Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/12/2018

Hai năm tiếp theo của Trọng : chống tham nhũng và tư tưởng tự do

Alexander L Vuving

Ông Trọng, với cuộc bỏ phiếu vào ngày 23/10/2018, đã chấm dứt chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước do hai người đảm nhiệm.

npt1

Chiều 23/10, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội

Đây không phải lần đầu tiên, trước đó vào giai đoạn 1951 – 1969 và nửa cuối năm 1984, Hồ Chí Minh và Trường Chinh đã từng chạm tay vào. Nhưng ông Trọng còn làm được hơn, ông vừa là Chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương, vừa là người đứng đầu Ủy ban Trung ương về Công an.

Với sự tập trung quyền lực như vậy, thật hấp dẫn khi gọi ông Trọng với cái tên ‘Tập Cận Bình phiên bản Việt Nam’. Nhưng nếu so sánh, sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm tai hại. Bởi giấc mơ của Tập là làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại (và vượt qua cái bóng của Mao), còn Trọng thì tìm cách chữa bệnh cho tổ chức đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam). Tập thì đã được ghi nhận về việc không giới hạn nhiệm kỳ, nhưng Trọng thì phải đối mặt với cuộc bầu cử kế tiếp vào năm 2021.

Trong nước, nếu so sánh Trọng với Lê Duẩn hay thậm chí là Nguyễn Tấn Dũng, thì càng tai hại hơn, vì Trọng thiếu một sự năng động và ảnh hưởng rộng rãi (?).

Và vì thế, chế độ độc quyền mới của Trọng dường như chưa dẫn đến bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong nền chính trị Việt.

Là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Trọng chiến đấu nhằm chống lại chủ nghĩa tham nhũng và chủ nghĩa tự do. Với cương vị Chủ tịch nước, Trọng chỉ đơn giản là tăng cường cuộc chiến trên cả hai mặt trận, và ít nhiều gây ra nhiều chính trị độc đoán hơn.

Chiến dịch chống tham nhũng được Trọng đưa ra vào năm 2011, trước Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là ngồi trên đỉnh của mạng lưới các quan chức tham nhũng. Dũng sau đó bị áp lực phải thoái lui sau Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/2016). Và từ đó, gần 60 quan chức cấp cao cũ và hiện tại đã bị khiển trách.

Nhưng…

Nhưng cũng trong cuộc ‘vận động’ của Trọng, có rất ít quan chức mất ghế, thay vào đó, nhiều người chỉ đơn thuần là bị cảnh cáo hoặc khiển trách, trong khi nhiều người khác bị tước chức danh mà họ không còn đảm nhiệm nữa. Trong số 16 thành viên Bộ chính trị, chỉ có bốn đang có chức vụ, còn 12 người còn lại đã nghỉ hưu.

Mặc dù tham nhũng như ‘ngứa ghẻ’, nhưng đến nay chỉ có một thành viên Bộ Chính trị và một bộ trưởng đang bị sa thải. Trọng đã cảnh báo rằng giai đoạn tiếp theo của chiến dịch sẽ giải quyết một vài trường hợp 'tham nhũng nhỏ' liên quan đến các quan chức cấp thấp hơn, một chỉ dấu xác nhận về tính biểu tượng của cuộc chiến đốt lò (?).

Trong khi than thở rằng ‘tham nhũng đang đe dọa sự sống còn của chế độ’, Trọng tin rằng ‘suy thoái chính trị’ thậm chí còn nguy hiểm hơn. Hai tuần sau khi được đề cử làm chủ tịch, một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành khiển trách cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Hảo. Và Hảo đã nhanh chóng rời bỏ đảng.

Là một người ủng hộ cải cách thể chế và là trí thức, Hảo đã đi tiên phong xuất bản những tác phẩm nói về sự tự do tư tưởng. Hảo bị tuýt còi vì ‘sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của đảng’ và ‘nói và viết không chính thống’. Trường hợp của Chu Hảo là minh họa cho chương trình nghị sự chống chủ nghĩa tự do của Trọng .

Vị trí của Chủ tịch cũng sẽ gia tăng vai trò của Trọng trong các vấn đề đối ngoại. Mặc dù là một nhà tư tưởng chức vụ, Trọng đã học được cách thực dụng hơn khi bước ra ngoài để tương tác với các đối tác nước ngoài. Ông có thể thậm chí còn thực dụng hơn trong chính sách đối ngoại khi đội chiếc mũ ít ý thức hệ của Chủ tịch nước.

Trọng sẽ tiếp tục giữ sự cân bằng trong quan hệ Việt Nam giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, xa hơn một tí - nhưng không quá xa – và Trung Quốc thì gần hơn - nhưng không quá gần - với Hoa Kỳ. Và ông sẽ tiếp tục đảm bảo hành động cân bằng này thông qua các mối quan hệ đang gia tăng với Ấn Độ, Nhật Bản và Nga và các nước thành viên ASEAN.

Hai năm tiếp theo của chính trị Việt Nam sẽ mang dấu ấn của Tổng Bí thư và Chủ tịch Trọng. Chế độ của ông sẽ giảm mạnh về cả tham nhũng và chủ nghĩa tự do, nhưng không chắc rằng điều này sẽ mang lại bất kỳ thay đổi chính trị đáng kể hoặc dài hạn nào.

Alexander L Vuving, APCSS

Hoa Nghi dịch tóm lược

Nguyên tác : Vietnam’s new power monopoly, East Asia Forum, 05/12/2018

Nguồn : VNTB, 07/12/2018

Alexander L Vuving là Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương.

 

Quay lại trang chủ
Read 766 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)