200 ngàn, pháp luật Việt Nam bị bêu rếu
Mặc Lâm, VOA, 22/03/2019
"8 đô la cho một cái hôn cưỡng bức trong thang máy" là đề tài gây chú ý trên nhiều tờ báo nước ngoài như AFP, France 24 (Pháp), Daily Mail (Anh), Asia Times (Hong Kong), New Sarawak Tribune (Malaysia), Dispatch (Hàn Quốc) hay trang tin videostreet.pk, neonenetwork.pk (Pakistan)… Tất cả các bài viết trên các trang nói trên cùng chung một sự ngạc nhiên : 8 đô la là mức phạt quá… nhẹ cho một vụ tấn công tình dục (Sexual assault) tại Việt Nam.
Hình minh họa.
Bên cạnh sự ngạc nhiên là những câu chuyện thực tế khác khiến Việt Nam trở nên "khác thường" trong mắt người nước ngoài. Có thật là pháp luật Việt Nam luôn "nhẹ nhàng" như thế hay không trong khi các tội danh khác bị phạt rất nặng nếu không muốn nói là hà khắc bậc nhất Đông Nam Á.
Chỉ vài bài viết về sán lợn và dịch lợn Châu Phi mà bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa bị phạt tới 20 triệu đồng, trong khi cái hôn cưỡng bức của Đỗ Mạnh Hùng, một quan chức chính phủ đối với một cô gái trong thang máy thì được công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) quyết định xử phạt hành chính 200 ngàn tạo cho người dân một làn sóng phẫn nộ. Nó giống như gáo nước lạnh tát vào mặt, ngay cả người không quan tâm đến chuyện xảy ra quanh mình cũng cảm thấy bất nhẫn về hành vi đê tiện của Đỗ Mạnh Hùng, người chẳng những không thấy hành động của y là phạm tội mà còn tỏ ra bất chấp dư luận xã hội khi khước từ câu nói xin lỗi đối với nạn nhân.
Thật ra công an quận Thanh Xuân Hà Nội không có lỗi trong việc phạt hành chánh 200 ngàn, mà cái lỗi cần phải nhanh chóng sửa đổi là Bộ luật hình sự Việt Nam không quy định rõ tội danh "Tấn công tình dục" để tòa án có thể dựa vào đó mà tuyên phạt kẻ phạm tội.
Ngay cả nước Mỹ là nơi được cho là có bản hiến pháp hoàn chỉnh nhất thế giới nhưng mãi tới năm 1964 thì tội danh "Quấy nhiễu tình dục" mới ra đời. Tuy ra đời muộn nhưng lại là nước đầu tiên mang tội danh này để xử phạt, mà hình phạt của nó đối với bị can thật nặng nề, không khác gì người mang tội hiếp dâm, hay tấn công tình dục là những trọng tội trong luật pháp Mỹ.
Theo định nghĩa thì "quấy rối tình dục" là các hình vi như dùng lời nói, hành động biểu tỏ hình thái tình dục, yêu cầu hay gạ gẫm quan hệ tình dục trái ý muốn của người khác, dùng cử chỉ, lời nói, hình ảnh hay phương tiện thông tin gợi ý về tình dục đối với người khác, đưa hình ảnh người khác tới nơi công cộng nhằm khoe khoang sự quan hệ của mình với người đó mà không được sự đồng ý của đương sự.
Người bị xử phạt về tội này không những phải chịu hình phạt tù giam mà sau khi ra tù những hệ lụy của nó theo đuổi người gây án gần như suốt cuộc đời còn lại. Phải trình diện cơ quan quản lý về di trú, làm việc và đi lại. Khó xin việc làm, bị tước một số quyền công dân căn bản như bỏ phiếu, sở hữu vũ khí, mở công ty. Thậm chí, họ còn bị tước quyền chăm sóc con cái, hay bị cấm tiếp xúc với người thân, trẻ em. Án tích tội phạm tình dục khó hoặc không được tòa án hủy bỏ.
Quay lại với báo chí quốc tế, nếu họ biết rằng cụm từ "quấy rối tình dục" không được thể hiện trong Bộ luật hình sự của Việt Nam mà chỉ có Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh - trật tự tại điều 53 có quy định hành vi "kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng" có thể nhận mức xử phạt năm trăm ngàn đến một triệu đồng, thì chắc sự ngạc nhiên của họ càng tăng cao hơn trong các bài báo mà họ tường thuật.
Năm 2015, được sự giúp đỡ của Tổ chức lao động quốc tế ILO, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trong đó định nghĩa "quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng đến tâm lý của nữ giới, nam giới. Đây là hành vi không được chấp thuận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, tạo môi trường bất ổn, đáng sợ và thù địch". Vì là quy tắc ứng xử trong phạm vi người lao động nên không có tư cách pháp lý và vì vậy không có việc chế tài cho người vi phạm.
Trong nhiều lần được đề nghị, đại biểu Quốc hội nhiều khóa đã chần chừ, nếu không muốn nói là lơ là với việc xây dựng điều khoản mới về tội quấy rối tình dục trong những lần đổi mới, bổ xung Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nhiều đại biểu cho rằng khó nhất trí với các cụm từ quy chuẩn về hành động nào mới chứng tỏ là phạm tội và hành động nào là vô tình hay khó kết tội một người. Những chần chừ này cho thấy tư duy về luật pháp của nhiều đại biểu Quốc hội còn cổ xưa như sống trong thời phong kiến. Họ không dám tiếp cận với những định nghĩa của luật pháp nước ngoài về tội danh này và càng không dám tự mình nghĩ ra điều gì làm cho một người có thể bị buộc tội "quấy rối tình dục".
Tâm lý đùn đẩy, sợ trách nhiệm, thiếu tư duy và kiến thức luật pháp của nhiều đại biểu Quốc hội đã đẻ ra vụ án 200 ngàn hôm nay. Vụ án mà truyền thông quốc tế đang bêu rếu Việt Nam qua câu chữ không làm cho ai trong số những người trách nhiệm cảm thấy xấu hổ, chỉ có dân chúng, những người đồng cảnh với cô gái trong thang máy là cảm thấy ê chề.
Mà ê chề và nhục nhã là hai trong một.
Mặc Lâm
Nguồn : RFA, 22/03/2019
*******************
Báo Nam Hàn bêu rếu vụ ‘sàm sỡ trong thang máy’ ở Hà Nội chỉ bị phạt hơn 8 USD
Tr.N, Người Việt, 21/03/2019
Vụ "yêu râu xanh" sàm sỡ nữ sinh trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng (hơn 8 USD) không chỉ làm dư luận ở Việt Nam phẫn nộ, mà báo chí Nam Hàn cũng đã đưa tin.
Bài báo của Dispatch thuật lại diễn biến của vụ Đỗ Mạnh Hùng sàm sỡ nữ sinh V.. (Hình: Thanh Niên)
Báo Thanh Niên cho hay, ngày 20 tháng Ba, 2019, báo Dispatch, một trang thông tin uy tín tại Nam Hàn đã đăng tải vụ này lên trang chủ, sau khi chiều 18 tháng Ba, Công An quận Thanh Xuân (Hà Nội) ra quyết định chỉ xử phạt hành chính đối với Đỗ Mạnh Hùng (47 tuổi, quê tại Hải Phòng), kẽ đã sàm sỡ, cưỡng hôn nữ sinh PHV (20 tuổi, trú tại chúng cư Golden Palm, Thanh Xuân, Hà Nội) tại thang máy một chúng cư này với mức phạt 200.000 đồng (hơn 8 USD) về tội "có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác".
Hùng từng đồng ý sẽ công khai xin lỗi theo yêu cầu của nạn nhân trước sự chứng kiến của cư dân, Ban Quản lý tòa nhà, Tổ dân phố, Công an quận, phường…, nhưng hai lần tổ chức đều không đến.
Báo Dispatch cho đưa tin cụ thể về vụ này và nhấn mạnh rằng "thủ phạm chỉ bị phạt 200.000 đồng, một số tiền quá nhỏ so với những gì người này đã gây ra cho nữ sinh".
Trang này trích lời của nạn nhân V. : "Đã 10 ngày kể từ khi sự việc xảy ra nhưng tôi vẫn không thôi ám ảnh mỗi lần đi thang máy. Hình phạt 200.000 đồng là quá ít so với những tổn hại về thể chất và tinh thần mà tôi đã phải chịu đựng từ kẻ tấn công". Tuy nhiên, cô V. không muốn tiếp tục truy cứu sự việc.
"Rất nhiều người Việt Nam đùa là nếu phạt 200.000 đồng thì đưa luôn 1 triệu đồng (43 USD) để những lần vi phạm sau khỏi mất công đóng", tác giả bài viết kể lại.
"Nếu sự việc mà xảy ra ở đất nước nào khác, hình phạt sẽ rất nặng. Thật nực cười khi hắn ta chỉ bị phạt có 200.000 đồng", trang báo trích ý khiến của một số độc giả Việt Nam.
Trang Dispatch thậm chí còn lấy hình ảnh chế trên mạng xã hội ở Việt Nam để nói đến làn sóng phản đối của dư luận về hình phạt dành cho kẻ tấn công. "Họ lấy năm tờ 200.000 và ghi vào đó tên của từng người đẹp nổi tiếng tại Việt Nam để giễu cợt về hình phạt", trang báo đưa tin và kèm hình ảnh minh họa.
Theo báo VnExpress trước đó, tối 4 tháng Ba, khi vào thang máy, chị V. bấm lên tầng 22, còn người đàn ông (sau đó được xác định là tay Hùng) lên tầng 19. Khi đến tầng 19, tay này vẫn nán lại đòi xin số điện thoại chị V để làm quen.
Chị V. từ chối, nói đã có chồng con. Khi cửa thang máy đóng lại, y xông vào ôm, hôn. Khi cửa thang mở ở tầng 22 chị cố hết sức vùng chạy. Tay Hùng còn cố kéo nạn nhân trở vào thang nhưng bất thành.
Theo dữ liệu camera trong thang máy, hành động của tay Hùng diễn ra chừng một phút. Khi chị V bỏ chạy trong tình trạng hoảng loạn, trầy xước, y chỉnh trang lại quần áo và bình thản rời đi.
Ngay sau khi Công an quận Thanh Xuân xử phạt tay Hùng và thông tin được đăng tải lên báo chí, cộng đồng mạng và chính nạn nhân đã phản ứng gay gắt.
"Cưỡng hôn người ta là hành vi tấn công tình dục mà không cấu thành tội phạm là sao? Nếu chỉ 200.000 đồng, có án lệ rồi, mai mốt cứ vô thang máy thoải mái hôn hít, quấy rối tình dục, bị kiện bỏ ra số tiền trên huề cả làng! Sao nhân phẩm người phụ nữ rẻ thế. Nếu phụ nữ chúng tôi phản kháng lại, cho nhập viện luôn mấy tên ‘yêu râu xanh’ thì có bị phạt ngược lại không ta?", diễn viên hài Nam Thư bất bình nói.
Nói về việc xử phạt hành chính tay Hùng 200.000 đồng, một lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân cho biết "đơn vị đã xử phạt theo đúng quy định của pháp luật".
"Vẫn còn đó sự phẫn nộ của dư luận về hành vi ‘sờ mông, sờ đùi’ nhiều nữ sinh lớp 5 của thầy giáo ở một tỉnh phía Bắc chưa bị coi là ‘dâm ô’ vì thiếu những… dấu vết (?). Và biết bao nhiêu vụ việc tương tự, nạn nhân và người thân đang mỏi mòn tìm công lý",… báo Tuổi Trẻ kết luận.
Tr.N
*********************
200 ngàn, pháp luật Việt Nam bị bêu rếu
Mặc Lâm, VOA, 22/03/2019
"8 đô la cho một cái hôn cưỡng bức trong thang máy" là đề tài gây chú ý trên nhiều tờ báo nước ngoài như AFP, France 24 (Pháp), Daily Mail (Anh), Asia Times (Hong Kong), New Sarawak Tribune (Malaysia), Dispatch (Hàn Quốc) hay trang tin videostreet.pk, neonenetwork.pk (Pakistan)… Tất cả các bài viết trên các trang nói trên cùng chung một sự ngạc nhiên : 8 đô la là mức phạt quá… nhẹ cho một vụ tấn công tình dục (Sexual assault) tại Việt Nam.
11111111111111
Hình minh họa.
Bên cạnh sự ngạc nhiên là những câu chuyện thực tế khác khiến Việt Nam trở nên "khác thường" trong mắt người nước ngoài. Có thật là pháp luật Việt Nam luôn "nhẹ nhàng" như thế hay không trong khi các tội danh khác bị phạt rất nặng nếu không muốn nói là hà khắc bậc nhất Đông Nam Á.
Chỉ vài bài viết về sán lợn và dịch lợn Châu Phi mà bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa bị phạt tới 20 triệu đồng, trong khi cái hôn cưỡng bức của Đỗ Mạnh Hùng, một quan chức chính phủ đối với một cô gái trong thang máy thì được công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) quyết định xử phạt hành chính 200 ngàn tạo cho người dân một làn sóng phẫn nộ. Nó giống như gáo nước lạnh tát vào mặt, ngay cả người không quan tâm đến chuyện xảy ra quanh mình cũng cảm thấy bất nhẫn về hành vi đê tiện của Đỗ Mạnh Hùng, người chẳng những không thấy hành động của y là phạm tội mà còn tỏ ra bất chấp dư luận xã hội khi khước từ câu nói xin lỗi đối với nạn nhân.
Thật ra công an quận Thanh Xuân Hà Nội không có lỗi trong việc phạt hành chánh 200 ngàn, mà cái lỗi cần phải nhanh chóng sửa đổi là Bộ luật hình sự Việt Nam không quy định rõ tội danh "Tấn công tình dục" để tòa án có thể dựa vào đó mà tuyên phạt kẻ phạm tội.
Ngay cả nước Mỹ là nơi được cho là có bản hiến pháp hoàn chỉnh nhất thế giới nhưng mãi tới năm 1964 thì tội danh "Quấy nhiễu tình dục" mới ra đời. Tuy ra đời muộn nhưng lại là nước đầu tiên mang tội danh này để xử phạt, mà hình phạt của nó đối với bị can thật nặng nề, không khác gì người mang tội hiếp dâm, hay tấn công tình dục là những trọng tội trong luật pháp Mỹ.
Theo định nghĩa thì "quấy rối tình dục" là các hình vi như dùng lời nói, hành động biểu tỏ hình thái tình dục, yêu cầu hay gạ gẫm quan hệ tình dục trái ý muốn của người khác, dùng cử chỉ, lời nói, hình ảnh hay phương tiện thông tin gợi ý về tình dục đối với người khác, đưa hình ảnh người khác tới nơi công cộng nhằm khoe khoang sự quan hệ của mình với người đó mà không được sự đồng ý của đương sự.
Người bị xử phạt về tội này không những phải chịu hình phạt tù giam mà sau khi ra tù những hệ lụy của nó theo đuổi người gây án gần như suốt cuộc đời còn lại. Phải trình diện cơ quan quản lý về di trú, làm việc và đi lại. Khó xin việc làm, bị tước một số quyền công dân căn bản như bỏ phiếu, sở hữu vũ khí, mở công ty. Thậm chí, họ còn bị tước quyền chăm sóc con cái, hay bị cấm tiếp xúc với người thân, trẻ em. Án tích tội phạm tình dục khó hoặc không được tòa án hủy bỏ.
Quay lại với báo chí quốc tế, nếu họ biết rằng cụm từ "quấy rối tình dục" không được thể hiện trong Bộ luật hình sự của Việt Nam mà chỉ có Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh - trật tự tại điều 53 có quy định hành vi "kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng" có thể nhận mức xử phạt năm trăm ngàn đến một triệu đồng, thì chắc sự ngạc nhiên của họ càng tăng cao hơn trong các bài báo mà họ tường thuật.
Năm 2015, được sự giúp đỡ của Tổ chức lao động quốc tế ILO, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trong đó định nghĩa "quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng đến tâm lý của nữ giới, nam giới. Đây là hành vi không được chấp thuận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, tạo môi trường bất ổn, đáng sợ và thù địch". Vì là quy tắc ứng xử trong phạm vi người lao động nên không có tư cách pháp lý và vì vậy không có việc chế tài cho người vi phạm.
Trong nhiều lần được đề nghị, đại biểu Quốc hội nhiều khóa đã chần chừ, nếu không muốn nói là lơ là với việc xây dựng điều khoản mới về tội quấy rối tình dục trong những lần đổi mới, bổ xung Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nhiều đại biểu cho rằng khó nhất trí với các cụm từ quy chuẩn về hành động nào mới chứng tỏ là phạm tội và hành động nào là vô tình hay khó kết tội một người. Những chần chừ này cho thấy tư duy về luật pháp của nhiều đại biểu Quốc hội còn cổ xưa như sống trong thời phong kiến. Họ không dám tiếp cận với những định nghĩa của luật pháp nước ngoài về tội danh này và càng không dám tự mình nghĩ ra điều gì làm cho một người có thể bị buộc tội "quấy rối tình dục".
Tâm lý đùn đẩy, sợ trách nhiệm, thiếu tư duy và kiến thức luật pháp của nhiều đại biểu Quốc hội đã đẻ ra vụ án 200 ngàn hôm nay. Vụ án mà truyền thông quốc tế đang bêu rếu Việt Nam qua câu chữ không làm cho ai trong số những người trách nhiệm cảm thấy xấu hổ, chỉ có dân chúng, những người đồng cảnh với cô gái trong thang máy là cảm thấy ê chề.
Mà ê chề và nhục nhã là hai trong một.
Mặc Lâm
Nguồn : RFA, 22/03/2019
*******************
Báo Nam Hàn bêu rếu vụ ‘sàm sỡ trong thang máy’ ở Hà Nội chỉ bị phạt hơn 8 USD (Người Việt, 21/03/2019)
Vụ "yêu râu xanh" sàm sỡ nữ sinh trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng (hơn 8 USD) không chỉ làm dư luận ở Việt Nam phẫn nộ, mà báo chí Nam Hàn cũng đã đưa tin.
222222222222222222
Bài báo của Dispatch thuật lại diễn biến của vụ Đỗ Mạnh Hùng sàm sỡ nữ sinh V.. (Hình: Thanh Niên)
Báo Thanh Niên cho hay, ngày 20 tháng Ba, 2019, báo Dispatch, một trang thông tin uy tín tại Nam Hàn đã đăng tải vụ này lên trang chủ, sau khi chiều 18 tháng Ba, Công An quận Thanh Xuân (Hà Nội) ra quyết định chỉ xử phạt hành chính đối với Đỗ Mạnh Hùng (47 tuổi, quê tại Hải Phòng), kẽ đã sàm sỡ, cưỡng hôn nữ sinh PHV (20 tuổi, trú tại chúng cư Golden Palm, Thanh Xuân, Hà Nội) tại thang máy một chúng cư này với mức phạt 200.000 đồng (hơn 8 USD) về tội "có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác".
Hùng từng đồng ý sẽ công khai xin lỗi theo yêu cầu của nạn nhân trước sự chứng kiến của cư dân, Ban Quản lý tòa nhà, Tổ dân phố, Công an quận, phường…, nhưng hai lần tổ chức đều không đến.
Báo Dispatch cho đưa tin cụ thể về vụ này và nhấn mạnh rằng "thủ phạm chỉ bị phạt 200.000 đồng, một số tiền quá nhỏ so với những gì người này đã gây ra cho nữ sinh".
Trang này trích lời của nạn nhân V. : "Đã 10 ngày kể từ khi sự việc xảy ra nhưng tôi vẫn không thôi ám ảnh mỗi lần đi thang máy. Hình phạt 200.000 đồng là quá ít so với những tổn hại về thể chất và tinh thần mà tôi đã phải chịu đựng từ kẻ tấn công". Tuy nhiên, cô V. không muốn tiếp tục truy cứu sự việc.
"Rất nhiều người Việt Nam đùa là nếu phạt 200.000 đồng thì đưa luôn 1 triệu đồng (43 USD) để những lần vi phạm sau khỏi mất công đóng", tác giả bài viết kể lại.
"Nếu sự việc mà xảy ra ở đất nước nào khác, hình phạt sẽ rất nặng. Thật nực cười khi hắn ta chỉ bị phạt có 200.000 đồng", trang báo trích ý khiến của một số độc giả Việt Nam.
Trang Dispatch thậm chí còn lấy hình ảnh chế trên mạng xã hội ở Việt Nam để nói đến làn sóng phản đối của dư luận về hình phạt dành cho kẻ tấn công. "Họ lấy năm tờ 200.000 và ghi vào đó tên của từng người đẹp nổi tiếng tại Việt Nam để giễu cợt về hình phạt", trang báo đưa tin và kèm hình ảnh minh họa.
Theo báo VnExpress trước đó, tối 4 tháng Ba, khi vào thang máy, chị V. bấm lên tầng 22, còn người đàn ông (sau đó được xác định là tay Hùng) lên tầng 19. Khi đến tầng 19, tay này vẫn nán lại đòi xin số điện thoại chị V để làm quen.
Chị V. từ chối, nói đã có chồng con. Khi cửa thang máy đóng lại, y xông vào ôm, hôn. Khi cửa thang mở ở tầng 22 chị cố hết sức vùng chạy. Tay Hùng còn cố kéo nạn nhân trở vào thang nhưng bất thành.
Theo dữ liệu camera trong thang máy, hành động của tay Hùng diễn ra chừng một phút. Khi chị V bỏ chạy trong tình trạng hoảng loạn, trầy xước, y chỉnh trang lại quần áo và bình thản rời đi.
Ngay sau khi Công an quận Thanh Xuân xử phạt tay Hùng và thông tin được đăng tải lên báo chí, cộng đồng mạng và chính nạn nhân đã phản ứng gay gắt.
"Cưỡng hôn người ta là hành vi tấn công tình dục mà không cấu thành tội phạm là sao? Nếu chỉ 200.000 đồng, có án lệ rồi, mai mốt cứ vô thang máy thoải mái hôn hít, quấy rối tình dục, bị kiện bỏ ra số tiền trên huề cả làng! Sao nhân phẩm người phụ nữ rẻ thế. Nếu phụ nữ chúng tôi phản kháng lại, cho nhập viện luôn mấy tên ‘yêu râu xanh’ thì có bị phạt ngược lại không ta?", diễn viên hài Nam Thư bất bình nói.
Nói về việc xử phạt hành chính tay Hùng 200.000 đồng, một lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân cho biết "đơn vị đã xử phạt theo đúng quy định của pháp luật".
"Vẫn còn đó sự phẫn nộ của dư luận về hành vi ‘sờ mông, sờ đùi’ nhiều nữ sinh lớp 5 của thầy giáo ở một tỉnh phía Bắc chưa bị coi là ‘dâm ô’ vì thiếu những… dấu vết (?). Và biết bao nhiêu vụ việc tương tự, nạn nhân và người thân đang mỏi mòn tìm công lý",… báo Tuổi Trẻ kết luận.
Tr.N
*******************
Danh dự, nhân phẩm giá 200 ngàn đồng
Trân Văn, VOA, 21/03/2019
Quyết định xử phạt ông Đỗ Mạnh Hùng 200 ngàn đồng vì "có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác", khiến nhiều người phẫn nộ.
Hình ảnh ghi lại ông Đỗ Mạnh Hùng khống chế một nữ sinh để hôn, 4/3/2019.
Sự phẫn nộ bùng lên, loang ra, trải rộng từ mạng xã hội đến hệ thống truyền thông chính thức vì mức phạt quá nhẹ. Nhiều người bày tỏ sự bất bình kèm mỉa mai rằng mức phạt ấy giống như khuyến khích sàm sỡ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ.
Chuyện ông Hùng tấn công người phụ nữ giữ cửa thang máy cho ông đi ra, dùng vũ lực dồn người phụ nữ vào góc thang máy để hôn cô, bất kể cô kháng cự mãnh liệt, song ông Hùng chỉ bị phạt 200 ngàn đồng – chắc chắn chỉ có ở Việt Nam !
Chẳng riêng nạn nhân, thân nhân của cô mà không ít người bảo rằng họ thất vọng vì danh dự, nhân phẩm quá… rẻ. Khi chế tài… nhẹ nhàng như thế, rõ ràng danh dự, nhân phẩm của mọi người, đặc biệt là phụ nữ nhẹ như bấc trong mắt những kẻ bất lương.
Chỉbất bình và lo ngại danh dự, phẩm giá của chính mình, mẹ mình, vợ mình, chị em mình, con cháu mình cũng sẽ bị xâm hại như thế là… SAI. Tại sao Công an quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội chỉ phạt ông Hùng 200 ngàn đồng ?
Đơn giản vì các qui phạm pháp luật nhằm chế tài những cá nhân "có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" đặt định mức phạt chỉ như vậy.
Mức phạt đó là một trong những bằng chứng hết sức rõ ràng cho thấy, trong nhận thức của giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, tầm vóc của danh dự, nhân phẩm công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở mức nào !
Chẳng riêng danh dự, nhân phẩm vốn… trừu tượng, những thứ cụ thể hơn như sức khỏe, tính mạng, tài sản công dân cũng rất rẻ. Vì quá rẻ nên môi sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, trật tự xã hội mới trở thành vấn nạn trầm kha.
Công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cũng như đang và chắc chắn sẽ còn được hưởng thứ "đặc quyền" hiếm có : "Được" thưởng thức cảm giác bất an với mức độ càng ngày càng cao, trước đủ thứ rủi ro từ đủ mọi góc độ, có thể xâm hại danh dự, nhân phẩm, hủy hoại sức khỏe, tính mạng, tài sản của mình, cũng như thân nhân của mình bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu và không thể… đón đỡ.
Dẫu cũng có hệ thống dân cử (như quốc hội, hội đồng nhân dân đủ cấp), hệ thống hành pháp (chính phủ, các ủy ban nhân dân), hệ thống tư pháp (tòa án, viện kiểm sát, công an) trải dài từ trung ương đến địa phương, chưa kể hệ thống chính trị (Đảng cộng sản Việt Nam, các đoàn thể, hội…) trải rộng khắp mọi lĩnh vực nhưng cam kết bảo hộ các quyền căn bản của một con người chỉ nằm trên giấy.
Hệ thống dân cử, hệ thống hành pháp có thể nhận ra ngay lập tức nguy cơ, cũng như hậu quả của những thông tin, ý kiến "bôi nhọ lãnh đạo" hoặc tiết lộ "sức khỏe lãnh đạo",… để nỗ lực sửa luật, bổ sung các qui phạm pháp luật để hệ thống tư pháp có cơ sở diệt trừ tận gốc hành vi này để "răn đe, phòng ngừa" chung.
Còn đặt định những giải pháp buộc hệ thống hành pháp, hệ thống tư pháp phải nỗ lực hơn nữa để việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng, tài sản công dân hữu hiệu như thiên hạ thì không. Cho nên "có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" mới phạt… 200 ngàn đồng.
***
Hai từ "tiện dân" tưởng đã "mồ yên, mả đẹp" cùng với sự cáo chung của hình thái quân chủ chuyên chế trong tiến trình phát triển chung của nhân loại nhưng tưởng thế là… sai !
Cho dù Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam minh định, Việt Nam đã đoạn tuyệt với não trạng "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" (vua bảo chết mà còn sống là… bất trung), quan không còn như… cha mẹ (quan chi phụ mẫu) nhưng hãy nhìn vào thực tế tại Việt Nam, đối chiếu với thiên hạ, ngẫm nghĩ một chút, ắt sẽ thấy công dân rõ ràng vẫn cứ là… tiện dân – thành phần dù muốn hay không cũng chỉ có thể tự xếp mình vào nhóm mạt hạng.
Trân Văn