Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Eo biển Đài Loan : Bắc Kinh lên án Mỹ khiêu khích

Tú Anh, RFI, 20/12/2020

Chiến đấu cơ và tàu chiến Trung Quốc "theo dõi và giám sát" một khu trục hạm Mỹ hôm 19/12/2020, lúc đi ngang eo biển Đài Loan. Washington gọi đây là một chuyến hải hành bình thường nhưng Bắc Kinh lên án Mỹ khiêu khích.

eobien1

Khu trục hạm USS Mustin của Hải quân Hoa Kỳ ghé cảng Cam Ranh vào trung tuần tháng 12/2016.  Nguồn : usindopacom

Theo Reuters, khu trục hạm Mỹ USS Mustin đi ngang qua eo biển Đài Loan ngày 19/12/2020. Thông báo tin này, Hải quân Mỹ gọi đây là một cuộc di chuyển bình thường trong eo biển Đài Loan "theo luật quốc tế và chứng minh lời cam kết của Mỹ ủng hộ một vùng Ấn độ- Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Đây là lần thứ 12 trong năm nay, chiến hạm Mỹ sử dụng eo biển Đài Loan để ra vào Biển Đông.

Tuy nhiên, Bắc Kinh tố cáo Washington khiêu khích và đã cho tàu chiến, máy bay quân sự theo dõi khu trục hạm Mỹ. Thông cáo của Quân Đội Trung Quốc lên án Mỹ "cố tình làm vấn đề Đài Loan nóng lên và bắn tiếng khuyến khích thành phần chủ trương độc lập Đài Loan, đe dọa hòa bình khu vực".

Tại Đài Bắc, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết cũng theo dõi các động thái của khu trục hạm Mustin nhưng thấy "tình hình bình thường".

Theo giới phân tích, xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Asia News trích dẫn nhận dịnh của giáo sư Graham Allison, Đại Học Harvard.

Truyền hình Hoa Lục liên tục quảng cáo sức mạnh quân đội và các cuộc tập trận thiết giáp đổ bộ.

Lầu Năm Góc loan báo chiến lược mới, tăng cường hải thuyền tại Biển Đông, Đài Loan đóng thêm 8 tàu ngầm và một chục chiến hạm đa năng, Nhật Bản, hôm 18/12, thông báo phát triển tên lửa mới diệt hạm có khả năng đánh trúng mục tiêu thật xa.

Tú Anh

*************************

Biển Đông : Mỹ và Philippines tiếp tục khẳng định giá trị phán quyết quốc tế 2016

Trọng Nghĩa, RFI, 19/12/2020

Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Philippines vào hôm qua, 18/12/2020, đã đàm phán về cách tăng cường liên minh giữa hai quốc gia, trong đó có cách thức duy trì phán quyết Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016, vốn đã bác bỏ các yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông.

eobien2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Philippines Rodrigo Duterte gặp nhau bên lề Hội nghị của ASEAN tại Manila, ngày 13/11/2017.  AP - Andrew Harnik

Trong một thông cáo, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Cale Brown cho biết : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, và đồng nhiệm Philippines Teodoro Locsin Jr. đã nói chuyện qua điện thoại và đã khẳng định hợp tác song phương về phán quyết của tòa trọng tài.

Thông cáo nói rõ là hai ngoại trưởng "đã thảo luận về các cơ hội củng cố hơn nữa liên minh Mỹ-Philippines và tính chất ràng buộc của phán quyết của Tòa Trọng Tài năm 2016 đối với tất cả các bên có liên quan ở Biển Đông".

Thông cáo còn cho biết thêm : "Hai ngoại trưởng cũng thảo luận về các quan hệ kinh tế, an ninh, dân chủ và giao lưu nhân dân tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa hai nước".

Hoa Kỳ đã lên tiếng khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp, Trung Quốc vẫn khẳng định quyền sở hữu đối với gần như toàn bộ vùng biển, trong khi Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan tuyên bố một phần chủ quyền.

Mỹ cũng ủng hộ quyền của các quốc gia Đông Nam Á trong việc phát triển dầu khí trong các vùng đặc quyền kinh tế của mình ở Biển Đông, đả kích Trung Quốc về các hành vi áp đặt các "yêu sách hàng hải phi pháp" bằng cách bắt nạt các nước láng giềng.

Về phần tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte đã xác định với các lãnh đạo Đông Nam Á gần đây rằng không ai có quyền giảm bớt giá trị hay phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 bác bỏ các yêu sách rộng khắp của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Theo ông Duterte, phán quyết năm 2016 được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, dựa trên Công ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển, đã trở thành "một phần của luật pháp quốc tế".

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Tú Anh, Trọng Nghĩa
Published in Châu Á

Ông Tập Cận Bình yêu cầu binh sĩ sẵn sàng cho chiến tranh

Duy Anh, Zing, 14/10/2020

Chủ tịch Trung Quốc đưa ra thông điệp trên trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng sau khi Nhà Trắng phê duyệt 3 hợp đồng vũ khí bán cho Đài Loan (Trung Quốc).

taiwan1

Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự một buổi lễ hôm 30/9. Ảnh : Getty.

Phát biểu trong chuyến thăm căn cứ thủy quân lục chiến ở thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông hôm 13/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu các binh sĩ "tập trung tinh thần và năng lượng chuẩn bị cho chiến tranh", Tân Hoa Xã đưa tin.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng yêu cầu quân đội nước này "tuyệt đối trung thành, tuyệt đối tinh nhuệ, tuyệt đối đáng tin cậy" và luôn "duy trì cảnh giác cao độ".

Mục đích chính chuyến thăm tỉnh Quảng Đông của ông Tập là tham dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, diễn ra trong ngày 14/10.

Phát biểu trên ông Tập Cận Bình gây chú ý trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng, sau khi Nhà Trắng phê duyệt 3 hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan.

Ngày 13/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ có trả đũa "hợp pháp và tương xứng" đối với 3 hợp đồng vũ khí mà Nhà Trắng vừa phê duyệt.

"Mỹ nên lập tức hủy bỏ hợp đồng bán vũ khí, chấm dứt mọi hợp đồng vũ khí đã ký và cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Loan", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố.

Cùng ngày, quân đội Trung Quốc cho biết đã tiến hành tập trận bắn đạn thật, đồng thời thử nghiệm một loại tên lửa chống tăng sử dụng bệ phóng xe cơ giới mới. Các chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa được sử dụng trong cuộc tập trận là HJ-10.

Duy Anh

Nguồn : Zing, 14/10/2020

**********************

Mỹ xúc tiến bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc tập trận bắn đạn thật

Duy Anh, Zing, 14/10/2020

Một ngày sau khi Nhà Trắng phê duyệt kế hoạch bán các vũ khí tối tân cho Đài Loan, quân đội Trung Quốc cho biết đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tên lửa chống tăng mới.

taiwan2

Tên lửa chống tăng HJ-10 của Trung Quốc. Ảnh : China Military.

Quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật nhằm thử nghiệm một loại tên lửa chống tăng sử dụng bệ phóng xe cơ giới mới phát triển. Cuộc tập trận diễn ra ở vịnh Bột Hải, PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, cho biết hôm 13/10.

PLA Daily không cho biết tên lửa nào đã được sử dụng trong cuộc tập trận. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Song Zhongping từ Hong Kong cho rằng tên lửa được thử nghiệm nhiều khả năng là loại HJ-10, theo South China Morning Post.

"Cuộc tập trận chắc chắn nhắm vào xe tăng M1A2 Abrams của Đài Loan", ông Song cho biết, ám chỉ 100 xe tăng M1A2 Abrams Đài Loan đang có kế hoạch mua từ Mỹ. Cùng ngày, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới thị sát hoạt động của thủy quân lục chiến Trung Quốc tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông.

Cũng trong ngày 13/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa "hợp pháp và phù hợp" đối với 3 hợp đồng vũ khí bán cho Đài Loan mà Nhà Trắng vừa phê duyệt.

"Mỹ nên lập tức hủy bỏ hợp đồng bán vũ khí, chấm dứt mọi hợp đồng vũ khí đã ký và cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Loan", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố.

Trước đó, Nhà Trắng đã chuyển 3 hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan tới quốc hội để xem xét phê chuẩn, Reuters hôm 12/10 cho biết. Ba gói vũ khí gồm rocket phóng loạt cơ động cao, tên lửa chống hạm phóng trên không và cảm biến gắn ngoài cho tiêm kích F-16.

Duy Anh

Nguồn : Zing, 14/10/2020

***********************

Nhà Trắng xúc tiến 3 hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan, Bắc Kinh tức giận thề đáp trả

Chính phủ Mỹ đang xúc tiến vụ bán vũ khí mới cho Đài Loan, ngày 13/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ hủy kế hoạch bán vũ khí, nếu không Trung Quốc sẽ có sự giáng trả cần thiết.

taiwan3

Hệ thống phóng tên lửa đa nòng cơ động HIMARS sẽ được Mỹ bán cho Đài Loan (Ảnh : Dwnews).

Theo trang tin Dwnews ngày 13/10, tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Triệu Lập Kiên đã tuyên bố về kế hoạch của Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, nói việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "một Trung Quốc" và ba bản thông cáo chung Trung-Mỹ, đặc biệt quy định của "Thông cáo ngày 17/8", can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc và gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối việc này.

Ông Triệu Lập Kiên cũng nói, "Trung Quốc thúc giục Mỹ hãy nhận thức đầy đủ tác hại nghiêm trọng của việc họ bán vũ khí cho Đài Loan, tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc" và các quy định trong ba thông cáo chung Trung-Mỹ, lập tức hủy bỏ mọi kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan, đồng thời ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và chấm dứt quan hệ quân sự Mỹ - Đài Loan. Trung Quốc sẽ căn cứ diễn biến của tình hình để đưa ra phản ứng chính đáng và cần thiết".

taiwan4

Tên la không đi đt tm xa hin đi SLAM-ER ca hãng Boeing M s bán cho Đài Loan (nh : newbeezer).

Hãng tin Anh Reuters hôm 12/10 dẫn nguồn 5 người quen thuộc với vấn đề này cho biết Nhà Trắng đang xúc tiến 3 dự án bán vũ khí để cung cấp các vũ khí tối tân cho Đài Loan và gần đây đã thông báo cho Ủy ban Đối ngoại của cả lưỡng viện Quốc hội.

Reuters hồi tháng 9 đưa tin rằng có tới 7 hệ thống vũ khí lớn đã được đưa vào trình tự phê duyệt xuất khẩu của Mỹ. Một nguồn tin giấu tên tiết lộ với Reuters rằng các lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã nhận được thông báo không chính thức nói, Bộ Ngoại giao Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt việc bán vũ khí ở nước ngoài, đã phê chuẩn ba dự án bán vũ khí này.

Ba hệ thống vũ khí này bao gồm hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng gắn trên xe có tên "Hệ thống phóng tên lửa cơ động cao" (HIMARS) do hãng Lockheed Martin sản xuất và các tên lửa đất đối không tầm xa SLAM-ER do hãng Boeing sản xuất và các thùng cảm ứng treo bên ngoài máy bay chiến đấu F-16 có thể truyền hình ảnh và dữ liệu từ máy bay đến trạm mặt đất trong thời gian thực.

Nguồn tin cho biết, các vụ mua bán vũ khí khác, bao gồm máy bay không người lái công nghệ cao cỡ lớn, tên lửa chống hạm Harpoon đặt trên đất liền và thủy lôi vẫn chưa được đệ trình lưỡng viện Quốc hội, nhưng dự kiến sẽ sớm được trình lên.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters : "Theo chính sách của chúng tôi, Mỹ sẽ không xác nhận hoặc bình luận về việc bán hoặc chuyển giao quốc phòng được đề xuất trước khi nó được thông báo chính thức cho Quốc hội".

Trước khi Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo chính thức cho Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện và Hạ viện có quyền xem xét và ngăn cản việc mua bán vũ khí theo một trình tự thủ tục phê duyệt không chính thức.

Reuters cho biết, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ trong một bức e-mail trả lời đã thúc giục Washington ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và chấm dứt quan hệ quân sự với Đài Loan, nói Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.

Vào tháng 7/2020, Trung Quốc đã tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt đối với hãng Lockheed Martin, một nhà thầu quốc phòng của Mỹ liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan.

Tình hình eo biển Đài Loan gần đây rất căng thẳng, trong bài phát biểu ngày 7/10, ông Robert O'Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, cũng kêu gọi Đài Loan mua thêm vũ khí của Mỹ để chống lại Bắc Kinh. Ông O'Brien nói rằng Đài Loan cần mua số lương đáng kể tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển, thủy lôi, tàu tấn công nhanh và các thiết bị giám sát tiên tiến để theo kịp tốc độ bành trướng của Bắc Kinh. Ông O'Brien cũng bày tỏ Đài Loan cần "biến mình thành một con nhím" về mặt quân sự. Ông nói thêm "sư tử nói chung không thích ăn nhím".

Bàn về động thái này của Mỹ, Thi báo Hoàn Cu ngày 13/10 viết, nếu lần bán vũ khí này trót lọt, đây sẽ là lần bán vũ khí thứ 9 cho Đài Loan kể từ khi ông Trump nhậm chức, và đây cũng sẽ là lần thứ 4 Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan chỉ trong năm nay.

Trước đó, ngày 20/5, Mỹ đã chấp thuận bán 18 ngư lôi tiên tiến MK-48 Mod6 cho Đài Loan. Vào ngày 9/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán thiết bị và công nghệ tên lửa Patriot-3 cho Đài Loan với số tiền khoảng 620 triệu USD. Ngày 14/8 báo chí đưa tin Đài Loan đã mua máy bay chiến đấu F-16 từ hãng chế tạo vũ khí Mỹ Lockheed Martin.

taiwan5

Dàn phóng tên la đa năng cơ đng cao HIMARS (nh : Dongfang).

Thi báo Hoàn Cu cũng dẫn lời Giáo sư Lý Hải Đông của Học viện Ngoại giao Trung Quốc hôm 13/10 nói với Thi báo Hoàn cu rằng việc Mỹ nâng cấp và gia tăng bán các hệ thống vũ khí cho Đài Loan cho thấy rằng hiện nay và giai đoạn tiếp theo, Mỹ sẽ điều chỉnh thái độ đối với chính sách "một Trung Quốc", từ sự mơ hồ trong quá khứ trở thành rõ ràng hơn. Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là biểu hiện mới nhất cho thấy thái độ của Mỹ đối với chính sách "một Trung Quốc" chuyển từ mơ hồ sang rõ ràng.

Theo phân tích, nói chính sách "một Trung Quốc" của Mỹ đối với Đài Loan mơ hồ là đề cập đến việc Mỹ trước đây có lập trường rất mơ hồ, không rõ trong việc đối với Đại lục và Đài Loan là duy trì hiện trạng "không thống nhất, không độc lập, không dùng vũ lực", hay "một Trung Quốc, một Đài Loan", "hai Trung Quốc" và "Đài Loan độc lập" mà các thế lực chính trị cực đoan tìm kiếm ở Đài Loan. Từ đó khiến Trung Quốc và Hoa Kỳ khó có thể tìm ra điểm chung lớn nhất của "thống nhất" trong vấn đề liên quan đến Đài Loan.

Lý Hải Đông nói : "Trước đây, thái độ của Hoa Kỳ đối với chính sách "một Trung Quốc" liên quan đến Đài Loan đã bị hiểu rất mơ hồ. Mặc dù các nhà tư vấn trong nước Mỹ vẫn đang thảo luận và chủ trương Mỹ nên tiếp tục duy trì sự mơ hồ. Tuy nhiên, chính sách thực tế của Mỹ đối với Đài Loan cho thấy các nhà hoạch định chính sách của họ đang từ bỏ sự xử lý mơ hồ trước kia, chuyển sang xử lý rõ ràng hơn ; cũng tức là dần dần tiến gần hơn đến việc lựa chọn đứng về phía thế lực chính trị cực đoan ly khai ở Đài Loan. Đây là điều rất nguy hiểm".

Ngoài ra, so với các loại vũ khí phòng thủ mà Mỹ bán cho Đài Loan trong quá khứ, các loại vũ khí mà Mỹ bán cho Đài Loan hiện nay có tính năng cao hơn và tính tấn công mạnh hơn; dần dần thể hiện rõ sự ủng hộ các thế lực ly khai ‘Đài Loan độc lập’ khuyến khích các hành động chia cắt vĩnh viễn Đài Loan và đại lục, khiến chính sách Đài Loan của họ càng trở nên nguy hiểm hơn.

Vậy Trung Quốc nên làm gì tiếp theo ? Lý Hải Đông cho rằng Trung Quốc có nhiều biện pháp đối phó, như tổ chức các cuộc tập trận quân sự liên tục và các cuộc tuần tra trên không thường xuyên gần eo biển Đài Loan. Những hành động như vậy mang tính trực diện và răn đe cao. Ông nói : "Mặc dù Mỹ về chính sách từng bước tỏ rõ chính sách ủng hộ lực lượng ly khai 'Đài Loan độc lập’, nhưng do chúng ta luôn nhấn mạnh rằng sẽ không bao giờ từ bỏ cách lựa chọn giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực, Mỹ sẽ phải chịu những ràng buộc mạnh mẽ đối với các vấn đề liên quan đến Đài Loan và sẽ không dám dễ dàng mạo hiểm đi quá nhanh và quá xa". Lý Hải Đông cho rằng "vũ khí phản kích mạnh nhất là luôn tăng cường sức mạnh quân sự, luôn duy trì sự răn đe mạnh mẽ đối với vấn đề eo biển Đài Loan và giáng trả kiên quyết và chính xác các hành động thực chất của Mỹ hoặc chính quyền của đảng DPP thực hiện gây hại chủ quyền của Trung Quốc".

Thu Thủy

Nguồn : VietTimers, 13/10/2020

**************************

Nhà Trắng tiến đến việc bán vũ khí tối tân cho Đài Loan

Thanh Phương, RFI, 13/10/2020

Nhà Trắng đã tiến thêm một bước trong việc bán 3 vũ khí tối tân cho Đài Loan qua việc gởi đến Quốc hội Hoa Kỳ các hợp đồng để yêu cầu phê chuẩn, theo hãng tin Reuters hôm qua, 12/10/2020, trích dẫn 5 nguồn tin nắm rõ tình hình. Trong bối cảnh sắp đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ 3/11, hành động này của Washington chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh giận dữ.

taiwan6

Một tiêm kích F-16V của Đài Loan hạ cánh xuống đường cao tốc trong một cuộc luyện tập quân sự, tại Chương Hóa, Đài Loan, ngày 28/05/2019.  Reuters – Tyrone Siu

Theo các nguồn tin được Reuters trích dẫn, các chủ tịch của Ủy ban Ngoại giao Thượng Viện và Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện đã được thông báo là 3 hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan đã được Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua.

Tại Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao là cơ quan giám sát việc bán vũ khí cho nước ngoài.

Các vũ khí được dự trù bán cho Đài Loan bao gồm súng phóng rocket trang bị cho xe, do hãng Lockheed Martin sản xuất, tên lửa không đối địa tầm xa, do Boeing sản xuất và các bộ phận cảm biến trang bị cho các máy bay tiêm kích F-16 của Đài Loan để chuyển trực tiếp các hình ảnh và dữ liệu cho các trạm dưới đất.

Theo Reuters, các nghị sĩ Mỹ, nói chung vẫn ủng hộ Đài Loan và lên án các hành động của Trung Quốc đối với hòn đảo này, sẽ không chống lại việc bán các vũ khí cho Đài Bắc.

Khi được hỏi về thông tin nói trên, đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan và cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Bắc, nếu không sẽ "gây tổn hại nghiêm trọng quan hệ Mỹ-Trung và hòa bình, ổn định ở hai bờ eo biển Đài Loan."

Reuters nhắc lại là trong những tuần gần đây, chính quyền Donald Trump đã loan báo hợp đồng bán 66 chiếc F-16 mới cho Đài Loan, gởi một phái đoàn cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ đến thăm Đài Bắc, đồng thời dự trù một cuộc đối thoại mới về kinh tế với Đài Loan, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ, y tế, năng lượng và các lĩnh vực khác.

Bắc Kinh : Mỹ gởi hàng chục máy bay do thám đến gần Trung Quốc

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, trong một báo cáo được công bố hôm qua, một cơ quan tham vấn ở Bắc Kinh, South China Sea Strategic Situation Probing Initiative (SCSPI) cho biết là trong tháng 9 vừa qua, ít nhất 60 máy bay của Mỹ đã tiến hành các chuyến bay do thám gần Trung Quốc, trong đó có 41 chiếc bay trên vùng Biển Đông, 6 chiếc trên vùng Biển Hoa Đông và 13 chiếc trên vùng Hoàng Hải.

Tuy nhiên, thông tin của SCMP không cho biết rõ có bao nhiêu lần máy bay Mỹ do thám trong tháng 9 và mỗi lần có bao nhiêu máy bay.

SCSPI, một cơ quan có sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, còn dự báo là Mỹ đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công từ xa trong tương lai vào các mục tiêu trên Biển Đông.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 13/10/2020

Additional Info

  • Author Duy Anh, Thu Thủy, Thanh Phương
Published in Diễn đàn

Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan

The Economist, Nghiên cứu quốc tế, 02/09/2020

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ cái họ gọi là quyền "thống nhất" Đài Loan bằng vũ lực nếu các biện pháp hòa bình bị cản trở. Vì vậy, quân đội cả hai bên đều phải chuẩn bị cho chiến tranh, dù điều đó có vẻ xa vời. Số lượng các cuộc tập trận hải quân mà Trung Quốc tiến hành gần đây là đáng báo động – càng đáng ngại hơn vào thời điểm quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi trên một số mặt, bao gồm cả chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Hiện trạng mong manh, trong đó Trung Quốc khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ nhưng hòn đảo này lại hoạt động như một quốc gia độc lập, đang bị rạn nứt. Như Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải của chính quyền Trung Quốc, đã nói : "Khả năng tái thống nhất hòa bình đang giảm mạnh". Rất may điều đó không có nghĩa là chiến tranh sắp xảy ra.

china1

Vào ngày 28 tháng 8, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã tham dự lễ khai trương cơ sở bảo dưỡng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Trong bài phát biểu của mình, bà nói rằng bà muốn "thế giới thấy ý chí mạnh mẽ của chúng ta trong việc bảo vệ đất nước". Trung Quốc đã và đang tổ chức một loạt các cuộc tập trận dọc theo bờ biển của họ. Chỉ trong những ngày gần đây, các cuộc tập trận diễn ra tạiba vùng biển khác nhau bao gồm các cuộc tập trận "thực tế" ở eo biển Đài Loan, ở cả hai đầu phía bắc và nam của hòn đảo. Sự kiện này diễn ra sau những gì báo chí Trung Quốc mô tả là một cuộc diễn tập "lớn" ở eo biển hồi đầu tháng, được thiết kế vừa như một cuộc huấn luyện quân sự, vừa như "một sự răn đe rõ ràng và chưa có tiền lệ". Rõ ràng mang cùng một thông điệp, vào ngày 10 tháng 8, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã vượt qua đường phân cách ở eo biển, biên giới trên không không chính thức giữa hai bên.

Các cuộc tập trận dường như nhằm nhắc nhở Đài Loan và Mỹ về mức độ nghiêm túc của Trung Quốc đốivới "sứ mệnh thiêng liêng" là đưa Đài Loan trở về chủ quyền Trung Quốc, đồng thời phô trương khả năng quân sự đang được cải thiện nhanh chóng của nước này. Vào ngày 26 tháng 8, Trung Quốc được cho là đã cho phóng các tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới, có biệt danh là "sát thủ tàu sân bay". Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc phát hiện cuộc đột nhập của một máy bay do thám Mỹ vào một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc, bên cạnh việc các tàu sân bay Mỹ đi vào các vùng biển này.

Thật khó để không coi việc phô trương sức mạnh quân sự này là một phần trong cách tiếp cận quyết đoán hơn của Trung Quốc đối với khu vực. Điều đó đã được thể hiện rõ ở Biển Đông, nơi nước này đang khôngngừng xây dựng sự hiện diện quân sự trên các vùng biển bị tranh chấp toàn bộ hoặc một phần bởi Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Các yêu sách biển của Trung Quốc ở đây đã bị bác bỏ bởi cả tòa trọng tài quốc tế vào năm 2016 lẫn Mỹ vào tháng trước. Trong khi đó, ở phía bắc, ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc, Nhật Bản trong những tháng gần đây đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện một chiến dịch "không ngừng" nhằm giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Cách tiếp cận không nương tay của Trung Quốc đối với Hồng Kông cũng là một thông điệp cho Đài Loan. Việc áp đặt luật an ninh quốc gia có hiệu lực vào cuối tháng 6 đã chấm dứt quyền tự trị được hứa hẹn theo thỏa thuận "một quốc gia, hai chế độ" mà Trung Quốc hứa hẹn với Hồng Kông cho đến năm 2047. Thỏa thuận đó là phiên bản sửa đổi của một thỏa thuận được chào mời cho Đài Loan từ năm 1981. Trong một thời gian, có vẻ Trung Quốc hy vọng Hồng Kông sẽ đóng vai trò như một hình mẫu quảng cáo cho Đài Loan về những lợi ích của "thống nhất trong hòa bình".

Ngày nay, Hồng Kông không còn là hình mẫu quảng cáo mà là một sự cảnh báo khắc nghiệt, một lý do để lo ngại Trung Quốc có thể kết luận rằng cách tiếp cận kiên nhẫn của họ đối với Đài Loan đã thất bại. Một điềuđáng lo ngại khác là việc Bắc Kinh nhận thức rằng Mỹ có thể đang thay đổi lập trường của mình, theo cách có thể khuyến khích Đài Loan tuyên bố độc lập về mặt pháp lý cũng như trên thực tế – một sự kiện mà Trung Quốc luôn cho là lý do khơi mào chiến tranh. Trung Quốc rất nhạy cảm với bất kỳ biểu hiện nào cho thấy Mỹ đang nâng cấp quan hệ với Đài Loan, chẳng hạn bằng cách tiến hành các liên hệ chính thức với chính phủ Đài Loan. Điều đó đặc biệt đúng dưới thời tổng thống Donald Trump, người đã khiến Bắc Kinh bất an bằng cách nhận cuộc gọi chúc mừng từ bà Thái sau khi đắc cử hồi năm 2016. Trong những tuần gần đây, một thành viên nội các của ông Trump là Alex Azar, Bộ trưởng Y tế, đã đến thăm Đài Loan và gặp bàThái (sự kiện dường như dẫn tới việc Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận lớn và việc Trung Quốc cho máy bay chiến đấu xâm nhập không phận Đài Loan).

Theo quan điểm của Trung Quốc, đáng lo ngại hơn nữa là một số chính trị gia và cựu quan chức Mỹ kêu gọi chính phủ đưa ra cam kết rõ ràng hơn để bảo vệ Đài Loan. Hiện tại, Mỹ chỉ bị ràng buộc bởi một đạo luật được thông qua vào năm 1979 cam kết "xem xét bất kỳ nỗ lực nào nhằm xác định tương lai của Đài Loan bằng các biện pháp bên cạnh các biện pháp hòa bình, bao gồm tẩy chay hoặc cấm vận, một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh của khu vực Tây Thái Bình Dương, hoặc mối đe doạ nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ". Sự mơ hồ này đã được gọi là "sự mơ hồ chiến lược".

Elbridge Colby, một cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc và là một trong những tác giả của chiến lược quốc phòng của chính quyền Trump, nói với tờ New York Times trong tháng này rằng đã đến lúc chấm dứt "bất kỳ sự mơ hồ nào còn lại về cách chúng ta phản ứng với việc (Trung Quốc) sử dụng vũ lực". Ted Yoho, nghị sĩ Đảng Cộng hòa đại diện Florida, đang thúc đẩy "Đạo luật ngăn chặn xâm lược Đài Loan" để cho phép Mỹ can thiệp quân sự.

Những người khác cho rằng 4 thập niên sau khi Mỹ chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc, sự mơ hồ chiến lược đã phát huy tác dụng. Nó đã mang lại sự đảm bảo cho Đài Loan rằng Mỹ sẽ không để Trung Quốc xâm lược hòn đảo này mà không bị trừng phạt, nhưng không mang lại sự tin tưởng đủ lớn khiến những người ủng hộ độc lập chính thức mạnh dạn mạo hiểm. Sự cân bằng mong manh đó dường như đang bị đe dọa.

Về phần mình, Trung Quốc trên thực tế có lẽ tin rằng nếu sự mơ hồ được xoá bỏ dưới thời Trump thì sẽ có lợi cho họ. Trong cuốn hồi ký xuất bản năm nay, John Bolton, một trong những cố vấn an ninh quốc gia đã bị loại bỏ của ông Trump, suy đoán rằng Đài Loan có thể là đồng minh tiếp theo của Mỹ bị Trump rời bỏ. Như một nhà bình luận của Thời báo Hoàn cầu đã nói trong tháng này : "Đài Loan đối với Mỹ chỉ là một quân cờ có thể giao dịch". Sau tất cả, Trump luôn đặt "Nước Mỹ lên trên hết". Các nhượng bộ thương mại dường như luôn quan trọng đối với Trump hơn so với các liên minh.

Trung Quốc vẫn có lý do để duy trì kiên nhẫn chiến lược, mặc dù đó là những lý do rất khác. Trung Quốc cần phải nhận ra rằng bất kỳ hy vọng nào giành được sự ủng hộ của công chúng Đài Loan về thống nhất trong tương lai gần chỉ là ảo tưởng. Nhưng nhìn vào một nước Mỹ bị suy sụp bởi virus, tình trạng suy thoái kinh tế và một chiến dịch bầu cử tanh tưởi khó có thể chữa lành các vết thương chính trị, người ta có thể kết luận rằng khả năng Mỹ sẵn sàng đổ máu để bảo vệ tự do cho Đài Loan có khả năng đang giảm đi. Ngược lại, Trung Quốc không có bầu cử, đã đánh bại đại dịch và trở lại tăng trưởng kinh tế, đồng thời coi Đài Loan là một vấn đề vô giá, không thể thương lượng. Trong khi chờ đợi, việc mài gươm cũng đủ ngăn chặn khát vọng độc lập của Đài Loan.

The Economist

Nguyên tác : "China’s war games raise fears for Taiwan’s security", The Economist, 30/08/2020.

Phan Nguyên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 31/08/2020

********************

Hoa Kỳ giải mật chính sách đảm bảo an ninh cho Đài Loan

BBC, 02/09/2020

Hoa Kỳ vừa giải mật tài liệu về chính sách đảm bảo an ninh cho Đài Loan, khi Washington tìm cách đối phó với điều mà họ cho là xu hướng đang tăng của Trung Quốc trong việc dùng vũ lực chống lại hòn đảo này.

china2

Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan

Việc giải mật chính sách được thiết lập từ thời Reagan là động thái được cho là bước mới nhất của Mỹ trong chiến dịch buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về mọi thứ, từ việc giam giữ người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) ở Tân Cương đến việc áp đặt luật an ninh hà khắc ở Hong Kong.

Tài liệu vừa được giải mật gồm hai bức điện tín, được đăng trên trang mạng của Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) hôm 31/8.

Điện tín đầu tiên được gửi ngày 10/7/1982, từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, lúc đó là Lawrence Eagleburger cho Giám đốc AIT lúc đó là James Lilley, cung cấp cách giải thích của Hoa Kỳ về Thông cáo chung năm 1982, liên quan đến việc Hoa Kỳ đang bán vũ khí cho Đài Loan.

Bức điện tín giải thích rằng việc Mỹ sẵn sàng giảm bán vũ khí cho Đài Loan phụ thuộc vào cam kết tiếp tục của Trung Quốc đối với một giải pháp hòa bình cho tranh chấp xuyên eo biển. Hơn nữa, nếu Trung Quốc trở nên thù địch hơn, thì Hoa Kỳ sẽ tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan.

Văn bản chỉ ra rằng mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ là duy trì hòa bình trên eo biển Đài Loan, và do đó, số lượng và chất lượng vũ khí cung cấp cho Đài Loan sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mối đe dọa từ Bắc Kinh. Bản ghi nhớ kết thúc bằng việc đưa ra "đảm bảo cuối cùng này : việc bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan sẽ tiếp tục".

Những ý tưởng tương tự này được nhắc lại trong một bản ghi nhớ nội bộ của tổng thống do Tổng thống Ronald Reagan soạn thảo ngày 17/8/1982, đóng vai trò hướng dẫn giải thích của Hoa Kỳ về Thông cáo chung năm 1982.

china3

Bức điện thứ hai, được gửi vào ngày 17/8/1982, từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó là George Shultz đến Giám đốc AIT lúc đó là Lilley, đưa ra sáu bảo đảm với Đài Loan, củng cố thông điệp ở trên. Đại khái Hoa Kỳ :

- Chưa đồng ý ấn định ngày chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan

- Chưa đồng ý tham vấn với Trung Quốc về việc bán vũ khí cho Đài Loan

- Sẽ không đóng vai trò hòa giải giữa Đài Bắc và Bắc Kinh

- Chưa đồng ý sửa đổi Đạo luật Quan hệ Đài Loan

- Không thay đổi lập trường của mình về chủ quyền về Đài Loan.

- Sẽ không gây áp lực bắt Đài Loan tham gia đàm phán với Trung Quốc.

"Sáu đảm bảo" là một yếu tố cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ với Đài Loan và Trung Quốc.

Quyết định giải mật toàn bộ chi tiết chính sách gồm Sáu điều Đảm bảo mà Tổng thống Ronald Reagan đưa ra cho Đài Bắc năm 1982, xảy ra sau lời kêu gọi của các chuyên gia quốc phòng, cựu quan chức và những người ủng hộ Đài Loan trong Quốc hội, để Hoa Kỳ cam kết rõ ràng sẽ giải cứu Đài Loan nếu bị Trung Quốc tấn công.

David Stilwell, quan chức hàng đầu về Châu Á của Bộ Ngoại giao, nói đây một phần là phản ứng trước "mối đe dọa ngày càng tăng" mà Trung Quốc gây ra cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - được minh họa bằng quyết định đơn phương áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc lên Hong Kong.

Nguồn : VOA, 02/09/2020

Additional Info

  • Author The Economist, BBC News
Published in Diễn đàn

Một tướng Trung Quốc dọa tấn công Đài Loan (RFI, 30/05/2020)

Tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hiệp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tướng Lý Tác Thành (Li Zuocheng) ngày 29/05/2020 tuyên bố Bắc Kinh sẽ không ngần ngại "tấn công nếu không có phương tiện nào khác để thống nhất Đài Loan một cách hòa bình, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ". 

dailoan1

Oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc bị chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan áp sát và ngăn chặn ngày 10/02/2020. Reuters/Taiwan Ministry of National Defense

Tuyên bố cứng rắn nói trên của một trong những vị tướng cao cấp nhất trong hàng ngũ quân đội Trung Quốc được đưa ra nhân dịp kỷ niệm 15 năm Bắc Kinh ban hành luật chống ly khai.

Trong bài diễn văn đọc trước Lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hiệp Quân ủy Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh : "Nếu khả năng thống nhất Đài Loan bằng giải pháp ôn hòa thất bại, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc sẽ cùng với tổ quốc, kể cả nhân dân Đài Loan, có những biện pháp cần thiết nhằm quyết tâm tiêu diệt mọi âm mưu hay hành vi ly khai".

Hãng tin Anh Reuters ghi nhận, đành rằng Bắc Kinh thường xuyên đe dọa thống nhất Đài Loan kể cả bằng sức mạnh quân sự, nhưng hiếm khi một trong những quan chức cao cấp nhất của quân đội Trung Quốc đang tại chức công khai đưa ra tuyên bố như trên.

Tuần trước, trong diễn văn khai mạc khóa họp Quốc hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường đã tránh dùng từ ngữ "hòa bình" khi nêu lên quyết tâm thống nhất Đài Loan.

Đáp trả tuyên bố mạnh mẽ của tướng Lý Tác Thành, chính quyền Đài Bắc ngày 30/05/2020 lên án Bắc Kinh "hù dọa" Đài Loan, "vi phạm luật pháp quốc tế" và nhân dân Đài Loan sẽ không bao giờ "thuần phục một chế độ độc tài, cai trị đất nước bằng bạo lực".

*********************

Tướng Trung Quốc : Tấn công Đài Loan vẫn là một giải pháp (VOA, 30/05/2020)

Một trong nhng tướng lãnh cao cp nht ca Trung Quc tuyên b mt cuc tn công vào Đài Loan vn là mt gii pháp đ ngăn chn Đài Loan đc lp. Đó là cnh báo ca ông Li Zuocheng ngày 29/5.

********************

Quốc hội Trung Quốc sắp thông qua bộ luật dân sự (RFI, 27/05/2020)

Phải mất ba năm để các nhà làm luật Trung Quốc nghiên cứu, hệ thống hóa các văn bản luật về đời tư và bảo vệ quyền sở hữu thành bộ luật dân sự. Dự luật dân sự sẽ được trình thông qua tại Quốc hội vào thứ Sáu (29/05). Trong số các điều khoản, dự luật chú trọng đến ly hôn, một vấn đề đang có nhiều biến đổi trong xã hội Trung Quốc ngày nay.

bk1

Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh họp Đại hội ngày 27/05/2020. Ảnh minh họa 

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh :

Đơn giản hóa quy trình truy tố tội quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cải tiến thủ tục ly dị, bộ luật dân sự mới để thích ứng với sự phát triển của xã hội Trung Quốc, nơi mà từ nhiều thập kỷ nay, số lượng các cặp vợ chồng tan vỡ ngày càng lớn. Năm ngoái có hơn 4 triệu cặp vợ chồng chia tay ở Trung Quốc.

Đợt phong tỏa (vì dịch covid-19) vừa rồi cũng không cải thiện được gì, ngược lại vấn đề còn trầm trọng thêm. Các quy định mới sẽ tránh cho những bà vợ không phải ở nhờ nhà chồng cũ hay người này gánh nợ cho người kia.

Tuy nhiên, người làm luật cũng có tâm "cứu vớt tình yêu". Để tránh tình trạng ly thân được cho là bốc đồng thiếu suy nghĩ, luật bắt buộc những "người tình cũ" phải qua giai đoạn "hạ hỏa" 30 ngày. Tức là họ có một tháng để cân nhắc trước khi nói không trước thẩm phán.

Tuy nhiên, "các vụ ly hôn thiếu suy nghĩ giờ ngày càng phổ biến", theo nhận xét của phát ngôn viên của Ủy Ban Pháp Luật Quốc hội, được AFP trích dẫn.

Về phần các gia đình, dự luật dân sự mới có điều khoản xóa bỏ giới hạn mỗi gia đình chỉ có 2 con. Một điểm trống đáng chú ý khác là điều luật về hôn nhân đồng giới. Đây là một trong số đề xuất đã được nêu trong đợt tham khảo ý kiến nhân dân về sửa đôi luật dân sự hồi năm ngoái. Dự luật hiện tại, theo AFP, vẫn quy định hôn nhân là "sự kết hợp giữa nam và nữ".

RFI tiếng Việt

********************

Lãnh tụ Trung Quốc hối thúc quân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu (VOA, 27/05/2020)

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình hôm th ba 26/5 tuyên b Trung Quc s tăng cường các bước chun b đ sn sàng chiến đu trong các cuộc xung đt vũ trang, đng thi ci thin kh năng thc hin các nhim v quân s gia lúc đi dch corona đang nh hưởng sâu sc đến an ninh quc gia, truyn hình nhà nước Trung Quc đưa tin.

bk2

Các đại biu quân s đeo khu trang ti Đi Snh đường Nhân dân trước phiên khai mc Đi Hi Đi biu Nhân dân Bc Kinh, ngày 22/5/2020.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quc dn li Ch tch Tp Cn Bình nói rng thành tích ca Trung Quc trong n lc chng Covid cho thy s thành công ca chương trình ci cách quân s. Ông Tp Cn Bình nói thêm rng các lc lượng vũ trang nên thăm dò nhng cách huấn luyn mi trong bi cnh đi dch.

Ông Tập, ch tch y ban Quân V vin Trung ương Trung Quc, phát biu như va k khi ông tham d mt phiên hp khoáng đi ca phái đoàn Quân đi Gii phóng Nhân dân và Lc lượng Cnh sát Vũ trang Nhân dân bên l phiên hp thường niên ca quc hi.

*******************

Phi cơ ném bom của Mỹ 'bay qua Đài Loan và gần Hong Kong' (BBC, 27/05/2020)

Một báo Đài Loan vừa đăng tin hai phi cơ ném bom tầm xa, B-1B của Không lực Hoa Kỳ đã bay qua phía nam đảo Đài Loan và gần vào Hong Kong hôm thứ Ba 26/05/2020.

bk3

Taiwan News nói hai phi cơ ném bom tầm xa, B-1B của Không lực Hoa Kỳ đã bay qua phía nam đảo Đài Loan và gần vào Hong Kong hôm thứ Ba, 26/5

Trang Taiwan News trích nguồn từ tài khoản Twitter của Aircraft Spots cho hay phi vụ của Không quân Mỹ gồm công tác tiếp dầu trên không diễn ra khi quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng.

Hai chiếc phi cơ ném bom cùng một phi cơ tiếp dầu trên không (KC-135R tanker aircraft) bay từ căn cứ Air Force Base ở Guam vào Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) trong ngày, theo nguồn tin trên.

Tuần này, tình hình Hong Kong tiếp tục căng thẳng sau khi chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị thông qua Luật an ninh cho phép can thiệp trực tiếp vào Hong Kong.

Hoa Kỳ cùng một số nước Phương Tây đã lên án hành động của Quốc hội Trung Quốc.

Đầu tháng 5, theo tin CNN, Hoa Kỳ tạm gửi trở lại Guam bốn phi cơ ném bom tầm xa B-1.

Sự kiện này được cho là để "khiến Trung Quốc phải dè chừng về ý định của Hoa Kỳ".

Trước đó vài tuần, Không lực Hoa Kỳ chấm dứt chương trình duy trì phi cơ ném bom ở Guam, kéo dài 16 năm (Continuous Bomber Presence).

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Không quân Hoa Kỳ (US Pacific Air Forces -PACAF) công bố hồi đầu tháng rằng bốn chiếc B-1, có cơ số bom lớn nhất trong các phi cơ ném bom của Mỹ, đã đến Guam, hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương, để "huấn luyện và thực hiện "các chuyến bay răn đe chiến lược" (strategic deterrence missions) trong cả vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Các phi cơ này đến từ căn cứ Dyess Air Force, Texas, thường được điều lên không trung khi Hoa Kỳ muốn chứng tỏ sức mạnh và tạo ra tình huống "chiến thuật khó lường trước" (operational unpredictability), cho các nước khác, theo Không quân Hoa Kỳ.

Nếu đúng là hai B-1B của Hoa Kỳ bay gần Hong Kong thì việc thực hành sứ vụ mang tính 'răn đe chiến lược' đang xảy ra như một phần của đối sách Washington nhắm tới Bắc Kinh.

bk4

Tàu USS Ronald Reagan ở Biển Philippines (hình chụp 11/2017)

Sau dịch Covid-19 làm một số không nhỏ thủy thủ, sĩ quan của hải quân Hoa Kỳ bị mắc bệnh, hôm 22/05, quân lực Hoa Kỳ loan báo bảy trên 11 hàng không mẫu hạm của họ "đã sẵn sàng hoạt động".

Đó là các tàu Ronald Reagan, Gerald R. Ford, Abraham Lincoln, Nimitz, Harry S. Truman, Theodore Roosevelt và Dwight D. Eisenhower, theo tin của trang Stars and Stripes đăng trên Facebook kèm ảnh các hàng không mẫu hạm đó.

Published in Châu Á

Pháp chú tâm đến Biển Đông và Châu Á, Trung Quốc bực tức (RFI, 06/05/2019)

2019 là năm hai nước Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đánh dấu sự kiện này, ngày 26/04/2019, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đích thân đến Bắc Kinh khai mạc liên hoan văn hóa Festival Croisements, tên gọi tiếng Hoa là Mùa xuân Văn hóa Pháp-Trung. Đây là một đợt sinh hoạt văn hóa thường niên, nhưng Festival Croisements lần thứ 14 năm nay, kéo dài cho đến ngày 06/07, có một quy mô đặc biệt, với các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu và triển lãm được tổ chức tại hơn 35 thành phố Trung Quốc.

biendong1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (t) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại điện 'Elysée (Paris - Pháp), ngày 25/03/2019. Reuters/Gonzalo Fuentes

Thông qua sự kiện văn hóa kể trên, hai nước Pháp và Trung Quốc đã phô trương một quan hệ hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, chỉ một hôm trước đó, ngày 25/04, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc đã bất ngờ tố cáo chiến hạm Pháp xâm nhập trái phép lãnh hải Trung Quốc ở vùng eo biển Đài Loan, một cáo buộc đã bị Paris đáp trả bằng tuyên bố theo đó Pháp tái khẳng định sự gắn bó với quyền tự do hàng hải.

Căng thẳng âm ỉ trong quan hệ Pháp-Trung

Trong bài phân tích "Phải chăng quan hệ Pháp-Trung đang gặp rắc rối ?", chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 03/05 đã điểm qua tình hình quan hệ Paris-Bắc Kinh, giải thích lý do vì sao mà "các căng thẳng chính trị và kinh tế giữa hai nước vẫn âm ỉ cho dù quan hệ văn hóa song phương được tôn vinh".

Đối với The Diplomat, sự tương thông về mặt văn hóa giữa Pháp và Trung Quốc là một thực tế không thể chối cãi.

Pháp là thị trường du lịch hàng đầu ở Châu Âu cho khách Trung Quốc, thu hút khoảng 2 triệu du khách từ Trung Quốc vào năm 2017, một con số dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm. Nhiều người trong số này cũng là những người tiêu dùng cuồng nhiệt, đổ xô đến các cửa hàng sang trọng của Pháp. Công ty đường sắt quốc gia Pháp thậm chí đã cho ra mắt kênh WeChat bằng tiếng quan thoại vào tháng 3.

Liên hoan Mùa xuân Văn hóa Pháp-Trung năm nay cũng nhằm đánh dấu 55 năm ngày Paris và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao.

Thế nhưng, theo chuyên san Nhật Bản, trong khi chờ đợi những thành tựu hợp tác văn hóa được nêu bật vào mùa hè này, thì những tháng đầu năm 2019 đã cho thấy những yếu tố không suôn sẻ cho hai nước.

Pháp muốn thức tỉnh Liên Hiệp Châu Âu trên vấn đề Trung Quốc

Điểm được The Diplomat lưu ý trước tiên là quan hệ Pháp-Trung quan trọng không chỉ trên bình diện song phương, mà còn trong toàn cảnh quan hệ Liên Hiệp Châu Âu - Trung Quốc.

Chỉ hơn sáu tháng sau khi nhậm chức tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ đưa quan hệ đối tác Châu Âu - Trung Quốc vào thế kỷ 21 nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào tháng 1 năm 2018. Cam kết đó thể hiện ý muốn của ông là đưa nước Pháp vào vị trí trung tâm Châu Âu.

Gần đây hơn, quyết tâm tăng cường uy thế của Châu Âu của ông Macron còn được thấy rõ nhân dịp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu, nơi ông Tập phải đối mặt với một mặt trận thống nhất Châu Âu, trong một cuộc gặp, không chỉ với ông Macron, mà cả với bà Angela Merkel, thủ tướng Đức và ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.

Ba nhà lãnh đạo Châu Âu đã nói rõ về tầm quan trọng của mối quan hệ Châu Âu - Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy Bắc Kinh giải quyết vấn đề giao dịch thương mại không công bằng, hạn chế tiếp cận thị trường Trung Quốc, nhu cầu minh bạch và các vấn đề nhân quyền.

Riêng tổng thống Macron đã ngày càng nói mạnh hơn về việc toàn thể Liên Âu phải hợp sức đối phó với Trung Quốc.

Vào tháng Ba, ông tuyên bố là thời kỳ Châu Âu còn "ngây thơ" đã qua rồi. Theo ông Macron, trong nhiều năm, Châu Âu đã có một cách tiếp cận không hợp lý và Trung Quốc đã lợi dụng sự chia rẽ của Châu Âu.

Trong một dịp khác, dù thừa nhận Trung Quốc là một cường quốc thế giới, tổng thống Pháp cảnh báo rằng các hoạt động tài chính và đầu tư của Trung Quốc có thể gặp rủi ro, đặc biệt là ở Châu Phi : "Những gì được cho là tốt trong ngắn hạn, thường có thể trở thành xấu trong trung và dài hạn".

Pháp vươn qua Châu Á khiến Bắc Kinh bất bình

Theo The Diplomat, nước Pháp dưới thời Macron đã có một cách tiếp cận táo bạo hơn trong chính sách đối ngoại nói chung, nhìn xa hơn Châu Âu, đến tận Châu Phi, cũng như Châu Á.

Việc Pháp xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác ở các vùng Châu Phi nơi ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng, cũng như với các quốc gia ở khu vực Châu Đại Dương và vùng lân cận Trung Quốc, có lẽ đã không giúp Pháp có được thiện cảm của Bắc Kinh, đặc biệt là khi Paris có một quan điểm cứng rắn hơn đối với Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường mang dấu ấn của ông Tập Cận Bình.

Mặc dù sự tái định hướng của Paris qua khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã được tiến hành trước khi ông Macron đắc cử tổng thống vào năm 2017, nhưng tổng thống Pháp đã trở thành người công khai ủng hộ việc củng cố các mối quan hệ kinh tế và an ninh trên "trục Ấn Độ-Thái Bình Dương". Không những thế, Pháp còn biến thái độ ủng hộ thành các thỏa thuận cụ thể với các tác nhân trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam, để tăng cường hợp tác quốc phòng.

Những quan hệ mở rộng này, theo The Diplomat, rất có thể là đã làm Trung Quốc lo lắng thêm trước việc các cường quốc ngoài khu vực thiết lập quan hệ đối tác với các nước Châu Á đã sẵn sàng chống lại hành vi quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng.

Hải quân Pháp : Luật biển quốc tế bị thách thức ở Biển Đông

Chính sách Châu Á Thái Bình Dương như thế nào, và cụ thể đụng chạm tới Trung Quốc ra sao ? Trong buổi điều trần ngày 11 tháng 4 năm 2018 trước Ủy ban Ngoại giao, Quốc phòng và Lực lượng Võ trang Thượng Viện Pháp, đô đốc Christophe Prazuck, tham mưu trưởng Hải quân Pháp đã nêu lên 4 thách thức đang đặt ra cho Hải quân Pháp, trong đó có hai yếu tố liên quan đến Trung Quốc :

Trước hết là sự trở lại của những "lập luận dựa trên sức mạnh", đặc biệt trong các vấn đề biển, đến từ các cường quốc tái xuất hiện, như Trung Quốc hay Nga. Trung Quốc chẳng hạn, chỉ trong vòng 4 năm, đã xây dựng được một lực lượng tương đương với toàn bộ Hải quân Pháp hiện nay. Nga thì đã nhân lên gấp 1,5 lần số lượng tàu ngầm của họ. Uy lực hải quân và chiến lược của các nước này do đó đã thay đổi trong những năm gần đây.

Một thách thức khác, theo đô đốc Prazuck liên quan đến sự suy yếu của trật tự quốc tế, được thấy đặc biệt trên biển, thể hiện qua việc luật biển quốc tế bị (Trung Quốc) đặt lại ở Biển Đông.

Riêng về sự hiện diện của Pháp ở Biển Đông, tham mưu trưởng Hải quân Pháp nhắc lại tuyên bố của ông Jean-Yves Le Drian, lúc còn là bộ trưởng quốc phòng tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore, xác định rằng trong tư cách một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai trên thế giới, Pháp có nhiệm vụ lên tiếng về nhu cầu củng cố luật biển quốc tế đang bị thách thức ở Biển Đông.

Theo đô đốc Prazuck, tuyên bố của bộ trưởng Le Drian đã được Quân đội Pháp thể hiện trong thực tế : từ 6 đến 10 lần mỗi năm, một chiến hạm Pháp đi qua Biển Đông để khẳng định ưu thế của luật hàng hải quốc tế. Hoạt động này đã được chú ý, tàu Pháp đã bị tàu Trung Quốc theo dõi nhưng không có sự cố, trong lúc các láng giềng của Trung Quốc thì ghi nhận rằng cho đến gần đây, Pháp là quốc gia Châu Âu duy nhất có mặt ở vùng Biển Đông.

Theo The Diplomat, một lời khiển trách kỳ lạ vào tháng Tư của Bộ quốc phòng Trung Quốc, sau đó bị xóa khỏi bảng ghi chép lại, về một chuyến đi thường lệ của một tàu hải quân Pháp qua eo biển Đài Loan, là dấu hiệu phản ánh điều có thể gọi là thái độ bực bội của Bắc Kinh trước sự hiện diện của Pháp ở những khu vực mà Trung Quốc có quyền lợi.

Trung Quốc cũng có thể là không hài lòng với nỗ lực vươn ra thế giới của Pháp. Ngay cả đánh giá của Ủy Ban Châu Âu về Trung Quốc, theo đó nước này vừa là đối tác hợp tác và đàm phán, vừa là đối thủ cạnh tranh kinh tế, vừa là đối thủ mang tính hệ thống (hay là toàn diện), cũng làm Bắc Kinh bất bình.

Kinh tế sẽ gắn bó Pháp, Châu Âu với Trung Quốc

Tuy nhiên, khía cạnh kinh tế của quan hệ Trung Quốc-Pháp và Trung Quốc - Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ là chất keo giữ cho các mối quan hệ không bị lơi lỏng.

Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng thứ hai của Châu Âu sau Hoa Kỳ. Thương mại hai chiều giữa khối Liên Âu và Trung Quốc đã tăng lên 1,5 tỷ euro mỗi ngày.

Giá trị cao của quan hệ thương mại đã được củng cố vào cuối tháng 3 khi Paris và Bắc Kinh ký các thỏa thuận trị giá 40 tỷ euro, bao gồm việc bán 300 máy bay Airbus và hợp đồng với Tập Đoàn Điện Lực Pháp EDF về một trang trại năng lượng gió ngoài khơi ở Trung Quốc.

Bất chấp sự chia rẽ trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu và thách thức của việc điều hòa lợi ích giữa hơn hai chục quốc gia thành viên, việc duy trì ổn định trong quan hệ giữa Paris, Bruxelles và Bắc Kinh là điều rất cần thiết cho Trung Quốc, đặc biệt là khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục sôi sục.

Trọng Nghĩa

*******************

Hai chiến hạm Mỹ đi bên trong 12 hải lý đá Ga Ven và Gạc Ma (Người Việt, 06/05/2019)

Hai chiến hạm Mỹ trang bị hỏa tiễn dẫn đường đã đi gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa hôm Thứ Hai, một hành động có thể chọc tức Bắc Kinh.

biendong2

Khu trục hạm USS McCampbell thực tập bắn hỏa tiễn khi đi gần quần đảo Hoàng Sa trong một chuyến thực hiện "tự do hải hành". (Hình: US Navy)

Từ đầu năm đến nay, đã ba lần Mỹ cho các chiến hạm thực hiện các chuyến "tự do hải hành" trên Biển Đông gần với các đảo hoặc đảo nhân tạo mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền trong khi Hoa Thịnh Đốn không công nhận. Các khu vực cũng đang tranh chấp chủ quyền giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Hành động trên Biển Đông của Mỹ diễn ra trong lúc Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đang thương thuyết để chấm dứt cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Hôm Chủ Nhật tổng thống Donald Trump còn dọa sẽ tăng thuế quan trên 200 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc nhập vào Mỹ từ 10% lên 25% trong tuần này nếu hai nước không đạt được thỏa thuận.

Theo hãng tin Reuters thuật lời phát ngôn viên quân sự Hoa Kỳ, hai khu trục hạm trang bị hỏa tiễn điều khiển USS Preble và USS Chung Hoon đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đá Ga Ven (Gaven Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc quần đảo Trường Sa hôm Thứ Hai 6/5/2019.

Đại tá Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội 7, cho hay "chuyến đi qua vô hại" (innocent passage) nhằm "thách đố những tuyên bố chủ quyền lãnh hải quá đáng, và cũng để duy trì quyền đi qua lại các vùng biển được luật lệ quốc tế minh định".

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều khu vực lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước phía Nam, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp năm 1974 sau trận hải chiến với VNCH. Đến năm 1988 thì Bắc Kinh cướp Đá Gạc Ma, Đá Ga Ven và mấy bãi đá ngầm khác rồi bồi đắp thành các đảo nhân tạo khổng lồ, xây dựng các căn cứ quân sự với tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông.

Sau khi có tin hai khu trục hạm Mỹ đi gần các đảo nhân tạo Ga Ven và Gạc Ma, Bắc Kinh cho phát ngôn viên ngoại giao Geng Shuang (Cảnh Sảng) la lối hành động của các chiến hạm Mỹ "xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, làm tổn hại hòa bình, an ninh và trật tự tốt của khu vực biển liên quan. Hải quân Trung Quốc đã cảnh cáo các tàu đó phải đi khỏi".

Hoa Kỳ không công nhận các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc nên không công nhận 12 hải lý là lãnh hải của họ. Cảnh Sảng được thuật lời còn yêu cầu Mỹ "chấm dứt các hành động khiêu khích như thế", một điều các phát ngôn viên ngoại giao hay quân sự Trung Quốc luôn luôn lập lại nhưng vẫn thấy chiến hạm Mỹ tái diễn.

Chuyến "tự do hải hành" của hai khu trục hạm Mỹ hôm Thứ Hai Preble và Chung Hoon là hành động mới nhất mà Hoa Thịnh Đốn chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh muốn dần dần giới hạn sự tự do hải hành trên Biển Đông, vùng biển có lượng hàng hóa thương mại trị giá hơn 5 ngàn tỉ đô la được chuyển vận hàng năm.

Mỹ đã nhiều lần lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông khi xây dựng các căn cứ quân sự khổng lồ tại Hoàng Sa và Trường Sa. Không những Bắc Kinh có một lực lượng hải quân với cả trăm tầu chiến, tàu ngầm đủ loại, họ còn có hàng chục tàu hải giám, hải cảnh và hàng ngàn tàu "dân quân biển" là các lực lượng quân sự trá hình.

Hồi tuần trước, Tư lệnh Lực lượng Mỹ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cảnh cáo Bắc Kinh là sẽ đối phó với các tàu hải giám, tàu "dân quân biển" như tàu quân sự của Trung Quốc. Đô đốc John Richardson được báo Anh quốc Financial Times (FT) thuật lời như trên qua một cuộc phỏng vấn phổ biến trên mạng hôm Chủ nhật 28/4/2019. (TN)

*****************

Biển Đông : Chiến hạm Mỹ lại đi vào trong vùng 12 hải lý ở Trường Sa (RFI, 06/05/2019)

Quân đội Hoa Kỳ hôm 06/05/2019 thông báo đã điều hai chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý xung quanh hai đảo đá ngầm tại Trường Sa. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng về thương mại. Bắc Kinh lập tức lên tiếng phản đối.

biendong3

Ảnh minh họa : Chiến hạm Mỹ USS McCampbell. Ảnh chụp ngày 23/09/2016 - Reuters

Hai khu trục hạm tên lửa dẫn đường Preble và Chung Hoon đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Gaven (Gaven Reefs) thuộc cụm Nam Yết và Đá Gạc Ma (Johnson Reefs) thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa. Đây là các đảo đá ngầm bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988. Riêng Đá Gạc Ma là một trong ba địa điểm diễn ra trận hải chiến Trường Sa, quân Trung Quốc đã tàn sát 64 lính hải quân Việt Nam tại đây.

Trung tá Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Bẩy nói với hãng tin Reuters, việc "đi qua vô hại" này là nhằm "thách thức các yêu sách phi lý về chủ quyền trên biển, và bảo đảm quyền đi vào các tuyến đường hàng hải theo luật pháp quốc tế".

Đây là hoạt động mới nhất để chống lại các nỗ lực của Trung Quốc nhằm hạn chế tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược này. Washington cũng đã nhiều lần đả kích việc Bắc Kinh xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo và thực thể ở Biển Đông.

Hôm nay phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố : "Trung Quốc hết sức bất bình và kiên quyết phản đối" hoạt động hàng hải này của Mỹ.

Như vậy, hai tuần sau cuộc biểu dương lực lượng kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc, mà Hoa Kỳ chỉ gởi một phái đoàn cấp thấp đến dự, chiến hạm Mỹ lại tiến hành hoạt động "đi qua vô hại" trên Biển Đông. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng áp lực lên Bắc Kinh qua việc loan báo tăng thuế nhập khẩu vào 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, và có thể tiếp tục áp thuế lên toàn bộ 325 tỉ đô la hàng còn lại.

Thụy My

*****************

Bắc Kinh ‘mập mờ đánh lận con đen’ sẽ dẫn đến xung đột trên Biển Đông (Người Việt, 05/05/2019)

"Trò mập mờ đánh lận con đen" của Trung Quốc khi dùng các tàu bán quân sự và tàu đánh cá trong tranh chấp chủ quyền sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột trên Biển Đông. Chính sách đó không phải là không ai nhìn thấy nên sẽ làm mất ổn định tại các vùng biển đang tranh chấp chủ quyền giữa các nước ở khu vực".

biendong4

Nhóm tàu đánh cá "dân quân biển" của Trung Quốc có tàu hải giám hộ tống biểu dương sức mạnh tập thể trên biển. (Hình : globaltimes.cn)

Báo South China Morning Post (SCMP) hôm Chủ Nhật, 5/5/2019 dẫn lời báo động của một chuyên viên về an ninh khu vực cho hay như vậy.

Thời gian gần đây, Bắc Kinh đã đưa tới 275 chiếc tàu đánh cá có sự hộ tống của các tàu hải giám đến vây quanh một bãi cát gần đảo Thị Tứ hiện do Philippines trấn giữ trong quần đảo Trường Sa. Manila đã phản đối gay gắt với Bắc Kinh về nguy cơ trở thành điểm nóng, gây mất ổn định, an ninh khu vực.

"Đội tàu đông nghịt với khả năng chịu đựng dài ngày tại một chỗ không phải là chuyện nhỏ nhờ khoảng cách không xa lắm với các đảo nhân tạo gần đó của Trung Quốc, chẳng hạn như đảo Su Bi. Nơi đây có thể cung cấp trú ẩn cho những tàu đó nếu thời tiết bão tố".

Ông Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam School of International Studies thuộc đại học Nanyang Technological University ở Singapore nhận xét.

"Các tàu đó có thể dừng tại các cơ sở (trên đảo Su Bi), tiếp nhận nhiên liệu, thực phẩm rồi quay trở lại vây đảo Thị Tứ, chứ không cần phải trở về bến cảng tại lục địa", ông Koh nói trên SCMP.

Những năm gần đây, đặc biệt từ lúc Bắc Kinh ồ ạt và gấp rút xây dựng 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, nhiều nhà phân tích thời sự đã báo động về sự hiện diện quá đông đảo của lực lượng bán quân sự và đội tàu "dân quân biển" của Trung Quốc, xuất hiện ngày mỗi nhiều hơn trước.

Cuối tháng 3/2019, Sở An Toàn Hàng Hải của tỉnh Quảng Đông loan báo sẽ bắt đầu đóng chiếc tàu cho hải giám lên tới 10.200 tấn, dự trù hạ thủy trước tháng 9/2021. Chiếc tài này tương đương với một chiếc khu trục hạm cỡ lớn, được coi như tàu lớn nhất trong lực lượng bán quân sự của Bắc Kinh.

Cuối năm ngoái, Bắc Kinh loan báo 3 trung tâm quan sát hải dương đã bắt đầu hoạt động tại các đảo nhân tạo Đá Chữ Thập, Su Bi và Vành Khăn. Ba đảo nhân tạo này được coi là 3 đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, trên đó, có các phi đạo dài 3.000 mét cùng các giàn hỏa tiễn phòng không, hỏa tiễn chống tàu biển, các đài radar, hàng trăm cơ sở quân sự.

Đến tháng 1/2019, Trung Quốc loan báo đã xây dựng trung tâm cứu hộ hàng hải trên đảo nhân tạo Đá Chữ Thập nhằm hậu thuẫn cho các vài trò "cứu mạng người". Trong khi Bắc Kinh khoe các cơ sở vừa kể sẽ giúp bảo vệ an toàn hàng hải, các nước khác nhìn thấy trong đó có sự mập mờ giữa nhu cầu dân sự và quân sự của Trung Quốc. Giới chuyên gia gọi đó là "chiến thuật vùng xám" nhằm đánh lừa các nước khác.

Hồi tuần trước, Tư lệnh Lực lượng Mỹ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cảnh cáo Bắc Kinh là sẽ đối phó với các tàu hải giám, tàu "dân quân biển" như tàu quân sự của Trung Quốc. Đô đốc John Richardson được báo Anh Quốc Financial Times (FT) thuật lời như trên qua một cuộc phỏng vấn phổ biến trên mạng hôm Chủ Nhật, 28 tháng 4/2019.

Trong cuộc phỏng vấn của báo Financial Times, Đô Đốc Richardson nói rằng ông "xác định rõ rệt rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ không (thể) bị hiếp đáp và vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động thường lệ và hợp pháp trên thế giới".

Năm ngoái, người ta thấy nhiều máy bay quân sự Trung Quốc đã giáp xuống đảo Đá Chữ Thập dù Bắc Kinh từng tuyên truyền nhiều lần là các đảo nhân tạo họ bồi đắp chỉ cho các nhu cầu dân sự. Những gì người ta nhìn thấy từ xa qua hình ảnh vệ tinh đã chứng minh ngược lại.

"Các tòa nhà (cao tầng) trên các đảo nhân tạo thường được mô tả là nhà tạm trú cho ngư dân và các mục tiêu dân sự khác, nhưng cũng có thể được lính sử dụng", ông Koh nhận định.

Theo ông Koh, việc Bắc Kinh mập mờ gia tăng sử dụng các lực lượng hải giám và dân quân biển sẽ càng làm cho các nước ASEAN thêm âu lo, cũng như thêm khó khăn cho việc đàm phán một Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) giảm thiểu nguy cơ xung đột võ trang. (TN)

Published in Châu Á

Chiến hạm Pháp vượt eo biển Đài Loan, Bắc Kinh "dằn mặt" Paris

Cuộc thi "vấn đáp" của tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối 25/04/2019 là chủ đề chính trên tất cả các nhật báo Pháp, trừ tờ Le Monde do ra từ chiều hôm trước. Le Monde quan tâm đến "khối lượng chất thải hạt nhân tích tụ một cách đáng lo ngại" trên thế giới.

chienham1

Hải quân Philippines đón chiến hạm Pháp Vendémiaire ghé thăm cảng Manila năm ngày, ngày 12/03/2018. Romeo Ranoco / Reuters

Riêng về thời sự Châu Á, Le Figaro đề cập đến thông tin mới được tiết lộ liên quan đến chiến hạm Pháp đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng Tư và bị Trung Quốc đeo bám để phản đối.

Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... là những khách mời danh dự tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc được tổ chức ở ngoài khơi Thanh Đảo, Pháp ban đầu cũng nằm trong danh sách khách mời, nhưng cuối cùng lời mời đã bị Bắc Kinh rút lại.

Lý do là chiến hạm Pháp Vendémiaire, nặng 2.950 tấn, đã đi qua eo biển Đài Loan và bị tầu Trung Quốc cảnh cáo, đeo bám và áp giải khỏi khu vực mà Trung Quốc nhận có chủ quyền, trong khi đây là vùng biển quốc tế theo Liên Hiệp Quốc.

Ngày 06/04, thông qua người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Trung Quốc phản đối chiến hạm Pháp "xâm phạm trái phép vùng biển" của nước này. Paris nhắc đến "tự do hàng hải và luật biển", đồng thời khẳng định "giữ liên lạc chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc".

Chuyện xảy ra vào đầu tháng Tư, nhưng vừa mới được một số chuyên gia Mỹ tiết lộ, trong khi Paris hoàn toàn kín tiếng. Thông tin trên cho thấy Bắc Kinh đang tỏ ra cứng rắn hơn với Hải quân Pháp trong bối cảnh tầu sân bay Charles de Gaulle chuẩn bị đến Đông Á và sẽ cập cảng thăm Singapore vào tháng 05/2019, đúng lúc diễn ra Đối thoại Shangri-la, một diễn đàn thường niên về các vấn đề an ninh quốc phòng trong khu vực.

Trả lời Le Figaro, nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á ở Viện Montaigne, nhắc lại "cho đến nay, việc đi qua eo biển Đài Loan vẫn diễn ra mà không gặp vấn đề gì". Hành động lên gân của Trung Quốc là nhằm "gửi tín hiệu cảnh báo đối với Pháp vào lúc Paris muốn tăng cường hiện diện hải quân ở vùng Tây Thái Bình Dương". Trong những năm gần đây, Hải quân Pháp vẫn thường xuyên sử dụng trục đường này "ít nhất một lần một năm", theo các nhà quân sự Pháp.

Vậy Hoa Kỳ có chủ ý gì khi tiết lộ thông tin trên với Reuters ? Theo ông Duchâtel, đây là "một đòn chính trị đối với Washington, hiện muốn chứng tỏ với Bắc Kinh rằng ngày càng có nhiều nước sát cánh cùng Mỹ để khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển trước những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc". Điều chưa rõ hiện nay là việc tiết lộ thông tin có sự đồng tình của Pháp hay Paris không hề được biết.

Chủ ý tiết lộ thông tin này còn có thể liên quan đến bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng ở eo biển Đài Loan, sau khi hai tầu chiến Mỹ công khai đi qua eo biển Đài Loan vào tháng Ba khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ. Thêm vào đó, Đài Loan chuẩn bị bầu cử tổng thống vào tháng 01/2020.

Nhật báo Le Figaro nhắc lại chiến hạm Vendémiaire của Pháp - đóng tại Nouméa, thủ phủ của đảo Nouvelle Calédonie - vẫn thường xuyên hoạt động vì tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời thử phản ứng của Hải quân Trung Quốc trong vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền đến tận 90% diện tích.

Về phần mình, Paris luôn tỏ ra kín tiếng về các chiến dịch nhạy cảm này. Chiến lược này hoàn toàn trái ngược với Washington hay Luân Đôn, Hải quân của hai bên thường xuyên công bố "các chiến dịch tự do hàng hải", thậm chí chiến hạm Mỹ đi sâu vào khu vực 12 hải lý quanh một số đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp ở Biển Đông, nơi trung chuyển đến 40% thương mại hàng hải thế giới.

Pháp : Tổng thống Macron phác họa đường nét chính của "tham vọng mới"

Tối 25/04/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã dành 20 phút để phác họa những chủ trương mới của ông sau cuộc Thảo luận Toàn quốc, kéo dài 3 tháng. Và cũng lần đầu tiên, kể từ khi lên nắm quyền, chủ nhân điện Elysée trả lời trực tiếp báo giới trong vòng hai tiếng.

"Phi tập trung, thuế khóa, thể chế, môi trường…" là những chủ đề lớn trong định hướng "hành động mới" của tổng thống Pháp, theo trang nhất của Le Figaro Les Echos. Nguyên thủ Pháp hứa giảm thuế thu nhập 5 tỉ euro ; giữ tuổi nghỉ hưu là 62, nhưng khuyến khích làm việc lâu hơn ; loại khả năng tổ chức trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân ; từ bỏ ý định xóa 120.000 vị trí công chức…

Dưới hàng tựa lớn trên trang nhất : "Công bằng xã hội, một niềm đam mê kiểu Pháp", nhật báo công giáo La Croix đưa tin tổng thống Macron hứa một dự án chính trị "nhân đạo hơn" sau khi thừa nhận phong trào Áo Vàng đã cho thấy nhiều "góc khuất" của xã hội, như hoàn cảnh của các gia đình cha, mẹ đơn thân, người nghỉ hưu, trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn…

Tuy có một vài đề xuất của tổng thống Pháp được nhật báo Libération đánh giá là đáng chú ý, nhưng tựa trang nhất Libération như một lời phàn nàn "Waouh đi đâu mất rồi ?". Theo Libération, bài diễn văn của tổng thống Macron đã không cho thấy được một "bước ngoặt", từng được thông báo trước đó, có rất ít điều gây ngạc nhiên và lại càng có ít các biện pháp cụ thể.

Còn theo Le Figaro, bài diễn văn của tổng thống Macron đã không thuyết phục được người dân Pháp, tỉ lệ này lên đến 63%, theo thăm dò của cơ quan Epoka cho hai kênh truyền thông RTL và LCI. Đa phần công luận cho rằng những thông báo của nguyên thủ Pháp không đáp ứng những trông đợi của họ và 80% trong số đó cho rằng những thông báo trên sẽ không chấm dứt được phong trào Áo Vàng.

"Món quà bất ngờ" tổng thống Nga tặng tổng thống tân cử Ukraine

Công dân ở hai nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Louhansk, ở miền đông Ukraine, sẽ được cấp hộ chiếu Nga trong vòng 3 tháng, nếu họ yêu cầu, dù không đáp ứng đủ tất cả các điều kiện.

Sắc lệnh trên được tổng thống Vladimir Putin ký ngày 24/04/2019, chỉ ba ngày sau khi ông Volodymyr Zelensky được bầu làm tổng thống Ukraine. Sau đó, chủ nhân điện Kremlin từ chối chúc mừng chiến thắng của ông Zelensky.

Le Figaro cho rằng đây là "cú tát đầu tiên của Putin đối với Zelensky". Khi cho phép công dân Ukraine sống ở vùng ly khai Donbass có hộ chiếu Nga, chính quyền Moskva đã áp dụng biện pháp từng làm tại Abkhazia và Nam Ossetia vào năm 2002 khi xảy ra xung đột với Gruzia.

Đây cũng là "thách thức đầu tiên mà Putin tung ra đối với tổng thống tân cử Ukraine" theo nhận định của Le Monde. Tổng thống Nga biện hộ cho quyết định trên là chỉ nhằm "mục đích nhân đạo", "bảo vệ quyền lợi và tự do của con người và của công dân", đồng thời khẳng định "không có ý định gây vấn đề với chính quyền mới của Ukraine".

Quyết định của Nga đã khiến người dân Ukraine bức xúc. Tổng thống mới được bầu Zelensky buộc phải lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế "tăng cường gây áp lực ngoại giao và trừng phạt đối với Nga", đồng thời nhấn mạnh sắc lệnh của tổng thống Putin là "một lời khẳng định mới về vai trò thật của Nga trong tư cách là quốc gia xâm lược".

Microsoft gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỉ đô la trên thị trường chứng khoán

Tập đoàn Mỹ do Bill Gates thành lập trở thành công ty có tài sản lớn nhất trên thế giới và vượt ngưỡng 1.000 tỉ đô la hôm 25/04/2019, trước khi rơi xuống dưới ngưỡng tượng trưng này một chút.

Microsoft trở thành tập đoàn thứ ba, sau Apple và Amazon, có trị giá 1.000 tỉ đô la. Theo nhật báo kinh tế Les Echos, thành quả này nhờ một phần thị trường chứng khoán, sau khi cổ phiếu của tập đoàn tin học Mỹ lần đầu tiên được niêm yết ngày 13/05/1986, rồi đến thời kỳ bùng nổ internet trong thập kỷ 2000. Nhưng lý do chính là nhờ vào khả năng sáng tạo của 140.000 nhân viên của Microsoft, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc Satya Nadella từ 5 năm nay, người đã đặt cược vào công nghệ điện toán đám mây - cloud computing.

Pháp : Tình trạng gian lận trợ cấp xã hội vẫn cao trong năm 2018

Pháp là một trong số các nước nổi tiếng có chế độ trợ cấp xã hội nhân đạo. Tuy nhiên, lòng hảo tâm này vẫn bị lợi dụng, cụ thể là "tình trạng gian lận trợ cấp xã hội vẫn cao trong năm 2018", theo ghi nhận của nhật báo Le Figaro.

Cụ thể, theo tài liệu được công bố ngày 25/04, Quỹ quốc gia trợ cấp gia đình (Cnaf-Caisse nationale d'allocation familiale) của Pháp đã phát hiện 44.897 trường hợp gian lận, như khai giả, sử dụng tài liệu giả, lừa đảo… để được lĩnh một số phúc lợi xã hội như thu nhập tương ái năng động (RSA-Revenu de solidarité active), trợ giúp nhà ở, trợ giúp cho các gia đình… Đánh giá về bản tổng kết, tổng giám đốc Cnaf, ông Vincent Mazauric, cho rằng "đây là dấu hiệu cho thấy kế hoạch rà soát đúng mục tiêu".

Theo cơ quan Cnaf, hệ thống trợ cấp hiện nay vẫn dựa trên lời khai là chính, cho nên dẫn đến tình trạng khai nhầm, khai nhiều lần về cùng hoàn cảnh… Vì vậy, ông Vincent Mazauric lưu ý rằng "phần lớn những người khai nhầm không phải là những người lừa đảo". Và để hạn chế tối đa nhầm lẫn, Cnaf đã thành lập nhiều đội ngũ chuyên liên lạc trực tiếp với công dân, gửi thư yêu cầu họ cập nhật tình trạng gia đình hoặc cảnh cáo những người được nhận quá nhiều tiền trợ cấp mà lẽ ra họ không được hưởng.

Nhiều trẻ em Pháp ăn không đủ no và thiếu dinh dưỡng

Một chủ đề khác trong lĩnh vực xã hội được nhật báo công giáo La Croix quan tâm là tình trạng trẻ em Pháp không được ăn uống đầy đủ và bị thiếu chất. Tình trạng này đều được các giáo viên, các hiệp hội và các thị trưởng cùng ghi nhận.

Để cải thiện tình trạng trên, Bộ Giáo dục Pháp vừa công bố hai biện pháp trong khuôn khổ "Chiến lược phòng chống nghèo đói" : phục vụ miễn phí bữa sáng ở trường học và bữa ăn căng-tin giá 1 euro. Chương trình này chỉ áp dụng cho các khu vực khó khăn hoặc các địa phương tình nguyện.

Thực vậy, theo La Croix, nhiều gia đình khó khăn, đặc biệt là những gia đình có cha hoặc mẹ đơn thân nuôi con, trẻ em không được ăn đủ no hoặc không đủ chất do ăn đồ ăn công nghiệp chế biến sẵn, quá mặn, quá ngọt hoặc quá béo.

Cách đây vài năm đã xuất hiện nhiều lớp dạy nấu ăn miễn phí cho các gia đình. Ngoài ra, việc giáo dục cho các bậc phụ huynh về dinh dưỡng cũng là trọng tâm của chương trình "Malin", trong khuôn khổ "Chiến lược phòng chống đói nghèo". Chương trình "Malin" sẽ dần được triển khai trên khắp nước Pháp và sẽ liên quan đến 160.000 trẻ em từ giờ đến năm 2022.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Tầu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan lần đầu tiên từ một năm nay (RFI, 08/07/2018)

Hai tầu chiến Mỹ ngày hôm qua, 07/07/2018, đi vào khu vực eo biển Đài Loan. Việc tầu quân sự Mỹ lần đầu tiên có mặt tại khu vực nhạy cảm này, kể từ một năm nay, có thể khiến quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington thêm căng thẳng.

eo1

Hải quân Đài Loan tập trận gần cảng Cao Hùng ngày 27/01/2016. AFP PHOTO / Sam Yeh

AFP dẫn thông báo của bộ Quốc Phòng Đài Loan xác nhận là hai con tầu USS Mustin và USS Benton của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đi vào "vùng biển quốc tế" của eo biển Đài Loan hôm qua. Tàu USS Benton có trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn tên lửa BMD.

Trả lời Reuters, người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương, đại úy Charlie Brown, nhấn mạnh là việc tàu chiến Mỹ sử dụng con đường eo biển Đài Loan để di chuyển từ Biển Đông sang Biển Hoa Đông là hoạt động mà hải quân nước này vẫn thường tiến hành từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không coi chuyến đi nói trên là một cuộc qua lại vô hại. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngay lập tức tố cáo Washington đang làm căng thẳng tại eo biển Đài Loan gia tăng, đồng thời khẳng định quân đội Trung Quốc đã được đặt trong tình trạng cảnh giác, trong thời gian hai tầu chiến Hoa Kỳ đi qua khu vực này.

Vẫn theo Reuters, hồi tháng trước, trong bối cảnh Trung Quốc vừa tiến hành nhiều cuộc tập trận tại Biển Đông, Hoa Kỳ dự định điều một tàu sân bay qua eo biển Đài Loan, nhưng rút cục đã rút lại kế hoạch, để không khiến Bắc Kinh thêm tức tối. Lần cuối cùng một tầu sân bay Mỹ qua eo biển Đài Loan là vào năm 2007.

Từ khi tổng thống Thái Anh Văn, có xu hướng độc lập, lên cầm quyền tại Đài Loan, Bắc Kinh liên tục đe dọa dùng vũ lực chống lại hòn đảo ly khai. Washington cắt đứt quan hệ với Đài Bắc từ năm 1979, nhưng trên thực tế Hoa Kỳ là đồng minh lớn nhất của Đài Bắc. Mỹ sẵn sàng bảo vệ, nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Hồi cuối tháng 6/2018, theo CNN, bộ Ngoại Giao Mỹ đề nghị triển khai một đơn vị lính thủy đánh bộ để bảo vệ Viện Hoa Kỳ, cơ quan đại diện ngoại giao trên thực tế của Mỹ tại Đài Bắc. Nếu điều này xảy ra, đây là lần đầu tiên thủy quân lục chiến Mỹ trở lại Đài Loan kể từ 40 năm nay.

Trọng Thành

*******************

Hai tàu chiến Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan giữa căng thẳng với Trung Quốc (VOA, 08/07/2018)

Hai tàu chiến ca M đã đi ngang qua Eo bin Đài Loan hôm th By trong mt chuyến hi hành có phn chc s được hòn đo t tr này xem là mt du hiu cho thy s ng h ca Tng thng Donald Trump trong bi cnh căng thng tăng cao vi Trung Quc.

eo2

liu - Khu trc hm gn phi đn điu hướng USS Benfold cp cnh Thanh Đo, Trung Quc, ngày 8 tháng 8, 2016. Tàu Benfold là mt trong hai chiến hm đi qua Eo bin Đài Loan vào ngày 7 tháng 7, 2018.

"Hai tàu Hải quân Hoa Kỳ đã thc hin mt chuyến đi ngang mang tính thường l qua vùng bin quc tế là Eo bin Đài Loan vào ngày 7-8 tháng 7 (gi đa phương)", Đi tá Charlie Brown, phát ngôn viên ca Hm đi Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói vi Reuters trong mt thông cáo.

"Các tàu của Hi quân Hoa Kỳ thường đi li gia Bin Đông và Bin Hoa Đông thông qua Eo bin Đài Loan và đã làm như vy t nhiu năm qua", ông Brown nói.

Các quan chức M, phát biu trong điu kin n danh, cho biết hai khu trc hm Mustin và Benfold thực hin chuyến đi này.

Trước đó trong ngày th By, B Quc phòng Đài Loan cho biết các tàu di chuyn theo hướng đông bc, nói thêm rng vic này là phù hp vi các qui tc.

Washington không có quan hệ chính thc vi Đài Loan nhưng b ràng buc bi một luật qui đnh phi giúp hòn đo này phòng v và là ngun vũ khí chính ca h. Trung Quc thường xuyên nói rng Đài Loan là vn đ nhy cm nht trong quan h vi M.

Chuyến đi ngang qua Eo bin Đài Loan là chuyến đi đu tiên ca mt tàu Hi quân M trong khoảng mt năm tr li, theo Reuters. Nó din ra sau mt lot các cuc tp trn quân s ca Trung Quc quanh hòn đo này mà đã gây căng thng gia Đài Bc và Bc Kinh.

"Mỹ đang làm trm trng thêm căng thng Eo bin Đài Loan", Hoàn Cu Thi Báo ca nhà nước Trung Quc nói trên Twitter.

"Hải quân Trung Quc chc chn đã theo dõi tình hình và kim soát được nó, mt chuyên gia v quân s cho biết sau khi hai tàu Hi quân M đi thuyn qua Eo bin Đài Loan hôm th By", báo này nói thêm.

Trung Quốc tuyên b Đài Loan thuộc ch quyn ca mình và chưa bao gi t b ý đnh s dng vũ lc đ buc hòn đo mà Bc Kinh coi là mt tnh li khai v dưới s kim soát ca mình.

Việc này din ra gia lúc mt cuc chiến tranh thương mi gia M và Trung Quc được xem là có thể s tiếp din trong mt thi gian dài, khi hai nn kinh tế ln nht thế gii th uy ln nhau mà không có du hiu s đàm phán đ gim bt căng thng.

Lần cui cùng mt hàng không mu hm ca ca M đi ngang qua Eo bin Đài Loan là vào năm 2007, dưới thi chính quyền ca Tng thng George W. Bush, và mt s quan chc quân s M tin rng k t lúc đó đáng ra đã phi có mt hàng không mu hm phi đi qua eo bin này.

Những bước đi ca M, t vic công b mt đi s quán trên thc tế mi Đài Loan cho ti thông qua Đạo lut Du hành Đài Loan khuyến khích các quan chc M đến thăm, đã làm căng thng leo thang hơn na gia Bc Kinh và Đài Bc.

********************

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan (RFA, 08/07/2018)

Hai tàu chiến của Hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến đi thường kỳ qua eo biển Đài Loan vào hai ngày 7 và 8/7. Hãng tin Reuters trích tuyên bố của thuyền trưởng Charlie Brown, phát ngôn nhân Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết như vậy hôm 8/7.

eo3

Hình minh hoạ. Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, khu khục hạm USS Halsey và tuần dương hạm USS Bunker Hill trên đường đi ra tập trận ở Thái Bình Dương hôm 11/8/2017 - AFP

Thuyền trưởng Brown cho biết các chuyến đi của tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan và Biển Đông đã được thực hiện trong nhiều năm.

Các giới chức Hoa Kỳ giấu tên cho Reuters biết hai tàu thực hiện chuyến đi là tàu Mustin và Benfold.

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 7/7 cho biết các tàu này đi theo hướng đông bắc và hoàn toàn theo đúng các quy định.

Tàu chiến Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan vào giữa lúc có những căng thẳng trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc từ trước tới nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và chưa bao giờ từ bỏ ý định sẽ dùng vũ lực thống nhất Đài Loan.

Mỹ dù công nhận chính sách một Trung Hoa nhưng vẫn giúp đỡ đảo quốc này trong quốc phòng, đồng thời là nguồn cung cấp vũ khí chính của Đài Loan.

Hoa Kỳ mới đây đã khai trương văn phòng ngoại giao tại Đài Bắc và thông qua dự luật cho phép các giới chức Hoa Kỳ tới thăm viếng Đài Loan. Điều này đã làm tăng thêm căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan

Chuyến đi của hai tàu chiến Mỹ được thực hiện sau khi Trung Quốc tiến hành một loạt các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan.

Hồi tháng trước, Reuters cho biết Mỹ đang xem xet đưa hàng không mẫu hạm tới Đài Loan nhưng đã không thực hiện vì lo ngại sẽ làm Trung Quốc tức giận.

Lần cuối cùng một hàng không mẫu hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan là vào năm 2007 dưới thời của Tổng thống George W. Bush.

Published in Châu Á
Trang 2 đến 2