Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tốc độ bóp hầu bóp cổ dân chúng thông qua thành tích ‘thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước’ và được giới quan chức Việt Nam tự sướng bằng tính từ ‘đáng khích lệ’ sẽ khó lòng gia tăng hơn nữa trong những năm tới.

ngansach1

Bộ trưởng "Bộ Thắt Cổ" (một tục danh mà người dân biệt đãi cho Bộ Tài chính) là Đinh Tiến Dũng cũng phải thừa nhận thực trạng thu ngân sách nhà nước chưa thật sự bền vững, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán trong khi thu từ khu vực sản xuất kinh doanh không đạt dự toán.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2019, một sự thật mà giới đại biểu ‘nghị gật’ phải thừa nhận làcơ cấu thu chưa bền vững khi tăng thu nội địa vượt dự toán 1,9% nhưng các khoản thu không có tính bền vững như tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết tăng mạnh. Đặc biệt, thu từ 3 khối doanh nghiệp đều không đạt kế hoạch. 

Cần nhắc lại, kết quả thu ngân sách năm 2018 đối với khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đã bị giảm thu từ hơn 2% đến gần 3% so với dự toán, còn khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - thành phần kinh tế dù không được xem là ‘chủ đạo’ như kinh tế quốc doanh nhưng lại đóng góp phần lớn tiền của cho GDP và nuôi sống bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức mà trong đó có đến 30% ăn không ngồi rồi - còn tồi tệ hơn nhiều : giảm thu đến 15% so với dự toán.

Thêm vào đó, năm 2018 đã chứng kiến tỷ lệ doanh nghiệp phải phá sản và tạm ngừng hoạt động tăng vọt so với năm 2017 và tăng hơn hẳn so với tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, năm 2019 cũng rất có thể chứng kiến nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lọt thỏm vào chu kỳ suy thoái năm thứ 11 liên tiếp kể từ năm 2008, khiến sức sản xuất và khu vực lưu thông hàng hóa càng thêm trì trệ, càng làm rỗng túi doanh nghiệp mà do đó càng khiến khả năng ‘cống hiến’ cho ngân sách tồi tệ đi nhiều.

Bồi thêm vào tình trạng giảm thu thuế từ khối doanh nghiệp là hai nguồn thu từ dầu khí và nhà đất ngày càng lộ rõ dấu hiệu ‘thu không bền vững’hay ‘thu không ổn định’.

Sự thật hiển nhiên và trần trụi là trong hai năm 2017 và 2018, Tổng cục Thuế đã phải chịu cảnh thất thu ở nhiều địa phương, kể cả Sài Gòn - nơi được Hà Nội ví là ‘Con bò sữa’.

Ít nhất 1/3 trong số 63 tỉnh thành thu ngân sách không đạt kế hoạch năm 2018 là một bằng chứng sống động về thực tế ‘trong dân chẳng còn tiền để thu’. Thậm chí ngay cả ‘Con bò sữa’ cũng chỉ đạt kế hoạch thu ngân sách 2018 khoảng 98%.

Sài Gòn cũng là thành phố có nguồn thu bất động sản lớn nhất và thị trường nhà đất nơi đây đã được các nhóm đầu cơ cá mập ‘đánh lên’ suốt từ năm 2017 đến gần đây, nhưng trong 3 tháng qua có số thu thuế bất động sản chỉ ước 1.308 tỷ đồng, đạt 13,08% dự toán và giảm đến 74,85% so cùng kỳ. Những con số cực kỳ đáng báo động cho tương lai thu ngân sách của chế độ ‘ăn của dân không chừa thứ gì’.

Bồi thêm một phát đại bác vào bức thành loang lổ rệu mục của ngân sách Việt Nam, Hội thảo "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 : Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng" được tổ chức tại Hà Nội đã có một đánh giá rất quan trọng : "Quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm".

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 08/11/2019

Additional Info

  • Author Minh Quân
Published in Diễn đàn

Rất nhiều nghi vấn đang xoáy vào việc chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc phải cắm mặt vay mượn nước ngoài và trong nước đến 460.000 tỷ đồng, tương đương 20 tỷ USD cho tài khóa năm 2020, nhưng tại sao lại không lấy ngoại tệ trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia - vẫn thường được tự hào lên đến hơn 70 tỷ USD - để trả nợ nước ngoài và chi dùng ?

nocong1

Nhưng ngay cả kho dự trữ ngoại hối quốc gia hơn bảy chục tỷ USD cũng chỉ là một khái niệm tạm bợ về mặt an toàn ngoại thương, vì chỉ đáp ứng cho tiêu chí tối thiểu ba tháng nhập khẩu, trong khi còn phải chi trả nợ nước ngoài và chi dùng cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức hành chính với ít ra 30% trong số đó là ăn không ngồi rồi và ‘hành là chính’.

Song lại chẳng có gì chắc chắn và minh chứng cho báo cáo tô hồng của chính phủ về con số trên 70 tỷ USD trên, bởi cho tới nay, Ngân hàng Nhà nước trước sau vẫn chỉ thông tin duy nhất con số này mà không minh bạch bất kỳ chi tiết nào về cơ cấu của quỹ dự trữ ngoại hối - gồm USD, vàng và ngoại tệ chuyển đổi được (SDR). Cũng bởi thế, con số hơn 70 tỷ USD của quỹ này vẫn bị nghi ngờ rất lớn là ‘số ma’, còn thực tế ngoại tệ trong quỹ thấp hơn nhiều.

Hiện thời, ngân sách Việt Nam đang thiếu tiền nghiêm trọng, đặc biệt là thiếu tiền để trả các khoản nợ gốc và lãi nước ngoài lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm, và nhiều khoản nợ đang lao đến kỳ đáo hạn vào những năm 2020 và 2021. Nếu không thể thanh toán cho nhiều khoản nợ đáo hạn này, chính phủ Việt Nam sẽ không thể vay tiếp, mà không vay được tiếp thì càng khốn quẫn trong việc trả nợ.

Người ta có thể tự hỏi vì sao trong rất nhiều năm qua, năm nào chính phủ cũng phải vay nợ từ 15 - 20 tỷ USD, trong đó có một phần là dạng ‘vay đảo nợ’.

Trước đây, ‘vay đảo nợ’ là cụm từ bị chính quyền xem là ‘nhạy cảm chính trị’ và cấm báo chí nói về nó. Nhưng về sau này khi mạng xã hội phát triển và quá nhiều thông tin nhạy cảm được đăng tải trên mạng xã hội, khái niệm ‘vay đảo nợ’ đã không còn bị xem là cấm kỵ.

‘Vay đảo nợ’ tức vay nợ mới để trả nợ cũ.

Trong nhiều năm qua, thực tế đã được chính giới chuyên gia tài chính nhà nước xác nhận là ngân sách Việt Nam không có ‘tiền riêng’ để trả cho vô số các khoản nợ trong nước và nước ngoài, mà phải cắm đầu vay mượn : ở nước ngoài vay từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu, Nhật Bản và một số nước khác, với phần lớn số tiền vay được dùng để trả nợ cho nợ gốc và lãi ; còn trong nước vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần, từ quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, và đổi lại là phát hành ‘trái phiếu chính phủ’ để trả nợ, nhưng thực chất trái phiếu này mất giá nhanh theo thời gian và chẳng có gì bảo đảm là sẽ bù đắp vốn gốc cho những chủ nợ.

Hiện thời, nợ nước ngoài của chính phủ - được công bố chính thức - đã vượt quá 100 tỷ USD. Còn nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, cũng hơn 100 tỷ USD. Nếu tính cả phần nợ vay trong nước, tổng nợ công vào thời điểm năm 2019 có thể xấp xỉ 500 tỷ USD, tức gấp hơn hai lần GDP mỗi năm của Việt Nam (gần 500 tỷ USD bao gồm nợ công Việt Nam đã được xác định là 431 tỷ USD vào năm 2016, cộng với nợ tăng thêm mỗi năm khoảng 20 tỷ USD từ năm 2017 đến nay).

Cứ như một vòng xoáy điên đảo dành cho kẻ sắp lao đầu xuống vực thẳm. 

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 29/10/2019

Published in Diễn đàn

Cơ hội để các nhóm lợi ích "ăn tàn phá hại" vốn ODA và những nguồn vốn vay khác sẽ lại mở ra không khác gì thời Nguyễn Tấn Dũng...

sanbay1

Quốc hội thống nhất việc thu hồi một lần đủ 5.000ha đất phục vụ cả 3 giai đoạn đầu tư làm sân bay Long Thành.

Nhóm lợi ích Bộ Giao thông và vận tải, với người đại diện cho nó là Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, cũng là người thừa kế ‘nhiệm vụ lịch sử’ của các đời bộ trưởng Giao thông và vận tải trước đây là Đinh La Thăng và Trương Quang Nghĩa để làm thế nào biến sân bay Long Thành thành có giá trong khi ‘dìm hàng’ sân bay Tân Sơn Nhất, giờ đây đang đẩy Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc vào tình thế hoặc ‘đồng lõa’ với mưu toan đó và đối mặt với Quốc hội về gánh nặng nợ công, hoặc bản thân Phúc sẽ không dám ký bảo lãnh cho dự án sân bay Long Thành vì sợ trách nhiệm và tiếng nguyền rủa của dư luận xã hội.

Sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD). Tháng 11/2017, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 10 & 11 năm 2019, Bộ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể đã đọc tờ trình của Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn một vào ngày 24/10. Theo đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua nghị quyết giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư các hạng mục chính giai đoạn 1, gồm công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, công trình thiết yếu của cảng hàng không... với tổng mức đầu tư 4,8 tỷ USD (khoảng 111.000 tỷ đồng). Còn các công trình phục vụ quản lý bay được đề nghị giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp. 

Nhưng trong phần thẩm tra sau đó, quan chức Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế - đã nêu một nhận xét đánh chú ý là báo cáo của Chính phủ chưa có đánh giá tác động cụ thể đến nợ công nếu vay ODA, mà mới tập trung vào phương án sử dụng vốn doanh nghiệp Nhà nước để làm dự án này. Trong gần 4,2 tỷ USD vốn của ACV rót vào dự án, dự kiến doanh nghiệp này phải vay gần 2,63 tỷ USD. Theo Luật Quản lý nợ công, dự án này thuộc đối tượng được Chính phủ bảo lãnh. "Nếu vậy thì khoản vay này sẽ được tính vào nợ công", ông Thanh nói, và đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về khả năng cấp bảo lãnh với khoản vay của ACV để có cơ sở đánh giá đầy đủ phương án huy động vốn với nợ công.

Mặt khác, ACV là doanh nghiệp do nhà nước chi phối, nên dù huy động vốn dưới hình thức nào thì Nhà nước vẫn có trách nhiệm trong việc xử lý khi có rủi ro đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó, ngay cả khi Chính phủ không cấp bảo lãnh đối với khoản vay này thì cũng cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động vay, sử dụng vốn vay của ACV.

Có thể ghi nhận đây là một trogn hiếm hoi lần cơ quan quốc hội tỏ ra ‘tâm tư’ với quốc nạn nợ công, còn trước đây cũng chính Quốc hội đã nhiều lần ‘nhắm mắt gật’ với các dự án có tổng kinh phí hàng chục ngàn tỷ đồng do chính phủ ‘ấn’ vào.

Vậy thực tế nợ công Việt Nam đang khốn quẫn đến thế nào ?

Tại kỳ họp quốc hội lần này, một lần nữa chính phủ của Thủ tướng Phúc lại báo cáo ra Quốc hội về tỷ lệ nợ công năm 2019 chỉ ở mức 56,1% GDP, thậm chí còn giảm so với mức 58,4% GDP năm 2018, tức đang ‘an toàn’ so với ngưỡng nguy hiểm 65% GDP.

Nhưng theo phân tích của một số chuyên gia độc lập, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp thì tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.

Còn đến nay và với đà vay mượn nước ngoài tăng tiến không ngừng nghỉ, nợ công chắc chắn đã tăng và nợ vay của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng tăng chóng mặt (cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê chính thức nào về số nợ vay nước ngoài phát sinh của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian 4-5 năm qua).

Vậy làm thế nào để ‘ép’ nợ công dưới 65% GDP ?

Chính phủ của Thủ tướng Phúc đã ‘kiến tạo’ thủ pháp ‘tính lại GDP để nâng trần nợ công’.

Theo Luật về Nợ công, tỷ lệ nợ công quốc gia được tính theo công thức : nợ công/GDP. Mẫu số GDP càng lớn thì tỷ lệ nợ công càng nhỏ và do đó càng làm cho tình trạng vay nợ (vay trong nước và vay nước ngoài) của Chính phủ lẫn các doanh nghiệp "an toàn" hơn, đồng thời có thêm lý do để Chính phủ báo cáo và công bố về thành tích "bảo đảm an toàn nợ công" của mình.

Thủ pháp kinh tế - chính trị quá sức đơn giản là chỉ cần lấy bút, làm vài phép tính, cộng thêm 30% phần kinh tế phi chính thức vào GDP thì ngay lập tức tỷ lệ nợ công sẽ giảm đến 15%, tức chỉ còn khoảng 50% GDP, trở thành một con số còn bóng lộn hơn cả báo cáo nợ công "chỉ có 55% GDP" thời Nguyễn Tấn Dũng.

Khi đó, cơ hội để các nhóm lợi ích "ăn tàn phá hại" vốn ODA và những nguồn vốn vay khác sẽ lại mở ra không khác gì thời Nguyễn Tấn Dũng.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 27/10/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 25 octobre 2019 16:34

Nợ xấu thật hiện là bao nhiêu ?

Các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại vẫn cái trước đá cái sau, khiến lộ ra sự thật trần trụi trong câu chuyện ‘đã xử lý thành công nợ xấu’.

noxau1

Việt Nam : một nền kinh tế nợ xấu ? Tranh minh họa

Báo cáo… láo ?

Theo số liệu báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn ngành xác định theo thông tư 02 là 1,98%. Nếu tính cả khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) và các khoản nợ có khả năng thành nợ xấu, thì tỷ lệ nợ xấu tới hết tháng 8/2019 là 4,84%, giảm mạnh so với mức 7,36% năm 2017 và 5,85% năm 2018.

Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 968,89 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là 629,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 64,94% tổng nợ xấu xử lý, còn lại là bán nợ (bao gồm bán nợ cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 35,06%.

Cũng theo Ngân hàng nhà nước, tốc độ xử lý nợ xấu từ khi Nghị quyết 42 ra đời đã khả quan hơn, với con số xử lý lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 8/2019 đạt 236,8 ngàn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản nợ bán cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt, tương đương 24% tổng số xử lý trong 7 năm qua.

Như vậy, với tỷ lệ 4,84% kể trên, quy mô nợ xấu còn lại cần xử lý đến cuối tháng 8/2019 chỉ vào khoảng 368,3 ngàn tỷ đồng. Nếu nhìn vào con số nợ xấu gần 970 ngàn tỷ đồng đã được xử lý trong 7 năm qua, thì rõ ràng số nợ xấu còn lại cần xử lý không phải là thách thức quá to lớn, nhất là khi tiềm lực tài chính của các ngân hàng thời gian qua đã được nâng lên đáng kể, nhờ vào việc tăng vốn tự có cũng như nguồn lợi nhuận giữ lại tích lũy khá lớn và quy mô lợi nhuận ngày càng lên cao, do đó nguồn lực để xử lý nợ xấu cũng rộng rãi hơn.

Sự thật trần trụi

Trong một cuộc họp báo công bố kết quả và báo cáo kiểm toán năm 2018, Kiểm toán Nhà nước đã nhận định VAMC chưa thực hiện vai trò trong việc mua nợ và xử lý nợ xấu như không thực hiện thẩm định giá mua (giá mua bằng dư nợ trừ dự phòng rủi ro do tổ chức tín dụng tự xác định) ; không kiểm tra, đánh giá khách hàng vay, tính trung thực, chính xác của hồ sơ, tài liệu và tài sản đảm bảo của khoản nợ…

Bên cạnh đó, VAMC xử lý nợ xấu sau khi mua chủ yếu thông qua việc ủy quyền lại cho các tổ chức tín dụng bán nợ.

Nhận định trên đã củng cố một cách chắc chắn cho một nhận định trước đó từ giới chuyên gia độc lập : sau 5 năm hoạt động kể từ năm 2013, VAMC đã hầu như không mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần bằng ‘tiền tươi thóc thật’, nghĩa là hầu như không dùng tiền mặt được ngân sách nhà nước cấp để mua nợ xấu, mà chỉ mua… trên giấy.

Vào năm 2018, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐQT VAMC đã trần tình với gương mặt có vẻ nhăn nhúm khổ sở : "VAMC được cấp 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ, năm 2017 đã mua 3.200 tỷ đồng nợ xấu và dự kiến, năm 2018 mua khoảng 3.500 tỷ đồng nợ xấu. Nhưng các tổ chức tín dụng đăng ký bán nợ cho VAMC khoảng 20.000 tỷ đồng, như vậy rất khó mua được các khoản nợ này".

Dù chỉ nêu vài số liệu nhỏ nhoi, nhưng cái cách trần tình của ông Nguyễn Tiến Đông đã một lần nữa, sau khoảng một tá lần thanh minh của những quan chức khác kể từ lúc VAMC được thành lập vào năm 2013, khẳng định một sự thật như đinh đóng cột : Trong thực tế, VAMC đã được ngân sách nhà nước cấp 2000 tỷ đồng từ lúc đầu thành lập. Tuy nhiên, số tiền này chỉ như muối bỏ biển so với số nợ xấu lên đến khoảng 1,2 triệu tỷ đồng vào thời gian đó. Hơn nữa, VAMC cũng không hề dùng tiền thực để mua nợ xấu vào thời gian đó, mà bị cho rằng đã dùng toàn bộ 2.000 tỷ đồng này để gửi ngân hàng lấy lãi, như một cách chiếm dụng ngân sách nhà nước.

Làm thế nào để VAMC - chỉ xử lý được vài chục ngàn tỷ đồng nợ xấu từ năm 2018 trở về trước, lại có thể tạo thành tích thần kỳ xử lý đến khoảng 300 ngàn tỷ đồng nợ xấu chỉ từ đầu năm 2019 đến nay ?

Thực tế ‘xử lý nợ xấu’ như trên đã trái ngược với báo cáo đậm chất tuyên giáo một chiều của Ngân hàng nhà nước. Vào năm 2018, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đối mặt với tình trạng chung là quy mô nợ xấu đang tăng lên đáng kể bởi nợ xấu cũ dồn tích lại đến nay và nợ xấu mới phát sinh do tăng trưởng cho vay chứng khoán và bất động sản, khiến số dư nợ xấu tăng cao.

Về thực chất, VAMC đã chỉ tô hồng cho những bản thành tích xử lý nợ xấu kéo lê từ thời bị xem là ‘phá chưa từng có’ Nguyễn Tấn Dũng sang thời ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc.

Đến nay, các phương án "xử lý nợ xấu" của Ngân hàng nhà nước vẫn hoàn toàn bế tắc. Toàn bộ mục tiêu "giảm nợ xấu về 3%" vẫn chỉ nằm trên giấy tờ mà không có một chút gì thực chất - theo nhiều chuyên gia phản biện.

Cho dù có tính toán một cách ‘thành tích’ nhất là cho đến nay các ngân hàng thương mại đã xử lý được khoảng 300.000 tỷ đồng ‘nợ xấu nội bảng’, thì vẫn còn đến ít nhất 700.000 tỷ đồng nợ xấu treo trong hệ thống ngân hàng và trong bảng kế toán thuần giấy của VAMC mà không biết bán lại cho ai, chứ không phải chỉ còn 368.000 tỷ đồng nợ xấu như báo cáo của Ngân hàng nhà nước. Nhưng nếu các ngân hàng thương mại không xử lý được số nợ xấu khoảng 600.000 tỷ đồng trong thời gian qua như báo cáo của Ngân hàng nhà nước, tổng nợ xấu hiện thời không còn là 700.000 tỷ đồng, mà chắc chắn cao hơn.

Đó là chưa tính đến tốc độ tăng tín dụng bất động sản, tiêu dùng và chứng khoán luôn từ 10 - 15%/năm trong những năm gần đây, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng.

Vào năm 2018, một chuyên gia tài chính nhà nước đã ‘bật mí’ cho phóng viên : "Nợ xấu ở Việt Nam kéo dài gần hết một thế hệ làm ngân hàng mà chưa xử lý được. Mặc dù cũng đã xóa được 3-4 tỷ USD nợ xấu (trên giấy tờ), nhưng nợ xấu mới lại gia tăng. Nợ xấu cũ chưa xử lý được tiếp tục đắp chiếu, đưa lên hồi sức cấp cứu lại đưa về phòng điều trị rồi lại đắp chiếu vì không có cơ chế xử lý…".

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 25/10/2019

Published in Diễn đàn

Việc Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam được Bộ Chính trị phân công kiêm giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế và ‘lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ Y tế’ vào tháng 10 năm 2019 đã đánh dấu, về thực chất, một bước lùi của ‘Trưởng ban Tổ chức cán bộ’ Nguyễn Phú Trọng trước áp lực lớn của dư luận - trong và ngoài nội bộ đảng - đòi cách chức và đưa ra tòa đối với đương kim bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Bộ trưởng y tế nói về "chân thứ ba" khiến Quốc hội bật cười

Trong thể chế chính trị chân này đá chân kia của đảng độc tài ở Việt Nam, thông thường tại các bộ, ngành, người giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng thì về mặt chính quyền sẽ giữ chức Bộ trưởng, Trưởng ngành của cơ quan đó. 

Cho tới gần đây, Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn là Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, mà về thực chất là một dạng ‘chính ủy’ với quyền lực bao trùm.

Nhưng giờ đây khi bà Tiến không còn chức vụ Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế nữa, cũng có thể hiểu là bà ta rất có thể sẽ bị ‘cách chức’ bộ trưởng y tế trong thời gian tới. Thay cho Tiến có thể là Vũ Đức Đam ‘tạm quyền bộ trưởng’, cho tới lúc tìm ra quan chức có chuyên môn y tế chứ không phải chuyên ngành xây dựng đảng.

tien1

Thời gian cận kề tới đây là kỳ họp quốc hội cuối năm, khi đó rất có thể gần 500 mái đầu ‘nghị gật’ sẽ đồng loạt ‘nhất trí’ để miễn nhiệm vai trò bộ trưởng y tế của Nguyễn Thị Kim Tiến, sau khi đã nhận được ý chỉ của đảng cầm quyền.

Nếu lộ trình diễn ra đúng như thế, Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ bay biến giấc mơ trở thành ủy viên trung ương của khóa 13, cùng lúc bay sạch giấc mộng tiếp tục ôm ghế bộ trưởng y tế.

Sau khi Hội nghị trung ương 10 kết thúc vào tháng 5 năm 2019, thậm chí còn có thông tin ‘không chính thức’ cho biết Nguyễn Thị Kim Tiến đã có tên trong danh sách các ủy viên trung ương cho đại hội 13.

Ai đã ‘bế’ Nguyễn Thị Kim Tiến vào danh sách đó ?

Hẳn nhiều người còn nhớ tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, Nguyễn Thị Kim Tiến đã trở thành ‘trường hợp đặc biệt’ - trường hợp duy nhất là bộ trưởng mà không phải là ủy viên trung ương. Rất nhiều dư luận cho rằng chính Nguyễn Phú Trọng đã sủng ái Tiến đến mức cho bố trí làm trường hợp đặc cách như thế.

Nguyễn Thị Kim Tiến cũng được đặc cách đến mức tên của bà ta đã không nằm trong danh sách bị tòa án triệu tập, khi vào tháng 9 năm 2019 tòa xử vụ Công ty VN Pharma buôn bán thuốc ung thư giả, bất chấp Bộ trưởng Tiến đã có bút phê chấp thuận chủ trương cho nhập khẩu thuốc ung thư giả.

Nguyễn Thị Kim Tiến từng mạnh miệng trước báo chí : trong gia đình tôi không có ai tham gia VN Pharma’. Nhưng chẳng bao lâu sau lời trần tình có vẻ rất chân thật của Nguyễn Thị Kim Tiến, đã xuất hiện những thông tin rất màu nội bộ vạch trần sự giả dối của bà ta. Theo đó, có ít nhất hai người nhà của Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia VN Pharma là Hoàng Quốc Dũng - em chồng bà Tiến - là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng đối ngoại và quan hệ với các bệnh viện, đã dùng ảnh hưởng của chị dâu là Bộ trưởng Tiến để đi móc nối và ép các bệnh viện cho công ty VN Pharma trúng thầu thuốc ; và Hoàng Quốc Cường - con trai bà Tiến - là cố vấn của VN Pharma.

Hoàng Quốc Cường, 37 tuổi và thuộc loại ‘tuổi trẻ tài cao’, cũng là nhân vật được người mẹ Nguyễn Thị Kim Tiến trực tiếp ký bổ nhiệm làm phó viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9 năm 2019 - một biểu hiện rõ như ban ngày về sang chấn ‘hốt cú chót’ nếu bà Tiến chẳng may bị ‘văng’’ khỏi đại hội 13.

Đặc thù thích làm nổi của Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa tên bà ta vào lịch sử của dân tộc Việt Nam trong câu vè ‘Trai kim Cự, gái Kim Tiêm ; Kẻ thì giết biển, ả chuyên giết người’, không chỉ bởi tội nhập thuốc ung thư giả mà đã giết hàng ngàn người bệnh đến hai lần, mà còn để cho toàn bộ ngành y tế rơi vào thảm trạng vô lương tâm trong kiểu cách đối xử với hàng triệu bệnh nhân nghèo.

Nguyễn Thị Kim Tiến cũng là một trong những quan chức bị dân chúng Việt Nam căm ghét nhất và đòi hỏi phải từ chức nhiều nhất. Những làn sóng đòi bà ta phải từ chức cứ rộ lên từng đợt trên mạng xã hội hầu như vào mỗi năm.

Nhưng không những không chịu từ chức, không những được ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng nương nhẹ và không phải chịu bất cứ một hình thứ kỷ luật nào, đến tháng 7 năm 2019 Nguyễn Thị Kim Tiến còn được đặc cách bổ nhiệm Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, tiếp tục được cho tồn tại để tận tình chăm sóc sức khỏe cho Nguyễn Phú Trọng và ‘các đồng chí có công với cách mạng’.

Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương cũng là nơi mà rất nhiều khả năng ‘ả chuyên giết người’ sẽ hạ cánh an toàn, với sự bảo bọc của ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’.

Không chỉ Nguyễn Thị Kim Tiến, còn có hàng loạt quan chức có quá nhiều tai tiếng nhưng vẫn an lạc hành sự như Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh, Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà… Tất cả những quan chức này đều được xem là ‘người nhà’ của ‘Người đốt lò vĩ đại’.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 15/10/2019

********************

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ bị miễm nhiệm

RFA, 15/10/2019

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin vừa nêu. Theo đó trong kỳ họp Quốc hội thứ 8 diễn ra vào tuần tới sẽ có 2 vị trí nhân sự được miễn nhiệm.

tien2

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ thôi làm bộ trưởng Y tế - Courtesy of Vietnamnet

Cụ thể Quốc hội sẽ miễn nhiệm thôi chức Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội với ông Nguyễn Khắc Định và thôi không làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Ông Định vừa rồi đã được Bộ Chính trị có quyết định phân công làm Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa.

Người thứ hai miễn nhiệm là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Theo đó, bà Tiến sẽ được miễm nhiệm thôi làm bộ trưởng Y tế, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được Bộ Chính trị phân công kiêm Bí thư ban cán sự đảng bộ y tế vào ngày 14/10, thay cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Theo quyết định mới, bà Tiến đã được bổ nhiệm Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Trong nhiệm kỳ này, bà Tiến là Bộ trưởng duy nhất không phải là Ủy viên trung ương Khóa 12. Bà là nữ bộ trưởng duy nhất trong chính phủ Hà Nội hiện nay. Bà cũng là người bị nhiều chỉ trích về những sai phạm, bê bối trong ngành y tế như vụ VN Pharma nhập thuốc ung thư giả về bán cho bệnh nhân với giá cao, y đức của nhân viên ngành y xuống cấp tồi tệ, tình trạng quá tải, mất vệ sinh ở các bệnh viện Nhà nước…

******************

Ông Vũ Đức Đam kiêm công việc ở Bộ Y tế

BBC, 14/10/2019

Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam được Bộ Chính trị phân công kiêm giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.

tien3

Ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ

Quyết định được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo hôm 14/10 tại buổi làm việc với tập thể Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, sinh ngày 1/8/1959, đã đến tuổi nghỉ hưu vào năm nay, 2019, theo quy định của Việt Nam.

Tuy vậy, Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn chưa quyết định ai sẽ là người thay bà Kim Tiến.

Một điểm nữa liên quan là Đại hội Đảng Cộng sản sắp diễn ra vào tháng 1/2021.

Vì thế, tạm thời Bộ Chính trị phân công ông Vũ Đức Đam "lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ Y tế", theo thông báo đăng trên trang web chính phủ hôm nay.

Bản tin chính thức nói ưu tiên của ông Đam là : "Trước hết tập trung vào công tác cán bộ, bảo đảm sự đoàn kết trong toàn ngành để phát triển toàn diện các mặt công tác, đồng thời làm tốt công tác xây dựng Đảng và phòng chống tham nhũng, lãng phí."

Trong cương vị phó thủ tướng, ông Vũ Đức Đam lâu nay vẫn phụ trách các lĩnh vực như Văn hóa và Y tế.

Hồi tháng 7, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã được Bộ Chính trị bổ nhiệm để kiêm chức Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương.

tien4

Bộ trưởng Kim Tiến và Thủ tướng Pháp Edouard Philippe khai trương trung tâm y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11/2018

Sinh năm 1959, Bà Nguyễn Thị Kim Tiến trở thành bộ trưởng y tế từ năm 2011, cũng là ủy viên Trung ương Đảng từ 2011 đến 2016.

Bà không trúng cử ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 tại Đại hội Đảng năm 2016.

Thông thường, để làm bộ trưởng ở Việt Nam, người giữ chức phải ở trong Trung ương Đảng.

Nhưng trong chỉ dấu bà Kim Tiến được Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tin tưởng, bà vẫn được tái bổ nhiệm chức bộ trưởng y tế năm 2016.

Published in Diễn đàn

Việc Tổng cục Thống kê Việt Nam ‘phát minh’ ra GDP tăng thêm 25,4%, nền kinh tế bỗng nhiên có thêm 40 tỷ USD và mỗi đầu dân bỗng giàu lên gần 400 USD đang gây xôn xao dư luận, đồng thời nhận lãnh nhiều phản ứng của giới chuyên gia kinh tế và từ rất nhiều người dân ngày càng khốn quẫn trong sinh nhai.

gdp0

Một lần nữa, những chuyên gia phân tích độc lập - như Tiến sĩ Bùi Trinh - phản pháo : "tính thêm khu vực này vào GDP chỉ có lợi ích duy nhất là làm đẹp thành tích tăng trưởng nhưng lại lợi bất cập hại ở chỗ kéo tỉ lệ bội chi và nợ công nhỏ xuống", và "Nợ công và bội chi phải nhìn nhận ở con số tuyệt đối, nếu hạ "ảo" để đạt thành tích sẽ khiến các nhà làm chính sách và cả người dân quên đi thực tại".

Trong khi đó, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đặt dấu hỏi : "Có rất nhiều câu hỏi đặt ra ? Con số bổ sung 76.000 doanh nghiệp tăng thêm 25,4% GDP là những doanh nghiệp nào ? Cần phải công bố danh sách các doanh nghiệp này và lý do vì sao trước đây không tính toán được. Bởi vì số doanh nghiệp cũ trước đây, đóng góp GDP không lớn như vậy ?".

Nhưng Tổng cục Thống kê vẫn ‘câm như hến’ mà không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào về con số 76.000 doanh nghiệp dôi thêm đó.

Trước đó, quan chức Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia của Tổng cục Thống kê là Dương Mạnh Hùng, cho biết, quá trình đánh giá lại quy mô GDP đã bổ sung thông tin của 76.000 doanh nghiệp. Đây là những doanh nghiệp đang hoạt động nhưng không cung cấp thông tin và doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động (trước đây chưa thống kê). Với những doanh nghiệp không thu thập được từ hồ sơ hành chính, Tổng cục Thống kê bổ sung số liệu từ cơ quan thuế.

Hành vi ‘giả số liệu’ - hiện tượng mà dư luận xã hội rất nghi ngờ là Tổng cục Thống kê đã ‘kiến tạo’ để làm đẹp các báo cáo thành tích cho sếp của cơ quan này là Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc, khốn thay lại đang rất gần với sự thật.

Phải chăng 76.000 doanh nghiệp được tính thêm đó chỉ là con số ‘ma’ ?

Hoặc nếu là con số thực thì 76.000 doanh nghiệp chiếm hơn 10% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Vì sao trong suốt một thời gian rất nhiều năm, Tổng cục Thống kê lại thống kê thiếu con số khổng lồ ấy ? Vì sao con số đó chỉ thình lình hiện ra khi đề án tính thêm ‘kinh tế ngầm’ vào GDP của Tổng cục Thống kê bị dư luận phản ứng mà khó có thể thực hiện ?

Tình trạng một cơ quan thống kê quốc gia nhưng lại để lọt sổ đến hơn 10% số doanh nghiệp là quá yếu kém về năng lực thống kê và không thể chấp nhận được. Nhưng vì sao những quan chức đầu ngành thống kê không những không bị kỷ luật hay cách chức mà lại ngày càng được Thủ tướng Phúc ưu ái ?

Mặt khác, trong nền kinh tế Việt Nam đang xảy ra một nghịch lý kinh khủng : đa số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả hoặc bị lỗ, phá sản nhưng GDP vẫn tăng mạnh !

Thật vậy, kết quả thu ngân sách năm 2018 đối với khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đã bị giảm thu từ hơn 2% đến gần 3% so với dự toán, còn khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - thành phần kinh tế dù không được xem là ‘chủ đạo’ như kinh tế quốc doanh nhưng lại đóng góp phần lớn tiền của cho GDP và nuôi sống bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức mà trong đó có đến 30% ăn không ngồi rồi - còn tồi tệ hơn nhiều : giảm thu đến 15% so với dự toán.

Thêm vào đó, năm 2018 đã chứng kiến tỷ lệ doanh nghiệp phải phá sản và tạm ngừng hoạt động tăng vọt so với năm 2017 và tăng hơn hẳn so với tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, năm 2019 cũng rất có thể chứng kiến nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lọt thỏm vào chu kỳ suy thoái năm thứ 11 liên tiếp kể từ năm 2008, khiến sức sản xuất và khu vực lưu thông hàng hóa càng thêm trì trệ, càng làm rỗng túi doanh nghiệp mà do đó càng khiến khả năng ‘cống hiến’ cho ngân sách tồi tệ đi nhiều.

Những năm gần đây, phía chính phủ muốn tăng vay ODA mà do đó khiến tăng nợ công nhưng bị ngưỡng nguy hiểm ‘nợ công không thể vượt quá 65% GDP’ chặn lại, cũng như bị một số đại biểu quốc hội chỉ trích. Nhưng nay chỉ bằng thủ thuật kinh tế - chính trị đơn giản ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’, với nền kinh tế ngầm ấy có thể chiếm ít nhất 10% hoặc thậm chí đến 30 - 40% GDP trong trường hợp Việt Nam, thì khi đó tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm tương ứng và giảm mạnh, có thể chỉ còn khoảng 50% GDP, trở thành một con số còn bóng lộn hơn cả báo cáo nợ công "chỉ có 55% GDP" thời Nguyễn Tấn Dũng. Một kết quả rất hấp dẫn chỉ nhờ vào việc tính toán những con số trên giấy mà chẳng phải lao tâm khổ tứ thuyết phục quốc hội lẫn ma mị dân chúng.

Một khi kịch bản "tính lại GDP" thành công theo "yêu cầu đặc biệt" của Thủ tướng Phúc, các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước cùng Chính phủ sẽ còn ‘dư địa vay nợ’ và tha hồ vay được ít ra 15% GDP nữa, tương đương khoảng 30 tỷ USD, chẳng hạn "phục vụ dự án trọng điểm sân bay Long Thành và đường bộ cao tốc Bắc Nam". Hai dự án này lần lượt chiếm vốn đầu tư là 18 tỷ USD và hơn 10 tỷ USD, cộng lại xấp xỉ với "quota" 30 tỷ USD mà Chính phủ có thể vay trực tiếp hoặc bảo lãnh vay nếu thành công trong việc "tính lại GDP". Cơ hội để các nhóm lợi ích "ăn tàn phá hại" vốn ODA và những nguồn vốn vay khác sẽ lại mở ra không khác gì thời Nguyễn Tấn Dũng.

Một cách tương ứng, ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’ sẽ làm giảm tỷ lệ bội chi ngân sách/GDP trong lúc số tuyệt đối về bội chi không hề giảm, đồng nghĩa với việc chính phủ và trong đó có phần tiêu xài khổng lồ của khối cơ quan đảng sẽ không còn phải nhìn trước nhìn sau với tỷ lệ bội chi ngân sách 3,6% GDP hay dưới 5% GDP nữa, mà sẽ thoải mái nâng con số tuyệt đối về bội chi.

Và một khi kịch bản "tính lại GDP" thành công theo "yêu cầu đặc biệt" của Thủ tướng Phúc, không chỉ ông Phúc được cộng điểm thành tích cho vận mạng ‘ngồi trên triệu người’ của ông ta tại đại hội 13 của đảng cầm quyền diễn ra vào năm 2021, mà gần 100 triệu con dân Việt sẽ càng có cơ hội đội thêm gánh nặng nợ nần ngập đầu cho hiện tại và cho rất nhiều đời con cháu mai sau.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 14/09/2019

Published in Diễn đàn

Trong bối cảnh khi năm 2019 đã lặng trôi được hai phần ba quãng thời gian, hệ thống tuyên giáo đảng và một số tờ báo quốc doanh một lần nữa dựa vào tổng kết và dự báo của Ngân hàng Thế giới để ghi điểm cho một chế độ chuyên nghề lợi dụng ‘khúc ruột ngàn dặm’ nhằm hút đô la.

wb1

Bởi theo Ngân hàng Thế giới, kiều hối Việt Nam đạt 13,8 tỷ USD trong năm 2017, và lên đến 15,9 tỷ USD trong năm 2018, có mức độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 10%.

Từ đó có thể ước tính số kiều hối về Việt Nam trong năm 2019 sẽ vọt đến gần 18 tỷ USD !

Nhưng theo quan chức Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, người chuyên theo dõi và thông tin cho báo giới về kết quả kiều hối ở thành phố này, lại cho biết ước tính 8 tháng đầu năm 2019, nguồn kiều hối chảy về Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt 3,45 tỷ USD và dự kiến cả năm 2019, nguồn kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt con số trên 5 tỷ USD. 

Kết quả kiều hối về Sài Gòn lại là phác thảo cho bức tranh kiều hối về Việt Nam, bởi đã hình thành một quy luật : Sài Gòn thường nhận khoảng 60% trong tổng số kiều hối về Việt Nam - theo thống kê của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh về cơ cấu địa phương tiếp nhận kiều hối trong nhiều năm qua. 

Như vậy nếu căn cứ vào con số 5,2 tỷ USD kiều hối về Sài Gòn trong năm 2017 và tỷ lệ 60% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 chỉ vào khoảng 8,5 tỷ USD chứ không thể lên đến 13,8 tỷ USD cho năm 2017 và 15,9 tỷ USD cho năm 2018 như Ngân hàng Thế giới công bố.

Tương tự, nếu căn cứ vào con số khoảng 5 tỷ USD kiều hối về Sài Gòn trong năm 2019 và tỷ lệ 60% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2019 cũng chỉ vào khoảng 8,5 tỷ USD chứ không thể lên đến gần 18 tỷ USD. 

Ngân hàng Thế giới đã trở thành một hiện tượng chính trị rất đáng được mổ xẻ và truy xét nguồn cơn, khi tổ chức được xem là rất có uy tín quốc tế này đã làm thay phần việc của các cơ quan ở Việt Nam trong việc công bố kết quả kiều hối về Việt Nam mỗi năm.

Vậy là những năm gần đây, năm nào các tờ báo đảng và ‘thân đảng’ ở Việt Nam cũng dẫn tin từ Ngân hàng Thế giới để khoa trương thành tích nhờ có nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và các chính sách nhân văn nhân bản của đảng và nhà nước ta mà Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều kiều hối từ ‘khúc ruột ngàn dặm’ hay từ ‘kiều bào ta’.

Thậm chí đích thân ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng còn xuất đầu lộ diện trong một bài phát biểu tại sự kiện có tên "Xuân quê hương 2019" ở Hà Nội để nói theo… Ngân hàng Thế giới.

Khi đó, ông Trọng thông báo rằng người gốc Việt sinh sống tại các nước trên thế giới gửi về Việt Nam gần 16 tỷ đôla trong năm 2018 và không quên nhấn mạnh rằng con số đó "tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1993".

Tuy nhiên, công bố của Ngân hàng Thế giới về lượng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 lại chỉ thuần túy là con số tổng nhưng đã không kèm theo bất kỳ một liệt kê chi tiết nào cần có về cơ cấu khu vực và quốc gia trên thế giới gửi kiều hối về Việt Nam, cơ cấu khu vực và ngành nghề ở Việt Nam nhận kiều hối, phương pháp tính kiều hối của Ngân hàng Thế giới…

Trong thực tế, số liệu của Ngân hàng Thế giới về kết quả kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 là rất đáng nghi ngờ về tính chính xác, nếu không muốn nói là đáng nghi ngờ về tính trung thực. 

Có lẽ nhiều quan chức quản lý tiền tệ ở Việt Nam đã phải ngơ ngác khi nhìn vào bảng kết quả kiều hối về Việt Nam do Ngân hàng Thế giới thống kê : với số thống kê của Ngân hàng Thế giới vượt gấp nhiều lần số liệu được công bố bởi Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, dấu hỏi rất lớn đọng lại là Ngân hàng Thế giới đã làm cách nào để ‘vẽ’ thêm từ 7 - 8 tỷ USD kiều hối về Việt Nam mỗi năm ?

Liệu giữa Ngân hàng Thế giới và chính quyền Việt Nam liệu có tồn tại âm thầm một thỏa hiệp chính trị nào để tô hồng cho chế độ độc đảng này ? Liệu Ngân hàng Thế giới có tiếp tay, hoặc đã có một hành động hoàn toàn không khách quan và trung thực, cho chính thể độc trị ở Việt Nam khi ‘vẽ’ con số thống kê lượng kiều hối về Việt Nam năm 2017 là 13,8 tỷ USD và lên đến 15,9 tỷ USD cho năm 2018 ?

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 11/09/2019

Published in Diễn đàn

Rốt cuộc, những đồn đoán bất tận về thói ‘ăn ngập mặt’ của tác giả cuốn sách có tựa đề "Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay" đã có cơ sở : kết luận điều tra của Bộ Công an sau khi hoàn tất đã ‘phát hiện’ viên cựu Bộ trưởng thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn ‘cầm’ 200.000 USD của Phạm Nhật Vũ trong vụ AVG - con số quá nhỏ so với rất nhiều dư luận trước đó về việc bị can Tuấn đã ‘ăn’ nhiều hơn hẳn.

tuan1

Cựu Bộ trưởng thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn là chủ biên cuốn sách có tựa đề "Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay"

Thậm chí một số cán bộ cách mạng lão thành còn phẫn nộ, muốn chính quyền phải thu hồi cuốn sách đầy giả dối trên.

Về thực chất, Trương Minh Tuấn là một điển hình cho chế độ cộng sản đương thời đang lao vào hội chứng chợ chiều ‘hốt cú chót’.

Từ giữa năm 2016, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã hiện ra như một "sát thủ báo chí". Trương Minh Tuấn được xem là một thủ hạ đắc lực của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và được ông Trọng nâng đỡ.

Tháng 10/2016, Trương Minh Tuấn đã tung ra loạt 2 bài trên báo đảng Nhân Dân với tựa đề rất "tư tưởng Nguyễn Phú Trọng" : "Nhận diện nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục". Trong đó, Trương Minh Tuấn lên án và cũng đồng thời thừa nhận về "Thái độ hai mặt về chính trị" của một số tờ báo nhà nước :

"Luật pháp nước ta không cho phép viết tin bài chống chế độ đăng trên báo chí chính thống, nên một số người trong giới báo chí thường thể hiện xu hướng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" qua thái độ nước đôi : đối với các bài báo đăng tải trên báo chí chính thống, họ thường né tránh những vấn đề họ "tự cho là nhạy cảm" ; mặt khác, chính họ lại viết bài đăng trên blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hoặc gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu thiện chí để làm vừa lòng đám đông trên mạng, trở thành "người hùng" trên mạng. Đáng chú ý, sau khi được dư luận trên mạng tung hô, cổ xúy, một vài cây bút càng trở nên hăng hái hơn.

Bên cạnh đó, đến nay, trừ một số tờ báo như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,… nhiều cơ quan báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ.

Với một số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.

Phải chăng, đó là kết quả của sự lười nhác, hay việc làm này còn hàm ý rằng không thể không đưa tin nhưng đây không phải là quan điểm, và thái độ của tòa soạn ? Thậm chí qua mạng xã hội, blog cá nhân,... một số người làm báo sau khi rời cơ quan báo chí (về hưu, nghỉ việc, hoặc bị buộc thôi việc) còn công khai quan điểm đi ngược quan điểm chính thống, thậm chí đồng tình, cổ vũ luận điệu của một số người tự nhận hoặc được gọi là "nhà dân chủ", "người yêu nước"…".

Trương Minh Tuấn cũng lên án về "Xuất hiện xu hướng tách rời định hướng của Đảng với quyền tự do báo chí", và không quên lên án về "Tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, coi báo chí phương Tây là chuẩn mực của tự do báo chí" : "Một số tin tức, bình luận từ VOA, RFI, RFA,… thậm chí tin tức, bình luận của một số báo, trang tin của người Việt ở nước ngoài vốn không thiện chí với Việt Nam đã được sửa sang công bố trên báo chí trong nước".

Hẳn cung mệnh Trương Minh Tuấn sẽ lên như diều gặp gió, và chắc chắn sẽ giành được một cái ghế trong Bộ Chính trị khóa 13, nếu không nổ ra vụ AVG.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 8000 tỷ đồng, trong khi Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 8000 tỷ, Trương Minh Tuấn là quan chức bị nghi ngờ rất lớn về ‘âm mưu chia chác’ bởi nhân vật này đã trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho đàn anh Nguyễn Bắc Son, để Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG. Trương Minh Tuấn cũng là quan chức bị dư luận nghi ngờ về việc đã nhận một ngôi biệt thự trị giá hàng triệu USD của Phạm Nhật Vũ - em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và là một trong những kẻ chủ mưu vụ AVG.

Giờ đây, đã quá rõ là cái thế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương của Trương Minh Tuấn chỉ là ‘tạm’ như Đinh La Thăng đã từng ‘tạm Phó trưởng ban Kinh tế trung ương’, để tương lai ‘theo chân Đinh La Thăng’ sẽ tràn ngập cung mệnh Trương Minh Tuấn…

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 08/09/2019

Published in Diễn đàn

Công nghệ ướp xác và trưng bày thi hài : kinh nghiệm nào từ Việt Nam ?

Ngày 18/7, Hội đồng Khoa học y tế kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã báo cáo Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước việc bảo quản lâu dài, bảo vệ an toàn tuyệt đối thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

xac1

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nơi lưu giữ xác ướp Hồ Chí Minh

Tin tức báo chí cho biết, giáo sư người Nga Banin Victor Vasilievich nói rằng cần quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo các cán bộ y tế, kỹ thuật tham gia công tác giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học giữa Việt Nam và Liên bang Nga để trao đổi, thông báo tiến bộ khoa học mới phục vụ công tác này.

"Thủ tướng đề nghị các nhà khoa học tiếp tục ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Lăng trong hợp tác, nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh". Bài báo trên tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 19/7, có đoạn viết như vậy.

Với tất cả sự tôn kính về người đã khuất – bất kể người ấy là ‘dân đen’ hay lãnh tụ chính trị, bài viết này xin được chia sẻ góc nhìn thuần về mặt thực chứng khoa học, không có bất kỳ ẩn ý/hàm ý nào về sự xúc phạm người đã mất.

Công nghệ ướp xác để trưng bày

Thi hài ông Hồ Chí Minh được cho là đã được ướp và thành công trong việc nửa thế kỷ để trong hòm có độ trong suốt, dành để phục vụ người dân/đoàn ngoại giao/du khách ‘viếng lăng mộ’ như một điểm du lịch khi có dịp tới Hà Nội.

Công nghệ ướp xác ông Hồ Chí Minh, tin tức cho biết là do các chuyên gia ở Viện lăng Lenin của Liên Xô thực hiện. Các chuyên gia của Viện này còn được cho là thực hiện những công trình tương tự đối với Georgi Dmitrov (ở Bulgaria), Josef Stalin (ở Nga), Klement Gottwald (Tiệp Khắc), Mao Trạch Đông (ở Trung Quốc), Kim Il-sung và Kim Jong-il (ở Bắc Hàn).

Điểm chung của việc lưu giữ thi hài để phục vụ ‘trưng bày’ của công nghệ ướp xác của Viện lăng Lenin, là nghiêng về hướng bảo quản nguyên hình dạng, trọng lượng, màu sắc và tính linh hoạt của thi hài, hơn là bảo quản các mô sinh học. Chính điều này cho thấy các xác ướp của những thi hài kể trên khác hẳn với các Pharaon ở Ai Cập cổ đại.

Nếu ai đó từng vào xem "xác ướp Xóm Cải" được trưng bày ở bảo tàng nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ dễ dàng nhận ra sự tương phản của việc ‘nguyên hình dạng, trọng lượng, màu sắc và tính linh hoạt của thi hài’, so ‘bảo quản các mô sinh học’.

"Họ phải thường xuyên thay thế các bộ phận như da, thịt bằng nhựa và các chất liệu khác", Alexei Yurchak, giáo sư nhân chủng học xã hội của trường Đại học California, nhận xét trong một báo cáo khoa học về ướp xác, năm 2015. Thời điểm đó tại Nga, các nhà khoa học cũng đưa ra lo lắng về mối đe dọa chính với tương lai của lăng mộ, là thiếu lớp nghiên cứu kế cận. Các nhà khoa học đang ngày càng già đi, và không có các nhà nghiên cứu trẻ sẵn sàng để thay thế.

"Những người trẻ tuổi không còn quan tâm đến khoa học lăng tẩm nữa, nó không còn uy tín như xưa", Alexei Yurchak cho biết.

Công nghệ ướp xác và lưu giữ phiên bản ‘ma-de-in-Việt-Nam’ ?

Từ nhận xét của giáo sư nhân chủng học Alexei Yurchak, cho thấy sở dĩ gọi là phiên bản ‘ma-de-in-Việt Nam’, vì theo tài liệu khoa học được đăng tải công khai tại Nga, cứ cách vài ngày các nhà khoa học lại phải đến lăng để kiểm tra thi hài, nơi được nhiệt độ và ánh sáng được tính toán cẩn thận. Và cứ mỗi 18 tháng, Lenin được đưa đến một phòng thí nghiệm dưới lòng đất với ánh sáng lờ mờ để tái ướp và rửa sạch.

Mặc dù các nhà khoa học Liên Xô thời đó đã bảo tồn được phần xương, cơ, da và các cơ quan khác, tất cả các cơ quan nội tạng của Lenin đã được gỡ bỏ. Bộ não Lenin được lấy ra và kiểm tra ở "Viện não Xô Viết", thành lập không lâu sau khi Lenin qua đời, với vai trò cụ thể là nghiên cứu những "khả năng phi thường" của ông. Hiện những mảnh não vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay tại Trung tâm Thần kinh học, Viện khoa học Nga.

Việc ướp xác, lưu giữ phục vụ trưng bày đối với thi hài ông Hồ Chí Minh được Viện lăng Lenin thực hiện, nên nhiều khả năng các diễn biến cũng tương tự. Như vậy cụ thể đúc kết kinh nghiệm nào từ các nhà khoa học ở Việt Nam trong lãnh vực này cho "công nghệ ướp xác và lưu giữ phiên bản ‘ma-de-in-Việt-Nam" từ sau khi Liên Xô sụp đổ ?

Đáng tiếc là ở "Hội nghị khoa học tổng kết 40 năm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh" do ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức ngày 9-10-2009, chỉ nêu úp mở mỗi tình tiết, "từ năm 2004 đến nay, các nhà khoa học y tế Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia y tế Liên bang Nga tiến hành pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam" (trích tham luận của thiếu tướng Nguyễn Văn Cương, trưởng ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh). 

Tuy nhiên phải đến năm 2018, phía Nga mới đồng ý chuyển giao công nghệ và phối hợp pha chế dung dịch đặc biệt nói trên tại Việt Nam. "Từ thành công đó, năm 2018 Việt Nam tiếp tục hợp tác xây dựng cơ sở kỹ thuật và sản xuất thành công bộ quần áo đặc biệt cho Chủ tịch Hồ Chí Minh". Thông tin từ thiếu tướng Cao Đình Kiếm, chính ủy Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho biết tại buổi họp báo quí 1 của Bộ Quốc phòng, sáng 3/4/2019.

Họ là những ai ?

"Hội đồng Khoa học y tế kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh" làm việc với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 18/7/2019, gồm có 7 thành viên người Việt Nam và 4 nhà khoa học y tế của Liên bang Nga.

Hội đồng Khoa học y tế cấp Nhà nước về phía Việt Nam bao gồm các thành viên với chức danh cụ thể như sau : Giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh - chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, chủ tịch Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023 làm chủ tịch hội đồng.

Trung tướng, giáo sư, tiến sĩ Đỗ Quyết - giám đốc Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), ủy viên Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023 làm ủy viên. Giáo sư, tiến sĩ Tạ Thành Văn - hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, ủy viên Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023 : ủy viên.

Đại tá, tiến sĩ Vũ Văn Bình - nguyên phó trưởng ban Ban quản lý lăng, nguyên phó tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ủy viên Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023 : ủy viên. Thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ Vũ Đức Mối - nguyên phó giám đốc Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), nguyên ủy viên Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2003 - 2008 : ủy viên.

Đại tá, tiến sĩ Bùi Hải Sơn - tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phó trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh : ủy viên. Đại tá, tiến sĩ Nguyễn Văn Vận - viện trưởng Viện 69 (Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh), ủy viên Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023 : ủy viên thư ký.

Về phía Liên bang Nga gồm có 4 nhà khoa học y tế tham gia hội đồng : Giáo sư, viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga Banin Victor Vasilievich, trưởng khoa hình thái (Đại học Y quốc gia Matxcơva mang tên Evdokimov A.I) làm chủ tịch hội đồng. Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga Sidelnikov Nikolai Ivanovich, giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga : ủy viên.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Matveychuk Igor Vasilievich, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y sinh Matxcơva thuộc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga : ủy viên. Giáo sư, tiến sĩ khoa học, thầy thuốc ưu tú Gribunov Iury Pavlovich, trưởng khoa giải phẫu Bệnh viện Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga : ủy viên.

Thay lời kết

Năm 1961, xác ướp Josef Stalin được mang đi chôn trong một nghĩa trang nhỏ. Năm 1962, xác ướp Klement Gottwald được hỏa táng. Tháng 8/1999, xác ướp của Georgi Dimitrov được đem hỏa táng. Nga đang có đề xuất cải táng Lenin.

Từ những lý do sinh học lẫn đạo lý, đã đến lúc phải suy nghĩ đáp ứng ý nguyện được nêu trong "Di chúc Hồ Chí Minh", đó là được hoả táng. Dĩ nhiên, lúc đó thì lăng của ông có thể là nơi lưu trữ đồ lưu niệm, thậm chí có thể trở thành một viện bảo tàng lịch sử.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 20/07/2019

Published in Diễn đàn

Bất chấp việc Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cùng Ngân hàng nhà nước đã luôn khoe khoang thành tích đã xử lý thành công nợ xấu và kéo nợ xấu xuống dưới 3% trong năm 2018, vừa xuất hiện một bằng chứng chứng minh thực tế ngược lại.

vamc1

VAMC đã xử lý thành công nợ xấu và kéo nợ xấu xuống dưới 3% trong năm 2018 - Ảnh minh họa

Trong một cuộc họp báo công bố kết quả và báo cáo kiểm toán năm 2018, Kiểm toán Nhà nước đãnhận định VAMC chưa thực hiện vai trò trong việc mua nợ và xử lý nợ xấu như không thực hiện thẩm định giá mua (giá mua bằng dư nợ trừ dự phòng rủi ro do tổ chức tín dụng tự xác định) ; không kiểm tra, đánh giá khách hàng vay, tính trung thực, chính xác của hồ sơ, tài liệu và tài sản đảm bảo của khoản nợ…

Bên cạnh đó, VAMC xử lý nợ xấu sau khi mua chủ yếu thông qua việc ủy quyền lại cho các tổ chức tín dụng bán nợ.

Nhận định trên đã củng cố một cách chắc chắn cho một nhận định trước đó từ giới chuyên gia độc lập : sau 5 năm hoạt động kể từ năm 2013, VAMC đã hầu như không mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần bằng ‘tiền tươi thóc thật’, nghĩa là hầu như không dùng tiền mặt được ngân sách nhà nước cấp để mua nợ xấu, mà chỉ mua… trên giấy.

Vào năm 2018, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị VAMC đã trần tình với gương mặt có vẻ nhăn nhúm khổ sở : "VAMC được cấp 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ, năm 2017 đã mua 3.200 tỷ đồng nợ xấu và dự kiến, năm 2018 mua khoảng 3.500 tỷ đồng nợ xấu. Nhưng các tổ chức tín dụng đăng ký bán nợ cho VAMC khoảng 20.000 tỷ đồng, như vậy rất khó mua được các khoản nợ này".

Dù chỉ nêu vài số liệu nhỏ nhoi, nhưng cái cách trần tình của ông Nguyễn Tiến Đông đã một lần nữa, sau khoảng một tá lần thanh minh của những quan chức khác kể từ lúc VAMC được thành lập vào năm 2013, khẳng định một sự thật như đinh đóng cột : Trong thực tế, VAMC đã được ngân sách nhà nước cấp 2000 tỷ đồng từ lúc đầu thành lập. Tuy nhiên, số tiền này chỉ như muối bỏ biển so với số nợ xấu lên đến khoảng 1,2 triệu tỷ đồng vào thời gian đó. Hơn nữa, VAMC cũng không hề dùng tiền thực để mua nợ xấu vào thời gian đó, mà bị cho rằng đã dùng toàn bộ 2000 tỷ đồng này để gửi ngân hàng lấy lãi, như một cách chiếm dụng ngân sách nhà nước.

Thực tế ‘xử lý nợ xấu’ như trên đã trái ngược với báo cáo đậm chất tuyên giáo một chiều của Ngân hàng nhà nước. Vào năm 2018, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đối mặt với tình trạng chung là quy mô nợ xấu đang tăng lên đáng kể bởi nợ xấu cũ dồn tích lại đến nay và nợ xấu mới phát sinh do tăng trưởng cho vay chứng khoán và bất động sản, khiến số dư nợ xấu tăng cao.

Về thực chất, VAMC đã chỉ tô hồng cho những bản thành tích xử lý nợ xấu kéo lê từ thời bị xem là ‘phá chưa từng có’ Nguyễn Tấn Dũng sang thời ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc.

Đến nay, các phương án "xử lý nợ xấu" của Ngân hàng nhà nước vẫn hoàn toàn bế tắc. Toàn bộ mục tiêu "giảm nợ xấu về 3%" vẫn chỉ nằm trên giấy tờ mà không có một chút gì thực chất - theo nhiều chuyên gia phản biện.

Cho dù có tính toán một cách ‘thành tích’ nhất là cho đến nay các ngân hàng thương mại đã xử lý được khoảng 300.000 tỷ đồng ‘nợ xấu nội bảng’, thì vẫn còn đến khoảng 900.000 tỷ đồng nợ xấu treo trong hệ thống ngân hàng và trong bảng kế toán thuần giấy của VAMC mà không biết bán lại cho ai.

Tình trạng một số ngân hàng thương mại, dù lãi cao, nhưng lại ‘xử lý nợ xấu’ bằng cách hầu như dựa dẫm vào VAMC cho dù vẫn biết VAMC hoàn toàn bế tắc, cho thấy thái độ vô trách nhiệm của nhiều ngân hàng khi chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Với các ngân hàng này, rõ ràng quan niệm về lợi nhuận và hậu quả về nợ xấu là hai phạm trù tách rời mà chẳng dính dáng với nhau về mặt nhân quả và trách nhiệm.

Lãi ngân hàng nhiều khả năng sẽ ít hẳn, trong khi nợ xấu tăng vọt. Những ngân hàng đã cố che giấu nợ xấu trầm trọng trong những năm trước sẽ lao đến ngưỡng vỡ nợ và phá sản vào những năm sau đó.

Vào năm 2018, một chuey6n gia tài chính nhà nước đã ‘bật mí’ cho phóng viên : "Nợ xấu ở Việt Nam kéo dài gần hết một thế hệ làm ngân hàng mà chưa xử lý được. Mặc dù cũng đã xóa được 3-4 tỷ USD nợ xấu (trên giấy tờ), nhưng nợ xấu mới lại gia tăng. Nợ xấu cũ chưa xử lý được tiếp tục đắp chiếu, đưa lên hồi sức cấp cứu lại đưa về phòng điều trị rồi lại đắp chiếu vì không có cơ chế xử lý…".

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 15/07/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 6