin rộng rãi việc ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng bị xóa tên khỏi Đảng Đảng cộng sản Việt Namhôm 21/11.

Theo đó, Quận ủy Hải Châu (Thành phố Đà Nẵng) đã chỉ đạo Ban Tổ chức Quận ủy phối hợp với các cơ quan chức tiến hành làm quy trình để xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh.

Ông Vinh được cho là đã tự ý bỏ sinh hoạt đảng từ năm 2014.

Theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng, thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên.

Ông Huỳnh Tấn Vinh từng bị đề nghị xử lý năm 2017 vì có những phát biểu thiếu chính xác liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Theo đó, ông Vinh được cho là đã nói quy hoạch Sơn Trà vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo...

Sau đó Bộ Văn hóa thu hồi văn bản này với lý do có một số nội dung "chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm".

Năm 2017, ông Vinh từng gửi tâm thư đến thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét về bản Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

****************

Tướng Tô Lâm ký cam kết mới chống buôn người với Anh Quốc (BBC, 23/11/2018)

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Bộ trưởng Nội vụ Anh đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người ở London trong tuần này.

sontra4

Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid và Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Tô đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người hôm thứ Tư 20/11 ở London - Ảnh VietnamPlus

Trang web Chính phủ Anh đưa tin hôm 21/11 hai nước ký một biên bản ghi nhớ về buôn bán người nhằm tạo điều kiện để cộng tác sâu rộng hơn trong việc chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ nạn nhân và công tác phòng chống nạn buôn người.

Bản tin mô tả đây là quan hệ đối tác mới nhằm giải quyết vấn nạn nô lệ hiện đại.

Chính phủ của đảng Bảo thủ Anh và đích thân Thủ tướng Theresa May từ mấy năm qua luôn coi chống buôn người và 'nô lệ thời hiện đại' là nghị trình quan trọng hành đầu trong đối ngoại của họ.

Chỉ tính riêng năm 2017, nhà chức trách Anh đã xác định 738 nạn nhân được cho là 'nô lệ hiện đại đến từ Việt Nam'.

Phát biểu sau khi ký kết thỏa thuận với Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid được dẫn lời nói :

"Nạn nô lệ hiện đại là một tội ác ghê gớm hủy hoại cuộc đời của các nạn nhân.

"Chính phủ Anh cam kết làm mọi thứ có thể để bảo vệ người dân trước thực trạng bóc lột ở Anh và ở nước ngoài.

"Hợp tác với các quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam, nơi nhiều nạn nhân bị buôn bán, là hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn nạn nô lệ hiện đại đang diễn ra và có thể quyết tâm truy bắt thủ phạm", Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid nói.

"Sự hợp tác chặt chẽ này sẽ là một vũ khí mạnh mẽ trong cuộc chiến chống nạn nô lệ hiện đại".

Được biết Chính phủ Anh đã cam kết cấp vốn tổng cộng 200 triệu bảng để giải quyết nạn nô lệ hiện đại trên toàn cầu.

Cam kết chống buôn người và nô lệ thời hiện đại

Cam kết này bao gồm quỹ chống nạn nô lệ hiện đại trị giá 33,5 triệu bảng của Bộ Nội vụ với trọng tâm là các quốc gia như Việt Nam và Nigeria, nơi có nhiều nạn nhân bị buôn bán vào Vương quốc Anh.

Báo Công an Nhân dân hôm 21/11 đưa tin trong thời gian tới, hai nước nhất trí hàng năm duy trì, triển khai hoạt động trao đổi đoàn các cấp nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, thông tin nghiệp vụ trên các lĩnh vực về phòng, chống mua bán người.

"Các hoạt động này bao gồm trao đổi thông tin, điều tra các vụ án, đường dây, băng nhóm tội phạm, truy bắt, bàn giao đối tượng và giải cứu, bảo vệ, hồi hương nạn nhân bị mua bán ; tăng cường hợp tác trong đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm tài chính, ngân hàng, rửa tiền và phòng, chống di cư bất hợp pháp.

"Hai bên xúc tiến xây dựng, đàm phán và sớm hoàn thành các thủ tục để ký Hiệp định dẫn độ tội phạm và các văn bản hợp tác khác, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động hợp tác song phương giữa hai Bộ".

Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết trong những năm gần đây tội mua bán người diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Mắc nợ và bị cưỡng bức lao động

sontra5

Cảnh sát Anh thường xuyên phá các ổ trồng cần sa, nơi nô lệ thời hiện đại bị cưỡng bức lao động trong hoàn cảnh, điều kiện tồi tệ

Bên cạnh nhiều bức tranh người Việt du học, làm ăn thành công tại Anh cũng có nhiều trường hợp người ở Việt Nam bị mắc nợ hoặc bị băng đảng kiểm soát được đưa vào Anh để trồng cần sa.

Trong một ví dụ mà BBC Southeast kết hợp với BBC Tiếng Việt tại Anh điều tra hồi tháng 12/2017, một nạn nhân, ông Trần Văn Nam (không phải tên thật) từ Quảng Bình bị mắc nợ xã hội đen và phải đi bán sức lao động.

Sau khi sang một nước Đông Nam Á, ông đã được chuyển vào Anh bất hợp pháp, và làm việc gần một năm trong một cơ sở đóng gói hàng hóa.

Sang năm 2016, ông bị "bán" cho một băng đảng trồng cần sa, và bị bắt, ra tòa ở Southampton, Anh Quốc.

Sau khi ngồi tù được sáu tháng, ông Nam được xác nhận là nạn nhân của tệ buôn người, và được giao cho Salvation Army và hội từ thiện Hestia chăm sóc để chờ cứu xét tỵ nạn nhân đạo.

Mới trong tháng 11 năm nay, tin cảnh sát Anh đưa ra là họ tìm ra 21 người gồm 15 trẻ em 'đến từ Việt Nam' trong một xe chở nước đóng chai từ Pháp sang Vương quốc Anh.

sontra6

Cảnh sát Anh phá vỡ trại trồng cần sa khổng lồ của người Việt - Ảnh minh họa 

Nhóm này, được cho là từ Việt Nam, được giấu trong một xe tải tại cảng Newhaven ở Sussex hôm thứ Năm tuần trước.

Thông tin chi tiết của Cục Biên phòng Anh Quốc chỉ mới được công bố, nhưng một cuộc điều tra tội phạm ngay lập tức được tiến hành.

Published in Việt Nam

Bộ Quốc phòng yêu cầu chỉnh sửa hình ảnh người lính Việt trên phim (VOA, 12/10/2018)

Bộ Quc phòng Vit Nam va yêu cu nhà sn xut mt b phim Vit hóa từ tác phm cùng tên rt thành công ti Hàn Quc điu chnh vic th hin hình nh người lính Vit Nam mà h cho là không đúng thc tế.

vn1

Một hình nh trong phim Hu Du Mt Tri phiên bn Vit ca b phim truyn hình gây sốt ca Hàn Quc có tên Descendants of the Sun.

Hậu Du Mt Tri - mt b phim truyn hình nhiu tp v nhng cnh sát bin đu tranh chng ti phm đ bo v t quc, đã b khán gi vch ra nhng sai sót "nghiêm trng" ngay t khi mi ra mt vào cui tháng 9, theo truyn thông trong nước.

Và Bộ Quc phòng đã phi vào cuc.

"Sau khi phim phát sóng, có nhiều ý kiến khác nhau và có nhn xét nht là v l tiết, tác phong mang mc ca mt s quân nhân trong phim có sai so vi điu lnh quy đnh ca Quân đi", Thiếu tướng Nguyn Văn Đc - Cc trưởng Cc Tuyên truyn thuc Tng cc Chính tr Quân đội nhân dân Vit Nam - được Tin Phong trích li nói vi các phóng viên ti mt bui hp báo hôm 9/10.

Thiếu tướng ca B Quc phòng cho biết nhng hình nh ca các quân nhân trên b phim Hu Du Mt Tri do Đài truyn hình K thut s VTC phát sóng "chưa sát so vi đi sng thc tế ca b đi".

Một trong nhng sai sót mà đc gi ca Tin Phong ch ra là quân hàm và li chào ca các nhân vt lính trong phim không ging binh s tht. Ngoài ra vic din viên biu cm ‘vô hn’ và nhng màn ‘kch tính hóa’ giữa v s và quân nhân đã làm khán gi thêm phn ch trích b phim.

Cho đến ngày 10/10, VTC đã phát sóng 12 trong tng s 48 tp ca b phim, theo Việt NamExpress. Tuy nhiên trước thc trng này, B Quc phòng đã đ ngh đơn v phát sóng chnh sa ni dung nhng tp tiếp theo cho phù hp hơn.

"Chúng tôi đề ngh VTC cn tham kho đ chnh sa nhng sai sót trên trước khi phát sóng nhng tp tiếp theo đ hình nh tt đp ca Bi đi C H được phn ánh mt cách chân thc, đy đ, chính xác nht", Thiếu tướng Đc cho biết.

Ông Đức, cũng là người phát ngôn ca B Quc phòng, nói vi phóng viên rng b không tham gia c vn quân s cho b phim này hay thm đnh và duyt phim.

vn2

Một cnh trong phim Hu Du Mt Tri b cho là kch tính hóa.

Tuy nhiên trong phản hi t phía VTC, Giám đc Nguyn Kim Trung nói vi Zing.vn rng h "chưa nm được thông tin v đ ngh ca B Quc phòng". V vic chnh sa cho phù hp hơn, người đng đu VTC nói "hin ti chúng tôi chưa có phát ngôn v vn đ này".

Theo truyền thông trong nước, nhà sn xut phim nói có tham kho ý kiến ca mt s chuyên gia quân đi trong đó có nhà văn xut thân t quân đi Chu Lai trong vic th hin hình nh người lính Vit.

Nhà văn Chu Lai không phản hi cuc gi ca VOA đ xin bình luận v vn đ này.

Không rõ liệu các tp tiếp theo ca b phim có tiếp tc được trình chiếu trước khi các sai sót trên được sa cha hay không.

Trước Hu Du Mt Tri, mt s b phim ca Vit Nam đã tng b dng chiếu hoc phi sa ni dung vì mc ‘li’. Bẫy Cp Ba ca đo din Lê Văn Kit b cm chiếu vì quá nhiu cnh bo lc và nhy cm trong khi Bi Đi Ch Ln ca đo din Vit Kiu Charlie Nguyn b chnh sa kch bn cũng vì nhng cnh phn cm.

Bộ phim Hu Du Mt Tri phiên bn Vit do đo din Trần Bu Lc thc hin. Ông cũng là đo din b phim Cô Ba Sài Gòn va được chn tham d Oscar 2019 trong hng mc Phim nói tiếng nước ngoài xut sc nht.

****************

Ba phụ nữ Việt dùng hộ chiếu giả bị bắt ở Đài Loan (RFA, 12/10/2018)

Ba phụ nữ Việt Nam bị bắt tại Sân bay Đài Nam hôm 10 tháng 10 vì sử dụng hộ chiếu giả hay hộ chiếu ăn cắp để nhập cảnh vào đảo quốc Đài Loan.

vn3

Một bé gái người Hmong được giải cứu từ Trung Quốc hồi tháng 5/2014. AFP

Mạng Asia Times dẫn lại nguồn của Liberty Times loan tin vào ngày 12 tháng 10 cho biết rõ ba người phụ nữ từ thành phố Hồ Chí Minh khai họ đến Đài Loan với mục đích du lịch.

Tin cho biết sau khi phát hiện nhóm ba người vừa nêu không có giấy tờ hợp lệ như thế, nhân viên chức năng đưa họ đến Văn phòng Cơ quan Xuất nhập cảnh quốc gia ở Phi trường quốc tế Cao Hùng nhằm trục xuất họ.

Một trong nhóm ba người đã lẻn trà trộn vào đám đông khách đi máy bay ở phi trường Cao Hùng trốn thoát và đón ngay taxi đi Đài Bắc. Hành động của người phụ nữ 40 tuổi này được cho biết diễn ra trong khi các nhân viên đưa họ đi và lo chuyện hồi hương.

Lực lượng chức năng phát hiện việc biến mất của người phụ nữ và khoảng 12 tiếng sau, bà này bị bắt lại tại quận Nội Hồ thuộc thành phố Đài Bắc ; dù lúc đó người phụ nữ cải trang bằng cách thay đổi tóc tai và trang phục.

Một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy người phụ nữ này từng đến thăm Đài Loan hồi đầu năm nay và không hề có tiền sử vi phạm gì. Văn phòng Công tố viên quận Cao Hùng sẽ tiến hành một cuộc điều tra về nhóm ba phụ nữ vừa nêu.

Cũng liên quan đến phụ nữ Việt Nam, nhưng là vấn nạn mua bán phụ nữ.

Tin từ Asia Times vào ngày 12 tháng 10 cho biết một người đàn ông Việt Nam 26 tuổi đã bị bắt với cáo buộc lừa gạt và bán một phụ nữ 27 tuổi cho một người đàn ông Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam.

Theo cảnh sát, người bị bắt có tên Chang Mi Ly quen với một người Trung Quốc và biết được có người thân của người Trung Quốc đang tìm vợ và sẵn sàng trả với giá 435 USD.

Ông Ly được cho là đã lừa một phụ nữ 27 tuổi bằng cách hứa hẹn đưa sang Trung Quốc làm việc. Người phụ nữ này sau đó đã được giải cứu và khi trở về Việt Nam đã tố cáo ông Ly với công an.

Trong năm 2017, khoảng 670 trường hợp buôn bán người được phát hiện ở Việt Nam, bằng một nửa so với năm trước đó là 1.128 trường hợp. Nhiều phụ nữ ít học và trẻ em nghèo là những đối tượng bị nhắm đến để đem bán làm vợ hoặc làm gái mãi dâm ở Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc.

*********************

Hàn Quốc cho lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp về nước (RFA, 10/10/2018)

Bắt đầu từ ngày 1/10 năm nay đến ngày 31/3/2019, Hàn Quốc áp dụng chính sách ân xá đối với người lao động cư trú bất hợp pháp tại nước này. Theo quy định, nếu những lao động này tự nguyện về nước trong khoảng thời gian nêu trên thì sẽ không bị hạn chế nhập cảnh Hàn Quốc.

vn4

Hình minh họa. Công nhân Việt Nam đi lao động ở Hàn Quốc tại sân bay ở Hà Nội hôm 5/11/2007 - AFP

Bộ Tư pháp Hàn Quốc, trước đó, cho biết nước này sẽ áp dụng chính sách truy quét và ân xá đối với người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp trong ngành xây dựng, các công việc ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người bản đại và những công việc ảnh hưởng đến thuần phòng mỹ tục như kinh doanh giải trí không lành manh, kinh doanh massage.

Theo Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, số người Việt cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước trong vòng 6 tháng đầu năm là 988 người, số người bị bắt và trục xuất về nước là 518 người.

Hiện có hơn 38.000 người Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm.

Published in Việt Nam

Mỹ xếp Trung Quốc vào danh sách các nước buôn người trầm trọng (RFI, 28/06/2017)

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vừa cho Trung Quốc vào danh sách đen các nước dung dưỡng cho nạn buôn người, đồng hạng với Syria và Bắc Triều Tiên. Trong báo cáo công bố hôm qua 27/06/2017, Trung Quốc bị xếp vào hạng ba tức hạng nghiêm trọng nhất.

mytrung1

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong một cuộc họp báo tại Washington DC, ngày 21/06/2017 - REUTERS/Kevin Lamarque

Được biết có 23 quốc gia bị xếp vào hạng này, trong bản báo cáo đầu tiên về nạn buôn người dưới thời chính quyền Donald Trump. Ba nước châu Phi là Cộng hòa Dân chủ Congo, Congo-Brazzaville và Mali bị cho vào danh sách vì bắt trẻ vị thành niên đi lính, còn Miến Điện tuy có tình trạng tương tự nhưng được đưa lên hạng nhì vì đã có nỗ lực khắc phục.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết :

"Gần nửa triệu công dân Bắc Triều Tiên bị đưa đi làm việc tại các nước có quan hệ với Bình Nhưỡng", theo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Rex Tillerson cho rằng Trung Quốc đồng lõa với chế độ của Kim Jong-un.

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : "Trung Quốc bị đánh sụt hạng vì không có những biện pháp nghiêm túc để đối phó với nạn buôn người, kể cả việc cưỡng bức lao động những người Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ Trung Quốc. Người tiêu thụ Mỹ cũng phải biết mình có vô tình đồng lõa với nạn buôn người hay không".

Ông Tillerson khẳng định rằng thông qua lao động cưỡng bức, Bắc Triều Tiên đã trực tiếp nhận được hàng trăm triệu đô la một năm thông qua các ngân hàng nhà nước.

Washington loan báo các biện pháp trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng, vì vẫn tiếp tục các vụ thử nghiệm hạt nhân. Và trong một tin Twitter, tổng thống Donald Trump viết rằng Trung Quốc đã thất bại trong việc tác động lên chế độ Bắc Triều Tiên.

Như vậy biểu lộ giận dữ đầu tiên của Mỹ là việc cho Trung Quốc vào danh sách đen các quốc gia dung dưỡng cho nạn buôn người. Việc này không chính thức ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp Mỹ-Trung, nhưng người tiêu dùng Mỹ coi như đã được lịch sự yêu cầu tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc.

Thụy My

***********************

Mỹ có thể trừng phạt Trung Quốc do 'yếu kém trong chống buôn người' (BBC, 28/06/2017)

Trung Quốc "không có nỗ lực đáng kể nào" trong việc ngăn chặn tình trạng buôn người, Hoa Kỳ nói, và hiện ít có các trường hợp bị truy tố về tội này hơn so với trước đây.

mytrung2

Nạn buôn người - Ảnh minh họa

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Năm tuần trước ra bản phúc trình thường niên về nạn buôn người, Trafficking in Persons Report, và đã hạ bậc Trung Quốc xuống thành một trong các quốc gia vi phạm tồi tệ nhất.

Các nội dung nhấn mạnh tới việc đối xử với người Bắc Hàn, những người có thể đã bị buôn sang rồi lại bị Trung Quốc gửi trả về nước.

Hiện Trung Quốc chưa ra phản ứng về nội dung phúc trình, và có thể sẽ phải đối diện với các lệnh trừng phạt.

Các nước bị đưa vào nhóm thứ ba trong tổng số ba nhóm xếp hạng trong bản phúc trình, trong đó có Bắc Hàn, Sudan và Venezuela, có thể sẽ không được tiếp tục nhận các khoản nằm ngoài khuôn khổ viện trợ nhân đạo.

Tuy nhiên, hãng tin Associated Press nói rằng lệnh miễn trừ của tổng thống có thể khiến các nước trong Nhóm Bậc Ba không phải lúc nào cũng bị trừng phạt.

Afghanistan, Qatar và Malaysia được tăng lên Nhóm Bậc Hai bởi các nước này được coi là đã nỗ lực ngăn chặn các hoạt động buôn người và cải thiện điều kiện cho các nạn nhân.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson nói Trung Quốc bị hạ bậc "một phần bởi nước này đã không có những bước đi nghiêm túc nhằm chấm dứt tình trạng buôn bán người phức tạp ở nước này, gồm cả việc liên quan tới các lao động cưỡng bức từ Bắc Hàn sang".

mytrung3

Kẻ buôn người ngồi tù nói việc mình làm 'chẳng có gì sai'

Bản phúc trình nói rằng chuyện Trung Quốc gửi trả người Bắc Hàn về nước mà không kiểm tra xem có những dấu hiệu cho thấy họ bị buôn lậu sang hay không là điều rất thường xảy ra, ngay cả khi những người đó có thể phải đối diện với việc bị tra tấn hoặc xử tử khi bị trả về.

Ông Tillerson nói ước tính khoảng 50.000-80.000 người Bắc Hàn đang làm việc ở nước ngoài dưới dạng lao động cưỡng bức, thường phải làm tới 20 tiếng mỗi ngày.

Tuy bản phúc trình do Bộ Ngoại giao thay vì Tòa Bạch ốc đưa ra, nhưng đây là lời quở trách nghiêm trọng nhất đối với chính phủ Trung Quốc mà Hoa Kỳ đưa ra kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, hồi tháng Giêng, cho tới nay.

mytrung4

Bản đồ cho thấy các ngả đường di chuyển chính của hoạt động buôn người trên toàn cầu

Tuy nhiên, hãng tin Reuters nói rằng ông Trump đang 'ngày càng trở nên khó chịu' về việc Trung Quốc không có hành động gì đối với Bắc Hàn, và rằng ông đang cân nhắc việc có các hành động thương mại để đáp trả.

Bản phúc trình đề cập tới tình hình tại 180 quốc gia và được coi là nguồn đánh giá toàn diện nhất về các nỗ lực trong vấn đề chặn đứng tình trạng buôn người.

Published in Quốc tế
jeudi, 23 mars 2017 22:44

1,2,3 chúng ta cùng biến

-- Một bộ phận thanh niên mất phương hướng, xa rời Định hướng xã hội chủ nghĩa, ca ngợi chủ nghĩa tư bản và các giá trị phương Tây.

chungta1


Trò chơi Pokemon Go xuất hiện tại Việt Nam đã tạo nên cơn sốt thu hút đông đảo người chơi ở các thành phố lớn. Ảnh : VnExpress

-- Thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%.

-- 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.

-- Trong 5 năm, hơn 35 nghìn bị can trẻ vị thành viên phạm tội.

-- Việt Nam ước tính có khoảng 183.000 người nghiện ma túy… gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi.

-- Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn : Buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.

******

Đó là những "con số biết nói" và"những chuyện trăm mối tơ vò" đang phơi ra trước mắt người dân Việt Nam sau hơn 30 năm "đổi mới" để thoát chết.

Nhưng báo đài của đảng, theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và truyền thông chỉ biết trát son phấn lên mặt xã hội để chứng minh nhờ có đảng lãnh đạo mà chuyện gì cũng hoàn thành tốt và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.

Nếu được ủng hộ mạnh mẽ như thế thì tại sao đất nước cứ mỗi ngày một nghèo thêm để nối dài chậm tiến và tụt hậu so với nhân dân các nước trong khu vực ? Thậm chí có nhiều lĩnh vực bây giờ thua cả Kampuchea và Lào, hai dân tộc từng bị người Việt Nam coi thường trong nhiều thập niên ?

Các dư luận viên còn ồn ào rằng : "Truyền thống quý báu, mục tiêu cao cả thiêng liêng chăm lo lợi ích, hạnh phúc cho nhân dân là truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam" (Quân đội Nhân dân, 13/02/2017).

Họ còn lẩm bẩm câu viết trong các Văn kiện chính sách để khoe nước bọt : "Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác".

Hô hoán bấy nhiêu chưa đủ, đảng còn vẽ vời : "Đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh", hoặc hoang tưởng như Nhà thơ Hoàng Trung Thông : "Ta bỗng thấy tắm mình trong ánh sáng / Đảng nâng ta lên tầm cao của Đảng".

Nâng cao đến chỗ nào sau những giây phút mê sảng ấy ? Hãy đọc : "Bây giờ thấy nhiều người nói về đạo đức thật trơn tru, có lớp có lang. Nhưng trong lòng họ nghĩ khác, việc làm của họ khác. Nói không đi đôi với làm, nói toàn chuyện trên trời dưới biển, nhưng làm thì kể việc không hết mấy đầu ngón tay, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực lãnh đạo giảm sút, làm mất uy tín cán bộ (Nhân dân, 20/01/2017).

Uy tín cá nhân cán bộ mà mất thì ăn thua gì ? Nhưng cán bộ là người ăn cơm đảng, học trường đảng và làm việc cho đảng thì tất nhiên cây nào phải sinh ra quả ấy chứ lấy đâu ra cái thứ cán lăng nhăng như thế ?

Chỉ tiếc là đảng lại không muốn nhìn nhận đã thoái trào, chậm tiến và lạc hậu trước một Thế giới đã ruồng bỏ chủ nghĩa cộng sản Mác-Lênin.

Những lãnh đạo bảo thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ biết khăng khăng cho mình là "phải", là "đúng" và "trúng" nên không vượt qua được các chứng bệnh suy thoái tư tưởng và sa sút đạo đức lối sống đã lan rộng và ăn sâutrong đảng.

Bằng chứng chưa được một năm mà đảng đã phải phát động phong trào "tự phê bình" và "phê bình" để kiểm điểm việc thi hành Nghị quyết 4/XII(30/10/2016) "về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ".

Nhưng chuyện "bầy hàng" lấy điểm lần này của đảng liệu có hy vọng thu được kết quả gì không ?

Kết quả nhãn tiền

Tương lai sẽ trả lời, nhưng nếu dựa vào quá khứ thì cũng chưa chắc đã làm nên cơm cháo gì.

chungta2

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Giang, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giảng dạy tại lớp học

Hãy nghe Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Giang, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh : "Sau nhiều năm thực hiện các Nghị quyết về chỉnh đốn Đảng, cùng với những kết quả đạt được, tình trạng suy thoái trong Đảng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có dấu hiệu cho thấy còn phức tạp hơn. Một phần là do thực hiện không nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Nhiều nơi, nhiều chỗ, tự phê bình và phê bình vẫn còn diễn ra qua loa, hình thức, né tránh nên rất ít hiệu quả. Cũng có không ít trường hợp lợi dụng phê bình để công kích, hạ bệ những người mình không ưa hoặc để xu nịnh đối với cán bộ lãnh đạo. Thực tế này cũng lý giải vì sao trong những năm qua, nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra nhưng ít được phát hiện qua quá trình tự phê bình và phê bình ở các cấp ủy Đảng cơ sở" (VoV, ngày 12/02/2017.

Người thứ hai, ông Nguyễn Đức Hà, Ban Tổ chức trung ương nhận định : "Việc tự phê bình và phê bình của các tập thể và cá nhân vẫn còn tình trạng nói ưu điểm nhiều, nói khuyết điểm ít, hoặc nếu có nói về khuyết điểm thì cũng cố gắng né tránh một số từ có tính nhạy cảm. Không phải không có chuyện mượn tự phê bình và phê bình để ca ngợi, để động viên, khen ngợi. Việc này tôi thấy ở cấp nào cũng có, từ trung ương đến các địa phương".

VOV phỏng vấn tiếp Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Tấn Sáng, Học viện Chính trị khu vực 3. Ông góp ý : "Thực tế trong thời gian gần đây, phê bình và tự phê bình mang tính hình thức, dẫn đến hậu quả là sự suy thoái của từng cá nhân. Vì mỗi cá nhân không nhận thấy trách nhiệm của mình đối với những sai phạm, họ lợi dụng những cái đó để hạ thấp người khác. Đồng thời cũng có những biểu hiện ngại va chạm, ngại phê bình vì sợ đụng đến quyền lực. Thực chất là do cơ chế bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống lại những người lợi dụng quyền lực chưa rõ ràng".

Đến phiên ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội nhấn mạnh : "Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái trong Đảng, khiến lòng tin trong dân với Đảng bị giảm sút".

Ông nói : "Thời gian trước đây, khâu này được coi trọng và làm khá tốt. Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, việc phê bình và tự phê bình chưa được tốt. Từ Hội nghị trung ương 4 khóa XI đến Hội nghị trung ương 4 khóa XII, khâu này chuyển biến không được bao nhiêu. Thực tế này rất đáng phải suy nghĩ. Đã từng sinh hoạt ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở, tôi thấy rằng việc phê bình và tự phê bình nói chung là yếu, nể nang. Xu hướng nể nang, tránh va chạm dường như đang rất phổ biến, không chỉ ở cấp cơ sở, mà từ cấp trung ương".

Lý tưởng ở túi tiền

Tình hình các bậc cha chú mánh mung như thế thì thanh niên phai nhạt lý tưởng là chuyện đương nhiên. Chả ai dại gì phải hết lòng vì đảng, cho kẻ ngồi mát ăn bát vàng hưởng hết. Đó là chuyện thường tình.

Thế nhưng đảng lại lên lớp phê bình một bộ phận thanh niênngày nay đã "mất phương hướng, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, ca ngợi chủ nghĩa tư bản và các giá trị phương Tây".

Nhưng đảng nói là chuyện của đảng. Thanh niên cứ làm là chuyện của thanh niên. Làm sao họ có thể ngồi yên cho đảng sai khiến khi dạ dầy đói meo ? Họ mất định hướng, mất lý tưởng cộng sản vì thế giới cộng sản đã sụp đổ từ năm 1991. Họ còn thấy lãnh đạo nói một đàng làm một nẻo. Những kẻ có chức có quyền thì giầu nứt mắt nhưng cán bộ đảng viên dưới quyền và người dân lại nghèo xơ nghèo xác thì lý tưởng cộng sản còn gì để hấp dẫn thanh niên ?

Nói công bằng xã hội nhưng chỉ có con ông cháu cha và đoàn viên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lớp hậu bị của đảng, mới được những bổng lộc của đảng dành cho.

chungta3

Tiến sĩ Lê Kiên Thành,con trai nguyên Tổng bí thư đảng Lê Duẩn

Tiến sĩ Lê Kiên Thành,con trai nguyên Tổng bí thư đảng Lê Duẩn đã cay đắng viết trong bài "Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai" : "Giờ nước ta đang là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng người nông dân lại là những người khổ nhất trong xã hội này, đó là điều không công bằng. Việc 70% người Việt Nam là nông dân và đang nghèo hơn phần còn lại là không công bằng ; việc con em của 70% này không được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất, không được hưởng thụ sự chăm sóc y tế đầy đủ nhất, chính là không công bằng" (An Ninh Thế giới, 19/02/2017).

Cũng trên báo này ngày 29/06/2016, nguyên Ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt phát biểu : "Tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ sẽ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…".

Khi được hỏi về thái độ của nhân dân trước cuộc sống trong xã hội ngày nay, ông Duyệt trả lời : "Tôi thấy ai cũng vui vì cuộc sống bây giờ hơn hẳn trước ; nhưng còn nhiều trăn trở, tâm tư. Người ta bất bình với những hiện tượng tham nhũng, sống không minh bạch, giàu có một cách không chính đáng... Người ta hay nghĩ ngợi nhiều, nói nhiều đến vấn đề xuống cấp của đạo đức xã hội. Ở đấy, tôi gặp cả những người suốt đời đi theo Đảng, nhưng bây giờ thì trăn trở với những vụ việc tiêu cực của một số Đảng viên của Đảng".

Xã hội thì như thế mà đảng cứ ngày đêm tuyên truyền vào tai thanh niên những thành công hão huyền và hứa hẹn nước suông thì thanh niên phải chán đảng là điều khó tránh.

Phản ảnh của Thạc sĩ Phạm Minh Thế của Đại học Quốc gia Hà Nội là bằng chứng : "Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, thụ động, dễ bị lôi kéo xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản và các giá trị phương Tây ; bản lĩnh và khả năng lựa chọn thông tin đúng đắn, các giá trị văn hóa đích thực trong một bộ phận thanh niên rất đáng lo ngại".

Tuy nhiên, một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 13/03/2017 lại ba hoa chích chòe rằng : "Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong hơn 30 năm đổi mới, một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam đã "ra đời" với vóc dáng và diện mạo mới. Có thể nói, ít có thời kỳ nào mà tuổi trẻ lại có cơ hội và vai trò to lớn như trong tiến trình đổi mới và hội nhập như hiện nay. Số đông tuổi trẻ luôn thể hiện rõ vai trò đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo, lạc hậu. Các mùa hè tình nguyện đã làm xanh nhiều góc phố bộn bề và bản làng xa xôi. Hàng chục nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi, góp phần vào sự phát triển của các miền quê nghèo khó, dựng xây biên giới, hải đảo xa xôi ngày càng giàu mạnh…".

Khoe như thế nhưng Quân đội nhân dân lại giấu đi không nói "những thành tích" này là do Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lớp dự bị của đảng phải làm để lấy điểm đầu tư vào tương lai cho vinh thân phì gia như bố mẹ chúng. Bởi vì nhóm chữ "tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi" trong bài này không đại diện cho 70% con em nông dân nghèo khổ của đồng quê Việt Nam, như Tiến sĩ Lê Kiên Thành đã đau xót vạch ra.

Vì vậy, Quân đội nhân dân buộc lòng phải thừa nhận : "Thành tích của tuổi trẻ đáng trân trọng là vậy, thế nhưng, chúng ta không thể phủ nhận những tồn tại, hạn chế cố hữu ở một bộ phận lực lượng xã hội này, như chỉ thích hưởng thụ, ngại lao động ; thần tượng hóa cá nhân...".

Tuy nhiên, bài viết không quên chữa lửa cho tình trạng bất cập này. Họ chạy quanh : "Các thế lực phản động, cơ hội, chống đối chính trị… luôn triệt để lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình… của thanh niên, trong khi vốn sống và nhận thức chính trị-xã hội của họ còn hạn chế, để dụ dỗ, lôi kéo, tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, lối sống thực dụng, ngoại lai. Đồng thời, họ cũng lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, hoặc một bộ phận thanh niên đua đòi theo trào lưu, lối sống thực dụng, đòi xét lại quá khứ…, để lôi kéo, kích động, tập hợp thanh niên tham gia, hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền".

Một bài khác của Quân đội nhân dân ngày 28/6/2016 cũng gay gắt phê bình lãnh đạo Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (trong công tác thanh niên).

Bái báo nói rằng : "Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, theo đánh giá tại các văn kiện của Đảng và của Đoàn thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn chưa tác động sâu sắc đến đông đảo đoàn viên, thanh niên ; công tác tuyên truyền, định hướng lý tưởng, giáo dục đạo đức lối sống chưa thường xuyên. …Việc giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bá lối sống ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc còn những bất cập, yếu kém… Một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, dễ dao động về lập trường chính trị, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm…".

Vì thanh niên không còn tha thiết với đảng nên bài báo xác nhận hậu qủa : "Những bất cập, hạn chế trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên ; rộng hơn có thể ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng, nhất là làm cho một bộ phận thanh niên không còn thiết tha đến với tổ chức đoàn, thậm chí đứng ngoài các phong trào của tuổi trẻ".

Bằng chứng tuổi trẻ chán đảng còn được chứng minh trong báo cáo của ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh : "Trong giai đoạn 1988 - 1991, mỗi năm trung bình phát triển được 30 vạn đoàn viên mới, năm sau thấp hơn năm trước. Qua phân loại, số đoàn viên yếu kém chiếm 20%-30%, chất lượng hoạt động và sinh hoạt thấp, thậm chí có nơi tê liệt. Năm 1991, cả nước có 2,5 triệu đoàn viên (chiếm 12% tổng số thanh niên). Ở vùng cao, vùng sâu và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, số đoàn viên chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số thanh niên (2%-3%)" (Tạp chí Cộng sản, 29/12/2014).

Học và Hành

Cứ loanh quanh như thế nên báo đảng và Nguyễn Đắc Vinh đã quên đi đám mây đen tối đang phủ lên đầu tuổi trẻ Việt Nam.

chungta4

Lao động vẫn chủ yếu là thủ công, ít hàm lượng tri thức (ảnh minh họa IE)

Hãy đọc báo điện tử Công đoàn Việt Nam, ngày 26/09/2016 : "Nhìn vào cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, trong tổng số 53,2 triệu lao động của Việt Nam tính đến 2013 thì có tới 21,3 triệu lao động giản đơn chiếm 40% lực lượng lao động, trong khi đó lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chỉ chiếm 5,45% và 3,2% lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng đa số là lao động không có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật".

Nói cách cho dân dã hiểu là công nhân Việt Nam thiếu tay nghề và thiếu cả ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu việc làm cả ở trong nước và ra nước ngoài.

Báo này viết tiếp : "Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay thể hiện nghịch lý là thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm ; Ấn Độ đạt 5,76 điểm ; Malaysia đạt 5,59 điểm... Do vậy nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở Châu Á - Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần). Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng về năng lực cạnh tranh)".

Như vậy thì những khoe khoang thành công rỗng tuếch của tuổi trẻ trên báo đài đảng nhằm mục đích gì ?

Thạc sĩ Phạm Minh Thế của Đại học Quốc gia Hà Nội còn cảnh giác :"Hội nhập quốc tế cũng đã và đang đặt ra cho thanh niên Việt Nam nhiều thách thức lớn : đó là sự tương thích giữa trình độ học vấn với các cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao ; đó là sự tác động của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền ; đó là việc làm thế nào để dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp sống...

Rõ ràng, sự tụt hậu về trình độ học vấn đã làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên bấp bênh hơn ngay ở trong nước".

chungta5

Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên hiện nay ngày càng tăng

Theo thống kê của ông Phạm Minh Thế thì "Hằng năm, có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Các báo cáo khác ước tính có từ 17 đến 20 triệu thanh niên đã tham gia lao động, chiếm khỏang 80% tổng số thanh niên, hay trên 30% lực lượng lao động trong xã hội.

"Tuy nhiên", theo ông Thế, "tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên hiện nay ngày càng tăng. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% năm 2008 lên 5,6% năm 2009 và 4,1% năm 2010. Trong đó, khu vực thành thị là 2%, khu vực nông thôn là 4,9%.

Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở nhóm thanh niên đô thị. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 4,2% năm 2008, 4,1% năm 2009 và tăng lên 5,2% năm 2010, trong đó ở khu vực đô thị là 7,8%, cao gần gấp hai lần khu vực nông thôn (4,3%).

Đáng chú ý là cả lớp thanh niên tốt nghiệp Đại học và cao học cũng đang thất nghiệp cao. Con số 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đã được xác nhận.

Tội ác và tuổi trẻ

Từ thất nghiệp sinh ra trộm cướp và giết người lấy của.

Một báo cáo của Công an cho thấy :"75% tội phạm hình sự là… người trẻ".

Bài báo của An ninh Thủ đô viết : "Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn".

chungta6

Năm 2011 Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên

Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1/2009 đến 9/2010 với trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy : 14% đối tượng có độ tuổi từ 14 - dưới 18,41% có độ tuổi từ 18 - dưới 30,34% có độ tuổi từ 30 - dưới 45,8% các độ tuổi còn lại". 

Nhà nước cũng thừa nhận trong 5 năm, từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là trẻ vị thành niên phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự" (theo VietnamNet, .

Cả nước cũng có khoảng 183.000 người nghiện ma túy ; gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi.

Về tệ nạn buôn người, Tổ chức Di cư quốc tế - Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam cho biết : "Nạn mua bán người vẫn còn nhức nhối tại Việt Nam".

Bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VoV) ngày 05/08/2013 cho biết : "Lâu nay, mua bán người vẫn được xem là một vấn đề nhạy cảm, gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội đặc biệt là ở những vùng biên giới, miền núi. Thống kê trên cả nước trung bình mỗi năm, cả nước có tới 500 vụ liên quan đến nạn mua bán người, riêng từ năm 2011 đến 2015 đã có 4.500 nạn nhân được giải cứu, tiếp nhận. Hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng trên cả nước".

Bà Vũ Thị Thu Phương, đại diện Dự án Liên minh các tổ chức Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm buôn bán người tại Việt Nam (UNIAP) nói với VOV : "Việt Nam là một nước nguồn của tình trạng mua bán người. Phụ nữ, trẻ em, nam giới ở Việt Nam bị bán xuyên biên giới sang các nước khác. Phụ nữ bị bán chủ yếu vì mục đích mại dâm, làm vợ ; trẻ em thì chủ yếu là bị bóc lột sức lao động, ăn xin ; còn nam giới thì bị bóc lột sức lao động. Ở Việt Nam, buôn bán người diễn ra ở cả nội địa và xuyên biên giới. Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn, có nhiều hình thức buôn bán người mới xảy ra như buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê".

Trong khi đó, một bản tin của Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia-RFA tiếng Việt)" đưa ra ngày 07/01/2017 cho biết : "Bộ Công An cho biết, trong năm 2016 vừa qua số nạn nhân của buôn người tăng 12,8% so với năm 2015.

Cũng theo báo cáo của Bộ Công An, mặc dù con số các vụ án buôn người giảm bớt 6%, nhưng trong năm qua tổng số nạn nhân của buôn người mà công an phát hiện được lên tới 1.128 người.

chungta7

Lực lượng chức năng ở khu vực biên giới Việt - Trung giao, nhận các cô gái là nạn nhân của các đường dây mua bán người xuyên quốc gia.

Các số liệu của Bộ Công An không nêu rõ có bao nhiêu trường hợp nạn nhân bị buôn bán vào các đường dây nô lệ tình dục và bao nhiêu là nạn nhân của buôn bán lao động. Nhưng theo số liệu của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và ma túy, mại dâm thì trong năm 2016 vừa qua đã có 600 phụ nữ và trẻ em được giải cứu khỏi các đường dây buôn người.

RFA kết luận : "Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, hầu hết nạn nhân của buôn người được đưa qua ngả Trung Quốc, nơi đang xảy ra tình trạng mất cân đối về giới tính - nam thừa nữ thiếu, dẫn đến nhu cầu về cô dâu nước ngoài tăng cao".

Như vậy, với tình trạng từ cán bộ, đảng viên thi đua "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để tham nhũng, bảo vệ lợi ích nhóm cho đến Thanh niên mất định hướng không còn tha thiết với lý tưởng Cộng sản của đảng, rồi công nhân không được huấn luyện tay nghề, không biết ngoại ngữ , năng xuất lao động kém sinh ra các loại tội phạm trong giới trẻ ngày một lên cao.

Thêm vào đó là tệ nạn ma túy, mại dâm và buôn người càng ngày càng phức tạp.

Với những "thánh tích vẻ vang" như thế thì có ai còn tự hào mang Hộ chiếu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nữa không ?

Phạm Trần

(23/03/2017)

Additional Info

  • Author Phạm Trần
Published in Diễn đàn

Buôn người – tệ nạn chưa có hồi kếtb (RFA, 10/01/2017)

buonnguoi1

17 cô gái Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người, đang ở tạm tại trung tâm phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai hôm 18/4/2015. AFP photo

Nạn buôn người ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu suy giảm dù truyền thông đưa tin rất thường xuyên để cảnh báo người dân và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp.

Đưa sang Trung Quốc

Ủy ban Quốc gia Việt Nam Phòng chống HIV/AIDS và Ma túy- Mại dâm đưa ra số liệu cho thấy trong năm 2016 vừa qua có 600 phụ nữ và trẻ em được giải cứu khỏi các đường dây buôn người. Tổng cộng từ năm 2013 đến giữa năm ngóa i, cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện gần 1700 vụ, lừa bán 3.400 nạn nhân.

Theo đó nạn nhân của tình trạng buôn người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, và một trong những "thị trường tiêu thụ" chính là Trung Quốc, nơi mà sự mất cân bằng giới tính khiến chuyện "nhập khẩu vợ" gia tăng. Còn theo Linh mục Nguyễn Bá Thông, người lâu nay giúp đỡ cho các nạn nhân Việt Nam, thì số nạn nhân bị buôn bán với 3 mục đích gồm làm nô lệ lao động, nô lệ tình dục và lấy nội tạng. Mỗi một mục đích lại có nguyên nhân và các mánh khóe lừa đảo khác nhau :

Đó là ba loại buôn người chính ở Việt Nam. Buôn người để làm tình dục thì tư tưởng như thế này : các em được hứa đồng tiền rất cao, giống như nô lệ lao động. Đi qua bên đó không phải làm gì cả, ví dụ như đi Mã Lai, không phải làm gì. Đi qua đó phục vụ bưng nước thôi, tháng được 15 triệu, nhưng thực sự chỉ là 5 triệu, 3 triệu, rồi tiền thiếu nó chồng chất lên. Lúc đó nó mới nói rằng nếu không muốn làm cái đó thì làm tình dục hay làm nô lệ khác với cái giá như vậy. Thì những người kia không có chọn lựa, bắt buộc phải làm thì mới có tiền trả nợ để đi về nước.

Cái thứ 2 là buôn người để buôn bán nội tạng thì mình đã biết lâu lắm rồi, từ chục năm trước khi mình lên miền Bắc Trung Quốc là Lào Cai, thì Chính phủ Việt Nam có nhiều biện pháp trên giấy tờ nhưng thực tế không có gì hết đó. Chẳng hạn có những trẻ hay người lớn bị bắt qua Trung Quốc, nhưng mà khi đưa lên thì chính công an của tỉnh đó lại nói là không có thật. Từ chối là chuyện có thật. Chẳng hạn ở Lào Cai, Bắc Giang thì Chính phủ, chính quyền địa phương lại nói là không có thật, tầm bậy.

Người dân thiếu thông tin

Tiến sĩ Đinh Thị Dung, giảng viên khoa lịch sử, văn hóa Trung Quốc cho rằng hai nguyên nhân chính dẫn đến tệ nạn này, đó là phía quản lý lỏng lẻo của Chính quyền và nhận thức, dân trí của người dân còn thấp :

Theo tôi thì nhìn nhận cả hai phía, phía quản lý của chính quyền Nhà nước và phía của người dân. Thứ nhất là cần phải có thông tin chi tiết, cụ thể hơn nữa để người ta hiểu, có nhiều người mù mờ, ngu ngơ về cái vấn đề này lắm thì người ta vẫn đi thôi. Thứ 2 là trình độ dân trí của những người bị lừa còn thấp.

Tiến sĩ Phạm Quang Minh, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn cũng có nhận định tương tự và thêm một điểm đáng chú ý là thủ đoạn ngày càng tinh vi của các tay buôn người :

Tôi nghĩ là chắc chắn là do người dân thiếu thông tin về vấn đề đó. Họ sống ở những vùng sâu vùng xa, như vậy không có khả năng tiếp cận thông tin, hay là nhận được những thông tin sai lệch. Thứ hai, là tội phạm ngày càng tinh vi, có nhiều thủ đoạn, nhiều âm mưu, tìm mọi cách để lừa những người dân ít thông tin, kém hiểu biết như vậy.

ta4b75f6

Thủ tướng Na Uy, bà Erna Solberg đến thăm các cô gái Việt Nam là nạn nhân buôn người trong một trại phục hồi chức năng ở Lào Cai hôm 18/4/2015. AFP photo

Phân tích nguyên nhân nạn buôn người ở Việt Nam không có dấu hiệu thuyên giảm, linh mục Nguyễn Văn Thông cho biết là do điều kiện cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn nên nhiều người ôm ấp giấc mơ đổi đời. Lý do khác nữa theo ông là sự thờ ơ, đa phần người dân Việt quan tâm đến những chương trình giải trí nhiều hơn là tin tức trên báo, đài.

Lý do tại sao nạn buôn người xảy ra nhiều là thứ nhất không có thực tế để chống, không ai nói gì hết. Có lên TV mà ở Việt Nam có ai coi tin đâu, người ta toàn coi show này show nọ, hay lên báo thì ai đọc báo đâu. Nhưng chính quyền địa phương họ không có công việc cụ thể để làm điều đó thì tệ nạn đó cứ tăng thôi. Và khi xã hội làm cho người ta càng nghèo, thì người ta càng muốn thoát ra với một hi vọng là đổi đời, thì đó là lý do họ đưa vô đường đó nhiều.

Quản lý yếu kém

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều biện pháp để phòng chống nạn buôn người. Ngày 10/5/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người". Luật phòng chống mua bán người đã được ban hành và có hiệu lực từ năm 2012. Cũng trong năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Palermo về Phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Sau đó, năm 2015, Việt Nam ký Công ước ASEAN về Phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên như trình bày tệ nạn này vẫn ngày một gia tăng ở Việt Nam, mà theo ý kiến của Tiến sĩ Phạm Quang Minh lỗi một phần còn do sự quản lý của chính quyền chưa chặt chẽ :

Quản lý của các cấp chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, chưa được tốt. Khi có những tình trạng như vậy thì cần phải kiểm tra, thông tin cho người dân để người ta không mắc phải những sai lầm như thế.

Trong khi đó, linh mục Thông lại cho rằng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để đẩy lui tệ nạn này, tuy nhiên việc thực thi ở cấp địa phương chưa được hiệu quả, dẫn đến tình trạng "phép vua thì mạnh mà lệ làng lại không có" :

Phép vua thì có đưa ra, nhưng lệ làng có ai nói đâu, người dân họ chỉ biết những gì xã, huyện, phường nói. Thành ra những vùng có người bị lừa đưa ra nước ngoài nhiều nhất, nhưng chính quyền địa phương không bao giờ tổ chức cho họ những buổi học để họ biết thế nào là thật, giả, những cạm bẫy sẽ đến với họ khi họ ra nước ngoài để làm vợ hay lao động. Tức là ở trên có nhưng ở dưới không có ai tổ chức để nói. Phép vua thì nhiều mà làng thì chẳng ai tổ chức để báo, giúp người ta chuẩn bị.

Buôn người là loại tội phạm xuyên biên giới, cơ quan chức năng Việt Nam cũng nhận ra đươc tình hình buôn người nghiêm trọng trong nước, và đã phối hợp với rất nhiều tổ chức như Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam, tiến hành các buổi hội thảo về nạn buôn người với Lào và Thái Lan.

Tuy vậy dường như vấn đề vẫn còn khó không chỉ đối với chính phủ Hà Nội mà còn nhiều quốc gia khác cũng như cả những tổ chức quốc tế tham gia công tác ngăn ngừa tệ nạn này.

Lan Hương, phóng viên RFA

***********************

Nạn buôn người gia tăng tại Việt Nam (RFA
07/01/2017)

buonnguoi3

Tòa án tình Quảng Tây hôm 16/8/2016 xét xử một đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc. AFP photo

Tệ nạn buôn người tiếp tục gia tăng tại Việt Nam, mà nguyên nhân chính được cho là do tình trạng nghèo khó, pháp luật không được thực thi nghiêm minh, biên giới quản lý lỏng lẻo.

Thêm vào đó, nhu cầu cô dâu nước ngoài gia tăng tại một số nước trong khu vực cũng khiến cho nhiều phụ nữ Việt Nam trở thành nạn nhân của các đường dây buôn người.

Truyền thông trong nước trích dẫn báo cáo của Bộ Công an  cho biết, trong năm 2016 vừa qua số nạn nhân của buôn người tăng 12,8% so với năm 2015.

Cũng theo báo cáo của Bộ Công an , mặc dù con số các vụ án buôn người giảm bớt 6%, nhưng trong năm qua tổng số nạn nhân của buôn người mà công an phát hiện được lên tới 1.128 người.

Các số liệu của Bộ Công an  không nêu rõ có bao nhiêu trường hợp nạn nhân bị buôn bán vào các đường dây nô lệ tình dục và bao nhiêu là nạn nhân của buôn bán lao động. Nhưng theo số liệu của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ma túy, Mại dâm thì trong năm 2016 vừa qua đã có 600 phụ nữ và trẻ em được giải cứu khỏi các đường dây buôn người.

Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, hầu hết nạn nhân của buôn người được đưa qua ngả Trung Quốc, nơi đang xảy ra tình trạng mất cân đối về giới tính - nam thừa nữ thiếu, dẫn đến nhu cầu về cô dâu nước ngoài tăng cao.

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2