Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tờ báo tài chính s mt ca Anh, Financial Times, va có bài dài hơn 4.000 t v các hot đng kinh doanh ca người giàu nht Vit Nam, t phú đô la Phm Nht Vượng.

vingroup1

Tỷ phú Phm Nht Vượng, ch tp đoàn Vingroup.

Trái với hoàn cnh éo le ca c hai anh em cựu u viên b chính tr Đinh La Thăng, ông Vượng hin vn vng như bàn thch cho dù em trai ông, nguyên ch tch AVG Phm Nht Vũ, đã bị bt vì tội đưa hi l.

Phóng sự ca Financial Times khá công phu nhưng ch là cũ người, mi ta. Người Vit hu như ai cũng biết nhng gì được viết ra vi s lượng t cht cng sáu trang giấy kh A4.

Nhưng vi người nước ngoài, đây có l là ln đu tiên h biết ti Vingroup ca ông Vượng và giá tr v thông tin đi ngoi quan trng hơn nhng gì phóng viên có v c đ cân bng li ánh hào quang ca Vingroup tỏa ra t bài viết.

Hãy đi nhanh tới cui bài vi câu trích dn hc gi Alexander Vuving t Trung tâm Nghiên cu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Honolulu : "Hin gi tôi nghĩ rng… Vingroup là mt trong nhng công ty tư nhân được qun lý tt nht Vit Nam... Vì thành công ca bt kỳ công ty tư nhân nào đt nước [này] ph thuc vào quan h ca h vi các chính tr gia, s phn ca h ph thuc nhiu vào [ganh đua] chính tr ni b gia gii lãnh đo cp cao".

Chuyện Vingroup được qun lý tt là điu có th hiu được vì h có tin b ra tuyển dng nhng nhân tài hàng đu c Vit Nam và nước ngoài v làm vic cho h.

Điều đáng nói đây là vế sau ca li trích dn. Vingroup ca ông Vượng đã da vào nhng mi quan h nào đ có được nhng mnh đt vàng mà ông dùng làm đòn by đ gây dng đế chế kinh doanh ? Vingroup đã chăm sóc các mi quan h đó ra sao ? Ti mt đt nước mà các quan chc được coi là "bc thy v nhn hi l", người ta có quyn đt câu hi công ty ca ông Vượng liu đã bao gi đưa hi l chưa và nếu có thì đưa cho ai ?

Nói tới chuyn đưa hi l, tôi xin k nhng chuyn tôi nghe được t thi gian đu Đi Mi ca Vit Nam và tình trng này ngày càng ti t.

Chuyện th nht liên quan ti mt d án trúng thu ca B Tài chính. Dĩ nhiên người trúng thu phi hiu rng h s phi bỏ ra mt s phn trăm nht đnh ca d án đ hi l quan chc b này. Vy h phi làm sao đ hp pháp hóa các khon chi này trên giy t ? Gii pháp là tuyn my nhân viên ma, người không có mà lương vn nhn đu.

Chuyện th hai nh hơn nhưng cũng th hin sự láu cá ca các công ty nước ngoài. Hi năm 1999 tôi ph trách quan h đi ngoi cho IBM Vit Nam. IBM tuân th lut cm hi l ca Hoa Kỳ và tôi không được phép đưa phong bì cho các phóng viên và quà tng không được có tr giá quá 50 đô la. Nhưng nếu tôi mời phóng viên đi d hi ngh, hi tho nhng nơi xa thì tôi có th tr tin vé máy bay, khách sn và chi phí ăn ung cho các nhà báo. Trong khi đó mt đi th cnh tranh ca IBM đã thuê mt công ty làm quan h đi ngoi ca Vit Nam và nhm mt làm n cho công ty này đưa phong bì cho phóng viên.

Tác giả phóng s v Vingroup trên Financial Times, phóng viên John Reed, k rng khi ông tham d l ra mt thương hiu đin thoi di đng Vsmart ca ông Vượng, tp tài liu dành cho các nhà báo bao gm c phong bì trong đó có hai triệu đng. Phóng viên phương tây không được phép nhn phong bì và ông Reed nói ông đã tr li phong bì ca Vingroup.

Đó là phong bì tại cuc hp báo đi trà. Không rõ nếu h cn các nhà báo cho các v vic c th thì trong phong bì đó sẽ có bao nhiêu triu. Câu hi tương t cũng có th được đt ra cho các quan chc có liên quan ti Vingroup.

"Để thành công Vit Nam, người ta phi vun đp quan h vi nhng người làm trong chính quyn đ được h bo v", hc gi Alexander Vuving được dẫn li nói tiếp vi Financial Times.

"Nhưng mt khi người ta có quan h gn gũi vi nhng người nhiu quyn lc trong nhà nước đc đoán, [người ta d] b cám d đ dùng nó nhm bt ming nhng người ch trích".

Bài viết cho thy Vingroup dùng mi bin pháp để đm bo nhng tin tiêu cc, dù chúng có là s tht, v tp đoàn này biến mt khi ánh mt dõi theo ca công chúng càng nhiu càng tt. Các cách đó có th là tin, là dùng nh hưởng ca Vingroup vi lc lượng công an hay thm chí là xã hi đen như cáo buộc ca mt s người được Financial Times phng vn.

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc t ch cht vn ai cho Vingroup xây nhng tòa nhà quá cao trung tâm Hà Ni hi đu nhim kỳ gi đã coi nhng gì Vinfast làm được trong ngành ô tô là "kỳ tích". Dĩ nhiên kỳ tích đó có sự đóng góp ca chính ph vi nhng ưu đãi v chính sách và thuế cao đánh vào xe ngoi nhp đ Vinfast có th bán xe vi giá cao gp hàng chc ln thu nhp bình quân đu người trong khi giá xe ti các nước giàu ch ngang bng vi thu nhp bình quân đu người. Ti Anh chiếc xe Volkswagen cũ đu tiên tôi mua ch có 400 bng. Chiếc Ford Mondeo th hai hơn 2.000 bng. Chiếc Renault Megane mua mới giá 14.000 bng và chiếc Renault Clio th thao hin nay chưa ti 10.000 khi mua xe đã dùng được khong ba năm và đi chng 30.000km.

Người viết bài cho Financial Times nói rng người Vit đang dùng ‘Vin mi th’, t nhà ca, trường hc, dịch v y tế, đin thoi và nay là xe hơi. Điu đáng lo là h s chu nh hưởng bi các chính sách ca Vin chính ph cho dù Vin chng phi là chính ch ca bt kỳ chính ph nào.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 28/06/2019

********************

Vingroup - Có gì đằng sau sự phát triển "thần tốc" đó (RFA, 28/06/2019)

Nhiều thông tin về Vingroup trong hai năm gần đây, nhất là khi tập đoàn này trong vòng 650 ngày đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất xe ô tô đầu tiên tại Việt nam (2/9/2017 – 14/6/2019) và trình làng hai mẫu xe hơi với thương hiệu Vinfast tại triển lãm Paris Motor Show (10/2018), khiến không chỉ trong nước mà truyền thông và các gã "khổng lồ" khác trong ngành ô tô thế giới đều đặt dấu chấm hỏi về sự phát triển thần tốc của một tập đoàn mà xuất phát điểm rất trễ (2001) nhưng có lẽ đang về đích ngoạn mục…

vingroup2

Một công nhân đang làm việc tại nhà máy chế tạo xe hơi của Vingroup ở Hải Phòng - RFA

650 ngày tạo kì tích

Ngày 27/6/2019, bài báo của nhà báo John Reed đăng trên Financial Times với tiêu đề "The rise and rise of a Vietnamese corporate emprire" tạm dịch là sự trỗi dậy của một đế chế Vingroup lại càng làm tăng thêm nghi vấn về sự phát triển thần tốc của tập đoàn này.

Trong bài viết John Reed có nhắc về chiếc xe hơi đầu tiên của Việt Nam chế tạo dưới nhãn hiệu Vinfast và nói rằng ở Việt Nam, Vingroup được mô tả như một tập đoàn đa ngành – một phiên bản chaebol Hàn Quốc.

Không chỉ truyền thông Việt Nam so sánh Vingroup với những tập đoàn khổng lồ khác mà tháng 5.2018, tờ Nikkei của Nhật cũng đã có bài viết nhận định rằng Vingroup đang nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn đa ngành nghề bậc nhất Việt Nam.

vingroup3

Hình minh hoạ. Những chiếc xe tại xưởng lắp ráp của VinFast, Hải Phòng, hôm 14/06/2019 AFP

Tờ Nikkei cũng liệt ra không thiếu sót những mốc thời gian Vingroup tạo dấu ấn trên thương trường khi trong tháng 4/2018 tập đoàn này tuyên bố gia nhập thị trường dược phẩm với kế hoạch xây dựng một nhà máy. Trước đó một tháng, Vingroup lại tuyên bố mua lại một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và kế hoạch thành lập một trường đại học. Trong vòng một năm, Vingroup "vươn vòi" ra tất cả các lĩnh vực từ sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chuỗi siêu thị Vinmart và Vinmart+. Họ cũng tham gia mảng thức ăn chăn nuôi thông qua chi nhánh VinEco và mở VinUni bước chân vào lĩnh vực giáo dục đại học. Trong khi đó, hệ thống Vinschool- mảng giáo dục từ cấp mẫu giáo lên cấp 2 đã được đưa vào hoạt động từ năm 2013. Trong tháng 4/2019, Vingroup lại mở một khách sạn năm sao có đài quan sát trong tòa cao ốc Landmark 81 tại Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

Có phải Vingroup đang muốn làm thay đổi chân trời của thành phố mà trước đây nhiều người gọi là Sài Gòn ? (John Reed viết)

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại Việt Nam trả lời RFA về tầm phát triển của Vingroup :

"Nếu nhìn theo đường lối phát triển đó thì biết là nó sẽ sập đổ chứ không thể phát triển được như nó nói. Lý do có nhiều lý do nhưng tôi thấy có nhiều sai lầm về nhiều thứ từ đường lối phát triển đến chọn lựa đầu tư và đường hướng kinh doanh, tất cả đều chạy theo việc lấy đồng tiền để khuyếch trương danh tiếng, thương hiệu của mình, không phải phục vụ vấn đề phát triển kinh tế xã hội nghiêm túc. Tôi thấy lâu rồi nhưng tôi không muốn đóng góp vì có đóng góp cũng không ai nghe".

Ông còn phân tích : 

"…sức đâu mà làm, trí thức đâu mà làm, chỉ thấy là họ có tiền và muốn tung tiền để lấy tiếng, tung tiền để xây dựng cái gì, phục vụ cái gì, mở mang cái gì tất cả đều không rõ ràng, không có mục đích chỉ để được tiếng và xài tiền mà tiền đâu thì mình không biết".

Nhiều người dân Việt Nam hay nói, "Bây giờ cái gì cũng Vin. Ăn có Vinmart, chữa bệnh có Vinmec, học có Vinschool, VinUni và đi xe Vinfast…".

Số lượng không đi chung chất lượng

Rõ ràng với mốc thành tích đáng nể trong việc vươn vòi bao trùm tất cả các lĩnh vực chỉ trong vòng hơn 10 năm thì Vingroup đã làm được những điều không bình thường.

Chỉ có những tập đoàn "khổng lồ" (nói như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) mới có thể làm được.

Trong ngày khánh thành nhà máy sản xuất xe ô tô Vinfast tại Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, đây là kì tích của ngành ô tô Việt Nam cũng như trên thế giới. Ông dùng tất cả các mỹ từ để mô tả sự "kì tích" mà Vingroup mang lại : "Vinfast làm điều khổng lồ vì đã dám tìm đến những người khổng lồ, đứng được trên vai của những người khổng lồ trong ngành ô tô" và ông không quên khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành và ủng hộ những doanh nghiệp, doanh nhân dám làm những điều kì tích như vậy.

vingroup4

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và một công trình của VinGroup ở Hà NộiRFA edit

Vingroup gia nhập ngành công nghiệp ô tô gặp nhiều sự hoài nghi bởi sự hạn chế của các chuỗi cung ứng trong nước. Tuy nhiên trong bài viết của mình John Reed cho biết đã gặp Lê Thị Thu Thủy, phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup và bà Thủy tuyên bố "Với danh tiếng của chúng tôi, bất kỳ sản phẩm nào của Vingroup bán đều rất chạy".

Riêng về lĩnh vực giáo dục, trong một trả lời trên Zing.vn, bà Lê Mai Lan, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cũng khẳng khái tự tin nhận định : "Chúng tôi muốn xây dựng chất lượng đột phá trong giáo dục đại học, đóng góp cho đất nước một trường đại học đẳng cấp thế giới, được kiểm định và xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng xuất sắc trong giảng dạy đồng thời có các nghiên cứu đóng góp cho lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam và nền kinh tế tri thức toàn cầu". Ngày 14/11/2018, đại học VinUni đặt trụ sở tại Hà Nội đã chính thức khởi công xây dựng và Vingroup đặt mục tiêu tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2020.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang cho biết : "Họ có tiền và muốn đầu tư, nói chung đầu tư về giáo dục rất cần thiết nhưng giáo viên ở đâu ra, rồi chắp vá, thỉnh giảng nhiều nơi cuối cùng chất lượng sẽ không có".

Ông cho biết trong năm 2018, Vingroup đã đặt hàng 53 trường đại học trong cả nước bằng việc ký kết hợp tác để đưa sinh viên đến thực tập tại các nhà máy, doanh nghiệp của Vingroup nhưng đến nay vẫn chưa sinh viên nào được trải nghiệm thực tập tại tập đoàn này.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói : "Tôi hy vọng gửi sinh viên đến nhà máy ô tô thực tập nhưng họ chưa trả lời mặc dù hợp đồng đã ký kết hơn một năm qua".

Giáo sư Xuân cho biết thêm "Phải tìm hiểu rõ hơn coi lực lượng của Vingroup có không, hay họ lại moi những đội ngũ giáo viên trong nước sẽ không tốt. Nếu đưa giáo sư quốc tế về sẽ giống trường hợp Trường đại học Tân Tạo đã từng vướng, chỉ có nước bù lỗ thôi"

Cần nói thêm về trường Đại học Tân Tạo của nữ đại gia Đặng Hoàng Yến, người sáng lập và là chủ tịch Hội đồng Quản trị. Năm 2017 Thanh tra Bộ Giáo dục Đào tạo đã kết luận trường Đại học Tân Tạo có hàng loạt sai phạm nghiêm trọng từ tổ chức, tuyển sinh, đào tạo, cấp phát văn bằng, học phí… Ngoài ra, cơ cấu hoạt động của trường chưa đúng theo qui định khi đội ngũ giảng viên thiếu và rất nhiều người chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thậm chí trường đã bị đình chỉ hoạt động vẫn tuyển sinh.

Tiến sĩ Trần Thị Hồng, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Thông tin cho biết : "Tuy không nằm trong danh sách 54 trường ký kết hợp tác với Vingroup nhưng Vingroup cũng đã đến để mời trường tham gia ký kết Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ với các đề tài nghiên cứu khoa học".

John nhận định "Sự trỗi dậy của Vingroup phản ánh chính sự trỗi dậy của Việt Nam –một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á và người sáng lập Vingroup là người giàu nhất trong năm tỷ phú của Việt Nam, với giá trị tài sản ròng 7,6 tỷ đô la Mỹ –Theo tạp chí Forbes. Tuy vậy xuyên suốt bài viết của mình, John Reed đều đặt nghi vấn khi biết rằng các tin tức tiêu cực về tập đoàn này thường biến mất một cách kỳ lạ trên các báo điện tử và Facebook (?!)

Đó vẫn luôn là dấu chấm hỏi không chỉ với một nhà báo nước ngoài như John Reed mà vẫn luôn là thắc mắc của giới truyền thông trong nước và cả những báo giới Việt Nam ở nước ngoài… Sau sự "trỗi dậy" kì tích đó liệu sẽ có những scandal chính trị nào tương tự như các tập đoàn lớn Hàn Quốc đã từng vướng vào hay không (?!).

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam nói với RFA : "Họ có tiền nhiều họ có quyền làm còn chuyện quản lý hướng dẫn để cho nó đúng hay không đúng đó là chuyện của Nhà nước, của Đảng".

Published in Diễn đàn

Từ chuyện lợn gạo VinMart, kể câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam

"Người dân bây giờ đừng có tin vào những gì bọn VinMart, VinFast nó nói, mà phải nhìn cho sâu cho kỹ những gì mà bọn nó đang làm !"

vin1

Một cửa hàng VinMart ở Hà Nội - Ảnh minh họa

Một hóa đơn mua thịt ở cửa hàng thực phẩm VinMart ngày 8/5/2019, khi về mở ra thì nhìn đống thịt thì có thể đã qua sơ chế. Khi thái thịt để nấu, mắt thường cũng phát hiện ra được là thịt đã bị nhiễm sán. Nếu không phải lợn gạo, thì là cũ quá nên nổi đốm trắng. Khách trả thịt lợn gạo nhưng nhân viên VinMart ghi là lỗi của khách hàng.

Đây là siêu thị không có trách nhiệm gì về chất lượng hàng hóa cả, họ muốn đẩy phiền phức sang cho nhà cung cấp, mà có ai biết nhà cung cấp là ai. Biên bản mà đến tên cửa hàng, địa chỉ, điện thoại người quản lý chịu trách nhiệm, hay mã số nhân viên, rồi dấu treo của công-ty, cửa hàng... cũng không có.

VinMart trả lương rất cao cho nhân viên, cửa hàng cũng nhỏ như FamilyMart, bán được ít hơn FamilyMart, mà lương VinMart thì từ 6-8 triệu, cao ngất ngưởng hơn mọi cửa hàng khác, khiến ai nấy đều hoài nghi, chả trách nhân viên của Vin trung thành với tập đoàn đến vậy, trắng cũng đổi được thành đen. Nếu thịt có bị nhiễm sán thì cũng bình thường, dễ chữa lắm, theo lời của bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh, đàn em của VinMart cũng có thể lý luận là có tí thôi, cộng đồng làm gì mà nói quá lên thế ? 

Từ thảm trạng thịt cá VinMart, thấy được toàn cảnh các ngành hàng ăn uống hô hào hiện đại hóa ở Việt Nam. Có ông bạn kể rằng, cháu ông làm công ty thực phẩm đông lạnh về nói cho ông bạn biết là những thực phẩm đông lạnh quá Date (quá đát, hết hạn) hàng tháng đến hàng năm luôn, lúc đó công ty bảo lột hết những Date quá hạn đó ra thay vào những tờ Date mới rồi đem tuồn vào các siêu thị để tiêu thụ . Từ đó tôi không bao giờ mua thực phẩm ở siêu thị nữa. Vậy là, không chỉ VinMart, hầu hết các cửa hàng thực phẩm ở Việt Nam đã thối nát, làm khổ những nhà buôn trung thực chỉ chiếm số ít trong đội quân đông đảo. 

Ở nhà VinHome, đi xe VinFast, ăn đồ ăn VinCom, chữa bệnh VinMec... VinGroup có tham vọng bao mọi dịch vụ đời người cần có. Tham vọng là lớn, mà thực lực không làm được. 

Người giàu nghĩ rằng họ sẽ được phục vụ chu đáo hơn khi họ ở những nơi tốt đẹp của Vin tạo ra ! Nhưng họ quên rằng ! Họ sống ở Việt Nam. Tiền có thể bảo vệ cho họ ở mức độ nào đó, nhưng chắc chắn là không thể bảo đảm hết cuộc sống của bạn và người thân xung quanh. 

Anh Lương Khải Chí còn nói : "Mới tuần trước mua hộp ức gà ở VinMart vừa về mở liền nhớt nhợt, thui quắc. Được cái cho đổi".

Một người tiêu dùng tên là Hồ Hải Sĩ Phú kêu gọi : "Người dân bây giờ đừng có tin vào những gì bọn VinMart, VinFast nó nói, mà phải nhìn cho sâu cho kỹ những gì mà bọn nó đang làm !".

Cả cái tập đoàn lớn mà làm ăn chộp giật. Bấy lâu nay, rất nhiều người dân mình cứ tin tưởng, với các thành phố sắp có khu thương mại của VinGroup, nhiều người nghĩ sẽ tẩy chay các nơi bán ngoài để vào siêu thị của VinGroup mua để cho an toàn. Tưởng tập trung hóa là hay, thật sự là thất vọng, mà nói hoặc viết đụng đến Vin là có khi được mời lên phường.

Chị Phạm Hạnh cho biết : "Quê mình ở Thái Bình, người ta giao cho mỗi cán bộ công nhân viên phải mua 10 kg thịt lợn để giúp dân. Mổ ra con lợn nào không sạch (lợn gạo hay bị dịch) là họ hủy luôn và không lấy lợn của trang trại này nữa, Vin làm ăn thế này mất uy tín quá".

Cần có những hội chuyên ngành để làm việc này, một hoặc nhiều tổ chức độc lập gồm những người có khả năng kiểm tra chất lượng vệ sinh của một thực phẩm. Khi những con người hợp tác với nhau, trên cơ sở thấu tình đạt lý, sẽ tạo ra áp lực ép các nhà cung cấp thực phẩm bắt buộc phải bán thực phẩm sạch cho người dân.

Kiều Phong

Nguồn : VNTB, 13/05/2019

Published in Diễn đàn
mercredi, 17 avril 2019 21:01

Vingroup có thực sự đáng sợ ?

Nhà nước cộng sản Việt Nam "bắt" em Phạm Nhật Vượng hay thậm chí là Phạm Nhật Vượng cũng chỉ là một thao tác bình thường…

Khi vụ "MobiFone mua AVG" nóng lên, thì câu chuyện về Vingroup – Phạm Nhật Vượng lại nổi lên thành một trong những dấu hỏi về quyền lực thực sự của tỷ phú USD này.

vin1

Hai anh em Phạm Nhật Vượng (phải) và Phạm Nhật Vũ

Nhiều quan điểm cho rằng, "dám bắt cả em trai của một tỷ phú", hoặc "một tập đoàn kinh tế tư nhân thể khuynh đảo nền kinh tế Việt Nam".

Có thực sự Vingroup và gia đình Phạm Nhật Vượng quyền lực đến thế ?.

Hãy đặt Phạm Nhật Vượng vào trong thể chế xã hội chủ nghĩa, có thể gọi Phạm Nhật Vượng là mafia đỏ, vì ông ta đã tận dụng rất tốt cơ chế hiện tại để làm giàu cho chính mình.

Phạm Nhật Vượng từ buôn bán mì gói, chuyển sang bất động sản, và giờ mở rộng hệ sinh thái sang ngành tiêu dùng, đặc biệt là oto. Đó là quá trình cố gắng thoát ly khỏi gốc gác "bất động sản", và nổi bật là Viện Big data với sự tham gia của không ít nhân vật khoa học có thực tài, điển hình là giáo sư Vũ Hà Văn.

Nhưng nhìn vào hệ sinh thái hiện tại của ông Vượng, bất động sản vẫn là nguồn nổi bật. Với nguyên tắc, chiếm đất vàng và tạo ra hệ sinh thái dành cho tầng lớp trung và cao cấp, đã đưa ông Vượng lên thành tỷ phú USD tại Việt Nam. Nhưng một tỷ phú USD hay một đại tỷ phú bất động sản cũng chỉ mãi mãi là một đại tỷ phú sống nhờ vào "bòn vét" tài nguyên quốc gia, những "sinh thái" còn lại quá nhỏ để khiến Vingroup trở thành một xương sống của nền kinh tế. Và so với các doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về sản xuất, thì Vingroup thực sự không đáng để gọi tên. Do đó, so với những tập đoàn xương sống tại các nước tư bản như Samsung (Hàn Quốc), hay Mitsubishi (Nhật Bản),… thì Vingroup hoàn toán lép vế về năng lực sản xuất và vai trò trong nền kinh tế.

Mất Vingroup có thể tác động đến một bộ phận đời sống người lao động, nhưng không thể khuynh đảo nền kinh tế Việt Nam, khi Vingroup chưa bao giờ là công ty chủ lực về công nghệ, sản xuất, quốc phòng và tài chính.

Nhưng Vingroup cần cơ chế này, cơ chế có thể đảm bảo tiếp tục "hút máu tài nguyên và chính sách" để sống và tồn tại. Nhà nước Cộng sản "bắt" em Phạm Nhật Vượng hay thậm chí là Phạm Nhật Vượng cũng chỉ là một thao tác bình thường, vấn đề là đến thời điểm bắt hay là chưa, và có đáng để bắt hay là không.

Hãy nhìn qua Liên Bang Nga, một quốc gia đi trước Việt Nam vài chục năm về mô hình "tập đoàn tư nhân" kiểu như Vingroup. Hãy tiếp tục nhìn vào Tập đoàn dầu khí Yukos, một tập đoàn hoạt động trong ngành khai thác dầu khí (mang tính chủ lực và con bài chính trị của chính nước Nga, riêng tập đoàn này đã khai thác chiếm 15% tổng lượng dầu khai thác tại Nga), cũng như kỹ nghệ hóa học giàu mỏ. Nhưng lãnh đạo tập đoàn này đã bị bắt giam vì tội trốn thuế - "Mikhail Khodorkovsky", và đến năm 2006, đã bị tuyên bố phá sản. Lý do chính của "tội trốn thuế" đến từ tham vọng chính trị của ông Mikhail Khodorkovsky, người được cho là sẽ tranh cử Tổng thống – tạo ra mầm mống đe dọa vị trí của V.Putin, và thực tế cho thấy tham vọng chính trị của Mikhail Khodorkovsky chính là "tham vọng" dùng nguồn lực tài chính để khuynh đảo chính trị. Và chính quyền Nga nhân đó, cũng muốn kiểm soát hoàn toàn tập đoàn này – một con gà đẻ trứng vàng.

Vingroup chưa thể là Yukos về tiềm lực tài chính lẫn chính trị, nhưng số phận của Vingroup sẽ giống như Yukos. Đến một thời điểm nhất định, tập đoàn này sẽ bị kiểm soát bởi nhà nước, còn nếu bản thân nó là chỗ dựa cho các chính trị gia, thì đến một ngày tội danh "trốn thuế" sẽ được áp đặt lên chính nó. Bởi nguyên lý đơn giản, trong một quốc gia cộng sản, sự giàu lên của một tập đoàn tư nhân luôn chứa đựng những sai phạm chưa được phát lộ.

Như Mikhail Khodorkovsky, kẻ giàu nhất nước Nga xuất phát từ gian lận tài sản nhà nước trong thời kỳ nước Nga đang trong tình trạng tranh tối – tranh sáng Yeltsin.

Và cũng như Phạm Nhật Vượng hiện tại, Mikhail Khodorkovsky cũng đầu tư trong văn hóa - giáo dục thông qua Quỹ nước Nga mở rộng (Open Russia Foundation).

Qua đó để thấy rằng, mafia cá nhân không thể chống lại hệ thống mafia. Bản thân nhà nước Việt Nam luôn chủ động trong việc nắm thóp các tập đoàn lớn, ít nhất là tập đoàn đó ký sinh trên chính cơ chế mà Nhà nước đó tạo ra.

Phạm Nhật Vượng và những người trong tập đoàn Vingroup có lẽ hiểu hơn ai hết về điều đó, và đó cũng là lý do ông ta muốn thoát nhanh hình ảnh đại gia bất động sản khi thành lập Viện Big data. Nhưng có vẻ, con đường tiến tới một tập đoàn công nghệ - tài chính sẽ không hề dễ dàng.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 17/04/2019

Published in Diễn đàn

Vẽ lại đường chân trời : Thành phố Hồ Chí Minh đang xóa bỏ di sản của thành phố này

"Người ta không nhận ra họ đã mất những gì", Candy Nguyễn nói khi cô nhìn qua cánh cổng khóa chặt nơi mới đây còn là xưởng đóng tàu Ba Sơn lịch sử. Nhiều người thậm chí còn không biết ở đây trước kia là cái gì.

chantroi0

Khu di sản hàng hải lâu đời nhất và quan trọng nhất của Thành phố Hồ Chí Minh bị che khuất với những vạt cao màu xanh với những khẩu hiệu như " không bao giờ đứng yên" và "Định lại đường chân trời".

Đây hiện là dự án phát triển lớn nhất ở khu vực Quận 1 thuộc trung tâm thành phố, với một cụm các chung cư cao 50 tầng được xây dựng một phần nhô lên khỏi hàng rào. Các tình nguyện viên của Tổ chức Quan sát Di sản Sài Gòn như Nguyễn, đã không được phép đi vào đó kể từ khi công trình xây dựng bắt đầu. Ai cũng đều tin rằng xưởng đóng tàu - được Thái tử Gia Long xây dựng hồi thế kỷ 18 - và với kiến trúc công nghiệp độc đáo đã bị phá hủy hoàn toàn.

Những gì thay thế xưởng Ba son là dãy nhà phố cao cấp giữa xen những tòa tháp bằng kính và thép cao ngất, cũng như một bến du thuyền trên sông Sài Gòn : cuộc sống xa hoa dành cho thiểu số.

"Nơi đó đã từng rất đẹp, cô Nguyễn nói khi chúng tôi đi trên vành đai Ba Son, một dòng xe tay ga chạy không ngừng quanh chúng tôi. "Tôi đã khóc khi nghe tin chúng tôi mất cây xanh. Mẹ tôi thường đưa tôi đến trường và cây xanh này che bóng mát và tạo oxy. Mọi người thường đi lượm me và mang đi bán cho tới tận năm ngoái khi họ chặt cây".

chantroi6

chantroi8

chantroi9

chantroi10

Đã qua rồi, qua rồi, qua rồi, còn qua nữa ? Từ trên xuống : cửa hàng Charner, nhà nghệ thuật deco 213 Đồng Khởi, tòa nhà giao dịch hải quân và tòa nhà chính phủ thời thuộc địa. Ảnh : Lịch sử Việt Nam / Tom Hricko

Thành phố Hồ Chí Minh (được gọi là Sài Gòn cho đến khi thống nhất năm 1976) từ lâu đã nổi tiếng quốc - đặc biệt so với thủ đô chính trị của nhà nước độc đảng, Hà Nội, ở phía bắc. Vì là trung tâm kinh tế của cộng sản Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là nới kiếm tiền, theo ước tính mới nhất của Liên Hợp Quốc - với dân số 8,1 triệu người - sẽ tăng lên trên 10 triệu vào năm 2026 - tốc độ thay đổi ở thành phố năng động này đã tăng tốc.

Các chuyên gia di sản cho biết hầu như không có tòa nhà lịch sử nào an toàn thoát khỏi quả bóng sắt. Ba Son đang được chuyển thành Golden River, một khu phát triển thượng lưu được tiếp thị như một "thành phố trong phố". Dự án án này của Vinhomes - thuộc tập đoàn Vingroup khổng lồ và nhúng tay vào khắp nơi từ bất động sản đến buôn bán lẻ và từ khách sạn đến chăm sóc sức khỏe. Chủ tịch, Phạm Nhật Vượng, người thành lập công ty khi còn là nhà sản xuất mì ăn liền ở Ukraine vào những năm 1990, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam. Ông ta vẫn là người giàu nhất Việt Nam.

Giữa các biệt thự, hàng rào vàng và các cây cọ ở một phần gần hoàn thành của Golden River, một bảng quảng cáo hứa hẹn chi nhánh mới của Vinschool và các bảng hiệu thông báo các cửa hàng tiện lợi Vinmart. Tất cả những gì còn lại của xưởng đóng tàu cũ là một cặp neo, một khẩu súng thần công và một số ván gỗ lâu năm - hiện đang trang trí cho khách sạn thượng lưu Myst. "Ba Son có lịch sử phong phú nhưng họ đã phá hủy tất cả", Nguyễn nói. "Chúng tôi đang bị mất dần nét đặc sắc của thành phố".

Gần 2km về phía đông bắc là một công trình khác của Vingroup, Công viên Trung tâm, với tòa nhà chọc trời Landmark 81 ở trung tâm, bao quanh là 17 tòa tháp căn hộ. Tòa nhà siêu cao này đã trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ 14 trên thế giới, khi được hoàn thành vào năm ngoái.

Những người mua sắm bước vào trung tâm thương mại Vincom Center ở bên dưới tầng trệt được chào đón bằng máy lạnh hết cỡ và một phòng trưng bày hào nhoáng với một chiếc siêu xe Lamborghini Huracán màu vàng tươi và ba mẫu xe khác nhau của Bentley. Ở đó có bệnh viện Vinmec, cửa hàng điện tử Vinpro và đại lý điện thoại Vinsmart. Vinmart nằm tẩng trệt bên trong mọi tòa nhà.

chantroi7

chantroi3

 

Từ trên xuống: Một tòa nhà lịch sử cũ xưa và công viên (trước kia) bị phá hủy (để sau đó)  nhường chỗ cho cơ sở Trung tâm Vincom . Ảnh : Lịch sử Việt Nam

Trong khi Công viên Trung tâm phần lớn được xây dựng trên khu đất khai hoang và các khu đất trống, bất cứ thứ gì được xây dựng ở trung tâm đều có khả năng dẫn đến việc phá hủy một tòa nhà lịch sử.

Không có hồ sơ công khai chính thức nào được lưu giữ, nhưng ước tính rằng hơn một phần ba các tòa nhà lịch sử của thành phố đã bị phá hủy trong 20 năm qua.

Năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, một cơ quan nghiên cứu đô thị Pháp-Việt, đã phân loại 377 tòa nhà ở quận trung tâm 1 và 3 là di sản. Vào năm 2014, 207 trong số đó đã bị phá hủy hoặc thay đổi không nhận ra. "Trong bốn năm qua, chắc chắn người ta vẫn đang tiếp tục", một nhân viên kế hoạch đô thị giấu tên nói.

Ủy ban Nhân dân thành phố hiện chia khoảng 1.000 tòa nhà lịch sử thành ba loại : loại 1, được bảo vệ ; loại 2 chủ sở hữu có thể xây dựng trên đó nhưng không thể phá hủy tòa nhà cũ ; và loại 3, có thể bị phá bỏ.

"Thật đáng buồn, nhưng chủ sở hữu của các nhà loại 3 được coi là người chiến thắng", người lập kế hoạch nói. "Nói chung, họ kiếm được lợi nhuận ngay lập tức và người ta muốn sự hiện đại, sạch sẽ, máy lạnh, họ không quan tâm đến việc bảo quản gạch cũ. Họ thấy chủ nhà bên cạnh đã đập nhà để xây một tòa văn phòng 32 tầng có nhà hàng và căn hộ cao cấp và họ nghĩ, tại sao tôi không thể làm vậy ?".

Một buổi dạo trên đường Đồng Khởi thanh lịch sẽ minh họa cho quy mô của sự thay đổi. Các công trình nghệ thuật và các tòa nhà hiện đại đầu thế kỷ 20 đã bị suy tàn trong chiến tranh Việt Nam, nhưng khu vực này đã trải qua sự hồi sinh muộn với các cửa hàng Gucci, Dior và Louis Vuitton.

Tuy nhiên việc phá hủy cũng không bao giờ quá xa. Tòa nhà chung cư với nghệ thuật trang trí uy tín một thời tại 213 Đồng Khởi (được đề cập đến trong Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene ) đã bị đập để xây văn phòng chính phủ mới. Cách một con đường về phía tây, cửa hàng bách hóa Charner năm 1924 (sau này là Thương xá Tax) đã bị phá sập để nhường chỗ cho tuyến metro bị trì hoãn từ lâu nay của thành phố. Được bảo đảm là được cầu thang lớn kiểu Ma-rốc và gạch của tòa nhà sẽ được gỡ bỏ và bảo tồn, nhưng các nhóm di sản tin rằng chúng đã bị phá hủy.

Kế bên khách sạn thể ký 19 Continental, nơi Greene từng ngồi uống rượu và viết sách, tòa nhà 6 tầng Eden ( từng là trung tâm truyền thông trong thời gian chiến tranh Việt Nam) có góc cong đặc biệt dành hơn các tòa nhà hiện đại dọc theo đường Đồng Khởi, và trong đó có một rạp chiếu phim và khu giải trí thời thuộc địa - cho đến khi bị phá hủy vào năm 2009 để dành cho trung tâm mua sắm Vincom. Chỉ có một khu chung cư trang trí nghệ thuật còn lại trên đường Đồng Khởi, hiện đang có một nhóm các tiệm bán lẻ và xưởng sản xuất nhỏ ở đó, thang máy cũ kỹ rùng rùng đóng dầy bụi. Tòa nhà này cũng vậy, dự kiến sẽ phá hủy.

Nhà sử học kiến trúc hiện đại Mel Schenck nói rằng "Các di sản hiện đại của thành phố có thể sẽ kế tiếp".

chantroi4

Đường chân trời từ một căn hộ trong khu phức hợp Golden River. Những gì còn sót lại của xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử có thể được nhìn thấy ở phía dưới bên phải của hình ảnh. Ảnh : Tân Lê / Getty

Schenck ước tính rằng 70-80% thành phố được xây dựng theo phong cách hiện đại, phần lớn là dấu ấn của các kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng như Ngô Việt Thụ, người đã thiết kế Dinh Độc Lập. Nếu bạn chọn một cửa hàng cổ trên đường phố ngẫu nhiên và tìm thử xem, phần lớn các tầng trên cùng đều hiện đại. "Có rất nhiều thứ khiến điều đó trở nên bình thường và mọi người thậm chí không nghĩ gì về nó", ông nói. "Khi tôi nhìn thấy mái hiên và rác xung quanh một ngôi nhà, thì đó là điều tốt, bởi có nghĩa là tòa nhà đang được sử dụng tốt và không có nhiều nguy cơ bị đập phá. Nếu ngôi nhà được dọn dẹp sạch, đó không phải là dấu hiệu tốt.

Thậm chí ngay cả nơi được Ngô Việt Thụ thiết kế cũng không được bảo vệ. Một biệt thự của ông ở quận 3 hiện đang bỏ trống chỉ một người coi nhà ở. Schenck nói "Nhà nằm trên một đường phố có gía", Schenck nói. "Nó còn có rất nhiều đất. Nó sẽ ra đi".

Con trai Ngô Việt Thụ, Ngô Viết Nam Sơn, cũng là một kiến trúc sư, sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ và Canada. Ông tin rằng quê hương của mình phải học hỏi từ những sai lầm của các thành phố châu Á đang phát triển nhanh khác trước khi quá muộn.

"Chúng ra không phải là thành phố duy nhất trải nghiệm sự tăng trưởng này và chúng ta nên học hỏi từ những kinh nghiệm này", ông nói. "Tuy nhiên, thành phố này vẫn chưa rút ra bài học nào. Ở Ba Son, họ có thể đã tạo ra một khu vực rất đẹp, một không gian văn hóa và xanh cho thành phố - một cái gì đó giống như bến tàu 59 ở New York, hay Cầu cảng ngư ở San Francisco - nhưng thay vào đó họ đã phá hủy nó".

Các nhà phát triển không nhận ra rằng khi họ phá hủy các tòa nhà lịch sử, họ đang mất đi một lợi ích kinh tế tiềm năng và nếu tính đến du lịch, thì mọi người muốn nhìn thấy thành phố cổ để cảm nhận nó. Bảo quản có thể đóng góp vào giá trị kinh tế".

chantroi5

chantroi11

chantroi12

Các nhà phê bình nói rằng trung tâm lịch sử ngày nay chứa đầy sinh hoạt và kiến ​​trúc có thể tìm thấy tại bất cứ nơi nào ở Châu Á. Ảnh : laranik / Alamy / Rwp Uk / Getty / Ngọc Nguyễn Quang / Getty / EyeEm

Anh nhắc đến Thượng Hải, nơi có địa thế tương tự - một trung tâm lịch sử nằm đối diện với vùng đất trống rộng lớn bên kia sông - và điều kiện chính trị. Ở đó, trung tâm lịch sử phần lớn được bảo vệ, với vùng đầm lầy Pudong ở phía đông con sông đã được phát triển thành khu tài chính.

"Chúng ta nên bảo tồn Quận 1 như trung tâm thành phố cũ - một số tòa nhà mới, nhưng ưu tiên hàng đầu là bảo tồn", ông nói. "Và ở Thủ Thiêm quận 2 bên kia sông có thể là khu tài chính quốc tế".

Thay vào đó, thành phố Hồ Chí Minh có hai tổng thể riêng biệt, với một cho phía tây lịch sử với một bức tường những tòa nhà chọc trời dẫn tới tận bờ sông. Các dự an phát triển mới thường được xây dựng trên vùng đất bồi để bảo vệ chúng khỏi lũ lụt, trong khi trớ trêu thay, nước mưa lại chảy tự do xuống sông và do đó gây ra nhiều lũ lụt ở nơi khác.

Họ cũng không cung cấp ít nhiều không gian công cộng. Một không gian xanh mới trong trong dự án phát triển của Công viên Trung tâm, cũng được xây dựng trên vùng đất khai hoang từ bờ sông, có các nhân viên an ninh theo dõi, hỏi xem người sử có phải là cư dân không. Có một lệnh cấm trẻ em dưới 12 tuổi và thú cưng không có người thân vào và các bảng hiệu cảnh báo mọi người bảo vệ "nghi thức xã giao, trật tự, an toàn và thẩm mỹ".

Giữa mớ bê tông và thủy tinh, dường như có một sự đánh giá cao về di sản giữa những người trẻ tuổi ở thành phố. Các quán cà phê Vintage rất phổ biến, ngay cả khi thường được đặt bên trong các tòa nhà máy lạnh hiện đại, cũng như trang phục và thời trang cổ điển.

"Giờ đây, di sản là xu hướng, nhưng tôi lo lắng nó chỉ là một bong bóng", Nguyễn nói. "Có thể phổ biến trong một năm nhưng sau đó tôi không biết ai sẽ ở bên chúng tôi sau đó".

"Cuối cùng, tôi lạc quan rằng có nhiều người sẽ tìm hiểu và quan tâm cũng như tham gia vào đó - nhưng tôi cảm thấy thất vọng vì đôi khi người ta chẳng quan tâm gì".

Nick Van Mead

Nguyên tác : ‘Redefine the skyline’ : how Ho Chi Minh City is erasing its heritage, The Guardian, 21/01/2019

Diên Vỹ dịch

Nguồn : VNTB, 23/01/2019

Published in Diễn đàn

Lâu lắm tôi không vào lp hc ph thông cơ s nào Vit Nam. Hôm trước tình c xem nh lp hc trên mng thy vn treo ‘năm điu Bác H dy’ :

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cm

vuong1

Tỷ phú Phm Nht Vượng, ch tp đoàn Vingroup

Mới đây đc bài phng vn ông Phm Nht Vượng, người giàu nht Vit Nam trên báo Tui Tr, li thy ông này nói : "Tôi xây dng văn hóa ca Vingroup đúng 3 đim : mt là yêu nước, hai là k lut, ba là văn minh. Cht li có đúng 3 từ đy thôi". So sánh thy cũng hao hao ging nhau. Li thêm đim t phú Vượng chng có tì vết gì nên li càng ging.

Chỉ có điu các cháu bây gi có v chng nghe li Bác H na ri, ch nghe có Bác Vượng thôi. Yêu t quc gì mà hếhàng chục lại đếhàng trăm người sang nước người ta ri trn li. Có nhng vùng đông đo người dân r nhau b phiếu bng chân ti các nước tư bn bng cách đi chui, v du lch ti các quc gia gn EU ri tìm cách trn vào.

Trong lớp gi các cháu bt chước các cô, hết chi nhau li sang tát nhau. Người Vit vn chia làm hai phe, c đ và c vàng, chưa biết ngày nào mi đoàn kết. Cái khon gi gìn v sinh thân th thì không dám bàn nhưng v sinh công cng và bo v môi trường thì thuc tp hàng đu tính t dưới lên trong mt s lĩnh vc.

Khoản tht thà không rõ bao gi mi li được như ngày xưa. Gi ngh slên sân khấu chp nh xung đã mt túi. Người Nht biết người Vit hay trm đồ nên ghi hẳn bin mt s nơi trong nước h, nhc nh dân Vit rng "lao đng là vinh quang".

Còn dũng cảm thì buc phi dũng cm thôi. Không đi ni cơm đin xung đường thì còn biết đi bng gì dù s người chết và b thương trên đường b c hai năm li bng tn tht nhân mng ca trn Đin Biên Ph.

Tóm lại năm điu Bác H dy ch treo đó làm cnh thôi. Gi người ta nghe Bác Vượng ri. Bác Vượng còn oai hơn c th tướng. Nh do cui năm 2016, Th tướng Nguyn Xuân Phúc va đt câu hi ai cp phép cho toà nhà trên 50 tầng góp phn làm h tng quá ti ni đô thì câu hi đó đã rơi vào hư không. Các báo dn li câu hi này đng losửa tít và ni dung. Chỉ vì toà nhà 50 tng đó có công ty ca Bác Vượng tham gia.

Sau khi có phỏng vn mi nht vi ông Vượng vTuổi Tr và Thanh Niên, nhiều ý kiến đt li các vn đ mà trước đây không bao gi được báo chí chú ý ti vì tm nh hưởng ca Bác Vượng cao và xa quá. Mt bình luận trên Facebook viết :

"Không có bất kỳ cái gì ch có mt mt mà chúng đu t thành bi các mt đi lp, Vingroup không phi là ngoi l.

"[T]hí dụ : [H] "làm vic" vi Chính quyn [thành ph H Chí Minh] thế nào (thi [ông] Lê Thanh Hi chưa v hưu) mà v trí tuyệt đp ca S Giáo dc [thành ph] (trước là nơi làm vic ca B Văn hóa – Giáo dc và [T]hanh niên thi chế đ cũ) biến nh nhàng thành Vincom b thế, hoành tráng, còn s b thu hp thành toà cao c dp lép 12 tng, như cái chung chim cu !!!

"Hồi đó nhiều ý kiến phn đi mà không được !?".

Với kh năng chi phi chính gii và báo gii, nhng nhn xét mà Bác Vượng không thích ch có th tn ti trên không gian có nút thích. Đây là mt dòng tâm trng khác cũng trên Facebook t tháng 8/2018 :

"Nói về tài năng kiếm tin, tôi kính n anh Phm Nht Vượng. Nhưng cách Vin group bt các thông tin xu v mình trên báo chí là không th chp nhn được.

"Hi vọng đó không phi là ch trương ca anh Vượng, ngược li đó là mi nguy cho mt "đế chế" mà anh đã ra sc xây dựng. Mi đây là ng đc thc ăn trong trường hc đe da sc khe, tính mng ca hàng trăm hc sinh (tôi có viết, sau đó fb b hack). Gi thì tòa nhà cao nht Việt Nam b cháy #landmark từ sáng gi, nhưng báo chí không có ly mt dòng tin (?!)".

Bác Vượng nói cho ti gi này bác đã kinh doanh Vit Nam được 25 năm. Mc dù Bác v ra mt tương lai đáng n cho Vingroup trong đó có vic ly công ngh làm đu, đó vn là chuyn tương lai. Cho tới gi này Bác cũng ch giàu lên ch yếu t đt có được t đu tư vào quan h vi các chính tr gia mà không ít người có lòng tham vô đáy. Trong môi trường kinh doanh "nht tin t, nhì hu du" Vit Nam, tht là điu kỳ diu nếu khi tài sn n sáu t đô la ca ông Vượng đã có được mà chng có s "nâng đ không trong sáng nào". Mun biết thì phi có nhng điu tra công phu ca cánh báo chí mà các nước khác được coi là quyn lc th tư chuyên ri đèn pha vào nhng góc ti. Còn ta, tiếc thay, báo chí chỉ như ngn đèn du trước gió mà gió x ta li to nên đèn khi ti khi sáng. Vy nên nhng gì Bác Vượng nói cũng ch là mt na s tht thôi. Bác lái cánh báo chí thế là tài lm ri.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 16/01/2019

Published in Diễn đàn

Dân phong tỏa bãi rác Nam Sơn, phản đối ô nhiễm, Hà Nội ứ rác (RFA, 13/01/2019)

Hàng trăm người dân các xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, chặn xe vào bãi rác Nam Sơn trong 3 ngày qua để phản đối tình trạng bãi rác gây ô nhiễm. Truyền thông trong nước hôm 13/1 cho biết như vừa nêu.

rac1

Hình minh họa. Một người đàn ông đang nhặt rác tại một bãi rác ở Hà Nội hôm 4/6/2018 -  AFP

Theo truyền thông trong nước, việc người dân phong tỏa bãi rác đã khiến rác ở thành phố Hà Nội mấy ngày nay ngập ứ vì bãi rác Nam Sơn là nơi xử lý rác của 4 quận nội thành với công suất trên 4.000 tấn mỗi ngày.

Theo Zing, người dân sống quanh bãi rác Nam Sơn đã kiến nghị nhiều lần về tình trạng bãi rác ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và được chính quyền hứa đến 2018 sẽ giải quyết xong việc đền bù đất và di dời người dân khỏi khu vực ô nhiễm. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, người dân cho biết vẫn chưa thấy có tiến triển gì.

Theo báo Lao Động, vào tháng 10/2017, người dân cạnh khu xử lý rác thải Nam Sơn cũng chặn xe chở rác trong nhiều ngày liên tiếp khiến hàng trăm tấn rác tồn đọng khắp thị xã Sơn Tây và các quận huyện nội thành.

Zing trích lời của ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, cho biết, sáng ngày 13/1, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã về địa phương để lắng nghe ý kiến người dân.

Theo Vietnamnet, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội gần đây đã thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ bằng tiền đối với người dân trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường khu vực xung quanh các khu xủ lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn. Mức giá hỗ trợ được tính theo khoảng cách từ chỗ ở đến nơi xử lý từ 0 mét đến 1000 mét với các mức giá khác nhau, thấp nhất là 27.000 đồng/30 ngày mỗi người và cao nhất là 133.000 đồng/ 30 ngày mỗi người.

*******************

Cấm quay phim chụp ảnh tại cơ quan tiếp dân là thừa ! (RFA, 11/01/2019)

Vào ngày 3/1, ông Nguyễn Đức Chung chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký ban hành nội quy quy định về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội.

cam1

Quay phim, chụp ảnh là chuyện thường - Ảnh minh họa. AFP

Theo văn bản, ngoài những quy định chung đối với công dân đến làm việc tại trụ sở có một quy định "không được quay phim, chụp hình, ghi âm, ghi hình cán bộ tiếp dân khi chưa xin phép". Lý giải về quy định này, ông Nguyễn Đức Chung cho báo chí biết quy định này nhằm để hạn chế tình trạng một số người dân đi theo người nhà đến trụ sở tiếp công dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung đưa lên mạng phục vụ vào những mục đích khác.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu từ Sài Gòn trao đổi với chúng tôi rằng việc ban hành quy định này là điều không cần thiết và nên làm nó theo một cách bình thường.

Vị luật sư giải thích "Bởi vì tiếp công dân là công khai ngoại trừ các trường hợp ví dụ như người ta làm đơn tố cáo người ta yêu cầu người quay phim chụp ảnh không được thì mình phải thực hiện theo ý của họ vì đó là quyền riêng tư của họ. Thứ hai việc ghi âm ghi hình thì Việt Nam có luật về dân sự về quyền riêng tư, khi mình lấy hình ảnh của người khác thì phải được người khác cho phép. Còn việc tiếp công dân, khiếu nại khiếu kiện thì tôi cho dó là chuyện bình thường, người ta ghi âm ghi hình để làm bằng chứng nhưng nếu ghi âm ghi hình người ta phát tán lên để nhằm mục đích khác thì pháp luật sẽ điều chỉnh những người đó. Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định rất rõ rồi nhưng vấn đề nhạy cảm ở đây đó là khi đưa ra quy định này thì nó chưa được chặt chẽ".

Còn theo nhận định của luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn thì quy định này hoàn toàn không có giá trị vì nó trái với đạo luật của Quốc hội ban hành.

"Thật ra cái quy định này nó mâu thuẩn với văn bản của cấp trên. Văn bản này không hợp pháp đâu, căn bản cán bộ tiếp dân làm theo luật khiếu nại tố cáo nhưng mà luật này đâu có quy định như vậy cho nên vị chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội ban hành như vậy nó hạn chế quyền của công dân và nó đi trái với đạo luật của quốc hội thì văn bản đó hoàn toàn không có giá trị đâu. Tôi nói thêm, ổng vẫn mang một não trạng của một người làm công an mặc dù qua làm việc với ủy ban nhân dân trong chính quyền nhưng họ vẫn mang não của một công an viên, mà công an viên khi tiếp xúc dân họ vẫn ngại công khai minh bạch".

Sau khi quy định được loan đi, công luận và một số chuyên gia cho rằng quyền của công dân trong việc giám sát hoạt động của cán bộ công chức nhà nước đã bị ngăn cản.

Trong một cuộc trả lời báo chí sau khi có phản ứng từ công luận, ông Nguyễn Hồng Điệp trưởng ban tiếp công dân Trung ương giải thích rằng việc ban hành quy định này để vừa bảo vệ cán bộ vừa bảo vệ người dân.

Ông Nguyễn Hồng Điệp nói với báo chí rằng :

"Nơi tiếp công dân mà bất cứ ai cũng ra vào, thích quay, chụp gì cũng được, thậm chí có hành động cố tình để xuyên tạc, thách thức cán bộ nhà nước thì khó chấp nhận vì gây ảnh hưởng đến trật tự chung, không đảm bảo sự tôn nghiêm của cơ quan nhà nước".

Không đồng tình với quan điểm này, anh Lã Việt Dũng từ Hà Nội và cũng là thành viên của nhóm No-U Hà Nội cho chúng tôi biết việc làm như thế là coi thường người dân.

"Tôi cho là cách làm như thế rất là coi thường người dân, ổng cho rằng thường người dân thiếu nhận thức đâu là cái đúng cái sai nhưng thực tế lại không phải vậy, bởi vì có thể bất kỳ ai lợi dụng để chửi bới và người ta có thể làm những điều xấu nhưng việc đó người dân tự nhận biết được đâu là đúng và đâu là sai".

Ngoài ra, anh Lã Việt Dũng còn cho biết thêm quy định này hoàn toàn không cần thiết bởi vì nó sẽ gây ra nhiều bất lợi cho người dân và ngay cả chính quyền của ông Chung khi ông từng nói muốn xây dựng một chính quyền trong sạch, minh bạch.

Anh Dũng cho một ví dụ :

"Bản thân cá nhân tôi đã từng làm việc với cơ quan công quyền khi cần đăng ký sửa đổi về giấy khai sinh của đứa con của em họ tôi, thì bộ máy cơ quan công quyền của Hà Nội đòi hỏi rất oái oăm là em họ tôi nói là trùng với tên cụ cố và họ yêu cầu giấy khai sinh của cụ cố mà cụ cố sinh năm 1920 thì làm gì có giấy khai sinh, thì đấy là cách họ kiếm tiền, họ đòi hỏi những cái rất là vớ vẩn để kiếm tiền từ người dân. Khi người dân không quay phim chụp ảnh không áp lực lên họ thì họ hoàn toàn kiếm tiền một cách bất chính như vậy".

Sau khi công luận lên tiếng phản đối mạnh mẻ, người đứng đầu thành phố Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung giải thích thêm rằng, tại tất cả phòng tiếp công dân tại trụ sở đều có trang thiết bị ghi âm và ghi hình nên sau buổi tiếp xúc người dân muốn trích lại toàn bộ sẽ được bàn giao và có biên bản xác nhận, nhằm tránh lợi dụng quyền tự do dân chủ để gây rối, xuyên tạc nói xấu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, việc ghi âm ghi hình là để họ làm bằng chứng nhưng nếu họ sử dụng không đúng mục đích thì pháp luật cũng đã có quy định để xử lý với trường hợp vi phạm.

"Việc ghi âm ghi hình đó là việc của họ, họ muốn lấy nó làm bằng chứng chứ họ muốn cất nó đi họ ghi lại rằng họ muốn kiến nghị điều đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp công dân. Nếu trong quá trình người nào đó sử dụng những hình ảnh đó cho việc phi pháp thì pháp luật sẽ điều chỉnh những người đó, người sử dụng hình ảnh đó phải sử dụng đúng mục đích".

Đồng ý với điều này anh Lã Việt Dũng cho biết : 

"Người dân mà chửi bới cơ quan công quyền thì đã có những quy định để xử lý rồi thậm chí họ đã có những luật như luật an ninh mạng để làm được việc đó. Chứ còn công chức mà làm đúng thì họ không sợ gì cả và chính quyền phải có niềm tin rằng là người dân luôn có sự hướng thiện nếu họ làm đúng làm tốt cho người dân thì họ không ngại gì việc lên mạng cả".

Luật sự Đặng Đình Mạnh và một số chuyên gia về luật pháp mà Đài Á Châu Tự Do có dịp trao đổi đều khẳng định rằng, việc ban hành văn bản và lý giải của ban lãnh đạo thành phố Hà Nội là không hợp lý và không mang tính thuyết phục. Bởi vì nếu cán bộ làm việc trong sáng minh bạch thì càng khuyến khích người dân giám sát, chỉ khi nào cán bộ không minh bạch và hành xử không thích hợp thì họ mới ngại công khai.

Sau khi sự việc gây nóng trong dư luận, Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư Pháp cho biết, Cục chỉ vừa mới nhận được văn bản chính thức vào ngày 10/1, do đó cục kiểm tra văn bản sẽ yêu cầu có buổi làm việc với ban lãnh đạo thành phố Hà Nội để làm rõ các vấn đề mang tính pháp lý đối với quy định này và sẽ có câu trả lời cụ thể.

******************

Cán bộ Thành phố Hà Nội 'lười tiếp dân' nên cấm 'quay phim ghi âm' ở trụ sở ? (BBC, 09/01/2019)

Ủy ban Nhân dân Hà Nội vừa ban hành nội quy của trụ sở tiếp công dân thành phố, trong đó có quy định "không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân".

cam3

Việc sử dụng rộng rãi điện thoại di động ở Việt Nam đang đặt ra câu hỏi về việc tiếp cận nguồn thông tin, tính minh bạch trong dịch vụ công và quy định liên quan đến quá trình đăng tải cá nhân trên mạng xã hội

Có ý kiến cho rằng việc UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định như vậy là đúng thẩm quyền.

Nói vậy theo tôi là sai, vì đây là quy định có tính chất mới chứ không phải là hướng dẫn làm rõ những quy định trong luật đã có và trong Luật tiếp công dân không có quy định này.

Mặt khác thẩm quyền ban hành các quy định mà người dân có nghĩa vụ phải tuân theo là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước.

Còn UBND thành phố Hà Nội chỉ là một cơ quan hành chính cấp địa phương, cho nên không có thẩm quyền ban hành các quy định có tính chất quy tắc xử sự chung buộc người dân phải tuân theo.

Làm như thế là vượt quá quyền hạn, là lạm quyền.

Có ý kiến cho rằng cán bộ tiếp dân cũng là công dân do vậy cần tôn trọng quyền cá nhân riêng tư, kẻo ảnh hưởng đến đời sống gia đình.

Nói vậy là sai, vì đang trong hoạt động tiếp dân thì đây là phạm vi thuộc về môi trường công vụ, mà cán bộ công chức khi đang làm chức trách phận sự thì chịu sự giám sát của công dân.

Hiến pháp năm 2013 tại Điều 8 đã quy định rõ :

"Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân ; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền".

Theo quy định đó của Hiến pháp thì người dân được quyền giám sát và để kiên quyết chống mọi biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền (mà bản thân việc ban hành quy định này là một biểu hiện) thì phải để người dân quay phim ghi hình hoạt động tiếp dân.

Có ý kiến nói quy định này ban hành là do thực tế đã xảy ra một số vụ người dân quay phim có tính chất gây sự, làm khó chịu cán bộ tiếp dân và đăng lên mạng ảnh hưởng xấu này nọ.

Nhưng đây chỉ là số ít và có thể xử phạt hoặc khởi kiện về hành vi này. Và không thể lấy một vài sự vụ làm sai để cản trở quyền của toàn dân.

Như thế là lộng quyền, là quyền lực áp đặt thuộc về bộ máy hành chính quan liêu chứ không thuộc về nhân dân.

Cán bộ nên khiêm tốn đặt mình ngang hoặc dưới công dân

Các cơ quan nhà nước cần có nhận thức khiêm tốn đặt mình ở vị trí ngang hàng hoặc ở dưới những người chủ công dân, để khi người dân có hành xử không đúng thì có thể khởi kiện, thay vì lối suy nghĩ lâu nay luôn cho mình là hơn nên có quyền xử phạt hoặc đưa ra quy định ngăn cấm người dân.

Thực chất, việc ban hành quy định như vậy là bộ máy hành chính quan liêu tự đưa ra quy định để che chắn quyền cho lợi bản thân mà đi ngược lại lợi ích của dân chúng. Trong khi một nguyên tắc khác trong hành chính công vụ là cán bộ công chức là công bộc phục vụ nhân dân, người dân làm chủ và là người đưa ra các quy định thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội.

Sẽ rất trái ngược khi để cho một cơ quan hành chính quan liêu tự ban hành quy định buộc người dân phải tuân thủ.

Cán bộ đang lười tiếp dân

Liên quan đến vấn đề tiếp dân lâu nay có nhiều điều đáng bàn. Chúng ta cần xét một cách rộng ra để xác định được đâu là vấn đề quan trọng nhất đối với hoạt động tiếp công dân hiện nay ?

Nếu chỉ nhìn vào vài sự vụ người dân quay phim gây rối mà đưa ra quy định như vậy vừa không đúng, vừa sai trọng tâm vấn đề.

Lâu nay có thông tin phản ánh cán bộ lười tiếp dân.

Theo quy định của Luật tiếp công dân thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân ít nhất một ngày mỗi tháng, còn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân ít nhất hai ngày mỗi tháng.

Nhưng theo Số liệu báo cáo tổng hợp của Ủy ban dân nguyện Quốc hội hồi tháng 11/2018 về tình hình tiếp công dân, thì đối với chủ tịch ủy ban cấp tỉnh tiếp công dân định kỳ chỉ đạt tỷ lệ bình quân 48% so với quy định.

Và rất nhiều trường hợp chủ tịch uỷ quyền cho cấp phó thực hiện tiếp công dân, trong khi theo luật phải trực tiếp tiếp dân, cá biệt có những tỉnh, chủ tịch ủy quyền toàn bộ cho cấp phó tiếp công dân mà không tiếp công dân định kỳ trong suốt 12 tháng.

Cũng theo số liệu của Ủy ban dân nguyện thì nhiều tỉnh không có số liệu trong báo cáo như, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Định, Cần Thơ, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương.

Có những tỉnh thì tỷ lệ tiếp dân của chủ tịch so với quy định là 0% là : Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú Yên. Tại các kỳ họp Quốc hội, nhiều ý kiến Đại biểu đã đưa ra giải pháp tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát để chấn chỉnh tình trạng lười tiếp công dân.

Đứng trước thực trạng của hoạt động tiếp dân như vậy, cộng với vấn đề nhiều nơi cán bộ tiếp dân cư xử chưa đúng mực, có biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền, đến muộn về sớm, lớn tiếng quát tháo hay giải thích hời hợt cho người dân.

Vì tất cả những lẽ đó cho nên cần trao quyền rộng rãi cho người dân khắp nơi được quay phim ghi hình để giám sát.

Tóm lại, việc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra quy định "không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân" thực chất là một hình thức cản trở người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động công vụ.

Đi ngược lại với xu thế minh bạch hóa dịch vụ công.

Trước kia đã có quy định người dân không được sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình bí mật, nay lại ngăn cản quyền ghi hình công khai, rồi những lo ngại về quy định của Luật An ninh mạng can thiệp này nọ vào mạng xã hội công cụ ngôn luận hữu hiệu của người yếu thế.

Tất cả những điều đó cho thấy các bên cần nỗ lực, không để quyền công dân cứ bị gặm nhấm mãi bằng cách quyết định cấp dưới Hiến pháp.

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Giám đốc Công ty luật Công chính tại quận Hà Đông, Hà Nội.

***************

Báo chí Việt Nam ‘bỏ qua những góc khuất của Vingroup’ (Người Việt, 12/01/2019)

Cả hai giai phẩm Xuân Kỷ Hợi 2019 của hai tờ báo có nhiều người đọc ở Việt Nam, Tuổi Trẻ và Thanh Niên, đều đăng bài phỏng vấn công phu về tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

cam4

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ảnh minh họa 

Đây được cho là lần hiếm hoi ông Vượng xuất hiện trên truyền thông để chia sẻ quan điểm về việc làm giàu và triết lý kinh doanh.

Ông chủ Tập Đoàn Vingroup được tạp chí Forbes công nhận là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Tuy vậy, nhân vật này cũng gây nhiều tranh cãi quanh việc làm giàu nhờ các dự án bất động sản, nhưng bị cáo buộc "bắt tay với các nhóm lợi ích" và làm hại môi trường. Năm 2018, Vingroup khiến công luận xôn xao với việc ra mắt xe hơi VinFast và smartphone Vsmart, động thổ xây dựng Đại Học VinUni "phi lợi nhuận, đạt tiêu chuẩn quốc tế".

Bài trên báo Tuổi Trẻ hôm 12 tháng Giêng dẫn lời ông Vượng : "Tôi muốn làm sao để đất nước mình được người ta biết đến ở khía cạnh trí tuệ, đẳng cấp… Tôi xây dựng văn hóa của Vingroup đúng ba điểm : một là yêu nước, hai là kỷ luật, ba là văn minh…"

Trong bài phỏng vấn, ông Vượng cũng nói thêm về những đàm tiếu xoay quanh mình : "Hồi ấy, người ta đồn tôi là mafia ở Nga về. Chán không thấy mafia, không thấy chém giết gì thì đồn là buôn ma túy. Xong mãi không thấy manh mối gì thì mới đồn sang cái khoản chết chóc. Mỗi năm dư luận đồn mình chết một lần, thậm chí vài lần…"

Ngay trong hôm 12 tháng Giêng đã có hàng ngàn lượt share link bài này trên mạng xã hội. Tuy vậy, khác với những người hâm mộ vị tỷ phú, một số blogger là trí thức bày tỏ sự quan ngại về việc báo chí Việt Nam đang tạo dựng hình ảnh hào nhoáng cho ông Vượng mà bỏ qua những "góc khuất" của Vingroup.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, một nhà hoạt động xã hội đang sống ở Hà Nội, bình luận trên trang cá nhân : "Đáng suy nghĩ là bài phỏng vấn của Tuổi Trẻ rất công phu nhưng lại một chiều. Có lẽ chúng ta cũng nên nói tới đảo Hòn Tre ở Nha Trang bị Vingroup xới nát như thế nào, Vinpearl ở giữa rừng quốc gia Phú Quốc đã gây bức xúc trong dư luận ra sao, các cao ốc Vinhomes ở Ba Son của Sài Gòn và Giảng Võ ở Hà Nội đang phá hủy các đô thị này như thế nào ?".

"Và có lẽ chúng ta cũng nên nói tới việc những ý kiến phản biện, phê bình, phản đối dự án này hay hoạt động kia của Vingroup, những thứ rất bình thường và cần thiết trong bất kể nền dân chủ và thị trường tự do lành mạnh nào, bị dập tắt ra sao. Một phụ huynh bất bình về chính sách học phí của Vinschool, một nhà bảo tồn động vật yêu cầu minh bạch ở Vinpearl Safari, một kiến trúc sư về quy hoạch đô thị, những người kêu gọi giữ gìn di sản kiến trúc, tất cả đều bị đe doạ, bịt miệng, gây khó dễ. Các tin cháy, nổ, tai nạn liên quan tới Vingroup không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, hoặc nhanh chóng bị gỡ xuống. Tinh thần độc tài này là ‘trí tuệ, đẳng cấp’ mà Việt Nam đang muốn chứng minh cho thế giới ?" ông Giang viết.

Trong khi đó, giới báo chí suy đoán rằng Vingroup đã phải chi số tiền không nhỏ cho kế hoạch truyền thông dịp Tết để "đi" hai bài phỏng vấn ông Vượng trên ấn phẩm Xuân của tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Điều này không có gì lạ vì Vingroup có lẽ là một trong những khách hàng quảng cáo "sộp" nhất của báo chí Việt Nam nên thường được các tòa soạn ưu tiên đăng thông tin quảng bá thương hiệu và tuyệt đối tránh đưa tin bất lợi cho tập đoàn này. (T.K.)

******************

PetroVietnam : căng thẳng Biển Đông tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu khí năm 2019 (RFA, 12/01/2019)

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) hôm 11/1 cho biết căng thẳng ở Biển Đông sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trong năm nay.

cam5

Hình minh hoạ. Hình chụp 14/5/2014 : một viên cảnh sát Biển Việt Nam đang chụp hình một tàu của Trung Quốc gần giàn khoan dầu ở vùng nước tranh chấp ngoài Biển Đông - AFP

Trong tuyên bố mới đây, PetroVietnam cho biết công ty dự tính sẽ khai thác 12,37 tấn dầu thô trong năm nay, giảm 11,45% so với năm ngoái.

Thông báo của PetroVietnam cho biết những diễn biến phức tạp ở Biển Đông đã có ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động khai thác và phát triển của công ty.

Vào tháng 3 năm ngoái, căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã khiến công ty Repsol của Tây Ban Nha phải ngưng hoạt động khai thác theo hợp đồng đã ký với phía Việt Nam ở mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam. Việc ngưng khai thác được cho là vì sức ép từ phía Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Một số lô dầu khí của Việt Nam cũng bị rơi vào vùng đứt khúc 9 đoạn này.

PetroVietnam cho biết trong năm 2019, tập đoàn sẽ bắt đầu sản xuất thương mại tại hai mỏ mới là Cá Tầm thuộc lô 09 - 3/12 và BK-20 thuộc lô 09-1.

Published in Việt Nam

Xã hội đen cho vay nặng lãi phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh (RFA, 05/12/2018)

Từ năm 2014, trung bình mỗi ngày công an thành phố Hồ Chí Minh xử lý 1 vụ đòi nợ tín dụng đen nhưng sau 4 năm phải xử lý 4 vụ/ngày, khiến người dân bất an và việc quản lý càng trở nên phức tạp vì tính chất vụ việc ngày càng nghiêm trọng thậm chí xảy ra án mạng.

xahoi1

Thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh. RFA Edited

Truyền thông trong nước dẫn lời phát biểu như vừa nêu của thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 12 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra vào sáng 5/12.

Theo thiếu tướng Phan Anh Minh, hiện công an thành phố đã thống kê được 873 người được cho là hoạt động cho vay với lãi suất trái pháp luật. Trong đó có hơn 2/3 là người ở các tỉnh phía Bắc và rất đông các đối tượng đang bị điều tra và truy nã.

Tướng Minh cho rằng, do các đối tượng cho vay nặng lãi không có chỗ ở cố định, chủ yếu thuê nhà nên việc xử lý rất khó khăn, nhẹ nhất là xâm phạm chỗ ở, nặng hơn là cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản và nặng nhất là dẫn đến giết người.

Ngoài ra, thiếu tướng Phan Anh Minh nhấn mạnh rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng vay nặng lãi phát triển mạnh tại thành phố là do luật quy định xử phạt còn chồng chéo nên dẫn đến khó xử lý các đối tượng này. Đồng thời, ông cũng cho biết thực ra vi phạm này không phải lớn nhưng vấn đề là hệ quả nó gây ra.

Để ngăn chặn tình trạng này, thiếu tướng Minh khẳng định cần sửa đồng bộ các quy định và trách nhiệm cũng như hành vi của các nhóm tội phạm này trong bộ luật hình sự, luật hành chính… và từ đó ngành công an mới có đủ cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm này.

Ủy ban nhân dân thành phố cũng vừa có kiến nghị với Bộ Tài chính đề nghị cho chính phủ đưa loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ này vào danh mục ngành nghề cấm hoạt động.

*****************

Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục cải tổ (RFA, 05/12/2018)

Doanh giới Việt Nam kiến nghị chính phủ Hà Nội tiếp tục những biện pháp cải tổ nhằm giúp phát triển kinh tế đất nước.

xahoi2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2018. Screen Capture

Những kiến nghị được nêu ra tại Diễn đàn Doanh Nghiệp Việt Nam cuối kỳ năm 2018 diễn ra vào ngày 4 tháng 12 tại Hà Nội. Cụ thể doanh giới Việt Nam gửi đến các bộ, ngành 70 nhóm vấn đề để giải quyết.

Tin dẫn khảo sát của Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam cho biết có đến 58% doanh nghiệp vẫn phải xin các loại giấy phép kinh doanh có điều kiện, trong số này có 42% nói họ gặp khó khăn trong việc xin giấy phép.

Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam kiến nghị 5 nhóm giải pháp mà trước hết cần phải có tiêu chí thống nhất về tiêu chuẩn của điều kiện kinh doanh ; mô hình trung tâm một cửa liên thông ở cấp bộ nên được nhân rộng ; các bộ, ngành và địa phương cần tăng cường công khai minh bạch thông tin trên trang chủ… ; giảm số lần và thời gian thanh tra, kiểm tra ; không thanh tra, kiểm tra trùng lắp ; tăng tối đa số đoàn liên ngành thay vì mỗi đơn vị tiến hành riêng lẻ.

Vào ngày 5 tháng 12, cũng tại Hà Nội diễn ra Diễn Đàn Cải Cách và Phát Triển Việt Nam. Đây là diễn đàn được tổ chức lần đầu tiên thay thế cho Diễn Đàn Đối Tác Phát Triển Việt Nam, Hội Nghị Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ thường niên ra đời cách đây 25 năm.

Tại Diễn Đàn Cải Cách & Phát Triển Việt Nam, ấn phẩm Khung Chính Sách Kinh Tế Việt Nam cũng được ra mắt. Đây là tài liệu tổng hợp các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế.

******************

Vingroup vươn ra nhiều lĩnh vực, lộng giả thành chân ? (RFA, 04/12/2018)

Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới truyền thông, không những các kênh chính thống của nhà nước mà còn của mạng xã hội, nhất là từ khi công ty này tuyên bố sản xuất xe hơi tại Việt Nam.

xahoi3

Thông tin về sản xuất điện thoại thông minh của Vingroup - Ảnh chụp màn hình

Từ một công ty chuyên sản xuất mì ăn liền ở Ukraine, Vingroup phát triển hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau : sản xuất xe hơi, mở một xưởng sản xuất điện thoại di động thông minh tại Hải Phòng, rồi một trường Đại học tại Hà Nội.

Chỉ trích đầu tiên được đưa ra đối với dự án sản xuất xe hơi tên gọi là Vinfast của Vingroup là dự án này nhập động cơ đã lỗi thời từ công ty BMW của Đức.

Một người tự xưng là làm việc lâu năm trong ngành xe hơi tại Nhật Bản có nick Facebook là Tony Pham, viết trên một trang blog có nhiều thông tin về tài chính là blog Phương Thơ (được cho là của một chuyên gia ngành ngân hàng Mỹ là bà Betsy Grasek), rằng động cơ xe của Vinfast là một tập hợp những sửa chữa không đồng bộ, và việc đưa ra sản xuất chỉ một thời gian ngắn sau khi vẽ kiểu xe là một sự phiêu lưu nhiều nguy hiểm.

Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thời Báo tiếng Việt tại Berlin cho biết về vụ mua bán động cơ xe của Vingroup với hãng BMW, trích dẫn nguồn từ báo chí Đức :

"Việt Nam mua cái dây chuyền sản xuất và lắp ráp xe BMW X5 là đời cũ chỉ đạt tiêu chuẩn môi trường của Châu Âu là Euro 5 thôi. Vậy nếu sản xuất thì không thể bán được ở Châu Âu".

Một chỉ trích nữa đối với Vinfast là từ một tác giả viết trên Facebook là Quang Hữu Minh, cho rằng những quảng cáo về sản phẩm của Vinfast là không minh bạch, có thể dẫn đến những khuất tất về tài chính.

Chúng tôi không liên lạc được với Vingroup để xác nhận những thông tin này.

Tuy vậy một chuyên viên kinh tế người Việt hiện sống ở Na Uy là Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ lại cho rằng việc sản xuất xe hơi của Vingroup là một việc tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.

"Điều này tùy thuộc vào việc Vinfast muốn sản xuất cái gì. Bước đầu họ có thể nhập dây chuyền và sản xuất theo thiết kế của họ. Rồi từ từ, với bộ phận nghiên cứu của mình họ cải tiến và thay thế. Đó là một cách mà tôi nghĩ họ có thể làm được hiện nay".

Bình luận về việc sản xuất điện thoại di động của Vingroup, ông Vũ đưa ra một trường hợp đã thành công là công ty nổi tiếng Apple, khi khởi nghiệp đã dựa trên những phát minh và sáng chế của quân đội Mỹ, các trường Đại học Mỹ.

Bình luận về loại động cơ không còn phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu mà Vinfast nhập về từ Đức, Tiến sĩ Vũ nói tiếp :

"Vấn đề là nếu nó không phù hợp với Châu Âu, nhưng vẫn phù hợp với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam thì vẫn tốt. Vì ta không thể đòi hỏi tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như Châu Âu được vì như vậy vô tình bóp chết doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, chính phủ có thể dựa vào các tiêu chuẩn môi trường để nâng đỡ các doanh nghiệp".

Không thấy những thông tin về tiêu chuẩn môi trường của động cơ Vinfast và tiêu chuẩn Việt Nam được báo chí Việt Nam bàn tới.

Ngành sản xuất xe hơi đã được một số công ty như Toyota, Ford,… đưa vào sản xuất tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn chưa phải là một quốc gia có ngành sản xuất xe hơi phát triển. Một trong những cản trở được các nhà kinh tế nói đến từ nhiều năm nay là Việt Nam không có một ngành công nghiệp hổ trợ để sản xuất linh kiện xe.

Trả lời câu hỏi là liệu điều này có cản trở dự án xe hơi của Vinfast hay không, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội trả lời rằng :

"Tôi nghĩ rằng cái đó cần phải có thời gian, không thể mong đợi một sớm một chiều họ có thể làm được. Nhưng với những nổ lực ban đầu của Vinfast thì tôi thấy rất đáng khích lệ, tôi hy vọng là họ sẽ vượt qua những khó khăn ban đầu để đạt những hiệu quả tích cực".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đánh giá cao hướng phát triển của Vingroup, từ kinh doanh bất động sản sang đa ngành là sản xuất xe hơi, điện thoại, xây dựng bệnh viện và trường đại học.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho ý kiến về con đường về lâu dài mà tập đoàn Vingroup cần theo đuổi.

"Về lâu dài họ cần phải có một đội ngũ nghiên cứu để phát triển sản phẩm, đó là cái cách mà các nước đi trước đã thành công. Họ có thể mở trường đại học để phát triển đội ngũ nhân sự của họ".

Thông tin về trường đại học do Vingroup thành lập hiện nay rất ít ỏi, ngoại trừ việc công bố khánh thành tòa nhà của trường này. Hai chuyên viên hiểu biết về ngành giáo dục Việt Nam mà chúng tôi tiếp xúc cũng không có thông tin gì.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, thì nếu theo những thông tin hiện có chính thức về Vingroup là đúng, nếu họ thực sự bước vào ngành sản xuất xe hơi, điện thoại di động,… thì là điều đáng hoan nghênh vì tạo công ăn việc làm cho người dân, và thứ hai là tạo sự phát triển về chất xám và công nghệ tập trung hơn.

*********************

Việt Nam muốn có nền điện ảnh như Hollywood (VOA, 05/12/2018)

Gọi là Vollywood được không ?

Nền đin nh ca Vit Nam đang phát trin nhanh chóng, vi s bùng n các rp hát trên khp c nước và nhiu nhà làm phim tham gia vào th trường này cùng vi s chú ý toàn cu nh b phim bom tn "Kong" (Đo Đu Lâu) được quay Vit nam và ra mt năm ngoái.

xahoi4

Poster quảng bá phim Cô Ba Sài Gòn và Song Lang ca nhà sn xut Ngô Thanh Vân. Cô Ba Sài Gòn là đại din duy nht ca đin nh Vit Nam được chn tham d gii Oscar 2019.

Khi tìm kiếm t khóa "Phim Vit Nam" trên mng internet thì hu hết các kết qu không phi là phim do người Vit Nam làm, mà là các siêu phm đin nh ca Hollywood v Chiến tranh Vit Nam, như Apocalypse Now (Li sm truyền), Full Metal Jacket (Áo giáp sắt) và Born on the Fourth July (Sinh ngày 4/7). Nhiu b phim được quay ti Hoa Kỳ, và tt c đu là nhng câu chuyn v người M, vi các nhân vt Vit Nam ri rác làm nn.

Đây là một cái gai đi vi nhng người mun Vit Nam có vị trí riêng trong thế gii đin nh. Điu đó đang bt đu din ra.

Ngô Thanh Vân, nghệ s được biết tiếng trong làng đin nh quc tế vi vai din trong "Crouching Tiger, Hidden Dragon" (Nga h tàng long), nay đã tr thành đo din. B phim mi nhất của cô, "The Tailor" (Cô Ba Sài Gòn), đã chính thc được chn đi din cho Vit Nam tham d gii Oscar năm ti, trong hng mc phim nói tiếng nước ngoài.

"Làm phim ở Vit Nam đã là mt công vic mo him ri, không phi vi riêng tôi", Thanh Vân, người cũng đóng một vai ph trong b phim bom tn ca Hollywood "Star Wars : The Last Jedi" (Chiến tranh gia các vì sao : Jedi cui cùng), nói vi Zing. "Nhưng chính vì khó, mình mun dn hết tâm sc làm cho bng được".

Niềm đam mê phim nh ca c người làm phim ln khán gi Vit Nam đang ngày càng tăng. Chui rp chiếu phim trong nước CGV báo cáo li nhun tăng 30% trong năm 2017 so vi năm trước. Dù ch là mt công ty nhưng CGV kim soát gn mt na s rp chiếu phim quc gia Đông Nam Á này. Các nhà phê bình gọi đó là độc quyn, nhưng điu đó cũng có nghĩa là s tăng trưởng ca nó phn ánh s phát trin ca ngành công nghip đin nh nói chung. Bên cnh CGV, thuc s hu ca tp đoàn CJ Group ca Hàn Quc, còn có nhiu cm rp khác bao gm BHD, Galaxy, Skyline, Cinestar, Cinebox, Lotte, và một s công ty khác kinh doanh phim nh Vit Nam.

Các rạp chiếu phim đang đáp ng nhu cu tiêu dùng trong mt nn kinh tế m vi mc tăng trưởng 7% mi năm. Nhu cu tăng cao này đã thu hút nhng dch v phim trc tuyến như Netflix và iflix – đối th cnh tranh ca Netflix – đến Vit Nam.

"Khi một quc gia phát trin, nhu cu phát trin đi kèm theo là gii trí, vì vy điu quan trng là nm bt được nhu cu này", công ty tư vn đu tư Investar viết trong mt bài phân tích v ngành công nghiệp đin nh. " Vit Nam, nhiu rp chiếu phim ln đã bt đu phát trin, và dòng vn đu tư chy vào lĩnh vc này ngày càng tăng".

Sự phát trin ca đin nh Vit Nam din ra cùng lúc vi s góp mt ngày càng nhiu ca các ngh s người Vit hi ngoi trong các b phim nước ngoài. B phim được yêu thích ca Netflix "To All Boys I Loved Before" (Nhng chàng trai năm y) có s góp mt ca mt ngôi sao người M gc Vit sinh ra th trn Cn Thơ, đng bng sông Cu Long. Trong "Downsizing" (Thu nhỏ), Matt Damon là bn din ca Hong Chau, người nói tiếng Anh vi ng điu đc Vit nhưng li giành được mt đ c Qu cu vàng.

Và một s người trong cng đng Vit Kiu đó đang tr v quê hương. Các din viên, đo din, nhà sn xut và biên tp phim người M (gc Vit) đã tr li Vit Nam hoc tái đnh cư đây trong nhng năm gn đây, ni tiếng nht là anh em Johnny Trí và Charlie Nguyn. Các nhà làm phim đến t Pháp, cu thc dân Vit Nam, cũng đã di ti Vit Nam, chng hn như mt cp đôi người Pháp gốc Vit – h đã thành lp mt xưởng phim hot hình ti Thành phố H Chí Minh.

"Xem phim Việt Nam là mt trong nhng cách thư giãn, vui và hiu qu đ th hin lòng yêu nước Vit ", ngh sĩ Nguyn Cao Kỳ Duyên cho biết trên trang Facebook ca cô. "Nếu bn ng hộ phim Vit Nam, các b phim s thu được li nhun, và các nhà đu tư s đu tư nhiu tin hơn".

Cô nói thêm rằng Vit Nam có rt nhiu đa danh tuyt đp mà mt người quay phim phi mơ ti.

"Kong : Skull Island" (Đảo Đu lâu) là mt ví d đin hình. Phần mới nht ca lot phim v con đười ươi khng l được quay Vit Nam, trong đó có nhng cnh quay các di núi đá vôi trên vùng bin xanh ca Vnh H Long, mt di sn thế gii ca UNESCO.

Bộ phim cũng là mt biu tượng cho thy s thay đi ca Vit Nam. Mc dù nó được ly bi cnh trong chiến tranh Vit Nam, nhưng "Kong" đã không b xem như là mt bi kch cuc chiến mà được khen ngi vì nhng th khác – gm trn chiến hp dn vi Kong, màn trình din ca Samuel L. Jackson và Brie Larson, và phong cnh hùng vĩ. Việt Nam vui mng được phô din phong cnh đó thay vì ch được dùng như mt bi cnh chiến trường khác.

Các bộ phim tiếng Vit đã đến được nhiu nơi trên thế gii, t "Cyclo" (Xích lô) cho đến "The White Silk Dress" (Áo la Hà Đông). Người dân Vit hy vọng đó ch là khi đu ca mt ngành công nghip phát trin mnh.

"Chúng tôi biết rng phim Vit Nam chưa bng vi các nước láng ging, bi vì chúng tôi vn đang trong giai đon m ca", Kỳ Duyên cho biết. "Nhưng điu đó không có nghĩa là chúng tôi s không bắt kp hoc thm chí vượt qua h".

n Đ có Bollywood. Nigeria có Nollywood. Có th s đến lúc có Vollywood.

Published in Việt Nam

Vingroup thâu tóm đất và thao túng truyền thông Việt Nam ? (RFA, 09/07/2018)

Truyền thông trong nước vừa qua loan tải thông tin tập đoàn Vingroup mua lại General Motors của Mỹ và bản quyền sở hữu trí tuệ của BMW ; đồng thời, 2 mẫu xe do Vinfast (công ty con của Vingroup) sản xuất sẽ tham gia triễn lãm xe hơi quôc tế tại Paris (Pháp) và tháng 10 tới đây. Thường thành công của doanh nghiệp được cho là bài học đáng noi theo ; tuy nhiên đối với một tập đoàn như Vingroup tại Việt Nam thì lại có nhiều nghi vấn liên quan quá trình hình thành và giàu nhanh của người đứng đầu tập đoàn ?

vingroup1

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và một công trình chung cư của tập đoàn Vingroup ở Hà Nội - Photo : RFA

Đài RFA ghi nhận thông tin từ một cán bộ truyền thông muốn giấu tên của tập đoàn Vingroup cho biết, ngay trong buổi làm việc đầu tiên, mọi nhân viên đều phải học thuộc lịch sử hình thành tập đoàn mà theo đó tiền thân của tập đoàn địa ốc lớn nhất Việt Nam hiện nay là một nhà hàng Việt Nam tại thành phố Kharkov (Ukraine) có tên gọi là Nhà hàng Thăng Long. Từ sự phát triển của nhà hàng này mà ông Phạm Nhật Vượng xây dựng được cơ sở tài chính để tiếp tục hình thành tập đoàn Technocom đầu tư vào công nghiệp sản xuất mỳ gói mang thương hiệu Mivina, cung cấp thực phẩm ăn nhanh cho toàn bộ thị trường Ukraine và khu vực lân cận. Đó cũng là tiền đề để năm 1993, Vingroup quay trở lại Việt Nam đầu tư vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, từ đó xây dựng chung cư cao cấp, phát triển giáo dục, thời trang, thương mại điện tử, nông nghiệp và xe hơi… như hiện nay.

Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine nói riêng và ở các nước Đông Âu nói chung đều hiểu rằng hoạt động của Vingroup trước đây không đơn giản chỉ dừng lại ở việc sản xuất mỳ gói và đồ hộp ăn liền. Nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan cho đài RFA biết rõ hơn về điều này :

"Thời kỳ mà các nước Đông Âu trong đó có Ba Lan hay Ukraine mà người ta chuyển đổi chế độ, thời kỳ mà khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ thì nhiều người Việt giàu lên rất nhanh chóng và họ cũng có những hoạt động có thể nói là hợp pháp cũng có mà phi pháp cũng có, rất là đa dạng mà cũng rất phức tạp, khó có thể nói một cách cụ thể. Riêng về trường hợp của ông Phạm Nhật Vượng thì theo ý kiến cá nhân tôi, mỳ tôm cũng chỉ là một ngạch của ông ý thôi, cái ngạch mà người ta có thể nhìn thấy thôi mà còn rất nhiều những ngạch mà người thường không thể nhìn thấy được và nó tạo nên cái khối tài sản khổng lồ của ông ấy như vậy".

Thế nhưng, bên cạnh những thành công mà truyền thông trong nước được phép đăng tải thì những thông tin liên quan đến các hoạt động "ngầm" của Pham Nhật Vượng tại các khu chợ người Việt tại Ukraine lại chỉ được dư luận truyền tai nhau một cách không chính thức. Cụ thể năm 2002, những đơn thư tố cáo được gửi tới Hội người Việt nam tại Ukraine thu thập chữ ký của gần 4000 tiểu thương tại khu chợ Barabacova, thành phố Kharkov (Ukraine) trong đó tố cáo ông Phạm Nhật Vượng cùng ông Lê Viết Lam (chủ tịch tập đoàn SunGroup) mang danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng hương Ukraine – Việt Nam và quản lý khu chợ Barabacova ăn chặn, bóc lột và cướp đoạt tài sản của hàng ngàn tiểu thương tại đây. Tuy nhiên, rất khó để có thể tìm thấy những thông tin này một cách chính thống trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào, thậm chí ngay cả trên các diễn đàn và trang mạng xã hội. Cũng theo nhân viên truyền thông giấu tên của Vingroup, mọi thông tin liên quan đến tập đoàn này đều phải được chính Ban truyền thông của họ kiểm duyệt trước khi gửi ra cho các đơn vị truyền thông nhà nước loan tải.

Nhân viên truyền thông của Vingroup cũng cho biết, trong danh sách khách hàng cư dân hiện sở hữu những căn biệt thư triệu đô của Vingroup có ông Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, Tổng giám đốc Đài truyền hình quốc gia Trần Bình Minh, Chánh tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng như nhiều quan chức cấp cao của nhiều bộ ngành tại Việt Nam. Đặc biêt, phần lớn những căn biệt thự này được trao tặng dưới danh nghĩa quà biếu, tặng hoặc bán lại với mức giá tượng trưng. Nhà báo, nhà quan sát chính trị Trương Duy Nhất đánh giá về điều này :

"Có những doanh nghiệp khác, tập đoàn khác, những nhóm lợi ích kinh tế khác khi đổ bể chuyện gì thì không thể can thiệp được hết các báo, có thể can thiệp vào báo này thì sót báo nọ, can thiệp vào nhóm báo này sẽ lộ nhóm báo khác, nhưng riêng Vingroup gần như thao túng tuyệt đối nền báo chí. Anh em chúng tôi hay nói là bất cứ vấn đề gì nêu về anh em nhà Vượng Vin đều "gỡ ngay trong 1,2 nốt nhạc" Thậm chí lời nói của Thủ tướng yêu cầu sau khi xây tòa cao ốc ở Giảng Võ của Tập đoàn Vingroup, khi ông Nguyễn Xuân Phúc vừa lên Thủ tướng có nói "Quy hoạch thủ đô ai cho xây tòa nhà cao tầng ở chỗ đó ?". Chưa tới nửa tiếng sau tất cả các báo đều gỡ lời phát biểu của thủ tướng mà Thủ tưỡng cũng chẳng dám ý kiến gì".

Theo nhà báo Trương Duy Nhất, mặc dù là một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề nhưng hoạt động sinh lời chính của Vingroup hiện nay vẫn là doanh thu từ bất động sản với việc mua lại thậm chí cưỡng đoạt những dự án địa ốc màu mỡ từ Nam ra Bắc, trên đất liền cho đến các hải đảo, với giá rẻ mạt và bán lại với mức giá chênh lệch gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Nhà báo độc lập này nhận định hệ quả sự lớn mạnh của Vingroup kéo theo nỗi thống khổ của biết bao nhiêu người dân bị đẩy đuổi đi, bị tước đoạt cơ hội mưu sinh…

vingroup2

Toàn cảnh khu Trung tâm Triển lãm Giảng Võ 40 năm tuổi ở trung tâm Hà Nội bị phá bỏ để thay bằng khu chung cư và nhà hàng do Vingroup đầu tư. Hình chụp hôm 13/9/2016 AFP

Nhà báo Trương Duy Nhất cũng đặt ra những nghi vấn trong đại án AVG mới đây có liên quan đến ông Phạm Nhật Vũ, em trai của ông Phạm Nhật Vượng. Mặc dù đây là nhân tố mắt xích quan trọng của vụ đại án kinh tế có nguy cơ gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng nhưng trên thực tế ông Phạm Nhật Vũ lại hoàn toàn vô can và không bị bất kỳ tờ báo nào nhắc tới. Điều đó khiến nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra giả thuyết về những thế lực thực sự đứng đằng sau tập đoàn kinh tế này.

" Cứ giả sử như có nguồn tiền từ Ukraine trước khi Phạm Nhật Vượng về nước đi, thì đó cũng là cái nguồn nhỏ mà tôi cho rằng không đủ lớn mà nó chỉ đủ sức mạnh để hình thành như Vingroup bây giờ tôi cho rằng có những thế lực của trong nước đứng sau lưng. Trước đây tôi có một số tài liệu về nguồn tài chính của tập đoàn Vingroup thì nguồn tiền vay rất lớn của Tập đoàn Vingroup từ ngân hàng Trung Quốc và đứng sau lưng đó là Trung Quốc"

Ông Trương Duy Nhất cũng lý giải hiện tượng vì sao mặc dù luật đặc khu hành chính đặc biệt chưa được thông qua nhưng Vingroup đã có mặt ở hầu hết các vị trí đắc địa quan trọng với các khu nghỉ dưỡng, vườn thú, bến cảng… tại Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong.

*****************

Bí ẩn buổi triển lãm xác người tại Sài Gòn (RFA, 09/07/2018)

Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/7 ra văn bản cho ngưng chương trình triển lãm trưng bày cơ thể người được nhựa hóa tại Nhà văn hóa Thanh Niên. Quyết định được đưa ra sau khi có nhiều tranh cãi xoay quanh sinh hoạt này.

vingroup3

Một cơ thể người hóa nhựa được trưng bày tại trung tâm văn hóa 'Casino de la Exposicion' ở Seville vào ngày 30 tháng 11 năm 2017. AFP

Ngưng triển lãm vì sự ghê rợn và phản cảm

Chương trình triển lãm "Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể con người" (Mystery of Human Body) được nói do công ty MEGA Vina phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh đã được khai mạc từ ngày 21/6 và dự kiến trưng bày đến hết năm nay.

Truyền thông trong nước khi đó loan tin cho biết đây là một mô hình triển lãm giáo dục sức khỏe kết hợp kỹ thuật y học hiện đại và công nghệ truyền thông đa phương tiện đến từ Hàn Quốc với mong muốn mang đến khán giả những trải nghiệm ấn tượng và chân thực nhất về cấu trúc sinh học của cơ thể con người.

Trong khi đó thì dư luận cho rằng 137 mẫu vật cơ thể người thật ở buổi triển lãm này quá rùng rợn, phản cảm như nhận xét của Nam Trí, một bạn trẻ ở Sài Gòn, sau đây.

Cái cảm xúc rất là mạnh bởi vì có những cái cắt xẻ những bộ phận ra, cắt lát để thấy được bên trong, chẳng hạn như cắt bà mẹ thì có thể thấy được thai nhi. Có những người bị lóc cả phần cơ hoặc bộ phận khác ra. Có những tạo hình rất ghê rợn giống như những phim kinh dị. Nó kinh dị bởi vì cho thấy là người ta sẵn sàng làm những việc đó đối với đồng loại của mình.

Bạn Nam Trí cho biết thêm việc tổ chức một buổi triển lãm như vậy ở nơi công cộng là ‘không chấp nhận được’.

Ví dụ như dành cho những bạn học y khoa, dành cho những bộ môn sinh học liên quan giúp giải thích về giải phẫu học thì được. Còn em nghĩ chuyện trưng bày rồi cho phép mọi người có ý kiến lên những cái xác đó thì em thấy là không chấp nhận được.

Vấp phải phản ứng mạnh mẽ của công chúng, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) sau đó phải vào cuộc.

Tại buổi họp báo vào hôm 5 tháng 7, cơ quan này nêu ra sai phạm về thời gian triển lãm và nội dung sử dụng của đơn vị tổ chức. Trước đó, những mẫu vật triển lãm được khai báo chỉ làm bằng nhựa, nhưng thực tế lại là xác người thật không rõ nguồn gốc. Cơ quan chức năng lập tức yêu cầu tạm dừng chương trình này kể từ ngày 7/7/2018 cho tới khi nguồn gốc các cơ thể người này được đơn vị tổ chức xác minh.

Bí ẩn nguồn gốc các xác người ?

Thực tế, các buổi triển lãm xác người hóa nhựa bằng công nghệ Plastination, phát triển bởi tiến sĩ người Đức Gunther Von Hagens, đã được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều năm qua.

vingroup4

Tiến sĩ người Đức Gunther Von Hagens tại Berlin vào năm 2015. AFP.

Hồi tháng tư năm nay, chương trình này được tổ chức ở Úc cũng gây đã gây rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của các xác người hóa nhựa.

Trong một bài báo của BBC, giáo sư Maria Fiatarone Singh từ Đại học Y Sydney quả quyết nguồn gốc của các xác người này đến từ Đại Liên, Trung Quốc. Bà nói thêm Đại Liên là một trung tâm hành hình, mổ nội tạng và hóa nhựa cơ thể các tội phạm, tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Anh Hải, một học viên Pháp Luân Công tại Sài Gòn nhận định về chương trình triển lãm này.

Tôi thấy đây là việc vô nhân đạo. Người ta kinh doanh trên chính cơ thể của đồng loại thì cái đó là ác rồi chứ còn gì nữa. Đặc biệt là từ những người tù nhân lương tâm thì trên đời này không còn gì có thể ác bằng. Nói về góc độ con người thì không thể chấp nhận được.

Dưới góc độ đạo đức nghề y, bác sĩ Huyến Trần, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng (CCHS) cho biết về tôn chỉ đối xử với các tử thi, cũng như nhận định của ông về chương trình "Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể con người"

Hồi còn sinh viên y khoa năm thứ nhất, chúng tôi học giải phẫu trên xác và được dạy rằng cần phải tôn trọng những người hiến xác như là những người thầy của mình. Nhà trường có lễ Macchabée hàng năm để tri ân những người hiến xác. Trong những năm sau, khi không còn học trên xác nữa, sinh viên chúng tôi cũng đều đặn đến thắp nhang và đặt một cành hoa huệ nơi tưởng niệm những người hiến xác trong lễ Macchabée. Cho nên, tôi không đồng ý với triễn lãm này, vì tôi thấy không đủ tôn trọng những người hiến xác.

Đạo đức và kiểm duyệt ?

Thực tế các buổi triển lãm xác người hóa nhựa đã được diễn ra từ đầu những năm 1990, và đã bị cấm ở nhiều quốc gia như Pháp, Israel vì vấn đề đạo đức.

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Triển lãm và Nhiếp ảnh nói triển lãm "Sự bí ẩn của cơ thể người" đã bị từ chối tại Hà Nội nhưng vẫn diễn ra tại Sài Gòn do Nghị định về hoạt động triển lãm hiện nay chưa có. Triển lãm này được thông qua kiểm duyệt là vì được xem có tính thương mại - hội chợ và được thực hiện theo Luật Thương mại.

Bạn Nam Trí cho rằng cơ quan kiểm duyệt ở Việt Nam đã không làm việc hiệu quả trong trường hợp này.

Triển lãm hoặc xuất bản một cái gì đó thì dĩ nhiên là những người liên quan kiểm duyệt phải rất là rõ ràng rồi. Ví dụ như nguồn gốc, bản quyền từ đâu ra. Trong vấn đề triển lãm tương đối nhạy cảm này thì những vấn đề đó cần phải được xác định rất rõ ràng. Chứ không phải cứ đưa ra rồi để người này người kia ý kiến thì họ mới nghĩ tới chuyện nên cấm hay là không cấm thì em cũng không biết phải nói làm sao.

Anh Hải thì cho rằng có thể cho những điều mờ ám xung quanh chuyện kiểm duyệt.

Có thể do vấn đề không rõ ràng minh bạch mà khiến chuyện này qua mặt được giới kiểm tra chất lượng và cấp giấy phép. Mình nghĩ là sẽ có gì đó mờ ám thì mới làm được chuyện đó.

Chuyện kiểm duyệt tại Việt Nam từ xưa tới nay là vấn đề gai góc đối với nhiều người trong giới văn nghệ sĩ. Trong khi một số tác phẩm âm nhạc và văn học được đánh giá có giá trị hiện thực và nghệ thuật nhưng bị cấm lưu hành, thì những chương trình được xem là gợi dục, kỳ quái và phản cảm vẫn trót lọt qua lưới kiểm duyệt.

Published in Việt Nam
dimanche, 13 mai 2018 23:48

Cái lò có mắt

Vài tháng trước, báo chí đã viết cả trăm bài chứng minh Vũ nhôm đáng tội thế nào : Mua hàng chục công sản (nhà/đất) từ chính quyền Đà Nẵng với giá rẻ mạt không thông qua đấu giá rồi sang tay ăn chênh lệch hoặc giữ lại kinh doanh, phân lô bán nền [1].

cailo1

Toàn cảnh khu Trung tâm Triển lãm Quốc gia Giảng Võ 40 năm tuổi bị phá bỏ để thay bằng khu chung cư và cửa hàng ở trung tâm Hà Nội hôm 13/9/2016 -  AFP

Lò xuất hiện ngay, Vũ nhôm cùng nhiều quan chức Đà Nẵng bị đưa vào lò.

Vài ngày gần đây, báo chí lại dậy sóng vụ Thủ Thiêm. Chỉ đơn cử một doanh nghiệp - Đại Quang Minh - được giao dự án theo hình thức xây dựng-chuyển giao (BT-Build&Transfert) : Tự bỏ tiền ra làm 11km đường và 1,5km cầu Thủ Thiêm 2 (với mức giá được duyệt trên trời - 1.000 tỷ/km đường và hơn 3.000 tỷ cho cầu) để đổi lại nhận tới 105ha đất vàng xây khu đô thị (có nơi bán tới 350 triệu/m2) [2].

Lò đã rục rịch, củi Sài Gòn sắp bị đưa vào lò.

Thế nhưng, cùng lúc đó tại Hà Nội, VinGroup :

Mua lại khu đất 35.075 m2 tại 29 Liễu Giai - một vị trí siêu trung tâm Hà Nội - chỉ với giá 18 triệu/m2 từ SCIC (Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước), trong khi giá thị trường 200-300 triệu/m2, để rồi triển khai dự án tầm cỡ số 1 Hà Nội Vinhomes Metropolis với nhiều khối nhà chung cư từ 43-47 tầng có tổng diện tích sàn 239.330 m2 và bán ra với giá 80-100 triệu/m2 sàn (8-10 tỷ/căn hộ) [3].

cailo2

Mỗi ngày trôi qua, Vingroup của tỷ phú Vượng thu về bao nhiêu tiền?

Bỏ ra 1.500 tỷ thâu tóm 90% cổ phần công ty Triển lãm Giảng Võ thông qua cổ phần hóa (số tiền này thành vốn điều lệ của chính công ty mà VinGroup kiểm soát nên nhà nước không thu được đồng nào) để có được gần 68.380 m2 tại 148 Giảng Võ - một vị trí siêu trung tâm khác ở Hà Nội, với cam kết ban đầu xây dựng Khu Triển lãm quốc gia ở Mễ Trì và Khu Triển lãm quốc tế ở Đông Anh (một hình thức BT).

Thế nhưng, sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, 75 ha ở Mễ Trì đã được chuyển đổi công năng để làm khu đô thị, trở thành đất đối ứng để VinGroup xây cái gọi là Thành phố Triển lãm ở Đông Anh với diện tích 300 ha. Chưa biết bao giờ Thành phố Triễn lãm này (khởi công năm 2016) sẽ hoàn thành, cũng như chưa có dấu hiệu nào cho thấy khi xây xong sẽ được bàn giao lại cho nhà nước, chỉ biết là 68.380 m2 đất vàng tại Giảng Võ và 75 ha tại Mễ Trì đã được VinGroup lên kế hoạch xây chung cư và khu đô thị cao cấp [4].

Đặc biệt hơn, sau khi VinGroup có được khu đất số 29 Liễu Giai và số 148 Giảng Võ, cả hai khu đất này trở thành hai vị trí duy nhất được UBND Hà Nội "đặc cách" cho phép xây trên 45 tầng ngay trong khu vực nội đô lịch sử - đi ngược với Quy hoạch Vùng Thủ đô được Thủ tướng phê duyệt trước đó (theo đó, phải hạn chế xây dựng cao tầng) [5].

Chiêu thức tương tự - thâu tóm đất công "không thông qua đấy giá" bằng cách mua giá rẻ, cổ phần hóa hoặc điều chỉnh quy hoạch/công năng sử dụng đất - song khác với Vũ nhôm và Thủ Thiêm là những đối tượng mà báo chí tập trung lên án, VinGroup gần như miễn nhiễm với quyền lực thứ tư. Gần một năm trước đây, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã xóa chi tiết VinGroup bị Bộ Tài chính phát hiện mua rẻ khu đất 29 Liễu Giai chỉ vài giờ đồng hồ sau khi đăng tải [6].

Cũng chẳng có tờ báo nào đặt vấn đề vì sao từ UBND Hà Nội cho tới Chính phủ thường xuyên có những điều chỉnh quy hoạch/công năng sử dụng đất có lợi cho VinGroup, chẳng bù với Thủ Thiêm khi báo chí phân tích chi tiết từng văn bản bất hợp lý và bất hợp pháp ra sao.

Tương tự, Văn phòng Chính phủ cũng từng thừa ủy quyền Thủ tướng giao Thanh tra chính phủ đưa cả hai khu đất 29 Liễu Giai và 148 Giảng Võ vào diện thanh tra năm 2017, nhưng tới nay đã hơn 1 năm mà vẫn chưa có kết quả [7].

Báo chí ngó lơ, thanh tra làm ngơ, thế nên dẫu có cả một Vũ nhôm + Thủ Thiêm ngay giữa lòng Hà Nội mà vẫn chẳng thấy cái lò đâu.

Cái lò quả thật có mắt. Chỉ là, như mù.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 13/05/2018

[1] http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ai-da-dong-y-ban-nhieu-nha-dat-cong-san-...

[2] http://www.motthegioi.vn/thoi-su-c-66/dai-quang-minh-lam-4-tuyen-duong-d...

[3]&[7] http://www.asia-pacific.vn/news/detail/loat-sieu-du-an-dia-oc-vao-tam-ng...

[4] https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/1570321536316067

[5] http://cafebiz.vn/vi-tri-duy-nhat-trong-noi-do-lich-su-ha-noi-duoc-phep-...

[6] https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/1724004647614421

Published in Diễn đàn

Hôm 3 tháng 10, tờ Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Công an thành ph Hà Ni đã "mi" mt s người "đến làm vic" vì "nói xấu, bôi nh mt s cá nhân". Chuyện "nói xu, bôi nh mt s cá nhân" này liên quan ti vic Vinschool – h thng tư thc ca Vingroup – loan báo sẽ nâng học phí đến 50%.

vin1

Ông Phạm Nht Vượng.

Sự kin mt s người ch trích Vinschool – Vingroup – ông Phm Nht Vượng trên facebook ri b Công an thành ph Hà Ni "mi" vn đã râm ran trên mng xã hi sut t đu tun ti gi.

Theo tường thut ca t Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh thì "nhiu người bt ng" khi "ch bày t quan đim cá nhân v mc hc phí" mà "phi làm vic vi công an". Mt đi tá tên là Lê Hng Sơn, Trưởng phòng Cnh sát phòng chng ti phm công ngh cao ca Công an thành ph Hà Ni, gii thích, theo "yêu cu ca Vingroup", công an đã mời mt s người "đến làm vic" vì cn làm rõ "hành vi nói xu, bôi nh mt s cá nhân ch không phi điu tra vic phn đi tăng hc phí".

Tiếc là Đi tá Sơn không nói thêm và t Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh cũng chng hi thêm "hành vi nói xu, bôi nh mt số cá nhân" có phi là "vu khng" hay không ? Theo Lut hình s hin hành, ch khi nào "ba đt hoc c tình loan truyn nhng điu biết rõ là ba đt" thì mi b truy cu trách nhim hình s. Tuy Vit Nam, không ít người b cáo buc là "nói xu", "bôi nhọ" khi k mt s tht hoc nhn đnh v mt s kin nhưng đi vi nhng trường hp này, mun cáo buc "vu khng" đ truy cu trách nhim hình s chng d chút nào.

Nhận đnh v s kin va k, Du Ca Que Huong cho rng đó là "chuyn l". Nguyen Tuan Quynh thì thắc mc, phn ng v chuyn hc phí ca Vinschool thì có liên quan gì đến công an ? Chng l c có tin thì bo gì cũng làm ? Còn theo Quang Doan thì xúc phm ông Phm Nht Vượng – Ch tch Vingroup còn nguy hiểm hơn… "nói xu lãnh t".

***

Phạm Nht Vượng, 49 tui đã và đang là mt nhân vt ni tiếng Vit Nam. Theo báo chí Vit Nam thì nh hc rt gii nên năm 1987 – thi đim mà lý lch vn là yếu t quyết đnh chn người đ gi đi du hc, ông Vượng, con mt sĩ quan không quân ca quân đội nhân dân Việt Nam giành được hc bng đ theo hc ti Đi hc Đa cht Moscow.

Sau khi bỏ ra sáu năm (1987–1993) đ hoàn tt chương trình đi hc, ông Vượng cùng v chuyn sang Ukraine – mt trong nhng quc gia tng thuc Liên bang Xô viết cũ - m nhà hàng rồi xây dng cơ s sn xut mì gói, bt khoai tây, thc phm đóng hp. Cũng theo báo chí Vit Nam thì năm 2000, ông Vượng bt đu đu tư ti Vit Nam. Sau đó thì Tp đoàn Vingroup ra đi…

Vingroup hiện là ch hàng trăm bt đng sn khng l bao gm các : Trung tâm thương mi (Vincom), Resort cao cp (Vinpearl), Chung cư cao cp (Vinhome), Cao c văn phòng (Vincom Office). Các chui : Tư thc (VinSchool), Bnh vin (VinMec), Siêu th (VinMart), Ca hiu thi trang (VinDS – Fashion Stores), Ca hàng đin t (VinPro)… Tháng trước, Vingroup loan báo s đu tư vào lĩnh vc sn xut xe hơi (VinFast).

Hồi tháng 8 va qua, da trên các s liu thu thp được t th trường chng khoán, báo gii Vit Nam loan báo, ông Vượng hin là người đng th hai trong s mười người giàu nht Vit Nam. V và em v ông Vượng cũng nm trong nhóm mười người giàu nht Vit Nam (v trí th sáu và th chín). Tạp chí Forbes ước đoán tng tài sn ca ông Vượng khong 2,4 t M kim.

***

Đáng chú ý là không ít dự án ca Vingroup được h thng công quyn ưu đãi mt cách khác thường.

Chẳng hn sau khi chính ph Vit Nam phê duyt d án di di – gii ta Hi quân Công xưởng Ba Son đ chnh trang khu vc trung tâm Sài Gòn, Tp đoàn Eunsan & Oue ca Nam Hàn đ ngh đu tư 5 t M kim vào khu vc đó. Theo nhn đnh ca chính quyn thành ph Sài Gòn thì d án đu tư ca Eunsan & Oue phù hp vi quy hoch mà chính phủ Vit Nam đã phê duyt hi năm 2013 đi vi khu vc trung tâm thành ph này (góp phn đng b hóa các công trình h tng k thut khác như cu Th Thiêm 2, Tuyến metro s 1), vì vy, nếu chính ph Vit Nam đng ý, chính quyền thành ph Sài Gòn s h tr Eunsan & Oue thc hin d án vào tháng 9 năm 2015. 

Ngay sau đó Bộ Quc phòng Vit Nam gi văn bn phn bác vi lý do, giao đất mt nơi như Hi quân Công xưởng Ba Son cho gii đu tư ngoi quc "không phù hp". Đi vi vic khai thác mt bng ca Hi quân Công xưởng Ba Son, B Quc phòng đ ngh chính ph Vit Nam "không t chc đu thu chn nhà đu tư" mà đ h "ch đnh nhà đầu tư". "Nhà đầu tư" mà B Quc phòng Vit Nam đ ngh là Công ty Dch v thương mi Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo sau đó của B Quc phòng gửi chính ph Vit Nam cho biết, công ty này là "thành viên liên kết" vi Vingroup.

Bộ Quc phòng Vit Nam tiếp tc gây ngc nhiên khi thay mt chủ đu tư, đ ngh chính quyn thành ph Sài Gòn điu chnh quy hoch "Khu trung tâm phc hp Sài Gòn – Ba Son" : Tăng chiu cao ca các cao c, tăng dân số t 5.400 (theo quy hoch) lên 24.000 (gn năm ln), điu chnh c đường b (chy dc sông Sài Gòn) ln metro (không đi xuyên mà đi vòng bên ngoài)…

Hồi đu tháng 8, khi được bn bè hi thăm v Vinhome Tân Cng, Hà Nht Tân – mt kiến trúc sư và là ging viên Đi hc Hoa Sen, bảo rng anh đã quá ngán ngm khi phi nghe nhng câu hi tương t nên chỉ mun tr li mt ln v… chuyn sinh t. Đó là do tính toán "hết sc" chu đáo ca ch đu tư và kiến trúc sư nên khi b cháy, nhng khi nhà cao, quá gn nhau s to ra các "hành lang la". Do vn tc gió ti cnh ca các khi nhà luôn cao (t 120% đến 160%), cng vi yếu t khong trng gia các khối nhà (hành lang) hẹp nên vn tc gió có th tăng hơn 200%, bi nhit đ gia tăng khi xy ra ha hon, kèm vi đ thoáng ca mt sông Sài Gòn, tc đ gió các hành lang s tăng không dưới 400%, thm chí có th đt hơn 1000% cui hành lang. Lúc y, khong trống gia các khi nhà s ging như mt h thng ng b khng l, thi la và khí đc đi vi vn tc cung phong. La s loang nhanh và rng vi s h tr ca thn gió, ch có phép l mi cu ni.

Theo Hà Nht Tân, chng ai mun ha hon nhưng nếu như ha hon xy ra, ch đu tư và các kiến trúc sư "có công ln trong vic biến các block chung cư cao cp thành nhng... ‘đài hóa thân hoàn vũ’ (tên lch s ca lò thiêu xác) cho cư dân bên trong. Nghe nói, các chung cư cao cp này, giá mt mét vuông đã tròm trèm 100 triệu. Tht ra không đt nếu tính gp luôn c chi phí ho táng".

Cuối tháng 8, Tân k thêm trên trang facebook ca anh là sau khi đưa "Vinhomes và Đài hóa thân hoàn vũ" lên facebook thì có "bn nào đó" đến tn Phòng Qun lý nhân s ca Đi hc Hoa Sen để dò la v anh. Tân gi đó là "trò tr trâu", Tân nhn công an Vit Nam nên thôi "da bóng, da gió" đi. Có mun da cũng nên "có tí cht xám". Tân nhấn mnh là ch cnh báo khi thy nguy cơ cao và đt vn đ "nếu cháy tht thì sao ?"

Một đim đáng chú ý khác là không ch h thng công quyn mà dường như báo gii Vit Nam cũng đc bit ưu ái Vingroup. Vài tháng gần đây, theo chân công an Vit Nam, báo gii Vit Nam liên tục ch trích ông Lê Thanh Thn và Tp đoàn Mường Thanh (hoạt đng cùng lĩnh vc vi Vingroup) vì không bo đm an toàn phòng cháy – cha cháy các cao c do tp đoàn này xây dng. Trong khi đó, hai v cháy xy ra hi tháng 7 va qua Vinhomes Central Park (tọa lc ti qun Bình Thnh, Sài Gòn) ch được tường thut mt cách hết sc vn tt.

Dẫu mt đ xây dng cao bt k kh năng có hn ca h thng h tng (đin, nước, đường sá) khiến sinh hot ca các đô th b ri lon vì quá ti ging như Mường Thanh nhưng Vingroup không nhng không b ch trích mà còn được báo gii giúp "gii đc dư lun".

Cuối năm ngoái, ti cuc hp gia lãnh đo chính ph Vit Nam vi gii lãnh đo chính quyn các tnh, thành ph, ông Nguyn Xuân Phúc, Th tướng Vit Nam đã chỉ trích gay gt qui hoch đô th Hà Ni. Theo ông Phúc, s dĩ môi trường, giao thông… Hà Ni tr thành thm nn là vì chính quyn thành ph này phóng tay cp giy phép cho xây dng hàng lot cao c khiến h tng quá ti.

Th tướng Vit Nam dn trường hợp cho xây dng cao c 50 tng ti Ging Võ làm ví d và nêu câu hi : Ai cho phép xây cao c 50 tng ti Ging Võ ? Không có lý thuyết nào v quy hoch li chp nhn chuyn cho xây dng ti mt nơi như Ging Võ cao c 50 tng, vi hàng ngàn căn h cao cp. Nếu mi gia đình có hai xe hơi thì ra vào, qua li thế nào ? Nếu khong đt trng nào cũng cp giy phép xây dng cao c hết thì Hà Ni s ra sao ? Theo li ca Th tướng Vit Nam thì ông ta tng yêu cu chính quyn thành ph Hà Ni kim tra và báo cáo v trường hp cp giy phép xây dng cao c 50 tng ti Hà Ni trước ngày 15 nhưng ti 29 tháng 12 năm 2016 vn chưa nhn được báo cáo.

Cao ốc 50 tng ti Ging Võ là d án Vinhomes Ging Võ ca Vingroup.

Câu chuyện va k có hai đim thú v : Th nht, ln đầu tiên một d án ca Vingroup b mt viên chc cao cp ch trích công khai và th hai, du người ch trích là Th tướng Vit Nam nhưng ging như trước đó, nhng thông tin bt li cho Vingroup b gim nh trên h thng truyn thông chính thng.

Lúc đu, nhiu bài tường thut cuc hp ca chính ph Vit Nam hôm 29 tháng 12 năm, đưa chi tiết cao c 50 tng ti Ging Võ vào ta vì báo gii đâu cũng biết đc gi ca h quan tâm đến điu gì. Tuy nhiên ngay sau đó h thng truyn thông Vit Nam sa ta, b chi tiết cao c 50 tng ti Ging Võ.

Chng hn, Zing đi ta : "Th tướng : Ai cp phép xây cao c 50 tng Ging Võ" thành "Hà Ni, Thành phố Hồ Chí Minh cn rà soát li qui hoch đô th". Đài Phát thanh quc gia (VOV) thì đi ta : "Th tướng nói v vic xây chung cư cao tng ở khu đt Ging Võ" thành "Cám ơn Th tướng"…

Rờ ti Vingroup ch có các facebooker. Mt facebooker tên là Nguyn Anh Tun đã lc tìm, sp đt chui s kin có liên quan đến Vingroup và khu Trin lãm Ging Võ đ chng minh gia Vingroup và chính quyn Hà Ni có mt thương v mua bán chính sách.

Công ty Triển lãm Ging Võ vn là mt doanh nghip nhà nước. Tháng 3 năm 2015, công ty này rao bán c phn nhưng thiên h không mun mua vì quy hoch v xây dng ca Hà Ni xác đnh khu Trin lãm Ging Võ nm thuc "ni đô lch s" b hn chế v chiu cao và tình hình tài chính của Công ty Trin lãm Ging Võ không sáng sa (li nhun sau thuế ch t 3 đến 6 t đng). Ch có Vingroup b tin mua khong 90% c phiếu. Thế ri tháng 4 năm 2016, chính quyn thành ph Hà Ni ban hành "Quy hoch công trình cao tng ni đô", theo đó, trong "nội đô lch s" ch có hai nơi được phép xây quá 39 tng đ làm "đim nhn đô th" là : Khu Trin lãm Ging Võ "được phép xây dng 50 tng" và lô đt s 29 Liu Giai "được phép xây dng 45 tng". Lúc này, c khu Trin lãm Ging Võ và lô đất s 29 Liu Giai đu đã thuc v Vingroup !

Nguyễn Anh Tun nêu thc mc, ti sao c hai "đim nhn đô th" đu rơi đúng vào hai lô đt ca Vingroup ? Không l "chính quyn thành ph Hà Ni ‘làm chính sách’ cho Vingroup" và, theo Tun, đó chính là "tham nhũng chính sách", là ví dụ minh ha v nhng "nhóm li ích" xem h thng công quyn như "công c ca riêng chúng đ đưa ra nhng chính sách làm li cho chúng, gây thit hi cho cng đng, quc gia".

Tuấn lưu ý, nếu thông báo khu Trin lãm Ging Võ được xây cao ốc 50 tng và t chc đu giá công khai thì tng s tin thu v cho ngân sách chc chn s ln hơn rt nhiu so vi con s 21,5 triu/m2 thu t Vingroup. Vingroup ch b ra 1.500 t đ mua gn 90% c phn ca Công ty Trin lãm Ging Võ, trong khi giá đt khu vc này hin khong t 200 triu đến 300 triu/m2.

Facebooker Nguyễn Anh Tun nhn hi Vingroup ca ông Phm Nht Vượng : Làm giàu bằng tham nhũng chính sách, đạp lên li ích ca quc gia như thế thì có gì đáng t hào ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 06/10/2017

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2