3 quản lý cấp cao của Vinfast nghỉ việc
VinFast thông báo hôm 17/3/2023 : 3 quản lý cấp cao phụ trách bán hàng, marketing và phục vụ khách hàng vừa nghỉ việc.
Đây là những thay đổi mới nhất trong một loạt các thay đổi điều hành của hãng sản xuất ô tô đầy tham vọng của Việt Nam. Những thay đổi đó được đưa ra sau khi thì hoãn bán những chiếc xe điện đầu tiên của VinFast ở California, thị trường nước ngoài đầu tiên của hãng bị trì hoãn và gây tốn kém.
Reuters dẫn thông báo của VinFast cho biết, Gareth Dunsmore – Phó giám đốc phụ trách bán hàng và marketing toàn cầu của hãng đã nghỉ việc vì "lý do cá nhân và hãng tôn trọng quyết định này".
Hai lãnh đạo khác ở thị trường Mỹ là Gregh Tebbutt – giám đốc marketing, và Craig Westbrook – Giám đốc phục vụ khách hàng. Cả hai đều nghỉ vì "những thay đổi trong mô hình quản lý và các yêu cầu kinh doanh cụ thể" – thông báo của VinFast viết.
Thông tin về 3 quản lý cấp cao VinFast nghỉ việc xuất hiện vào khi VinFast đang trong giai đoạn bắt đầu thâm nhập thị trường Bắc Mỹ. VinFast xuất khẩu 999 xe điện đầu tiên sang Mỹ từ tháng 11 năm ngoái nhưng mãi cho đến tận cuối tháng 2 vừa qua mới giao 45 xe điện đầu tiên cho khách hàng.
VinFast hiện đang đối mặt với những thách thức không nhỏ tại thị trường Mỹ khi Tesla liên tục cắt giảm giá xe trong thời gian qua. Trong khi đó, các hãng xe điện mới khác ở Mỹ như Lucid, Rivian và Nikola cũng đang phải đối mặt với tình trạng đơn hàng thấp, lãi suất cao và cạnh tranh khốc liệt.
Hồi tháng hai vừa qua, VinFast tuyên bố hợp nhất hoạt động của hãng tại Canada và Mỹ đồng thời cho 80 người nghỉ việc, trong đó có phụ trách tài chính thị trường Mỹ là Rodney Haynes.
Tháng sáu năm ngoái, VinFast cũng chấm dứt hợp đồng với một giám đốc bán hàng toàn cầu khác là Emmanuel Brett. Ba quản lý cấp cao khác của hãng cũng rời đi trong thời gian này.
Huy Chieu, một cựu kỹ sư tại General Motor và gia nhập VinFast vào tháng 11/2021, phụ trách mảng phát triển sản phẩm xe điện, cũng xin nghỉ việc vào tháng 12 năm ngoái trước khi các xe VinFast điện đầu tiên nhập cảng vào Mỹ.
CapitaLand của Singapore đang đàm phán mua tài sản bất động sản của Vinhomes
Tập đoàn bất động sản khổng lồ Châu Á CapitaLand đang đàm phán để mua tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD của công ty bất động sản niêm yết lớn nhất Việt Nam Vinhomes JSC,
Một thỏa thuận quy mô như vậy sẽ đánh dấu một trong những giao dịch bất động sản lớn nhất ở Đông Nam Á trong vài năm qua.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản của Việt Nam đang khan hiếm tiền mặt sau chiến dịch chống tham nhũng vào năm ngoái.
CapitaLand, thuộc sở hữu đa số của nhà đầu tư nhà nước Singapore Temasek Holdings, và Vinhomes, có giá trị thị trường 8 tỷ USD thương thảo về một số dự án do Vinhomes sở hữu, bốn nguồn tin nói với Reuters.
Vinhomes, công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam tính theo giá trị vốn hóa thị trường, thuộc sở hữu của Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam.
Một trong những nguồn tin cho biết CapitaLand đang xem xét mua một phần dự án thành phố nghỉ dưỡng Ocean Park 3 rộng 294 ha gần Hà Nội, hoặc một dự án khác ở phía bắc thành phố Hải Phòng.
Giá trị của thỏa thuận vẫn đang được đàm phán, người này cho biết thêm, và các cuộc đàm phán đã đạt đến giai đoạn nâng cao.
Các nguồn từ chối nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề.
Khi được Reuters liên hệ, CapitaLand Development không bình luận trực tiếp về bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào với Vinhomes nhưng cho biết : "Việt Nam là một trong những thị trường cốt lõi của CapitaLand Development. Chúng tôi liên tục đánh giá các cơ hội đầu tư để phát triển sự hiện diện của mình tại quốc gia này".
CapitaLand Development thuộc Tập đoàn CapitaLand – hiện có mặt ở 40 quốc gia – tham gia bán lẻ, văn phòng, khu dân cư, khu kinh doanh và trung tâm dữ liệu cùng các doanh nghiệp khác. Công ty này đã có một danh mục các dự án khu dân cư, chung cư cao cấp, tại 4 thành phố của Việt Nam.
Vingroup không bình luận gì về thương thuyết với CapitaLand, nhưng cho biết là một công ty niêm yết, họ sẽ tiết lộ thông tin nếu có bất kỳ giao dịch nào xảy ra.
Vinhomes được tách ra và niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước vào năm 2018.
Lợi nhuận ròng của Vinhomes giảm 26% xuống 29 nghìn tỷ đồng (1,23 tỷ USD) vào năm 2022 so với một năm trước đó, trong khi tổng doanh thu giảm 27% xuống 62 nghìn tỷ đồng.
Cổ phiếu của Vinhomes đã mất 10% giá từ đầu năm đến nay, sau khi giảm 40% vào năm 2022 khi cuộc khủng hoảng bất động sản diễn ra ngày càng sâu.
*****
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn sang tay hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, góp vốn công ty mới thành lập
Phạm Nhật Vượng dự kiến sẽ chuyển đổi hơn 50,7 triệu cổ phiếu VIC thành vốn góp 95% tại công ty mới GSM.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa có thông báo về việc dự kiến chuyển quyền sở hữu 50,8 triệu cổ phiếu VIC của cá nhân để góp vốn vào Công ty cổ phần Di chuyển xanh và Thông minh (GSM), doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast.
Số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch hơn 50 triệu cổ phiếu, chiếm 1,31% vốn điều lệ Tập đoàn Vingroup.
Phần vốn góp được định giá 2.850 tỷ đồng, xác định bằng giá bình quân 50 phiên của cổ phiếu VIC tính đến ngày 27/3/2023 và tương đương với 95% vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng của GSM.
Giao dịch dự kiến thực hiện từ 21/3 đến 19/4.
Ông Vượng hiện đang sở hữu 19,18% vốn điều lệ tại Vingroup, tương ứng hơn 742 triệu cổ phiếu VIC. Sau khi giao dịch hoàn tất, lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Vượng sẽ giảm xuống còn hơn 691,2 triệu đơn vị, tương ứng 17,87% vốn.
GSM là công ty mới thành lập, chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast. GSM hoạt động trong 2 mảng chính : cho thuê ô tô – Xe máy điện và Taxi điện.
Toàn bộ xe do GSM cung cấp và sử dụng là ô tô và xe máy điện VinFast, với quy mô đầu tư là 10.000 ô tô và 100.000 xe máy.
Trước đó, ông Phạm Nhật Vượng cũng đã dùng 243 triệu cổ phiếu, định giá ở mức 16.200 tỷ đồng để góp vốn thành lập Công ty Quản lý và đầu tư bất động sản VMI.
VMI được thành lập với mục tiêu hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư bất động sản, quản lý các bất động sản và phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng thanh khoản và giá trị cho các bất động sản của Vinhomes.
Nguồn : VNTB, 18/03/2023
VNTB, Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, 23/08/2022
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup, công ty này ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm gần một nửa so với mức 60/736 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13/741 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doan, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.
Kết quả, Tập đoàn Vingroup ghi nhận lãi sau thuế 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm hơn 400 tỷ đồng so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup ở mức 508.608 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 100.299 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 68.659 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2/700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022.
Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.
Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Vingroup được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hồi đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng ; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 8/2017, tại kỳ thanh tra thuế từ năm 2014 đến 2016, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup là 333 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế và phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.
Theo Tạp chí Doanh Nghiệp và Kinh Tế Xanh
************************
Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực khủng, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup, công ty này ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm gần một nửa so với mức 60.736 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doan, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.
Kết quả, Tập đoàn Vingroup ghi nhận lãi sau thuế 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm hơn 400 tỷ đồng so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup ở mức 508.608 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 100.299 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 68.659 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022.
Theo các chuyên gia tài chính, việc nợ phải trả cao gần gấp ba lần so với vốn chủ sở hữu có nghĩa nguồn vốn hoạt động của Tập đoàn Vingroup hầu như là các khoản nợ.
Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.
Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Vingroup được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hồi đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng ; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 8/2017, tại kỳ thanh tra thuế từ năm 2014 đến 2016, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup là 333 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế và phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.
Phóng viên
Ghi chú :
Bài báo gốc tại "Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh" ở Việt Nam đã bị gỡ sau khi đăng được khoảng 3 giờ.
***********************
Bài viết về Vingroup nợ ‘cực khủng’ bị xóa trên các trang mạng
VOA, 22/08/2022
Một bài viết về việc tập đoàn Vingroup của tỷ phú giàu nhất Việt Nam, hiện có kế hoạch xây nhà máy sản xuất ô tô điện ở Mỹ, đang gánh một khoản nợ lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng và bị xử lý vi phạm về thuế đã bị xóa khỏi các trang mạng trong nước sau vài giờ đăng tải.
Thủ tướng Phúc ngồi trên xe ô tô của Vinfast do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cầm lái tại lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô của tập đoàn này. (Ảnh chụp màn hình Soha)
Bài viết với tiêu đề "Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực ‘khủng’, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ" của Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh được đăng hôm 20/8. Khi tra cứu trên mạng, tiêu đề và đoạn đầu của bài viết hiện ra với các đường link dẫn tới trang tin của Tạp chí này và một số trang mạng khác, Voz.vn và VietnamIndex.vn nhưng nội dung bài báo đã không còn tồn tại.
Khi nhấn vào đường dẫn tới trang Doanh nghiệp Kinh tế xanh và Voz.vn, một thông báo lỗi cho thấy nội dung không còn tồn tại trong khi đường link bài báo trên VietnamIndex dẫn tới trang chủ của tờ báo mạng về đầu tư, kinh tế và chứng khoán Việt Nam.
Theo Thoibao.de, tờ báo mạng tiếng Việt có trụ sở ở Berlin của Đức, bài viết gốc được đăng trên trang Doanh nghiệp Kinh tế xanh – của Hiệp hội Đầu tư, xây dựng, dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam – hôm 20/8 và bị gỡ chỉ sau khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Bài viết, được tờ Thoibao đăng lại, cho biết rằng tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay, tập đoàn Vingroup "gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022".
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm nay của tập đoàn lớn nhất Việt Nam được trích dẫn trong bài viết này nói rằng Vingroup ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, giảm gần một nửa so với mức 60.736 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Vẫn theo nội dung bài báo được đăng tải trên Thoibao, kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Vượng "lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng".
Lãi sau thuế của tập đoàn Vingroup, với các lĩnh vực kinh doanh từ nhà đất cho đến công nghiệp, y tế và giáo dục, đã giảm 400 tỷ đồng xuống mức 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
Bài báo còn cho biết rằng tập đoàn của tỷ phú Vượng hồi đầu tháng 8/2021 đã bị Cục thuế Thành phố Hà Nội ra "quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng". Vẫn theo bài báo, Tổng cục Thuế của Bộ Tài Chính hồi tháng 8/2017 đã truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Vingroup số tiền 333 triệu đồng và phí chậm nộp thuế cũng như phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.
Ảnh chụp màn hình bài báo trên tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh trước khi bị gỡ bỏ được đăng tải trên trang Thoibao.de.
VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới Vingroup về các thông tin nợ và vi phạm thuế của tập đoàn.
Đây không phải là lần đầu tiên các thông tin bất lợi liên quan đến tập đoàn Vingroup bị gỡ bỏ trên mạng trong nước. Gần đây nhất vào tháng trước, thông tin cho rằng ông Vượng, chủ tịch của tập đoàn này, bị cấm xuất cảnh là "thất thiệt" và công an đã xử phạt 10 người được cho là "tung tin đồn" gây tác động xấu đến thị trường chứng khoán trong nước. Trước đó vào tháng 5/2021, một khách hàng quay video mô tả các lỗi trên chiếc ô tô của VinFast đã bị công ty này tố cáo lên công an. Nhiều người dùng mạng xã hội cũng từng phàn nàn rằng họ bị khóa tài khoản do đăng tải các thông tin chê sản phẩm xe hơi của VinFast.
Cùng ngày bài báo về việc tập đoàn lớn nhất Việt Nam ‘nợ cực khủng’ bị gỡ bỏ, ông Nguyễn Việt Quang, tổng giám đốc tập đoàn Vingroup, được truyền thông trong nước trích lời cho biết rằng tập đoàn này sắp xây dựng "thung lũng silicon" để mở ra một trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu tại Khánh Hòa.
Nói tại một hội nghị trực tuyến về phát triển thị trường lao động do Thủ tướng Chính phủ chủ trì hôm 20/8, ông Quang cho biết rằng Vingroup sẽ mở "Trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu tại Cam Lâm" trong vòng 3 năm tới. Theo lời ông Quang được Thanh Niên trích dẫn, trung tâm này sẽ "quy tụ những bộ óc lớn nhất của thế giới, những chuyên gia đang sở hữu bằng sáng chế, các nghiên cứu chuyên sâu". Ông Quang hy vọng tập đoàn này sẽ giúp Việt Nam "có một khu ‘thung lũng Silicon’ nơi quy tụ tinh hoa của thế giới".
Theo Tổng giám đốc Vingroup, hiện tập đoàn này có 3 mảng hoạt động chính, gồm công nghệ, công nghiệp; thương mại, dịch vụ; và thiện nguyện xã hội. Ông Quang cho biết tổng số lao động của tập đoàn này là 45.000 người, và dự kiến sẽ tăng lên 150.000 người trong 2 năm tới.
Xuất phát điểm là kinh doanh bất động sản ở Việt Nam, Vingroup hiện đang sản xuất ô tô với nhà máy đầu tiên tại Hải Phòng. VinFast, chi nhánh sản xuất ô tô của tập toàn, đang có kế hoạch sản xuất ô tô điện tại Mỹ, với một nhà máy dự kiến được xây dựng ở bang North Caronlina. trị giá lên đến 4 tỷ USD, cũng như sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ trong thời gian tới.
Nguồn : VOA, 22/08/2022
**********************
RFA, 22/08/2022
Một tờ báo nhà nước có bài viết về số nợ lớn của tập đoàn Vingroup so với vốn chủ sở hữu, nhưng bị rút xuống sau đó vài tiếng không rõ lý do.
AFP
Tờ Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh hôm 20/8 đăng tải bài viết với tiêu đề "Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực "khủng", bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng", tuy nhiên ba tiếng sau phải rút xuống, tờ Thoibao.de phát hiện điều này đầu tiên.
Bản lưu của bài báo vẫn còn nhìn thấy trên bộ nhớ đệm của trang web doanhnghiepkinhtexanh.vn. Bài báo dẫn Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup cho biết, tập đoàn này gánh khoản nợ phải trả lên tới hơn 376.000 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD), cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu (132.000 tỷ đồng).
Bản báo cáo của Vingroup cho cổ đông mỗi quý công khai trên trang chủ Vingroup.net, cho thấy số nợ phải trả của họ tăng hơn 100.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cho đến ngày 30/6/2022, tập đoàn mẹ của VinFast ghi nhận doanh thu thuần khoảng 32.000 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm, giảm gần một nửa so với mức hơn 60.000 tỷ đồng.
Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng.
Theo tờ báo có cơ quan chủ quản là Hiệp hội Đầu tư, xây dựng – dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam, trên nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.
Về rủi ro kinh doanh, theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra.
Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.
Cũng trong ngày 20/8, Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang, trong buổi hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, cho biết họ cần thêm gần 100.000 nhân sự trong hai năm tới cho hàng loạt dự án xây dựng được triển khai trong tương lai.
Ông Quang cho biết, trong kế hoạch năm năm nữa, Vingroup dự kiến xây đựng 500.000 căn nhà xã hội và một loạt dự án xây dựng được triển khai tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với việc mở mới nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), mở rộng sản xuất nhà máy ôtô điện ở Hải Phòng.
Minh Tâm, Thoibao.de, 17/07/2022
Vụ Bộ Công an sốt sắn vào cuộc để truy bắt bằng được những người tung tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh cho thấy là đồng tiền của Vin đang rất mạnh, dù cho vốn hóa thị trường của Vingroup đã bay đi cả tỷ đô la.
Ông Vượng không những được Công an bảo vệ mà còn được báo chí bảo vệ
Được biết hôm ngày 12/7, ít nhất ba tờ báo và trang tin điện tử ở Việt Nam đã đưa tin về dự án nhưng sau đó xóa bài. Ban đầu báo chí nói rằng Liên danh Nhà đầu tư Công ty cổ phần Vinhomes và Công ty cổ phần Đầu tư Cam Ranh đã xin rút hồ sơ thẩm định quyết định chủ trương đầu tư và đề nghị hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh.
Việc rút khỏi dự án không có gì là to tát bởi nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư rồi xin rút chẳng sao cả, tuy nhiên, việc xin rút quyết định đầu tư trong trường hợp này được xem là thông tin nhạy cảm.
Hôm 12/7, tờ báo lớn, Thanh Niên, đưa tin Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân, vào hôm 1/7, đã ký quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định số 3439/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về việc thông báo và hướng dẫn nhà đầu tư nộp hồ sơ trình quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh đối với trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm. Lý do là liên danh nhà đầu tư Công ty cổ phần Vinhomes và Công ty cổ phần Đầu tư Cam Ranh đã có văn bản xin rút hồ sơ thẩm định quyết định chủ trương đầu tư và đề nghị hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Nhưng bản tin hiện không còn trên trang web của báo Thanh Niên.
Vậy nếu giả sử như, đây chỉ là vấn đề cân nhắc thiệt hơn nên Vinhomes xin rút thì đâu cần phải rút bài làm gì ? Việc các tờ báo lớn rút bài được xem như hành động, có tật giật mình.
Bản tin Vinhomes rút đầu tư không chỉ được Thanh Niên đăng tải mà bản tin cùng nội dung này được đăng, nhưng sau đó không còn nữa, trên trang Chất lượng & Cuộc sống, và trang Việt Nam Mới. Không có giải thích việc xóa bài là do thông tin chưa chính xác, hay vì lý do nào khác. Dường như ngoài ba trang này, không một trang báo hay trang tin điện tử nào khác ở Việt Nam đưa tin có hay không việc liên danh Vinhomes rút khỏi dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh.
Báo Chí Việt Nam chỉ thực hiện mệnh lệnh của ban tuyên giáo Trung ương và Bộ thông tin và Truyền thông, ngoài ra doanh nghiệp không thể tác động vào hệ thống báo chí bằng mệnh lệnh, doanh nghiệp muốn tác động thì phải có tiền mới mua đựa sự nghe lời của báo chí và thậm chí có thể sai khiến báo chí viết bài ủng hộ doanh nghiệp.
Báo Đấu thầu – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – trước đây, ngày 19/11/2020, cho biết khu đô thị ven vịnh Cam Ranh mặc dù được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép đầu tư từ năm 2013, đã có thông báo thu hồi đất nhưng vẫn chưa được nhà đầu tư triển khai. Gần đây, tức là trong năm 2020, theo bài báo, dự án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa tái khởi động bằng việc phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án. Tổng mức đầu tư Dự án được nâng từ 8.000 tỷ đồng lên 20.777 tỷ đồng.
Dự án Vinhomes ở Cam Ranh
Ngày 4/1/2021, báo Đấu thầu cho biết : "Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa vừa công bố kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm đối với dự án đầu tư có sử dụng đất – Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh".
"Theo đó, Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư Cam Ranh và một doanh nghiệp khác (địa chỉ đại diện Liên danh tại đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là nhà đầu tư duy nhất đạt đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện Dự án". Sau nàuy ai cũng biết đó là Vinhomes và chính Vinhomes đã rút làm Trung ương nghĩ ông Vượng rút bỏ chạy.
Minh Tâm
Nguồn : Thoibao.de, 17/07/2022
Lê Hoàng, Thoibao.de, 16/07/2022
Trong bối cảnh Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đang bị tin đồn cấm xuất cảnh bủa vây, và được Bộ Công an ra tay chặn tin đồn thì xảy ra hai luồng ý kiến trái chiều. Phía chính quyền thì một mực bác bỏ chuyện cấm ông Vượng qua đó gián tiếp cho biết ông Vượng không có ý định bỏ chạy. Tuy nhiên, ở một luồn dư luận khác thì lại cho rằng, ông Vượng đang có ý định chạy nhưng bị phía Chính quyền níu áo không cho chạy. Vậy là thực hư thế nào ?
Tin đồn này xuất hiện nhiều ngày trước
Luồn ý kiến theo định hướng nhà cầm quyền thì ai cũng rõ, thoibao.de không cần đào sâu làm gì nữa. Quan trọng là luồn ý kiến còn lại, xem ra cũng cóp cơ sở chứ không phải không có. Cũng cần đưa ra để cho khán thính giả Thoibao.de có hiểu biết rõ hơn về nội tình trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Được biết ông Vượng Vin trước nay làm ăn quan hệ với chính phủ rất tốt đẹp dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng lẫn thời ông Nguyễn Xuân Phúc. Tới đại hội 13 thì cả lứa chính phủ cũ đi sạch còn mỗi ông Vũ Đức Đam ngồi lại, mà thực quyền của ông Vũ Đức Đam thì không lớn.
Hiện nay, theo chúng tôi được biết, Chính phủ mới và ông Vượng dường như chưa tìm được tiếng nói chung. Ông Vượng chuyển bớt ít vốn ra ngoàin qua việc mua lại cổ phần Vinfast Việt Nam. Chính phủ mới cho rằng, ông Phạm Nhật Vượng bất hợp tác và muốn ra tay với Vượng Vin.
Có tin Bộ Công an vâng lời chính phủ ra lệnh ngừng xuất cảnh với ông Vượng Vin. Rồi công an tung tin đồn ra ngoài, gây náo loạn xã hội. Ông Vượng đành mở két sắt bung tiền nuôi Công an với một khoản tiền chưa được tiết lộ, tuy nhiên có tin là đến hàng trăm triệu tiền Mỹ.
Với lượng tiền như nước bơm vào gấp, Bộ Công an liền diễn kịch bắt kẻ tung tin đồn để cứu cho Vingroup và ông Vượng đà lao dốc tài chính. Tuy nhiên, đây chỉ mới là thỏa thuận chớp nhoáng, chưa là thỏa thuận chặt chẽ.
Về khía cạnh đàu tư thì hành động của ông Vượng gần đây cho thấy ông muốn rút khỏi dự án ở Cam Ranh để tháo chạy. Đây là dấu hiệu mà giới quan sát đưa ra, không phải là thông tin chính thức từ phía doanh nghiệp hay báo chí nhà nước.
Được biết, ngày 1/7/2022, Nguyễn Tấn Tuân – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa ra công văn số 1889/QĐ-UBND thu hồi, hủy bỏ quyết định số 3439/QĐ-UBND ngày 24/12/2020. Nội dung của quyết định số 3439 là Thông báo, hướng dẫn Nhà đầu tư nộp hồ sơ trình quyết định chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị Cam Ranh.
Dự án Khu đô thị Cam Ranh có tổng diện tích lên đến 1.500ha, tổng đầu tư dự kiến lên đến gần 21.000 tỷ đồng. Liên danh nhà đầu tư công ty cổ phần Vinhomes là đơn vị duy nhất đáp ứng hồ sơ năng lực, kinh nghiệm.
Từ ngày 18/5 đến 18/6, UBND Thành phố Cam Ranh vẫn hồ hởi tổ chức lấy ý kiến về đồ án Điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh. Nhưng chỉ 4 ngày sau, tức là ngày 22/6/2022, Liên danh Vinhomes đã oánh công văn số 202/2002/CV-PTDA xin rút hồ sơ thẩm định. Tức là bỏ chạy, mà không nói lý do bỏ chạy.
Ngày 30/6/2022, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa ra đề nghị, ngày 1/7/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thu hồi. Ngày 12/07/2022, chỉ Thanh Niên và Vietnammoi đưa tin về vụ việc, nhưng rất nhanh chóng, Tổng Biên tập Phạm Nhật Vượng đã chỉ đạo cả hai báo này rút bài.
Đấy là những gì đang diễn ra. Vậy nên chuyện Bộ Công an có ý giam lỏng ông Vượng không phải là không có cơ sở. Sự thật thế nào thì phải chờ thêm thời gian đủ lâu thì mới có thể khẳng định, những gì người Việt nhìn thấy so với sự thật ẩn đằng sau nó đôi khi khác rất xa.
Hầu hết nhưng thông tin trên báo chí nhà nước là những gì chính quyền muốn cho người dân biết chứ đó chưa chắc là sự thật. Mối quan hệ giữa quyền và tiền trong xã hội Việt Mam rất rắc rối, không đơn giản như mọi người nghĩ.
Lê Hoàng
Nguồn : Thoibao.de, 16/07/2022
Lưu Ly, VNTB, 13/07/2022
Tin đồn về ông Phạm Nhật Vượng tại sao Bộ Công an phải sốt sắn vào cuộc mà không để cho nó tự hết ? Hay trong đó có phần sự thật mà chính quyền cộng sản muốn giấu ?
444444444444444444444
Bộ Công an bảo vệ Vin rất hăng hái - Ảnh minh họa Người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô thông báo Bộ Công an bắt những người tung tin đồn
Chiều 11/7, Tô Ân Xô, trung tướng Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, thông tin về việc xác minh một số tài khoản mạng xã hội đăng tin cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Và Bộ Công an đã xác định được 10 cá nhân có hành vi đưa thông tin thất thiệt liên quan Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng.
Theo trung tướng Xô, lực lượng chức năng của Bộ Công an đã xác minh, làm rõ, chuyển hồ sơ sang Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội xử lý theo quy định của pháp luật đối với Tô Vĩ Hoàn (sinh năm 1984, trú tại Phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có hành vi đưa thông tin thất thiệt liên quan đến Tập đoàn Vingroup. Bộ Công an nhận định việc làm trên ảnh hưởng đến uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đang xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật đối với 9 cá nhân ở 7 tỉnh, thành phố đã đưa thông tin thất thiệt về việc ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm xuất cảnh.
Như vậy là Bộ Công an làm mạnh tay với những người tung tin. Điều này làm cho nhiều người càng nghi ngờ hơn về động lực của Bộ Công an là gì khi mạnh tay với một tin đồn vô thưởng vô phạt như thế ? Có người nghi ngờ là ông Phạm Nhật Vượng bỏ tiền ra điều khiển Bộ Công an xử những người tung tin đồn thay cho ông chủ Vingroup.
Ông Phạm Nhật Vượng là một trong 7 tỷ phú của Việt Nam theo danh sách do Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố hồi đầu tháng 4. Ông Vượng cũng là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng là nhân vật giàu nhất Việt Nam khi sở hữu 6,2 tỷ USD. Vì vậy việc bỏ tiền ra mua Bộ Công an điều tra cho ông là một điều không phải là không thể.
Năm qua, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã sụt giảm. So với năm ngoái, khối tài sản của ông Vượng giảm 15% và tuột 67 thứ bậc.
Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, là sáng lập viên của Tập đoàn Vingroup. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, kinh tế địa lý tại trường Đại học Moscow Geology ở Nga, ông Vượng chuyển đến Ukraine. Ở đây, ông thành lập công ty thực phẩm Technocom, chuyên sản xuất mỳ ăn liền và khoai tây nghiền. Năm 2009, ông Vượng bán công ty thực phẩm cho một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, Nestlé với cái giá không được tiết lộ. Năm 2001, ông Vượng trở lại Việt Nam để kinh doanh bất động sản. Đến năm 2012, ông sáp nhập Vincom và Vinpearl thành Vingroup. Và tạo nên thế lực như ngày nay.
Ở Việt Nam, nhiều khi thông tin mật được các tay trong tuồn ra ngoài để phục vụ mục đích đánh nhau. Những toan tính của nhà cầm quyền còn đang trong vòng bí mật mà bị lộ thì thế nào phía chính quyền cũng lồng lộn lên. Do vậy nên với thái độ cứng rắn có phần hung hăng của nhà cầm quyền với một tin đồn không đáng quan tâm lắm.
Như vậy thái độ của nhà cầm quyền như thế là có 2 khả năng, một là họ bị ông tỷ phú giàu nhất Việt Nam điều khiển, mượn tay chính quyền để dẹp tin đồn nhắm vào ông vì tin đồn ông bị bắt thì cổ phiếu dòng họ Vin bị mất giá. Cho nên giá nào ông Vượng cũng chi, hai là rất có khả năng chính quyền điên tiết lên vì tin mật bị lộ ra ngoài nên họ mới nhảy dựng lên như thế.
Không biết thái độ của Chính quyền rơi vào khả năng nào, nếu thời gian tới ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh thật thì xảy ra khả năng thứ hai, nếu ông Vượng không bị cấm xuất cảnh thì Bộ Công an đã bị ông Vượng điều khiển.
Lưu Ly
Nguồn : Thoibao.de, 13/07/202
Ngày 28/6/2022, trong văn bản được đánh số 249/2022/CV-TGĐ-VINGROUP, có tên "Công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh", có phần nội dung công bố như sau : "Tập đoàn Vingroup – Công ty cổ phần ("Tập đoàn Vingroup") quyết định chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần trong Công ty One Mount Group, sau chuyển nhượng, Công ty cổ phần One Mount Group không còn là công ty liên kết của Tập đoàn Vingroup".
One Mount Group là công ty thành viên thuộc Vingroup được thành lập cuối năm 2019 với vốn điều lệ ban đầu hơn 3.000 tỷ đồng, do Vingroup nắm giữ 51,22% vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này, là ông Hồ Anh Ngọc, em trai ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank. Nhà băng này cũng là đối tác chiến lược của One Mount Group.
One Mount Group tăng vốn liên tục, với quy mô vốn tính tới giữa tháng 7-2021 là hơn 5.400 tỷ đồng. Định hướng chính của doanh nghiệp này là xây dựng một hệ sinh thái số lớn nhất Việt Nam với ba sản phẩm chính là Vin ID, VinShop và One Housing. Ngay từ đầu, Vingroup sở hữu 51% One Mount Group, đóng vai trò công ty mẹ. Cơ cấu cổ đông nắm giữ phần vốn còn lại không được tiết lộ.
Ông Hồ Anh Ngọc, em trai ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank) hiện đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty. Tổng giám đốc của One Mount là bà Nguyễn Thị Dịu, người từng là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.
One Mount Group từng được coi là "sợi dây công nghệ" kết nối hoạt động kinh doanh của ba tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Nguyễn Đăng Quang – Hồ Hùng Anh.
Cùng thời điểm thông báo chuyển nhượng cổ phần tại One Mount Group, Vingroup cũng thông báo thành lập Công ty cổ phần Genestory với vốn điều lệ hơn 102 tỷ đồng, do Vingroup góp 99%.
Một thay đổi khác đáng lưu tâm, là ông Phạm Thiều Hoa – người đại diện pháp luật, chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán VHM) vừa ký vào bản "công bố thông tin bất thường" vào hôm 5-7-2022, gửi lên Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Theo đó, phía Vinhomes cho biết đã có quyết định chuyển nhượng toàn bộ vốn góp với giá trị hơn 1.600 tỉ đồng tại Công ty CP Vinpearl Landmark 81. Sau khi hoàn tất thương vụ, Vinhomes sẽ không còn sở hữu cổ phần và không còn là công ty mẹ của Vinpearl Landmark 81.
Trước đó, cuối tháng 2-2022, Vinhomes công bố thành lập Công ty CP Vinpearl Landmark 81, với vốn điều lệ hơn 1.605 tỉ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, khu du lịch sinh thái… Riêng Vinhomes đã góp hơn 1.603 tỉ đồng (99,88% vốn góp) vào công ty mới này.
Trong chuỗi hệ thống của Công ty cổ phần Vinpearl, Vinpearl Luxury Landmark 81 là khách sạn cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Khách sạn này có 223 phòng nghỉ, bắt đầu từ tầng 47 của tòa nhà Landmark 81 (Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh).
Hồi cuối tháng 6, Vinpearl công bố hợp tác cùng tập đoàn Marriott International để nâng cấp và phát triển 8 khách sạn, trong đó có Vinpearl Luxury Landmark 81. Bà Vũ Thị Kim Hường – Giám đốc Khối Kiểm soát đầu tư của Vinpearl lúc bấy giờ chia sẻ : "Chiến lược hợp tác toàn diện với Marriott International sẽ góp phần nhanh chóng đưa hệ thống Vinpearl gia nhập mạng lưới khách sạn danh tiếng trên thế giới".
Trước đó, Vinpearl chuyển giao quyền quản lý 12 khách sạn, khu nghỉ dưỡng cho tập đoàn Meliá Hotels International trong thời hạn tối thiểu 10 năm. Chuỗi 12 khách sạn sau chuyển giao sẽ mang thương hiệu mới Meliá Vinpearl.
Vinhomes là công ty con của Tập đoàn Vingroup. Đơn vị này nổi tiếng với nhiều dự án lớn trên thị trường như Vinhomes Grand Park (quận 9), Vinhomes Central Park Tân Cảng (Thành phố Hồ Chí Minh), Vinhomes Ocean Park (Hà Nội)… Về sức khỏe kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý đầu năm 2022 doanh nghiệp này gặt hái tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt hơn 8.920 tỉ đồng. Kết quả trên được góp từ việc bàn giao bất động sản để ở tại ba dự án lớn gồm : Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park.
Do chi phí tăng mạnh, nên chốt sổ quý đầu năm doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 5.880 tỉ đồng, tương đương giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Dưới góc độ đầu tư, mỗi công ty con nằm dưới tập đoàn Vingroup có thể xem là một khoản đầu tư. Hoạt động thị trường được các doanh nghiệp phía dưới với bộ máy vận hành riêng sẽ phát triển chiến lược kinh doanh. Còn Vingroup sẽ chỉ đưa ra chiến lược đầu tư và phải quản trị được rủi ro đầu tư. Như vậy giả dụ mai đây ông chủ của Vingroup vướng vòng lao lý đi nữa thì khả năng các hoạt động của guồng máy chung khó thể đình trệ.
"Hơi phạm thượng chút, giả dụ ông Tổng bí thư nhà mình xin lui về làm người tử tế, thì người khác lên thay có thể không kiên trì đeo đuổi việc tìm kiếm con đường mang tên chủ nghĩa xã hội nữa, nhưng đâu hẳn sẽ mở ra chương mới của đa nguyên, đa đảng. Tôi nghĩ đế chế Vingroup cũng thế thôi !" – một nhà báo tự do nhận xét như vậy trước đồn đoán về số phận chính trị hiện nay của ông Phạm Nhật Vượng.
Tập đoàn lớn nhất Việt Nam, Vingroup có lỗ trước thuế khoảng 23,9 nghìn tỷ đồng (1,05 tỷ USD) ở mảng sản xuất vào năm ngoái do doanh số bán ô tô chạy xăng nội địa thấp và gia tăng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xe điện.
Doanh số bán ô tô chạy xăng của Vingroup tăng 21% với khoảng 36.000 chiếc xe vào năm 2021. Tuy nhiên, nhà máy lắp ráp của tập đoàn đang hoạt động dưới công suất rất nhiều. Được xây dựng năm 2019 ở miền Bắc Việt Nam, nhà máy lắp ráp xe của Vingroup có thể sản xuất 250.000 xe mỗi năm.
Vingroup đang giảm mạnh quy mô phân khúc sản xuất, chủ yếu là ô tô. Hồi tháng 5, Vingroup cho biết sẽ ngừng sản xuất điện thoại thông minh và tivi. Trong lĩnh vực sản xuất, khoản lỗ của Vingroup đã tăng hơn 70% so với năm 2020.
Vingroup sẽ ngừng sản xuất xe chạy xăng trong năm nay và tập trung nguồn lực cho sản xuất xe điện từ cuối năm 2021. Theo Vingroup, các đơn đặt hàng cho xe điện, cả ở các thị trường phương Tây, đạt khoảng 35.000 chiếc tính đến đầu tháng Giêng.
Tập đoàn Vingroup sẽ tiếp tục tham gia vào các khoản đầu tư trả trước như đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất pin lithium-ion và phát triển mạng lưới bán hàng tại Hoa Kỳ. Ông Phạm Nhật Vượng, người sáng lập kiêm Chủ tịch Vingroup, nói với báo chí trong nước rằng ngành kinh doanh ô tô sẽ thua lỗ thêm trong thời gian tới.
Vingroup lỗ ròng khoảng 7,5 nghìn tỷ đồng cho năm 2021, hoàn nhập khoản lãi 4,5 nghìn tỷ đồng năm trước. Truyền thông Việt Nam cho biết đây là khoản lỗ ròng lần đầu tiên của tập đoàn này được đưa tin.
Doanh số bán bất động sản của tập đoàn vẫn là nguồn thu chính (1). Nhưng khoản lỗ nằm ở phân khúc sản xuất cùng hoạt động kinh doanh khách sạn sa sút do hậu quả của dịch Covid-19.
Tomoya Onishi
Nguồn : VNTB, 10/02/2022
--------------------------
(1) Doanh thu của VinGroup trong Quý 4/2021
Hoạt động kinh doanh cho thuê bất động sản đầu tư và các dịch vụ liên quan đạt doanh thu thuần 5.377 tỷ đồng, chiếm 4% tổng doanh thu.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch, vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan đạt doanh thu thuần 3.233 tỷ đồng, chiếm 3% doanh thu. Mảng này ghi nhận lỗ gần 10.900 tỷ đồng.
Hoạt động y tế và các dịch vụ liên quan (Vinmec) đạt 2.787 tỷ đồng doanh thu, chiếm 2% tổng doanh thu toàn tập đoàn, ghi nhận lỗ 1.264 tỷ đồng.
Hoạt động giáo dục và các dịch vụ liên quan (Vinschool) đạt 2.272 tỷ đồng doanh thu, chiếm 2% tổng doanh thu, ghi nhận lỗ 242 tỷ. Vingroup tách Vinmec, Vinschool, VinUni, Quỹ Thiện Tâm… thành Khối Thiện nguyện xã hội vì muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động này.
Trong quý 4, hầu hết các mảng kinh doanh của Vingroup tăng trưởng doanh thu so với quý 3 nhưng ngoại trừ mảng bán bất động sản, các mảng kinh doanh còn lại đều thấp hơn cùng kỳ 2020.
Cái nắm đấm đẫm lệ và chủ nghĩa tư bản Vượng Vin
Jackhammer Nguyễn, Tiếng Dân, 05/07/2021
Hóa ra "đường mòn Hồ Chí Minh trên không" là do tập đoàn tư bản lớn nhất nước Việt Nam cộng sản, VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng đưa ra. Ông Vượng đưa một nhóm hơn 300 sinh viên, giảng viên trường y từ Hải Dương vào Sài Gòn, nói là để "hỗ trợ" thành phố này chống dịch Covid-19.
Theo một số người, chuyện này chẳng ai ở Sài Gòn nhờ vả cả, vì người tại chỗ còn nhiều, không cần phải vất vả tốn kém như thế, chẳng qua là ông Vượng cùng các tay chơi khác như Vietnam Airlines, Saigon Tourist… "ăn có" chuyện chống dịch để quảng cáo. Hôm qua, ông Mai Bá Kiếm có một bài với nhiều thông tin nói về chuyện này : Tuyên truyền bị phản tuyên truyền !
Tôi thấy câu chuyện ông Vượng và "đường Hồ Chí Minh trên không" của ông ấy cho chúng ta một hình ảnh rất thú vị về chủ nghĩa tư bản tại Việt Nam hiện nay.
Nhà tư bản Phạm Nhật Vượng dùng đúng hai kiểu tuyên truyền của tuyên giáo cộng sản, đó là hình ảnh những nắm đấm cộng sản và những lời lẽ ẻo ợt kiểu "thương quá", "tự hào quá"… cho chiến dịch ăn có của mình (nói cho sang là PR, quan hệ công chúng).
Đây quả là công thức và hình ảnh tuyệt vời của cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mà các viên chức cộng sản liên tục tán dương mấy chục năm nay.
Có lẽ cũng giống như bên nước Tàu cộng sản, hình ảnh nắm đấm, nghe nói là được dùng trong các buổi kếp nạp đảng viên, cũng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nắm tay phải (có khi tôi thấy cả tay trái) giơ lên trông rất quyết liệt và dữ dằn, được người cộng sản gọi là "hạ quyết tâm", trước khi họ có một kế hoạch làm gì đó.
Hình ảnh "hạ quyết tâm" này làm cho những người nghi ngại kế hoạch đó phải e dè, sợ cái nắm đấm đó giáng xuống đầu mình. Lật lại những trang báo Tàu hồi năm 2020, khi các đoàn y tá, bác sĩ đến Vũ Hán để chống dịch, người ta cũng thấy những nắm đấm vung lên rùng rợn như các em học trò Hải Dương vậy.
Hình ảnh tuyên truyền chống dịch bằng nắm đấm của Việt Nam. Nguồn : ILIAT
Nắm đấm có thể hiểu được trong chiến tranh, trong những cuộc cách mạng nổi dậy, nhưng quả là khó hiểu khi họ muốn đánh nhau như vậy trong thời bình. Họ đánh cái gì ? Đánh virus ư ? Virus chỉ sợ vaccine chứ làm sao sợ đấm đá cho được ?
Kèm với nắm đấm là những ngôn từ chiến tranh mà người cộng sản vẫn liên tục sử dụng từ khi hết chiến tranh đến nay : Ra trận, chiến thắng, xuất quân, đánh, báo công, chi viện … bất kể đó là chuyện lạm phát, chuyện lũ lụt, hay chuyện Covid, và dĩ nhiên, trong bộ từ điển chiến tranh này có những từ rất đặc biệt của cộng sản Việt Nam, mà "đường mòn Hồ Chí Minh trên không" là một ví dụ.
Song song với nắm đấm và những ngôn từ chiến tranh, lại là những từ ngữ vô cùng đẫm lệ, mà ngày nào chúng ta cũng có thể tìm thấy trên các trang báo Việt Nam. Rõ nhất trong lối tuyên truyền ẽo ợt này là tựa đề cuộc thi viết "Tình người nơi tuyến đầu phòng chống Covid-19", do Ban Dân Vận, Ban Tuyên giáo quận Tân Bình của thành Hồ tổ chức. Hay tựa đề bài viết trên báo Tuổi Trẻ ngày 4/7/2021 : "Nhìn Sài Gòn đau đến vậy, tôi thấy trái tim mình thổn thức", cùng lối tuyên truyền ẽo ợt.
Cũng phải nói rằng, kiểu viết "đẫm lệ" (cliché) này ảnh hưởng cả báo chí tiếng Việt tại hải ngoại. Nói cho cùng thì, nó vốn đã có "truyền thống" khá lâu trong văn chương báo chí tiếng Việt, bây giờ thêm vào một chút gia vị cộng sản, làm nên một hiện tượng ngôn ngữ rất thú vị.
Suy cho cùng, kiểu viết "đẫm lệ" này cũng vô hại, nhưng kiểu "nắm đấm" có ảnh hưởng nhiều hơn. Với cái nắm đấm và mớ ngôn từ chiến tranh cách mạng, đấu tranh giai cấp, xã hội cộng sản không trở về bình thường trong thời bình. Những con người lớn lên và được (bị) giáo dục trong mớ ngôn từ ấy, cứ liên tục có não trạng chiến tranh.
Các trợ lý PR của ông Vượng, các phóng viên báo chí nhà nước và các em sinh viên ở Hải Dương đều không tránh khỏi. Đối với họ, miền Nam Việt Nam vẫn là vùng đất "phản cách mạng", "tạm chiếm", cần được "giải phóng". Điều đó giải thích những phát ngôn rất sắc máu, mà có thể có cả của các em học sinh từ Hải Dương :
"Giải phóng miền Nam lần thứ hai" !
"Đường mòn Hồ Chí Minh trên không" !
Một điều rất hiển nhiên là những người Việt Nam có gốc miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nấm đấm này, hơn là người miền Nam, nơi ít "chuyên chính" hơn, vẫn còn không khí xã hôi mở của thời Việt Nam Cộng Hòa. Ông Vượng và các cố vấn của ông là những người miền Bắc, Vietnam Airlines cũng thế, Saigon Tourist thì đỡ hơn, nhưng cũng đầy những người gốc miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Công ty du lịch này cũng có đầy các tour du lịch "về nguồn", đầy rẫy ngôn từ chiến tranh cách mạng.
Có thể khi viết ra những khẩu hiệu nắm đấm như vậy, họ cũng không có ý định gì to tát kiểu như phân biệt vùng miền, hay xem người dân miền Nam như mục tiêu cần giải phóng, mà chẳng qua đó là cái quán tính suy nghĩ ngôn ngữ, mặc dù trong sâu thẳm của tiềm thức, họ có thể có hình ảnh một miền Nam thù địch. Mà đây thật ra là chuyện con gà và quả trứng, họ thù địch thật, rồi sinh ra ngôn ngữ, hay là cách dùng ngôn ngữ ngốc nghếch sinh ra hình ảnh thù địch.
Lần này các nắm đấm cách mạng lại bị gậy ông đập lưng ông. Nó gây ra phản ứng rất mạnh từ dân chúng Sài Gòn, nó làm bật lên hình ảnh của một cuộc nội chiến, của sự phân biệt vùng miền, mà chính quyền Hà Nội lúc nào cũng muốn giấu. Các cơ quan báo chí tuyên truyền của Đảng vội vàng lắp chỗ này, bít chỗ kia, như trong bài báo Thanh Niên : Đừng ‘ném đá’ đoàn Hải Dương giúp Thành phố Hồ Chí Minh !
Hình ảnh đoàn sinh viên Hải Dương giơ cao nắm đấm, trên chuyến bay vào Sài Gòn ngày 1/7 chống dịch. Nguồn : VNA/ TN
Nhưng họ chỉ dám đưa ra những lỗi thuộc về kỹ thuật, và đề cập tới "dư luận trên mạng", mà vẫn không dám nói cái "dư luận trên mạng" ấy là gì, không dám nói đến cái mâu thuẫn chính trị, vùng miền mà họ tự tạo ra, duy trì, rồi sợ hãi.
Jackhammer Nguyễn
Nguồn : Tiếng Dân, 05/07/2021
***********************
Thới Bình, VNTB, 05/07/2021
Theo kế hoạch, từ ngày 30/6 đến 1/7, tập đoàn này sẽ thiết lập ‘đường Hồ Chí Minh trên không’ để đưa hơn 4.000 nhân viên trẻ trên cả nước tiến về Sài Gòn để được đào tạo việc lấy mẫu, và triển khai chiến dịch xét nghiệm 5 triệu mẫu trên toàn dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Vingroup đã tài trợ test, kit, hỗ trợ kỹ thuật, máy móc thiết bị… và nguồn lực của toàn hệ thống, để cùng Thành phố Hồ Chí Minh kiểm soát dịch bệnh đợt cao điểm lần này.
Tin tức ở trên là công khai và rất nhiều người trong ngành y tế ở Thành phố Hồ Chí Minh biết rõ. "Vụ này sở y tế không chủ động nên còn điện thoại hỏi tui ‘info’ (thông tin). Nghe thật hài !" – bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn kể.
Bác sĩ Cao Xuân Minh gửi thắc mắc đến bác sĩ Tuấn : "Em không hiểu lấy mẫu lần này có ý nghĩa gì, hiệu quả ra sao, hậu quả thế nào ?". Bác sĩ Tuấn trả lời đầy ẩn tình : "Hiểu chi cho mệt ? Thành phố họ đã quyết và doanh nghiệp họ hỗ trợ để thực hiện chiến lược của thành phố thôi. Mình có thay đổi được chiến lược của thành phố đâu mà cần hiểu làm gì ? Chỉ vài liều vaccine mà phải đến khi đi tiêm cho dân thì cán bộ y tế của nhà anh mới được tiêm thì nghĩ chi việc lớn như này để thay đổi cho mệt đầu".
Bác sĩ Tạ Quốc Bản làm việc tại bệnh viện Vinmec Phú Quốc, ‘xa gần’ với bác sĩ Tuấn khi nói về ‘đường Hồ Chí Minh trên không’ để đưa hơn 4.000 nhân viên trẻ trên cả nước tiến về Sài Gòn : "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người, anh ạ…".
"Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người" là slogan mới toanh của tập đoàn Vingroup.
Trong cuộc họp sáng ngày 2/7, ông Ngô Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chiến dịch xét nghiệm diện rộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có sự hỗ trợ từ tập đoàn Vingroup với 4.000 nhân viên được tổ chức thành 1.000 đội tham gia công tác lấy mẫu bao gồm tất cả các khâu từ lấy mẫu, vận chuyển… Dự kiến, mỗi đội sẽ thực hiện lấy 100 mẫu/ ngày từ đó có thể đạt được mức 1 triệu mẫu/ ngày.
Một nguồn tin khác cho biết, ‘đại bản doanh’ về thiết bị cho tầm soát nói trên được Vingroup đặt ở cơ sở 2 của bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại quận 9 (cũ), nay gọi chung là thành phố Thủ Đức.
Ba địa phương Thủ Đức, Bình Thạnh và Gò Vấp là những nơi mà ‘quân Vingroup’ được tung ra cho "chiến dịch xét nghiệm 5 triệu mẫu trên toàn dân Thành phố Hồ Chí Minh".
Tuy nhiên dường như về những ‘sự cố’ đang được đổ thừa là lỗi của truyền thông, cho thấy có vẻ nhóm 4.000 người mà Vingroup đang tạm ‘án binh’ về chuyện ‘PR’ báo chí.
Truyền thông bắt đầu chuyển hướng khi đưa tin về "1.000 sinh viên y khoa Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký tình nguyện đi chống dịch". Những bản tin này cho biết đang có cả ngàn sinh viên y khoa của Sài Gòn đã được tập huấn tập huấn tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) từ cuối tháng 4-2021, và sau đó họ ‘nhập cuộc’ luôn cho tới nay.
"Hiện tại danh sách có 1.000 sinh viên đăng ký tình nguyện đi chống dịch, tùy theo từng ngày để bố trí các bạn đến từng điểm khác nhau. Như sáng nay có khoảng 80 bạn sinh viên chia ra 25 điểm trên thành phố để lấy mẫu xét nghiệm cả ngày" – báo Tuổi Trẻ số phát hành chiều ngày 4/7, cho hay như vậy.
Câu chuyện về ‘4.000 quân nhà Vin’ đổ vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng trống giong – kèn mở chỉ có mỗi hơn 300 sinh viên của một trường đại học y ở tỉnh Hải Dương, cho thấy việc ủ mưu khó lường, nhất là tuần lễ tới đây các quan chức chóp bu của Sài Gòn phải ra Hà Nội để dự cái gọi là Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Rất có thể những quân cờ đang được sắp đặt lại.
Thới Bình
VNTB, 05/07/2021
************************
Vì sao cuộc "giải cứu" từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn ?
Tuấn Khanh, 03/07/2021
Có một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để "giải cứu", không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc "giải phóng" lần hai.
Nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi của các bác sĩ, y tá, sinh viên y, làm việc thầm lặng ở Sài Gòn (báo TT)
Chắc chắn có những em từ Hải Dương nhiệt thành đến thành phố tinh thần tự do này, để vừa được tìm hiểu, vừa được cống hiến sức trẻ của mình – mà nghe đâu là theo vận động của các ông to nào đó, có thể y tế, có thể doanh nghiệp.
Thật ra các câu chuyện gây khó chịu đang râm ran trên mạng xã hội, không lớn, và không đáng cho người dân Sài Gòn phải bàn tới – bởi tính dân Sài Gòn vốn dễ dãi và bao dung. Nhưng điều tạo ra sự chán ngán – mà chắc ngay những nhà lãnh đạo cũng không biết – là cái kiểu đi giúp người lại đánh trống thổi kèn, hoàn toàn không là cách để đoàn kết dân Sài gòn với các em sinh viên ấy, mà rõ là chỉ để làm rạng mặt một số quan chức có bệnh mê đắm hình thức.
Nên, câu chuyện này cần nhìn về phía khác, phía những người có trách nhiệm, đã làm gì để phá hỏng 300 tâm hồn nhiệt huyết của thanh niên Hải Dương đến Sài Gòn một cách đáng thương đến vậy. Hơn nữa, đằng sau chuyến đi này, có "xã hội hóa" theo tài trợ của doanh nghiệp nào đó không, mà lại làm rộ lên các lời phản đối đạo đức giả từ các dư luận viên cấp cao để bảo vệ chủ máng ăn của mình, khiến dân Sài Gòn – không cái gì là không biết – càng bực thêm.
Ai đã vận động, ai đã ra lệnh để đưa các em từ Hải Dương vào Sài Gòn trong lúc dịch bệnh rối ren, mà mục đích tuyên truyền lớn hơn cả thực chất ? Trên báo Tuổi Trẻ ngày 1-7, có bản tin "Hơn 300 giảng viên, sinh viên y Hải Dương bay vào Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch", khẳng định rằng "Thông tin từ Vietnam Airlines cho biết chiều 30-6, hãng này nhận được thông tin khẩn từ Bộ Y tế về việc đưa đoàn y tế từ Hải Dương vào Thành phố Hồ Chí Minh".
Các cơ quan truyền thông thuộc sự quản lý của tuyên huấn cộng sản Việt Nam đã đẩy sự kiện sinh viên y khoa từ Hải Dương vào Sài Gòn thành một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ
Bộ Y Tế dựa trên tình hình nào để đưa người "khẩn" vào Sài Gòn ?
Trên các trang facebook, người ta nhìn thấy Sài Gòn còn rất nhiều nơi liên quan về đào tạo y tế, người tình nguyện… vẫn mong được tham gia chống dịch, nhưng không đến lượt mình. Nhìn câu chuyện tuyên truyền rầm rộ cho 300 sinh viên từ Hải Dương vào, ở khách sạn cao cấp, và lại rộ lên những thông tin tiêu cực khác, ắt cũng khiến 1.000 sinh viên Đại Học Y Dược Sài Gòn tình nguyện vẫn đang miệt mài làm công việc không khỏi chạnh lòng cho những giọt mồ hôi, thậm chí tính mạng, rất thầm lặng của họ.
Bạn đang chuẩn bị nói rằng tôi phân biệt vùng miền sao ? Nên nhớ 1.000 sinh viên đại học Y Dược Sài Gòn hay hàng chục ngàn người khác đang lả người hàng ngày dưới cái nóng 35-40 độ, đều có đủ những sinh viên theo học, đến từ Hải Dương, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh… và cả Sài Gòn nữa.
Đã từng có những chuyến tiếp sức như vậy, từ Đà Nẵng, Sài Gòn, Bình Dương… để đi đến Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… trong các đợt dịch từ năm 2020 đến nay. Nhưng không ai làm chuyện khó coi, đẩy các bạn trẻ thành món tuyên truyền quen tay, đến lố bịch như hiện nay. Người miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào mũi Cà Mau, vốn có thói quen rất khó chịu với các loại tuyên truyền – đặc biệt mượn đến "tình đồng bào".
Nhìn bức ảnh đang lan truyền trên mạng, các sinh viên Hải Dương phải giơ tay hô khẩu hiệu, nhưng các bạn ngồi gần camera thì ngại ngùng cúi mặt. Thương các bạn, thương tuổi trẻ Việt Nam cứ bị đẩy vào những trò lố lăng. Chúng tôi : những người dân miền Nam, những người dân Sài Gòn cũng đang ngại ngùng như chính các bạn vậy.
Các anh chị Sài Gòn, các ông bố, bà mẹ Sài Gòn… có lẽ nên thôi bực mình mấy em nhỏ. Lỗi do người lớn, lỗi do kẻ có quyền cứ quen trò hô hào tuyên truyền như chiến tranh "chống dịch như chống giặc". Sài Gòn không có giặc, chỉ có mệt mỏi và lo lắng, tự chia sẻ với nhau, và trở nên tức giận với những trò "làm giặc" được ai đó tổ chức quy mô, khó coi đến vậy.
Tuấn Khanh
Nguồn : Saigonnhonews, 03/07/2021
Vinbiocare, công ty mới ra đời vào đầu tháng 6 với vốn đầu tư từ tập đoàn Vingroup, hứa hẹn sẽ sản xuất vắc xin. Liệu đơn vị mới này của thương hiệu Vin có giúp đáp ứng nhu cầu vắc-xin phòng Covid-19 trong tình hình ‘khan hiếm’ như hiện nay ?
Một nhân viên y tế làm việc trong phòng thí nghiệm tế bào gốc tại bệnh viện Vinmec, Hà Nội hôm 12/9/2014. Ảnh minh họa. Reuters
Công ty cổ phần Công nghệ Sinh Học Vinbiocare được thành lập vào ngày 3 tháng 6 vừa qua. Theo Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Vinbiocare đã đi vào hoạt động, đăng ký sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, bao gồm sản xuất vắc-xin, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược. Vingroup là tập đoàn cổ đông lớn nhất trong công ty, đầu tư 138 tỷ đồng, tức 69% vốn điều lệ 200 tỷ đồng của Vinbiocare.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung tiếp cận nguồn vắc-xin ngừa Covid-19 cho 75% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng, và nỗ lực phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin từ nước ngoài để sản xuất đại trà trong nước, tin Vingroup lập công ty sản xuất vắc-xin được giới quan tâm về tình hình đại dịch hoan nghênh.
Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO) trong một cuộc trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 14 tháng 6 cho biết, WHO đang phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 từ chủ sở hữu nước ngoài cho một công ty trong nước :
"WHO đã chọn công nghệ mRNA cho vòng đầu tiên và một công ty ở Việt Nam đã bày tỏ mong muốn trở thành trung tâm sản xuất cho công nghệ này. Vai trò của trung tâm sẽ là tiếp nhận công nghệ từ chủ sở hữu và sau đó mở rộng quy mô sản xuất đại trà theo tiêu chuẩn GMP (Thực hành sản xuất tốt)".
Tuy nhiên trong lúc này ông Kidong Park từ chối nêu danh tính của công ty Việt Nam làm đơn ứng cử trở thành trung tâm công nghệ sản xuất vắc-xin tại Việt Nam.
Một nhân viên y tế chuẩn bị một liều vắc xin AstraZeneca ngừa Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hà Nội, Việt Nam hôm 8/3/2021. Ảnh : AP/Minh họa.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định về khả năng Vinbiocare có thể trở thành trung tâm công nghệ đó :
"Tôi rất kỳ vọng vào việc này. Thực ra nếu mà nói các công ty Việt Nam có uy tín để có thể có năng lực đầu tư được tốt, để làm với các cam kết đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật, về mặt tiêu chuẩn, để tốt nhất thì ở Việt Nam có lẽ Vingroup là công ty hàng đầu có thể tạo được niềm tin như vậy trong giới đầu tư nước ngoài hoặc các hãng lớn nước ngoài có thể chuyển giao công nghệ cho Việt Nam làm.
Tôi đoán có lẽ khi đầu tư làm thì cũng sẽ theo hướng đó. Chứ còn nếu Việt Nam tự nghiên cứu, sản xuất vắc-xin từ đầu thì chắc cũng sẽ mất thời gian và khó có thể kịp đáp được yêu cầu ngay trước mắt của Việt Nam cũng như của các nước khác".
Bà Phạm Chi Lan nói, bà đánh giá cao năng lực của công ty thương hiệu Vin dựa trên những gì bà đã chứng kiến, như hệ thống y tế phi lợi nhuận Vinmec do tập đoàn Vingroup phát triển từ năm 2012, hiện vận hành bảy bệnh viện trên toàn quốc :
"Đối với sản phẩm sau này làm vắc-xin thì tôi có niềm tin lớn hơn bởi vì hoạt động của Vinmec khi ra đời, là bệnh viện để trị bệnh, thì cũng đã hoạt động khá tốt và tập đoàn Vin cũng chú trọng mời được những người giỏi về làm cho mình. Hay là từ khi mà bắt tay vào làm công nghệ cao thì Vin cũng đã mời được các nhà công nghệ cao Việt Nam hoặc ngoại quốc, các chuyên gia thực sự trong lĩnh vực cùng cộng tác. Tôi tin là trong lĩnh vực vắc-xin này Vin cũng sẽ có khả năng mời được những người tốt và học hỏi được kinh nghiệm, tiếp thu được kịp thời những công nghệ của các nước khác chuyển giao để cho ra sản phẩm tốt cho xã hội trong thời gian tới".
Một số cư dân mạng đón nhận tin Vinbiocare như sau trên phần comment của trang VTC Now. Facebooker Hải Tọi nói : "Cũng mừng vì nghĩ đúng với thời điểm dịch bệnh đang cần vắc-xin, nhưng lại sợ vì chưa thấy lợi thế trong tay có đủ điều kiện để sản xuất cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này".
Một người có nick Chiến Kê Kim Xá viết : "Phải thừa nhận những doanh nhân này họ có tầm nhìn chiến lược khi đầu tư dây chuyền sản xuất vắc-xin sẽ đem lại lợi nhuận kếch xù".
Cũng có nhiều loại comment thắc mắc liệu Vin "rồi có bỏ con giữa chợ như điện thoại, tivi không" ?
Nhưng theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì việc Vingroup rút ra khỏi thị trường bán lẻ tivi, điện thoại di động là tích cực, giúp tập đoàn này tập trung vào các mảng ưu tiên hơn.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long, từ Sài Gòn trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn về đầu tư mới nhất của Vingroup. Ông lập luận :
"Tôi hoan nghênh việc làm này. Vấn đề là nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý, giám sát về chất lượng vắc-xin cũng như giá cả, không để cho doanh nghiệp thiệt thòi, nhưng cũng không để cho họ độc quyền về giá cả, và người dân phải được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế, xứng đáng với chi phí họ bỏ ra".
Từng có ý kiến nhận định rằng ở Việt Nam người ta có thể thấy dịch vụ của Vingroup trong mọi lĩnh vực từ giáo dục, y tế đến địa ốc, công nghệ… Gần đây Vingroup còn hé lộ tham vọng thâm nhập thị trường xe hơi tại Hoa Kỳ. Tuy vậy, qua thời gian, tập đoàn này phải từ bỏ một số lĩnh vực. Nhiều người tiêu dùng đang chờ đợi dịch vụ hay sản phẩm có chất lượng thực sự để chứng tỏ năng lực thực chất của Vingroup ; chứ không phải những quảng bá rầm rộ một lúc rồi dần ‘im hơi, lặng tiếng’.
Giang Nguyễn
Nguồn : RFA, 15/06/2021
Một vài Facebooker cho rằng khi họ dùng mạng xã hội để đặt vấn đề hoặc chỉ trích chất lượng xe của VinFast, thì đã bị Facebook ‘bịt miệng’, khóa tài khoản trong vòng ba mươi ngày.
- Reuters
Cụ thể, một nữ tài xế ở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 26/2, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng, một status cô viết với tiêu đề "Giải cứu truyền thông tởm lợm", trong đó cô ví những người biện minh cho sản phẩm của thương hiệu VinFast là "bò Vin", đã bị FB cảnh cáo và tài khoản FB của cô bị khóa ngay sau đó.
Nữ tài xế này không muốn nêu tên vì sợ bị chính quyền làm khó dễ, do đó, chúng tôi tạm gọi cô là Thanh và đã đổi giọng nói của cô khi cô chia sẻ về vấn đề liên quan đến VinFast :
"Những người vào Facebook của tôi để tấn công, tôi đã kiểm tra lại thì đa phần những người đó là nhân viên của Vin. Tôi vào Facebook của họ thì thấy họ chụp hình, quảng cáo về Vin. Họ là đại lý của Vin, nhân viên của Vin. Tôi gọi những người đó là ‘bò Vin’. Tôi nghĩ Facebook họ nói mình vi phạm, chắc là vì câu ‘bò Vin’ đó".
Sau khi tài khoản FB của mình bị khóa, cô Thanh đã lập tức khiếu nại với Facebook thì được họ trả lời. Cô Thanh nói :
"Họ báo cáo là tôi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng thì tôi nói tôi không đồng ý. Khoảng 10 phút sau thì đã kiểm tra và trả lời, chính xác bài này vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nên họ khóa tài khoản trong vòng 30 ngày".
Một Facebooker khác cũng bị trường hợp tương tự như cô Thanh là Bùi Văn Thuận. Ông Thuận trong ngày 26/2 cũng đã chia sẻ với chúng tôi qua tin nhắn như sau :
"Không hề có status nào liên quan đến VinFast bị báo cáo. Mà bị báo cáo các tút trước đó rất lâu rồi, nội dung hoàn toàn không liên quan đến VinFast. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ rằng đây là việc làm, tác động của VinGroup. Có hai lý do làm tôi nghi ngờ : Những người bị khóa 30 ngày hầu hết là các hot facebooker như Hoàng Dũng, Bùi Thanh Hiếu tức Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng và tôi. Và tất cả các tài khoản đó đều đưa tin, bình luận nhiệt tình, nhanh nhất về các xe VinFast bị "sụm" (gãy càng, văng bánh).
Facebooker Bùi Văn Thuận cho rằng tài khoản của ông bị hạn chế vì ông "đụng chạm" đến tập đoàn Vingroup.
Các status bị FB cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, đã xuất hiện (được viết) từ lâu, tại sao không bị "vi phạm" ngay thời điểm viết mà phải đợi đến khi sự việc bung bét của VinFast mới bị báo cáo "vi phạm" ?
Thêm nữa, VinGroup có nuôi một "đội quân truyền thông", giới thạo tin và cư dân mạng gọi họ là "tuyên giáo Vin". Lực lượng này rất hùng hậu, thường bị gọi giễu cợt là "dư luận Vin", bò Vin, hay Vin nô. Lực lượng này chỉ cần ra quân report (báo cáo) là các tài khoản "nói xấu" Vin sẽ bị đánh sập. Chuyện Vin "bịt miệng" giới phê bình là sự thật diễn ra nhiều năm nay rồi".
Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc với Facebook để hỏi về lý do hạn chế tài khoản của các Facebooker đăng tin về VinFast nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm. Chúng tôi sẽ đăng tải thông tin trả lời của FB về vấn đề này ngay sau khi nhận được phản hồi.
Trong khi đó, do bức xúc với cách FB khóa tài khoản của mình, cô Thanh dẫn chứng cho chúng tôi biết lý do tại sao cô đăng status về sản phẩm xe hơi của VinFast :
"Trước khi tôi đăng lên cái link đó thì thật sự nó cũng đã lan tỏa rộng rồi và nó được xác đinh bởi rất nhiều những anh em tại hiện trường và kể cả trang báo của truyền hình Nghệ An cũng xác định. Khi tôi đăng lên khoảng chừng 19 giờ mấy phút, thì cũng là lúc mà truyền hình Nghệ An gỡ đồng loạt mấy cái bài đó".
Theo cô Thanh, hôm 22 tháng 2, cô có đăng video do một cư dân mạng cung cấp về ô tô VinFast gãy càng trên cầu Bến Thủy 1. Trước khi đăng cô đã kiểm chứng sự kiện với nhân chứng và kể cả truyền thông địa phương, nhưng sau đó, video này của cô cũng bị cho là vi phạm.
Sinh viên vẫy cờ Việt Nam và Bắc Hàn khi đoàn quan chức Bắc Hàn thăm VinFast ở Hải Phòng hôm 27/2/2019. AFP
Để chứng minh những thông tin cô đang nói là sự thật, cô Thanh kể thêm :
"Hiện tại chỉ có Vin mới tiếp xúc được với các tài xế (xe Vin bị nạn). Tôi có nhờ tất cả anh em cộng đồng thì họ đều biết những người này, nhưng mà họ đều từ chối tiếp xúc với tụi tôi. Vấn đề xe bị tai nạn mà tất cả tài xế đều từ chối thì nó gây ra một câu hỏi rất là lớn trong chúng ta. Thật sự thì chuyện xe bị lỗi là chuyện rất bình thường, vấn đề kỹ thuật mà. Ngay cả các hãng xe danh tiếng thế giới cũng đều xảy ra lỗi lầm chết người. Nó rất là phổ biến không phải chuyện hy hữu. Nhưng ở đây, sự cầu thị, minh bạch thông tin và đưa ra cái lý do chính xác, là cái mà giới cộng đồng tài xế rất là muốn biết. Chia sẻ nó là một điều cùng nhau xây dựng. Khi minh bạch thì sẽ làm cho giới cộng đồng tài xế yên tâm, mà có một lựa chọn mới cho mình, một cái xe mới, chứ không phải là họ tìm hiểu để họ tẩy chay".
Theo những chia sẻ của cô Thanh, thì cô và những người trong cộng đồng tài xế đều muốn đại diện của VinFast lên tiếng giải thích thoả đáng về các "sự cố" vừa qua như thế nào ? Có phải do chất lượng xe của hãng VinFast hay do những tác động khác khiến xe bị gãy càng như một số bài báo gần đây lên tiếng giải thích hộ VinFast ?
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cũng đã liên lạc với VinFast qua điện thư để nghe thông tin chính thức từ đại diện hãng xe này, nhưng chúng tôi không nhận được bất cứ phản hồi nào.
Đối với cô Thanh, nếu như VinFast minh bạch, có trách nhiệm, giải trình và trả lời được các vấn đề khách hàng đặt ra thì người dân Việt Nam, đặc biệt giới đam mê xe, sẵn lòng hưởng ứng sản phẩm của VinFast.
"VinFast đã đánh vào tâm lý, là ‘tự hào Việt Nam, xe của người Việt Nam", thì ở đây những người Việt Nam cũng có quyền yêu cầu họ minh bạch về chất lượng, để cùng nhau góp nói tiếng xây dựng. Ở đây, cộng đồng phê bình VinFast không phải là sự soi mói để muốn làm hại gì VinFast cả, mà để cùng nhau đưa ra một sản phẩm đúng tiêu chuẩn tự hào Việt Nam".
Còn Facebooker Bùi Văn Thuận thì cho rằng việc gắn các sản phẩm thương mại với lòng
Với các lý do như trên, tôi đăng các tút về xe VinFast bị lỗi để cảnh tỉnh "lòng yêu nước, sự tự hào, ngạo nghễ" kệch cỡm bị lợi dụng và trục lợi kiểu lưu manh. Thứ nữa, Vin phải có trách nhiệm với sản phẩm và khách hàng của mình chứ không phải cứ đe dọa, bịt miệng hoặc cấu kết với chế độ để biến thành một thực thể mafia- chế độ như Vin đang làm"
Cũng trong ngày 26/2, RFA đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại, để nghe ông nhận định về ngành công nghệ ô tô tại Việt Nam, mà cụ thể là dòng sản phẩm của tập đoàn Vingroup, ông nói :
"Tôi có nghe nhiều người nói chứ không phải một hai người nói đâu, là xe VinFast bán giá cao nhưng mà nó không đảm bảo, vì đó là mua cái dây chuyền lắp ráp của Đức mà người ta đã bỏ từ lâu, về mua linh kiện này kia các thứ cũ của người ta, kể cả linh kiện của Trung Quốc rồi lắp ráp ở Đình Vũ, Hải Phòng. Bán thì giá rất cao, đặt vấn đề coi như đây là loại xe cao cấp. Tôi cũng nghe, nó chạy trên đường cũng không đảm bảo, chạy tốc độ bình thường thì nó nóng lên. Chạy tốc độ cao thì nó chịu không được.
Tôi nghĩ rằng muốn hình thành ra được một nền công nghiệp và sản xuất ô tô thì nó phải trải qua cái gì công phu dữ lắm chứ không phải ba chớp ba nhoáng đó mà nhảy ra, nói là tự mình tạo ra nền công nghiệp mới, công nghiệp ô tô của Việt Nam. Nói như thế là không hiểu gì về công nghiệp hết".
Nhà máy VinFast được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2017 và hoàn tất trong vòng 21 tháng với công suất dự kiến cho hai giai đoạn được cho biết là 500.000 xe/ năm. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự lễ khánh thành nhà máy này tại Hải Phòng vào tháng 6 năm 2019. Phát biểu tại buổi lễ khánh thành nhà máy, ông Phúc đã nói : "Sự thần tốc trong việc xây dựng Nhà máy ôtô VinFast cho thấy một khát vọng lớn và cháy bỏng ngọn lửa nhiệt huyết trong những con người đã chung tay nhất trí làm nên một dự án có thể gọi là kỳ tích của ngành ô tô Việt Nam cũng như trên thế giới"
Giang Nguyễn
Nguồn : RFA, 26/02/2021
Tôi đã kinh doanh, làm việc với rất nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, đọc và nghiên cứu gần như tất cả lịch sử chính trị của nhân loại. Nên tôi sẽ có cái nhìn nhiều điểm chung với tầng lớp tri thức, làm doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phạm Nhật Vượng và Vingroup – Tập đoàn đa ngành và bất động sản lớn nhất Việt Nam
Nếu chỉ đánh giá Phạm Nhật Vượng và Vingroup khát vọng, kinh doanh làm giàu hay sự nổi tiếng thì không có gì đáng nói, cũng sẽ giống như sự ra đời, phát triển như những doanh nghiệp thông thường khác ở Việt Nam.
Nhưng hiện nay, sau hơn 20 năm quay về Việt Nam kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp của ông Vượng tới quy mô này, lựa chọn ngành dọc và sản phẩm như hiện nay thì nó không còn là riêng vấn đề cá nhân ông ta và nội bộ đời sống của công ty này. Nó càng không phải rất hình thức như gần đây nhiều người nói : bộ mặt quốc gia, hình ảnh quốc gia, tự hào dân tộc, hay sự tỏa sáng của người Việt. Những từ ngữ này chỉ là của nội bộ công ty này và một bộ phận dân trí còn chưa được mở rộng khai sáng hơn để hiểu bản chất vấn đề vai trò của ô Vượng, của Vingroup, sự đóng góp hay gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.
Tôi không vội nói về quy mô, vì so với các tập đoàn kinh doanh đa ngành quốc tế thì Vingroup tạm quy đổi khoảng 15 tỉ USD và chỉ bằng 1/6 của Deawoo của Hàn Quốc cách đây 15 năm khi sụp đổ. Cũng như nó vẫn nhỏ so với các tập đoàn đa quốc gia khác ở EU, Mỹ, Nhật, Hàn. Tạm bỏ qua vấn đề quy mô, mà thực sự nó được xây dựng và tăng quy mô tài sản dựa trên buôn bán gì và đang sản xuất gây thiệt hại một cách bản chất cho Việt Nam ngay những năm vừa rồi và tương lai hàng chục năm nữa.
Trước tiên nói về sự phát triển một cách ngắn gọn : sau khi ông Vượng rời Ukraine, chuyển giao Technocom và nhận thấy cơ hội quay về Việt Nam kinh doanh sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1995. Bắt đầu phát triển bằng thu mua đất để phát triển ngành bất động sản, việc nhận thấy cần có kho quỹ về đất để có sự chuẩn bị xây dựng hàng loạt các dự án bất động sản đình đám sau này, đặc biệt sau giai đoạn 2006. Ông Vượng đã ngấm ngầm liên kết với quan chức, công an, quân đội để cưỡng chế, cướp đất đai của người dân để có một kho quỹ đất làm giàu trên sự oan ức của người dân khắp nơi ở Việt Nam, ai lên tiếng đều bị công an, truyền thông bịt miệng, bắt bớ. Ông ta không phát triển doanh nghiệp dựa trên trí tuệ và tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, cho người dân như Apple, Microsoft, Facebook... Ông ta làm giàu dựa trên sự tham nhũng của quan quyền, lỗ hổng thể chế chính trị của Việt Nam.
Trong mắt một người như tôi, ông Vượng không phải loại tài trí ngút trời, xoay chuyển càn khôn gì. Chỉ là một loại trục lợi, làm giàu dựa trên nguồn tài nguyên đất - nguồn tài nguyên gần như cuối cùng của Việt Nam. Quy mô càng tăng lên hàng chục tỉ USD, thì sự bị tước đoạt sở hữu đất của người dân càng tăng lên, vì nó còn là phát súng cho hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như kiểu FLC gây oan trái khắp nơi. Một loại làm giàu kí sinh chứ không thực tài trí. Có chăng là làm thay đổi hình ảnh đẹp hơn ở các góc thành phố trải dài trên khắp Việt Nam mà không đi đôi với tạo ra giá trị thặng dư, đóng góp vào cân bằng ngân sách lõi cho quốc gia.
Tiếp theo 2 năm gần đây ông Vượng cho mở ra nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện thoại V-smart. Đây mới là VẤN ĐỀ LỚN NHẤT tôi muốn bàn đến. Tôi không đánh giá chất lượng sản phẩm ông ấy tạo ra, vì thực ra ông ấy chẳng tạo ra gì, chỉ đi mua về, lắp ráp, dán logo của Vin lên để làm thương mại. Ông Vượng không thực sự sản xuất gì, vì không sở hữu người tài nào, nắm giữ chìa khóa trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trên.
Vậy việc nhập toàn bộ phụ tùng, máy móc, phương tiện để lắp ráp ô tô Vinfast, điện thoại V-smart đã tiêu tốn đến hiện nay khoảng 3 tỉ USD. Với chuyển giao công nghệ cũ từ Châu Âu và một phần phụ tùng từ Trung Quốc. Ông ta trực tiếp làm giảm cán cân thương mại, gây thâm hụt thương mại vì các đơn hàng nhập khẩu quốc tế. Tiền thanh toán không phải là VND, mà phải bằng USD, EUR, JPY - là các ngoại tệ mạnh mà Việt Nam hàng năm phải trông chờ vào nguồn kiều hối duy nhất giữ được lãi suất, không đổ vỡ thị trường giá cả ở Việt Nam.
Nói cho thật đơn giản để khai dân trí với ngay cả giới tri thức và người dân rằng : ông Vượng sau 20 năm lấy đất của dân bán được một đống tiền tính bằng VND thì tiếp tục lấy USD từ hệ thống ngân hàng của quốc gia, phát hành trái phiếu bằng USD có sự bảo lãnh của Chính phủ để có tiền nhập tất cả mọi thứ về lắp ráp ra ô tô và điện thoại.
Chưa bao giờ ông Vượng và Vingroup xuất khẩu được một cái gì mang lại ngoại tệ cho đất nước này. Chỉ khi nào mang lại ngoại tệ mạnh mới thực sự tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, mới trực tiếp đóng góp vào sự giàu có, phát triển của dân Việt.
Với việc mua máy móc, chuyển giao công nghệ thải từ Châu Âu thế hệ thập niên 90, ông Vượng không bao giờ bán nổi ô tô, điện thoại bên ngoài lãnh thổ Việt Nam - kể cả khu vực Đông Nam Á và Châu Phi. Như vậy hiện nay ông Vượng vẫn đang dùng tiền, quan hệ với lãnh đạo Việt Nam chỉ để bán hàng nội địa những thứ ông ta mang về gây thiệt hại hàng tỉ USD của người dân. Ông Vượng đang gián tiếp dùng công cụ thuế để bán ô tô, điện thoại - giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu tại chỗ từ sản phẩm ô ta lắp ráp lên.
So với việc ông ta góp 1 phần nhỏ làm thay đổi 1 vài góc thành phố, thì việc gây oan sai khắp nơi. Đặc biệt gây thiệt hại trước mắt khoảng 3 tỉ USD cho quỹ ngoại hối quốc gia mà không thu lại một đồng ngoại tệ nào. Ông ta trong mắt tôi và nhiều người tri thức khác là tội đồ của nhân dân. Không phải loại tài trí đáng khen tặng.
Hãy nhớ rằng thời kì Park Chung-hee - Tổng thống tầm vóc, quả cảm của Hàn Quốc đã giao nhiệm vụ cho những tập đoàn như Huyndai phải đi kiếm ngoại tệ về xây dựng, phát triển, làm giàu cho quốc gia, cho người dân.
Vingroup và ông Vượng đang làm ngược lại, chỉ có hình ảnh đánh bóng, lừa người dân và là công cụ mị dân lòe bịp của chính quyền về sự thịnh vượng giả tạo.
Hãy ghi nhớ ông Vượng không sản xuất được cái gì có chìa khóa trí tuệ trong tay. Ông ta còn thua xa cả Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung Nguyên hàng năm mang về hàng trăm triệu USD cho đất nước này.
Nếu người dân mua xe và điện thoại của Vin lắp ráp là đang gián tiếp gây thâm hụt dự trữ ngoại tệ quốc gia, tăng nợ nần và ủng hộ kinh doanh không trí tuệ của ông này !
Trần Lâm
Nguồn : fb.Trần Thái Hưng, 26/11/2019
VinFast Fadil – dòng xe hơi mà Vingroup vừa sản xuất, đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam - lại có lỗi.
Chiếc Fadil được chở ngay lên xe chuyên dụng về đại lý. (Ảnh tinmoi24)
Trong vài ngày gần đây, người sử dụng Internet tại Việt Nam đang chuyển cho nhau thông tin một chiếc VinFast Fadil, chỉ mới lăn bánh được 79 cây số, đột nhiên hàng loạt tín hiệu cảnh báo hiện lên trên bảng điều khiển, rồi bốc khói mù mịt trong khoang chứa máy và "chất lỏng" chảy đầy mặt đất… Do vậy, chủ xe phải ngừng lại giữa đường, gọi cho trung tâm chăm sóc khách hàng của Vinfast để nơi này cẩu xe mang về Hà Đông – Hà Nội sửa chữa !
Khác với mạng xã hội, hệ thống truyền thông chính thức hoặc là im lặng, làm ngơ, hoặc thông tin theo hướng: Vinfast rất có trách nhiệm, dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt ! Xe bốc khói đơn giản vì ổ cắm dẫn điện (jack) cho quạt làm mát két nước bị "tụt", khiến nước làm mát máy sôi, trào ra ngoài. Nhân viên kỹ thuật đã cắm lại jack, bổ sung nước làm mát máy, thay dầu bôi trơn động cơ cho chủ xe yên tâm.
Những cơ quan truyền thông chính thức tham gia công bố thông tin về sự kiện vừa kể đồng thanh trấn an công chúng, jack bị "tụt" có thể là "do rung lắc mạnh trong quá trình vận hành", "kết quả kiểm tra kỹ thuật xác định, lỗi phát sinh từ quá trình vận hành" và "VinFast đã xử lý rất nhanh gọn, thể hiện sự chuyên nghiệp của một hãng sản xuất xe", chứng tỏ dịch vụ hậu mãi của VinFast "khá tốt và nhạy" (1).
***
Nhiều người trong số những người sử dụng mạng xã hội, rành rẽ về lĩnh vực cơ khí của các phương tiện vận tải không tán thành cách mà hệ thống truyền thông chính thức thông tin, lý giải về sự kiện chiếc VinFast Fadil chỉ mới lăn bánh 79 km đã bốc khói, chất lỏng chảy tràn lan trên mặt đường... Chẳng hạn một facebooker tên là Nguyễn Tấn Thành cho rằng, VinFast cần thu hồi tất cả các xe đã bán để thay jack.
Thành nhấn mạnh, các jack trong xe hơi đều có ngàm, muốn tháo phải có phương tiện hỗ trợ, chuyện jack bị "tụt" do rung lắc là không thể tưởng tượng được. Thành lưu ý, chỉ có một khả năng khiến jack "tụt" : Chất lượng các chi tiết bằng đồng trong jack kém, thường là dùng đồng tái sinh, rẻ tiền do Trung Quốc sản xuất, nên nóng lên khi dòng điện đi qua và làm vỏ nhựa biến dạng thì mới xuất hiện trục trặc hi hữu này.
Theo Thành, đây là vấn đề CỰC KỲ NGHIÊM TRỌNG vì : Mỗi xe hơi có tới vài trăm jack, 80% số vụ cháy xe phát xuất từ điện nên khả năng xe bị cháy rất cao, nguy hiểm cho người sử dụng và các phương tiện khác đang lưu thông trên đường. Thành thắc mắc, tại sao những cơ quan chịu trách nhiệm về phương tiện giao thông và an toàn giao thông im lặng. Đồng thời khuyến cáo VinFast cần nghiêm túc tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm túc.
Thành còn phân tích cặn kẽ để chứng minh, trục trặc kỹ thuật như đã kể sẽ ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của máy. Chủ xe không nên xuề xòa với VinFast mà cần buộc VinFast chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Thành nhận định, tuy là lỗi nghiêm trọng, vẫn có thể thông cảm với VinFast như một công ty vừa khởi nghiệp nhưng không thể thông cảm với chuyện "chỉ cắm lại jack", rồi "hai bên vui vẻ" và hệ thống truyền thông xúm vào khen VinFast "xử lý tốt, nhanh chóng". Đồng thời cảnh cáo VinFast: Nếu không nghiêm túc, các xe dòng Fadil sẽ còn bốc khói và Vin sẽ dẹp tiệm rất… fast (nhanh) (2) !
Cho dù có không ít người sử dụng mạng xã hội cùng phân tích và bày tỏ sự lo ngại về mức độ an toàn của VinFast Fadil như Thành nhưng tạm thời, nên chờ giới hữu trách Việt Nam lên tiếng. Tuy nhiên không có gì bảo đảm các viên chức hữu trách đối với phương tiện giao thông, an toàn giao thông của Việt Nam sẽ thực thi chức trách của họ. Đó cũng là lý do, với những vấn đề cùng loại tại Việt Nam, hệ thống truyền thông chính thức thường đi trước một bước để gây sức ép, buộc các cơ quan hữu trách, các viên chức hữu trách phải nhập cuộc.
Đáng tiếc là trước nay, riêng với Vingroup, hệ thống truyền thông chính thức thường áp dụng "tam không" (không nghe, không thấy, không nói). Nguyễn Đắc Kiên – một cựu nhà báo, viết trên Facebook: Phải chăng sự kiện VinFast Fadil mới lăn bánh 79 km đã bốc khói, chảy nhớt, dù xôn xao trên mạng xã hội nhưng các cơ quan truyền thông bề thế thuộc hệ thống truyền thông chính thức vẫn im lặng là biểu hiện của "cúi đầu trước... cường tiền" ? Các tòa soạn không thể tìm ra phương thức xử lý đúng đắn xung đột lợi ích giữa các hợp đồng truyền thông, quảng cáo (nguồn thu chính) và hoạt động nghiệp vụ ?
Kiên bày tỏ hy vọng những cơ quan truyền thông có đông độc giả, hoạt động nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến công luận, ý thức được trách nhiệm với độc giả - đối tượng tạo ra giá trị và sức sống cho những cơ quan này, mặt khác, ý thức được trách nhiệm lớn hơn đối với cộng đồng xã hội để thông tin chính xác, kịp thời. Làm ngơ hay làm ngược lại đều đáng bị hạch tội, đáng bị nguyền rủa. Với Kiên, Việt Nam không chỉ có Vingroup mà còn nhiều tập đoàn khác bị Kiên xếp vào loại "tư bản hoang dã". Làm ngơ, để cho "tư bản hoang dã" tàn phá từ di sản, môi trường đến chuẩn mực xã hội, luật pháp là gầy tội với chính mình và con cháu (3).
***
Vingroup tung VinFast Fadil ra thị trường hồi trung tuần tháng trước. Đã có rất nhiều thông tin, ý kiến bình luận về chuyện VinFast Fadil được hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam gắn cho nhiều cặp cánh, kiểu như… "tạo ra chuẩn mực mới, tái định nghĩa về xe đô thị tại thị trường Việt Nam" (4). Đó cũng là lý do công chúng xôn xao trước những thông tin không… chính thống về căn cốt của VinFast Fadil cũng như lý do dòng xe này phải thay tên, đổi họ, chuyển hộ khẩu đến Việt Nam sau khi không tìm được chỗ đứng trên thị trường Châu Âu (5).
Khoảng hai tuần sau khi ra mắt, VinFast Fadil đã một lần làm dư luận xôn xao do bửng sau rỉ nước và bùn. Lần đó cũng chỉ có mạng xã hội nêu thắc mắc và cùng nhau lý giải. Giống như nhiều sự kiện, vấn đề liên quan tới Vingroup, các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức không im lặng thì khi lên tiếng, cũng chỉ đồng loạt bày tỏ sự nhất trí với Vingroup : Bửng sau của VinFast Fadil rỉ nước và bùn do thiết kế nền theo tiêu chuẩn Châu Âu không có ốp chắn bùn sau. Từ phản ánh của khách hàng Việt Nam, Viện Nghiên cứu Công nghệ ô tô VinFast đã nghiên cứu và thiết kế ngay lập tức ốp chắn bùn sau cho Fadil để phù hợp hơn với điều kiện vận hành thực tế tại Việt Nam (6).
Có vẻ như các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức đã dành cho Vingroup nói chung và VinFast nói riêng sự tín nhiệm tuyệt đối như các tín đồ dành cho đấng tối cao của mình, thành ra Vin bảo sao thì lập lại giống y như vậy. Cũng vì vậy, những người sử dụng mạng xã hội mới có cơ hội chứng tỏ họ chuyên nghiệp hơn các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức.
Chẳng hạn trên một diễn đàn điện tử dành cho những người yêu xe hơi, thành viên có nickname là Tuannph kể rằng, anh đã tìm gặp chủ chiếc xe bị rỉ nước và bùn ở bửng sau, vừa để hỏi han cặn kẽ, vừa chụp hình hốc sau của xe và qua đó chỉ ra cho mọi người thấy, thiết kế nền có dự liệu, dành sẵn chỗ để gắn ốp chắn lồng vè nhưng VinFast không… gắn. Không gắn ốp này không chỉ ảnh hưởng đến "thẩm mỹ" (rỉ nước và bùn ở bửng sau) mà còn dẫn tới rỉ sét gầm xe, hư cảm biến (7)…
Trước Vingroup, truyền thông không… fast !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 1/07/2019
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3049988171679843&set=a.506755012669851&type=3&theater
(3) https://www.facebook.com/nguyendackien/posts/10213828537459975
(4) https://baodautu.vn/vua-ra-mat-vinfast-fadil-co-gi-de-danh-chiem-thi-truong-d101384.html
(5) https://www.youtube.com/watch?v=WYw-prQz0tQ
(6) https://tuoitre.vn/vinfast-bo-sung-op-chan-bun-cho-xe-fadil-20190629165607578.htm