Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/04/2019

Lại ‘vận động EVFTA’ nhưng không chịu cải thiện nhân quyền !

Minh Quân

Tháng Ba năm 2019 - thời điểm mà trước đó được dự kiến Nghị viện ChâuÂu sẽ họp xét thông qua hay không EVFTA - đã trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng tăm hơi nào về cuộc họp đó.

evfta1

Nguyễn Thị Kim Ngân đi Pháp vận động cho EVFTA 

Việc một lần nữa Nguyễn Phú Trọng ‘đẩy’ Nguyễn Thị Kim Ngân đi Pháp vận động cho EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) đã gián tiếp tiết lộ một ý đồ ẩn giấu của chính thể Việt Nam : sau khi EVFTA bị Hội đồng ChâuÂu hoãn vô thời hạn, nếu giới chóp bu Việt Nam muốn làm một điều gì đó để cải thiện nhân quyền thì có lẽ họ đã chẳng cần tổ chức thêm một chuyến đi Pháp cho Nguyễn Thị Kim Ngân. Mà tình hình hiện thời vẫn thuần đen đúa khi chưa hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính thể Việt Nam muốn thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào trong bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện ChâuÂu - được ban hành vào giữa tháng 11 năm 2018. Hà Nội vẫn đạp trên nhân quyền mà chỉ tiếp tục lối mòn ‘quốc tế vận’

Vào thời gian này, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bóp nghẹt tự do tôn giáo, tự do báo chí, vẫn không chịu trả tự do cho rất nhiều tù nhân lương tâm, vẫn không chịu ý 3 công ước quốc tế còn lại liên quan đdến Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), vẫn ‘ngâm tôm’ hai luật cơ bản về quyền dân là Luật Biểu tình và Luật về Hội…

Chẳng cần ngạc nhiên khi với tình trạng trên, bà Ngân đã hầu như không đạt được kết quả khả quan nào trong chuyến đi Pháp vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2019. Cả Chủ tịch Hạ viện Pháp Richard Ferrand lẫn Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đều không có bất kỳ cam kết dưới hình thức văn bản nào của phía Pháp về EVFTA.

Đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam, EVFTA quan trọng đến mức mà vào tháng Ba năm 2018, người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng đã phải tự thân đến Pháp, để vận động Nghị Viện Pháp cho EVFTA được Hội Đồng ChâuÂu và Nghị Viện ChâuÂu "linh hoạt sớm thông qua".

Nhưng ngay sau cuộc gặp Macron – Trọng, không phải báo đảng Việt Nam, mà những hãng thông tấn của Pháp như AFP đã loan tin là trong cuộc gặp này, Tổng Thống Pháp Macron đã đề cập một cách nhấn mạnh về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù, đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện những cải cách để tăng cường nhà nước pháp quyền.

Đề cập và lời kêu gọi của Tổng Thống Macron là logic với đánh giá cho rằng chính phủ Pháp đã chủ động yêu cầu phía Việt Nam phải đưa nội dung "nhấn mạnh nhân quyền" vào tuyên bố chung Việt – Pháp 2018 và đôn nội dung này lên vị trí thứ 2 trong bản tuyên bố này, vượt hơn nhiều so với vị trí thứ 6 của chủ đề nhân quyền được thể hiện trong bản tuyên bố Việt – Pháp vào tháng Chín năm 2013 trong chuyến công du Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ Tướng Jean – Marc Ayrault.

Vào năm 2017, điều quá đáng thất vọng đối với đoàn của bà Nguyễn Thị Kim Ngân là sau các cuộc làm việc với quốc hội 3 nước Thụy Điển, Hung-ga-ri và Séc, đã không có bất cứ một khoản viện trợ không hoàn lại nào được phía chủ nhà thông báo dành cho Việt Nam. Ngay cả Thụy Điển - vốn được Việt Nam hy vọng nhất về "tình cảm rất đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ" - cũng không còn tỏ ra hào phóng như thường biếu một số tiền viện trợ không hoàn lại vào những lần giới lãnh đạo Việt Nam thăm Thụy Điển những năm trước. Thậm chí, lãnh đạo Quốc hội Thụy Điển cũng không hứa hẹn bất kỳ điều gì liên quan đến viện trợ không hoàn lại trong thời gian tới cho Việt Nam.

Trong khi không nhận được khoản viện trợ nào, đoàn "quốc tế vận" của bà Kim Ngân cũng không có được văn bản cam kết nào của 3 quốc hội Thụy Điển, Hung-ga-ri và Séc về "sẽ thúc đẩy để Liên minh ChâuÂu sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU". Tất cả chỉ là nói miệng theo lối xã giao mà chẳng có gì chắc chắn !

Kết quả là cho tới nay EVFTA vẫn chưa đâu vào đâu. Tháng Ba năm 2019 - thời điểm mà trước đó được dự kiến Nghị viện ChâuÂu sẽ họp xét thông qua hay không EVFTA - đã trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng tăm hơi nào về cuộc họp đó. Đến lúc này, hầu như chắc chắn cuộc họp đó sẽ không thể diễn ra, bởi Nghị viện ChâuÂu còn đang bận tối mặt mũi cho cuộc bầu cửu nghị viện mới vào tháng 5 năm 2019 và cơn khủng hoảng Brexit chưa có lối ra.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 05/04/2019

Quay lại trang chủ
Read 476 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)