Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/01/2019

Thành phố Hồ Chí Minh đang xóa bỏ di sản của mình

Nick Van Mea

Vẽ lại đường chân trời : Thành phố Hồ Chí Minh đang xóa bỏ di sản của thành phố này

"Người ta không nhận ra họ đã mất những gì", Candy Nguyễn nói khi cô nhìn qua cánh cổng khóa chặt nơi mới đây còn là xưởng đóng tàu Ba Sơn lịch sử. Nhiều người thậm chí còn không biết ở đây trước kia là cái gì.

chantroi0

Khu di sản hàng hải lâu đời nhất và quan trọng nhất của Thành phố Hồ Chí Minh bị che khuất với những vạt cao màu xanh với những khẩu hiệu như " không bao giờ đứng yên" và "Định lại đường chân trời".

Đây hiện là dự án phát triển lớn nhất ở khu vực Quận 1 thuộc trung tâm thành phố, với một cụm các chung cư cao 50 tầng được xây dựng một phần nhô lên khỏi hàng rào. Các tình nguyện viên của Tổ chức Quan sát Di sản Sài Gòn như Nguyễn, đã không được phép đi vào đó kể từ khi công trình xây dựng bắt đầu. Ai cũng đều tin rằng xưởng đóng tàu - được Thái tử Gia Long xây dựng hồi thế kỷ 18 - và với kiến trúc công nghiệp độc đáo đã bị phá hủy hoàn toàn.

Những gì thay thế xưởng Ba son là dãy nhà phố cao cấp giữa xen những tòa tháp bằng kính và thép cao ngất, cũng như một bến du thuyền trên sông Sài Gòn : cuộc sống xa hoa dành cho thiểu số.

"Nơi đó đã từng rất đẹp, cô Nguyễn nói khi chúng tôi đi trên vành đai Ba Son, một dòng xe tay ga chạy không ngừng quanh chúng tôi. "Tôi đã khóc khi nghe tin chúng tôi mất cây xanh. Mẹ tôi thường đưa tôi đến trường và cây xanh này che bóng mát và tạo oxy. Mọi người thường đi lượm me và mang đi bán cho tới tận năm ngoái khi họ chặt cây".

chantroi6

chantroi8

chantroi9

chantroi10

Đã qua rồi, qua rồi, qua rồi, còn qua nữa ? Từ trên xuống : cửa hàng Charner, nhà nghệ thuật deco 213 Đồng Khởi, tòa nhà giao dịch hải quân và tòa nhà chính phủ thời thuộc địa. Ảnh : Lịch sử Việt Nam / Tom Hricko

Thành phố Hồ Chí Minh (được gọi là Sài Gòn cho đến khi thống nhất năm 1976) từ lâu đã nổi tiếng quốc - đặc biệt so với thủ đô chính trị của nhà nước độc đảng, Hà Nội, ở phía bắc. Vì là trung tâm kinh tế của cộng sản Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là nới kiếm tiền, theo ước tính mới nhất của Liên Hợp Quốc - với dân số 8,1 triệu người - sẽ tăng lên trên 10 triệu vào năm 2026 - tốc độ thay đổi ở thành phố năng động này đã tăng tốc.

Các chuyên gia di sản cho biết hầu như không có tòa nhà lịch sử nào an toàn thoát khỏi quả bóng sắt. Ba Son đang được chuyển thành Golden River, một khu phát triển thượng lưu được tiếp thị như một "thành phố trong phố". Dự án án này của Vinhomes - thuộc tập đoàn Vingroup khổng lồ và nhúng tay vào khắp nơi từ bất động sản đến buôn bán lẻ và từ khách sạn đến chăm sóc sức khỏe. Chủ tịch, Phạm Nhật Vượng, người thành lập công ty khi còn là nhà sản xuất mì ăn liền ở Ukraine vào những năm 1990, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam. Ông ta vẫn là người giàu nhất Việt Nam.

Giữa các biệt thự, hàng rào vàng và các cây cọ ở một phần gần hoàn thành của Golden River, một bảng quảng cáo hứa hẹn chi nhánh mới của Vinschool và các bảng hiệu thông báo các cửa hàng tiện lợi Vinmart. Tất cả những gì còn lại của xưởng đóng tàu cũ là một cặp neo, một khẩu súng thần công và một số ván gỗ lâu năm - hiện đang trang trí cho khách sạn thượng lưu Myst. "Ba Son có lịch sử phong phú nhưng họ đã phá hủy tất cả", Nguyễn nói. "Chúng tôi đang bị mất dần nét đặc sắc của thành phố".

Gần 2km về phía đông bắc là một công trình khác của Vingroup, Công viên Trung tâm, với tòa nhà chọc trời Landmark 81 ở trung tâm, bao quanh là 17 tòa tháp căn hộ. Tòa nhà siêu cao này đã trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ 14 trên thế giới, khi được hoàn thành vào năm ngoái.

Những người mua sắm bước vào trung tâm thương mại Vincom Center ở bên dưới tầng trệt được chào đón bằng máy lạnh hết cỡ và một phòng trưng bày hào nhoáng với một chiếc siêu xe Lamborghini Huracán màu vàng tươi và ba mẫu xe khác nhau của Bentley. Ở đó có bệnh viện Vinmec, cửa hàng điện tử Vinpro và đại lý điện thoại Vinsmart. Vinmart nằm tẩng trệt bên trong mọi tòa nhà.

chantroi7

chantroi3

 

Từ trên xuống: Một tòa nhà lịch sử cũ xưa và công viên (trước kia) bị phá hủy (để sau đó)  nhường chỗ cho cơ sở Trung tâm Vincom . Ảnh : Lịch sử Việt Nam

Trong khi Công viên Trung tâm phần lớn được xây dựng trên khu đất khai hoang và các khu đất trống, bất cứ thứ gì được xây dựng ở trung tâm đều có khả năng dẫn đến việc phá hủy một tòa nhà lịch sử.

Không có hồ sơ công khai chính thức nào được lưu giữ, nhưng ước tính rằng hơn một phần ba các tòa nhà lịch sử của thành phố đã bị phá hủy trong 20 năm qua.

Năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, một cơ quan nghiên cứu đô thị Pháp-Việt, đã phân loại 377 tòa nhà ở quận trung tâm 1 và 3 là di sản. Vào năm 2014, 207 trong số đó đã bị phá hủy hoặc thay đổi không nhận ra. "Trong bốn năm qua, chắc chắn người ta vẫn đang tiếp tục", một nhân viên kế hoạch đô thị giấu tên nói.

Ủy ban Nhân dân thành phố hiện chia khoảng 1.000 tòa nhà lịch sử thành ba loại : loại 1, được bảo vệ ; loại 2 chủ sở hữu có thể xây dựng trên đó nhưng không thể phá hủy tòa nhà cũ ; và loại 3, có thể bị phá bỏ.

"Thật đáng buồn, nhưng chủ sở hữu của các nhà loại 3 được coi là người chiến thắng", người lập kế hoạch nói. "Nói chung, họ kiếm được lợi nhuận ngay lập tức và người ta muốn sự hiện đại, sạch sẽ, máy lạnh, họ không quan tâm đến việc bảo quản gạch cũ. Họ thấy chủ nhà bên cạnh đã đập nhà để xây một tòa văn phòng 32 tầng có nhà hàng và căn hộ cao cấp và họ nghĩ, tại sao tôi không thể làm vậy ?".

Một buổi dạo trên đường Đồng Khởi thanh lịch sẽ minh họa cho quy mô của sự thay đổi. Các công trình nghệ thuật và các tòa nhà hiện đại đầu thế kỷ 20 đã bị suy tàn trong chiến tranh Việt Nam, nhưng khu vực này đã trải qua sự hồi sinh muộn với các cửa hàng Gucci, Dior và Louis Vuitton.

Tuy nhiên việc phá hủy cũng không bao giờ quá xa. Tòa nhà chung cư với nghệ thuật trang trí uy tín một thời tại 213 Đồng Khởi (được đề cập đến trong Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene ) đã bị đập để xây văn phòng chính phủ mới. Cách một con đường về phía tây, cửa hàng bách hóa Charner năm 1924 (sau này là Thương xá Tax) đã bị phá sập để nhường chỗ cho tuyến metro bị trì hoãn từ lâu nay của thành phố. Được bảo đảm là được cầu thang lớn kiểu Ma-rốc và gạch của tòa nhà sẽ được gỡ bỏ và bảo tồn, nhưng các nhóm di sản tin rằng chúng đã bị phá hủy.

Kế bên khách sạn thể ký 19 Continental, nơi Greene từng ngồi uống rượu và viết sách, tòa nhà 6 tầng Eden ( từng là trung tâm truyền thông trong thời gian chiến tranh Việt Nam) có góc cong đặc biệt dành hơn các tòa nhà hiện đại dọc theo đường Đồng Khởi, và trong đó có một rạp chiếu phim và khu giải trí thời thuộc địa - cho đến khi bị phá hủy vào năm 2009 để dành cho trung tâm mua sắm Vincom. Chỉ có một khu chung cư trang trí nghệ thuật còn lại trên đường Đồng Khởi, hiện đang có một nhóm các tiệm bán lẻ và xưởng sản xuất nhỏ ở đó, thang máy cũ kỹ rùng rùng đóng dầy bụi. Tòa nhà này cũng vậy, dự kiến sẽ phá hủy.

Nhà sử học kiến trúc hiện đại Mel Schenck nói rằng "Các di sản hiện đại của thành phố có thể sẽ kế tiếp".

chantroi4

Đường chân trời từ một căn hộ trong khu phức hợp Golden River. Những gì còn sót lại của xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử có thể được nhìn thấy ở phía dưới bên phải của hình ảnh. Ảnh : Tân Lê / Getty

Schenck ước tính rằng 70-80% thành phố được xây dựng theo phong cách hiện đại, phần lớn là dấu ấn của các kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng như Ngô Việt Thụ, người đã thiết kế Dinh Độc Lập. Nếu bạn chọn một cửa hàng cổ trên đường phố ngẫu nhiên và tìm thử xem, phần lớn các tầng trên cùng đều hiện đại. "Có rất nhiều thứ khiến điều đó trở nên bình thường và mọi người thậm chí không nghĩ gì về nó", ông nói. "Khi tôi nhìn thấy mái hiên và rác xung quanh một ngôi nhà, thì đó là điều tốt, bởi có nghĩa là tòa nhà đang được sử dụng tốt và không có nhiều nguy cơ bị đập phá. Nếu ngôi nhà được dọn dẹp sạch, đó không phải là dấu hiệu tốt.

Thậm chí ngay cả nơi được Ngô Việt Thụ thiết kế cũng không được bảo vệ. Một biệt thự của ông ở quận 3 hiện đang bỏ trống chỉ một người coi nhà ở. Schenck nói "Nhà nằm trên một đường phố có gía", Schenck nói. "Nó còn có rất nhiều đất. Nó sẽ ra đi".

Con trai Ngô Việt Thụ, Ngô Viết Nam Sơn, cũng là một kiến trúc sư, sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ và Canada. Ông tin rằng quê hương của mình phải học hỏi từ những sai lầm của các thành phố châu Á đang phát triển nhanh khác trước khi quá muộn.

"Chúng ra không phải là thành phố duy nhất trải nghiệm sự tăng trưởng này và chúng ta nên học hỏi từ những kinh nghiệm này", ông nói. "Tuy nhiên, thành phố này vẫn chưa rút ra bài học nào. Ở Ba Son, họ có thể đã tạo ra một khu vực rất đẹp, một không gian văn hóa và xanh cho thành phố - một cái gì đó giống như bến tàu 59 ở New York, hay Cầu cảng ngư ở San Francisco - nhưng thay vào đó họ đã phá hủy nó".

Các nhà phát triển không nhận ra rằng khi họ phá hủy các tòa nhà lịch sử, họ đang mất đi một lợi ích kinh tế tiềm năng và nếu tính đến du lịch, thì mọi người muốn nhìn thấy thành phố cổ để cảm nhận nó. Bảo quản có thể đóng góp vào giá trị kinh tế".

chantroi5

chantroi11

chantroi12

Các nhà phê bình nói rằng trung tâm lịch sử ngày nay chứa đầy sinh hoạt và kiến ​​trúc có thể tìm thấy tại bất cứ nơi nào ở Châu Á. Ảnh : laranik / Alamy / Rwp Uk / Getty / Ngọc Nguyễn Quang / Getty / EyeEm

Anh nhắc đến Thượng Hải, nơi có địa thế tương tự - một trung tâm lịch sử nằm đối diện với vùng đất trống rộng lớn bên kia sông - và điều kiện chính trị. Ở đó, trung tâm lịch sử phần lớn được bảo vệ, với vùng đầm lầy Pudong ở phía đông con sông đã được phát triển thành khu tài chính.

"Chúng ta nên bảo tồn Quận 1 như trung tâm thành phố cũ - một số tòa nhà mới, nhưng ưu tiên hàng đầu là bảo tồn", ông nói. "Và ở Thủ Thiêm quận 2 bên kia sông có thể là khu tài chính quốc tế".

Thay vào đó, thành phố Hồ Chí Minh có hai tổng thể riêng biệt, với một cho phía tây lịch sử với một bức tường những tòa nhà chọc trời dẫn tới tận bờ sông. Các dự an phát triển mới thường được xây dựng trên vùng đất bồi để bảo vệ chúng khỏi lũ lụt, trong khi trớ trêu thay, nước mưa lại chảy tự do xuống sông và do đó gây ra nhiều lũ lụt ở nơi khác.

Họ cũng không cung cấp ít nhiều không gian công cộng. Một không gian xanh mới trong trong dự án phát triển của Công viên Trung tâm, cũng được xây dựng trên vùng đất khai hoang từ bờ sông, có các nhân viên an ninh theo dõi, hỏi xem người sử có phải là cư dân không. Có một lệnh cấm trẻ em dưới 12 tuổi và thú cưng không có người thân vào và các bảng hiệu cảnh báo mọi người bảo vệ "nghi thức xã giao, trật tự, an toàn và thẩm mỹ".

Giữa mớ bê tông và thủy tinh, dường như có một sự đánh giá cao về di sản giữa những người trẻ tuổi ở thành phố. Các quán cà phê Vintage rất phổ biến, ngay cả khi thường được đặt bên trong các tòa nhà máy lạnh hiện đại, cũng như trang phục và thời trang cổ điển.

"Giờ đây, di sản là xu hướng, nhưng tôi lo lắng nó chỉ là một bong bóng", Nguyễn nói. "Có thể phổ biến trong một năm nhưng sau đó tôi không biết ai sẽ ở bên chúng tôi sau đó".

"Cuối cùng, tôi lạc quan rằng có nhiều người sẽ tìm hiểu và quan tâm cũng như tham gia vào đó - nhưng tôi cảm thấy thất vọng vì đôi khi người ta chẳng quan tâm gì".

Nick Van Mead

Nguyên tác : ‘Redefine the skyline’ : how Ho Chi Minh City is erasing its heritage, The Guardian, 21/01/2019

Diên Vỹ dịch

Nguồn : VNTB, 23/01/2019

Quay lại trang chủ
Read 963 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)