Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/12/2018

Ông Nguyễn Phú Trọng nên "học tập" ông Tập Cận Bình về kinh tế ?

Hoa Nghi

Bài viết này sẽ không đề cập đến ông Nguyễn Phú Trọng nếu như ông không giữ chức vụ Chủ tịch nước (người đứng đầu Nhà nước), và ông không tuyên bố : Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế.

hoc1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước : "Suy thoái về chính trị còn nguy hiểm hơn kinh tế"

Nếu đặt câu nói này của ông Chủ tịch nước vào trong ngôn ngữ của học thuyết Cộng sản, mà người sừng sỏ và cách mạng nhất là V.Lenin, thì ông Nguyễn Phú Trọng xứng đáng là một học trò tồi nhất, quan liêu nhất và ấu trĩ nhất.

Vì sao ?

Trong tác phẩm kinh điển của V.Lenin về "Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác", Lenin tuyên bố rõ ràng rằng : Nhận thức của con người phản ánh giới tự nhiên đang tồn tại độc lập đối với con người, nghĩa là phản ánh vật chất đang phát triển, thì sự nhận thức xã hội của con người (nghĩa là các quan điểm và học thuyết khác nhau về triết học, tôn giáo, chính trị,...) cũng thế, nó phản ánh chế độ kinh tế của xã hội. Các thiết chế chính trị đều là kiến trúc thượng tầng, xây dựng trên một cơ sở kinh tế.

Nếu chúng ta hiểu đúng quan điểm của V.Lenin, thì nhận thức chính trị lên phải gắn liền với chế độ kinh tế và ngược lại. Không có cái gọi là "suy thoái" một nửa, và cũng không có cái gọi là suy thoái nguy hiểm hơn, bởi sự phản ảnh giữa chế độ chính trị và chế độ kinh tế là tương tác nhau, là quan hệ hai chiều.

Mặc khác, V. Lenin cũng xác nhận rõ ràng rằng, chính trị phải xây dựng trên cơ sở kinh tế, không thể có cái gọi là vững mạnh chính trị trên cơ sở kinh tế bị suy thoái được.

Hiểu được vấn đề kinh tế mới ràng buộc sự thống trị về mặt chính trị được. Còn ngược lại, gia tốc cho chính trị mà bỏ rơi kinh tế, thì nó đưa đến mô hình xã hội siết cổ, một lò áp suất dễ dàng bùng nổ.

Khi ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra quan điểm này, hoặc là ông đánh giá quá cao cuộc chiến đốt lò của ông, hoặc ông tự tin vào mô hình Venezuela, một mô hình siết chặt chính trị nhưng bung bét kinh tế, tuy nhiên chế độ đó lại dựa trên nguyên tắc "còn sống hay là chết" để đàn áp người dân. Ông Trọng cũng quên rằng, bài học của Đổi mới 1986 chính là, siết chặt chính trị và giáo điều chính trị chỉ tạo ra khủng hoảng ; cởi mở tư duy chính trị và mở rộng cơ sở cho phát triển kinh tế mới tạo khả năng "đang phát triển".

Một Chủ tịch nước đưa ra tuyên bố rất giáo điều, trong khi người đồng chí của ông là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày đêm nghĩ về việc tăng trưởng, và làm sao Việt Nam có thể cất cánh bay lên.

Kinh tế là chủ đạo

Về phía quốc tế, Giám đốc World Bank Việt Nam trong một chia sẻ với giới truyền thông Việt Nam, về những động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam. Ông Ousmane Dione cho biết, cần phải chú ý tới thúc đẩy khối tư nhân và cải cách các thể chế lõi của nhà nước dưới công thức T.I.P : Công nghệ (Technologies), Thể chế (Institutions) và Con người (People).

Công nghệ cần sáng tạo, và sáng tạo đến từ nhiều điều kiện của bối cảnh, trong đó có cả một nền giáo dục cởi mở. Hiểu đúng là, con người hay công nghệ phải được ươm mầm trong khuôn thể chế, nơi mà "thị trường hoàn chỉnh" để phân bổ nguồn lực hữu hiệu cho nền kinh tế.

Cách mạng 4.0 là liều thuốc cho con bệnh chế độ, Đảng của ông Chủ tịch nước có cầm quyền dài hơi hay không thì phụ thuộc vào cách ông xây dựng nền kinh tế như thế nào. Bởi chế độ cầm quyền ra sao phản ánh nền kinh tế như thế nào, nhưng cầm quyền đến thời hạn nào, thì phải dựa vào nền tảng kinh tế phát triển ra sao. Nếu tư duy kiểu "suy thoái kinh tế" không quan trọng, thì vận mệnh của chế độ cầm quyền lúc này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc, như một chỗ dựa chính thống.

Trung Quốc, nước tự cho là bá chủ có thể thay thế Mỹ trong những năm dưới thời Tổng thống Obama giờ đây đang khốn khổ bởi cuộc chiến thương mại đến từ Mỹ. Và khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu buộc phải mua hàng Mỹ, cắt giảm thuế cho hàng Mỹ vào thị trường Trung Quốc để giảm nhiệt chiến tranh thương mại, Bắc Kinh lập tức đồng ý.

Vì sao ?

Vì ông Tập Cận Bình khôn ngoan khi biết rằng, nếu chiến tranh thương mại kéo dài thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng. Khi kinh tế khủng hoảng, thì ngay cả sự ghi nhận Chủ tịch không nhiệm kỳ trong Hiến pháp cũng không cứu được ông ta. Hoặc bị "đồng chí" hạ xuống, hoặc khủng hoảng khiến người dân "chết đói" và nổi dậy.

Ông Nguyễn Phú Trọng liệu có nên "học tập" ông Tập Cận Bình về kinh tế ?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 06/12/2018

Quay lại trang chủ
Read 733 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)