Ghi nhận hiện tại, đang có ít nhất hai tổ chức quy củ mang tên nghiệp đoàn : Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam ; Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam (1). Cả hai nghiệp đoàn này tuy có tên Việt Nam, nhưng theo số điện thoại liên lạc, thì lần lượt được đặt tại Anh, và Pháp.
Trang web của Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam. Ảnh : chụp màn hình
Câu hỏi đặt ra, nếu nhà nước Việt Nam thực thi thỏa thuận của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP], thì các lao động Việt Nam sẽ vận dụng theo những mô hình nào cho hình thành công đoàn, hay nghiệp đoàn độc lập ? (2).
Nghiệp đoàn theo quan điểm Nho giáo
Theo tự giới thiệu, thì "Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam là một tổ chức nghiệp đoàn độc lập của những người hành nghề báo chí nói tiếng Việt, ra đời ngày 03 tháng 05 năm 2018, trùng ngày tự do báo chí thế giới.
Trung tâm điều hành của nghiệp đoàn là các sinh viên đã và đang theo học tại đại học Văn khoa Sài Gòn, Việt Nam, hoạt động một cách hợp hiến. Nghiệp đoàn vận hành theo Cơ cấu Việt Nho và có sứ mệnh đưa Việt Nho trở lại thành triết lý chủ đạo cho văn hóa Việt Nam. Nghiệp đoàn không khuyến khích các hoạt động xuống đường biểu tình, không khuyến khích hoặc đình công hoặc bãi công" (3).
Tuy nhiên phần tự giới thiệu trên trang web này lại ghi, "Ban điều hành của Nghiệp đoàn là những nhà báo dưới 35 tuổi" [nguồn đã dẫn], cho thấy không tương ứng với phần giới thiệu "là các sinh viên đã và đang theo học tại đại học Văn khoa Sài Gòn", vì trường đại học này đã khép lại khi đang lỡ dỡ niên khóa 1974/1975.
"Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam" và "Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam" dường như chung một tổ chức sáng lập, khi cùng đưa ra chủ trương "vận hành theo Cơ cấu Việt Nho và có sứ mệnh đưa Việt Nho trở lại thành triết lý chủ đạo cho văn hóa Việt Nam" (4).
Như vậy, với giới hạn trong phạm vi Nho giáo, cả hai tổ chức nghiệp đoàn này khó thể đáp ứng nhu cầu đa chiều tư tưởng của nghề báo, cũng như sự tự do lựa chọn về tín ngưỡng, học thuật, triết lý của các thế hệ
Cả hai nghiệp đoàn lại không đặt tại Việt Nam, nên cũng khó thể xem đây là những nghiệp đoàn xã hội dân sự mà người lao động Việt Nam cần quan tâm tìm hiểu cho việc xúc tiến thành lập những công đoàn/ nghiệp đoàn độc lập.
Nhìn từ báo chí Sài Gòn trước 1975 : mô hình cần có ở hiện nay
Nếu như Việt Nam thật sự có tự do ngôn luận, thì khi thực hiện CPTPP, các phóng viên làm việc chính thức lẫn cộng tác viên, hoặc nhà báo đã hưu trí có thể cùng tập họp lại với nhau để thành lập một, hay nhiều nghiệp đoàn ký giả theo tính chuyên sâu, như Nghiệp đoàn ký giả chính trị xã hội ; Nghiệp đoàn ký giả văn nghệ ; Nghiệp đoàn ký giả thể thao...
Các nghiệp đoàn này có thể cử ra một ban đại diện mang tính địa phương, như Nghiệp đoàn báo chí Sài Gòn, Nghiệp đoàn báo chí Hà Nội, Nghiệp đoàn báo chí Cần Thơ…
Các nội dung như vừa kể, gần như tương tự với hình thức của tổ chức có tên Hội Nhà báo ở hiện tại, với các chi hội nhà báo mang tính chuyên môn hẹp như chi hội nhà báo chính trị - xã hội, chi hội nhà báo văn hóa – nghệ thuật, chi hội nhà báo thể thao…
Tuy nhiên nếu như Hội Nhà báo là môt tổ chức nghề nghiệp mang tính công đoàn, nằm trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, là tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động của các đoàn thể chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp ; thì Nghiệp đoàn ký giả sẽ là tổ chức thuần xã hội dân sự, không bắt buộc có cấp chủ quản như quy định tại các Nghị định 33/2012/NĐ-CP, 45/2010/NĐ-CP của chính phủ.
Liên quan hội, đoàn độc lập trong nghề báo ở miền Nam trước 1975, tại Sài Gòn có đến 4 tổ chức : Hội Chủ báo, Nghiệp đoàn Ký giả Nam Việt, Nghiệp đoàn Ký giả Việt Nam và Hội Ái hữu ký giả.
Báo chí Sài Gòn thời ấy khá đa dạng, từ những tờ là cơ quan ngôn luận của chính quyền, cho đến những tờ đối lập với chính quyền, rồi những tờ thiên về kinh doanh. Có những tờ báo "lá cải" chuyên khai thác những chuyện hoang đường, yêu tinh ma quỷ, tình tiền tù tội. Do đó tùy vào nhu cầu mà các ông bà chủ báo, các ký giả, các cộng tác viên báo chí có thể lựa chọn tham gia vào những tổ chức kể trên.
Việt Nam hiện tại thì chưa có báo chí tư nhân, song công việc phát hành báo đều do tư nhân thực hiện (hệ thống phát hành quốc doanh qua bưu điện hiện rất èo uột), nên có thể thành lập Hội Chủ phát hành báo. Hai tổ chức là Nghiệp đoàn ký giả Sài Gòn, và Hội Ái hữu ký giả Sài Gòn thì hoàn toàn nằm trong tầm tay về nhân sự hình thành. Đó là chưa tính đến Hội Nhà báo độc lập Việt Nam thành lập từ đầu tháng 7/2014, đang là một trong những hội đoàn nghề nghiệp thuần túy xã hội dân sự, thỏa mãn các tiêu chí về công đoàn độc lập của CPTPP.
Nghiệp đoàn độc lập báo chí sẽ mang lợi ích gì ?
Một khi pháp luật báo chí cũng như hình sự, hành chính vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ phóng viên, nhà báo khỏi các cáo buộc phi lý từ một số cá nhân, nhóm lợi ích nắm quyền nhằm duy trì công cuộc phòng chống tham nhũng, nơi mà chỉ có giới này có đủ dũng khí và chuyên môn để theo đuổi, thì với việc hình thành các nghiệp đoàn báo chí độc lập sẽ góp phần giải quyết.
Uy tín của việc tập họp các hội viên của những tổ chức nghiệp đoàn báo chí sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho nền báo chí tự do, kể cả tự do trong khuôn khổ của định hướng từ cơ quan tuyên giáo đảng. Bởi khi không phải bó mình trong nỗi e dè sợ hãi bị kỷ luật thu thẻ nhà báo, đe dọa bị đình bản, đóng cửa báo chí…, thì chắc chắn báo chí sẽ trở về đúng nghĩa là những tiếng nói đa chiều, phản ánh đầy đủ các góc nhìn về bộ mặt của đời sống chính trị, xã hội.
Những đe dọa bị thu hồi thẻ, bị đình bảng, bị đóng cửa sẽ phải đối diện với làn sóng lên tiếng từ các tổ chức như Hội Chủ phát hành báo, Nghiệp đoàn ký giả, Hội Ái hữu ký giả. Sự kiện "Ngày ký giả đi mày" ngày 10/10/1974 để phản đối Sắc luật 007/72 (5) của chính quyền Sài Gòn là một ví dụ dễ thấy nhất (6).
Hồi đầu năm nay, Ban Bí thư đã ban hành Thông báo Kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20/07/2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới (Chỉ thị 44). Theo đó, Ban Bí thư khẳng định rằng "Việt Nam bảo đảm tốt tự do báo chí theo luật pháp quốc tế về nhân quyền" (7).
Như vậy thì với việc Quốc hội phê chuẩn CPTPP vào cuối tháng 11 này, cho thấy đã hội đủ điều kiện để hình thành những nghiệp đoàn báo chí độc lập. Đây cũng là một quyền Hiến định, "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình" (Điều 25).
Ông tổng giám đốc Ngân khố sau khi nhận được bản án, đương nhiên khấu trừ số tiền ký quỹ. Số tiền ký quỹ phải luôn luôn đầy đủ theo luật định. Khi số tiền ký quỹ bị khấu trừ thì ngay sau khi nhận được thông báo của tổng giám đốc Ngân khố, tờ báo phải đóng thêm cho đủ số tiền ký quỹ trong thời hạn 15 ngày. Nếu không, tờ báo bị coi như tự đình bản, hoặc cơ sở phát hành bị coi như tự ý ngưng hoạt động. Nếu tiếp tục hoạt động sẽ bị truy tố.
Sắc luật 007/72 còn quy định tờ báo nào bị tịch thu lần thứ hai do có bài vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn.
Một bài báo được cho là "vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng" khi được tòa mở vụ án xét xử và tuyên rõ ràng, chứ không như vụ báo Người Cao Tuổi trước đây, hay báo Tuổi Trẻ phiên bản điện tử ở thời gian vừa qua.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 08/11/2018
(1) https://nghiepdoansinhvien.org/ ; https://nghiepdoanbaochi.org
(2) http://www.vietnamthoibao.org/2018/11/vntb-cong-oan-oc-lap-co-e-doa-su-ton.html
(3) https://nghiepdoanbaochi.org/contact/
(4) https://nghiepdoanbaochi.org/contact/ ; https://nghiepdoansinhvien.org/2018/11/05/vi-sao-nghiep-doan-sinh-vien-viet-nam-van-hanh-theo-co-cau-viet-nho/
(5) Sắc luật 007/72 bắt buộc mỗi tờ nhật báo phải đóng ký quỹ 20 triệu đồng (lúc ấy tương đương 47.000 USD), còn báo định kỳ thì 10 triệu. Nếu không nạp đủ số tiền đó, thì tờ báo bị rút giấy phép. Luật có điều khoản ưu đãi đặc biệt cho những tờ báo thân chính quyền, báo của họ chỉ đóng phân nửa tiền ký quỹ, 10 triệu đồng.
Các tờ báo có đủ tiền, đóng ký quỹ tại Tổng nha Ngân khố trong một trương mục có lãi. Trương mục này do chủ nhiệm, chủ bút, hoặc quản lý đứng tên dành để bảo đảm việc thanh toán các "ngân hình án phí", và tiền bồi thường thiệt hại cho dân sự nguyên cáo định kỳ trong những bản án tuyên xử liên quan đến những vi phạm điều khoản luật này.
(6) Ở đây tạm không luận bàn về việc lợi dụng vụ việc này của lực lượng dân tộc giải phóng miền Nam