Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quân đội Trung Quốc "lên gân" nhân dịp đầu năm 2019 RFI, 02/01/2019)

Trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ chỉ giảm nhẹ, đặc biệt vào cuối năm 2018 với cuộc hưu chiến thương mại, tờ báo chính thức của Quân Đội Trung Quốc vào đúng ngày đầu năm 01/01/2019 hôm qua đã ra một bài xã luận khẳng định ưu tiên hàng đầu của lực lượng võ trang Trung Quốc trong năm mới. Đó là tăng cường rèn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

tq1

Quân đội Trung Quốc làm lễ thượng cờ trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày đầu năm mới 01/01/2019. Reuters/Stringer

Theo một số nhà quan sát được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) trích dẫn, đây là một động thái khác thường, có mục tiêu phô trương thanh thế để thị uy.

Bài xã luận của tờ báo nêu bật ưu tiên số một : "Chúng ta cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt trong một cuộc chiến và tăng cường năng lực toàn diện của binh lính nhằm ứng phó với các tình trạng khẩn cấp… bảo đảm sao cho có thể chiến thắng trước các thách thức".

Những ưu tiên khác được tờ báo nêu lên là lên kế hoạch thấu đáo, thực hiện nghiêm chỉnh để phát triển, cải tiến và đổi mới quân đội, và xây dựng đảng vững mạnh trong hàng ngũ quân đội.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy việc nâng cao năng lực tác chiến của quân đội từ khi ông lên nắm quyền năm 2012. Đối với giới quan sát, việc tăng cường rèn luyện đồng nghĩa với phô trương sức mạnh, và việc nêu bật ưu tiên này ngay vào đầu năm có thể là dấu hiệu cho thấy đó là một phần quan trọng trong kế hoạch năm 2019.

Một cựu trung tá quân đội Trung Quốc, hiện là chuyên gia phân tích quân sự tại Nam Xương (tỉnh Giang Tây) đã giải thích với tờ SCMP rằng trong suốt 20 năm trước ngày ông giải ngũ vào năm 2004, việc luyện tập để sẵn sàng tác chiến luôn là một trong những công việc hàng đầu của quân đội. Tuy nhiên, điểm khác thường năm nay là việc luyện tập để chuẩn bị cho chiến tranh được nêu bật ngay đầu năm.

Đối với chuyên gia này, điều đó có nghĩa là ưu tiên đó trở thành kế hoạch toàn năm, cho dù ý định thực sự đằng sau động thái đó trước mắt chưa được rõ.

Theo cựu thứ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Lâm Trung Bân (Lin Chong Pin), mục tiêu của Quân Đội Trung Quốc không ngoài việc phô trương sức mạnh để thị uy : "Đặt ưu tiên cho việc rèn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh chỉ là một động thái thị uy để thúc đẩy sức mạnh ngoại giao mà quân đội Trung Quốc thường làm trong 4 thập niên qua, cho dù chưa hề đánh một nước khác trong thời gian đó".

Quan sát viên này ghi nhận : "Động thái này được đưa ra vào lúc mà Hoa Kỳ tăng sức ép lên Trung Quốc với một loạt chiến dịch quân sự. Nhưng tôi chắc chắn 100% là quân đội Trung Quốc sẽ không tiến hành bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, dù ở Biển Đông hay eo biển Đài Loan".

Diều hâu Trung Quốc đòi đánh chìm tàu sân bay Mỹ

Một trong những đối tượng mà Bắc Kinh nhắm đến trong việc thị uy chính là Mỹ. Theo cựu chuẩn đô đốc La Viện (Lou Yuan), một nhân vật nổi tiếng diều hâu trong giới chuyên gia quân sự Trung Quốc, thì muốn thắng Mỹ, chỉ cần đánh chìm hai tàu sân bay của Hoa Kỳ, với 5.000 người trên mỗi chiếc.

Trang thông tin Úc news.com.au đã trích dẫn hãng tin Đài Loan CAN cho biết trong tham luận ngày 20/12 tại một hội nghị ở Thâm Quyến (Trung Quốc), nhà bình luận quân sự này khẳng định rằng tử huyệt của Mỹ chính là tàu sân bay, và các tên lửa hành trình. Đạn đạo chống hạm mới của Trung Quốc có thể tấn công các hàng không mẫu hạm Mỹ kể cả khi nằm giữa một hệ thống phòng thủ chặt chẽ.

Đối với ông La Viện, "những gì Mỹ lo sợ nhất là thương vong" và khi hai tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm, điều đó có nghĩa là 10.000 người làm việc trên tàu sẽ thiệt mạng, "chúng ta sẽ thấy người Mỹ sợ hãi như thế nào".

Trọng Nghĩa

*****************

Tập Cận Bình dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực (RFI, 02/01/2019)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài diễn văn hôm nay, 02/01/2019, tuyên bố việc Đài Loan độc lập sẽ dẫn đến "thảm họa". Ông Tập cổ vũ cho sự "thống nhất" một cách hòa bình, nhưng đồng thời cảnh cáo không loại trừ việc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Loan.

tq2

Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh cáo Đài Loan trong bài diễn văn ngày 02/01/2019. AFP/POOL/Mark Schiefelbein

Song song đó, tờ Giải Phóng Quân Báo vừa công bố các mục tiêu cho năm 2019, kêu gọi "chuẩn bị chiến tranh". Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget tường trình :

"Tăng cường huấn luyện và chỉnh đốn thái độ binh lính để có thể sẵn sàng trong trường hợp xung đột : quân đội Trung Quốc giương oai diễu võ trong chương trình năm mới đầy tính hiếu chiến. Tờ báo chính thức của Giải phóng quân Trung Quốc viết : "Chuẩn bị chiến tranh trở thành điều căn bản, đây phải là hướng chính".

Trong khi căng thẳng không ngừng tăng lên với láng giềng Đài Loan, kế hoạch này như một lời cảnh báo cho những ý định độc lập của hòn đảo. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc liên tục cho máy bay và tàu chiến quần thảo xung quanh Đài Loan. Và cách đây vài ngày, chính quân đội Trung Quốc đã cảnh cáo chính quyền Đài Bắc là sẽ rơi vào ngõ cụt nếu cố gắng ngăn trở việc thống nhất với Hoa lục.

Trong bài diễn văn đọc sáng nay tại Bắc Kinh, vị chủ tịch đầy quyền lực Tập Cận Bình đồng thời là chủ tịch Quân ủy Trung ương đã răn đe : "Trung Quốc không loại trừ việc sử dụng vũ lực để chống lại các lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan".

Ông Tập Cận Bình cho rằng việc thống nhất theo chính sách "Một đất nước, hai chế độ" sẽ "bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của đồng bào Đài Loan". Chủ tịch Trung Quốc gợi ý cho thảo luận rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội, nhưng với điều kiện tiên quyết là phải công nhận nguyên tắc "chỉ có một nước Trung Hoa".

Phát biểu ngay sau bài diễn văn của ông Tập, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định đảo quốc không thể chấp nhận đề nghị trên, nhấn mạnh việc thương lượng phải trên cơ sở giữa hai chính phủ với nhau. Trong diễn văn đầu năm mới hôm qua, bà cũng đề nghị Bắc Kinh giải quyết bất đồng một cách hòa bình, và tôn trọng những giá trị dân chủ của Đài Loan.

Nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít Hồng Kông bình luận : "Ông Tập tuyên bố :' Chúng tôi sẵn sàng thương lượng, nhưng trước hết quý vị phải đầu hàng đi !' Như thế thì chẳng đối thoại với ai được». Dân biểu Hồng Kông Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) nhận định : "Trung Quốc đang nuốt chửng Hồng Kông trong mọi lãnh vực, nhưng lại giải thích rằng Hồng Kông là mẫu mực tuyệt vời cho Đài Loan. Đó là một trò đùa !".

Thụy My

*******************

Tập Cận Bình nói Đài Loan 'phải và sẽ' hợp nhất với Trung Quốc (BBC, 02/01/2019)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi người dân Đài Loan chấp nhận rằng họ 'phải và sẽ' hợp nhất với Trung Quốc.

tq3

Quân đội Đài Loan diễu hành - Hình minh họa

Trong bài phát biểu đánh dấu 40 năm kể từ khi cải thiện mối quan hệ với Đài Loan, ông Tập nhắc lại lời kêu gọi thống nhất ôn hòa với Bắc Kinh trên cơ sở một quốc gia hai thể chế. Tuy nhiên, ông nói Trung Quốc có quyền sử dụng vũ lực.

Trong khi Đài Loan tự trị và độc lập trên thực tế, Bắc Kinh coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai.

Chủ tịch Trung Quốc cho biết cả hai bên là một phần một đại gia đình Trung Quốc và rằng nền độc lập của Đài Loan là "một dòng chảy ngược lịch sử và là ngõ cụt".

Người dân Đài Loan "phải hiểu rằng độc lập sẽ chỉ mang lại khó khăn", ông Tập nói và thêm rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ hình thức hành động nào thúc đẩy nền độc lập của Đài Loan.

Ông cũng nhấn mạnh rằng quan hệ với Đài Loan là "một phần chính trị nội bộ của Trung Quốc" và rằng "sự can thiệp của nước ngoài là không thể chấp nhận được".

Bắc Kinh "bảo lưu lựa chọn thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết chống lại các lực lượng bên ngoài can thiệp vào việc thống nhất hòa bình", ông nói.

Một ngày trước bài phát biểu của ông Tập, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng Bắc Kinh nên chấp nhận sự tồn tại của Đài Loan và sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết mâu thuẫn với hòn đảo này.

Trung Quốc nên "tôn trọng sự kiên quyết của 23 triệu người về tự do và dân chủ, và phải sử dụng hòa bình, công bằng để xử lý sự khác biệt của chúng tôi", bà nói thêm.

Vào tháng 11, đảng chính trị của bà Thái Văn Anh đã vấp phải một thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử khu vực được Bắc Kinh coi là một đòn giáng mạnh vào lập trường ly khai của bà.

Vấn đề vì đâu ?

Đài Loan là một nền dân chủ tự trị và trên thực tế đã hoạt động như một quốc gia độc lập kể từ năm 1950, khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc bị lực lượng cộng sản đánh đuổi ở Đại lục và chạy sang hòn đảo này.

Tuy nhiên, Trung Quốc coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai - không phải là một quốc gia theo đúng nghĩa của nó - một ngày nào đó sẽ được hợp nhất hoàn toàn với đất liền.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng trở nên quyết đoán đối với các yêu sách của mình.

Ví dụ, Trung Quốc khẳng định rằng các quốc gia khác chỉ có thể có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hoặc Đài Loan chứ không phải cả hai.

Bắc Kinh đã giành được ngày càng nhiều trong số các đồng minh quốc tế ít ỏi của Đài Bắc, những nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo này và thay vào đó thiết lập quan hệ với Trung Quốc.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng buộc các hãng hàng không và khách sạn nước ngoài liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc trên trang web của họ.

****************

Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong (VOA, 02/01/2019)

Hàng ngàn người biu tình đã xung đường Hong Kong hôm 1/1 đ đòi dân ch, các quyn cơ bn và thm chí là đc lp khi Trung Quc trong bi cnh h phi đi mt vi s đàn áp gia tăng ca Đng Cng sn Trung Quc đi vi các quyn t do đa phương.

tq4

Cuộc biu tình đu Năm Mi thu hút đông đo người dân Hong Kong

Trong năm qua, Mỹ và Anh đã bày t quan ngi v mt s v vic mà h cho rng đã phá hoi lòng tin v t do và t tr ca Hong Kong dưới s cai tr ca Trung Quc.

Những v vic này bao gm b tù các nhà hot đng, cm các đng phái chính tr c súy đc lp và trục xut trên thc tế mt nhà báo phương Tây và ngăn cn các nhà hot đng dân ch ra ng c.

Cuộc biu tình vào năm mi cũng bao gm li kêu gi khi đng li các cuc ci cách dân ch đã b ngưng tr và đu tranh vi ‘đàn áp chính tr’ ca Bc Kinh.

"Nhìn lại mt năm trôi qua, đó là mt năm rt ti t… Pháp tr Hong Kong đang tht lùi", Jimmy Sham, mt trong nhng người t chc cuc biu tình, cho biết.

Những nhà t chc cho biết cuc tun hành có 5.500 người tham gia – điu chnh li con s ước tính lúc đầu là 5.800 người trong khi cnh sát nói rng có 3.200 xung đường vào lúc cao đim ca cuc tun hành.

Mặc dù chính quyn Hong Kong đã đàn áp quyết lit phong trào đòi đc lp, điu này không h ngăn khong 100 nhà hot đng đòi đc lp tham gia cuc tuần hành. H trương nhng biu ng và hô vang nhng khu hiu đòi Hong Kong tách ra khi Trung Quc.

Trung Quốc xem Hong Kong là phn lãnh th không th tách ri ca h và lên án ‘nhng k ly khai’ là mi đe da đi vi ch quyn quc gia, ngay c khi phong trào đòi độc lp không giành được nhiu s ng h ca người dân.

"Chính quyền s tiếp tc đàn áp phong trào đc lp ca Hong Kong, nhưng phong trào s ngày càng ln mnh", Baggio Leung, mt lãnh đo phong trào đc lp, nói và cho biết mt s thành viên trong nhóm của ông đã b các băng đng ‘tam hoàng’ quy phá trước khi cuc tun hành din ra.

Trong một đng thái chưa tng có tin l vào năm ngoái, chính quyn Hong Kong đã cm Đng Dân tc Hong Kong vi lý do an ninh quc gia vì lp trường đòi đc lp của đng này.

Nhà báo phương Tây Victor Mallet trên thc tế đã b trc xut khi Hong Kong chng lâu sau khi ông có cuc trò chuyn vi lãnh đo Đng Dân tc Hong Kong ti mt câu lc b báo chí.

Việc t chi cp th thc cho Mallet mà cho đến nay chính quyền Hong Kong vn không đưa ra li gii thích, đã b mt s chính ph nước ngoài ch trích.

Một s người biu tình còn đem theo chân dung ca Theresa Cheng, quan chc tư pháp cao nht ca đc khu, vi dòng ch ‘Truy nã’ đ lên án quyết đnh ca bà này ngưng một cuc điu tra tham nhũng đi vi ông Lương Chn Anh, cu đc khu trưởng và là người thân Bc Kinh, mà không đưa ra li gii thích tha đáng.

"Tôi lo ngại rng áp lc s tiếp tc", ông Joseph Cheng, mt nhà vn đng nhân quyn kỳ cu và là mt giáo sư về hưu vn đang gây qu ‘công lý’ cho nhng nhà hot đng phi chu chi phí pháp lý cao ngt cho mt s phiên tòa.

"Chúng tôi sẽ đi mt vi mt vài năm rt khó khăn, nhưng chúng tôi phi kiên đnh… Không ging như trong đi lc, ít nht chúng tôi còn có quyền phn đi", ông Cheng nói.

********************

Dân Hồng Kông tuần hành đòi dân chủ (RFI, 02/01/2019)

Khoảng vài nghìn người dân Hồng Kông đã xuống đường đúng ngày đầu năm 01/01/2019 để yêu cầu được hưởng một nền dân chủ toàn vẹn, tôn trọng những quyền cơ bản và thậm chí là độc lập với Trung Quốc. Nhiều người biểu tình cho rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đang bóp nghẹt các quyền tự do ở Hồng Kông.

tq5

Cuộc tuần hành đầu năm đòi dân chủ ở Hồng Kông ngày 01/01/2019. Reuters/Tyrone Siu

Theo thống kê của các nhà tổ chức, cuộc tuần hành đầu năm mới đã thu hút khoảng 5.800 người nhằm yêu cầu khôi phục các biện pháp cải cách dân chủ và phản đối "hành động trấn áp chính trị" của Bắc Kinh.

Ông Jimmy Sham, một nhà đồng tổ chức cuộc tuần hành, nhận xét : "Nếu nhìn lại năm vừa qua, đó là một năm rất xấu. Nhà nước pháp quyền bị thụt lùi ở Hồng Kông".

Hãng tin Reuters cho biết hàng trăm nhà đấu tranh vì độc lập cho Hồng Kông đã tham gia đoàn tuần hành bất chấp các biện pháp ngăn chặn của chính quyền. Trong đoàn người biểu tình xuất hiện nhiều băng-rôn, khẩu hiệu ủng hộ ly khai.

Đối với Bắc Kinh, Hồng Kông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và "toàn vẹn lãnh thổ quốc gia" đang bị hoạt động của "các nhà ly khai" Hồng Kông đe dọa, dù phong trào đấu tranh đòi độc lập cho Hồng Kông không thực sự được ủng hộ rộng rãi trong dân chúng.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Trung Quốc dọa có thêm hành động với Đài Loan (VOA, 26/04/2018)

Bắc Kinh ngày 25/4 đe da rng mt lot các cuc tp trn ca Trung Quc gn Đài Loan được thiết kế đ gi mt thông đip rõ ràng ti hòn đo này và Trung Quc s tiến thêm một bước na nếu các lc lượng đc lp ca Đài Loan tiếp tc làm theo ý h, trong khi Đài Loan lên án đe da vũ lc.

dailoan1

Hàng không mẫu hm Liêu Ninh ca Trung Quc tham gia mt cuc din tp quân s ca Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc Tây Thái Bình Dương, ngày 18 tháng 4, 2018.

Tại cuc hp báo thường kỳ, ông Mã Hiu Quang, phát ngôn nhân Văn phòng ca Trung Quc ph trách các vn đ v Đài Loan, nói "Đ bo v ch quyn và s toàn vn lãnh th ca đt nước, chúng tôi có ý chí kiên quyết, nim tin trn vn và đ kh năng đ phá tan mưu đ li khai đc lp Đài Loan dưới bt kỳ hình thc nào".

"Nếu các lc lượng đc lp Đài Loan tiếp tc làm theo ý h, chúng tôi s thc hin thêm các bước na", ông Mã nhn mnh.

Đáp lại, cơ quan ph trách chính sách Trung Quc ca chính ph, Hi đng Đi lc, nói người dân Đài Loan không th chp nhn áp lc quân s và nhng li đe da ca Trung Quc, điu mà theo h đã gây tn hi ti hòa bình ở Eo bin Đài Loan.

"Phía đại lc không nên quy hu qu ca s thiếu suy xét cho Đài Loan. Đây là mt hành đng cc kỳ vô trách nhim", Hi đng nói thêm.

Trung Quốc Dân Quốc là mt quc gia có ch quyn, Hi đng nói, s dng tên chính thc ca Đài Loan, và s không cho phép bt c li vu khng hay ch trích nào t Trung Quc.

"Chúng tôi nghiêm khắc cnh báo phía bên kia đng sinh s na. Ch có t b uy hiếp vũ lực, đi din hin thc kim soát riêng r Eo bin Đài Loan, và có s giao tiếp và đi thoi thc tin thì mi hóa gii được khác bit".

Trong năm qua, Trung Quốc đã tăng cường các cuc tp trn quân s quanh đo Đài Loan dân ch, bao gm điu máy bay ném bom và các máy bay quân sự khác bay quanh hòn đo t tr này. Tun trước Trung Quc đã din tp eo bin Đài Loan nhy cm.

Bộ quc phòng Đài Loan hôm th Ba cho biết s mô phng đy lùi mt lc lượng xâm lược, sa cha khn cp mt căn c không quân lớn và s dng máy bay dân s không người lái, mt phn trong các cuc din tp quân s bt đu vào tun sau.

**********************

Trung Quốc nói đang chuẩn bị những bước tiếp theo nhắm vào Đài Loan (RFA, 25/04/2018)

Trung Quốc hôm 25/4 nói nước này đã chuẩn bị cho những bước kế tiếp để chống lại các bước đi đòi độc lập của Đài Loan.

dailoan2

Hình chụp hôm 24/4/2018 cho thấy máy bay chiến đấu J15 đậu trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong một cuộc tập trận ngoài biển Hoa Đông. AFP

Phát biểu tại buổi họp báo định kỳ, ông Ma Xiaoguang, người phát ngôn của Văn phòng quan hệ với Đài Loan của Trung Quốc nói rằng những cuộc tập trận vừa qua của Trung Quốc gần Đài Loan đã gửi ra một thông điệp rõ ràng rằng Trung Quốc chắc chắn và có đủ khả năng chống lại bất cứ kế hoạch hay hành động đòi độc lập nào của Đài Loan. Ông Mã đe dọa nếu Đài Loan có bất cứ hành động nào theo hướng đòi độc lập thì Trung Quốc sẽ có những hành động tiếp theo.

Hồi tuần trước, Đài Loan đã lên tiếng phản đối những cuộc tập trận của Trung Quốc gàn đây tại eo biển Đài Loan, coi đây là sự đe dọa cho hòa bình và ổn định của khu vực. Phía Đài Loan cũng nói sẽ không có nhượng bộ đối với Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 24/4 cho biết nước này sẽ thwujc hiện một cuộc tập trận giả định bị Trung Quốc xâm lược.

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, cuộc tập trận hàng năm này sẽ diễn ra vào tháng sáu, kéo dài 5 năm ngày và có bắn đạn thật trên bờ biển.

Đài Loan tách khỏi Trung Quốc vào năm 1949. Tuy nhiên Trung Quốc từa trước đến nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và chỉ chờ ngày được thống nhất.

Published in Châu Á

Đài Bắc tố cáo Trung Quốc làm rùm beng cuộc tập trận tại eo biển Đài Loan (RFI, 18/04/2018)

Bộ quốc phòng Đài Loan, hôm nay, 18/04/2018, cho biết, cuộc tập trận của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan, bắt đầu sáng nay và kết thúc vào lúc nửa đêm, thực ra chỉ có sự tham gia của lực lượng pháo binh với các bài tập bắn đạn thật "như thông lệ".

dailoan1

Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) và bộ trưởng quốc phòng Nghiêm Đức Pháp (Yen Teh-fa) quan sát cuộc tập trận gần căn cứ hải quân gần Nghi Lan (Yilan), ngày 13/04/2018. ReutersTyrone Siu

Phát ngôn viên bộ quốc phòng Đài Loan, Trần Trung Cát (Chen Chung-chi) nói với AFP : "Trung Quốc cố tình đưa tin giả thổi phồng, làm ầm ĩ cuộc tập trận, trong khi đây chỉ là một cuộc tập trận quy mô nhỏ".

Tuần trước, Bắc Kinh thông báo cuộc tập trận bắn đạn thật trong eo biển Đài Loan nhưng không cho biết chi tiết. Một số nguồn tin còn phỏng đoán là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cũng tham gia cuộc tập trận. Theo một số quan chức Trung Quốc, cuộc tập trận bắn đạn thật là lời cảnh báo cho phe ủng hộ độc lập tại Đài Loan.

Chuyên gia Jean-Philippe Béja, thuộc Viện Khoa Học Chính Trị (Sciences Po), nhận định về cuộc tập trận này :

"Tại Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 hồi tháng 11 năm ngoái, Tập Cận Bình đã thông báo là Trung Quốc chấm dứt chính sách đối ngoại "ẩn mình chờ thời" trên sân khấu chính trị quốc tế cũng như trong hồ sơ mà Bắc Kinh coi là nội bộ quốc gia. Do vậy, chúng ta nhận thấy có một sự cứng rắn cực kỳ rõ ràng đối với Hồng Kông. Đương nhiên, Bắc Kinh tỏ ra khó chịu về việc bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến - trên lý thuyết là chủ trương Đài Loan độc lập, trở thành tổng thống.

*****************

Liệu Trung Quốc có thừa nhận Mẫu hạm Liêu Ninh là cọp giấy ? (CaliToday, 18/04/2018)

Công việc đòi hỏi "một chút may mắn cộng với một cơ thể mạnh mẽ và tâm trí" để hạ cánh một chiếc máy bay một cách an toàn trên boong hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc là Liêu Ninh, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã tiết lộ.

dailoan2

Mẫu hạm Liêu Ninh là cọp giấy ? Photo Credit : AP

Một báo cáo về của cơ quan truyền thông của Trung Quốc đã trích dẫn lời một phi công kỳ cựu có 17 năm kinh nghiệm có tên là ông Xu. Ông nói rằng việc cất cánh từ một hàng không mẫu hạm thì dễ dàng hơn nhiều do tàu được tân trang lại cho sự cất cánh ngắn và hệ thống được sử dụng để dừng máy bay sau khi phi cơ đáp trên boong tàu.

Để cất cánh nhanh chóng từ mẫu hạm, máy bay chiến đấu như J-15 phải thả vũ khí và nhiên liệu để giảm trọng lượng phóng.

CCTV cho biết Hải quân của Quân đội Giải phóng nhân dân đã thực hiện nhiều đợt trang bị cho hàng không mẫu hạm kể từ khi tàu được đưa vào hoạt động vào năm 2012, sau tám năm nỗ lực để hoàn thành chiếc mẫu hạm củ được xây dựng ở Ukraine trước khi được bán và đưa tới cảng tại Đại Liên.

Theo Bộ quốc phòng Trung Quốc, thiết bị và hệ thống chính trên tàu Liêu Ninh - hơn 1.200 mặt hàng công kỷ nghệ - đều được phát triển trong nước.

Một phần của hệ thống hỗ trợ hàng không là một máy bay phản lực được thiết kế và chế tạo từ xa, có thể chịu được nhiệt độ cao đến 1.800C. Thiết bị này, còn gọi là hàng rào nổ, là cần thiết để chuyển hướng xả năng lượng cao từ động cơ phản lực.

Hãng vận tải Trung Quốc thường sử dụng tua bin hơi và có thể đạt tốc độ tối đa 28 hải lý (51,9 km / h). Nhưng nó đã tụt hậu đáng kể so với các hãng vận tải hạt nhân của Hoa Kỳ.

Báo cáo trên truyền hình nhằm tăng cường ủng hộ cuộc diễn tập hải quân tuần qua của Hải quân Trung Quốc đã đưa ra rằng chiếc Liêu Ninh này không có nhiều cơ hội để trang bị thêm nữa do những hạn chế về cấu trúc và những khiếm khuyết "bẩm sinh" - và PLA đang lo lắng nâng cấp đội Hàng không mẫu hạm này.

Những lời chỉ trích của J-15 đã xuất hiện tại một số cơ quan truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và các báo quân sự chính của chính quyền trong năm nay, nói rằng những thiếu sót của máy bay rõ ràng là do các máy bay chiến đấu thuộc thế hệ thứ ba.

Chiếc J-15, một bản sao của Sukhoi Su-33 Nga, không thể sánh được với khả năng cất cánh thẳng đứng của chiếc F-35 của Mỹ. Các chuyên gia phân tích cho hay chiếc J-15 gần ngang hàng với chiếc máy bay xung kích hai động cơ Grumman F-14 Tomcat của Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu hơn một thập niên trước và đã được thay thế bởi Boeing F / A-18E / F Super Hornet.

Tuy nhiên, đại úy cao cấp Cao Weidong, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nghiên cứu Quân sự Hải quân PLA, nói rằng Liêu Ninh đã cùng với các nhóm tàu khu trục, tàu khu trục nhỏ, tàu ngầm và máy bay trong một đoàn xe tăng cường khả năng của Hải quân trong việc phối hợp và kết hợp một đội tàu và máy bay tuần tra biển và các cuộc tấn công lội nước.

Ông Wu Peixin, một nhà phân tích quốc phòng ở Bắc Kinh, nói với People’s Daily rằng 10 năm trước, các nhà quan sát ở nước ngoài sẽ không tưởng tượng được rằng Trung Quốc có thể xây dựng và sắp xếp một hải đội tấn công hoàn chỉnh cho hàng không mẫu hạm ngay sau đó.

"Nhưng bây giờ, khác với Liêu Ninh, chúng tôi sẽ sớm bắt đầu vận hành một HKMH được kiến tạo trong nước và một số tàu khu trục lớn nhất thế giới, như các tàu khu trục lớp 055 loại 10.000 tấn, mà một số chuyên gia hải quân nước ngoài gọi là tuần dương hạm".

Ngọc Thạch

(theo National Interest)

Published in Châu Á