Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giao lưu với thanh niên Châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua, 27/04/2024, tái khẳng định Paris "sẵn sàng mở lại tranh luận về chính sách phòng thủ chung của Liên Âu, kể cả về vấn đề vũ khí hạt nhân". Pháp cũng "sẵn sàng đóng góp nhiều hơn" để bảo vệ lãnh thổ toàn khối.

hatnhan1

Một vụ thử hạt nhân của Pháp tại đảo san hô Mururoa, Polynesia thuộc Pháp vào năm 1970. © Pierre J./Flickr

Tổ hợp báo chí Ebra quy tụ 9 tờ báo địa phương ở khu vực miền đông nước Pháp cho đăng lại nội dung cuộc trao đổi giữa tổng thống Emmanuel Macron với một nhóm thanh niên Châu Âu tại Strasbourg vừa qua. Trong cuộc trò chuyện này ông cho biết "sẵn sàng mở lại cuộc tranh luận về chính sách phòng thủ chung, trong đó bao gồm cả các vế thiết lập một hệ thống chống tên lửa chung cho toàn khối, chống vũ khí tầm xa và vũ khí hạt nhân". Từ khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Pháp là thành viên duy nhất trong khối này có trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trong tuần, Ba Lan thông báo sẵn sàng tiếp nhận vũ khí hạt nhân, cho phép tăng cường khả năng răn đe cho toàn khối.

Cách nay hai ngày (25/04/2024) phát biểu tại đại học Sorbonne - Paris về chính sách Châu Âu, tổng thống Macron đã dành một phần lớn bài diễn văn cho vế quốc phòng. Ông đã nhấn mạnh đến một khối "Châu Âu vững mạnh", đến việc 27 thành viên cùng nhau tự chủ về quân sự, trang bị một hệ thống phòng thủ "đáng tin cậy" song song với lá chắn của NATO và để đối mặt với Nga khi cần. Cụ thể, Paris chủ trương Liên Âu cần được bảo đảm là có một hệ thống lá chắn chống tên lửa "hiệu quả", "tức là phải được trang bị tên lửa tầm xa". Hệ thống lá chắn đó cũng phải là phương tiện làm nản lòng các đối thủ của Châu Âu, như là Nga "khi họ muốn sử dụng vũ khí hạt nhân". Moskva đã nhiều lần đe dọa sử dụng đến loại vũ khí này nếu quyền lợi của Moskva bị đe dọa.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại rằng việc thiết lập một chính sách quốc phòng chung cho Liên Hiệp Châu Âu lâu nay vẫn là một chủ đích của Pháp nhưng quan điểm này luôn bị các đối tác phản đối vì cho rằng Châu Âu đã có ô dù quân sự của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, NATO.

Từ khi Nga đưa quân xâm chiếm Ukraine và trước viễn cảnh Donald Trump tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, chính sách phòng thủ chung Châu Âu đã được quan tâm trở lại.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Quốc tế

Vũ khí hạt nhân : Vladimir Putin "bổn cũ soạn lại" ?

Thanh Hà, RFI, 01/03/2024

Vladimir Putin lại đem vũ khí hạt nhân ra dọa thế giới trong thông điệp Liên bang. Bầu cử lập pháp Iran, cánh bảo thủ đã "khóa chặt" mọi cánh cửa chính trị, đẩy hẳn phe cải tổ "ra ngoài cuộc chơi". Tiếp tục dư âm Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa quyền phá thai vào bản Hiến Pháp. Đó là ba chủ đề phủ kín các trang báo Paris ngày 01/03/2024.

boncu1

Tổng thống Nga, V.Putin đọc thông điệp Liên Bang 2024 tại Moskva. Ảnh ngày 29/02/2024. AP - Mikhail Klimentyev

Vũ khí hạt nhân : Vladimir Putin "bổn cũ soạn lại" ?

Liên quan đến Việt Nam, Le Monde dành một khung báo nhỏ dành cho nhà văn gốc Việt Nguyễn Phan Quế Mai với tác phẩm vừa được dịch ra tiếng Pháp Là où fleurissent les cendres – Nơi tro tàn trổ hoa, RFI sẽ trở lại với tác phẩm này trong phần cuối mục điểm báo hôm nay.

Dọa phương Tây, hô hào tinh thần dân tộc

Hầu hết các tờ báo lớn trong ngày đều tập trung vào thông điệp Liên bang của tổng thống Nga hôm 29/02/2024. Báo kinh tế Les Echos và tờ Libération thiên tả có chung nhận định "Vladimir Putin bổn cũ soạn lại".

Đáp trả ý tưởng của tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi phương Tây điều quân sang Ukraine yểm trợ Kiev, lãnh đạo Moskva nhắc lại bài học quá khứ "đội quân của hoàng đế Napoléon thế kỷ 19 đã thất bại ê chề". Can thiệp quân sự trong thời kỳ hiện đại ngày nay sẽ "dẫn đến những hệ quả thê thảm gấp bội" và phương Tây cần hiểu rằng Nga "cũng có vũ khí". Tờ Libération bình luận : Vladimir Putin chỉ có một giọng điệu, mà cứ "chơi đi chơi lại một bản nhạc cũ, đặt mình trong thế vừa đánh trống vừa thổi kèn" thì e rằng, sử dụng mãi một đòn, đến vũ khí hạt nhân của của Nga cũng "hết thiêng".

Le Figaro ghi nhận, "Giọng điệu đằng đằng sát khí nhắm vào phương Tây". Về hình thức, thông tín viên của tờ báo tại Moskva, Alain Berluet lưu ý : 15 phút đầu trong bài diễn văn, chủ nhân điện Kremlin nhắm vào nước Pháp như thể Putin "vẫn cay cú" với tuyên bố dù rất chung chung của tổng thống Macron về ý tưởng phương Tây đưa quân sang Ukraine.

Hai tuần trước bầu cử tổng thống mà Putin là diễn viên duy nhất và đã cầm chắc phần thắng, phát biểu của ông không chỉ được phát trực tiếp trên các kênh truyền hình mà còn "được chiếu miễn phí tại các rạp xi nê tại 20 thành phố trên toàn quốc" cho dù khán giả đi xem "bộ phim đặc biệt" đó không nhiều

Về nội dung, Vladimir Putin khẳng định "tuyệt đối đa số dân Nga ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, những người "lính Nga trên chiến trường sẽ không lùi bước, không thất bại và không phản bội tổ quốc". Cứ như thế Vladimir Putin "phác họa ra một chân trời mới cho nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của ông cho đến 2030" và báo La Croix đưa ra một danh sách khá dài những chủ đề đã được đề cập đến trong thông điệp Liên bang : hứa hẹn nâng cao tuổi thọ cho người dân, cam kết cải thiện hệ thống điện nước, lời hứa là AI công nghệ thông minh nhân tạo của Nga đủ khả năng đọ sức với những quốc gia đang dẫn đầu thế giới.

Lên gân để che giấu những nhược điểm của nước Nga ?

Giới quan sát Tây phương đánh giá thế nào về thông điệp liên bang 2024 của tổng thống Nga ? Cũng trên Les Echos, các chuyên gia nêu bật "nhiều mục đích" của ông Putin.  

Moskva đã hù dòa công luận phương Tây khi nhắc nhở là Nga cũng có vũ khí hủy diệt hàng loạt, rằng xung đột ở Ukraine có thể là vết dầu loang. Nhưng đấy trước hết là một thông điệp mang "tính chính trị nội bộ" để biện minh cho việc Moskva cần "duy trì cỗ máy chiến tranh cần động viên binh sĩ", theo quan điểm của Héloise Fayet, Viện Quan hệ quốc tế Pháp. Theo chuyên gia này, nguy cơ Nga sử dụng vũ khí nguyên tử không lớn hơn sau những phát biểu của Vladimir Putin hôm qua. Tổng thống Nga chỉ nhắc lại một nguyên tắc cơ bản : Vũ khí hạt nhân của Nga, tựa như của Anh hay Pháp vẫn là một "phương tiện răn đe".

Chuyên gia Philippe Gros, thuộc Quỹ Nghiên cứu chiến lược đã nhắc lại hai nguyên nhân thôi thúc Moskva tiến hành chiến tranh Ukraine : Chiếm đoạt Ukraine và phá vỡ hệ thống an ninh giữa hai bờ Đại Tây Dương. Mục tiêu thứ nhất thì khỏi bàn, nhưng về mục tiêu thứ nhì, theo nhà nghiên cứu này, Nga muốn "kiến tạo lại bản đồ an ninh tại Châu Âu theo ý Moskva" (cho dù là cũng vì chiến tranh Ukraine mà Phần Lan và Thụy Điển đã gia nhập liên minh quân sự NATO) và có lẽ Vladimir Putin quan niệm "chiến tranh Ukraine là một giải pháp đề phòng xung đột" có nguy cơ lan gần hơn đến bờ cõi của Nga.

Màn đánh phủ đầu diệt trừ hậu họa ?

Vậy nói cách khác Nga đánh chiếm Ukraine đề phòng hiểm họa chiến tranh đến gần và cũng là để che giấu những điểm yếu của mình ? Philippe Gros đánh giá sau hai năm chiến tranh, những lời lẽ đanh thép của Putin nhằm che giấu một số sự thật phũ phàng : đành rằng Moskva đã làm sống lại phần nào nền công nghiệp quốc phòng vốn có, nhưng do thiếu người, thiếu máy móc, điện Kremlin muốn có được 5,5 triệu đạn pháo, trong lúc mà các nhà máy trên toàn quốc chỉ có thể cung cấp 2 triệu mà thôi. Cả Nga lẫn Ukraine cùng "không có khả năng sản xuất để phục vụ cho một cuộc chiến ở cường độ cao" và vẫn theo chuyên gia người Pháp này "chỉ riêng tại Avdiivka Nga đã mất nhiều chiến xa hơn tất cả các loại thiết giáp mà họ đã có thể sản xuất trong một năm".

Tatiana Kastouéva Jean, giám đốc trung tâm nghiên cứu Châu Âu-Nga thuộc Viện Quan hệ quốc tế Pháp quan sát thấy Nga đang "tích tụ nhiều điểm yếu" khi phải vừa tiếp tục tài trợ chiến tranh, vừa phải đài thọ các chương trình về xã hội, vừa phải tái thiết các vùng mới chiếm được của Ukraine.

Nhìn từ phía các doanh nghiệp : "các hãng xưởng phải xoay xở tìm kiếm các chuỗi cung ứng và đang lo lại phải đối mặt với một đợt trừng phạt nữa, trong lúc mà một số các ngân hàng của Trung Quốc hay các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất bắt đầu từ chối thanh toán" cho các nhà sản xuất của Nga.

Một chút tình người với các chiến sĩ hy sinh

Vào lúc tại điện Kremlin, tổng thống Vladimir Putin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước hy sinh to lớn của những người lính Nga trên chiến trường, những người đã hy sinh vì tổ quốc, thì tại Ukraine có những tình nguyện viên người Ukraine đi tìm xác các chiến sĩ của cả hai bên tham chiến để "trả lại cho gia đình".

Phóng sự trên báo Les Echos tả lại cảnh ngày Chủ nhật 25/02/2024 gió lớn trên một ngọn đồi ở miền đông Ukraine, một chiếc xe tải son màu cờ Ukraine và hàng chữ GROUZ 200", đó là tiếng lóng để chỉ xe đi nhặt xác những người lính thời Liên Xô, đã dừng lại. Hai người đàn ông, bước ra. Họ không phải là lính, mà là những tình nguyện viên của một tổ chức mang tên Platzdarm. Trong Thế Chiến Thứ Hai, tổ chức này có nhiệm vụ đi tìm và nhận diện những người lính Liên Xô và lính Đức tử trận trong những cánh rừng gần Sloviansk (trên lãnh thổ Ukraine). Từ tháng 2/2022 các thiện nguyện viên của tổ chức này vẫn tiếp tục công việc đi tìm xác lính.

Hôm Chủ nhật 25/2 vừa qua, phần lớn những người đã chết trên ngọn đồi ở miền đông Ukraine là lính Nga, "gần Klishiivka và cách không xa Bakmut". Như những nhà điều tra, họ bắt đầu tìm kiếm tên tuổi, đơn vị, sinh quán của những người xấu số… cung cấp những thông tin này cho quân đội Ukraine để các giới chức liên quan tìm cách trao trả thi hài các tử sĩ này cho phía Nga. Đó là điều Vladimir Putin không làm được.

Bầu cử Iran 

Hồ sơ quốc tế lớn thứ nhì trong ngày là bầu cử Iran, một cuộc chơi mà phe cải tổ càng bị "gạt ra bên ngoài". Le Figaro nhắc lại : hơn 60 triệu cử tri Iran bầu lại 290 dân biểu Quốc hội và 88 thành viên trong một "Hội đồng các chuyên Gia".

Thực ra Hội đồng này bao gồm các giới chức tôn giáo và sẽ có trọng trách chỉ định giáo chủ Iran. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên từ sau phong trào phản kháng hồi mùa thu 2022 chủ yếu là phụ nữ đòi được giải phóng khỏi chiếc khăn choàng đầu… Tehran chờ đợi "tỷ lệ cử tri không đi bầu cao kỷ lục, có thể là trên 50%". Libération chạy tựa lớn : "Thắng lợi về tay những cử tri vắng mặt" trong lúc nhà chính trị học Farid Vahid được tờ báo trích dẫn cho rằng "phong trào cải tổ đã biệt tăm, bị loại hẳn khỏi toàn cảnh chính trị Iran" một phần do trong suốt cuộc đấu tranh của phụ nữ Iran với khẩu hiệu Phụ Nữ, Sự Sống và Tự Do, không một chính khách nào trong hàng ngũ "cải tổ" đã dám đứng lên đòi chấm dứt việc bắt phụ nữ trùm đầu hay đòi chính quyền ngừng các vụ sát hại các nhà đấu tranh, những người đòi được quyền sống.

Thông tín viên báo La Croix ghi nhận : cử tri Iran được kêu gọi đi bầu trong lúc phe bảo thủ đoàn kết hơn bao giờ hết và hoàn toàn không có một "giải pháp thay thế nào". Dân Iran không có ý định ồ ạt đi bỏ phiểu vì đã quá sợ các đợt đàn áp liên tiếp vả lại quan tâm của họ lúc này là những vấn đề cơm áo gạo tiền.

Nguyễn Phan Quế Mai – Chiến tranh Việt Nam

Trước khi khép lại các tờ báo Paris trong ngày xin giới thiệu qua bài viết trên Le Monde mang tựa đề "Phản ánh chiến tranh Việt Nam". Phần trang giới thiệu sách mới của tờ báo đã dành một khung nhỏ cho tác phẩm Là où fleurissent les cendresNơi tro tàn trổ hoa của nhà văn nữ Nguyễn Phan Quế Mai : Một cuộc chiến đã phản chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau nơi bốn con người và trong nhiều thập niên… Là một nhà văn, một dịch giả, Nguyễn Phan Quế Mai viết tiểu thuyết bằng ngôn ngữ của Shakespeare và cuốn Nơi tro tàn trổ hoa vừa ra mắt độc giả Pháp. Tác phẩm này đang được dịch tiếp sang 6 ngôn ngữ khác. Tiểu thuyết trước đây của bà là Pour que chantent les montagnes -Để cho núi vẫn ngân vang. 

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Quốc tế

Belarus sẽ đón tiếp vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga nhằm đáp trả áp lực của phương Tây

Minh Anh, RFI, 28/03/2023

Hai ngày sau thông báo của tổng thống Nga Vladimir Putin về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus hôm 28/03/2023, chính quyền Minsk đã có phản ứng. Trong một thông cáo, bộ ngoại giao Belarus khẳng định sẽ nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm đáp trả các "áp lực chưa từng có" của phương Tây. 

hatnhan1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Belarus Alexander Lukashenko, cùng theo dõi một cuộc tập trận qua truyền hình trực tuyến tại Moskva, ngày 19/02/2022. AP -

Theo giải thích của bộ ngoại giao Belarus, "từ hai năm rưỡi qua, Belarus phải đối mặt với những áp lực lớn chưa từng có từ phía Mỹ, Anh và các nước đồng minh", đồng thời tố cáo những nước này "can thiệp trực tiếp và quá đáng" vào nội bộ của Minsk.  

Các lệnh trừng phạt kinh tế và chính trị chống lại cựu thành viên Liên Xô, đồng minh thân thiết với Nga, còn đi kèm với việc "tăng cường khả năng quân sự" của NATO trên lãnh thổ các nước láng giềng của Belarus, thành viên của liên minh NATO. 

Trong bối cảnh này, theo bộ ngoại giao Belarus, Minsk "buộc phải có những biện pháp đáp trả", đồng thời cũng bảo đảm rằng sẽ không kiểm soát những loại vũ khí này và việc triển khai chúng "không đi ngược dưới bất kỳ hình thức nào các điều khoản I và II của hiệp ước không phổ biến hạt nhân". 

Về phía Nga, hôm qua, điện Kremlin một lần nữa khẳng định sẽ không thay đổi kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật như dự trù tại Belarus bất chấp những lời chỉ trích từ phương Tây.

Minh Anh

***********************

Ukraine đã nhận được những chiến xa hạng nặng đầu tiên của phương Tây

Thùy Dương, RFI, 28/03/2023

Ukraine hôm 27/03/2023 thông báo đã nhận được những chiếc xe tăng chiến đấu hạng nặng đầu tiên của Anh và Đức. 

hatnhan02

Bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace (thứ hai phải) cùng các binh sĩ Ukraine đang học điều khiển xe tăng Challenger 2, tại Dorset, Anh Quốc, ngày 22/02/2023. AP - Ben Birchall

Trên Facebook, bộ trưởng quốc phòng Ukraine, Oleksiï Reznikov, thông báo những xe tăng "Chalenger của Anh, Stryker và Cougar của Mỹ, Marders của Đức" đã được trang bị bổ sung cho các đơn vị Ukraine. Bộ trưởng quốc phòng Ukraine cũng đăng tải một bức ảnh chụp các chiến xa nhưng không nêu rõ ngày các xe tăng này được chuyển đến Ukraine. 

Về phía Berlin, sau khi thủ tướng Olaf Scholz hôm qua thông báo chiến đấu cơ tối tân Leopard 2 của Đức đã được giao cho Kiev, bộ quốc phòng Đức nêu con số 18 chiến xa Leopard 2. 

Liên quan tới Pháp, trong bài phỏng vấn được Le Figaro hôm nay 28/03 đăng tải, bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu thông báo kể từ cuối tháng 3 này, Pháp tăng gấp đôi số đạn pháo 155 ly giao hàng tháng cho Ukraine lên thành 2.000/tháng. 

Về tình hình chiến sự, hôm nay chính quyền quân sự thành phố Kiev cho biết thủ đô Ukraine hôm qua lại hứng chịu một đợt oanh kích của Nga, nhưng không có thiệt hại nhân mạng. 

Trong khi đó, theo tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, đêm qua Nga đã phóng tổng cộng 15 drone chiến đấu vào Ukraine và không quân Ukraine đã tiêu diệt được 14 drone. 

Cũng trong ngày hôm qua, Nga đã phóng nhiều tên lửa vào thành phố Sloviansk, miền đông Ukraine, khiến 2 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương, nhiều tòa nhà bị phá hủy.  

Thùy Dương

*************************

Chiến tranh Ukraine : Đạn pháo chứa uranium nghèo, thứ vũ khí gây tranh cãi

Anh Vũ, RFI, 27/03/2023

Anh Quốc cam kết cung cấp đạn pháo chứa uranium nghèo cho các loại xe tăng hiện đang được Ukraine sử dụng. Để đáp trả Moskva thông báo triển khai vũ khi hạt nhân chiến thuật tại Belerus. Các loại đạn này từ lâu nay vẫn gây tranh cãi vì chúng chứa các chất phóng xạ. Đầu đạn chứa uranium nghèo là thứ vũ khí đáng sợ để hủy diệt các các xe bọc thép.

hatnhan03

Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng vũ khí đạn dược mới tại một căn cứ quân sự tại Anh Quốc (không rõ địa điểm), ngày 24/03/2023. AP - Kin Cheung

Ông Vladimir Putin đã chớp lấy cơ hội để chơi con bài leo thang hạt nhân. Thứ Ba ngày 21/03, tổng thống Nga đã cảnh cáo việc Vương quốc Anh cung cấp cho Ukraine loại đạn pháo gây tranh cãi "sẽ buộc Nga phải đáp trả tương ứng". Bốn ngày sau, 25/03, tổng thống Putin thông báo Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân " chiến thuật" trên lãnh thổ Belarus. Theo chủ nhân điện Kremlin, việc cung cấp đầu đạn chứa uranium nghèo, đã được Luân Đôn xác nhận, tức là các loại "vũ khí chứa thành phần hạt nhân" đã được đưa vào chiến trường.

Đạn uranium nghèo : Từ thời Đức Quốc Xã đến chiến tranh Nam Tư

Chính phủ Anh lên tiếng tố cáo "Nga bóp méo thông tin", đồng thời nhấn mạnh rằng quân đội Anh vẫn sử dụng một cách hợp pháp "từ hàng thập kỷ nay" những loại đạn pháo như vậy. Luân Đôn cho rằng các loại đạn pháo chứa uranium nghèo được phép sử dụng theo điều 36 về "vũ khí mới" của nghị định thư 1977 bổ sung cho Công ước Genève 1949.

Hôm 23/03, Washington lên tiếng ủng hộ ý định của Anh đồng thời bảo đảm rằng từ trước tới giờ đầu đạn uranium nghèoy "không hề gây nguy cơ phóng xạ cũng như không làm leo thang hạt nhân".

Thực tế, các loại đầu đạn đó được chế từ những thành phần phụ của công đoạn làm giàu uranium trong công nghiệp hạt nhân dân sự. Gọi là "nghèo" là bởi trong đạn chứa uranium nghèo có ít nguyên tố đồng vị phóng xạ thấp nhiều hơn uranium làm giàu.

Tuy nhiên, Jeff Hawn, chuyên gia về chiến tranh tại Ukraine, tư vấn cho viện nghiên cứu địa chính trị Mỹ, New Lines Institute khẳng định : "Rõ ràng là việc chuyển loại đạn pháo đó cho Kiev sẽ càng cung cấp thêm lập luận của những người vẫn đồng thanh với luận điệu của Nga rằng phương Tây phải chịu trách nhiệm trong việc làm trầm trọng thêm cuộc xung đột".

Bởi vì loại đạn pháo này vẫn mang tiếng xấu từ nhiều thập kỷ qua và các tranh cãi khoa học về mức độ nguy hiểm của việc tiếp xúc với phóng xạ liên quan đến loại đạn này "chưa bao giờ được giải quyết dứt điểm", chuyên gia người Mỹ cho biết thêm.

Các đầu đạn chứa uranium nghèo chủ yếu "được trang bị cho các chiến xa để tiêu diệt các xe bọc thép của địch", chuyên gia Jeff Hawn nhấn mạnh. Ý tưởng sử dụng loại vật liệu phóng xa này để chế tạo đạn đã có từ thời phát xít Đức. Năm 1943, bộ trưởng về vũ khí của Hitler, Albert Speer muốn dùng vật liệu này để giải quyết tình trạng khan hiếm volfram, một chất vốn dược dùng để chế tạo đạn pháo của xe tăng. Nhưng lịch sử không nói đến việc nước Đức Quốc Xã thực sự có dùng đến loại vật liệu này hay không.

Về sau, người Mỹ đã nắm lấy ý tưởng đó để triển khai các loại vũ khí "sát thủ xe tăng của Nga" trong những năm 1960. Chuyên gia Jeff Hawn nhắc lại, "Hoa Kỳ đã từng muốn có các loại vũ khí hiệu quả nhất để tiêu diệt các xe bọc thép Liên Xô trong trường hợp cuộc chiến xảy ra tại Châu Âu".

"Rất dễ cháy"

Uranium nghèo có một đặc tính lý tưởng để chống tăng : "Đó là một loại vật liệu có sức khoan phá lớn, rất hữu dụng để xuyên lớp giáp sắt bảo vệ" chiến xa, bộ quốc phòng Mỹ ghi nhận.

Chuyên gia quân sự Mỹ cho biết thêm, ưu điểm của nó so với các vật liệu khác là "rất dễ cháy". Cụ thể, những đầu đạn này dễ dàng xuyên vào buồng lái của xe tăng mục tiêu, rồi làm nóng lên, gây cháy nổ xe tăng.

Bất lợi chính của loại đạn này là gì ? Uranium dù đã được làm nghèo vẫn độc hại. Chính vì thế, dù có nhiều nước chế tạo được loại đạn pháo này (Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan, Nga), nhưng hiếm có nước nào chính thức sử dụng loại đạn này. Thực tế, chỉ có Hoa Kỳ và Anh Quốc sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần đầu năm 1990 và trong cuộc chiến tranh Nam Tư (1991-2001).

Sau đó, liên tục có các nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá mức độ độc hại đối với sức khỏe con người. Riêng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) từ năm 2008 đến 2014 đã có nhiều báo cáo về vấn đề này. Năm 2001, Cơ quan Royal Society của Anh đã công bố một báo cáo hơn 300 trang và các bài viết mang tính khoa học cố gắng phân tích các rủi ro cho sức khỏe do các đầu đạn loại này gây ra.

Nguy hiểm không đáng kể cho sức khỏe ?

Các nghiên cứu khoa học trước hết tập trung vào các nguy hiểm đối với binh sĩ sử dụng thứ vũ khí này. Tiếp đó, nhiều nghiên cứu đã cố tìm hiểu nguy cơ ô nhiễm phóng xạ vào môi trường có nguy hiểm về lâu dài đối với dân cư khu vực sử dụng đạn. Chẳng hạn tại Iraq, nhiều nghiên cứu đã tìm cách thiết lập mối liên hệ, những không thành, giữa mức độ gia tăng các bệnh ung thư ghi nhận trong một số vùng với việc quân đội Mỹ sử dụng đầu đạn uranium nghèo hồi 1991.

Thực tế vẫn có nguy cơ kép. Thứ nhất, các mảnh đạn này vẫn mang phóng xạ, tiềm ẩn những nguy hiểm cho các trường hợp tiếp xúc lâu dài. Tiếp đó, khi tiếp cận mục tiêu, các loại đạn này sẽ làm phát tán các bụi phóng xạ vào môi trường. Đất và các mạch nước ngầm như vậy có thể bị ô nhiễm, kéo theo người dân trong khu vực đó bị nhiễm phóng xạ, theo ghi nhận trong báo cáo của Royal Society.

Hoa Kỳ và Anh Quốc từ nhiều năm qua vẫn khẳng định những hậu quả sử dụng loại đạn này đối với sức khỏe là không đáng kể. Cơ quan Royal Society đã kết luận rằng nguy cơ gây ung thư phổi có thể cao hơn một chút nhưng chỉ là trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp thời gian dài với các loại đạn trên.

Mặc dù có khá nhiều tài liệu khoa học, về phần mình, Liên Hiệp Quốc nhận thấy cần phải tiếp tục đánh giá những hệ quả của các loại vũ khi này đối với sức khỏe, cũng như nhấn mạnh rằng cho đến giờ không có một bằng chứng nguy hiểm "đáng kể" nào đối với sức khỏe được xác nhận.

Tuy vậy, theo chuyên gia Jeff Hawn, "việc sử dụng các loại đạn dược đó ở Ukraine chắc hẳng sẽ dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường hàng thập kỷ". Trong những điều kiện như vậy dùng đến các đầu đạn uranium nghèo có thực sự là cần thiết khi mà Nga đã tổn thất một phần không nhỏ các chiến xa của họ ?

Ông Jeff Hawn nhận định, dẫu sao cũng có thể biện minh được cho quyết định của Anh. Trước hết là "do tình trạng khan hiếm đạn và các loại đạn pháo này đang ứ đọng trong kho, chúng lại có thể sử dụng được đối với các mẫu xe tăng mà Ukraine đang có". Loại đạn này lại bắn được xa hơn so với đa số các loại đạn pháo cho xe tăng. "Quân đội Ukraine càng có thể bắn xã bao nhiêu thì họ càng an toàn và càng bảo vệ được quân của mình. Đây là điều cốt lõi cho một quân đội thấp hơn nhiêu về số lượng", chuyên gia Jeff Hawn nhận định. Đó có lẽ cũng là lý do chủ yếu khiến Nga phản ứng dữ dội. Có thể Moskva không mấy quan tâm đến độc nhiều hay ít mà chủ yếu là họ thấy loại đạn này giúp cho đối thủ Ukraine giành được ưu thế trên chiến trường.

(Theo france24.com)

Anh Vũ

****************************

Phương Tây lên án Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus

Minh Anh, RFI, 27/03/2023

Hôm 26/03/2023, ngay sau thông báo của tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cho triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, phía Ukraine đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn nhằm chống lại hành động "dọa dẫm hạt nhân" của Nga. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây cũng có phản ứng mạnh mẽ.

hatnhan4

Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Belarus Alexander Lukashenko tại Moskva, ngày 19/02/2022. AP - Alexei Nikolsky

Bộ ngoại giao Ukraine ra thông cáo yêu cầu các nước "Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc" mở một phiên họp bất thường nhằm "chống lại trò dọa dẫm bắt chẹt hạt nhân của điện Kremlin". Kiev còn kêu gọi khối G7 và Liên Hiệp Châu Âu gây áp lực với Belarus, hứng chịu "những hậu quả đáng kể" nếu để Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.

Theo AFP, Đức là nước đầu tiên lên án "một mưu toan đe dọa hạt nhân mới" của Nga, đồng thời khẳng định sẽ "không đổi hướng" trước những lời dọa dẫm theo như lời một quan chức bộ ngoại giao Đức, xin ẩn danh. Đây cũng là lập trường của chính quyền Mỹ, thông qua tuyên bố của phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia John Kirby.

Tại Paris, thông cáo của bộ ngoại giao Pháp cũng lên án ý định của chủ nhân điện Kremlin, đồng thời kêu gọi Moskva chứng tỏ tinh thần "trách nhiệm được giao phó với tư cách là một Nhà nước có vũ khí hạt nhân và xem xét lại thỏa thuận gây bất ổn này".

Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell tỏ ra cứng rắn hơn khi tố cáo Nga "leo thang vô trách nhiệm, và đe dọa an ninh Châu Âu". Ông Borrell cảnh báo Belarus sẽ hứng chịu những trừng phạt mới nếu để cho Nga bố trí vũ khí nguyên tử trên lãnh thổ của mình.

Về phần mình, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO -cũng phản đối Nga có "những lời lẽ nguy hiểm và vô trách nhiệm", đồng thời cho biết sẽ theo dõi sát tình hình.

Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota cho biết thêm :

"NATO sẽ cảnh giác và chúng tôi sẽ theo dõi sát tình hình", đây là tuyên bố của phát ngôn viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Bà nói thêm : "Chúng tôi chưa nhận thấy có bất cứ thay đổi nào trong mạng lưới vũ khí hạt nhân của Nga để buộc chúng tôi phải điều chỉnh mạng lưới vũ khí của mình".

Tổng thống Nga giải thích là đã đưa ra quyết định này vì Luân Đôn sẽ gởi cho Ukraine các loại đạn pháo có chứa uranium nghèo nhưng cũng bởi vì Mỹ, xin trích, "triển khai từ lâu vũ khí hạt nhân chiến thuật của họ trên lãnh thổ các nước đồng minh".

Nhưng đối với NATO, sự so sánh này là "hoàn toàn sai lạc". Phát ngôn viên của NATO giải thích tiếp : "Nga đã liên tục vi phạm các cam kết làm chủ vũ khí. Nga đã đình chỉ việc tham gia vào hiệp ước mới về giảm vũ khí chiến lược".

Hiện tại chưa một nước nào mà Ukraine nêu tên có phản ứng gì để đáp trả thông báo của Nga".

Minh Anh

**************************

Vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus : Phương Tây khó lên án Nga tại Hội đồng Bảo an

Minh Anh, RFI, 27/03/2023

Ngày 25/03/2023, tổng thống Vladimir Putin thông báo sẽ cho bố trí các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus. Tuyên bố này khiến Kiev và các đồng minh phương Tây lo ngại Nga dùng vũ khí chiến thuật trên chiến trường Ukraine. Liệu Nga có vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân mà Moskva đã ký kết dưới thời Liên Xô cũ như cáo buộc từ nhiều nước phương Tây ?

hatnhan5

Các quan chức Nga tham quan triển lãm các loại vũ khí chiến thuật tại Moskva, ngày 02/02/2023. AP - Ekaterina Shtukina

Kể từ lúc Chiến tranh lạnh kết thúc, rất ít người biết chính xác Nga có bao nhiêu vũ khí hạt nhân chiến thuật (Tactical Nuclear Weapon-TNW), loại vũ khí được dùng cho các lợi ích chiến thuật cụ thể trên chiến trường thay vì phá hủy các thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ hoặc là Nga, theo như định nghĩa của giới học thuật và các nhà đàm phán kiểm soát vũ khí.

Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, người ta chỉ biết Nga có khoảng 22000 TNW, còn Mỹ là 11500. Hầu hết số vũ khí này đã được tháo dỡ hoặc đang chờ tháo dỡ. Vào thời điểm này, Hoa Kỳ rất nỗ lực thúc đẩy việc đưa về Nga các kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô đóng tại Belarus, Ukraine và Kazakhstan vì Nga kế thừa kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô.

Theo Reuters, số đầu đạn hạt nhân và TNW còn lại đó được lưu trữ tại ít nhất 30 căn cứ quân sự và hầm chứa dưới sự kiểm soát của Tổng cục 12, thuộc bộ quốc phòng. Và cũng kể từ đó, Nga không công bố bất kỳ hoạt động triển khai vũ khí hạt nhân nào bên ngoài lãnh thổ. Do vậy, nếu thông báo triển khai TNW của tổng thống Putin thành hiện thực, đây sẽ là lần đầu tiên Moskva có một kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân ngoài lãnh thổ.

Theo lập luận của chủ nhân điện Kremlin, ngoài việc nhằm đáp trả việc Anh Quốc sẽ cấp cho Ukraine các loại vũ khí có chứa chất uranium nghèo, thỏa thuận triển khai TNW với Minsk không vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân được ký kết từ dưới thời Liên Xô cũ.

Theo Hiệp ước này, "không một cường quốc hạt nhân nào có thể chuyển giao vũ khí hạt nhân hoặc công nghệ cho một cường quốc phi hạt nhân, nhưng được phép bố trí các vũ khí này, dưới sự kiểm soát của Hiệp ước – đây chính là những gì Mỹ đã làm tại Châu Âu.

Và đây cũng chính là điều tổng thống Nga chỉ trích. Trong bài phát biểu trên đài truyền hình, ông Putin cho rằng quyết định này là "không có gì bất thường" khi mà "Hoa Kỳ đã triển khai 200 TNW của mình từ lâu tại sáu nước đồng minh Châu Âu là Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Bỉ, Ý và Hy Lạp. Để có thể sử dụng chúng, 257 chiến đấu cơ đã được chuẩn bị, không những của Mỹ mà cả từ các nước Châu Âu".

Những con số mà chuyên gia Hans M. Kristensen, giám đốc " Dự án Thông tin hạt nhân ", thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, phản đối với nhật báo Le Figaro, khi cho rằng tổng thống Nga đã thổi phồng dữ liệu. Theo đó, trong số 200 TNW, chỉ có 100 là được triển khai ở Châu Âu, ở 6 căn cứ Mỹ tại 5 nước : Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Hà Lan và riêng tại Ý là 2 căn cứ. Số TNW còn lại là tại Mỹ.

Dẫu sao thì trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine đang rơi vào bế tắc do không tìm được một giải pháp hòa bình, việc Anh Quốc thừa nhận sẽ cung cấp vũ khí có chứa uranium nghèo cũng có thể sẽ là một cái cớ để Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ra bên ngoài lãnh thổ.

Năng lực bố trí hạt nhân của Nga tại Belarus có thể đi đến đâu vẫn còn là một câu hỏi lớn. Nhưng theo ông Pavel Podvig, Viện Nghiên cứu về Giải trừ Vũ khí của Liên Hiệp Quốc, khi trả lời RFI, việc Ukraine đòi hỏi một cuộc họp khẩn tại Hội đồng Bảo an để chấm dứt " trò bắt chẹt hạt nhân " của Nga là điều khó thể. Bởi một lẽ đơn giản, Hoa Kỳ - một thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an – cũng đã và đang làm điều tương tự như ông Putin tố cáo, dù rằng số vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ tại Châu Âu có thể là có tầm mức răn đe thấp hơn so với của Nga cả về tầm bắn lẫn số lượng.

Minh Anh

*************************

Nga thông báo triển khai "vũ khí nguyên tử chiến thuật" ở Belarus

Thanh Hà, RFI, 26/03/2023

Tổng thống Vladimir Putin ngày 25/03/2023 loan báo Minsk đã đồng ý để Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật sang Belarus. Moskva "không vi phạm các thỏa thuận quốc tế chống phổ biến vũ khí hạt nhân". Belarus có đường biên giới chung với Ukraine. Kiev tố cáo Nga dùng lá bài hạt nhân lôi kéo Belarus vào vòng xoáy chiến tranh.

hatnhan6

Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Belarus Alexander Lukashenko tại một cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo của các nước Liên Xô cũ tại Thư viện Tổng thống Boris Yeltsin, St. Petersburg, Nga, ngày 26/12/2022. AP - Alexey Danichev

Hãng tin Pháp AFP ghi nhận chủ nhân điện Kremlin tuy nhiên không nói rõ về thời điểm chuyển giao "vũ khí nguyên tử chiến thuật" của Nga cho Belarus, mà chỉ lưu ý rằng quyền kiểm soát khối lượng vũ khí của Nga sẽ không được giao cho Minsk.

Từ Moskva thông tín viên Jean-Didier Revoin cho biết thêm về những phát biểu của tổng thống Vladimir Putin hôm qua :

"10 máy bay đã sẵn sàng sử dụng loại vũ khí này. Từ ngày 03/04/2023, chúng ta bắt đầu đào tạo các đội phi công và kể từ ngày 01/07, chúng ta sẽ hoàn tất công trình xây dựng một nhà kho đặc biệt để lưu giữ vũ khí chiến thuật trên lãnh thổ Belarus".

Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố như trên và giải thích rằng Moskva không vi phạm những cam kết quốc tế của Nga về chống phổ biến vũ khí hạt nhân, vả lại, Mỹ cũng đã triển khai vũ khí nguyên tử chiến thuật tại nhiều nước đồng minh ở Châu Âu từ nhiều thập niên qua.

Những tuyên bố trên đây được đưa ra sau khi Anh Quốc cho biết sẽ cung cấp cho Ukraine đạn có chứa uranium nghèo. Một điểm mà Vladimir Putin muốn nhấn mạnh : Đó là nước Nga có phương tiện đáp trả. Ông nói : "Không phải nói quá, chúng ta có hàng trăm ngàn đạn loại này nhưng hiện tại chưa sử dụng đến thôi".

Lời lẽ này được đưa ra chỉ vài ngày sau tuyên bố chung với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng không nên khai mào một cuộc chiến hạt nhân, bởi sẽ không có bên thắng cuộc.

Phản ứng quốc tế 

Cho đến trưa nay, Minsk chưa lên tiếng về những tuyên bố của tổng thống Nga đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật sang lãnh thổ Belarus.

Tại Kiev cố vấn An ninh quốc gia của tổng thống Ukraine, ông Oleksyi Danilov trên Twitter đánh giá : Nga dùng vũ khí hạt nhân "bắt Belarus làm con tin". Không trực tiếp tham chiến nhưng chính quyền Minsk của tổng thống Alexander Lukashenko là đồng minh của Nga. Ông Danilov cáo buộc "Moskva lợi dụng Belarus là địa bàn để lên kế hoạch và mở mặt trận tấn công Ukraine". 

Về phía Hoa Kỳ, bộ quốc phòng Mỹ, trong thông cáo hôm 25/03, "ghi nhận thông tin về thông báo của Nga và tiếp tục theo dõi tình hình ". Trước mắt, Lầu Năm Góc" không có lý do gì để thay đổi chiến lược hạt nhân của Mỹ, và cũng không thấy có dấu hiệu nào cho thấy là Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân".

NATO nhận định tổng thống Nga đã có những lời lẽ "nguy hiểm và vô trách nhiệm".

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Minh Anh, Thùy Dương, Anh Vũ, Thanh Hà
Published in Diễn đàn

Hôm thứ Tư, 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên nói rằng nếu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên tăng lên thì Hàn Quốc sẽ xem xét việc chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình hoặc yêu cầu Mỹ triển khai lại vũ khí hạt nhân tại miền Nam bán đảo Triều Tiên.

hanquoc1

Vụ phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Triều Tiên vào tháng 11/2022. Nguồn : Korean Central News Agency, thông qua AFP — Getty Images

Ngay sau cuộc họp ngắn về chính sách chung do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tổ chức hôm thứ Tư, ông Yoon nói thêm rằng chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn chưa trở thành chính sách chính thức. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc giờ đây sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ.

Một chính sách như vậy bao gồm việc tìm cách tăng độ tin cậy cho các cam kết của Washington. Mỹ đã cam kết bảo vệ các đồng minh bằng mọi năng lực phòng thủ, kể cả vũ khí hạt nhân.

Bình luận của ông Yoon đánh dấu lần đầu tiên một Tổng thống Hàn Quốc chính thức đề cập việc trang bị vũ khí hạt nhân cho nước này kể từ khi Mỹ rút toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi miền Nam bán đảo Triều Tiên vào năm 1991. Việc Washington rút vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc là một phần trong nỗ lực cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn cầu của nước này.

"Có khả năng vấn đề sẽ trở nên xấu hơn và nước ta sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc tự chế tạo loại vũ khí đó", ông Yoon nói, theo biên bản ghi chép các phát biểu do văn phòng của ông công bố. "Nếu như vậy thì với khả năng khoa học và công nghệ của mình, chúng ta sẽ có thể sớm có vũ khí hạt nhân riêng".

Hàn Quốc là một bên ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), cấm nước này tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Năm 1991, Hàn Quốc cũng đã ký một tuyên bố chung với Triều Tiên, cả hai miền đều đồng ý không "thử nghiệm, chế tạo, sản xuất, tiếp nhận, sở hữu, tàng trữ, triển khai hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân".

Nhưng Triều Tiên đã vi phạm thỏa thuận ấy bằng cách tiến hành 6 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006. Bất chấp nhiều năm đàm phán, Triều Tiên vẫn chưa loại bỏ bất kỳ đầu đạn hạt nhân nào (Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc nói rằng bất cứ lúc nào Triều Tiên cũng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân lần thứ bảy).

Trong những tháng gần đây, khi Triều Tiên tuyên bố sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân và đe dọa sử dụng nó để chống lại Hàn Quốc, các nhà phân tích Hàn Quốc và những người trong Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền bảo thủ của ông Yoon ngày càng kêu gọi Seoul xem xét lại lựa chọn hạt nhân.

Các bình luận của ông Yoon trong tuần này dường như châm ngòi cho những cuộc thảo luận như vậy. Các cuộc thăm dò dư luận trong những năm gần đây cho thấy đa số người Hàn Quốc ủng hộ việc tái triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tới Hàn Quốc, hoặc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng Hàn Quốc.

Trong nhiều thập niên, các nhà hoạch định chính sách ở Seoul đã từ chối lựa chọn đó, viện dẫn cái gọi là chiếc ô hạt nhân của Mỹ sẽ bảo vệ đất nước an toàn trước đe dọa từ Triều Tiên.

"Bình luận của Tổng thống Yoon có thể là một bước ngoặt trong lịch sử an ninh quốc gia của Hàn Quốc", Cheon Seong-whun, nguyên giám đốc Viện Thống nhất Tổ quốc của Hàn Quốc, một viện nghiên cứu chính sách do chính phủ tài trợ ở Seoul, nói. "Nó có thể thay đổi nhận thức về việc đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên".

Những lời kêu gọi về vũ khí hạt nhân đã vang lên lúc mạnh lúc yếu tại Hàn Quốc trong nhiều thập niên, nhưng chưa bao giờ nhận được sự chú ý của ai, ngoại trừ một vài nhà phân tích và chính khách cánh hữu.

Vào những năm 1970, Hàn Quốc từng bắt đầu một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật dưới thời cựu độc tài quân sự Park Chung-hee, khi Mỹ bắt đầu giảm sự có mặt về quân sự ở Hàn Quốc, khiến người dân Hàn Quốc lo sợ về một cuộc tấn công của Triều Tiên. Washington buộc Park phải từ bỏ chương trình trên và cam kết bảo vệ đồng minh dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ.

Cho tới nay Washington vẫn duy trì 28.500 lính Mỹ ở Hàn Quốc như một biểu tượng của liên minh. Nhưng trong những tháng gần đây, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, một số tên lửa được thiết kể để mang đầu đạn hạt nhân tới Hàn Quốc. Nhiều người Hàn Quốc đặt câu hỏi liệu Mỹ có ngăn chặn Triều Tiên tấn công nước họ hay không, đặc biệt là vì làm như vậy thì các thành phố và căn cứ quân sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương sẽ có nguy cơ bị tấn công hạt nhân. Những cam kết lặp đi lặp lại của Washington trong việc bảo vệ đồng minh của mình, thậm chí sử dụng vũ khí hạt nhân của chính mình nếu cần thiết, đã không xoa dịu được nỗi sợ hãi này.

Trong báo cáo Đánh giá tình hình hạt nhân năm 2022, một tài liệu phác thảo chính sách hạt nhân của Washington trong 5 đến 10 năm tới, chính Lầu Năm Góc đã lưu ý đến "tình thế tiến thoái lưỡng nan về răn đe" mà Triều Tiên đặt ra cho Mỹ. Báo cáo viết : "Một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể liên quan đến một số bên có vũ khí hạt nhân, làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn".

"Nếu Hàn Quốc có vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ không cần hỏi liệu họ có nên sử dụng vũ khí hạt nhân của mình để bảo vệ các đồng minh hay không và liên minh sẽ không bao giờ bị thử thách", Cheong Seong-chang, nhà phân tích cấp cao tại Viện Sejong Hàn Quốc nói. "Nếu Hàn Quốc có vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ thực sự an toàn hơn".

Ông Cheong cho rằng, bằng cách tuyên bố ý định tự trang bị vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc có thể buộc Triều Tiên phải xem xét lại chương trình vũ khí hạt nhân và có thể khiến Trung Quốc gây sức ép buộc Bình Nhưỡng rút lại chương trình ấy. Từ lâu Trung Quốc đã lo sợ về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực Đông Á.

Để xây dựng kho vũ khí hạt nhân của mình, Hàn Quốc cần phải rút khỏi hiệp ước NPT. Các nhà phân tích cho rằng việc rút khỏi NPT là quá rủi ro đối với Hàn Quốc, vì làm như vậy có thể kích hoạt các lệnh trừng phạt quốc tế.

Một số nhà lập pháp liên kết với đảng của ông Yoon và các nhà phân tích như Cheong Seong-chang muốn tái tiếp nhận vũ khí hạt nhân của Mỹ vào miền Nam bán đảo Triều Tiên và đạt được thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Hàn Quốc với Mỹ, tương tự như thỏa thuận cho phép máy bay NATO mang vũ khí hạt nhân của Mỹ trong thời chiến.

Đại sứ quán Mỹ không bình luận ngay về tuyên bố của ông Yoon. Chính sách chính thức của Washington là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, với lo ngại rằng nếu Seoul chế tạo vũ khí hạt nhân thì việc đó có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, làm tiêu tan hy vọng giải trừ hạt nhân Triều Tiên.

Bản thân ông Yoon hôm thứ Năm đã nhắc lại rằng nước ông vẫn cam kết tuân theo NPT, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Ông nói vào hôm thứ Tư – và Bộ Quốc phòng của ông nhắc lại vào hôm thứ Năm – rằng sự răn đe chung cùng với Mỹ nên là một "cách tiếp cận thực tế" hơn đối với mối đe dọa từ Triều Tiên.

Chính phủ của ông cho biết Hàn Quốc và Mỹ sẽ bắt đầu tập trận vào tháng tới để kiểm tra khả năng phối hợp của họ nhằm đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên và giúp tái khẳng định cam kết của Washington với các đồng minh. Ông Yoon cũng nói quân đội của ông sẽ đẩy mạnh chương trình "trừng phạt và trả đũa quy mô lớn" bằng cách tự trang bị tên lửa mạnh hơn và các vũ khí thông thường khác để đe dọa ban lãnh đạo Triều Tiên.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng lên trong những tuần gần đây, với việc chính phủ của ông Yoon đáp trả các hành động khiêu khích của Triều Tiên bằng các động thái leo thang của mình, chẳng hạn như điều máy bay chiến đấu để phản ứng lại máy bay không người lái của Triều Tiên.

"Chúng ta phải đập tan mong muốn khiêu khích của Triều Tiên", ông nói vào hôm thứ Tư.

Choe Sang-Hun

Nguyên tác : "In a First, South Korea Declares Nuclear Weapons a Policy Option", The New York Times, 12/01/2023.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 25/01/2023

Choe Sang-Hun là trưởng văn phòng Seoul của The New York Times, chuyên đưa tin về Bắc và Nam Triều Tiên.

Additional Info

  • Author Choe Sang-hun, Nguyễn Hải Hoành
Published in Diễn đàn
mercredi, 30 novembre 2022 17:13

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc…

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2035

Báo cáo được Lầu Năm Góc công bố hôm 29/11/2022 cho biết, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có khả năng tăng gấp ba, lên 1.500 đầu đạn vào năm 2035, và đồng thời nhấn mạnh rằng lực lượng không quân Trung Quốc ngày càng lợi hại.

hatnhan1

Ảnh minh họa : Tên lửa DF-41 của Trung Quốc trong kỳ lễ diễu binh mừng 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 01/10/2019. AP - Mark Schiefelbein

Theo hãng tin AFP, báo cáo này cho biết rằng theo ước tính của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kho dự trữ đầu đạn hạt nhân đang hoạt động của Trung Quốc đã vượt quá 400 đầu đạn và nếu Trung Quốc tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân với tốc độ hiện tại, Bắc Kinh có thể sẽ có một kho dự trữ khoảng 1.500 đầu đạn vào năm 2035. Mặc dù vậy, con số này vẫn ít hơn rất nhiều so với kho vũ khí của Hoa Kỳ và Nga với việc mỗi nước có vài nghìn đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, Washington xác định Bắc Kinh là thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ và báo cáo hàng năm về quân đội Trung Quốc nhấn mạnh đến những tiến bộ cả về vũ khí hạt nhân lẫn vũ khí quy ước. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder nhận định rằng việc Trung Quốc tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình sẽ là nguồn gốc của sự bất ổn trong khu vực Đông Á.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Phan Minh
Published in Châu Á

Ông Kim Jong-un nói mc tiêu ca Triu Tiên là có lc lượng ht nhân mnh nht thế gii

Nhà lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un nói rng mc tiêu cui cùng ca đt nước ông là s hu lc lượng ht nhân mnh nht thế gii.

kim1

Hình nh v phóng tên la ca Triu Tiên.

Ông Kim đưa ra tuyên b này khi ông thăng chc cho hàng chc sĩ quan quân đi tham gia vào v phóng tên la đn đo ln nht ca Triu Tiên gn đây, truyn thông nhà nước đưa tin hôm Ch nht.

Thông báo này được đưa ra sau khi ông Kim th sát v th tên la đn đo liên lc đa Hwasong-17 mi ca nước này và cam kết đáp tr các mi đe da ht nhân ca M bng vũ khí ht nhân vào ngày 18/11.

Xây dng lc lượng ht nhân là đ bo v phm giá và ch quyn ca nhà nước và nhân dân mt cách đáng tin cy, và "mc tiêu cui cùng ca nó là s hu lc lượng chiến lược mnh nht thế gii, lc lượng tuyt đi chưa tng có trong thế k", ông Kim nói trong quyết đnh thăng chc cho các sĩ quan.

Ông gi Hwasong-17 là "vũ khí chiến lược mnh nht thế gii" và cho biết nó th hin quyết tâm và kh năng ca Triu Tiên trong vic xây dng quân đi mnh nht thế gii.

Ông Kim nói rng các nhà khoa hc Triu Tiên đã đt được "bước tiến tuyt vi trong vic phát trin công ngh lp đu đn ht nhân vào tên la đn đo".

Chp nh vi các nhà khoa hc, k sư, quan chc quân s và nhng người khác tham gia cuc th nghim, ông Kim cho biết ông hy vng h s tiếp tc m rng và tăng cường kh năng răn đe ht nhân ca đt nước vi tc đ cc nhanh.

Các nhân viên đó đã tuyên th trung thành vi đng cm quyn, th bo v "quyn lc tuyt đi" ca đng và ông Kim, đng thi th rng "tên la ca chúng ta s ch bay mnh m theo hướng do ông y ch đnh".

H cho biết ông Kim đã "ch dy chúng tôi cn thn tng người mt" trong quá trình phát trin Hwasong-17.

Có kh năng vươn ti đt lin Hoa K, v phóng tên la đã khiến Hoa K kêu gi ch tch Hi đng Bo an Liên Hp Quc ra tuyên b buc Triu Tiên phi chu trách nhim v các v th tên la ca mình, vn b cm bi các ngh quyết ca Hi đng Bo an.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở Châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

hatnhan1

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở Châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan có lẽ đã bắt đầu so kè với nhau trong các chương trình hạt nhân ngay từ những năm 1970, nhưng các cuộc thử nghiệm hạt nhân mang tính bước ngoặt của New Delhi và Islamabad vào năm 1998 đã đưa cạnh tranh lên một tầm cao mới. Bài viết gần đây của Ashley J. Tellis , nghiên cứu viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, đã trình bày chi tiết các bước phát triển trong chính sách hạt nhân của ba quốc gia trong những thập niên sau đó. Tellis cho thấy cách mà cạnh tranh hạt nhân đã gia tăng trong khu vực trong 10 năm qua, khi mỗi cường quốc hạt nhân đều hiện đại hóa kho vũ khí của mình để có được những khả năng mới, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.

hatnhan2

Tên lửa đạn đạo Agni của Ấn Độ tham gia diễu hành (Ảnh Getty Images)

Những phát triển này có tác động lan tỏa quan trọng đối với hệ thống quốc tế. Khác với Ấn Độ và Pakistan, hai nước có chương trình hạt nhân chủ yếu tập trung vào khu vực, Trung Quốc đang tìm cách nhắm vào các đối thủ trong khu vực lẫn các nước ở xa hơn – cụ thể là Mỹ. Hơn nữa, cách tiếp cận bên miệng hố chiến tranh của Moscow có thể khiến Bắc Kinh hoặc Islamabad – đều theo chủ nghĩa xét lại – sử dụng lập luận đe dọa hạt nhân tương tự trong các cuộc khủng hoảng tương lai để tìm kiếm lợi thế chiến lược.

Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan lần lượt khởi động các chương trình vũ khí hạt nhân của họ ở những thời điểm khác nhau trong Chiến tranh Lạnh. Dù các tài liệu nghiên cứu chính sách đã không thừa nhận rộng rãi điều này, nhưng chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn Độ đã bắt đầu sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc tại La Bố Bạc, Tân Cương, vào năm 1964. Hai năm trước đó, Ấn Độ tham gia vào cuộc chiến thảm khốc kéo dài một tháng chống lại Trung Quốc ở đường biên giới chung giữa hai bên. Thử nghiệm hạt nhân thành công của Bắc Kinh làm gia tăng lo ngại an ninh ở New Delhi, và 10 năm sau đó, Ấn Độ đã tiến hành vụ thử hạt nhân của chính mình. Phản ứng toàn cầu rất gay gắt và đã có lệnh trừng phạt được áp dụng. Mỹ lên án vụ thử nghiệm và được hầu hết các đồng minh ủng hộ. Ấn Độ buộc phải tạm hoãn chương trình phát triển hạt nhân cho đến cuối những năm 1980, phần lớn là do nước này không thể chịu đựng các biện pháp trừng phạt bổ sung.

hatnhan3

Tên lửa đạn đạo tầm trung Shaheen-III do Pakistan tự phát triển, nó có tầm bắn gần 3.000km và có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh : Reuters

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác chiến lược ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Pakistan – cùng với mối đe dọa tên lửa đạn đạo đang nổi lên tại Pakistan – đã khiến Ấn Độ thực hiện thêm 5 vụ thử hạt nhân vào tháng 05/1998. Ngay sau đó, Pakistan cũng có 6 vụ thử hạt nhân của riêng mình. Mỹ một lần nữa dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn các chương trình hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan, nhưng cả hai nước đều không tỏ thiện chí hợp tác. Cuối cùng, Washington miễn cưỡng chấp nhận tình trạng hạt nhân trên thực tế của Ấn Độ và Pakistan. Năm 2008, Mỹ và Ấn Độ đã thiết lập một hiệp định hạt nhân dân sự trong đó có các biện pháp bảo vệ an toàn đối với chương trình hạt nhân của Ấn Độ.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan không bắt đầu sau vụ thử hạt nhân năm 1974 của Ấn Độ, mà là sau Chiến tranh Giải phóng Bangladesh năm 1971. Sau cuộc chiến, các nhà lãnh đạo chính trị của Pakistan kết luận rằng chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể chống lại ưu thế vượt trội của Ấn Độ về vũ khí thông thường. Vụ thử hạt nhân của Ấn Độ sau đó đã thúc đẩy các nỗ lực của Islamabad nhằm có được vũ khí hạt nhân của riêng mình bằng bất cứ giá nào – kể cả qua việc thành lập các công ty giả để ngụy tạo lý do thu mua các thành phần hạt nhân, thậm chí lén lút mua công nghệ làm giàu hạt nhân.

Trong khi đó, chương trình hạt nhân của Trung Quốc đã bắt đầu từ cái mà các học giả quan hệ quốc tế gọi là khả năng răn đe hữu hạn – phụ thuộc vào một kho vũ khí hạt nhân nhỏ – nhưng kể từ những năm 1990, Trung Quốc đã chuyển hướng phát triển một kho vũ khí lớn hơn và phức tạp hơn. Một loạt các yếu tố đã góp phần vào sự thay đổi này, bao gồm cả lo ngại về một cuộc tấn công áp chế (counterforce) từ người Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt năng lực hạt nhân của Trung Quốc. Trong Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã dựa vào mối quan hệ răn đe lẫn nhau giữa Mỹ và Liên Xô để bảo vệ mình, nhưng ngày nay, Bắc Kinh đang phải cạnh tranh trực tiếp với Washington.

Dù Trung Quốc đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân, Ấn Độ vẫn chỉ thực hiện những nỗ lực khiêm tốn để nâng cao năng lực của mình. Sự do dự này một phần xuất phát từ niềm tin của Ấn Độ rằng vũ khí hạt nhân không phải là công cụ chiến đấu, và mục đích duy nhất của chúng là răn đe. Trong nghiên cứu của mình, Tellis chỉ ra ba thành tố chính trong học thuyết hạt nhân hiện tại của Ấn Độ : một biện pháp răn đe hạt nhân đáng tin cậy, một cam kết đối với chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, và việc dựa vào chính sách trả đũa gấp bội (massive retaliation) nếu phải đối mặt với mối đe dọa hạt nhân.

Học thuyết này có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, Ấn Độ đang giữ đầu đạn hạt nhân tách biệt khỏi tên lửa và đặt chúng dưới sự kiểm soát dân sự, một phần vì họ không sợ gặp phải tấn công bất ngờ. Thứ hai, Ấn Độ sẽ trì hoãn việc trả đũa tùy thuộc vào phạm vi và mức độ của cuộc tấn công nhắm vào đất Ấn. Thành tố cuối cùng trong học thuyết của nước này nhấn mạnh đến sự trừng phạt, nhưng liệu Ấn Độ có thể thực hiện được đòn trả đũa gấp bội mà không cần mở rộng kho vũ khí hiện tại hay không vẫn là một câu hỏi được bỏ ngỏ.

Tellis đã chứng minh rằng kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ phát triển chậm hơn nhiều so với của Trung Quốc. Một phần lý do xuất phát từ số lượng hạn chế các vụ thử hạt nhân mà Ấn Độ đã tiến hành, dù họ đã tìm cách theo đuổi vũ khí nhiệt hạch trên cơ sở mô phỏng máy tính – về cơ bản là tiến hành thử nghiệm hạt nhân trong phòng thí nghiệm. Tellis tỏ ý hoài nghi về độ tin cậy của những thiết kế này, nếu không có chế độ thử nghiệm kỹ càng hơn. Đã năm thập niên trôi qua kể từ vụ thử hạt nhân đầu tiên, quyền chỉ huy các lực lượng hạt nhân và vũ khí hạt nhân của Ấn Độ vẫn thuộc về các quan chức dân sự, và giới lãnh đạo chính trị nước này vẫn không có ý định trao quyền phóng vũ khí hạt nhân cho quân đội. Cuối cùng, Ấn Độ đã không tích hợp vũ khí hạt nhân vào chiến lược chiến tranh thông thường của mình – một sự tương phản rõ rệt với các nước khác trong khu vực.

Trong khi đó, Pakistan đã theo đuổi một cách tiếp cận rất khác đối với chương trình vũ khí hạt nhân của mình, đầu tư vào cả vũ khí hạt nhân chiến thuật và tầm xa. Khác với Trung Quốc hay Ấn Độ, học thuyết hạt nhân của Pakistan hướng tới sự sống còn của đất nước, bắt nguồn từ việc Pakistan yếu thế về quân sự so với đối thủ lớn là Ấn Độ. Islamabad coi vũ khí hạt nhân là một cách để ngăn chặn mối đe dọa đối với an ninh quốc gia từ New Delhi. Hiện tại, học thuyết hạt nhân của Pakistan được thiết kế để gây ra "thiệt hại không thể chấp nhận được" cho kẻ thù, và cũng bao gồm việc nhắm mục tiêu vào các trung tâm dân cư của Ấn Độ, đồng thời kêu gọi chấm dứt nhanh chóng bất kỳ cuộc xung đột hạt nhân nào bằng cách gây ra thiệt hại tối đa.

Học thuyết hạt nhân của Pakistan đang thay đổi, vì nước này đang ngày càng tích hợp các lực lượng hạt nhân và thông thường. Họ cũng đã đạt được những khả năng để có thể đối phó với Ấn Độ ở mọi nấc leo thang, trong trường hợp khủng hoảng xảy ra. Để đạt được mục tiêu đó, Pakistan cuối cùng sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật để ngăn chặn một cuộc tấn công thông thường của Ấn Độ tiến vào lãnh thổ Pakistan. Sự thay đổi trong học thuyết của Islamabad về cơ bản có nghĩa là họ có thể trở thành người đầu tiên khơi mào xung đột hạt nhân trong khu vực – rằng họ sẵn sàng tấn công trước.

Cuối cùng, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vượt xa so với của Ấn Độ và Pakistan – điều này là dễ hiểu, xét đến vị thế siêu cường của nước này. Rốt cuộc thì, phạm vi, tầm bắn và sự đa dạng của vũ khí hạt nhân Trung Quốc được thiết kế để tập trung vào đối thủ chính của họ : Mỹ. Năng lực và học thuyết hạt nhân của Pakistan chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn một cuộc tấn công thông thường của Ấn Độ. Ấn Độ – đối mặt với hai đối thủ trang bị vũ khí hạt nhân – hy vọng sẽ ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Pakistan, đồng thời xây dựng lực lượng hạt nhân có thể chống chọi và trả đũa đòn tấn công đầu tiên từ Trung Quốc.

Về phần mình, Tellis đã đưa ra một đề xuất chính sách thú vị. Ông lập luận rằng Mỹ, quốc gia đã giúp hợp pháp hóa vũ khí hạt nhân của Ấn Độ thông qua hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn, nên coi kho vũ khí của New Delhi là nhằm hỗ trợ lợi ích an ninh của Washington ở Châu Á. Cả Ấn Độ và Mỹ đều phải đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc đang ngày càng hung hăng. Nhờ quan hệ đối tác chiến lược của họ, kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có thể được ví như kho vũ khí của Pháp trong Chiến tranh Lạnh : Dù không có khả năng tự mình giải quyết mối đe dọa từ Liên Xô, nhưng Pháp vẫn đóng góp vào khả năng răn đe hạt nhân ở Châu Âu, bên cạnh khả năng hạt nhân của Mỹ và NATO.

Khả năng răn đe hạt nhân hạn chế của Ấn Độ có thể đóng vai trò như một sự bổ sung hữu ích cho các khả năng mà Mỹ đang triển khai chống lại Trung Quốc. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ấn Độ thường xuyên phản đối việc quân sự hóa Đối thoại An ninh Bốn bên (Quad) giữa Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ vì lo ngại sẽ kích động một Trung Quốc vốn đã thù địch – nhưng không nghi ngờ gì, hợp tác an ninh Mỹ-Ấn đã được tăng cường nhờ Quad. Trước thách thức an ninh lâu dài từ Trung Quốc, kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có thể ngầm phục vụ cho việc tăng cường khả năng răn đe của Mỹ trong khu vực.

Sumit Ganguly

Nguyên tác : "What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific ?", Foreign Policy, 10/10/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 21/10/2022

Sumit Ganguly là một chuyên gia bình luận của Foreign Policy và là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford. Ông là giáo sư về khoa học chính trị và giám đốc về văn hóa và văn minh Ấn Độ tại Đại học Indiana Bloomington.

Additional Info

  • Author Sumit Ganguly, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Biden cảnh báo nguy cơ "tận thế" hạt nhân

Thanh Hà, RFI, 07/10/2022 - 11:50

Vào lúc quân đội Nga bị đẩy lui trên chiến trường Ukraine, Moskva đe dọa sử dụng "mọi phương tiện để bảo vệ lãnh thổ", hàm ý kể cả vũ khí nguyên tử, tổng thống Mỹ Joe Biden báo động : "Chúng ta chưa bao giờ đối mặt với kịch bản tận thế kể từ thời Kennedy".

hatnhan1

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một nhà xưởng của IBM tại Poughkeepsie, New York ngày 06/10/2022. Reuters - Tom Brenner

Tham dự một cuộc họp tại New York nhằm gây quỹ cho đảng Dân Chủ hôm 06/10/2022, tổng thống Hoa Kỳ so sánh việc Moskva đe dọa sử dụng "mọi phương tiện để bảo vệ lãnh thổ" với khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Khi đó Liên Xô đã điều tên lửa đến Cuba, sát cạnh lãnh thổ Hoa Kỳ. Đó cũng là một giai đoạn, dưới thời tổng thống John F. Kennedy và lãnh đạo Ban Chấp Hàng Trung Ương đảng Cộng Sản Liên Xô, Nikita Khrushev, bang giao giữa Washington và Moskva cực kỳ căng thẳng.

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại, tới nay Nhà Trắng vẫn khẳng định không có thông tin cho thấy Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí nguyên tử để giải quyết dứt điểm xung đột Ukraine. Tuy nhiên Hoa Kỳ theo dõi sát tình hình. Cũng nhân cuộc họp hôm qua tại New York, tổng thống Biden lưu ý, Vladimir Putin "không đùa khi ông nêu lên khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuận hay vũ khí hóa học, vũ khí sinh học", bởi vì theo chủ nhân Nhà Trắng, quân đội Nga quá tồi. Joe Biden nói là ông không biết Vladimir Putin sẽ phải làm gì để thoát khỏi bế tắc hiện nay mà "không mất thể diện, và không mất một phần lớn quyền lực" tại Nga.

Tại Ukraine, quân đội của chính quyền Kiev tiếp tục chiến dịch phản công trên nhiều mặt trận từ đầu tháng Chín tới nay, giành lại từ tay quân đội Nga được gần hết khu vực trong vùng Kharkiv ở phía đông bắc. Lực lượng Ukraine cũng đã chiếm lại được nhiều địa điểm then chốt tại miền đông. Hôm qua tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận "chỉ riêng từ ngày 01/10 quân Ukraine đã giành lại được hơn 500 km vuông chung quanh khu vực Kherson, giải phóng hàng chục các thành phố và thị trấn".

Với đà tiến này, phát biểu qua cầu truyền hình với các lãnh đạo 44 nước Châu Âu họp tại Praha trong khuôn khổ thượng đỉnh Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu, ông Zelensky kêu gọi quốc tế tăng viện trợ quân sự cho Kiev để "thiết giáp của Nga không tiến vào Vacxava hay Praha".

Nga triệu đại sứ Pháp để phản đối Paris viện trợ quân sự cho Ukraine

Cũng trong ngày 06/10, đại sứ Pháp tại Moskva, Pierre Lévy bị bộ Ngoại Giao Nga triệu mời lên nhằm phản đối Paris cung cấp vũ khí cho Ukraine. Lệnh triệu đại sứ Pháp diễn ra đúng vào lúc, tổng thống Emmanuel Macron đang tham dự thượng đỉnh ở Praha và xác nhận "nghiên cứu khả năng giao thêm 12 khẩu đại bác Caesar cho Kiev". Từ tháng Hai đến nay, Pháp đã cung cấp nhiều trang thiết bị quân sự cho Ukraine trong đó có 18 khẩu Caesar.

Thanh Hà

************************

Sau những thất bại liên tiếp tại Ukraine, quân đội Nga bị dồn vào chân tường

Thanh Hà, RFI, 06/10/2022

Việc lính Nga tháo chạy khỏi vùng chiến lược Kherson ở miền nam Ukraine và ngay cả tại các vùng lãnh thổ mà Moskva vừa tuyên bố sáp nhập vào Liên Bang Nga, đã làm rộ lên những chỉ trích gay gắt nhắm vào quân đội Nga.

hatnhan01

Tổng thống Putin (trái) trao đổi với tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nga, tướng Valeri Guerassimov. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/12/2021. AFP – Sergei Guneyev

Tức nước vỡ bờ : Không chỉ có công luận mà ngay cả trong giới lãnh đạo tại Moskva đã công khai bày tỏ phẫn nộ về "chiến dịch quân sự đặc biệt" mà tổng thống Putin phát động để xâm chiếm Ukraine. Cho đến tận tháng 9 vừa qua, các phương tiện truyền thông Nga, các quan chức trong chính quyền, các chuyên gia đều trước sau như một, xem việc Moskva điều quân sang Ukraine là một "nghĩa vụ cao cả". Mọi tiếng nói phản chiến đều bị khép vào tội bôi nhọ quân đội và với tội danh này, bị cáo cơ thể bị xử phạt tù.

Nhưng lệnh động viên lính dự bị mà tổng thống Vladimir Putin ban hành hôm 21/09/2022 khiến công luận Nga không còn không còn tránh né từ "chiến tranh". Tiếp theo đó là hình ảnh dân Nga tìm mọi cách để trốn lệnh động viên và lần đầu tiên trong lịch sử, công dân của một quốc gia đem quân xâm lược một nước khác lại phải ồ ạt đi tị nạn.

Những thất bại liên tiếp của quân đội Nga trên chiến trường Ukraine là một bước ngoặt trong cuộc chiến mà Moskva đã khai mào. Dấu hiệu gần đây nhất là phát biểu của chủ tịch Ủy ban Quốc phòng tại Hạ Viện Nga, tướng Andrey Kartapolov hôm 05/10/2022. Ông cho rằng đã đến lúc quân đội phải "nói thật" với công luận về những thất bại quân sự. Vào lúc quân đội Ukraine đã giải phóng thị trấn Lyman, trong vùng Donetsk, miền đông Ukraine, một mắt xích quan trọng về mặt hậu cần, Bộ Quốc phòng Nga vẫn khẳng định đang "ồ ạt tấn công" và quân đội Nga đang "giáng cho kẻ thù những thiệt hại nặng nề". Về tình hình tại miền nam Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga cũng có giọng điệu tương tự.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng tại viện Duma đòi Bộ Quốc phòng Nga phải "nói sự thật" với dân khi ông trả lời Vladimir Soloviov, nhà báo nổi tiếng là "một người yêu nước", là cái loa phóng thanh của điện Kremlin. Ngay Soloviov gần đây đã không còn ngần ngại cho rằng quân đội Nga đang "tự bắn vào chân mình", khi để những cho những kẻ "bất tài" chỉ huy chiến dịch Ukraine. Thân trọng hơn, một phóng viên chiến trường của báo chí chính thức là ông Alexandre Kots thì dám tường thuật rằng "không có tin vui từ chiến trường Ukraine trong những ngày sắp tới".

Một nhà quan sát khác trên đài truyền hình nhà nước không ngần ngại lưu ý khán giả "quân đội Nga chỉ tiến được từng thước đất một, nhưng lại tuyên bố chiếm hết tỉnh này đến tỉnh khác" trên lãnh thổ Ukraine. Các phương tiện truyền thông Nga không còn vòng vo khi nêu bật những "khó khăn" quân đội Nga vấp phải trên trận địa và thừa nhận Nga trong tình trạng "thiếu quân" để tiếp tục sứ mệnh "giải phóng Ukraine", như Vladimir Putin đã thông báo hôm 24/02/2022 khi biện minh cho việc đưa quân xâm chiếm nước láng giềng.

Trong tuần, lãnh đạo Cộng hòa Chechnya Ramzan Kadyrov đã táo bạo chỉ trích luôn cả một số tướng lĩnh Nga. Trước mắt, Kadyrov mới chỉ "đánh ở vòng ngoài", nhắm vào Alexander Lapine, lãnh đạo các chiến dịch trong vùng Donetsk. Kadyrov xem ông này là một "kẻ ăn hại", thiếu sót trong việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tiếp liệu, đạn dược cho những người lính đang cầm súng ở tại địa điểm chiến lược như Donetsk. Trong mắt của Kadyrov, người vừa được tổng thống Vladimir Putin thăng hàm thượng tướng, với thành tích thảm hại đó, Alexander Lapine chỉ xứng đáng là "thằng lính quèn". Ramzan Kadyrov còn cho rằng Nga nên dùng bom nguyên tử loại nhẹ để giải quyết vấn đề Ukraine.

Không hiểu rằng, việc tổng thống Putin vừa phong thượng tướng, cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ quân đội Nga, cho ông Kadyrov có phải là một lời cảnh cáo chủ nhân điện Kremlin gián tiếp gửi đến các tướng lĩnh ở cấp cao nhất trong hàng ngũ quân đội và bên Bộ Quốc phòng Nga ? Trong trường hợp giả thuyết này được xác nhận thì rõ ràng quân đội Nga, mà đứng đầu là bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoigu và tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Valeri Guerassimov đang chịu búa rìu từ tứ phía : công luận, chính giới, tổng thống Putin và phe diều hâu Nga.

Vẫn trong kịch bản này, câu hỏi kế tiếp là làn sóng phẫn nộ hiện đang nhắm vào quân đội Nga có dừng lại ở đó, hay sẽ tràn vào tận điện Kremlin ? Một số nhà bình luận và chính trị học tại Moskva thiên về giả thuyết Vladimir Putin sẽ bị lật đổ. Đầu tháng trước, hơn một chục chính khách Nga, ở cấp địa phương, đã ký một bản kiến nghị đòi tổng thống Putin từ chức và thậm chí là phải bị xét xử về tội phản bội nước Nga, vì "Vladimir Putin là mối đe dọa chính đối với an ninh của nước Nga" như một nghị viên thành phố Saint-Petersburg, quê hương của ông Putin, đã ghi nhận.

Không ai có thể dự báo về tương lai. Chỉ biết rằng lớp sơn bề ngoài về sức mạnh của quân đội Nga, về quyền lực của chủ nhân điện Kremlin ngày càng để lộ nhiều vết rạn nứt. 

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 06/10/2022

************************

Quân Ukraine tiếp tục đà tiến ở miền nam, Nga sáp nhập nhà máy hạt nhân Zaporijjia

Thu Hằng, RFI, 06/10/2022

Thêm ba ngôi làng (Novovoskressenske, Novogrygorivka và Petropavlivka) ở tỉnh Kherson, miền nam, đã được quân đội Ukraine giải phóng chỉ riêng ngày 05/06/2022, theo thông báo của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông khẳng định "đà tiến vẫn được duy trì”.

hatnhan4

Lính Nga tuần tra bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia, Ukraine, ngày 01/05/2022. © Andrey Borodulin, AFP

Ở mặt trận miền đông, thống đốc Ukraine của tỉnh Luhansk khẳng định "cuộc phản công giờ chính thức bắt đầu. Nhiều địa phương đã được giải phóng”, sau khi quân đội Ukraine chọc thủng được một tuyến phòng thủ của Nga. Trong khi đó, ở tỉnh Donetsk lân cận, Moskva khẳng định đã "oanh kích ồ ạt” khu vực gần thành phố Lyman (tỉnh Donetsk) vừa mới được Kiev chiếm lại, gây thiệt hại nặng nề cho quân Ukraine. Ông Dmitri Peskov, người phát ngôn của điện Kremlin, tuyên bố Moskva sẽ "chiếm lại” những vùng đất đã bị mất.

Trước đó, Nga đã dùng drone do Iran sản xuất để tấn công một doanh trại ở Bila Tserkva, ngoại ô thủ đô Kiev. Thông tín viên RFI Stéphane Siohan tại Kiev cho biết cụ thể :

"Hai giờ sáng qua, 12 drone tự sát đã bay trên thành phố Bila Tserkva, nơi có doanh trại quân đội, cách phía nam thủ đô Kiev 90 km. Sáu chiếc đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ, nhưng 6 chiếc còn lại đã rơi trong khu chỉ huy của lữ đoàn cơ động 72, nằm ở trung tâm thành phố. Thiệt hại rất lớn : ít nhất 5 tòa nhà bị phá hủy, nhưng chỉ có một người lính bị thương trong vụ tấn công.

Quan sát bước đầu tại chỗ cho thấy vụ tấn công được tiến hành bằng drone do Iran sản xuất. Trên các mảnh vỡ, người ta có thể đọc được chữ "Geran-2", tên của những chiếc drone loại Shahed-136 trong quân đội Nga.

Từ nhiều tuần qua, vài trăm chiếc drone tự sát dường như đã được cung cấp cho quân đội Nga, và đã được sử dụng ở Odessa và Mykolaiv. Những thiết bị này rất khó bị hệ thống phòng không phát hiện và giúp cho quân đội Nga tiếp tục tấn công cách xa chiến tuyến và tiết kiệm được tên lửa hành trình loại Calibre mà dường như Nga đã sử dụng hơn 60% số lượng có sẵn".

Ngày 05/10/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin trấn an là tình hình quân sự sẽ "ổn định" ở bốn vùng lãnh thổ Ukraine vừa bị sáp nhập, dù quân Nga chịu nhiều tổn thất và bị quân Ukraine đẩy lui trên chiến trường. Ông Putin cũng khẳng định quân đội Nga sẽ "phát triển một cách hòa bình" những vùng chiếm từ Ukraine. Cùng ngày, tổng thống Nga cũng ký sắc lệnh chiếm quyền sở hữu nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia. Trước đó, giám đốc người Ukraine của nhà máy đã bị quân Nga bắt giữ, nhưng đã được thả sau đó.

Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc Tế AIEA thông báo bắt đầu chuyến công du Kiev và Moskva. Theo ông Rafael Grossi, "chưa bao giờ" việc lập "một vùng an toàn quanh nhà máy" lại cấp thiết như hiện nay.

Sáng 06/10, thành phố Zaporijjia, cách nhà máy điện hạt nhân khoảng 60 km, do Ukraine kiểm soát, lại bị tấn công. Theo thống đốc tỉnh, quân Nga đã tiến hành 7 cuộc tấn công, nhắm vào "các tòa nhà cao tầng", khiến 2 người thiệt mạng và ít nhất 5 người vẫn bị kẹt trong đống đổ nát.

Thu Hằng

**********************

Quan chức Nga : Quân đội phải "ngừng lừa dối" công luận về những thất bại ở Ukraine

Thanh Hà, RFI, 06/10/2022

Phát biểu trên kênh Telegram hôm 05/10/2022, chủ tịch Ủy Ban quốc phòng tại Viện Duma (Hạ Viện Nga), tướng Andreï Kartapolov tuyên bố đã đến lúc quân đội Nga phải "ngừng nói dối" công luận về những thất bại quân sự tại Ukraine. 

hatnhan5

Hạ Viện Nga tại Moskva trong một phiên họp ngày 05/07/2022. via Reuters – Russian State Duma

Trong những ngày qua, chính quyền Kiev liên tục thông báo giải phóng nhiều vùng lãnh thổ ở khu vực miền đông và miền nam. Tại miền đông bắc Ukraine, quân đội Nga gặp khó khăn và đã phải tháo chạy khỏi phần lớn khu vực Kharkiv. 

Từ thủ đô Moskva thông tín viên Anissa El Jabri giải thích thêm về những lời lẽ hết sức cứng rắn của chủ tịch Ủy Ban quốc phòng Hạ Viện Nga :

Andreï Kartapolov nguyên là một sĩ quan trong quân đội và ông hiện đang điều hành Ủy Ban quốc phòng tại viện Duma. Nói cách khác, tiếng nói của ông rất có trọng lượng. Tướng Kartapolov đã chọn phát biểu qua kênh Telegram của Vladimir Soloviov, một nhà tuyên truyền với gần 1,3 triệu người theo dõi. Soloviov cũng là một nhân vật nổi tiếng trên đài truyền hình của Nga. Trả lời phỏng vấn trên kênh này, Kartapolov đã không khoan nhượng.

Ông tuyên bố : "Việc đầu tiên cần làm là ngừng nói dối. Đất nước của chúng ta lâm nguy. Kẻ thủ đã hiện diện trên lãnh thổ của chúng ta, không chỉ tại các vùng lãnh thổ vừa mới sáp nhập vào nước Nga, mà ngay cả ở biên giới phía tây. Hầu như tất cả các ngôi làng sát đường biên giới, trong vùng Belgorod, đều đã bị phá hủy. Ai cũng có thể biết được những thông tin đó, khi nghe thống đốc Belgorod, hay các phóng viên chiến trường tường thuật trên kênh Telegram. Nhưng Bộ Quốc phòng thì vẫn giữ nguyên giọng điệu trong các bản báo cáo hàng ngày. Điều đó ai cũng có thể biết được".

Chiều qua, tổng thống Vladimir Putin vừa tuyên bố "hy vọng" tình hình sẽ ổn định tại các vùng lãnh thổ vừa sáp nhập vào nước Nga. Lời lẽ này như một mệnh lệnh và cũng là một lời đe dọa. Cùng lúc ông Putin đã thăng hàm thượng tướng cho lãnh đạo Cộng hòa Tchetchenia, Ramzan Kadyrov. Đây là cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ quân đội Nga sau cấp đại tướng và nguyên soái. Ramzan Kadyrov cũng mới vừa chỉ trích mạnh mẽ Alexandre Lapine, phụ trách chiến dịch quân sự tại khu vực Lyman, vừa bị quân đội Ukraine chiếm lại. Cuối tuần qua, Kadyrov đã mạnh mẽ chỉ trích Alexandre Lapine là "kẻ bất tài".

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Ngày 21/09/2022, đích thân tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa đe dọa "sử dụng mọi vũ khí", ngụ ý bao hàm cả vũ khí hạt nhân, tại Ukraine. Theo một số chuyên gia, nhà quan sát, quân Nga bị dồn vào chân tường trong cuộc chiến tranh tại Ukraine, không loại trừ khả năng điện Kremlin sẽ liều lĩnh dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật với hy vọng đảo ngược tình thế.

nuclear1

Một hỏa tiễn chiến thuật lưỡng dụng Iskander của Nga, có thể mang đầu đạn quy ước và đầu đạn hạt nhân. Tên lửa Inskander đã được Nga sử dụng trong chiến tranh Ukraine năm 2022. © wikipedia

Ngay sau phát biểu của tổng thống Nga, chính quyền Mỹ đã lên tiếng. Nhà Trắng coi đây là một đe dọa cần được xem xét nghiêm túc, đồng thời lên án thái độ "vô trách nhiệm" của tổng thống Nga. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia, ông John Kirby, khẳng định "sẽ có các hậu quả nghiêm trọng", nếu lãnh đạo Nga dùng đến loại vũ khí hủy diệt này tại Ukraine, nhưng không nói rõ phản ứng nào. Các cường quốc hạt nhân nhìn chung đã thống nhất với nhau là sẽ không có bên nào thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân nếu sử dụng vũ khí nguyên tử, thì không loại trừ khả năng chính quyền Nga có thể dùng đến các vũ khí hạt nhân "phi chiến lược" hay vũ khí hạt nhân "chiến thuật", có mức hủy diệt thấp hơn.

Trang mạng chuyên về chính trị quốc tế và chiến lược an ninh Mỹ Atlantic Council, cùng ngày 21/09/2022, đăng tải một bài viết của chuyên gia Matthew Kroenig, quyền giám đốc Council’s Scowcroft Center for Strategy and Security (*). Bài viết nêu bật một số phương án hành động mà Hoa Kỳ cần thực thi để ngăn chặn khả năng chính quyền Nga sử dụng loại vũ khí hủy diệt này, và những phản ứng cần thiết, nếu Nga quyết định ra tay. RFI tóm lược nội dung chính.

**

Thông điệp chính của bài viết là gì ?

Bài viết mang tựa đề "How to deter Russian nuclear use in Ukraine—and respond if deterrence fails" (Làm thế nào để răn đe khiến Nga không dám sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine - và phản ứng cần có nếu nỗ lực răn đe thất bại) được đăng tải như một văn bản gửi đến tổng thống Hoa Kỳ, được công bố với toàn thể công chúng. Thông điệp chính của tác giả là "việc sử dụng vũ khí hạt nhân như vậy có thể thúc đẩy các mục tiêu quân sự của điện Kremlin, làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ trên toàn cầu và gây ra một thảm họa nhân đạo chưa từng thấy kể từ năm 1945. Để ngăn chặn thảm họa tiềm tàng này, Hoa Kỳ cần đưa ra những đe dọa công khai về các hậu quả nghiêm trọng đối với bất kỳ hành vi nào của Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, và kiên quyết đáp trả bằng các cuộc tấn công với vũ khí quy ước nhắm vào quân đội Nga, nếu việc ngăn chặn thất bại". 

Nga có nhiều khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến tại Ukraine ?

Chuyên gia Matthew Kroenig tóm lược một số nét chính cho thấy không thể loại trừ việc chính quyền Nga liều lĩnh sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Cho đến nay, Hoa Kỳ và các đồng minh đã duy trì chính sách hỗ trợ quân sự cho Ukraine – cùng với các trừng phạt kinh tế - trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga, nhưng không trở thành một bên tham chiến. Tuy nhiên, chính quyền Putin luôn duy trì đe dọa hạt nhân như một cốt lõi chiến lược trong cuộc can thiệp quân sự tại Ukraine. Chính quyền Putin đã nhiều lần sử dụng đe dọa hạt nhân như một sách lược "leo thang căng thẳng để làm giảm căng thẳng" trên chiến trường Ukraine. Mỗi lần quân đội Nga bị đẩy vào thế khó, điện Kremlin lại giương lên đe dọa hạt nhân. Chính quyền Nga đã từng nhiều lần sử dụng các vũ khí "lưỡng năng" (tức có thể mang đầu đạn quy ước và đầu đạn hạt nhân) chống Ukraine trên chiến trường. Có thể tổng thống Nga tin tưởng rằng việc sử dụng vũ khí (hạn chế) có thể buộc Hoa Kỳ và phương Tây ngừng hỗ trợ Ukraine.

Về khả năng Nga tấn công hạt nhân, theo chuyên gia Matthew Kroenig, Moskva có trong tay hàng nghìn vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ, cho phép tiến hành "các cuộc tấn công hạt nhân phi chiến lược", nhắm vào các lực lượng vũ trang, căn cứ quân sự, cơ sở hậu cần, và thậm chí vào các đô thị của Ukraine.

Vì sao Hoa Kỳ buộc phải răn đe đủ mức để ngăn chặn Nga sử dụng vũ khí hủy diệt tại Ukraine ?

Trước khi nêu ra một số biện pháp chính mà nước Mỹ có thể làm để có được ảnh hưởng mang tính răn đe đối với quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân của điện Kremlin, chuyên gia Matthew Kroenig nêu bật những hậu quả vô cùng nghiêm trọng một khi Putin bật đèn xanh cho các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật tại Ukraine. Nếu điều này xảy ra, cùng với các thảm họa nhân đạo, sẽ là các tổn thất nặng nề cho quân đội Ukraine, chia rẽ liên minh phương Tây, và buộc chính quyền Kiev phải ngừng cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

Việc Nga liều lĩnh sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ "phá vỡ một điều cấm kỵ gần 80 năm nay", để ngỏ khả năng cho các quốc gia khác (như Trung Quốc) nhận ra rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể "giúp cho họ đạt được các mục tiêu mà không dẫn đến các trả đũa quân sự nghiêm trọng từ Hoa Kỳ và các đồng minh". Và điều này cũng dẫn đến việc nhiều quốc gia buộc phải gia tăng chạy đua tìm kiếm khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, bởi lo ngại bị tấn công mà không được bảo vệ.

Chuyên gia Matthew Kroenig nhấn mạnh, "hiện tại tổng thống Nga có thể đang tin tưởng rằng hành động sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không bị phương Tây đáp trả đáng kể". Đây chính là lý do vì sao mà Hoa Kỳ cần phải có các răn đe rõ ràng và mạnh mẽ hơn để khiến tổng thống Nga từ bỏ một quan niệm như vậy.

Hoa Kỳ và các đồng minh cần phản ứng như thế nào để răn đe đủ mạnh đối với Nga ?

Chuyên gia Matthew Kroenig trước hết nêu ra hai cách răn đe. Cách thứ nhất là kiểu răn đe mơ hồ (ví dụ như "Quyết định của Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine sẽ gây ra những hậu quả nặng nề nhất có thể"). Cái lợi của thông điệp này là truyền đạt với phía Nga về mức độ nghiêm trọng của các hậu quả mà không đặt nước Mỹ vào thế ràng buộc phải thực hiện một hành động cụ thể nào. Cách thứ hai là kiểu răn đe rõ ràng và cụ thể (ví dụ "Hoa Kỳ coi bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân hạt nhân nhắm vào Ukraine cũng là một cuộc tấn công vào Hoa Kỳ, đòi hỏi phải có một loạt trả đũa đầy đủ"). Kiểu răn đe này sẽ có tác động lớn hơn, nhưng khiến tính linh hoạt của Mỹ bị thu hẹp. Chính quyền Mỹ cần cân nhắc mặt mạnh và mặt yếu của hai phương thức này để có lựa chọn phù hợp. Nhìn chung, điều quan trọng là Hoa Kỳ phải có các đe dọa đủ mạnh và khả năng thực thi đe dọa, nếu việc ngăn chặn thất bại. 

Chuyên gia Matthew Kroenig nêu bật hai nhóm phản ứng, một khi việc răn đe thất bại và chính quyền Putin ra tay sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhóm thứ nhất (option 1) không bao gồm các biện pháp đáp trả trực tiếp bằng vũ lực nhắm vào Nga (có thể gọi là nhóm "các biện pháp gián tiếp") và nhóm thứ hai (option 2A và 2B) bao gồm các biện pháp quân sự.

Trong nhóm "option 1", nước Mỹ có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga, tiếp tục cô lập Moskva trên trường quốc tế, trang bị cho Ukraine những vũ khí tối tân hơn và tăng gấp bội nỗ lực củng cố quân sự tại sườn đông Châu Âu. Việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân có thể tạo cơ hội để thuyết phục các nước vẫn còn miễn cưỡng - như Ấn Độ, và thậm chí có thể cả Trung Quốc - tham gia vào việc siết chặt các trừng phạt.

Trong nhóm phản ứng này, Hoa Kỳ cũng có thể cung cấp cho Ukraine những vũ khí tối tân hơn để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga và giúp các đơn vị Ukraine hoạt động trong môi trường hạt nhân. Việc tăng cường binh lực của NATO tại sườn đông Châu Âu có thể đi kèm với việc bố trí thường trực vũ khí hạt nhân của Mỹ tại Ba Lan chẳng hạn. Mỹ cũng có thể thông báo phát triển thêm nhiều vũ khí hạt nhân có độ hủy diệt thấp để triển khai tại Châu Âu, như tên lửa hạt nhân phòng không trên bộ (JASSM) hoặc tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM).

Nhìn chung, theo chuyên gia Matthew Kroenig, nhóm biện pháp thứ nhất nói trên có ưu điểm là khiến Nga phải trả giá ở mức độ đáng kể, và khả năng thực thi cam kết của Hoa Kỳ là nằm trong tầm tay. Nhược điểm của nhóm biện pháp này là "nhiều quốc gia bạn hữu và kẻ thù sẽ coi các phản ứng của Mỹ là không đủ đối với một cuộc tấn công hạt nhân". 

Trong lúc nhóm phản ứng thứ nhất không bao hàm các biện pháp vũ trang, nhóm phản ứng thứ hai – option 2 là các biện pháp thuần túy vũ lực. Option 2A chỉ bao gồm các biện pháp phản công bằng vũ khí quy ước, và option 2B bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Cụ thể là, theo phương án 2A, để trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân của Nga tại Ukraine, Hoa Kỳ có thể tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường, mang tính hạn chế nhắm vào các lực lượng hoặc căn cứ của Nga đã trực tiếp tham gia vào cuộc tấn công. Cũng trong nhóm phương án này, Mỹ có thể trực tiếp đưa quân tham chiến tại Ukraine. Theo phương án 2B, Hoa Kỳ thậm chí có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả, ngăn chặn việc Nga tiếp tục sử dụng hạt nhân ở Ukraine.

Lựa chọn tốt nhất : Đe dọa tấn công bằng vũ khí quy ước và hàng loạt biện pháp ''gián tiếp''

Theo tác giả, nhìn chung nhược điểm của cả hai biện pháp nói trên là gia tăng mạnh nguy cơ NATO và Nga đụng độ trực tiếp, riêng với phương án 2B, có thể kích động hành động đáp trả hạt nhân của Nga dễ dàng đến xung đột vượt tầm kiểm soát. Trước mắt, theo Matthew Kroenig, lựa chọn tốt nhất của Mỹ là kết hợp giữa các biện pháp thuộc phương án 1 (tức không đáp trả Nga bằng vũ lực) với các biện pháp thuộc phương áp 2A, tức trả đũa bằng vũ khí quy ước, chưa dùng đến vũ khí hạt nhân. Điều chủ yếu, theo vị chuyên gia này, là gởi một thông điệp công khai và rõ ràng đến chính quyền Nga về các hậu quả thảm khốc của một quyết định liều lĩnh dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine.

Matthew Kroenig

Nguyên tác : FAST THINKING : What to make of Putin’s nuclear threats, Atlantic Council, 21/09/2022

Trọng Thành tóm lược

Nguồn : RFI, 22/09/2022

Ghi chú 

(*) Chuyên gia Matthew Kroenig từng phục vụ trong Bộ Quốc phòng và cộng đồng tình báo Hoa Kỳ thời các chính quyền Bush, Obama và Trump, trong đó có văn phòng Phòng thủ Tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng và Nhóm Phân tích Chiến lược của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). 

Additional Info

  • Author Matthew Kroenig, Trọng Thành
Published in Diễn đàn

Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân ?

vukhi1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow, tháng 6/2022, Pool / Reuters

Trong lúc cuộc chiến ở Ukraine trở nên gay gắt hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định sử dụng đến luận điệu hạt nhân. "Bất cứ ai cố gắng cản đường chúng ta, chứ chưa nói đến việc tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và nhân dân Nga, phải hiểu rằng phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử", Putin đã tuyên bố như vậy vào tháng 2 – tuyên bố đầu tiên trong rất nhiều tuyên bố cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà quan sát phương Tây đã gạt bỏ luận điệu này, xem nó như một trò dọa suông. Suy cho cùng, bên nào bắn phát súng hạt nhân đầu tiên cũng sẽ tự đặt mình vào một canh bạc cực kỳ rủi ro : đặt cược rằng đối thủ của mình sẽ không trả đũa theo cách tương đương, hoặc gây thiệt hại lớn hơn. Đó là lý do tại sao rất khó xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo với đầu óc tỉnh táo sẽ thực sự phát động quá trình tấn công hạt nhân vốn có thể hủy diệt chính đất nước mình. Tuy nhiên, khi nói về vũ khí hạt nhân, "rất khó xảy ra" vẫn là điều không đủ tốt.

Lập kế hoạch ứng phó trong trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là điều bắt buộc ; nguy cơ sẽ lên đến mức cao nhất nếu cuộc chiến chuyển hẳn sang hướng có lợi cho Ukraine. Đó là tình huống duy nhất mà động cơ để người Nga chấp nhận rủi ro khủng khiếp ấy trở nên chính đáng, trong một nỗ lực ngăn chặn thất bại bằng cách buộc Ukraine và những người ủng hộ NATO của họ phải đầu hàng. Nga có thể làm điều này bằng cách bắn một hoặc một số vũ khí hạt nhân chiến thuật vào các lực lượng Ukraine, hoặc bằng cách kích hoạt một vụ nổ hạt nhân tượng trưng tại một vùng đất trống.

Nhìn chung, có ba kịch bản trong đó các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải tìm ra giải pháp để đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của Nga nhắm vào Ukraine. Mỹ có thể chọn luận điệu lên án một vụ nổ hạt nhân nhưng không làm gì về mặt quân sự. Họ cũng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của mình. Hoặc có thể kiềm chế phản công hạt nhân, nhưng sẽ trực tiếp tham chiến bằng các cuộc không kích thông thường trên quy mô lớn và huy động các lực lượng mặt đất. Tất cả những kịch bản đó đều không tốt, bởi chẳng hề có lựa chọn rủi ro thấp nào tồn tại để đối phó với hồi kết của thời kỳ cấm kỵ hạt nhân. Kịch bản chiến tranh thông thường được xem là ít tệ nhất trong ba phương án, vì nó tránh được rủi ro cao xuất phát từ hai kịch bản còn lại.

Cạnh tranh trong rủi ro

Ba mươi năm qua, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ ít chú ý đến các động lực tiềm ẩn của leo thang hạt nhân. Ngược lại, trong Chiến tranh Lạnh, vấn đề này luôn là trọng tâm của mọi tranh luận chiến lược. Hồi đó, NATO dựa vào nguyên tắc leo thang có chủ ý – bắt đầu bằng việc sử dụng một cách hạn chế vũ khí hạt nhân chiến thuật – như một cách để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Liên Xô. Chiến lược này gây nhiều tranh cãi, nhưng nó vẫn được áp dụng, vì phương Tây tin rằng lực lượng thông thường của họ kém hơn so với Khối Hiệp ước Warsaw. Ngày nay, với việc cán cân lực lượng bị đảo ngược sau thời Chiến tranh Lạnh, học thuyết "leo thang để xuống thang" hiện tại của Nga chính là đang bắt chước khái niệm "phản ứng linh hoạt" trong Chiến tranh Lạnh của NATO.

Ngoài mặt, NATO liên tục thúc đẩy chính sách phản ứng linh hoạt, nhưng ý tưởng này luôn lung lay về mặt chiến lược. Các kế hoạch khẩn cấp của tổ chức này sẽ không bao giờ tạo ra sự đồng thuận, đơn giản bởi vì việc bắt đầu sử dụng vũ khí hạt nhân luôn đi kèm nguy cơ ăn miếng trả miếng, từ đó dẫn đến một cuộc chiến không giới hạn theo kiểu ngày tận thế. Như J. Michael Legge, cựu thành viên Nhóm Kế hoạch Hạt nhân của NATO, đã lưu ý trong một nghiên cứu mà Tập đoàn RAND công bố năm 1983, nhóm của ông đã không thể đạt được thỏa thuận về các lựa chọn cụ thể tiếp theo, ngoài một "vụ nổ hạt nhân trình diễn" đầu tiên, mang tính biểu tượng nhằm tạo hiệu ứng tâm lý, vì lo sợ rằng Moscow luôn có thể đáp trả tương đương hoặc thậm chí mạnh hơn. Ngày nay, người ta hy vọng rằng chính tình thế tiến thoái lưỡng nan này sẽ ngăn cản Moscow gọi ‘thần hạt nhân’ ra khỏi chiếc đèn ngay từ đầu.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách của NATO không nên chỉ dựa vào sự kiềm chế của Moscow. Putin có nhiều thứ để mất trong cuộc chiến này hơn những quốc gia có vũ khí hạt nhân đang ủng hộ Ukraine, và ông có thể đặt cược rằng trong tình thế cấp bách, Washington sẽ không sẵn lòng chơi ‘trò cò quay’ với ông. Putin có thể đóng vai kẻ điên và xem cú sốc hạt nhân như một rủi ro có thể chấp nhận được, để kết thúc chiến tranh theo ý người Nga.

Các cấp độ leo thang

Khi đối mặt với khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, câu hỏi đầu tiên mà NATO cần trả lời là liệu cuối cùng hành động đó có nên tạo thành lằn ranh đỏ thực sự đối với phương Tây hay không ? Nói cách khác, liệu một cuộc tấn công hạt nhân của Nga có kích hoạt sự thay đổi của NATO, từ việc chỉ cung cấp vũ khí cho Ukraine sang tham chiến trực tiếp hay không ? Cơ sở lý luận để người Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể là để khiến NATO không dám vượt qua lằn ranh đó, bên cạnh mục tiêu buộc Ukraine phải đầu hàng. Nếu một vài vụ nổ hạt nhân của Nga không đủ để kích động Mỹ tham chiến trực tiếp, Moscow sẽ được bật đèn xanh để sử dụng nhiều vũ khí hơn nữa, và nhanh chóng đè bẹp Ukraine.

Nếu thách thức mà ở hiện tại chỉ mới là giả thuyết thực sự xảy ra trong đời thực, thì việc tham gia vào một cuộc chiến hạt nhân hóa có thể khiến người Mỹ nhận ra đó là một thử nghiệm mà họ không muốn nhúng tay vào. Vì lý do này, có một khả năng rất thực tế là các nhà hoạch định chính sách sẽ lựa chọn kịch bản yếu nhất : nói về sự man rợ không thể tưởng tượng được của người Nga, và tiến hành bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế nào chưa được sử dụng, nhưng không làm gì về mặt quân sự. Điều này sẽ báo hiệu rằng Moscow hoàn toàn có thể tự do hành động quân sự, bao gồm cả việc sử dụng thêm vũ khí hạt nhân để quét sạch hệ thống phòng thủ của Ukraine. Về cơ bản, điều này có nghĩa là thừa nhận một chiến thắng của Nga. Dù việc hạ mình là chuyện đáng xấu hổ đối với phe diều hâu, nhưng nếu vụ nổ hạt nhân thực sự xảy ra, kịch bản này sẽ có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người Mỹ, bởi vì nó sẽ tránh được nguy cơ tự sát quốc gia.

Sức hấp dẫn đó phải được cân bằng bởi những rủi ro dài hạn có thể bùng phát từ việc thiết lập tiền lệ chết người, rằng phát động một cuộc tấn công hạt nhân có thể giúp người ta đạt được mục đích. Nếu phương Tây không lùi bước – hoặc, quan trọng hơn, nếu ngay từ đầu, họ muốn ngăn Putin khỏi trò chơi hạt nhân – các chính phủ cần một dấu hiệu đáng tin cậy nhất có thể, rằng việc Nga sử dụng hạt nhân sẽ kích động NATO, chứ không phải khiến liên minh lùi lại.

Nếu NATO quyết định phản công nhân danh Ukraine, thì sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra : liệu họ có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không, và nếu có thì bằng cách nào. Quan niệm phổ biến nhất là một cuộc phản công hạt nhân ăn miếng trả miếng, tiêu diệt các mục tiêu của Nga tương xứng với những mục tiêu mà cuộc tấn công ban đầu của Nga đã nhắm vào. Đây là phản ứng theo bản năng, nhưng kịch bản này không hấp dẫn, vì nó dẫn đến các cuộc tấn công qua lại, trong đó không bên nào bỏ cuộc và cuối cùng cả hai bên đều bị tàn phá.

Ngoài ra, Washington có thể đáp trả bằng các cuộc tấn công hạt nhân trên quy mô lớn hơn so với cuộc tấn công ban đầu của Nga, đe dọa gây thiệt hại áp đảo cho Moscow nếu họ tiếp tục dùng đến tấn công hạt nhân hạn chế. Phương án ‘nặng đô’ này có một số rắc rối. Thứ nhất, nếu được sử dụng để chống lại các lực lượng Nga đang ở bên trong Ukraine, vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ gây ra thiệt hại lớn cho chính đồng minh của họ. Đây không phải là một vấn đề mới. Trong Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia chỉ trích việc dựa vào vũ khí hạt nhân chiến thuật để chống lại lực lượng Liên Xô xâm lược từng châm biếm rằng, "Ở Đức, các thị trấn chỉ cách nhau hai kiloton". Tuy nhiên, sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các mục tiêu bên trong nước Nga sẽ làm tăng nguy cơ nổ ra chiến tranh không giới hạn.

Vấn đề thứ hai đối với các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật qua lại là Nga sẽ có lợi thế hơn, vì nước này sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân chiến thuật hơn Mỹ. Tính bất đối xứng đó sẽ đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải sớm sử dụng đến cái gọi là vũ khí chiến lược (tên lửa liên lục địa hoặc máy bay ném bom) để duy trì ưu thế. Quyết định đó đi kèm nguy cơ mở đường cho hủy diệt hoàn toàn lãnh thổ của các cường quốc. Do đó, cả phương án ăn miếng trả miếng lẫn phương án trả đũa không cân xứng đều tiềm ẩn những rủi ro cao đáng kinh ngạc.

Một lựa chọn ít nguy hiểm hơn sẽ là đáp trả tấn công hạt nhân bằng cách phát động một chiến dịch không kích bằng vũ khí thông thường, nhắm vào các mục tiêu quân sự của Nga, và huy động lực lượng mặt đất để triển khai vào chiến trường Ukraine. Điều này sẽ cần đi đôi với hai tuyên bố công khai mạnh mẽ. Đầu tiên, để gạt bỏ những quan điểm coi phương án rủi ro thấp này là yếu, các nhà hoạch định chính sách NATO phải nhấn mạnh rằng công nghệ chính xác hiện đại khiến vũ khí hạt nhân chiến thuật trở nên không cần thiết cho việc tấn công hiệu quả các mục tiêu từng được coi là chỉ có thể bị tấn công bởi vũ khí hủy diệt hàng loạt. Điều đó sẽ khiến hành động sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga trở thành một bằng chứng củng cố, không chỉ cho sự man rợ, mà còn cho cả sự lạc hậu về quân sự của nước này. Việc tham gia trực tiếp vào cuộc chiến ở cấp độ thông thường sẽ không thể hóa giải được sự hoảng loạn ở phương Tây. Nhưng điều đó có nghĩa là Nga sẽ phải đối mặt với viễn cảnh chiến đấu chống lại một NATO cơ bản áp đảo họ về lực lượng phi hạt nhân, được hỗ trợ bởi khả năng trả đũa hạt nhân, và rất có thể sẽ không kiềm chế nếu Nga chuyển hướng tấn công hạt nhân chống lại Mỹ chứ không phải lực lượng Ukraine. Thông điệp quan trọng thứ hai cần nhấn mạnh là bất kỳ hành động hạt nhân nào sau đó của Nga cũng sẽ kích động đòn trả đũa hạt nhân từ Mỹ.

Kịch bản chiến tranh thông thường này gần như không hề hấp dẫn. Chiến tranh trực tiếp giữa các cường quốc, dù bắt đầu ở bất kỳ cấp độ nào, cũng có nguy cơ leo thang dẫn đến hủy diệt hàng loạt. Một chiến lược như vậy sẽ yếu thế hơn là một chiến lược trả đũa, và sẽ làm trầm trọng thêm nỗi tuyệt vọng của người Nga – ngày càng lo lắng thua cuộc, thay vì giải tỏa nỗi lo ấy – theo đó buộc họ phải đặt động cơ leo thang ban đầu của mình bên cạnh quyết định ‘nhân đôi tiền cược’ và sử dụng nhiều vũ khí hạt nhân hơn. Giải pháp sẽ là sự kết hợp giữa phản ứng quân sự của NATO với một đề nghị thương lượng có chứa nhiều nhượng bộ bề ngoài nhất có thể, để Nga có thể rút lui trong danh dự. Ưu điểm chính của kịch bản thông thường này đơn giản là nó sẽ không rủi ro như lựa chọn không làm gì (yếu hơn), hoặc lựa chọn hạt nhân (mạnh hơn).

Tình thế lưỡng nan của phương Tây

Trong trường hợp Nga kích nổ hạt nhân, NATO sẽ có hai mục tiêu mâu thuẫn với nhau. Một mặt, liên minh sẽ muốn phủ nhận bất kỳ lợi ích chiến lược nào mà Moscow có thể thu được từ vụ nổ ; mặt khác, họ sẽ muốn tránh leo thang hơn nữa. Tình thế lưỡng nan này càng nhấn mạnh điều đã rõ ràng, là phải làm suy giảm tối đa động cơ của Moscow trước lựa chọn hạt nhân ngay từ đầu.

Để đạt được mục tiêu đó, NATO không chỉ nên đưa ra những lời đe dọa trả đũa đáng tin cậy, mà còn phải vun đắp sự ủng hộ từ các bên thứ ba mà Putin muốn giữ cho không gia nhập phương Tây. Cho đến nay, Moscow đã sống sót vì Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước khác từ chối hoàn toàn việc tham gia chiến dịch trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt. Tuy nhiên, những người lựa chọn đứng bên ngoài này vẫn có lợi ích trong việc duy trì sự cấm kỵ hạt nhân. Họ có thể bị thuyết phục phải tuyên bố rằng, việc tiếp tục hợp tác kinh tế với Nga phụ thuộc vào việc nước này hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì chỉ là một tuyên bố về một sự kiện vẫn còn mang tính giả thuyết, các nước trung lập có thể coi đây là một hành động với rủi ro thấp, một cách để khiến phương Tây không chỉ trích họ, bằng cách nhắc đến một tình huống mà họ không mong đợi xảy ra.

Washington sẽ luôn giữ cho các lời đe dọa đã được đưa ra và các chiến lược của họ đủ mơ hồ, để tạo ra sự linh hoạt và mở đường vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, bất kỳ lời đe dọa hạt nhân nào nữa của Putin cũng sẽ trở thành lời nhắc nhở đơn giản nhưng mạnh mẽ cho Washington về một điều mà Putin hiểu, nhưng cho rằng phương Tây không nhận ra, rằng Nga hoàn toàn dễ bị tổn thương trước đòn trả đũa hạt nhân, và như các thế hệ nhà tư tưởng và học giả hai bên vẫn luôn nhắc đi nhắc lại, chiến tranh hạt nhân là một cuộc chiến trong đó không có người chiến thắng.

Richard K. Betts

Nguyên tác : "Thinking About the Unthinkable in Ukraine", Foreign Affairs, 04/07/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 19/07/2022

Richard K. Betts là Giáo sư về Khoa học Chiến tranh và Hòa bình tại Đại học Columbia và là nghiên cứu viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

Additional Info

  • Author Richard K. Betts, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2