Vingroup nợ cực "khủng", bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng
VNTB, Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, 23/08/2022
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup, công ty này ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm gần một nửa so với mức 60/736 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13/741 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.
Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doan, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.
Kết quả, Tập đoàn Vingroup ghi nhận lãi sau thuế 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm hơn 400 tỷ đồng so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup ở mức 508.608 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 100.299 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 68.659 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2/700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022.
Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.
Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Vingroup được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hồi đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng ; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 8/2017, tại kỳ thanh tra thuế từ năm 2014 đến 2016, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup là 333 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế và phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.
Theo Tạp chí Doanh Nghiệp và Kinh Tế Xanh
************************
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực "khủng", bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng
Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực khủng, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup, công ty này ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm gần một nửa so với mức 60.736 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doan, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.
Kết quả, Tập đoàn Vingroup ghi nhận lãi sau thuế 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm hơn 400 tỷ đồng so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup ở mức 508.608 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 100.299 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 68.659 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022.
Theo các chuyên gia tài chính, việc nợ phải trả cao gần gấp ba lần so với vốn chủ sở hữu có nghĩa nguồn vốn hoạt động của Tập đoàn Vingroup hầu như là các khoản nợ.
Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.
Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Vingroup được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hồi đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng ; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 8/2017, tại kỳ thanh tra thuế từ năm 2014 đến 2016, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup là 333 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế và phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.
Phóng viên
Ghi chú :
Bài báo gốc tại "Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh" ở Việt Nam đã bị gỡ sau khi đăng được khoảng 3 giờ.
***********************
Bài viết về Vingroup nợ ‘cực khủng’ bị xóa trên các trang mạng
VOA, 22/08/2022
Một bài viết về việc tập đoàn Vingroup của tỷ phú giàu nhất Việt Nam, hiện có kế hoạch xây nhà máy sản xuất ô tô điện ở Mỹ, đang gánh một khoản nợ lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng và bị xử lý vi phạm về thuế đã bị xóa khỏi các trang mạng trong nước sau vài giờ đăng tải.
Thủ tướng Phúc ngồi trên xe ô tô của Vinfast do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cầm lái tại lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô của tập đoàn này. (Ảnh chụp màn hình Soha)
Bài viết với tiêu đề "Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực ‘khủng’, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ" của Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh được đăng hôm 20/8. Khi tra cứu trên mạng, tiêu đề và đoạn đầu của bài viết hiện ra với các đường link dẫn tới trang tin của Tạp chí này và một số trang mạng khác, Voz.vn và VietnamIndex.vn nhưng nội dung bài báo đã không còn tồn tại.
Khi nhấn vào đường dẫn tới trang Doanh nghiệp Kinh tế xanh và Voz.vn, một thông báo lỗi cho thấy nội dung không còn tồn tại trong khi đường link bài báo trên VietnamIndex dẫn tới trang chủ của tờ báo mạng về đầu tư, kinh tế và chứng khoán Việt Nam.
Theo Thoibao.de, tờ báo mạng tiếng Việt có trụ sở ở Berlin của Đức, bài viết gốc được đăng trên trang Doanh nghiệp Kinh tế xanh – của Hiệp hội Đầu tư, xây dựng, dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam – hôm 20/8 và bị gỡ chỉ sau khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Bài viết, được tờ Thoibao đăng lại, cho biết rằng tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay, tập đoàn Vingroup "gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022".
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm nay của tập đoàn lớn nhất Việt Nam được trích dẫn trong bài viết này nói rằng Vingroup ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, giảm gần một nửa so với mức 60.736 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Vẫn theo nội dung bài báo được đăng tải trên Thoibao, kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Vượng "lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng".
Lãi sau thuế của tập đoàn Vingroup, với các lĩnh vực kinh doanh từ nhà đất cho đến công nghiệp, y tế và giáo dục, đã giảm 400 tỷ đồng xuống mức 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
Bài báo còn cho biết rằng tập đoàn của tỷ phú Vượng hồi đầu tháng 8/2021 đã bị Cục thuế Thành phố Hà Nội ra "quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng". Vẫn theo bài báo, Tổng cục Thuế của Bộ Tài Chính hồi tháng 8/2017 đã truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Vingroup số tiền 333 triệu đồng và phí chậm nộp thuế cũng như phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.
Ảnh chụp màn hình bài báo trên tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh trước khi bị gỡ bỏ được đăng tải trên trang Thoibao.de.
VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới Vingroup về các thông tin nợ và vi phạm thuế của tập đoàn.
Đây không phải là lần đầu tiên các thông tin bất lợi liên quan đến tập đoàn Vingroup bị gỡ bỏ trên mạng trong nước. Gần đây nhất vào tháng trước, thông tin cho rằng ông Vượng, chủ tịch của tập đoàn này, bị cấm xuất cảnh là "thất thiệt" và công an đã xử phạt 10 người được cho là "tung tin đồn" gây tác động xấu đến thị trường chứng khoán trong nước. Trước đó vào tháng 5/2021, một khách hàng quay video mô tả các lỗi trên chiếc ô tô của VinFast đã bị công ty này tố cáo lên công an. Nhiều người dùng mạng xã hội cũng từng phàn nàn rằng họ bị khóa tài khoản do đăng tải các thông tin chê sản phẩm xe hơi của VinFast.
Cùng ngày bài báo về việc tập đoàn lớn nhất Việt Nam ‘nợ cực khủng’ bị gỡ bỏ, ông Nguyễn Việt Quang, tổng giám đốc tập đoàn Vingroup, được truyền thông trong nước trích lời cho biết rằng tập đoàn này sắp xây dựng "thung lũng silicon" để mở ra một trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu tại Khánh Hòa.
Nói tại một hội nghị trực tuyến về phát triển thị trường lao động do Thủ tướng Chính phủ chủ trì hôm 20/8, ông Quang cho biết rằng Vingroup sẽ mở "Trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu tại Cam Lâm" trong vòng 3 năm tới. Theo lời ông Quang được Thanh Niên trích dẫn, trung tâm này sẽ "quy tụ những bộ óc lớn nhất của thế giới, những chuyên gia đang sở hữu bằng sáng chế, các nghiên cứu chuyên sâu". Ông Quang hy vọng tập đoàn này sẽ giúp Việt Nam "có một khu ‘thung lũng Silicon’ nơi quy tụ tinh hoa của thế giới".
Theo Tổng giám đốc Vingroup, hiện tập đoàn này có 3 mảng hoạt động chính, gồm công nghệ, công nghiệp; thương mại, dịch vụ; và thiện nguyện xã hội. Ông Quang cho biết tổng số lao động của tập đoàn này là 45.000 người, và dự kiến sẽ tăng lên 150.000 người trong 2 năm tới.
Xuất phát điểm là kinh doanh bất động sản ở Việt Nam, Vingroup hiện đang sản xuất ô tô với nhà máy đầu tiên tại Hải Phòng. VinFast, chi nhánh sản xuất ô tô của tập toàn, đang có kế hoạch sản xuất ô tô điện tại Mỹ, với một nhà máy dự kiến được xây dựng ở bang North Caronlina. trị giá lên đến 4 tỷ USD, cũng như sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ trong thời gian tới.
Nguồn : VOA, 22/08/2022
**********************
Bài viết về "nợ cực khủng" của Vingroup bị báo Nhà nước rút xuống
RFA, 22/08/2022
Một tờ báo nhà nước có bài viết về số nợ lớn của tập đoàn Vingroup so với vốn chủ sở hữu, nhưng bị rút xuống sau đó vài tiếng không rõ lý do.
AFP
Tờ Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh hôm 20/8 đăng tải bài viết với tiêu đề "Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực "khủng", bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng", tuy nhiên ba tiếng sau phải rút xuống, tờ Thoibao.de phát hiện điều này đầu tiên.
Bản lưu của bài báo vẫn còn nhìn thấy trên bộ nhớ đệm của trang web doanhnghiepkinhtexanh.vn. Bài báo dẫn Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup cho biết, tập đoàn này gánh khoản nợ phải trả lên tới hơn 376.000 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD), cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu (132.000 tỷ đồng).
Bản báo cáo của Vingroup cho cổ đông mỗi quý công khai trên trang chủ Vingroup.net, cho thấy số nợ phải trả của họ tăng hơn 100.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cho đến ngày 30/6/2022, tập đoàn mẹ của VinFast ghi nhận doanh thu thuần khoảng 32.000 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm, giảm gần một nửa so với mức hơn 60.000 tỷ đồng.
Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng.
Theo tờ báo có cơ quan chủ quản là Hiệp hội Đầu tư, xây dựng – dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam, trên nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.
Về rủi ro kinh doanh, theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra.
Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.
Cũng trong ngày 20/8, Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang, trong buổi hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, cho biết họ cần thêm gần 100.000 nhân sự trong hai năm tới cho hàng loạt dự án xây dựng được triển khai trong tương lai.
Ông Quang cho biết, trong kế hoạch năm năm nữa, Vingroup dự kiến xây đựng 500.000 căn nhà xã hội và một loạt dự án xây dựng được triển khai tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với việc mở mới nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), mở rộng sản xuất nhà máy ôtô điện ở Hải Phòng.