Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

15/03/2019

Đảng Cộng sản khai trừ Nhà sử học Việt Nam phê phán chính sách Trung Quốc

Mike Ives

Một sử gia nổi tiếng của Việt Nam chỉ trích chính phủ đã không phản ứng nhiều hơn đối với các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông đã bị khai trừ khỏi đảng cầm quyền Việt Nam vì những bình luận ông đăng trên Facebook.

khaitru1

Ông Trần Đức Anh Sơn

Cuộc thanh trừng chính trị ông Trần Đức Anh Sơn, một chuyên gia về các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, thể hiện rõ cách đảng xử lý người bất đồng chính kiến trong đội ngũ đảng viên cấp thấp. Hiện tượng này cũng nhấn mạnh sự nhạy cảm xung quanh việc Việt Nam xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất và là kẻ xâm lược trước đây.

Truyền thông nhà nước tuần trước đưa tin rằng Tiến sĩ Sơn, mới ngoài 50 tuổi và công tác lâu năm tại một viện nghiên cứu của nhà nước ở Đà Nẵng, đã bị khai trừ vì đăng thông tin sai lệch và vi phạm quy chế đảng viên.

"Tôi biết ngày này sẽ đến", tiến sĩ Sơn nói trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến. Ông đã đóng tài khoản Facebook của mình trong tuần này, nói rằng ông cần thêm thời gian để thực hiện các dự án sách và chuyển sang mới với tư cách là giám đốc một nhà xuất bản.

Tiến sĩ Sơn cho biết bình luận trên Facebook khiến ông gặp rắc rối nhất là một câu hỏi ngắn mà anh đặt ra vào tháng 9 năm ngoái dưới một bức tranh biếm chỉ trích chính quyền.

Một nhân vật trong hoạt hình nói : "Bảy mươi ba năm trước họ đã lôi kéo mọi người tụ tập để nghe Tuyên ngôn độc lập. Bảy mươi ba năm sau họ cấm mọi người tụ tập để ăn mừng ngày quốc khánh".

Điều này ám chỉ bản tuyên ngôn nổi tiếng năm 1945 của ông Hồ Chí Minh, là chủ tịch nước tương lai tuyên bố Việt Nam độc lập khỏi Pháp, và một sự chỉ trích xéo lãnh đạo hiện tại của Đảng Cộng sản đang gia tăng đàn áp giới bất đồng chính trị.

Tiến sĩ Sơn cho biết câu hỏi mà ông viết bên dưới tranh biếm - "Đây có phải là sự thật không ?" - đã khiến Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Đà Nẵng mở cuộc điều tra kéo dài hàng tháng.

Ông Sơn nói rằng ông cũng bị điều tra vì một bình luận trên Facebook - "Sao mà cái gì cũng txấu hết vậy ?" - mà ông viết dưới một bài đăng trích dẫn hai bài báo truyền thông nhà nước viết về bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Mặc dù nhiều người Việt Nam không đánh giá cao Đảng Cộng sản, nhưng đảng viên thường tránh chỉ trích đảng vì sợ hậu quả sẽ làm ảnh hưởng đến sinh kế của họ, Mai Thanh Sơn, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Khoa học Xã hội ở miền Trung Việt Nam cho biết.

"Việc khai trừ ông Trần Đức Anh Sơn là một quyết định thiếu suy nghĩ", ông Mai Thanh Sơn nói. "Làm vậy là giống như thả một con hổ về rừng, và góp phần làm rõ bộ mặt hèn nhát của bộ máy cầm quyền mà đảng cộng sản là đại diện".

Tháng 1, luật an ninh mạng đã có hiệu lực tại Việt Nam yêu cầu các công ty công nghệ có người dùng ở đó thiết lập văn phòng và lưu trữ dữ liệu trong nước đồng thời phải tiết lộ dữ liệu người dùng cho chính quyền mà không cần lệnh của tòa án. Những người ủng hộ nhân quyền nói rằng luật an ninh mạng của Việt Nam chính là để chính phủ giám sát chặt chẽ hơn những người chỉ trích trên Facebook mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam.

Facebook từ chối bình luận về hồ sơ về tài khoản của Tiến sĩ Sơn.

Bộ Ngoại giao đã không trả lời các câu hỏi được gửi qua email về việc khai trừ đảng tiến sĩ Sơn cũng như việc ông chỉ trích chính sách Biển Đông có đóng vai trò gì trong đó hay không.

Việt Nam đã đụng độ nhiều lần với Trung Quốc trên biển, nơi Trung Quốc tuyên bố hầu hết các tuyến đường thủy là của riêng họ. Đáng chú ý, vào năm 2014, công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc đã kéo một giàn khoan dầu đến vùng biển gần Đà Nẵng, gây ra một cuộc biểu tình căng thẳng trên biển và bạo loạn chống Trung Quốc tại một số khu công nghiệp Việt Nam. Đảng Cộng sản lo ngại sự lặp lại chủ nghĩa dân tộc Việt Nam bài Trung Quốc như vậy, một phần vì một số người chỉ trích đặt câu hỏi tại sao chính phủ không có đường lối chống Bắc Kinh cứng rắn hơn.

Các quan chức và học giả Trung Quốc biện minh cho yêu sách của Bắc Kinh về chủ quyền biển Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp bằng cách trích dẫn các bản đồ và bằng chứng có từ những năm 1940 và 1950.

Nhưng Tiến sĩ Sơn và các nhà sử học Việt Nam cho rằng triều Nguyễn, cai trị Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945, nắm quyền kiểm soát hành chính rõ ràng ở Hoàng Sa, nhiều thập kỷ trước khi chính quyền phong kiến hoặc hậu cách mạng Trung quốc thể hiện sự quan tâm đến các quần đảo này.

Mike Ives

Nguyên tác : Vietnam’s Communist Party Ousts Historian Who Criticized Its China Policy, The New York Times, 13/03/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 15/03/2019

Quay lại trang chủ
Read 540 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)