Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân số Trung Quốc giảm trong năm thứ hai liên tiếp, làm tăng thêm mối lo ngại về sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

danso1

Dữ liệu công bố hôm thứ Tư cho thấy dân số nước này đạt 1.409 tỷ người vào cuối năm 2023 - giảm 2,08 triệu so với năm 2022.

Mức giảm mới nhất này cao gấp đôi so với năm trước, đánh dấu lần giảm dân số đầu tiên sau 60 năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc giảm dân số này là điều được trông đợi sẽ diễn ra, do sự mở rộng của tầng lớp thành thị và tỷ lệ sinh thấp kỷ lục.

Bắc Kinh hôm thứ Tư cho biết tỷ lệ sinh hiện đã giảm xuống còn 6,39 trên 1.000 người, ngang bằng với các quốc gia Đông Á tiên tiến khác như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trung Quốc đã có ​​t l sinh gim đi trong nhiu thp k sau khi áp dng chính sách mt con gây tranh cãi vào thi thp niên 1980 nhm kim soát tình trng dân s quá đông vào thi đim đó.

Chính phủ đã dỡ bỏ chính sách này vào năm 2015 để cố gắng ngăn chặn tình trạng giảm dân số và cũng đưa ra một loạt các biện pháp khuyến khích khác, chẳng hạn như cho các khoản trợ cấp và chi trả để khuyến khích mọi người lập gia đình. Vào năm 2021, chính phủ tiếp tục nới lỏng giới hạn, theo đó cho phép các cặp vợ chồng có tối đa ba con.

Tuy nhiên, các chính sách này đã không tạo mấy tác động, do những người trẻ tuổi ở các thành phố hiện đại cảm thấy có những trở ngại như chi phí sinh hoạt và các ưu tiên dành cho công việc sau thời kỳ Covid kéo dài ba năm.

"Vợ chồng tôi muốn có con nhưng hiện tại chúng tôi không đủ khả năng trang trải", Wang Chengyi, một phụ nữ 31 tuổi ở Bắc Kinh, nói.

Cô nói với BBC rằng vợ chồng cô cần tiết kiệm tiền thêm ba năm nữa mới có đủ tiền chi phí sinh con - đặc biệt là tính đến phí tổn học tập.

"Tôi rất muốn mang thai khi còn trẻ để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại tôi không có đủ tiền nên phải hoãn lại. Tôi thấy thật xấu hổ và đôi khi còn có cảm giác sợ hãi", cô nói.

Các chuyên gia hôm thứ Tư nhắc tới chuyện đại dịch tác động vào việc khiến cho tỷ lệ sinh giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, họ cho rằng các vấn đề kinh tế cơ bản đóng vai trò quan trọng hơn.

Người dùng internet Trung Quốc trong hôm thứ Tư cũng nhắc tới áp lực chi phí.

"Nếu bạn để mọi người sống dễ dàng hơn, an toàn hơn, tất nhiên sẽ có nhiều người muốn có con hơn", một người dùng viết trong một bình luận có lượt thích cao nhất trên Weibo.

danso2

Dân số Trung Quốc giảm trong những năm gần đây. Chính sách Một Con được nước này áp dụng từ 1979 đến 2016

Các chuyên gia nói rằng Trung Quốc đang đi theo mô hình của các quốc gia đã nhanh chóng phi công nghiệp hóa, mặc dù tốc độ thay đổi rất nhanh.

"Không có gì đáng ngạc nhiên. Họ có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới nên điều này đúng là xảy ra – dân số ngừng tăng và bắt đầu giảm", Giáo sư Stuart Gietel-Basten, chuyên gia chính sách dân số tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nói.

"Bây giờ mọi chuyện gần như đã chốt lại... đây chỉ là năm tiếp theo trong kỷ nguyên mới về tình trạng dân số Trung Quốc giữ nguyên hoặc suy giảm".

Khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc là mối lo hàng đầu trong năm 2023, khi nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng địa ốc lan rộng, chi tiêu tiêu dùng giảm và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng cao sau đại dịch.

Dữ liệu hàng năm hôm thứ Tư đã xác nhận những khó khăn – cho thấy nền kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn ba thập kỷ – với GDP tăng trưởng ở mức 5,2%, đạt 126 nghìn tỷ nhân dân tệ (17,5 nghìn tỷ USD) vào năm 2023.

Điều này đánh dấu hiệu suất yếu nhất kể từ năm 1990 - không tính những năm đại dịch - với ​​tc độ tăng trưởng GDP là 3%, thp k lc vào năm 2022.

Trung Quốc cũng báo cáo hôm thứ Tư rằng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong tháng 12 là 14,1% - sau khi lên tới 21,3% vào tháng 6, là thời điểm mà kể từ sau đó Trung Quốc tạm thời ngưng công bố số liệu hàng tháng.

Dữ liệu dân số mới nhất nhiều khả năng sẽ càng khẳng định thêm một số nỗi lo về nền kinh tế - do Trung Quốc từ lâu đã dựa vào lực lượng lao động đang già đi làm động lực chính cho nền kinh tế.

Đất nước này đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và hưu bổng khi dân số nghỉ hưu tăng lên - dự kiến ​​s tăng 60%, đạt 400 triu người vào năm 2035.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nước này có thời gian và nguồn lực để quản lý quá trình chuyển đổi lực lượng lao động.

"Trung Quốc không khác gì các quốc gia khác đã phi công nghiệp hóa và chuyển sang lĩnh vực dịch vụ. Dân số trở nên có trình độ học vấn, tay nghề cao và khỏe mạnh hơn. Họ muốn làm những công việc khác hơn là làm việc trong các nhà máy hoặc xây dựng", Giáo sư Gietel-Basten nói.

"Chính phủ nhận thức được điều này và đã lên kế hoạch cho việc này trong thập kỷ qua và vì vậy dự kiến ​​s tiếp tc đi theo hướng này".

Từng là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc đã bị Ấn Độ vượt qua vào năm ngoái, theo Liên Hiệp Quốc. Dân số Ấn Độ hiện đang ở mức 1,425 tỷ người.

Frances Mao

Nguồn : BBC, 17/01/2024

Published in Diễn đàn

Đến năm 2026 dân s n Đ s cao hơn Trung Quc. Nhưng quan trng hơn na là dân n Đ rt tr ; mt na dưới 30 tui. Ph n n Đ sinh sn nhiu hơn ph n Trung Quc, trung bình mi bà sanh 2.1 đa con.

tap1

Theo ước tính hin nay, c 100 người trong tui làm vic ti Trung Quc nuôi 22 người v hưu. Đến cui thế k, 100 người làm vic phi nuôi 120 người già.

Đài truyn hình Bc Kinh và nhiu thành ph Trung Quc mi chiếu mt "phim b" dài 24 hi được c gung máy tuyên truyn đng Cng Sn Trung Quc c võ, ca ba đo din Khng Sanh, Mao Lâm, và Vương Hoành. Cun phim Huyn y Đi Vin(县委大院) k chuyn mt ông thư ký huyn y, đúng đu mt huyn Quang Minh gi tưởng. Nhân vt Mai Hiu Ca (晓歌) được din t như mt cán b tài ba, hết lòng thương yêu hy sinh cho dân, thành khn đến ni nhiu người nghe ông ta nói đã khóc vì cm đng.

Đon cui cùng ca b phim hơi đt ngt, chiếu hình nh huyn Quang Minh vi nhng tr con chơi đùa và các em bé b bm, mt cnh tượng không dính dáng chi đến câu chuyn chính. Ti sao các đo din li kết thúc cun phim mt cách bt ng như vy ? Tun báoEconomist đã bt mch, viết rng vì đng Cng sn đang lo dân s Trung Quc bt đu gim !

Báo South China Morning Post cho biết trong năm 2022 s người chết Trung Quc so vi s tr mi ra đi chênh lch 850.000 người. Các bà m năm ngoái sanh 9,56 triu đa con, trong năm 2021 sanh 9,98 triu. Dân s tt t 1,4126 t xung 1,4118 t, theo thng kê ca chính ph. Đây là ln đu tiên dân s Trung Quc gim k t thi 1960, khi chính sách "Bước Nhy Vt" ca Mao Trch Đông khiến my chc triu dân chết đói.

Liên Hip Quc d đoán đến năm 2050 dân s nước này ch còn 1,31 t ; đến cui thế k 21 s xung 771 triu, gim mt gn mt na. Vin Nghiên Cu Nhân Khu Vưu Ngõa (YuWa, 尤瓦人口研究) Bc Kinh gii thích rng dân s xung vì s ph n trong tui sinh đ đang gim, mà h li đ ít hơn trước. Năm 2021 c 1.000 dân thì có 7,52 tr ra đi, năm ngoái tt xung ch có 6,77 em, con s thp nht thế gii.

Năm 2016, Trung Quc đã xóa b "chính sách mt con" ca thi 1976, khuyến khích dân sanh 2, 3 con, bng cách tr cp khi sinh n, cho các bà m sinh con được ngh đi làm lâu hơn, lp thêm nhng nhà gi tr. Năm nay, tnh T Xuyên bt đu công nhn nhng đa con ca các cp chưa kết hôn cũng coi là hp pháp, mt bin pháp trái vi phong tc chưa nơi nào áp dng.

Nhưng ph n Trung Hoa không mun sanh con vì xã hi đã thay đi. Nhiu người b thôn quê ra thành ph ; năm 2022 dân các đô th tăng thêm 4,5 triu, lên ti 921 triu, bng 65% dân c nước. Ph n thành ph lo kiếm ăn, gi vic làm và thăng tiến trong ngh nghip, h không mun lp gia đình sm. Tun báoEconomist cho biết trong năm 2020 tui trung bình ca nhng người kết hôn ln đu là gn 29 tui (28,7) ; tăng 4 tui so vi mười năm trước. Trong năm 2021 c nước Trung Quc ch có 7,6 triu đám cưới, chưa bao gi ít như vy. Cuc sng đt đ, nhà cht chi, công vic không chc chn, mi người không mun sanh đ trước khi thy có th bo đm mt mc sng kha khá cho đa con.

Mun dân s mt nước không thay đi, mt ph n tính bình quân phi sinh hơn 2 con. Theo thng kê ca Liên Hip Quc thì vào năm 2022, t l sinh sn bình quân ca ph n Trung Quc là 1,7 đa con, đng hàng th 148 trong s 193 quc gia. Dân s Nht Bn gim bt 3 triu t 2011 đến 2021 vì mt bà trung bình ch sanh 1,4 đa con, đng hàng 178.

Theo tài liu ca Liên Hip Quc, đến cui thế k này s người trong tui làm vic Trung Quc, t 15 đến 64 tui, s gim t 579 triu xung 378 triu. Lp người trong tui lao đng gim s đưa ti mt h qu là vic tuyn m binh sĩ s khó khăn hơn. Quân đi khó lôi cun được nhng người ưu tú trong gii tr vì h có công vic làm tt hơn và, nói chung, xã hi Trung Hoa không coi trng giá tr ca gii cm súng.

Nhưng hu qu tc thi khi lc lượng lao đng gim bt là các công nhân s đòi tăng lương khiến giá sinh hot lên cao.

Trong khi s người làm vic gim, s người già v hưu đang tăng lên. Trung Quc tui v hưu ca đàn ông là 60, đàn bà là 55. S Thng Kê ca nhà nước cho biết s người trong lp tui t 16 đến 59 hin là 875 triu, bng 62% dân s, trong khi nhng người t 65 tui tr lên là 210 triu, chiếm 15% ; nhưng các t s đó đang thay đi.

Theo ước tính ca Bc Kinh được hãng tin AP tường thut, s người 60 tr lên đang chiếm 20% dân s. Đến năm 2035, s lên ti 30%, tng cng 400 triu người. Hin nay, c 100 người trong tui làm vic nuôi 22 người v hưu. Đến cui thế k, 100 người làm vic phi nuôi 120 người già.

Trong 20 năm đu đi mi kinh tế, Trung Quc tiến nhanh nh lương công nhân rt thp. Li thế đó bây gi đã chuyn qua các nước như n Đ, Vit Nam. Trong mươi năm na, n Đ s thay thế Trung Quc trên bàn c Á Châu.

Đến năm 2026 dân s n Đ s cao hơn Trung Quc. Nhưng quan trng hơn na là dân n Đ rt tr ; mt na dưới 30 tui. Ph n n Đ sinh sn nhiu hơn ph n Trung Quc, trung bình mi bà sanh 2,1 đa con.

Báo South China Morning Post tiên đoán đến năm 2050 s tr em ra đi Trung Quc s ch bng mt phn ba con s n Đ ; và đến cui thế k s xung bng mt phn tư. Ngày 1/1/2022, có 60.000 tr em ra đi n Đ, ch có 35,000 bé sơ sinh trong nước Trung Quc. Theo ước tính ca Vin Nghiên Cu Nhân Khu Vưu Ngõa, năm 2050, lp người đng gia trong bc thang tui tác (median age) Trung Quc s là 50 tui, M là 42,3 tui, còn n Đ ch mi 37 tui rưỡi.

Trung Quc có th đi phó vi nhng khó khăn kinh tế khi s người làm vic gim và phi nuôi nhiu người v hưu hơn. Nht Bn đã tri qua tình trng này mà vn tiếp tc đóng vai mt cường quc kinh tế. Mt gii pháp gin d nht là nâng cao sn năng lao đng ca nhng người làm vic, vi các máy móc đa dng và tinh xo. Nước Nht cũng ch trương đu tư ra nước ngoài, đc bit là Trung Quc, đ s dng các công nhân nước khác làm vic, sinh li, và dùng li tc đó phng dưỡng nhng người Nht càng ngày càng sng lâu hơn.

Mt chìa khóa thành công ca nước Nht là h thng kinh tế t do thúc đy các phát minh, sáng kiến. Nn giáo dc Nht Bn đã tiến b t hơn mt thế k, đào to nhng công nhân đng ra s dng nhng máy móc mi năm li mi hơn.

Không biết Trung Quc có th theo bước chân Nht Bn được không, nếu còn tiếp tc chính sách cai tr đc tài, đc đng. Nn giáo dc Trung Quc còn chưa cao, nht là các vùng thôn quê. Nhiu sinh viên du hc đu tiến sĩ, đã quyết đnh không v nước vì mun được sng t do.

Ông Tp Cn Bình đã đ xướng kế hoch i phc hưng Trung Quc," đt mc tiêu hoàn tt vào năm 2049, k nim 100 năm đng Cng sn cướp được chính quyn. Đến năm đó, ông s t chc l lc, liên hoan cho c nước chúc mng đng ca ông. Nhưng t nay đến năm 2049 s người tham d s gim bt 100 triu. Tp Cn Bình không th thay đi được s tri !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 07/02/2023

Published in Diễn đàn

Trong thời gian từ 2021 đến 2022, dân số Trung Quốc đã giảm đi 850.000 người, một mức sụt giảm lịch sử đối với quốc gia có đến 1,4 tỷ dân. Tỷ lệ sinh sản cũng xuống đến mức thấp lịch sử, chỉ còn khoảng 1,15 con mỗi phụ nữ. Đây là lần đầu tiên dân số Trung Quốc sụt giảm như vậy từ hơn 6 thập niên qua. Ngay từ năm nay, 2023, theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, Ấn Độ sẽ qua mặt Trung Quốc để giành vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới. 

danso1

Tại một bệnh viện phụ sản ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 17/01/2023. AP

Sự sụt giảm dân số Trung Quốc là điều đã được dự báo trước và tỷ lệ sinh sản của phụ nữ Trung Quốc đã giảm từ rất lâu trước khi chính quyền Bắc Kinh ban hành chính sách mỗi gia đình chỉ có một con. Đó là nhận định chung của bà Isabelle Attané, nhà Trung Quốc học và giám đốc nghiên cứu của Viện quốc gia nghiên cứu dân số của Pháp.

Trong bài trả lời phỏng vấn do Delphine Roucaute thực hiện đăng trên tờ Le Monde ngày 24/01/2023, bà Attané nêu lên những nguyên nhân và những hậu quả của sự sụt giảm dân số Trung Quốc.

Delphine Roucaute : Dựa trên cơ sở nào chúng ta có thể khẳng định sự sụt giảm của dân số Trung Quốc đã được dự báo trước ?

Isabelle Attané : Các nhà dân số học thường dựa trên những dự phóng dân số của Liên Hiệp Quốc, với ba kịch bản (thấp, trung bình, cao) tùy theo các giả thuyết dựa trên tỷ lệ sinh sản, một trong những yếu tố quan trọng nhất của mức tăng hay giảm dân số.

Theo kịch bản trung bình mà đa số các nhà phân tích dựa trên đó để dự báo, dân số Trung Quốc lẽ ra sẽ bắt đầu sụt giảm vào khoảng 2030. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào giả thuyết kịch bản thấp, sự sụt giảm dân số Trung Quốc được dự báo đã bắt đầu từ đầu thập niên 2020.

Nhưng sự sụt giảm tỷ lệ sinh sản ở nước này đã bắt đầu từ lâu. Từ giữa thập niên 1990, Trung Quốc đã xuống dưới ngưỡng gọi là "thay mới thế hệ", tức là dưới ngưỡng chỉ số sinh sản 2,1 con mỗi phụ nữ.

Delphine Roucaute : Sự sụt giảm mạnh của tỷ lệ sinh sản phải chăng chỉ là do chính sách mỗi gia đình chỉ có một con, được thi hành từ năm 1979 đến 2016 ?

Isabelle Attané : Sự sụt giảm này là do các chính sách kiểm soát sinh đẻ được thi hành từ nhiều năm trước khi có chính sách một con. Đúng là chính sách một con phần nào đó đã khiến mô hình gia đình ít con trở nên phổ biến hơn. Bên cạnh chính sách một con, đời sống đã trở nên đắt đỏ hơn, nên dân Trung Quốc lập gia đình ngày càng trễ và ngày càng có nhiều người trẻ thậm chí không lập gia đình.

Chi phí giáo dục cho con cái cũng như chi phí y tế cũng đã tăng rất nhiều. Ấy là chưa kể ở Trung Quốc hiện nay, lấy vợ là cả một vấn đề đối với đàn ông. Phụ nữ Trung Quốc ngày nay chỉ muốn lấy những người có một địa vị nào đó và nhất là phải có nhà cửa đàng hoàng. Rất nhiều "tiêu chuẩn" khiến cho việc lập gia đình càng khó khăn hơn. 

Delphine Roucaute : Đại dịch Covid đã có tác động đến sự sụt giảm dân số Trung Quốc hay không ?

Isabelle Attané : Rất khó mà đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với sự sụt giảm của tỷ lệ sinh sản. Nhưng cũng giống ở mọi nước khác, mỗi khi có khủng hoảng, dù là khủng hoảng kinh tế, chính trị, hay như ở đây là khủng hoảng y tế, bao giờ tỷ lệ sinh sản cũng bị tác động. Lý do là vì trong những lúc khó khăn như vậy, các cặp vợ chồng thường hoãn việc sinh con, đợi đến khi nào tình hình ổn định thì mới "sản xuất" thành viên mới. Như vậy, dịch Covid-19 có thể đã khiến tỷ lệ sinh sản giảm thêm chút ít trong năm 2022. 

Delphine Roucaute : Dân số của các nước Châu Á khác đang thay đổi như thế nào ?

Isabelle Attané : Trung Quốc đang hoàn toàn đi theo con đường của Nhật Bản hai mươi năm trước, hay của Hàn Quốc. Và có lẽ các quốc gia khác sẽ theo hướng này, chẳng hạn như dân số Việt Nam trong vòng bốn mươi năm qua đã có những chuyển biến khá giống với Trung Quốc. Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản là khi bắt đầu giảm dân số, Nhật Bản đã là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Đây hoàn toàn không phải là trường hợp của Trung Quốc. Trung Quốc đúng là cường quốc thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ tính về GDP, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ 79 thế giới về thu nhập bình quân tính trên đầu người.

Delphine Roucaute : Dân số sụt giảm sẽ có những hậu quả nào đối với nền kinh tế Trung Quốc ?

Isabelle Attané : Vào năm 2050, tức là chưa tới 30 năm nữa, Trung Quốc rất có thể sẽ mất đi khoảng 200 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, toàn bộ giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của kinh tế Trung Quốc, từ giữa thập niên 1980 đến 2000, tương ứng với sự gia tăng không ngừng của tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động trong tổng dân số. Tăng trưởng của Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ lực lượng lao động dồi dào và rất rẻ này, vốn đã giúp cho tất cả các ngành công nghiệp của Trung Quốc có sức cạnh tranh rất cao ở cấp độ toàn cầu, với chi phí sản xuất rất thấp. Việc giảm dân số trong độ tuổi lao động đã tác động đến chi phí của lực lượng lao động này trong mười năm qua. Tình hình này buộc nền kinh tế Trung Quốc phải tái cấu trúc để thích ứng với lực lượng lao động hiện có và thích ứng với sức tiêu dùng trong nước.

Delphine Roucaute : Trước tình hình đó, chính phủ Bắc Kinh có đã bắt đầu suy nghĩ về một chính sách nhập cư ?

Isabelle Attané : Cho đến gần đây, thật sự vẫn không có chính sách nhập cư ở Trung Quốc, nhưng kể từ năm 2022, nhà nước Trung Quốc đã bắt đầu cố gắng thúc đẩy nhập cư có chọn lọc, nghĩa là tạo điều kiện cho những người ngoại quốc có trình độ được nhập cư. Họ cũng có một chính sách rất mạnh mẽ để khuyến khích sinh viên Trung Quốc du học trở về nước làm việc. Nhưng xét về mặt lý thuyết, chúng ta thử tưởng tượng rằng đến năm 2050, Trung Quốc phải làm sao để bù đắp cho 200 triệu người trong độ tuổi lao động mà nước này sẽ bị thiếu hụt. Để bù đắp cho con số lớn như vậy, toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động của Indonesia, cộng với dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam phải di cư sang Trung Quốc !

Delphine Roucaute : Trung Quốc sẽ có vai trò như thế nào trong việc làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số thế giới, dự kiến ​​s n định hoc thm chí s gim vào năm 2100 ?

Isabelle Attané : Trong 30 hoặc 40 năm tới, về mặt nhân khẩu học, trọng tâm của thế giới sẽ chuyển từ Châu Á sang Châu Phi, nơi mà dân số dự kiến ​​s tăng gp đôi, mt con s đáng k. Cho nên, đúng là mc tăng dân s chm li Trung Quc đang nh hưởng đến dân s toàn cu. Nhưng ngày càng có nhiều quốc gia đang hoặc sẽ sớm trải qua tình trạng dân số có mức tăng trưởng âm.

Từ năm 1950 đến năm 2020, Trung Quốc đóng góp 16% vào mức tăng dân số thế giới. Và từ năm 2020 đến năm 2050, ngược lại, Trung Quốc sẽ góp phần làm chậm lại tốc độ tăng trưởng này (- 3%). Trong cùng thời gian đó, Ấn Độ sẽ đóng góp vào mức tăng với 13%, tiếp theo là Nigeria với 10%, sau đó là Pakistan và Cộng hòa Dân chủ Congo với 5% mỗi nước.

Delphine Roucaute : Có mối liên hệ nào giữa việc giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do Trung Quốc thải ra và việc giảm dân số không ?

Isabelle Attané : Dân số Trung Quốc năm 2022 ít hơn khoảng 850.000 người so với năm 2021, tức là chỉ mới giảm 0,06%, vì vậy tôi không tin rằng đây chính là nguyên nhân làm giảm lượng khí thải nhà kính ở Trung Quốc, mà đúng hơn là nhờ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm khá kiên quyết trong những năm gần đây. Đặc biệt, Trung Quốc đã rất phát triển rất mạnh các năng lượng tái tạo.

Delphine Roucaute

"La Chine est passée en dessous du seuil de renouvellement des générations au milieu des années 1990", Le Monde, 23/01/2023

Thanh Phương biên dịch

Nguồn : RFI, 24/01/2023

Published in Diễn đàn

Dân số giảm đe dọa triển vọng kinh tế, địa chính trị của Trung Quốc ?

Minh Anh, RFI, 17/01/2023

Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số : Lần đầu tiên từ hơn sáu thập niên qua, quốc gia đông dân nhất hành tinh này chứng kiến dân số bị suy giảm trong năm 2022, bất chấp việc nới lỏng chính sách hạn chế sinh con. Thách thức dân số này có nguy cơ đè nặng lên vị thế địa kinh tế - chính trị của nền kinh tế thứ hai thế giới trong tương lai.

tq1

Một phụ nữ có tuổi, đeo khẩu trang, đẩy xe trẻ em trong một công viên tại Bắc Kinh, Trung Quốc . Ảnh chụp ngày 14/10/2021. AP - Ng Han Guan

Theo thông báo của Cục Thống Kê Quốc Gia (BNS) được AFP trích dẫn, trong năm 2022, dân số Trung Quốc giảm 850 ngàn người. Cụ thể, số trẻ sinh ra trong năm qua là 9,56 triệu không đủ bù đắp cho con số 10,41 triệu ca tử vong được ghi nhận. Từ những năm 1960/1961, sau khi chấm dứt chính sách sai lầm "Bước Đại Nhảy Vọt" khiến hàng chục triệu người chết vì đói, dân số Trung Quốc đã tăng gấp đôi, đạt mức 1,4 tỷ người dân như hiện nay.

Thông báo của Cục Thống Kê Quốc Gia Trung Quốc có một tầm mức quan trọng, cho thấy rõ sự suy thoái dân số diễn ra sớm hơn dự báo. Năm 2019, Liên Hiệp Quốc dự phóng Trung Quốc sẽ chạm đỉnh dân số vào năm 2031-2032. Thế nhưng, theo các số liệu thống kê hiện nay, tỷ lệ sinh nở ở Trung Quốc giảm mạnh, chỉ còn 1,15 trẻ ở một phụ nữ trong năm 2021, kém xa so với ngưỡng đổi mới thế hệ là 2,1.

Ông Yi Fuxian, nhà nghiên cứu trường đại học Wisconsin-Madison, được báo Pháp Le Figaro trích dẫn, đánh giá Trung Quốc đang đối mặt với một "cuộc khủng hoảng dân số còn u ám hơn dự báo". Theo chuyên gia này, số liệu thống kê chính thức công bố còn thấp hơn so với thực tế, bởi vì dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm từ năm 2018.

Đâu là những hệ quả ?

Theo nhiều chuyên gia mà AFP có dịp trao đổi, "áp lực kinh tế quá lớn" là một trong số các nguyên nhân chính khiến những thế hệ trẻ sau này do dự trong chuyện sinh con. Chuyên gia về Dân số học Trung Quốc, Xiujian Peng, trường đại học Victoria (Úc) thì cho rằng đây còn là hệ quả của chính sách một con duy nhất, người dân Trung Quốc "đã quen với mô hình gia đình thu nhỏ".

Chỉ có điều, dân số giảm có nguy cơ nhấn chìm triển vọng kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc. Dân số giảm và hiện tượng lão hóa dân số sẽ có những tác động đến nền kinh tế Trung Quốc từ đây đến năm 2100. "Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm đồng nghĩa với chi phí lao động cao hơn" và điều đó "sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường quốc tế", theo như phân tích từ nhà nghiên cứu Xiujian Peng.

Các nghiên cứu của chuyên gia này còn dự báo, nếu không tiến hành cải cách hưu trí, việc chi trả lương hưu của Trung Quốc trong năm 2100 sẽ chiếm đến 20% của GDP thay vì là 4% như trong năm 2020. Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Chan Kung, Quỹ Anbound, một tổ chức tư vấn độc lập ở Bắc Kinh đồng chia sẻ. Lão hóa dân số sẽ kềm hãm sự năng động kinh tế và đe dọa nguồn tài chính các hộ gia đình, buộc phải dành dụm tiền để dự phòng các rủi ro trong tương lai hơn là chi tiêu thụ.

Số liệu thống kê u ám này còn đè nặng lên những triển vọng chiến lược của Bắc Kinh, đang lao vào một cuộc đọ sức dài hơi với Washington, trong bối cảnh những căng thẳng ngày càng lớn ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như là với đối thủ Ấn Độ trên dãy Himalaya.

Những con số này còn đặt ra một thách thức lớn cho ông Tập Cận Bình, luôn mơ ước hoàn thành "giấc mơ Trung Hoa" hồi sinh quốc gia, nhằm khẳng định tính chính đáng của Đảng cộng sản Trung Quốc, vốn dĩ dựa vào sự gia tăng dân số ngày càng lớn, khẳng định thế ưu việt của mô hình chính trị so với các nền dân chủ phương Tây.

Một số chuyên gia được Le Figaro trích dẫn cảnh báo, một mặt, tin xấu này có nguy cơ làm đảo lộn các dự phóng của giới kinh tế gia, theo đó, Trung Quốc sẽ sớm soán ngôi Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong thập niên sắp tới. Mặt khác, điều đó cũng có thể tác động đến cảm nhận của thế giới về Trung Quốc. Giới đầu tư quốc tế bắt đầu tự hỏi : Liệu có nên tiếp tục hiện diện lâu dài tại thị trường này hay không, vào lúc Ấn Độ được cho là sẽ chiếm lấy chiếc vương miện của Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất hành tinh !

Minh Anh

***********************

Kinh tế tăng trưởng chậm, Bắc Kinh nới lỏng kiểm soát các công ty công nghệ tư nhân

Thùy Dương, RFI, 17/01/2023

Bắc Kinh hôm 17/01/2023 thông báo, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 3% so với mục tăng trưởng 5,5% đề ra ban đầu. Đây là một trong những tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất mà Trung Quốc từng ghi nhận tính từ 40 năm qua. Các biện pháp phòng chống dịch Covid/19 nghiêm ngặt và khủng hoảng bất động sản đã gây tác hại đến cả sản xuất và tiêu dùng tại đất nước 1,4 tỉ dân. 

tq2

Logo ứng dụng của gã khổng lồ gọi xe Trung Quốc Didi được phản chiếu trên bản đồ điều hướng được hiển thị trên điện thoại di động trong bức ảnh minh họa này được chụp vào ngày 1 tháng 7 năm 2021. Reuters - Florence Lo

Trong bối cảnh kinh tế chững lại, hôm 16/01, có một dấu hiệu mới cho thấy chính quyền nới lỏng kiểm soát lĩnh vực tư nhân về công nghệ và số hóa tại Trung Quốc. Dường như chế độ Tập Cận Bình đang đặt cược vào lĩnh vực tư nhân để tái thiết kinh tế đất nước.

Tích Tích (Didi), đại tập đoàn chuyên về ứng dụng gọi xe, hôm qua thông báo đã được phép khôi phục tính năng đăng ký người dùng mới sau nhiều tháng bị Cơ quan điều phối an ninh mạng điều tra. Một số đại tập đoàn công nghệ số khác cũng đang hy vọng được chính quyền nới lỏng kiểm soát.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

Hôm thứ Hai có nhiều người dùng mới đăng ký dịch vụ của Tích Tích (Didi). Sự cho phép này được rất nhiều người ngóng đợi, nhất là những người cho đến nay vẫn chưa thể tiếp cận được loại thuê xe có tài xế (VTC) và taxi và cả hai loại xe này hợp tác với Tích Tích, được xem là "Uber của Trung Quốc". Tích Tích Xuất Hành (Didi Chuxing), chiếm đến 90 % lượng đặt xe đối với thuê xe có tài xế tại Trung Quốc. Đà tăng của đại tập đoàn này đã phải ngưng lại sau khi có ý định lên sàn chứng khoán New-York.

Bởi vì một cuộc điều tra đã được mở hồi mùa hè năm 2021. Đại tập đoàn về dịch vụ gọi xe, có logo chữ D màu cam nằm ngang tạo hình nụ cười và được tất cả những ai sử dụng smartphone ở Trung Quốc biết đến, khi đó bị tố cáo không bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng và thậm chí là gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Mùa hè năm tiếp theo, Tích Tích đã bị phạt một khoản rất lớn. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã phải nộp phạt cho Nhà nước hơn 8 tỉ Nhân dân tệ, tương đương với 1 tỉ 160 triệu euro và phải tiến hành "điều chỉnh".

Việc chính quyền bật đèn xanh này cho phép công ty có thêm khách hàng mới, trong khi mới đây họ đã phải sa thải nhân viên trong bối cảnh tiêu dùng trong nước vẫn đình trệ.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Mất đi 50 % dân số, Trung Quốc có còn là công xưởng của thế giới với nguồn lao động dồi dào, là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ cao ? Làm thế nào để một người đi làm đủ sức nuôi ít nhất hai miệng ăn tại một xã hội người già, trẻ nhỏ không thể trông vào trợ cấp xã hội ? Ý thức được "mối nguy âm ỉ" này, Bắc Kinh nới lỏng chính sách một con, khuyến khích người dân có 2, thậm chí 3 con. Nhưng liệu đã quá trễ ?

danso1

Dân Trung Quốc có trẻ thì mới là chủ lực lao động và đầu tàu tiêu thụ kéo kinh tế đi lên  Peter Parks AFP

Một hôm trước ngày Quốc tế Thiếu nhi, Trung Quốc thông báo cho phép các hộ gia đình có tới ba con. Sáu năm trước đây, Bắc Kinh nới lỏng chính sách một con, với hy vọng khuyến khích phụ nữ sinh đẻ, để Trung Quốc tiếp tục là nước "đông dân nhất địa cầu", là thị trường hấp dẫn, xấp xỉ 1,5 tỷ. Đầu tháng 5/2021 sau nhiều tuần lễ chậm trễ, Trung Quốc cuối cùng thông báo kết quả điều tra dân số không mấy khả quan : chỉ có 12 triệu trẻ chào đời trong năm 2020, thay vì 14,6 triệu như trước đại dịch Covid-19. Ngay cả với hơn 14 triệu trẻ sơ sinh trong một năm, 2019 đã là năm mà tỷ lệ sinh đẻ rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền năm 1949.

"Quá trễ"

Mới chỉ vài tuần trước đây, Đảng cộng sản Trung Quốc đã bác bỏ thông tin dân số nước này đang "trên đà lão hóa". Nhưng rồi Tân Hoa Xã trích dẫn lời chủ tịch Tập Cận Bình ghi nhận : "Để đối phó với hiện tượng dân số đang già đi (…) một cặp vợ chồng được phép có ba con". Chính quyền còn cam kết là sẽ có "những biện pháp hỗ trợ" các gia đình theo hướng này. Theo các dự phóng, với đà này, đến năm 2030, một phần tư dân số Trung Quốc sẽ trong độ tuổi trên 65.

Phải chăng tình hình đã "nghiêm trọng" đến mức Bắc Kinh phải "vội vã" đưa ra giải pháp với hy vọng đảo ngược tình hình về dân số ? Trả lời đài RFI tiếng Pháp, Jean-François Di Meglio, giám đốc trung tâm nghiên cứu về Châu Á đương đại, Asia Centre phân tích :

"Trong mọi trường hợp, tình hình đã quá trễ. Về mặt dân số phải mất hàng chục năm, một chính sách mới mang lại kết quả. Hiện tại Trung Quốc đang trả giá cho chính sách một con được áp dụng từ năm 1979. Trong ba thập niên liền, chính sách đó không ảnh hưởng gì đến kinh tế, hay về mặt xã hội tại quốc gia này, vì trước khi có quyết định của ông Đặng Tiểu Bình, các gia đình Trung Quốc vẫn là những gia đình đông anh chị em. Đông miệng ăn nhưng cũng đông người làm việc, để tạo ra của cải cho đất nước. Nhờ vậy mà Trung Quốc mới là nơi có nhân công rẻ, mới được mệnh danh là công xưởng thế giới.

Nhưng với chính sách một con, tức là hai bố mẹ mới có một đứa con, bốn ông bà nội ngoại mới có một đứa cháu. Dân số Trung Quốc đương nhiên phải giảm đi và theo một nghiên cứu, đến khoảng năm 2100, dân số Trung Quốc sẽ chỉ còn có 600 triệu người, tức là chưa bằng một phân nửa so với hiện tại. Điều nguy hiểm ở đây là không một quốc gia nào trên thế giới lại sẽ phải đối mặt với hiện tượng dân số giảm sụt với tốc độ nhanh chóng như Trung Quốc và cũng không một nền kinh tế nào đột ngột mất đi một lực lượng lao động to lớn như Trung Quốc".

Dân số : Trung Quốc là ông khổng lồ chân đất sét

Cũng sau đợt điều tra dân số vừa qua, Trung Quốc đang "ngồi trên một quả bom nổ chậm" : năm 2020 vào lúc số trẻ chào đời giảm đi so với một năm trước đó thì tỷ lệ người già trên 60 tuổi lại tăng thêm : 264 triệu người Trung Quốc ở độ tuổi từ 60 trở lên, tương đương với 18,7 % dân số trên toàn quốc. Lớp tuổi từ 15 đến 59 tức là nguồn lực lao động chính, thì lại giảm đi mất gần 6,8 % so với một thập niên trước đó.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á - Asia Centre, Jean-François Di Meglio, phân tích về mối đe dọa từ bên trong đang chờ đợi Trung Quốc :

"Nguy cơ ở đây là một sự lệ thuộc của những người già vào những người còn trong độ tuổi lao động. Tôi nói người già, nhưng thực ra ta phải tính luôn cả sự lệ thuộc của con trẻ vào cha mẹ chúng. Tức là một cặp vợ chồng trong tuổi lao động phải phụng dưỡng tứ thân phụ mẫu, nuôi dậy con trẻ, đóng học phí cho con cái. Mà ở Trung Quốc thì khoản chi tiêu dành cho giáo dục của con cái vô cùng đắt đỏ. Trong một thời gian nữa thôi, sẽ có vấn đề làm thế nào để tài trợ cho những phí tổn lo cho cha mẹ già và con cái, cho dù là người ta chỉ có một con ? Kế tới, thực tế cho thấy là người cao tuổi thường tiết kiệm tiền, những người còn đi làm mới là động lực tiêu thụ chính của đất nước. Khi dân số già đi thì sức tiêu thụ cũng sụt giảm". 

Hãng tin Bloomberg hôm 01/06/2021 ví von : Bắc Kinh cứ lo Mỹ là một mối nguy hiểm đe dọa an ninh Trung Quốc. Thực ra, rủi ro bất ổn của nước đông dân nhất địa cầu này "xuất phát từ bên trong" khi mà đánh mất nguồn lao động, khi người già không năng nổ tiêu thụ, khi mà các biện pháp khuyến khích sinh đẻ không có tác dụng vì, đã hơn 40 năm qua, người dân quen sống với mô hình gia đình một con, khi các doanh nghiệp quốc tế không còn ảo tưởng về thị trường rộng lớn "gần một tỷ rưỡi miệng ăn" của Trung Quốc nữa. Vị trí siêu cường kinh tế thứ hai toàn cầu của ông khổng lồ Châu Á này liệu có bị đe dọa vì dân số sụt giảm ? Chuyên gia Di Meglio trả lời :

"Dân Trung Quốc luôn luôn thích nghi. Chúng ta không biết đó thôi chứ dân tộc này họ luôn tìm ra được những giải pháp. Để trả lời câu hỏi giảm dân số có đe dọa đến nền kinh tế thứ hai thế giới này hay không, câu trả lời sẽ là không trong một số điều kiện : nếu như năng suất của nước này tăng lên, có nghĩa là chỉ cần một người lao động cũng đủ sức sản xuất như hai hay ba đôi tay hiện tại. Kế tới, nếu như Trung Quốc cũng có chiến lược đầu tư ra hải ngoại rộng rãi như Nhật Bản chẳng hạn thì hiện tượng dân số bị lão hóa không tác hại đến cỗ máy sản xuất của nước này. Chúng ta thấy Nhật Bản đã có hẳn một chiến lược đầu tư ra nước ngoài, di dời cơ sở sản xuất sang những nước láng giềng Châu Á, sang cả Châu Âu và Mỹ… nhờ vậy vẫn bảo vệ được vị thế kinh tế thứ ba trên thế giới. Tại các nước công nghiệp phát triển, Châu Âu và nhất là Hoa Kỳ liên tục di dời cơ sở sang những nơi có nguồn nhân lực dồi dào, để sản xuất với giá rẻ hơn… Trước mắt, Trung Quốc chưa có những bước chuẩn bị đó".

Những biện pháp xã hội đi kèm ?

Câu hỏi kế tiếp là Bắc Kinh có thể làm được những gì để vẫn là quốc gia đông dân nhất địa cầu khi mà người dân Trung Quốc không muốn quay lại với mô hình gia đình đông con ? Theo thống kê chính thức biện pháp nới lỏng chính sách một con hồi 2015 không mấy hiệu quả : từ 2017 tới nay số trẻ sơ sinh liên tục giảm hàng năm. Giám đốc trung tâm nghiên cứu Châu Á đương đại, Asia Centre giải thích :

"Hiện tượng đô thị hóa đi kèm với việc đời sống của người dân trở nên sung túc hơn : trung bình một người Trung Quốc ở thành phố có cơ hội trở nên giàu có đến mức mà để có được những điều kiện như vậy, ở những nơi khác, người ta phải mất đến cả một thế hệ. Đầu thập niên 1980 ông Đặng Tiều Bình từng đề ra mục tiêu mất 20 năm để nhân lên gấp bốn lần GDP cho mỗi đầu người. Khi đó bình quân thu nhập của người dân Trung Quốc là 200 đô la. Trung Quốc đã dễ dàng vượt qua mục tiêu đó. Hiện tại ở thành phố, thu nhập trung bình theo đầu người là gần 12.000 đô la một năm. Nhưng bên cạnh đó thì học phí cho con cái rất đắt đỏ, nhà cửa ở thành phố chật chội, nơi mà tấc đất, tấc vàng. Do vậy dù Bắc Kinh đã dẹp bỏ chính sách một con, nhưng không dễ để thuyết phục dân Trung Quốc sinh thêm con, ngay cả chuyện có thêm một đứa thứ nhì chứ chưa tính đến chuyện ba con". 

Thông tín viên đài RFI Liu Zhifan tại Bắc Kinh ghi nhận đóng học phí cho con hàng tháng là cũng đủ để một phần lớn thu nhập của gia đình bốc hơi. Đó là chưa kể đến những sinh hoạt cho con em học thêm về sinh ngữ, học đàn hay chơi thể thao. Một giáo sư trường đại học Anh, King’s College ở Luân Đôn ghi nhận để khuyến khích phụ nữ sinh thêm con, Trung Quốc cần đẩy mạnh các khoản trợ cấp xã hội gia đình, vì hiện tại nền kinh tế số 2 thế giới chỉ dành chưa tới 0,4 % GDP cho khâu giữ trẻ, giải phóng cho các bậc cha mẹ đi làm. Bên cạnh đó còn phải tính đến chuyện giảm nhẹ gánh nặng đóng học phí hàng tháng cho con, em.

Thất bại của Đảng cộng sản

Theo quan điểm của chuyên gia Pháp, Jean-François Di Meglio trên đài RFI nhìn nhận tiền bạc là một chuyện nhưng quan trọng hơn nữa là về tâm lý xã hội, người dân Trung Quốc đã mất đi truyền thống của những gia đình đông con. Đó là thất bại của Đảng cộng sản Trung Quốc :

"Đời sống đắt đỏ là lý do đầu tiên, nhưng bên cạnh đó là cả mô hình gia đình trong xã hội Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi. Theo phong tục cổ truyền, người Trung Quốc có đông con. Ở vào đông thập niên 60, mỗi gia đình có khoảng 6 người con. Mỗi đứa trẻ có ông bà, cô, dì, chú, bác, anh em họ hàng… Với mô hình một con, người ta mất hết cả thói quen có gia đình đông vui, để chỉ còn hướng về Đảng. Đảng thay thế gia đình trở thành cột sống của mỗi công dân. Đó là cách để Đảng cộng sản Trung Quốc củng cố vai trò, để kiểm soát xã hội. Giờ đây khi nhận ra sai lầm, thì cũng lại Đảng khuyến khích dân chúng sinh thêm con để bảo đảm nguồn lao động cho đất nước. Vấn đề là chẳng con ai muốn có đông con nữa cả".

Bất chấp hiện tượng dân số bị lão hóa, Nhật Bản đã giữ được vị trí kinh tế thứ ba thế giới nhờ di dời cơ sở ra hải ngoại. Những nền công nghiệp già nua của Âu Mỹ thì khắc phục nhược điểm bằng chính sách đón nhận người lao động nước ngoài. Trước mắt, Trung Quốc chưa có chiến lược như Nhật Bản mà cũng không có sức thu hút người lao động ngoại quốc như Âu Mỹ. Dan Ten Kate của hãng Bloomberg kết luận để trở thành một siêu cường của thế giới, Trung Quốc cần hỗ trợ mỗi cá nhân trong số 1,4 tỷ công dân nước này.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 08/06/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quốc có thực sự là nước đông dân nhất thế giới ?

Nhật báo Le Figaro ngày 05/05/2021 tiếp tục quan tâm tới Trung Quốc, dành toàn bộ trang quốc tế cho vấn đề đáng chú ý liên quan đến dân số của đất nước vẫn được coi là đông dân nhất thế giới.

danso1

Du khách Trung Quốc trong dịp nghỉ lễ Lao Động 01/05/2021. Ảnh chụp tại một nhà ga Giang Tây.  AP

Với tiêu đề "Cường Quốc Trung Hoa bị suy yếu vì dân số giảm", Le Figaro cho thấy việc dân số Trung Quốc giảm dự báo sẽ nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội, có nguy cơ tác động xấu tới "giấc mơ Trung Hoa" của Tập Cận Bình. Bởi vậy mà chính quyền Bắc Kinh đang muốn che giấu con số chính thức của cuộc tổng điều tra dân số mới đây.

Theo tờ báo này, chính quyền Trung Quốc hứa hẹn ngày 10/04/2021, cho công bố kết quả tổng điều tra dân số thực hiện trong năm 2020, nhưng đến giờ vẫn không công bố số liệu chính thức nào. Điều này càng khẳng định giả thuyết lan truyền trên mạng xã hội cho rằng Trung Quốc đang trong tình trạng dân số sụt giảm, đất nước này chưa giàu đã già. Dưới sức ép của dư luận, cơ quan thống kê nói trên hôm 29/04/2021 đã phải ra thông cáo ngắn gọn rằng "dân số Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2020". Trong khi đó nhật báo Anh Financial Times, trước đó một hôm, khẳng định dân số Trung Quốc bắt đầu giảm và già đi nhanh chóng giống như trường hợp các nước Nhật Bản hay Hàn Quốc. Hiện tượng này sẽ đặt ra hàng loạt thách thức xã hội-kinh tế đối với chế độ cộng sản.

Le Figaro trích dẫn các chuyên gia nghiên cứu dân số Trung Quốc ở nước ngoài khẳng định từ năm 2018, dân số Trung Quốc đã giảm dưới con số 1,28 tỷ người, chứ không phải là 1,4 tỷ như chính quyền vẫn đưa ra. Trung Quốc đã mất danh hiệu "đất nước đông dân nhất thế giới" từ năm 2013, xếp sau Ấn Độ (1,36 tỷ).

Theo Le Figaro, thực tế này kéo theo dân số Trung Quốc bị già đi. Từ năm 2000, số người trên 65 tuổi đã chiếm 14% dân số. Trong vòng 22 năm Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ "các nước già". Đây là hệ quả của chính sách một con duy nhất mà Bắc Kinh áp đặt từ cuối những năm 1970 để tránh tình trạng bùng nổ dân số trong một đất nước Trung Quốc nghèo, chậm phát triển.

Những biến động dân số này không chỉ gây ra những hệ lụy về mặt kinh tế xã hội mà còn ảnh hưởng đến "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình, đến vị thế "công xưởng thế giới" và "thị trường lớn nhất thế giới". Le Figaro nhận định "việc dân số giảm sút không cưỡng lại được này là một thách thức lớn về địa chính trị, vào lúc mà Bắc Kinh đang nuôi tham vọng cường quốc thế giới dưới bóng của ông Tập Cận Bình". 

Nhà nghiên cứu dân số Yi Fuxian thuộc đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ nhận định : "Bằng các số liệu dân số sai, Trung Quốc đánh lừa các nước ngoài và các nhà đầu tư để tự biến mình từ con mèo ốm thành con sư tử đầy dũng mãnh".

Le Figaro nhận thấy, việc giảm dân số xuống dưới mức của Ấn Độ còn là một thách thức khá tế nhị về mặt đối nội, trong lúc mà Bắc Kinh đang chuẩn bị kỷ niệm rầm rộ 100 năm thành lập đảng cộng sản để khuếch trương tính ưu việt của chế độ cộng sản. Đó là lý do mà các quan chức của cơ quan thống kê quốc gia vẫn chậm trễ thông báo kết quả tổng điều tra dân số. Họ chờ chỉnh sửa để đưa ra con số "hợp lý".

Miến Điện : Tập đoàn Total làm giàu cho giới quân sự

Vẫn liên quan đến thời sự Châu Á, báo Le Monde chú ý tới Miến Điện, đất nước đang có những biến động chính trị lớn từ nhiều tháng qua sau cuộc đảo chính quân sự. Nhưng tờ báo đề cập đến việc giới quân sự Miến Điện đã được các tập đoàn lớn dầu khí Total của Pháp cung cấp tài chính ra sao ?

Theo các tài liệu mà Le Monde được tham khảo, tập đoàn Pháp đã thiết lập một hệ thống chia chác thu nhập với tập đoàn quân sự liên quan đến lợi nhuận từ khai thác khí đốt.

Theo tờ báo, từ khi nổ ra cuộc đảo chính quân sự hôm 01/02/2021 vừa qua, áp lực tăng mạnh đối với Total. Lý do là vì tập đoàn dầu khí Pháp từ năm 1998 khai thác một mỏ khí đốt ngoài khơi của Miến Điện. Các tài liệu cho thấy trong suốt nhiều năm qua, tập đoàn Pháp Total đã thỏa thuận chuyển hàng triệu đô la lợi nhuận từ khai thác khí đốt cho giới quân đội của Miến Điện qua các cách thức tinh vi và vòng vèo.

Giới đấu tranh vì dân chủ đã yêu cầu các tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là Total của Pháp và Chevron của Mỹ ngừng các hoạt động để cắt đứt nguồn hỗ trợ tài chính cho tập đoàn quân sự.

Từ khi giới quân nhân làm đảo chính, Miến Điện chìm trong khủng hoảng chính trị và bạo lực trấn áp, vấn đề trừng phạt lại được đặt ra. Trong bài viết : "Trừng phạt và tẩy chay để làm chùn bước quân đội Miến Điện", Le Monde ghi nhận, "không có trừng phạt của Liên Hiệp Quốc do sự ngăn cản của Nga và Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh và Liên Hiệp Châu Âu đã áp dụng trở lại các trừng phạt nhằm vào cá nhân các tướng lĩnh và các tập đoàn do quân đội Miến Điện kiểm soát". Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hiệu quả của các trừng phạt đó. Tờ báo nhắc lại, đến tận năm 2016, quân đội Miến Điện vẫn sống sót với hàng loạt lệnh trừng phạt đó.

Theo giới phân tích, đòn trừng phạt của các nước phương Tây chỉ có giá trị tâm lý. Chuyên gia Thibault Bara, thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội cho Miến điện được Le Monde trích dẫn phân tích : "Mặc dù tình trạng nghèo đói và thất nghiệp bùng nổ, tâm trí người dân vẫn tập trung vào cuộc nội chiến. Mỗi thất bại, dù là tượng trưng của giới tướng lĩnh đều là là một thắng lợi của dân chúng, nó giúp họ kháng cự, giữ hy vọng bất chấp bị đàn áp thô bạo".

Khả năng trừng phạt để làm tập đoàn quân sự ở Miến Điện suy yếu là rất ít, khi mà rất nhiều công ty lớn, không chỉ có trường hợp Total mà còn hàng trăm công ty đã được tổ chức phi chính phủ Burma Campaign UK liệt kê có cộng tác chặt chẽ với tập đoàn quân sự. Trong đó có những tập đoàn Trung Quốc và cả của Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Pháp : 200 năm ngày mất Napoléon Bonaparte, lễ kỷ niệm nhạy cảm

Trở lại với nước Pháp với sự kiện được báo chí quan tâm đặc biệt là kỷ niệm 200 năm ngày mất của hoàng đế Napoléon Bonaparte, một trong những nhân vật biểu tượng của lịch sử Pháp, rất được ngưỡng mộ và cũng gây không ít tranh cãi.

Le Figaro quan tâm đặc biệt đến sự tham dự của tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hai sự kiện tưởng nhớ vị hoàng đế vĩ đại của nước Pháp diễn ra tại Paris trong ngày 05/05/2021 và ông Macron sẽ có bài phát biểu dài chừng nửa giờ đồng hồ. Đây là bài phát biểu được báo chí rất mong chờ. Chủ nhân điện Elysée sẽ phải cân nhắc cách nói sao cho vừa phải trong diễn văn tưởng nhớ đến một hoàng đế đã là một phần lịch sử của Pháp.

Tờ báo nhắc lại, Napoléon Bonaparte, không chỉ là một thiên tài quân sự mà ông còn để lại một di sản đồ sộ cho nước Pháp. Nói đến Napoléon là không thể không nhớ đến người đặt nền móng cho hầu như toàn bộ lĩnh vực đời sống xã hội, thể chế Nhà nước của Pháp, tồn tại đến tận bây giờ. Đó là người đã khai sinh ra từ bộ Luật Dân sự, bộ Luật Hình sự, Tòa phá án, Tham Chính Viện, lực lượng Hiến Binh, hệ thống trường trung học, Ngân hàng Trung ương Pháp, cơ cấu cơ quan hành chính cấp tỉnh, thành phố cho đến huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh và còn rất nhiều lĩnh vực, định chế xã hội khác vẫn hiện hữu ngày nay là nhờ công của Napoléon.

Thế nhưng đây cũng là vị hoàng đế Pháp vẫn còn gây nhiều tranh cãi và cả chỉ trích trong giới sử học và chính trị Pháp, nhất là việc ông là người tái lập chế độ nô lệ ở Pháp, mà đến nay vẫn nhiều người đánh giá là "có tội" dù Napoléon đã là tượng đài lịch sử của Pháp. Chính vì thế mà dư luận cho rằng, diễn văn của tổng thống nhân dịp kỷ niệm này phải có liều lượng câu chữ vừa phải sao cho không quá sa đà vào liệt kê công lao, đồng thời tránh không tỏ ăn năn về những sai lầm trong lịch sử của vị hoàng đế được cả thế giới gắn với hình ảnh của nước Pháp.

Thế mới thấy, Napoléon Bonaparte, một vị khai quốc công thần, định hình hầu như phần lớn nền tảng đời sống xã hội chính trị của nước Pháp, một thiên tài quân sự được cả thế giới thừa nhận và ngưỡng mộ. Người Pháp tự hào có hoàng đến Napoléon nhưng không chấp nhận sùng bái ông như thánh sống. Đơn giản ông cũng chỉ là con người, vẫn phạm sai lầm, ông cũng chỉ là một nhân vật lịch sử cần sự phán xét công bằng của lịch sử.

Pfizer tiếp tục tấn công virus corona

Phần cuối của mục điểm báo hôm nay xin được dành cho một thông tin khoa học, một tia hy vọng mới để thoát khỏi dịch Covid-19.

Le Figaro cho hay, "Pfizer đang thử nghiệm thuốc uống ngay khi có triệu chứng đầu tiên" nhiễm Covid-19. Sau thành công lớn với vac-xin ngừa Covid, tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer tiếp tục tìm kiếm thuốc chữa Covid-19. Hiện nay tập đoàn đã tìm ra một chế phẩm dùng điều trị người bệnh ngay khi xuất hiện những triệu chứng nhiễm virus đầu tiên.

Các thử nghiệm giai đoạn đầu vừa được tiến hành trên người hồi tháng Ba. Khoảng sáu chục người tình nguyện đã được thử điều trị với các liều lượng khác nhau. Đây là giai đoạn không thể thiếu để tiếp tục các thử nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả trị liệu của thuốc.

Mục đích của phân tử thuốc không phải là tiêu diệt virus mà ngăn chặn virus sinh sôi phát triển. Theo nhiều chuyên gia, loại thuốc trị liệu này của Pfizer có nhiều hứa hẹn thành công, tuy nhiên vẫn còn cần thời gian ít nhất một năm mới có thể bước vào triển khai bào chế thuốc, nếu các thử nghiệm cho kết quả tốt.

Anh Vũ

Published in Châu Á