Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm 1/9, quân đi Đài Loan ln đu tiên bn h mt máy bay không người lái dân dng không rõ ngun gc đi vào không phn ca h gn mt hòn đo ngoài khơi b bin Trung Quc, sau khi chính ph Đài Loan tuyên b s thc hin các bin pháp cng rn đ đi phó vi s gia tăng ca các v xâm nhp như vy, theo Reuters.

drone1

Quân đi Đài Loan ln đu tiên bn h mt máy bay không người lái dân dng không rõ ngun gc - nh minh h a.

Bc Kinh, tuyên b Đài Loan thuc v Trung Quc trước s phn đi mnh m ca chính quyn Đài Bc, t chc các cuc tp trn quân s xung quanh hòn đo k t đu tháng trước đ phn ng vi chuyến thăm Đài Bc ca Ch tch H vin Hoa K Nancy Pelosi.

B ch huy phòng th Kim Môn, mt cm đo do Đài Loan kim soát đi din vi các thành ph H Môn và Tuyn Châu ca Trung Quc, cho biết trong mt tuyên b do B Quc phòng Đài Loan công b rng máy bay không người lái này đã xâm nhp vào vùng không phn hn chế trên Đo Sư t ngay đu gi chiu ngày 1/9.

Quân đi trên hòn đo đã c gng cnh báo xua đui máy bay này nhưng không có tác dng, vì vy đã bn h nó, các mnh v ca nó rơi xung bin, tuyên b cho biết thêm.

Hôm 30/8, Đài Loan bn cnh cáo mt máy bay không người lái ln đu tiên ngay sau khi Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn ra lnh cho quân đi thc hin "các bin pháp đáp tr mnh m" chng li nhng gì mà bà gi là các hành đng khiêu khích ca Trung Quc.

Ông Chiu Chui-cheng, Phó trưởng Hi đng ca Đài Loan v hoch đnh chính sách trong quan h vi Trung Quc đi lc, nói vi các phóng viên Đài Bc rng Đài Loan có thm quyn hp pháp đ thc hin "các bin pháp phòng v cn thiết", vì máy bay Trung Quc không được phép vào vùng không phn Kim Môn.

Ông nói rng các bin pháp đó bao gm buc máy bay phi ri khi hoc h cánh.

Phát biu trước các lc lượng vũ trang hôm 1/9, bà Thái cho biết Trung Quc đang s dng máy bay không người lái và các chiến thut "vùng xám" khác đ nhm đe da Đài Loan, văn phòng ca bà trích dn li bà phát biu trong mt tuyên b.

Bà Thái mt ln na nhn mnh rng Đài Loan s không kích đng tranh chp nhưng điu đó không có nghĩa là h s không có bin pháp đáp tr, tuyên b cho biết thêm.

Published in Châu Á

Trung Quốc khoe "máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh"

Thu Thủy, VietTimes, 04/09/2021

UAV tàng hình GJ-11 (hay còn gọi là UAV Lợi Kiếm) của Trung Quốc được biết đến là đối tác vàng của máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Sự ra đời của nó được cho là đã khiến Mỹ và Anh kinh ngạc.

uav1

Máy bay không người lái GJ-11 trên xe kéo trình làng tại lễ diễu binh kỉ niệm Quốc khánh Trung Quốc năm 2019 (Ảnh : Xinhua).

Theo trang tin Dwnews ngày 3/9, GJ-11 (Công Kích-11) là máy bay không người lái tấn công tốc độ cao cánh dơi tàng hình đầu tiên trên thế giới đã chính thức được đưa vào sử dụng. Nó có thể mang nhiều bom dẫn đường có cánh lượn và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như đột kích đường không và chế áp hệ thống phòng không đối phương. GJ-11 có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu độc lập, hóa thân thành một máy bay ném bom tàng hình ; cũng có thể phối hợp với máy bay chiến đấu tàng hình J-20, thậm chí đảm nhiệm vai trò như một "người bạn sát cánh trung thành" để tạo ra cuộc tấn công tàng hình tốc độ cao kiểu "bầy sói" và giành quyền khống chế trên không. Vì vậy, GJ-11 được coi là "thanh kiếm sắc bén" số một trong hệ thống UAV của quân đội Trung Quốc (PLA).

GJ-11 dài khoảng 10m, sải cánh 14m, trọng lượng cất cánh 10 tấn. Đồng thời, nó được lắp động cơ phản lực WS-19 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, có bán kính chiến đấu hơn 1.500 km, thời lượng bay liên tục hơn 6 giờ.

Máy bay không người lái GJ-11 xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên trong lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc (1/10/2019), cho thấy loại vũ khí này đã được trang bị cho quân đội. Video phát trên CCTV của Trung Quốc cho biết, khi đó, Đài truyền hình quốc gia Nga nói rằng hình dạng độc đáo của đôi cánh khiến máy bay không người lái GJ-11 gần như vô hình trước sóng radar, còn người dẫn tin tức của Anh thì đã thốt lên "Really amazing" (thật đáng kinh ngạc).

uav2

GJ-11 diễu hành cùng các mẫu UAV quân sự khác. Kích thước GJ-11 rất lớn so với các mẫu UAV khác (Ảnh : Dwnews).

Ngoài ra, tạp chí khoa học hàng không vũ trụ Tri thức hàng không của Trung Quốc ngày 3/9 đã đăng bài có tiêu đề "Đây là đối tác vàng của J-20 chăng ? Máy bay không người lái tàng hình GJ-11 đã gần đạt tới sự hoàn hảo". Bài báo viết : "Chiếc máy bay không người lái tấn công này một lần nữa gây chấn động thế giới khi nó ra mắt. Nó đã được đưa vào phục vụ trước các máy bay không người lái tương đương của Mỹ và châu Âu, khiến người Mỹ buộc phải đưa ra chỉ trích, nói rằng số bom đạn mà nó mang theo là quá lớn, vi phạm công ước quốc tế".

Theo bài báo, về khả năng tấn công, GJ-11 chủ yếu hoạt động tấn công mục tiêu trên mặt đất và có thể mang nhiều loại tên lửa không đối đất hoặc bom có ​​tính n phá cao. Nhưng do phi có thêm tính năng tàng hình, nên khoang vũ khí phi đặt bên trong máy bay. Nó cũng có kh năng mang tên la không đối không. Do hiện nay là thời đại chiến trường kết nối mạng nên GJ-11 mang tên lửa không đối không có thể được sử dụng như một bệ phóng cơ động trên không, sử dụng khả năng tàng hình của nó để phục kích hoặc tấn công lén các máy bay chiến đấu của đối phương với sự dẫn đường của các máy bay chiến đấu khác hoặc từ dưới mặt đất.

Bài báo của Tri thức Hàng không chỉ ra rằng, GJ-11 có thể mang nhiều vũ khí nên nếu cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các máy bay chiến đấu như J-20 hay J-16, nó có thể phóng tên lửa dưới sự điều khiển của phi công chiếc máy bay tiêm kích. Một mặt, phương thức tấn công như vậy làm tăng mật độ hỏa lực của một cuộc tấn công ; mặt khác, nó cũng có thể trực tiếp nâng cao sự an toàn chocác phi công của máy bay chiến đấu có người lái.

Theo phán đoán, với đôi cánh có thể gập lại của GJ-11, nhiều khả năng nó có khả năng được đưa lên tàu chiến. Khi GJ-11 được triển khai trên tàu, nó sẽ có hai kiểu tác chiến. Thứ nhất là chiến đấu một mình. Với khả năng tàng hình tốt, nó có thể trực tiếp đột phá các lớp mạng lưới phòng thủ của đối phương. Kiểu tác chiến thứ hai là phối hợp với máy bay cất cánh từ tàu sân bay hoặc máy bay ném bom H-20, hỗ trợ hỏa lực mạnh nhất khi hoạt động với vai trò máy bay yểm trợ.

GJ-11 là kiểu máy bay tấn công không người lái tàng hình cỡ lớn được thiết kế bởi Viện nghiên cứu và thiết kế máy bay (AVIC) Thẩm Dương và được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hồng Đô (Hongdu) chế tạo ; có bố cục cánh dơi và cửa lấy khí tàng hình. Người thiết kế chính của GJ-11 là Lưu Chí Mẫn, Phó giám đốc Viện AVIC Thẩm Dương

Dự án máy bay chiến đấu không người lái mang tên "Lijian" (Lợi Kiếm, tên tiếng Anh là Sharp Sword) được khởi động vào năm 2009 và chiếc đầu tiên được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày 13/12/2012, sau đó bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất. Cổng nạp khí tàng hình phản bức xạ thấp tiên tiến của máy bay đã được thử nghiệm trên bệ xe trong hơn một tháng trong quá trình chạy thử nghiệm phối hợp với động cơ.

13 giờ ngày 21/11/2013, chiếc máy bay cường kích chiến đấu không người lái Lijian đầu tiên đã thực hiện thành công chuyến bay tại một trung tâm bay thử nghiệm ở Tây Nam Trung Quốc. Sự kiện này cũng đánh dấu việc Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Pháp và Anh thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu không người lái chuyên dụng.

Vào ngày 24/5/2016, cơ quan truyền thông chính thức của AVIC Tin tức Hàng không Trung Quốc đã đưa tin dự án "đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc, đã đột phá một số công nghệ quan trọng trong lĩnh vực máy bay không người lái và lấp đầy khoảng trống trong nước". Người bình luận quân sự của mạng Guancha cho rằng máy bay được chấp nhận có nghĩa là dự án này chính thức kết thúc và chuyển sang dự trữ kỹ thuật. Có tin nói rằng Trung Quốc hiện đang phát triển loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20, có một số tính năng kỹ thuật tương tự như B-2 của Mỹ ; một phần công nghệ của Lijian cũng có thể được áp dụng vào loại máy bay ném bom chiến lược này.

Vào cuối tháng 12/2017, một bức ảnh về mô hình Lijian dưới dạng quà lưu niệm được nhân viên nội bộ của AVIC tung lên mạng Internet, mô hình này có tất cả các chi tiết ngoại hình của máy bay thật. Có thể thấy đây là phiên bản cuối cùng với cửa phụt ở đuôi đã không thể nhìn thấy được.

Lần đầu tiên Lijian xuất hiện trước công chúng là trên xe kéo tại cuộc diễu binh mừng Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 70 năm 2019 với tên gọi GJ-11, cho thấy loại vũ khí này đã được trang bị cho quân đội.

Thu Thủy

******************

Máy bay không người lái quân sự – cuộc ganh đua quyết liệt giữa Trung Quốc và Mỹ

Sau khi Trung Quốc giao một lô CH-92A cho Serbia vào tháng 7/2020, gần đây báo chí lại đưa tin rằng Bắc Kinh đã xuất khẩu 48 UAV YL-2 cho Pakistan. Điều này cho thấy công nghệ UAV quân sự của Trung Quốc đã có thực lực và ngày càng được nhiều quốc gia công nhận. Có vẻ Trung Quốc đã thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ trong lĩnh vực UAV quân sự.

uav3

Ông Tập Cận Bình đến thị sát cơ sở thí nghiệm, dạy học và đào tạo người điều khiển UAV ở Đại học Hàng không (Ảnh : Đa Chiều).

Ngày 16/8, trang tin Hoa ngữ Đa Chiều đăng bài cho biết, hôm 23/7, trước ngày thành lập PLA (1/8), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn tới thị sát Trường Đại học Hàng không Không quân và đến phòng thí nghiệm máy bay không người lái (UAV), kiểm tra cơ sở dạy, học UAV và tìm hiểu về đào tạo sĩ quan vận hành UAV. Ông nói : "Hiện nay một số lượng rất lớn các hệ thống UAV đang xuất hiện, tác chiến UAV đang làm thay đổi sâu sắc diện mạo chiến tranh". Ông lập tức đưa ra các yêu cầu như "tăng cường nghiên cứu tác chiến UAV, tăng cường xây dựng nghiệp vụ UAV và tăng cường giáo dục, huấn luyện thực chiến".

Trong chuyến thị sát này, ông Tập Cận Bình cho thấy trong bối cảnh thời đại hiện nay UAV đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có quân sự ; ở cấp quốc gia, Trung Quốc rất coi trọng UAV quân sự và có thể đoán trước tới đây sẽ đầu tư mạnh mẽ các nguồn tài nguyên và tinh lực, để phát huy vai trò then chốt của nó trong triển vọng phát triển quân sự.

uav4

UAV CH-5 của Trung Quốc (Ảnh : Đa Chiều).

Tuy nhiên, đối với cả Trung Quốc và Mỹ, sự phát triển của UAV quân sự đều đang ở giai đoạn thăng hoa, vừa có khả năng không giới hạn lại có nhiều tính không xác định. Liệu hai quốc gia ai sẽ chiến thắng trong tương lai, hiện khó đoán trước được.

Cạnh tranh quyết liệt về UAV quân sự

Phương tiện không người lái, hay UAV, theo nghĩa rộng, dùng để chỉ phương tiện không có người lái trên mặt đất, phương tiện bay không người lái, phương tiện dưới nước không người lái và phương tiện không người lái trên không gian vũ trụ, v.v. ; theo nghĩa hẹp là dùng để chỉ các phương tiện bay không người lái. Máy bay không người lái quân sự là một đường đua hấp dẫn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Trung Quốc và Mỹ.

UAV của quân đội Mỹ có công nghệ tiên tiến nhất, chủng loại đa dạng nhất và danh tiếng cao nhất. Loại RQ-4A Global Hawk đã giữ kỷ lục về ba chỉ số thời gian bay, khoảng cách và độ cao trong nhiều năm. Loại X-47B mới cất và hạ cánh trên tàu sân bay và UAV tấn công MQ-1 Predator, phiên bản nâng cấp của UAV MQ-1 Predator là MQ-9 Reaper và RQ-11 Raven với khả năng chiến đấu ưu việt và được trang bị quy mô lớn...dường như là những mẫu tốt nhất đang hoạt động trong lĩnh vực UAV quân sự, chúng cũng là đại diện của thế giới UAV về các mục đích cụ thể.

Nhiều mẫu UAV này đã từng tham chiến và nổi tiếng từ lâu, ví dụ như UAV MQ-1 Predator bay lần đầu vào năm 1994, RQ-4 Global Hawk bay lần đầu năm 1998 và loại RQ-11 Raven trinh sát bay chuyến đầu năm 2001.

So với Mỹ, các UAV quân sự của Trung Quốc được trang bị muộn hơn ít nhất 10 năm. Ví dụ, chuyến bay ban đầu của UAV YL-1 tương tự như MQ-1 Predator, chuyến bay đầu tiên là vào năm 2007, muộn hơn 13 năm ; chiếc UAV Xianglong tương tự như RQ-4 Global Hawk được bay lần đầu tiên vào năm 2012 và chiếc CH-4 tương tự như loại MQ-1 Predator bay lần đầu vào năm 2013.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng UAV quân sự của Trung Quốc đã cho thấy có sự phát triển đáng kể sau khi bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Cả Xianglong và CH-4 đều ra đời từ thời kỳ này và chỉ vài năm sau, đã lần đầu tiên bay thử một chiếc máy bay không người lái tàng hình cỡ lớn Lijian và cho ra đời CH-5 một phiên bản nâng cao của CH-4.

uav5

UAV kiểu MQ-9 Reaper của Mỹ (Ảnh : Đa Chiều).

Xu hướng phát triển nhiều loại UAV

Từ CH-4 đến CH-5, phản ánh xu hướng phát triển của UAV quân sự Trung Quốc trong lĩnh vực ứng dụng này. Cải tiến chính của CH-5 là thân được mở rộng, lớn gấp đôi CH-4, dẫn đến cải thiện toàn diện về tính năng. Tầm bay, tốc độ và khả năng mang vũ khí đều tăng lên nhiều. Thời gian bay có thể tăng từ 30 giờ lên hơn 100 giờ, tốc độ tối đa tăng từ dưới 250 km/h lên 400 km/h và trọng lượng cất cánh tăng từ dưới 1,4 tấn lên hơn 3 tấn, phạm vi trinh sát, chiến đấu đã được tăng từ 20 lên 80 km.

CH-4 và CH-5 đều là UAV nhất thể hóa trinh sát - chiến đấu, tức có cả chức năng trinh sát và tấn công, cấu hình của thân máy bay có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu khác nhau. Những cải tiến về chức năng từ CH-4 lên CH-5 thể hiện một xu hướng phát triển quan trọng của UAV tấn công, đó là hiệu quả trinh sát độc lập và hiệu suất chiến đấu tốt hơn.

Các UAV MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper của quân đội Mỹ là các mẫu ban đầu, các UAV Trung Quốc vừa nêu có vị trí tương tự như 2 loại này và hướng phát triển của chúng cũng tương tự. CH-5 là phiên bản nâng cao của CH-4, giống như MQ-9 Reaper là phiên bản nâng cao của MQ-1 Predator.

uav6

UAV tàng hình Lijian của Trung Quốc (Ảnh : Đa Chiều).

UAV tàng hình Lijian (Kiếm Sắc) đại diện cho một hướng phát triển khác của UAV quân sự và vị trí then chốt của nó là khả năng tàng hình. Các loại tương tự bao gồm X-47B ở Mỹ, Neuron của châu Âu và UAV Thor của Vương quốc Anh đều đi sau Trung Quốc một bước. Trên thực tế, tàng hình cũng là một cuộc ganh đua không mệt mỏi về máy bay chiến đấu có người lái. Liệu loại UAV này có thể thay thế máy bay chiến đấu có người lái trong tương lai hay không, liệu nó có xung đột với việc phát triển tên lửa hay không và liệu tính năng tàng hình của nó có thể được sử dụng để tham khảo cho các loại UAV khác hay không, vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, hoặc có nhiều khả năng.

Máy bay trinh sát RQ-4 Global Hawk nổi tiếng của quân đội Mỹ và UAV Xianglong của Trung Quốc chỉ tập trung vào trinh sát tầm cao. Trong tương lai, chúng dự kiến sẽ phát triển hơn về trinh sát, chỉ huy và các chức năng khác ; trong đó nhất thể hóa trinh sát và tấn công sẽ xuất hiện sự phân hóa ngày càng rõ nét. Tất nhiên, cũng sẽ có hình thành sự phân công giữa 2 chức năng. Máy bay trinh sát ở trên cao sẽ thuận tiện hơn khi đóng vai trò liên lạc, chỉ huy điều khiển từ xa giữa người và máy bay ; còn UAV trinh sát - tấn công nhất thể hóa sẽ thuần túy chú trọng nâng cao khả năng tấn công, có thể trở thành một vũ khí vừa nguy hiểm hơn lại rẻ tiền hơn.

Máy bay trinh sát không người lái kiểu RQ-11 Raven đại diện cho một hướng ứng dụng khác của UAV quân sự. Đây là loại drone có thân hình nhỏ với sải cánh dài 1,37 mét, trọng lượng tối đa khoảng 1,81 kg, đơn giá chỉ 30.000 USD. Những phương tiện bay không người lái như vậy đã được trang bị số lượng lớn cho quân đội, với sản lượng gần 20.000 chiếc. Tác dụng của nó chủ yếu là trinh sát tầm thấp, giám sát và xác định mục tiêu trên chiến trường, là công cụ phụ trợ đắc lực cho quân đội hai bên trong hoạt động cận chiến. Chức năng của nó không thể thay thế được cho loại RQ-4 Global Hawk rất đắt, nhưng nó cũng có thể hướng đến sự phát triển của máy bay không người lái tích hợp trinh sát – tấn công. Nếu xuất hiện số lượng lớn UAV tấn công giá rẻ có điều khiển, được cho là sẽ thay đổi đáng kể mô hình chiến tranh liên quan đến sự tham gia quy mô lớn của binh sĩ trong lịch sử nhân loại. Trên thực tế, hiện đã có những dấu hiệu của sự phát triển như vậy.

uav7

UAV Xianglong của Trung Quốc (Ảnh : Đa Chiều).

Vào tháng 1/2017, Bộ Quốc phòng Mỹ bất ngờ tiết lộ một thử nghiệm hệ thống cụm máy bay không người lái mà họ đã hoàn thành vào ngày 26/10/2016. Ba máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet đã phóng 103 máy bay không người lái siêu nhỏ, tạo thành một đám đông bay trên không trung như một đàn cào cào vượt biên. Loại UAV này được gọi là Perdix, có sải cánh 30 cm, có thể tự bay, nhưng có thể cùng được một máy tính điều khiển.

Ông Roper, Giám đốc Văn phòng Năng lực Chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ, nói rằng Perdix không phải là một cá thể trải qua một hành động phối hợp được lập trình sẵn, mà giống như một quần thể chim trong tự nhiên, cùng phối hợp hành động với nhau qua một não bộ. Ông nói : "Bởi vì mỗi chiếc Perdix có thể tự liên lạc và phối hợp với một Perdix khác, cả đám drone không có thủ lĩnh và mỗi chiếc có thể được phép vào hoặc rời nhóm rất thuận lợi".

Thông tin do quân đội Mỹ tiết lộ đã ngay lập tức khơi dậy sự chú ý và cảnh giác mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Tờ Giải phóng quân báo đã phân tích trong một bài báo vào tháng 4/2020 nhan đề "Làm thế nào để chống lại hoạt động tác chiến bầy đàn của UAV", phân tích rằng : "Với sự phát triển của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, vi cơ điện tử, thông tin vệ tinh, 5G ; nó có các ưu điểm của tác chiến cụm UAV như mạnh mẽ, chi phí thấp, hiệu quả chiến đấu cao, có thể thực hiện các cuộc đột kích đa điểm và đa hướng phân tán trên diện rộng, đang ngày càng trở thành lực lượng chính của chiến trường không gian vũ trụ, "tiên phong" của tác chiến tinh nhuệ và bất ngờ giành chiến thắng, đặt ra thách thức lớn đối với các hệ thống phòng thủ truyền thống và đề ra biện pháp đối phó hiệu quả với mối đe dọa từ các hoạt động tác chiến kiểu bầy ong của UAV".

uav8

UAV RQ-4A Global Hawk của Mỹ (Ảnh : US Air Force).

Ai sẽ thắng trong cuộc ganh đua UAV tương lai ?

Có quan điểm cho rằng màn phô trương sức mạnh đó của quân đội Mỹ là phản ứng trước sự kiện "67 UAV bay thành bầy" tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc ngày 17/11/2016. Tuy nhiên, có chuyên gia phân tích rằng sự xuất hiện của bầy đàn UAV quân sự của Mỹ cho thấy có một khoảng cách rất lớn giữa Trung Quốc và Mỹ trên con đường này, trình độ kỹ thuật của Mỹ hiện vượt xa so với Trung Quốc.

Cụm UAV của quân đội Hoa Kỳ có khả năng tự tổ chức theo cơ chế tự nhiên. Trong điều kiện không có sự chỉ huy và kiểm soát tập trung, nhiều UAV có thể tạo ra hiệu quả tổng thể thông qua giao tiếp thông tin lẫn nhau và đạt được mức độ tự chủ hợp tác ở trình độ cao, từ đó hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ dự kiến với rất ít sự can thiệp của con người, bước đầu đạt được ba chỉ số quan trọng về "không có trung tâm", "tự chủ" và "tự trị".

Ngược lại, cụm máy bay không người lái của Trung Quốc có nhược điểm rõ ràng. Ví dụ, cụm máy bay không người lái tại triển lãm hàng không Chu Hải khi đó chỉ thể hiện khả năng đồng bộ hóa trong quá trình bay biểu diễn : tất cả các máy bay lần lượt phóng ra từ máy phóng mặt đất để cất cánh, sau đó xếp thành đội hình trên không trung, bay cùng nhau một khoảng cách nhất định rồi hạ cánh theo trình tự xuống mặt đất. Đối với các tính năng kỹ thuật chính như tự tập hợp không có trung tâm và tập hợp thành bầy, đều được thể hiện bằng hình động trên máy tính.

Tóm lại, vị trí, chức năng và chủng loại của UAV quân sự rất đa dạng, mặc dù UAV quân sự của Trung Quốc có thể được coi là "ngôi sao đang lên", nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn so với "ngựa đầu đàn" là Mỹ. Nhưng dù trong trình độ công nghệ hay mức độ được chào đón trên thị trường UAV quân sự quốc tế, đều thể hiện xu hướng đuổi theo mạnh mẽ.

uav9

Trung Quốc thử nghiệm UAV quân sự tác chiến kiểu bầy ong năm 2018 (Ảnh : Đa Chiều).

Như tờ Giải phóng quân báo viết, sự phát triển của UAV liên quan đến các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử vi mô, liên lạc vệ tinh và 5G. Sự phát triển của công nghệ UAV quân sự Trung Quốc và Mỹ không chỉ liên quan đến quốc phòng quân sự mà còn liên quan đến ngành công nghiệp của hai nước, là kết quả của sự phát triển của hệ thống công nghiệp và sức mạnh công nghệ, thậm chí là sức mạnh tổng thể của quốc gia.

Đa Chiều nhận định, liên quan đến các công nghệ cụ thể cần thiết cho sự phát triển của UAV, Trung Quốc đang có lợi thế trong lĩnh vực 5G. Với việc ứng dụng hệ thống định vị Beidou, công nghệ liên lạc vệ tinh của họ cũng không kém Mỹ. Sự phát triển của các công ty tư nhân như Huawei và DJI là động lực làm nổi bật sự phát triển của công nghệ UAV. Nhưng mặt khác, công nghệ trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc rõ ràng là kém hơn so với Mỹ, và chiến tranh thương mại Trung-Mỹ cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty Huawei và DJI, trở thành những nhân tố hạn chế sự phát triển của UAV quân sự của Trung Quốc trong tương lai. Đối với định hướng phát triển tương lai của máy bay không người lái quân sự ở Trung Quốc và Mỹ, hiện đang có quá nhiều biến số.

Thu Thủy

Published in Diễn đàn

Pháp tham gia "cuộc chiến máy bay không người lái"

Năm nhật báo lớn của Pháp đề cập đến năm chủ đề khác nhau trên trang nhất trong số ra ngày 09/07/2021. Le Monde chú ý đến nguy cơ Pháp chuẩn bị đón đợt dịch thứ 4 trong khi tốc độ tiêm chủng bị chững lại. Tình hình hỗn loạn tại Haïti sau vụ ám sát tổng thống Jovenel Moïse được La Croix phân tích. Trong khi nhật báo kinh tế Les Echos nói đến "Vũ khí mới chống ô nhiễm môi trường của Châu Âu". Còn Libération giới thiệu về bộ phim gây sốc Benedetta tại Liên hoan phim Cannes.

drone1

Máy bay không người lái Reaper của quân đội Pháp tại căn cứ không quân Niamey, Niger. Ảnh do Bộ Quân lực Pháp cung cấp ngày 17/12/2019.  AP - Malaury Buis

Pháp tăng tốc chiến lược phát tiển máy bay không người lái, "trọng tâm trong những chiến lược quân sự mới" được bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly thông báo ngày 07/06. Đây là chủ đề trang nhất và mục "Sự kiện" của nhật báo Le Figaro. Những thiết bị điều khiển từ xa đã làm thay đổi tương quan lực lượng trên thực địa từ Libya đến Thượng Karabakh. Thế nhưng, Pháp lại bị thụt lùi, dù từng khởi xướng phát triển lĩnh vực này ngay từ những năm 2000. Mục tiêu được bộ trưởng Quân lực Pháp đề ra là hai năm tới phải lấp được lỗ hổng này.

Ưu tiên cuộc chiến chống máy bay không người lái chính là đề xuất của thượng nghị sĩ Cédric Perrin, đồng tác giả bản báo cáo "chiến tranh máy bay không người lái". Ví dụ rõ ràng gần đây nhất là Azerbaidjan chiếm ưu thế ở Thượng Karabakh nhờ những thiết bị bay điều khiển từ xa, giá thành thấp, được sản xuất hàng loạt và dễ sử dụng. Trong khi những drone MALE (hoạt động ở độ cao trung bình, có sức bền) đang được 4 nước Châu Âu sản xuất (Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha) hoặc máy bay không người lái Reaper mua từ Mỹ lại không phù hợp với kiểu đối đầu như vậy. Điều khiến thượng nghị sĩ Pháp lo lắng, khi trả lời báo Le Figaro, là máy bay không người lái MALE Châu Âu chỉ được giao vào năm 2029 và có lẽ sẽ lỗi thời vào thời điểm đó. Vì vậy, theo ông, "phải tiến nhanh hơn""phải nắm lấy những đổi mới công nghệ do các doanh nghiệp Pháp phát triển".

So với nhiều nước trên thế giới, Pháp bị thụt lùi trong lĩnh vực này, như tại "Armenia, Libya, Iraq, nơi diễn ra cuộc cách mạng máy bay không người lái trên chiến trường". Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, đều phát triển ngành công nghiệp này. Có chức năng tàng hình và ít tốn kém, máy bay không người lái đang trở thành những vũ khí mới của nước nghèo hoặc những quốc gia muốn hành động với chi phí ít. Còn các cường quốc phương Tây muốn tin rằng loại thiết bị này không có khả năng đảo ngược hoàn toàn tương quan lực lượng.

Thế nhưng thời thế thay đổi, bộ trưởng Quân lực Pháp phải thừa nhận : "Đây là một thách thức công nghệ thực sự vì phải đối mặt với mối đe dọa mà hệ thống phòng không cổ điển của chúng ta không phải lúc nào cũng có khả năng nhận diện : thiết bị bay không người lái quá bé, quá chậm, quá thấp với sóng radar quá yếu". Thật vô nghĩa khi phóng những quả tên lửa đắt tiền để phá hủy những thiết bị rẻ tiền như vậy.

Pháp đề ra mục tiêu có 3.000 máy bay không người lái vào năm 2023, so với 250 chiếc vào năm 2017, và được trang bị khả năng chiến tranh điện tử, tìm kiếm sinh học hoặc hóa học và lập bản đồ.

Covid-19 : Những rủi ro trước đợt dịch thứ 4

Dịch Covid-19 với nguy cơ đợt dịch thứ 4 được các báo tiếp tục đề cập trên nhiều phương diện, từ tiêm chủng đến những tác động về kinh tế, việc làm của thanh niên đến kết quả tăng trưởng bất ngờ của Liên Hiệp Châu Âu.

Trang nhất của Le Monde đưa tin "Pháp nhắm đến tiêm chủng người cao tuổi". Do chậm trễ về tiêm chủng cho người trên 80 tuổi, Pháp tìm cách tiếp cận dựa vào y tế cộng đồng. Chính phủ sợ "đợt dịch thứ 4 đến nhanh" do biến thể Delta, nên việc bắt buộc tiêm chủng đối với nhân viên chăm sóc sẽ được thảo luận ở điện Elysée vào thứ Hai 12/07. Nhật báo kinh tế Les Echos có chung nhận định : "Macron đua tốc độ chống biến thể Delta". Ngày 07/07, chính phủ kêu gọi "tiêm chủng đại trà" và chuẩn bị một dự luật bắt buộc nhân viên y tế tiêm chủng, vì vac-xin là vũ khí hiệu quả duy nhất.

Cuộc sống trong tình trạng bình thường mới

Biến thể Delta khiến số ca nhiễm hàng ngày tăng trở lại, đặc biệt tại vùng Ile-de-France (vùng Paris) và PACA (miền nam Pháp), thế nhưng các vũ trường tại Pháp được mở cửa trở lại vào ngày 09/07. Đây là "ván cược rủi ro", theo nhận định của báo La Croix. Tuy nhiên, nhà dịch tễ học Antoine Flahault có cái nhìn thoáng hơn : "Đúng là vũ trường là nơi lây nhiễm, nhưng nếu dưới 5.000 ca mỗi ngày, thì cần phải để cho người dân Pháp chút tự do… Nhưng khi có đến 30.000 ca nhiễm mới mỗi ngày thì việc yêu cầu người dân cố gắng là điều bình thường".

Vùng Catalunya của Tây Ban Nha phải đóng cửa tất cả các vũ trường do số ca nhiễm không ngừng tăng. Trong Pháp bắt đầu mùa nghỉ hè, chính phủ khuyến cáo công dân không nên du lịch Tây Ban Nha và Bồ Đào Đào Nha. "Ngoài nước Pháp, cần thận trọng khi đi nghỉ" là cảnh báo của Libération. Quốc vụ khanh đặc trách Du lịch Jean-Baptiste Lemoyne cho biết chính phủ "theo dõi tình hình của tất cả các nước trên thế giới và thích nghi tùy theo tình hình". Nhưng khuyến cáo chính được đưa ra vẫn là "nghỉ hè tại Pháp".

Kinh tế Châu Âu phục hồi nhanh hơn dự kiến

"Bất chấp biến thể Delta, Châu Âu có thể phục hồi nhanh chóng" là chủ đề được Les Echos chú ý. Ủy Ban Châu Âu dự đoán mức tăng trưởng 4,8% trong Liên Hiệp Châu Âu và khu vực đồng euro trong năm 2021, cao hơn 0,6% so với dự báo được đưa ra vào mùa Xuân.

Nhật báo kinh tế liệt kê một số yếu tố thuận lợi trong những tuần qua, như tốc độ tiêm chủng, kế hoạch tái thiết Châu Âu vừa được tiến hành, thị trường bất động sản đứng vững, sự phục hồi nhanh hơn dự đoán của ngành du lịch và dịch vụ, niềm tin của người tiêu dùng tăng… Ngoài ra, theo Bruxelles, những biện pháp hạn chế linh hoạt hơn được áp dụng tại Châu Âu trong quý I/2021 đã tác động ít tiêu cực hơn so với dự đoán.

Tuy nhiên, Ủy Ban Châu Âu cũng lo ngại biến thể Delta, cũng như khả năng xuất hiện những biến thể khác, có nguy cơ gây đợt dịch mới. Do đó, ông Paolo Gentiloni, ủy viên Châu Âu phụ trách vấn đề Kinh tế, cho rằng "để duy trì sự phục hồi, cần phải tiếp tục những chính sách hỗ trợ nền kinh tế lâu nhất có thể và tăng cường nỗ lực tiêm chủng".

Covid-19 không làm tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên tại Pháp

La Croix cho biết có "2 triệu thanh niên được giúp đỡ trong thời gian khủng hoảng dịch tễ". Sau một năm triển khai, kế hoạch "một thanh niên, một giải pháp" của bộ Lao động Pháp "đã hoàn thành nhiệm vụ", theo bộ trưởng Elisabeth Borne trong buổi tổng kết ngày 08/07. Kế hoạch trị giá 9 tỉ euro nhằm "làm tất cả để thanh niên không phải là những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng", tập trung vào một số điểm : dạy nghề, giúp thanh niên hòa nhập, hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng thanh niên lần đầu tìm việc...

Theo báo Le Figaro"kế hoạch (trợ giúp) thanh niên đã kìm hãm thất nghiệp gia tăng". Cơ chế này có thể sẽ được triển khai trở lại trong tương lai nếu thấy cần thiết, vì theo bộ trưởng Lao động, "cuộc khủng hoảng chưa lùi lại phía sau chúng ta", thêm vào đó phải kể đến năm 2022 sẽ diễn ra bầu cử tổng thống. Bộ Lao động Pháp sẽ thúc đẩy để mở rộng tối đa kế hoạch "Bảo đảm cho thanh niên", có thể sẽ cho phép tổng thống Macron khẳng định làm tất cả vì thanh niên, dù là "bằng bất kì giá nào" ngay khi khởi động chiến dịch tranh cử.

Viện Khổng Tử : Công cụ gây ảnh hưởng của Trung Quốc

Trung Quốc là chủ đề chính trong hai bài viết trên báo Le Monde"Khổng Tử tại Pháp : về trạm trung chuyển kín tiếng của Trung Quốc" và "Kiểm soát dữ liệu : Bắc Kinh gây sức ép cho ngành công nghệ".

Các Viện Khổng Tử là "công cụ gây ảnh hưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc". Đây là nhận định mở đầu bài phóng sự điều tra của Le Monde. Viện Khổng Tử vẫn trụ vững ở những thành phố cỡ trung bình La Rochelle, Pau, Rennes… bằng cách tránh đề cập những chủ đề xích mích, như về nhân quyền, giữa Paris và Bắc Kinh.

Được Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập năm 2004, Viện Khổng Tử đóng vai trò "quyền lực mềm" trên thế giới, như Alliance française của Pháp hay Bristish Council của Anh. Thế nhưng, Hanban, phòng phụ trách giảng dạy tiếng Hoa của bộ Giáo dục Trung Quốc, có tham vọng lớn hơn : "mở rộng ảnh hưởng của đảng" và "quyền lực mềm của Trung Quốc", thông qua hệ thống 1.000 viện theo dự kiến, nhưng hiện có khoảng một nửa đang hoạt động.

Theo phóng sự điều tra, các Viện Khổng Tử phải nộp báo cáo thường kỳ cho các trường đối tác tại Trung Quốc. Họ chịu áp lực về giảng dạy, nghiên cứu, tổ chức hội thảo theo đường lối do phía Trung Quốc định ra. Nếu đi ngược, lời đe dọa cắt ngân sách, thường chiếm đến một nửa hoặc nhiều hơn, sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Giám đốc các Viện Khổng Tử cũng bị theo dõi.

Tại Mỹ, một nửa trong tổng số 110 Viện đã đóng cửa. Nhưng tại Pháp, chỉ có ba Viện Khổng Tử ở Lyon, Nanterre và Toulouse đóng cửa "vì lý do nhân sự". Các Viện còn hoạt động đều tỏ ra khiêm nhường, đi theo chiến lược tránh va chạm, "với mục tiêu phát triển văn hóa Trung Quốc ở những nơi không có gì cả, như tại thành phố Pau hoặc La Rochelle". Ông Jean-François Huchet, giám đốc trường Inalco (Paris), cho rằng "ngoại giao "chiến lang" chẳng giúp được gì cho các Viện Khổng Tử mà còn như tự bắn vào chân mình".

Haïti trong khủng hoảng chính trị

Chủ đề thời sự quốc tế được các báo bình luận là vụ ám sát tổng thống Haïti Jovenel Moïse tại nhà riêng.

"Hỗn loạn""sững sờ" là những từ được các nhật báo dùng để miêu tả tình hình hiện nay ở Haïti, như "Haïti : Hỗn loạn sau vụ ám sát tổng thống" trên trang nhất của Le Monde"Haïti chìm trong hỗn loạn sau vụ ám sát tổng thống Jovenel Moïse" trên nhật báo Le Figaro, "Sau vụ ám sát tổng thống, Haïti giữa nỗi sợ và sững sờ" trên nhật báo Libération.

Nhật báo cánh tả cũng đăng bài phóng sự về cuộc sống tại đảo quốc sau vụ ám sát tổng thống. Sự im lặng tạm thời bao trùm cả nước, trong khi ở thủ đô Port-au-Prince, tình trạng thiếu nước, lương thực tăng giá và tình trạng mất an ninh khiến người dân lo ngại. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp kín ở New York về tình hình ở Haïti. Washington, một trong những đồng minh chính của Port-au-Prince, kêu gọi Haïti duy trì các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống theo như dự kiến vào ngày 28/09.

Riêng La Croix đặt câu hỏi : "Haïti, tại sao lại có nhiều bất hạnh đến thế ?". Trước đây là một nước đang phát triển, nhưng Haïti giờ chìm trong nghèo đói, dịch bệnh, thiên tai, quản trị kém, tham nhũng, bạo lực giữa các băng đảng. Hàng loạt tệ nạn được bài xã luận của La Croix liệt kê để nói đến "một đất nước đang chìm". Và đến bao giờ, người dân Haïti mới hết vận đen ?

Cuối cùng, trong lĩnh vực môi trường, nhật báo kinh tế Les Echos nói về "Vũ khí mới chống ô nhiễm môi trường của Châu Âu". Ủy Ban Châu Âu đưa ra dự án thuế cac-bon ở biên giới, liên quan đến các lĩnh vực thải nhiều khí CO2 nhất, như điện, thép, xi măng, phân bón, nhôm... Dự tính thu được từ 5 đến 14 tỉ euro mỗi năm và sản phẩm của Trung Quốc nằm trong tầm ngắm.

Thu Hằng 

Published in Quốc tế

Máy bay không người lái, loại vũ khí trên không được sử dụng rất phổ biến, nhất là Mỹ, đang được phát triển mạnh trong quân đội của nhiều nước. Phương tiện chiến tranh, có lịch sử xa xưa này giờ đang đặt ra nhiều vấn đề về sử dụng.

drone1

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper có trang bị tên lửa của không quân Mỹ chuẩn bị làm nhiệm vụ tại Afghanistan ngày 09/03/2016.  Reuters - Josh Smith

Từ thời cổ đại, việc sử dụng các loại vũ khí phóng đã được nhìn nhận như là hành động xấu. Từ năm 1139, người xưa đã coi các loại cung nỏ là thứ vũ khí giết người quá tàn ác không phù hợp với tinh thần đạo đức của chiến binh. Ngày 29/07/1899, Hội nghị Quốc tế về Hòa bình ở La Haye, Hà Lan, đã ra tuyên bố đòi "cấm phóng các vật thể và quả nổ từ bóng bay trên cao hay bằng những cách thức tương tự". Nhưng từ đó đến nay, đã có nhiều thay đổi. Việc sử dụng các thiết bị bay không người lái trong quân sự đã bước sang thời kỳ mới trong cách tiến hành chiến tranh. Nhân loại đang đối mặt với những lo ngại và nguy hiểm của một công nghệ chiến tranh đang phát triển.

Máy bay có lịch sử hơn trăm năm

Xuất xứ của máy bay không người lái đã xuất hiện từ Thế chiến thứ nhất. Các trận chiến khi đó ác liệt chết chóc, việc đào tạo phi công mất nhiều thời gian, và thế là người ta bắt đầu nghiên cứu máy bay không người lái. Tại Anh Quốc, ngay từ năm 1916 một kỹ sư tên là Archibal Low đã có dự án chế tạo cho quân đội thiết bị Aerial Target, một loại máy bay không người lái được điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến TSF.

Tại Hoa Kỳ, năm 1917, các kỹ sư Elmer Ambrose Sperry, Lawrence Sperry và Peter Cooper nghiên cứu dự án Hewitt-Sperry Automatic Airplane. Còn tại Pháp, ngày 02/07/1917, một đại úy tên là Max Boucher đã chế tạo được Voisin, một máy bay không người lái bay được 1 km. Năm 1918, với sự hỗ trợ của kỹ sư Maurice Percheron, ông đã thành công hơn, chiếc máy bay của ông bay được 51 phút trên quãng đường 100 km. Năm 1923, họ đã đưa chiếc máy bay không người lái đầu tiên được điều khiển bằng sóng vô tuyến này vào hoạt động. Tuy nhiên thành quả của họ không được giới quân đội quan tâm nữa vì chiến tranh đã kết thúc.

Mối quan tâm đến máy bay không người lái hồi sinh trong Thế chiến thứ 2. Để đối phó với việc mất mát nhiều máy bay trinh sát và phi hành đoàn (gồm phi công và các nhân viên trinh sát), giới quân sự bắt đầu để ý đến máy bay không người lái. Thế nhưng việc sử dụng lại không thể được trên thực tế vì hệ thống dẫn đường rất dễ bị nhiễu sóng. Phải đợi đến khi xuất hiện công nghệ thông tin trong những năm 1960 các máy bay không người lái mới được lập trình bay không bị nhiễu sóng điều khiển.

Sự ra đời các công nghệ tin học mới, tự động hóa, điện tử quanq học, hình ảnh radar hay truyền dẫn tín hiệu đã góp phần phát triển các loại máy bay không người lái được sử dụng cho vô số lĩnh vực, đặc biệt trong quân sự

Sử dụng quân sự quy mô rộng lớn

Trong chiến tranh Việt Nam, ngay từ năm 1960, quân đội Mỹ đã sử dụng các máy bay không người lái Firebee do công ty Teledyne-Ryan chế tạo để định vị các bệ phóng tên lửa đất đối không SAM-2 của Liên Xô trang bị cho quân đội Bắc Việt Nam. Trong suốt cuộc chiến tranh đó, Mỹ đã thực hiện khoảng 3500 phi vụ. Đó cũng là lần đầu tiên máy bay không người lái được sử dụng quy mô lớn trên chiến trường.

Kể từ đó trở đi, máy bay không người lái các kiểu khác nhau ngày càng xuất hiện nhiều trong tất cả các vùng xung đột và chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu trong các chiến dịch quân sự. Cùng với Hoa Kỳ, Israel là nước sử dụng máy bay không người lái nhiều nhất. Ngay từ 1973 họ đã sử dụng đến phương tiện này trong các chiến dịch quân sự tại khu vực Trung Đông.

Mỹ đã sử dụng một cách có hiệu quả máy bay không người lái nhiều nhất : Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, cuộc xung đột Nam Tư cũ, kéo dài đến 1999 và cuộc chiến tranh Iraq lần 2 vào năm 2003. Giờ đây, máy bay không người lái đã trở thành thứ vũ khí ưa dùng của quân đội Mỹ. Một số loại còn được trang bị tên lửa và bom có laser dẫn đường. Quân đội Mỹ phối hợp với CIA đã đưa vào hoạt động thường xuyên tại Afghanistan, Pakistan, Yemen, Somalia và nhiều vùng xung đột khác hàng trăm máy bay không người lái các loại.

Ngày nay, hầu hết quân đội các nước đều sử dụng thứ vũ khí lợi hại này và máy bay không người lái đang được dùng rất nhiều trong tất cả các vùng xung đột lớn (Yemen, Syria, Afghanistan, Somalia, Libya, Gaza, Sahel hay Thượng Karabakh…). Tất cả quân đội các nước trên thế giới đều tìm kiếm trang bị các loại máy bay không người lái khác nhau, chủ yếu dùng trong trinh sát, nhưng chỉ có khoảng chục nước được tra bị (Mỹ, Israel, Anh, Pháp, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga…).

Loại vũ khí có hiệu quả đáng sợ

Cùng với thời gian và sự tiến bộ của công nghệ, máy bay không người lái ngày càng được giới quân sự cần tới. Người ta có thể xếp thành nhiều loại : Các thiết bị bay không người lái thu nhỏ có tầm hoạt động khoảng vài chục mét ; loại máy bay không người lái tầm ngắn tức dưới 20 km, các máy bay không người lái chiến thuật tầm hoạt động từ 30 km đến 500 km ; máy bay không người lái có độ cao trung bình, thời gian hoạt động dài (HALE) với trường hoạt động từ 500 đến 1500 km và có khả năng bay cao tới 15 nghìn mét và hoạt động liên tục từ 12 đến 36 giờ ; loại máy bay không người lái UCAV có khả năng hoạt động xa từ 3 nghìn đến 4 nghìn km và mang bom hoặc tên lửa.

Các loại máy bay không người lái như vậy, ngoài hiệu quả kỹ thuật, còn cho phép những người tham gia tác chiến không phải xuất hiện trên chiến trường, có thể điều khiển từ các địa điểm an toàn xa vùng chiến sự. Thí dụ như người Mỹ có thể điều khiển các máy bay không người lái, thực hiện các vụ không kích và chiến dịch quân sự khác nhau trên khắp thế giới từ các căn cứ ở Mỹ. Khái niệm xung đột "không tử vong" đang được các nhà chính trị Mỹ khuyến khích nhằm hạn chế tổn thất sinh mạng binh sĩ.

Nhưng việc dùng đến thứ vũ khí mới, dù được cho là hiệu quả và chính xác, vẫn không ngăn được nhiều thảm họa đối với thường dânViệc sử dụng dày đặc các máy bay không người lái trang bị vũ khí trong các vùng xung đột và việc gia tăng các chiến dịch quân sự, đặc biệt như ở Afghanistan đã làm không ít người thiệt mạng, cả binh lính cũng như thường dân. Theo trang tin Mediapart, Văn phòng điều tra báo chí BIJ (Bureau of Investigative Journalisme) đã thống kê tất cả các cuộc tấn công của bằng máy bay không người lái tại Afghanistan, Pakistan, Yemen và Somalia cho thấy đã có khoảng từ 910 đến 2200 thường dân có thể đã bị thiệt mạng ở 4 nước nói trên trong 15 năm qua. Airwar, một tổ chức phi chính phủ chuyên về các vấn đề này đưa ra con số 2214 thường dân đã bị giết hại ở Syria, Iraq, Libya và Somalia vì các máy bay không người lái của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia hay Israel.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ, Lindsey Graham, năm 2013 đã khẳng định rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của CIA đã giết chết 4700 người, mà người ta vẫn dùng mỹ từ gọi đó là "thiệt hại liên lụy".

Nhiều nhân chứng, phóng sự và báo cáo của ủy ban điều tra đã tiết lộ là các máy bay không người lái có vũ trang của Mỹ đã gây ra nhiều tội ác nghiêm trọng đối với thường dân, nhất là dưới thời tổng thống George Bush. Điều này đã bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ nhiều lần.

Việc sử dụng các máy bay không người lái có vũ trang đang dấy lên nhiều câu hỏi về luật pháp quốc tế và nhân quyền, trong đó có nhiều vấn đề không có câu trả lời. Để minh bạch hơn, việc mở nhiều cuộc điều tra, tranh luận xung quanh vấn đề đạo đức trong sử dụng máy bay không người lái đang được dư luận đòi hỏi, nhưng vẫn thường vấp phải lý do bí mật quân sự.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 14/10/2020

---------------------

Trích dịch từ : "L'histoire pas si récente des drones armés dans les conflits" của RFI Pháp ngữ đăng ngày 11/10/2020

Published in Diễn đàn

Mỹ lần đầu chạy thử nghiệm tàu sân bay không đối thủ (Tin Tức, 06/04/2017)

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) – chiếc tàu sân bay tương lai đầu tiên của Mỹ sau 40 năm - cuối cùng sẽ được ra khơi chạy thử nghiệm lần đầu trong tuần này.

vukhi1

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78).

Theo tờ Business Insider, Hải quân Mỹ cho biết tàu cùng thủy thủ đoàn sẽ sớm chạy thử nghiệm trong tuần để kiểm tra các hoạt động cơ bản nhất.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford hứa hẹn sẽ mang đến cho Hải quân Mỹ một sức mạnh vô địch trong việc hỗ trợ máy bay xuất kích và hạ cánh, phát hiện quân địch và phát sinh gấp 3 lần năng lượng thông thường để đối phó với dàn vũ khí tương lai, cụ thể như súng laser năng lượng hay súng điện từ railgun.

Chiếc tàu sân bay thế hệ mới này của Hải quân Mỹ được khởi công xây dựng từ năm 2009 và có chi phí xây dựng lên tới 13 tỷ USD. Tàu sân bay khổng lồ này có thể chở hơn 4.500 người và trọng lượng lên đến khoảng 100.000 tấn. USS Gerald R. Ford sẽ là chiếc đầu tiên của lớp tàu sân bay mới được xây dựng thuộc chương trình trị giá 40 tỷ USD và sẽ là một trong 9 tàu mới mà Hải quân Mỹ được bổ sung năm nay, trong đó có 4 tàu chiến đấu ven biển, 2 tàu khu trục và 2 tàu ngầm.

Sean Stackley – cựu trợ lý bộ trưởng Hải quân phụ trách nghiên cứu, phát triển – tuyên bố : "Đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên được xây dựng trong 40 năm. Có rất nhiều hệ thống tối tân hiện đại mới mà không có được ở bất kỳ nơi nào trên thế giới".

Viện Hải quân Mỹ cho biết con tàu sẽ chính thức được đưa vào sử dụng vào cuối năm nay.

Hồng Hạnh

*********************

Mỹ trình làng siêu phẩm SUAS mới (Đất Việt, 06/04/2017)

Hiện nay các máy bay không người lái được các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới ưu tiên phát triển, và SUAS đang làm hâm nóng cuộc đua với Nga.

Ngày 5/4, trên cổng thông tin navyrecognition.com đã thông báo rằng, trong cuộc triển lãm Sea-Air-Space năm 2017 do Hải quân Mỹ tổ chức, đang diễn ra ở Washington, DC, công ty General Atomics Aeronautical Systems đã trưng bày nguyên mẫu hoàn chỉnh máy bay không người lái Small Unmanned Aircraft System (SUAS), được phát phát triển trong dự án Gremlins.

vukhi2

Máy bay không người lái khi cần sẽ biến thành những quả tên lửa thực sự tiêu diệt mục tiêu. (ảnh : SUAS trong dự án Gremlins)

Dự án này tập trung nghiên cứu, phát triển và tạo ra các loại máy bay không người lái kích thước nhỏ, không quá đắt. Chúng có thể được trang bị trên các loại máy bay chiến đấu và có thể cất cánh được từ trên các máy bay.

Theo nguồn tin từ General Atomics, loại máy bay không người lái mới này có thể được trang bị cho máy bay vận tải quân sự mới C-130, máy bay không người lái MQ-9B, máy bay ném bom B-52, B-1, máy bay chiến đấu F-16, F-15E, F-18 và các máy bay khác.

Máy bay không người lái này có thể hoạt động liên tục hơn 1 giờ và vượt qua hơn 550 km. Nguyên mẫu mới này sẽ được phát triển và trang bị các loại cảm biến và các mô đun khác nhau dễ lắp ghép. Điều này cho phép máy bay thực hiện các chức năng chiến đấu trên chiến trường tùy theo điều kiện thực tế.

Theo thông tin từ đại diện Cơ quan quản lý dự án quốc phòng cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ, dự án Gremlins sẽ bảo đảm bảo vệ các máy bay vận tải quân sự và máy bay ném bom, cũng như thực hiện việc thăm dò hoặc mang theo các loại vũ khí bổ sung cho các máy bay chiến đấu.

Theo các nhà thiết kế, máy bay không người lái mới sẽ được trang bị loại tên lửa thông minh có thể tự động tiêu diệt mục tiêu khi tiếp cận gần đối phương hoặc khi đối phương tiếp cận. Chúng có đủ khả năng tiêu diệt mục tiêu hoàn toàn trong khoảng cách bảo đảm an toàn cho chúng.

Hiện nay máy bay không người lái đang được Mỹ và nhiều nước khác ưu tiên phát triển – ngoài việc bảo đảm trinh sát, thu thập thông tin và thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, bản thân máy bay không người lái sẽ biến thành những quả tên lửa thực sự tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.

Ngoài sự án này, Mỹ đang hướng tới việc máy bay chiến đấu thế hệ 6 với phiên bản không người lái trang bị cho Hải quân và Không quân Mỹ. Thậm chí Mỹ còn lên kế hoạch phổ biến trang bị các loại máy bay không người lái và không lâu nữa bầu trời Mỹ sẽ "ngập" máy bay không người lái.

Đây là mục đích nhằm giám sát toàn nước Mỹ bảo đảm an ninh quốc gia. Tuy nhiên kế hoạch này vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia vì sẽ gây ảnh hưởng cho các chuyến bay thương mại và hơn nữa ảnh hưởng đến tự do cá nhân của người dân Mỹ.

Những dự án mới về việc phát triển máy bay không người lái của Mỹ tiếp tục hâm nóng cuộc cạnh tranh phát triển dòng thiết bị bay mới này với Nga.

Lưu ý rằng, Nga đang làm một trong những quốc gia ưu tiên phát triển và sử dụng máy bay không người lái, họ đã và đang thử nghiệm nhiều loại thiết bị này ở chiến trường Syria và đang lên kế hoạch phát triển phiên bản máy bay thế hệ thứ 6 không người lái giống như Mỹ.

Nguyễn Giang

**********************

Mỹ có thể đã "âm thầm" vô hiệu hóa tên lửa Triều Tiên (Dân Trí, 06/04/2017)

Báo Telegraph của Anh dẫn lời chuyên gia cho rằng, rất có thể vụ phóng tên lửa thất bại hôm qua của Triều Tiên là do sự can thiệp của Mỹ.

vukhi3

(Ảnh minh họa : Getty)

Sáng sớm qua 5/4, Triều Tiên được cho là đã phóng một tên lửa đạn đạo Scud từ khu vực Simpo, thuộc vùng duyên hải phía đông của nước này. Tuy nhiên, giới quân sự Hàn Quốc và Mỹ cho rằng, vụ phóng dường như đã thất bại, tên lửa có thể đã rơi xuống vùng biển khoảng 9 phút sau khi rời bệ phóng.

Lance Gatling, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Tokyo, cho rằng vụ phóng thất bại có thể là do có sự can thiệp của Mỹ. Mỹ được cho là theo đuổi một chương trình phá hủy các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên kể từ năm 2014. Chương trình này nhằm ngăn chặn tiến trình thử nghiệm và phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.

"Một vụ phóng tên lửa hoàn toàn có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau, nhưng không loại trừ khả năng do sự can thiệp bên ngoài đến hệ thống điều khiển nội bộ. Có thể chuỗi cung linh kiện tên lửa của Triều Tiên đã bị can thiệp mà họ không hề hay biết", ông Gatling nói với Telegraph.

Vụ phóng tên lửa hôm qua của Triều Tiên là vụ phóng thất bại thứ hai trong vòng hơn 2 tuần. Trong lần thử trước, tên lửa được cho là phát nổ ngay khi rời bệ phóng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, Mỹ sẽ tự đối phó với Triều Tiên mà không cần đến Trung Quốc. Trong cuộc điện đàm hôm qua với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngay sau tin tức về vụ thử tên lửa Triều tiên, ông Trump cũng nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng ngăn chặn mối đe dọa từ Bình Nhưỡng và bảo vệ đồng minh.

Hồi tháng trước, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng tuyên bố, Mỹ để ngỏ mọi khả năng đối phó với Triều Tiên, trong đó không loại trừ các biện pháp quân sự.

Minh Phương

Theo Independent

Published in Quốc tế