Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giới quan chức Việt Nam chuyên ăn xổi ở thì liệu có ảo tưởng về một EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu) chắc chắn sẽ được ký kết và thông qua ?

evfta1

Hội thảo "Cam kết lao động trong Hiệp định CPTPP và FTA với EU"

Ngày 4/12/2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo "Cam kết lao động trong Hiệp định CPTPP và FTA với EU". Đã rõ là chủ đề hội thảo này phản ánh tư thế ăn chắc về ‘EU cần Việt Nam hơn là Việt Nam cần EU’, ‘EVFTA trước sau gì cũng sẽ được ký kết’ và ‘Việt Nam thành công với EVFTA’, tức hiệp đnh này sẽ được Cộng đồng châu Âu cho phép Ủy ban thương mại châu Âu ký kết với Việt Nam vào tháng Mười Hai năm 2018, để sau đó đến tháng Ba năm 2019 sẽ được Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn, mang lại một nguồn máu quý báu giúp cho chân đứng kinh tế của chính thể độc trị ở Việt Nam - vốn đang suy nhược toàn thân - thêm một thời gian cầm cự nữa.

Thế nhưng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thể đã không cập nhật tình hình thời sự, hoặc không thèm quan tâm đến một yếu tố mà có thể khiến EVFTA tưởng như nằm trong túi Việt Nam vẫn có thể tuột ra : nhân quyền trong EVFTA.

Bởi khác rất nhiều với quan hệ EU - Việt Nam cách đây vài năm, tình thế hiện thời đã chuyển biến lớn : nhân quyền và công đoàn độc lập mới là số một trong những điều kiện cần của EVFTA.

Ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, Nghị viện châu Âu bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền mà đã nhấn kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao xuống mốc 50/50.

Khác nhiều với quan điểm không mấy rõ ràng và dứt khoát của Ủy ban châu Âu, ngay phần đầu của nghị quyết 2018/2925(RSP) đã khẳng định : "Quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam phải căn cứ trước hết trên nền tảng tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền ; và trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này".

Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về các quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do báo chí và Internet, bắt bớ người hoạt động nhân quyền, đàn áp người biểu tình, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…

Động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không.

Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.

Từ trước khi hồ sơ EVFTA được Ủy ban châu Âu tổ chức điều trần tại Brussels vào tháng Mười năm 2018, đã xuất hiện nhiều cảnh báo từ giới quan chức châu Âu về việc nếu EVFTA không kịp được phê chuẩn trước khi Nghị viện châu Âu tổ chức bầu cử, sẽ không có gì chắc chắn là nghị viện mới của châu Âu - với nhiều gương mặt nghị sĩ mới và quan điểm cũng khác biệt - sẽ dễ dàng thông qua EVFTA. Thậm chí trong trường hợp ‘xấu nhất’, bản hiệp định này sẽ bị một nghị viện mới bộn bề công việc, trong đó bao gồm cả quan điểm chiếm số đông về không thể chấp nhận cho một nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng được hưởng lợi từ thị trường chung châu Âu, gạt phắt sang một bên để số phận của EVFTA cũng hẩm hiu tương tự như Hiệp định TPP vào đầu năm 2017 khi bị Mỹ rút ra.

Vào lúc này đây, giới chóp bu Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quyết định và sống còn cho sự tồn tại được ngày nào hay ngày đó của thể chế này : nếu không thực tâm cải thiện nhân quyền và cả cải cách chính trị, sẽ chẳng có bất kỳ tương lai nào cho EVFTA - cả về ký kết lẫn triển khai hưởng lợi sau ký kết.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 14/12/2018

Published in Diễn đàn

Đã rất rõ là bàn cờ giai đoạn 3 của ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang đánh thẳng vào Sài Gòn, trước khi tiến tới một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. 

saigon1

Cựu phó chủ tịch thường trực Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài bị công an khởi tố và tống giam

Ngày 8 tháng Mười Hai năm 2018, thêm một ‘đệ ruột’ của ‘bố già’ Lê Thanh Hải là cựu phó chủ tịch thường trực Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài bị công an khởi tố và tống giam vì tội danh mà về danh nghĩa là ‘vi phạm quản lý đất đai’, nhưng thực chất rất có thể tài đã ‘ăn bẩn’ trong ít nhất việc duyệt bán một khu đất vàng không qua đấu giá cho doanh nghiệp.

saigon2

Cựu phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín

Tính đến nay, Nguyễn Thành Tài là cái tên thứ hai sau một quan chức đồng cấp khác - cựu phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín - mà đã khiến ‘Anh Hai Nhựt’ (Lê Thanh Hải) mất đứt hai ‘đệ ruột’.

Việc Nguyễn Hữu Tín đã bị khởi tố thêm tội danh - một tín hiệu rất quan trọng cho thấy vụ án của ông ta và những quan chức đồng phạm không chìm xuồng mà sẽ mở rộng và phát triển với khung án tù giam có thể tương đương với mức án tù ban đầu của Vũ ‘Nhôm’ là khoảng một chục năm.

Từ khi Lê Thanh Hải còn tại vị như một ‘bố già’ ở Sài Gòn và kể cả sau khi ‘Anh Hai’ mất chức bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2015, Nguyễn Hữu Tín được rất nhiều dư luận xem là ‘đệ ruột’ của ông Hải, và tuy không được đánh giá có tài sản cá nhân ‘mập’ như Lê Thanh Hải, nhưng Nguyễn Hữu Tín cũng được xem là một trong những quan chức giàu có đến độ có thể chẳng nhớ nổi nhà đất và kim ngân của mình tích góp hay vơ vét được từ những phi vụ nào.

Với việc những đàn em của Lê Thanh Hải là Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài bị bắt, Tất Thành Cang có thể bị bắt, số phận Lê Thanh Hải "gia tộc Lê Thanh Hải" đang lộ ra những dấu hiệu khá rõ về sự sụp đổ trong một ngày không còn xa nữa, để cá nhân Lê Thanh Hải gần như chắc chắn phải được kết thúc như một công đoạn đầu tiên để dẫn tới cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng.

Chưa kể hàng loạt thân nhân của Lê Thanh Hải bị ‘điểm danh’.

Kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’ là Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của Lê Thanh Hải. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã "chi khống 13,3 tỉ đồng" - một dấu hiệu hầu như chắc chắn là nếu không ‘biết điều’, Lê Tấn Hùng sẽ đi thẳng vào nhà giam.

Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là ông Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 - bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh công khai thi hành kỷ luật. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu "đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức". Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12 đã quyết định kỷ luật ông Lê Trương Hải Hiếu bằng hình thức khiển trách.

Ngày 20 tháng Mười Một năm 2018, ‘báo đảng’ Thanh Niên đăng bài về Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh và Trương Thị Hiền như một cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam. "Có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh" - báo Thanh Niên giật tít như thế và còn chú thích rằng bà Trương Thị Hiền là phu nhân của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sau đó đoạn chú thích này đã biến mất, còn tựa đề được đổi thành "Hủy bỏ kết quả đấu thầu tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh".

Với trường hợp Trương Thị Hiền, cho đến nay đảng đã đụng chạm đến hầu hết những người thân của Lê Thanh Hải, thít chặt hơn nữa vòng vây đối với cựu quan chức cao cấp có tục danh ‘Hải Heo’.

Lê Thanh Hải từng được một số dư luận đồn đoán là "một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam". Đặc biệt là mối quan hệ "đặc biệt" giữa ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Lê Thanh Hải cũng từ lâu bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất, màn trời chiếu đất và bị biến thành dân oan đất đai bất đắc dĩ, hàng chục năm trời rồng rắn kéo nhau đi khiếu nại tố cáo từ Nam chí Bắc.

Đã rất rõ là bàn cờ giai đoạn 3 của ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang đánh thẳng vào Sài Gòn, trước khi tiến tới một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắc máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 10/12/2018

Published in Diễn đàn

Khi nền kinh tế Việt Nam kéo lê cái thân hình ‘thế nước đang lên’ gần hết năm 2018,Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thừa nhận có đến 97.838 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Con số này tăng 6,7% so với 10 tháng năm 2018 (91.711 doanh nghiệp).

doanhnghiep1

'Thế nước đang lên', đến chuột cũng chết !

Cũng trong tháng 11 năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 11.637 doanh nghiệp, tăng 6,5%. Luỹ kế 11 tháng năm 2018, cả nước có 121.248 doanh nghiệp thành lập mới tăng 4,5%.

Vào tháng Mười năm 2018, những số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố cho thấy số doanh nghiệp thành lập mới trong quý III/2018 là 96.611, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lại nhiều bất thường, với 24.501 doanh nghiệp, tăng 76%. Tính chung 9 tháng kể từ đầu năm, có 73.103 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 48,1%.

Tuy trong 11 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp thành lập mới vẫn cao hơn số doanh nghiệp ‘chết’, nhưng hiện tượng đáng lo lắng là tất cả 17 ngành, nghề kinh doanh chính đều đang đối mặt với tình trạng số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc gia tăng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động do những hạn chế cố hữu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chưa được giải quyết, dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp. Trong đó, hạn chế về năng lực quản trị, đổi mới sáng tạo, năng suất lao động làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể, năng suất lao động Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 7% năng suất lao động của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan, 42,3% của Indonesia, 56,7% của Philippines và bằng 87,4% của Lào.

Nhưng có thực đó là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp phải ‘chết’ ?

Tình trạng tham nhũng trong hệ thống thủ tục ‘hành là chính’, thiếu đầu ra và quá dễ phá sản là những nguồn cơn khiến nhiều doanh nghiệp không còn mặn mà với các chương trình khuyến mãi cho vay vốn của ngân hàng, trong tình trạng ngân hàng đang thừa mứa tiền không tiêu thụ được - hệ lụy của nạn in tiền quá nhiều từ Nhà máy In tiền quốc gia của Ngân hàng nhà nước và hình ảnh cơ suy thoái kinh tế Việt Nam đã kéo sang năm thứ 10 kể từ năm 2008. Nhiều doanh nghiệp vẫn không thể quên được vào năm 2011 họ đã phải vay ngân hàng với lãi suất cắt cổ lên đến 25 - 30%/năm (chưa kể phí ‘bôi trơn’), để sau đó không ít doanh nghiệp đã coi đó là thuốc độc mà ngân hàng bắt họ phải uống.

Cũng vào tháng Mười năm 2018, một bản báo cáo của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được công bố vào đã phải thừa nhận rằng nguồn thu từ 3 khu vực kinh tế không đạt dự toán (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 2,9%, đạt 4.908 tỷ đồng ; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,1%, đạt 33.646 tỷ đồng ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giảm 2,2% đạt 4.855 tỷ đồng).

Khi năm 2017 trôi qua, chính Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã phải đánh giá rằng thu từ sản xuất kinh doanh của 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài quốc doanh trong khoảng 3 năm liền kề đều thấp hơn so với dự toán với mức khá lớn và đều thấp hơn số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội.

Mặc dù Ủy ban Tài chính - Ngân sách không nêu cụ thể thực trạng ‘thấp hơn’ là bao nhiêu, nhưng một số chuyên gia đã ước tính tỷ lệ thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh chỉ đạt khoảng 80 -85% so với dự toán – tức thấp hơn rất nhiều so với kết quả của những năm trước.

Mà khi thu thuế từ 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài quốc doanh bị giảm mạnh, lấy đâu ra ‘Kinh tế Việt Nam đạt thành tích tăng trưởng 7,31% GDP’ - gấp gần 3 lần tỷ lệ tăng trưởng của Mỹ và EU - như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên rao đầy tự hào vào cuối năm 2017, hay ‘GDP vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng 6,7% trong năm 2018’ như báo cáo của chính phủ ông Phúc và được các bộ ngành, giới chuyên gia cận thần và báo đảng đồng ca đầy sống sượng lẫn trơ tráo ?

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 07/12/2018

Published in Diễn đàn

CPTPP sẽ mở đường cho việc thành lập công đoàn độc lập

Thanh Phương, RFI, 03/12/2018

Không chỉ có tác động về mặt kinh tế, CPTPP, một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, còn có những tác động to lớn về mặt xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là về lao động, mở đường cho việc thành lập công đoàn độc lập.

congdoan2

Một nhà máy lắp ráp xe gắn máy tại Hải Phòng. Ảnh chụp ngày 03/11/2018. Reuters

Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Như vậy Việt Nam là nước thứ 7 thông qua hiệp định này, sau các nước New Zealand, Canada, Úc, Nhật Bản, Meehicô và Singapore. CPTPP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2018.

Không chỉ có tác động về mặt kinh tế, CPTPP, một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, còn có những tác động to lớn về mặt xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là về lao động. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hiệp định này đặt ra những yêu cầu cụ thể về quyền lao động và điều kiện làm việc nhằm đảm bảo tự do thương mại, nói chung là buộc Việt Nam phải hiện đại hoá pháp luật về lao động, giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích về kinh tế một cách công bằng.

Theo thống kê, tại Việt Nam đã có hơn 6.000 cuộc đình công diễn ra kể từ giữa thập niên 90 và tất cả đều là đình công tự phát, chứ không phải là do công đoàn khởi xướng. Trả lời phỏng vấn RFI, luật sư Hoàng Cao Sang, Văn phòng luật sư Hoàng Luật Việt, cũng đưa ra nhận định tương tự :

" Hiện tại ở Việt Nam, đa phần người lao động bị thiệt thòi, vì tổ chức công đoàn lại ăn lương của người sử dụng lao động, cho nên công đoàn này thường là không hiệu quả và không bảo vệ được người lao động và tất cả tranh chấp, đình công đều mang tính tự phát. Khi mà tự phát như vậy thì họ không biết được đâu là quyền của mình và đâu là nghĩa vụ của mình, để mình thực hiện, cho nên người lao động thường là bị ép hoặc không được đảm bảo quyền lợi. Không một cá nhân, hay một tổ chức nào hiểu biết về pháp luật để bảo vệ họ.

Một điều nữa là pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa tham gia những công ước bảo vệ người lao động, cũng như bảo vệ người sử dụng lao động một cách tốt nhất theo luật của quốc tế".

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP yêu cầu tất cả các nước tham gia phải thông qua và duy trì các quyền được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về Các nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động trong pháp luật, thể chế và thông lệ của họ. Các quyền này được quy định trong 8 công ước cơ bản của ILO.

Tuy nhiên, theo ILO, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn ba công ước cơ bản (Công ước số 87, 98 và 105) liên quan đến quyền tự do hiệp hội, quyền thương lượng tập thể và xóa bỏ lao động cưỡng bức. LS Hoàng Cao Sang cho biết thêm về nội dung của 3 công ước nói trên :

" Cái quan trọng nhất mà hiệp định này đưa ra, đó là Việt Nam phải cam kết về vấn đề chế độ lao động, mà cụ thể là trong chương 19 của hiệp định, họ viện dẫn rất là nhiều quy định pháp luật, trong đó có Tuyên bố của ILO 1998. Trong tuyên bố đó có 8 công ước, mà Việt Nam mới ký được 5 công ước, còn 3 công ước nữa chưa ký.

Tôi cho rằng đây là những công ước rất quan trọng đối với việc Việt Nam phải thay đổi cơ chế làm việc của mình trong các doanh nghiệp, đối với từ người sử dụng lao động cho đến người lao động và pháp luật đối với quan hệ lao động này.

Trong 3 công ước chưa ký đó, tôi cho rằng công ước 87 là hơi "nhạy cảm" với cơ chế và pháp luật Việt Nam, đó là về quyền tự do và hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức. Đó là công ước quan trọng nhất, đã gây cản trở nhiều nhất trong quá trình đàm phán gia nhập CPTPP. Công ước có quy định là người lao động và người sử dụng lao động được quyền tự tạo một tổ chức và tham gia tổ chức theo sự lựa chọn của mình, chứ không phải như quy định bây giờ là phải theo công đoàn chính thức.

Còn công ước 98 là về những nguyên tắc quyền tổ chức và thương lượng tập thể đối với người lao động. Công ước 105 là về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Điều quan trọng mà họ đưa ra là khi mà người lao động đình công hoặc bị xử lý kỷ luật thì sẽ không bị cưỡng bức, không bị bắt làm một công việc nào đó mang tính cưỡng bức, không bị phân biệt đối xử chủng tộc, xã hội, tôn giáo".

Lộ trình phê chuẩn ba công ước cơ bản sẽ diễn ra như thế nào, luật sư Hoàng Cao Sang cho biết :

" Khi Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn tham gia thì tất nhiên Việt Nam phải sửa đổi pháp luật và những cơ chế đúng với 3 công ước nói trên. Theo lộ trình tôi được biết, Việt Nam sẽ phê chuẩn công ước 98 vào năm 2019, công ước 105 vào năm 2020 và công ước 87 vào năm 2023. Công ước 87 là công ước gây cản trở nhiều nhất là Việt Nam phải có một thời gian nhất định để tham gia ký kết và phê chuẩn công ước ấy. Năm 2023 là thời hạn kéo dài nhất. Tôi cho rằng Nhà nước Việt Nam kéo dài thời gian để có một sự chuẩn bị nhất định cho công ước ấy".

Để thực thi những nguyên tắc được đề ra trong các công ước cơ bản, việc sửa đổi Bộ Luật Lao động là bước đầu tiên và quan trọng nhất tại Việt Nam. Theo kế hoạch, dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi sẽ được trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2019.

Về lâu dài, sau khi CPTTP có hiệu lực, như đã nói ở trên, người lao động ở Việt Nam trên nguyên tắc sẽ được phép thành lập hay gia nhập các tổ chức do họ tự lựa chọn ở cấp cơ sở, và những tổ chức đó có thể không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức công đoàn chính thức. Như vậy là CPTPP sẽ mở đường cho việc hình thành công đoàn độc lập ở Việt Nam, một xu thế mà chính quyền đã cố trì hoãn, nhưng cuối cùng buộc phải chấp nhận đi theo. Đối với luật sư Hoàng Cao Sang, CPTPP và tiếp đến là hiệp định tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu (EU) là những động lực buộc Việt Nam phải thay đổi. 

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 03/12/2018

***************

‘Cơ hội CPTPP’ : Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kéo nhau ‘du hí’ ở Hà Lan

Minh Quân, VNTB, 03/12/2018

Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động). Một quy định mà rất nhiều doanh nghiệp và công nhân đã phẫn nộ : ‘không ăn cướp thì là cái gì !’.

Bức ảnh dưới đây có lẽ đã đủ để lột tả về thực chất của vụ "đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn viên chức Việt Nam dẫn đầu thăm làm việc tại Hà Lan từ ngày 24/11- 2/12/2018, nhằm học hỏi kinh nghiệm từ các nước có chế độ chính sách xã hội tiên tiến hàng đầu như Hà Lan, đồng thời, tìm biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả và vai trò của Công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động".

duhi1

Chân dung ‘đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam’. Ảnh : báo Thế Giới & Việt Nam

Trong bức ảnh này, có đến hai chục ‘đại biểu Việt Nam’ - như báo Thế Giới & Việt Nam đưa tin, trong khi chỉ có mặt duy nhất một người Hà Lan nhưng lại chẳng được báo Việt Nam giới thiệu về tên tuổi và chức danh - điều mà rất dễ khiến người đọc nghi ngờ về tính thực chất của "Đoàn cũng có buổi gặp làm việc Bộ Lao động và Quan hệ xã hội Hà Lan, Công đoàn Thiên chúa giáo (CNV), Hiệp hội Giới chủ, tổ chức May mặc công bằng (Fair wear Foudation) và một số doanh nghiệp của Hà Lan…".

Nội dung làm việc quá chung chung và đặc biệt là kết quả làm việc về ‘hợp tác quốc tế’ cũng chung chung không kém của ‘đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam’ đã cung cấp thêm một bằng chứng trần trụi về tổ chức hội đoàn ‘cánh tay nối dài của đảng’ này đã quen thói xài tiền chùa để du hí nước ngoài trong nhiều năm qua như thế nào.

Chuyến ‘du hí’ đến Hà Lan của ‘đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam’ xảy ra ít ngày sau việc đích thân ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng ‘chỉ đạo’ Quốc hội thông qua Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và lần đầu tiên phải công nhận hoạt động của Công đàon độc lập, công nhận quyền tự do lập nghiệp đoàn của người lao động, và cũng lần đầu tiên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam’ phải đối mặt với việc phải cạnh tranh sòng phẳng với các tổ chức công đoàn độc lập, đối mặt với nguy cơ bị người lao động tẩy chay và quay lưng nếu tới đây ‘cánh tay nối dài của đảng’ này không biết cách ‘bảo vệ quyền lợi người lao động’.

Từ năm 2013 khi Hiệp định TPP (tiền thân của Hiệp định CPTPP) bắt đầu thành hình cho đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam’ là tổ chức có nhiều lý cớ nhất trong số các hội đoàn nhà nước để ‘đi công tác nước ngoài’ bằng tiền đóng thuế của dân. Nhưng cũng từ đó đến trước khi CPTPP được chính thức thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam’ đã không có bất cứ một động tác nào hỗ trợ công nhân thực hiện những cuộc đình công chính đáng của họ, cũng không có tác động nào nhằm sửa Luật Lao động để cải thiện mối quan hệ chủ - thợ theo yêu cầu của TPP trước đây và CPTPP sau này.

Một thực tế không thể chối cãi trong rất nhiều năm qua là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.

Nhiều nguồn tin từ giới công nhân còn khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ.

Vào tháng Mười Một năm 2018 khi Quốc hội thông qua Hiệp định CPTPP, một quan chức của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch Ngọ Duy Hiểu lập tức vu cáo : "Nếu không cẩn thận, sẽ hình thành một loại tổ chức công đoàn gọi là 'công đoàn vàng', hoặc một loại tổ chức đại diện người lao động nhưng tham gia để thực hiện hoạt động chính trị và chống phá, gây phức tạp".

Cùng với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam nằm trong số 6 ‘cánh tay nối dài của đảng’ bị xem là bám chặt đời sống ký sinh, mỗi năm tiêu xài đến 14.000 tỷ đồng tiền ngân sách - tức tiền mà người dân phải è cổ đóng thuế.

Nhưng ngoài tiền cấp từ ngân sách, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam còn một nguồn thu rất màu mỡ khác. 

Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động).

Một quy định mà rất nhiều doanh nghiệp và công nhân đã phẫn nộ : ‘không ăn cướp thì là cái gì !’

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 03/12/2018

Published in Diễn đàn

Đã hoàn toàn biến mất khái niệm ‘mở đường cho người ta tiến’ trong phát ngôn mới nhất của Nguyễn Phú Trọng, nếu so sánh với những phát ngôn về cùng chủ đề của chính ông ta trước đó.

moduong1

"Thực tế những vụ vừa qua ai cãi được không và tại sao được dân đồng tình như thế. Đây là bài học rút ra để làm tiếp. Các cử tri cứ yên tâm không bao giờ chùn lại, chùng xuống hay mệt mỏi. Ai nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm" - đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng ‘báo bài’ trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại hai quận Tây Hồ và Ba Đình vào ngày 24/11/2018.

‘Mở đường cho người ta tiến’ là một cách nói của ông Trọng vào năm 2017, trước thời điểm khởi tố bắt giam Đinh La Thăng. Khi đó, ông Trọng còn đang vướng vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ và không biết do chủ ý hay bởi lực bất tòng tâm, ông ta đã không xử lý cựu ủy viên trung ương, cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng - tác giả của 2/3 trong số 12 dự án đầu tư ngàn tỷ đồng bị đắp chiếu gây lãng phí tại Bộ Công thương, mà chỉ có thể thốt lên ‘Bị kỷ luật như thế đã đủ đau chưa !’ - như một cách nói đượm tâm thế bất lực của ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’.

Trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2018, ‘Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa’ và ‘mở đường cho người ta tiến’ là những phát ngôn đượm nét xuôi xị của Tổng bí thư Trọng, cho dù ông Trọng vẫn không quên dùng bổ túc từ ‘lò đã nóng rực’.

Tại Hội nghị Trung ương 7 đã không có bất kỳ xử lý một quan chức nào, thậm chí kết quả này còn tệ hơn cả Hội nghị Trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017, khi hội nghị này còn kỷ luật và loại khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương nhân vật bí thư của Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh.

Sau khi xuất hiện ‘chủ nghĩa nhân văn Nguyễn Phú Trọng’, đã có một luồng dư luận cho rằng thực ra ông Trọng là người thiếu kiên quyết trong chống tham nhũng và phần đa chỉ là giơ cao đánh khẽ, chủ đích nhằm răn đe để giữ đảng, thu hồi tài sản tham nhũng và lấy tiếng ‘Sỹ phu Bắc Hà’ hay ‘Minh quân’ cho cá nhân mình.

Nhưng vào lần này, hình như sẽ không có ‘nhân văn’ và ‘mở đường cho người ta tiến’. Có lẽ Nguyễn Phú Trọng, với đà này, sẽ xử gọn, nhanh và mạnh nhóm quan chức Nam Bộ tham nhũng ngập mặt.

Chiến dịch ‘Bình Nam’ của Nguyễn Phú Trọng đã chính thức bắt đầu ở Sài Gòn. Cái Lê Thanh Hải - được xem là nằm trong ‘phe cánh chính trị Ba X’ - đương nhiên là tiêu điểm. Hàng loạt người nhà của Lê Thanh Hải - vợ, con, em trai - đã bị mang ra ‘đấu tố’…

Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ sau khi Trần Đại Quang chết, cựu phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín mới chính thức bị bắt giam, dù ông ta đã bị khởi tố bị can vào tháng Chín năm 2018.

Nguyễn Hữu Tín không chỉ liên đới mật thiết đến các phi vụ cấp ‘đất vàng’ cho Vũ ‘Nhôm ở Sài Gòn, mà Tín còn được xem là một ‘đệ ruột’ của ‘bố già’ Lê Thanh Hải - cựu ủy viên bộ chính trị - cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh với triều đại của ông Hải đã thống trị Sài Gòn suốt 15 năm.

Cùng lúc, một ‘đệ ruột’ khác của Lê Thanh Hải là Tất Thành cang - Phó bí thư thường trực thành ủy và là con bài đắt giá nhất mà Lê Thanh Hải đã ‘cài’ lại sau khi phải rời bỏ chức vụ vào đầu năm 2016, đang phải chịu nguy cơ không chỉ mất chức vì những sai phạm trong vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và Thủ Thiêm, mà còn có thể vào nhà đá.

‘Đốt lò’ nhiều khả năng đang tập trung vào Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, và giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắc máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 29/11/2018

Published in Diễn đàn

Nhà nước của dân hay ‘không cho chúng nó thoát’

Nối tiếp đà ‘năm sau thắng lợi hơn năm trước’ và ‘năm sau thu cao hơn năm trước’, kỳ họp tháng Mười Một năm 2018 của một quốc hội của gần 500 ‘nghị gật’ cúi đầu bấm nút đã đẩy vọt số thu dự toán thu ngân sách 2019 lên đến 1.411.000 tỷ đồng, tức vượt gần 8% so với dự toán thu ngân sách 2018 là 1.319.000 tỷ đồng.

budget1

Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2018 ngày 18/10. Ảnh: H.V.

Liên tiếp trong nhiều năm qua, dự toán thu ngân sách năm sau đều được ‘quyết’ tăng hơn nhiều so với năm trước – từ 10 đến 12% vào thời kỳ kinh tế còn chưa rơi hẳn vào cơn suy thoái nhưng vẫn vống đến 8 đến 9% trong những năm gần đây, bất chấp phản ứng gay gắt của dư luận xã hội và tiếng kêu than oán ‘doanh nghiệp và sức dân đã cạn’, mà bằng chứng thảm thiết nhất là tỷ lệ doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và phá sản cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới.

Vào tháng Mười năm 2018, những số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố cho thấy số doanh nghiệp thành lập mới trong quý III/2018 là 96.611, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lại nhiều bất thường, với 24.501 doanh nghiệp, tăng 76%. Tính chung 9 tháng kể từ đầu năm, có 73.103 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 48,1%.

Tình trạng tham nhũng trong hệ thống thủ tục ‘hành là chính’, thiếu đầu ra và quá dễ phá sản là những nguồn cơn khiến nhiều doanh nghiệp không còn mặn mà với các chương trình khuyến mãi cho vay vốn của ngân hàng, trong tình trạng ngân hàng đang thừa mứa tiền không tiêu thụ được - hệ lụy của nạn in tiền quá nhiều từ Nhà máy In tiền quốc gia của Ngân hàng nhà nước và hình ảnh cơ suy thoái kinh tế Việt Nam đã kéo sang năm thứ 10 kể từ năm 2008. Nhiều doanh nghiệp vẫn không thể quên được vào năm 2011 họ đã phải vay ngân hàng với lãi suất cắt cổ lên đến 25 - 30%/năm (chưa kể phí ‘bôi trơn’), để sau đó không ít doanh nghiệp đã coi đó là thuốc độc mà ngân hàng bắt họ phải uống.

‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ muốn gì ?

Trong khi đó tại diễn đàn quốc hội và trong những chuyến đi kinh lý ở các địa phương, thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ và ‘mỗi tỉnh là một đầu tàu kinh tế’ vẫn tiếp tục tung ra nhưng thành tích quá đỗi ấn tượng cho ‘chính phủ kiến tạo’ của ông ta : dự kiến chỉ số tăng trưởng tổng sản quốc nội (GDP) trong năm 2018 sẽ tiếp tục 6,7%, tương đương với thành tích đã lập được vào năm 2017.

Nhưng trước bản báo cáo tô hồng chỉ có lên không có xuống của đại biểu Nguyễn Xuân Phúc, nghị trường lặng ngắt. Không một cánh tay nào giơ lên phản đối thành tích đó.

Từ năm 2017, đã có những dấu hiệu cho thấy phương pháp thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam là ‘có vấn đề’, mà có thể nói trắng ra : đó là một kiểu cách ‘thống kê chính trị’ theo chỉ đạo của chính Thủ tướng Phúc nhằm phục vụ cho những mục đích tô hồng cá nhân của ông ta.

Nhưng cho dù thống kê thế nào chăng nữa, thực tế mới là thước đo mang tính phản biện và phản bác cao nhất. Thật rõ ràng, không thể có một nền kinh tế tăng trưởng liên tục và tăng trưởng mạnh đến gần 7%/năm của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ mà tỷ lệ doanh nghiệp ‘chết’ lại cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp mới ra đời và số thu ngân sách năm 2017 của cả khối doanh nghiệp nhà nước, ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài đều cắm mặt lao dốc.

Chính thực tế trên đang tạo ra cho chính thể độc đảng và cá nhân Thủ tướng Phúc một thách thức quá khó để vượt qua : nếu số thu ngân sách năm 2018 vẫn cố ép thu và vẫn vượt dự toán khoảng 3%, thì số thu ngân sách năm 2019 đầy tham lam và duy ý chí sẽ rất có thể va phải bức tường kiên cố của tình trạng ‘thu không bền vững’ từ bất động sản, dầu khí và khối doanh nghiệp.

Thực chất thu ngân sách 2017 là gì ?

Bài học cận kề và có giá trị nhất là kết quả thu ngân sách năm 2017. Nếu không tính đến vụ chính phủ phải bán vốn Tổng công ty Rượu Bia-Nước Giải Khát (Sabeco), thu được chẵn 5 tỷ USD, tương đương 110.000 tỷ đồng, thì phép trừ đơn giản nhất cho thấy kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ là 1.173 ngàn tỷ đồng (1.283 ngàn tỷ trừ 110 ngàn tỷ), chỉ đạt 96,8% dự toán thu đầu năm 2017 (1.212 ngàn tỷ đồng).

Kết quả 96,8% thu ngân sách năm 2017 không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.

Cũng vào năm 2017, kết quả từ khối sản xuất kinh doanh đã tồi tệ hơn bao giờ hết.

Vào năm đó, một đánh giá của Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết thu từ sản xuất kinh doanh của 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài quốc doanh trong khoảng 3 năm liền kề đều thấp hơn so với dự toán với mức khá lớn và đều thấp hơn số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội.

Mặc dù Uỷ ban Tài chính – Ngân sách không nêu cụ thể thực trạng ‘thấp hơn’ là bao nhiêu, nhưng một số chuyên gia đã ước tính tỷ lệ thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh chỉ đạt khoảng 80 -85% so với dự toán – tức thấp hơn rất nhiều so với kết quả của những năm trước.

Còn thu ngân sách năm 2018 ?

Đến năm 2018 thì đã quá rõ. Kết quả thu ngân sách năm 2018 đối với khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đã bị giảm thu từ hơn 2% đến gần 3% so với dự toán, trong khi khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – một trong những niềm tự hào lớn nhất của ngành thuế Việt Nam trong nhiều năm qua – còn tồi tệ hơn nhiều : giảm thu đến 15% so với dự toán.

Không chỉ có thế. Vào tháng Mười năm 2018, một bản báo cáo của cơ quan Kiểm Toán Nhà Nước Việt Nam được công bố vào đã phải thừa nhận rằng phần thu cân đối ngân sách nhà nước 2018 tuy có thể đạt 1.358,4 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán đầu năm 39,2 nghìn tỷ đồng – tức tăng 3% so với dự toán – nhưng đây là số tăng thấp nhất so với kết quả thực hiện dự toán trong 4 năm trở lại đây.

Báo cáo này cũng cho biết số thu vượt dự toán chủ yếu từ các nguồn thu về nhà, đất và dầu thô, trong đó nhà, đất tăng 35,9% (38.705 tỷ đồng), dầu thô tăng 53,2% (19.100 tỷ đồng). Tuy nhiên, thu từ đất không ổn định còn thu từ dầu thô chủ yếu do giá dầu lập dự toán thấp hơn thực tế (73,5 USD/50 USD/thùng) và sản lượng ước tăng 450 nghìn tấn.

Nỗi lo lắng của cơ quan Kiểm Toán Nhà Nước về nguồn thu từ nhà đất và dầu thô "không ổn định" (hay còn được xem là "cấu trúc thu không bền vững") cũng chính là tâm trạng lo sợ không nguôi của chính thể độc đảng ở Việt Nam : nếu trong năm 2019 và những năm sau đó mà hai nguồn thu này vẫn "không ổn định" theo chiều hướng suy giảm chứ không tăng vọt ồn ào như năm 2017 và 2018 – đặc biệt đối với thu thuế buôn bán nhà đất, ngân sách nhà nước và ngân sách đảng sẽ tìm đâu ra nguồn mới để bù đắp cho cái miệng rộng ngoác như hàm cá mập của quốc nạn bội chi ngân sách, chi xài lãng phí vô tội vạ cùng quốc nạn tham nhũng mà đang nhấn chìm xã hội Việt Nam xuống tầng dưới cùng của địa ngục thời hiện đại ?

Thu ngân sách 2019 ra sao khi thị trường nhà đất đi xuống ?

Ngay trước mắt, thuế đất không còn quá màu mỡ cho một ngân sách tham lam vô cùng tận và chỉ biết nhìn xoáy vào túi dân.

Hãy nhớ lại, vào năm 2017 chính "Bộ Thắt Cổ" (một tục danh mà dân gian đặt cho Bộ Tài chính) đã tham mưu cho chính quyền âm thầm, hoặc lén lút tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gấp 3-4 lần mà không thông báo trước cho dân.

Trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia, tiền thuế sử dụng đất chiếm khoảng 9%, tương đương khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh thành, ngân sách sẽ có thể "móc túi"dân gấp ít ra vài ba lần con số trăm ngàn tỷ đó.

Năm 2017 lại là năm mà thị trường bất động sản ở Việt Nam được giới đầu cơ cá mập lẫn đầu cơ nhỏ lẻ "đánh lên"ở nhiều tỉnh thành. Ở miền Nam như Sài Gòn, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở miền Trung như Đà Nẵng. Ở miền Bắc như Hà Nội, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng. Đặc biệt là "đánh lên"dữ dội ở ba đặc khu kinh tế tương lai là Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang).

Từ đầu năm 2017 đến nay, mặt bằng giá đất được đẩy lên cao đến mức hoang tưởng – hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần.

Đó cũng là bối cảnh mà có đến 80-90% kẻ mua người bán đất là nhằm mục đích đầu cơ chứ không phải để ở. Hồ sơ mua bán đất chồng chất như núi ở các văn phòng đăng ký đất đai và cơ quan thuế, mà do đó đã giúp cho Tổng Cục Thuế một năm bội thu.

Nhưng niềm vui thu thuế không phải cứ kéo dài mãi mãi. Cũng như những cơn sóng bất động sản vào những năm 2000 và giai đoạn 2007-2011 đều có điểm kết thúc bi kịch của nó, phong trào đầu cơ bất động sản từ năm 2016 kéo dài đến nay đã đẩy mặt bằng giá đất quá cao so với giá trị thực và tạo nên một quả bom khổng lồ chỉ chực chờ phát nổ vào năm 2019, hoặc có thể ngay trong năm 2018.

Một dấu hỏi quá khốn quẫn đối với nền ngân sách ăn bám của nhà nước cộng sản : Nếu quả bom bất động sản nổ, hoặc không nổ đột ngột thì sẽ phải xì hơi dần, chắc chắn mật độ thương vụ mua bán đất đai sẽ giảm dần hoặc giảm mạnh, kéo theo số thu thuế từ giao dịch đất đai sẽ giảm đáng kể trong những năm sau. Khi đó, ngân sách sẽ khó còn có nguồn thu tăng thêm từ tiền đất lên đến 60.000 - 70.000 tỷ đồng/năm, trong khi nguồn thu từ 3 khối kinh tế đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vẫn không có gì khả quan hơn trong thời buổi kinh tế ngập ngụa suy thoái.

Và khi giá dầu thô lao dốc !

Thế tiến công ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ của đảng và quốc hội Việt Nam còn bị giáng cho một cú thất thần : vào tháng Mười Một năm 2018, giá dầu thô thế giới lao dốc thảm hại từ mức hơn 73 USD/thùng xuống chỉ còn 56 USD/thùng, tức sụt đến 24%. Dự toán thu ngân sách năm 2019 về dầu thô của Việt Nam cũng bởi thế rất có thể sẽ ‘trật đường rày’ và mất đi một khoản tiền lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

budget2

Giá dầu thô lao dốc !

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu dầu thế giới vẫn được dự báo sẽ vượt hơn 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019. Trong lúc triển vọng nhu cầu yếu hơn, OPEC và Nga vẫn tăng sản lượng, và nguồn cung tại Mỹ cũng nhảy vọt.

Vào năm 2014 khu giá dầu thô thế giới còn ngất ngưởng ở vùng trên 100 USD/thùng, các cơ quan Việt Nam đã mạnh tay dự báo giá dầu sẽ còn tăng hơn nữa, hoặc có giảm cũng không đáng kể. Tuy nhiên sau khi lập đỉnh, giá xầu thô thế giớ đã lao dốc không phanh, giá đến hơn 50% và rơi về vùng 45 - 50 USD/thùng, khiến ngân sách Việt Nam bị ‘hụt thu’ đến 50.000 – 60.000 tỷ đồng/năm.

Rất có thể là khi dự báo giá dầu thế giới vào năm 2017, các cơ quan Việt Nam đã căn cứ vào tình hình thực tế khi đó là giá dầu chưa tăng mạnh mà vẫn chỉ quanh quẩn ở vùng 50 USD/thùng. Nhưng họ không ngờ là vào cuối năm 2017 và sang đầu năm 2018, giá dầu thô thế giới bắt đầu tăng rồi tăng mạnh, lên đến hơn 70 USD/thùng.

Còn giờ đây, dự báo về giá dầu thô của chính phủ Việt Nam lại một lần nữa phải… xuống theo thế giới. Giới quan chức ‘còn dầu còn đảng’ và ‘còn đảng còn mình’ chỉ mong ngóng giá dầu tăng để tăng thu ngân sách và do đó tiếp tục duy trì chính đảng độc trị được ngày nào hay ngày đó… có lẽ đang tràn trề thất vọng vì mất tiền.

budget3

Tiền đâu ?

Vậy ngân sách nhà nước năm 2019 sẽ lấy đâu ra tiền để nuôi đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức "còn đảng còn mình"mà có ít nhất 30% trong số đó ăn không ngồi rồi ?

Lại in tiền ồ ạt ?

Nhưng vào lúc này, ngay cả thao tác in tiền để "bù đắp khó khăn ngân sách"đang trở nên quá nguy hiểm trong bối cảnh lạm phát thực tế đã lên tới vài ba chục phần trăm mỗi năm chứ tuyệt đối không phải "được kềm chế dưới 5%/năm"như các báo cáo chính phủ bất cần biết dân chúng và dân sinh. Chỉ so sánh con số tổng dư nợ tín dụng cho vay vào thời điểm năm 2008 là 2,3 triệu tỷ đồng và vào năm 2017 lên đến khoảng 7 triệu tỷ đồng – tức gấp đến 3 lần, thì trong gần một chục năm qua Bộ Chính Trị đảng và Ngân Hàng Nhà Nước rất có thể đã phải cho in tiền từ 400.000 – 500.000 tỷ đồng/năm, đặc biệt vào thời Nguyễn Tấn Dũng "tiền ra như nước Sông Đà".

Chỉ còn cách tăng thuế. Thuế, thuế và thuế !

"Việt Nam cần thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững về các nguồn thu Chính phủ và bảo đảm rằng các nguồn lực được đầu tư một cách có hiệu lực và được sử dụng có hiệu quả. Về vấn đề này, báo cáo nghiên cứu khuyến nghị Chính phủ tiếp tục mở rộng nguồn thu trong nước từ thuế như là một nguồn thu bền vững hơn và đáng tin cậy hơn"- theo một khuyến cáo được các chuyên gia đưa ra tại Báo cáo đánh giá tình hình tài chính cho phát triển bền vững tại Việt Nam, được công bố vào chiều 11/9/2018 tại Hà Nội.

Báo chí nhà nước cho biết ‘báo cáo này được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đặt hàng và do một nhóm chuyên gia biên soạn, với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực cải cách việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển, nhằm thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030’.

Nhưng ai có thể tưởng tượng rằng tổ chức Liên Hợp Quốc - lấy giá trị căn bản tồn tại là phát triển bền vững và công bằng giữa các giai tầng - lại khuyến khích chính thể độc đảng ở Việt Nam đè thuế lên đầu dân càng nhiều càng tốt để bảo vệ cho chế độ chỉ còn hơi thở lụi tàn ấy ?

Hoặc chính là ‘các chuyên gia’ của chính thể đó đã lợi dụng nguồn kinh phí được tài trợ từ UNDP để ‘nghiên cứu’ theo phương châm ‘lấy mỡ nó rán nó’ : mở rộng diện thu thuế để tăng thu ngân sách trên danh nghĩa UNDP đứng phía sau khuyến nghị này.

Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy !

Các mưu đồ tăng thuế lại xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 10 liên tiếp, một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện "bóp cổ bóp họng"và "không có tiền thì chỉ có chết",sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…

Thói vô tâm, vô cảm và vô trách nhiệm của giới quan chức chính quyền đã tích tụ từ nhiều năm qua và mang tính hệ thống.

Tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt.

Tháng Chín năm 2018, chính phủ ‘liêm chính, kiến tạo và hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc cùng quốc hội ‘của dân, do dân và vì dân’ của Nguyễn Thị Kim Ngân đã toa rập để cấp tốc tung ra một nghị quyết tăng vọt sắc thuế ‘bảo vệ môi trường’, mà thực chất là tăng phi mã giá xăng dầu.

Dù dự toán thu ngân sách năm 2018 đã lên kế hoạch thu đến hơn 1,3 triệu tỷ đồng - một mức độ ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’ chưa từng có, nhưng động thái chính phủ, quốc hội và chắc chắn phải được cái gật đầu của ‘đảng ta’ để tăng vọt thuế môi trường mới đây - mà bất chấp phản ứng xã hội và dân nghèo - đã cho thấy ngân sách của chính quyền ‘vì dân’ này đang khốn quẫn đến mức nào do thảm họa nợ công, nợ xấu và bội chi kinh niên.

Một cán bộ thu thuế ở Sài Gòn nói toạc ra : "Cứ thu thế này thì chẳng mấy chốc dân sẽ bùng".

Nếu dân Sài Gòn mà còn "bùng",dân các tỉnh khác, đặc biệt những tỉnh vùng sâu vùng xa và đầy rẫy đói nghèo – sẽ ra sao ?

Nhiều người dân ở các tỉnh đói nghèo ấy thốt lên : "Túi chẳng còn gì để nộp thuế nữa. Nếu nhà nước cứ tróc nã thì dân chỉ còn cách hoặc trốn đóng hoặc phản ứng tự vệ thôi".

Thực tế ít nhất 1/3 trong số 63 tỉnh thành thu ngân sách không đạt kế hoạch năm 2018 là một bằng chứng sống động về thực tế ‘trong dân chẳng còn tiền để thu’. Thậm chí ngay cả ‘con bò sữa’ Sài Gòn cũng chỉ đạt lế hoạch thu ngân sách 2018 khoảng 98%.

Thật trớ trêu và cay đắng tận cùng, lời tố cáo ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’ của ông Hồ Chí Minh thời Việt Nam trăm năm Pháp thuộc lại ứng nghiệm với một đảng Cộng sản ‘của dân, do dân và vì dân’ nhưng đang đẩy dân chúng vào cảnh tàn mạt bởi chế độ ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 27/11/2018

Published in Diễn đàn

Làm sao đảng và PVN tìm ra được nguồn trữ lượng dầu khí mới ở Biển Đông để thay thế cho những mỏ sắp biến thành dĩ vãng và để ngân sách của đảng lẫn đảng khỏi chết theo ?

dau1

Giá dầu thô thế giới lao dốc, ngân sách Việt Nam méo mặt

Thế tiến công ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ của đảng và quốc hội Việt Nam vừa bị giáng cho một cú thất thần : vào tháng Mười Một năm 2018, giá dầu thô thế giới lao dốc thảm hại từ mức hơn 73 USD/thùng xuống chỉ còn 56 USD/thùng, tức sụt đến 24%. Dự toán thu ngân sách năm 2019 về dầu thô của Việt Nam cũng bởi thế rất có thể sẽ ‘trật đường rày’ và mất đi một khoản tiền lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu dầu thế giới vẫn được dự báo sẽ vượt hơn 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019. Trong lúc triển vọng nhu cầu yếu hơn, OPEC và Nga vẫn tăng sản lượng, và nguồn cung tại Mỹ cũng nhảy vọt.

Vào tháng Mười năm 2018, một bản báo cáo của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được công bố đã phải thừa nhận rằng phần thu cân đối ngân sách nhà nước 2018 tuy có thể vượt dự toán đầu năm 3%, nhưng đây là số tăng thấp nhất so với kết quả thực hiện dự toán trong 4 năm trở lại đây. Báo cáo này cũng cho biết số thu vượt dự toán chủ yếu từ các nguồn thu về nhà, đất và dầu thô. Tuy nhiên, thu từ đất không ổn định còn thu từ dầu thô chủ yếu do giá dầu lập dự toán thấp hơn thực tế (73,5 USD/50 USD/thùng) và sản lượng ước tăng 450 nghìn tấn.

Rất cần ‘thông cảm’ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các cơ quan điều hành kinh tế như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương..., khi các cơ quan này luôn nổi tiếng với truyền thống là… dự báo sai.

Vào năm 2014 khu giá dầu thô thế giới còn ngất ngưởng ở vùng trên 100 USD/thùng, các cơ quan Việt Nam đã mạnh tay dự báo giá dầu sẽ còn tăng hơn nữa, hoặc có giảm cũng không đáng kể. Tuy nhiên sau khi lập đỉnh, giá xầu thô thế giớ đã lao dốc không phanh, giá đến hơn 50% và rơi về vùng 45 - 50 USD/thùng, khiến ngân sách Việt Nam bị ‘hụt thu’ đến 50.000 – 60.000 tỷ đồng/năm.

Rất có thể là khi dự báo giá dầu thế giới vào năm 2017, các cơ quan Việt Nam đã căn cứ vào tình hình thực tế khi đó là giá dầu chưa tăng mạnh mà vẫn chỉ quanh quẩn ở vùng 50 USD/thùng. Nhưng họ không ngờ là vào cuối năm 2017 và sang đầu năm 2018, giá dầu thô thế giớ bắt đầu tăng rồi tăng mạnh, lên đến hơn 70 USD/thùng.

Còn giờ đây, dự báo về giá dầu thô của chính phủ Việt Nam lại một lần nữa phải… xuống theo thế giới. Giới quan chức ‘còn dầu còn đảng’ và ‘còn đảng còn mình’ chỉ mong ngóng giá dầu tăng để tăng thu ngân sách và do đó tiếp tục duy trì chính đảng độc trị được ngày nào hay ngày đó… có lẽ đang tràn trề thất vọng vì mất tiền.

Bối cảnh hiện thời lại khó chồng chéo. Vào tháng Mười năm 2018, trùng với việc Ủy ban Tài chính ngân sách của quốc hội Việt Nam phải thừa nhận về việc ‘nguồn thu từ dầu khí không bền vững’, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phải lần đầu tiên thừa nhận một sự thật mà bấy lâu nay tập đoàn này và đảng chỉ muốn che giấu càng nhiều càng tốt : sản lượng dầu tại rất nhiều giếng đang suy giảm tự nhiên do khai thác đã quá lâu. Cộng vào đó là trữ lượng gia tăng quá thấp khiến từ nay đến năm 2025, sản lượng khai thác dầu sẽ giảm đều đặn mỗi năm 10% - tương đương với hơn 2 triệu tấn.

Vào năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN lên tới 25 triệu tấn. Nhưng với đà ‘suy giảm tự nhiên’ và với mức giảm bắt buộc hơn 2 triệu tấn/năm, đến năm 2025 sản lượng khai thác quy dầu sẽ cao lắm là 10 triệu tấn/năm. Còn nếu trong giai đoạn 2019 - 2015 mà PVN phải chịu sức ép quá mạnh từ Chính phủ và Bộ Chính trị đảng để phải giữ nguyên hoặc thậm chí gia tăng sản lượng khai thác dầu khí nhằm bù đắp cho một nền ngân sách mau chóng cạn kiệt, đặc biệt là gần như cạn hoàn toàn các nguồn ngoại tệ dùng để trả nợ nước ngoài và chi xài cho công tác ăn tiêu trong đảng, đến năm 2025 PVN sẽ có thể chẳng còn dầu để khai thác nữa.

Trong khi đó, trữ lượng mới chỉ chiếm 1/6 sản lượng đang khai thác.

Với tình trạng trữ lượng dầu cạn kiệt nhanh trong khi quá khó để tìm ra nguồn trữ lượng mới, có thể hình dung là vào năm 2021, ngân sách chế độ sẽ mất hẳn số thu 70.000 - 80.000 tỷ đồng từ PVN mà do đó sẽ ‘kiến tạo’ một lỗ thủng toang hoác không lấy gì bù trám được.

Những năm tới sẽ là một thách thức khủng khiếp : làm sao đảng và PVN tìm ra được nguồn trữ lượng dầu khí mới ở Biển Đông để thay thế cho những mỏ sắp biến thành dĩ vãng và để ngân sách của đảng lẫn đảng khỏi chết theo ?

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 22/11/2018

Published in Diễn đàn

Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, khi vụ Công ty ALC II của ngân hàng thuộc loại lớn nhất quốc gia - Agribank - bị phát hiện đã làm biến mất hàng ngàn tỷ đồng bảo hiểm xã hội, đã tràn ngập thông tin ngoài lề về ‘Agribank sắp phá sản’.

no1

Trong thực tế, cơ chế của VAMC là gần như vô tích sự kể từ khi tổ chức này ra đời.

Chưa đầy hai tháng sau khi ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 17/9/2018 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng nhà nước lại phải có văn bản số 8425/NHNN-TTGSNH ngày 07/11/2018 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tổ chức tín dụng - trừ Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô) tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Đáng chú ý, động thái ban hành văn bản của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước về ‘quyết liệt xử lý nợ xấu’ cứ đều đặn diễn ra vào quý tư mỗi năm, lần nào cũng như lần nào đều thúc bách các ngân hàng thương mại cổ phần và chính quyền các địa phương phải gia tăng tiến độ xử lý nợ xấu, trong khi các báo cáo của Ngân hàng nhà nước vẫn luôn khoe khoang thành tích ‘nợ xấu giảm về dưới 3%".

Vì sao lại tồn tại nghịch lý quá lớn trên ?

Kết thúc quý 3 năm 2018, báo cáo kinh doanh công bố của 22 ngân hàng cho biết tổng số dư nợ xấu đã tăng 26,5% so với cuối năm trước với 75.826 tỷ đồng (chưa xét đến số dư nợ xấu tại VAMC). Hầu hết ngân hàng khảo sát có số dư nợ xấu tăng, có ngân hàng tăng hơn 80%. Nhóm ngân hàng tăng mạnh nợ xấu gồm : OCB (65,2%) ; VPBank (51,6%) ; MBBank (45,1%) ; LienVietPostBank (41,9%) ; VietBank (40,4%),...

Xét về số dư tuyệt đối, BIDV là ngân hàng có số dư nợ xấu cao nhất với 17.042 tỷ đồng. Tiếp đó là các ngân hàng VietinBank (12.127 tỷ đồng) ; VPBank (9.401 tỷ đồng) ; Vietcombank (7.424 tỷ đồng)…

Xu hướng tăng vọt nợ xấu trên lại xảy ra trong bối cảnh khối ngân hàng Việt đang có mùa vàng với lợi nhuận tăng khủng.

Ngày càng rõ về tâm lý của một số ngân hàng thương mại, dù lãi cao, nhưng lại ‘xử lý nợ xấu’ bằng cách hầu như dựa dẫm vào VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng) cho dù vẫn biết VAMC hoàn toàn bế tắc, cho thấy thái độ vô trách nhiệm của nhiều ngân hàng khi chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Với các ngân hàng này, rõ ràng quan niệm về lợi nhuận và hậu quả về nợ xấu là hai phạm trù tách rời mà chẳng dính dáng với nhau về mặt nhân quả và trách nhiệm.

Trong thực tế, cơ chế của VAMC là gần như vô tích sự kể từ khi tổ chức này ra đời.

Về thực chất, VAMC đã chỉ tô hồng cho những bản thành tích xử lý nợ xấu kéo lê từ thời bị xem là ‘phá chưa từng có’ Nguyễn Tấn Dũng sang thời ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc.

VAMC đã được ngân sách nhà nước cấp 2.000 tỷ đồng (khoảng 86 triệu USD) từ lúc đầu thành lập. Tuy nhiên, số tiền này chỉ như muối bỏ biển so với số nợ xấu lên đến khoảng 1,2 triệu tỷ đồng (51,5 tỷ USD) vào thời gian đó. Hơn nữa, VAMC cũng không hề dùng tiền thực để mua nợ xấu vào thời gian đó, mà bị cho rằng đã dùng toàn bộ 2.000 tỷ đồng này để gửi ngân hàng lấy lãi, như một cách chiếm dụng ngân sách nhà nước.

Thực tế ‘xử lý nợ xấu’ đã trái ngược với báo cáo đậm chất tuyên giáo một chiều của Ngân hàng nhà nước. Vào năm 2018, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đối mặt với tình trạng chung là quy mô nợ xấu đang tăng lên đáng kể bởi nợ xấu cũ dồn tích lại đến nay và nợ xấu mới phát sinh do tăng trưởng cho vay chứng khoán và bất động sản, khiến số dư nợ xấu tăng cao. 

Đến nay, các phương án "xử lý nợ xấu" của Ngân hàng nhà nước vẫn hoàn toàn bế tắc. Toàn bộ mục tiêu "giảm nợ xấu về 3%" vẫn chỉ nằm trên giấy tờ mà không có một chút gì thực chất - theo nhiều chuyên gia phản biện.

Cho dù có tính toán một cách ‘thành tích’ nhất là cho đến nay các ngân hàng thương mại đã xử lý được khoảng 300.000 tỷ đồng (12,9 tỷ USD) ‘nợ xấu nội bảng’, thì vẫn còn đến khoảng 900.000 tỷ đồng (38,65 tỷ USD) nợ xấu treo trong hệ thống ngân hàng và trong bảng kế toán thuần giấy của VAMC mà không biết bán lại cho ai.

Đã quá rõ là những con số thành tích về ‘xử lý nợ xấu’ của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước chỉ là ‘diễn’, để đến giờ, bởi quá sốt ruột trước tình trạng ậm ạch của khối ngân hàng thương mại hkk nợ mới chồng nợ cũ mà có thể sẽ dẫn đến nguy biến phá sản một số ngân hàng và dẫn đến domino sụp đổ một phần hệ thống ngân hàng, Ngân hàng nhà nước phải cấp tốc ban hành văn bản đốc thúc ‘xử lý nợ xấu’.

Tuy nhiên những văn bản đốc thúc của Ngân hàng nhà nước lại nằm trong tình tạng cám cảnh không khác gì VAMC : tất cả vẫn chỉ là xử lý nợ xấu trên giấy tờ !

Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, khi vụ Công ty ALC II của ngân hàng thuộc loại lớn nhất quốc gia - Agribank - bị phát hiện đã làm biến mất hàng ngàn tỷ đồng bảo hiểm xã hội, đã tràn ngập thông tin ngoài lề về ‘Agribank sắp phá sản’.

Mặc dù chưa thực sự bị cho phá sản, nhưng Agribank lại là quán quân về mức độ tham nhũng, thất thoát cùng số cán bộ bị xử án trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 13/11/2018

Published in Diễn đàn

Nếu phải lo cả "nợ riêng" của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ sẽ rất dễ chết chìm trong biển nợ công. Không còn cách nào khác là chính phủ phải chạy làng !

trano1

Hậu quả của việc không trả nợ : cái gì phải đến - Tranh biếm họa

"Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ ?"- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. "Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước ?".

Bầu không khí có thể cho là hoảng loạn ấy trùm lên kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2018.

Bộ trưởng Bộ Thắt cổ (một tục danh mà dân gian đặt cho Bộ Tài chính - địa chỉ chính yếu ‘kiến tạo’ vô số sắc thuế và đè đầu dân để siết thuế nhằm cứu vãn cho ngân sách đảng sắp vào hồi rỗng ruột và cho cả tỷ lệ chi thường xuyên cho bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách) - Đinh Tiến Dũng - đã phải thừa nhận đúng là nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây : năm 2016 tăng 25,7% so với 2015 ; năm 2017 tăng 39,6% so với 2016. Nếu năm 2015, nợ nước ngoài của quốc gia là 42% thì đến cuối năm 2018 đã tăng lên mức 49,7%, sát với ngưỡng 50%.

Còn nhớ vào đầu năm 2017, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố thẳng thừng sẽ không đưa nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công, nằm trong Luật về Nợ công (sửa đổi). Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ từ chối trả thay nợ vay nước ngoài cho doanh nghiệp, và hẳn sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước phải phá sản. sẽ ập đến cả một phong trào "bắt doanh nghiệp nhà nước", đi đôi với chiến dịch "bắt ngân hàng" đã, đang và sẽ gây náo loạn…

Nhưng tại sao Luật về nợ công của Việt Nam lại cố tình không gộp phần nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước ?

Theo phân tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt vào đầu năm 2017, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.

Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.

Lý do hết sức dễ hiểu là nếu tống nợ vay nước ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công quốc gia, nợ công sẽ vọt lên ít nhất 200% GDP ngay tại thời điểm năm 2011 - lúc tỷ lệ lạm phát trên báo cáo đã xấp xỉ 20%,

Còn từ năm 2011 đến năm 2015 và với đà vay mượn nước ngoài tăng tiến không ngừng nghỉ, nợ công chắc chắn đã tăng và nợ vay của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng tăng chóng mặt (cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê chính thức nào về số nợ vay nước ngoài phát sinh của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian 4-5 năm qua).

Trong thực tế, nợ công quốc gia lớn hơn nhiều so với các báo cáo vừa tô hồng vừa đậm vẻ dối trá. Với đà vay mượn không khoan nhượng từ thời Nguyễn Tấn Dũng đến nay, chắc chắn nợ công quốc gia không còn dừng ở con tỷ lệ 210% GDP, mà đã vượt hơn không ít.

Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra một đánh giá chưa từng có tiền lệ : "Nếu tính đủ, nợ công đã vượt trần".

Tuy thế, làm sao để Bộ Tài chính và chính phủ Việt Nam có đủ can đảm để "tính đủ" ? Và cũng bởi làm thế nào để một chính phủ đang bị coi là "đổ vỏ" cho chính phủ trước phải "nai lưng" ra trả nợ cho những khoản nợ vay mà chính phủ trước đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước ?

Hẳn nhiên đây là tình thế tất yếu bởi ngân sách quốc gia hiện thời là cực kỳ eo hẹp, thu không đủ chi và hàng năm còn phải trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ USD.

Vào năm 2015, thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam phải trả nợ đến 20 tỷ USD. Còn vào năm 2016, người "may mắn" thế chỗ cho ông Dũng là Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam phải trả 12 tỷ USD. Những năm sau đó, tiền phải trả nợ nước cứ đều đặn lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Nếu phải lo cả "nợ riêng" của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ sẽ rất dễ chết chìm trong biển nợ công. Không còn cách nào khác là chính phủ phải chạy làng !

Tại kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2018, trước câu hỏi "nếu doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay không trả được thì ai sẽ trả nợ", Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời gọn lỏn : người vay sẽ là người trả !

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 11/11/2018

Published in Diễn đàn

Ba năm chính quyền Việt Nam bưng bít thông tin về Công đoàn độc lập đã qua, còn giờ đây, điều gì phải đến đã phải đến.

cptpp1

Một chục triệu công nhân Việt Nam lần đầu tiên biết được họ đang có trong tay một cơ chế pháp lý mang tính quốc tế hóa cao nhằm bảo đảm và hỗ trợ các quyền tự do lập nghiệp đoàn lao động.

Vào cuối năm 2018, để được tham gia vào CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng và chế độ độc trị của ông ta đã phải nhượng bộchấp nhận điều kiện về cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Nhưng tin tức quá nóng hổi trên không phải được công bố bởi Văn phòng Quốc hội hay bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ, mà chỉ được hé ra từ một cuộc thảo luận tổ ở Quốc hội về CPTPP - chủ đề mà đến nay ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng đã làm tờ trình chính thức cho Quốc hội và chỉ còn chờ đến khi cơ quan được coi là dân cử tối cao này ‘gật’ theo quán tính.

Trong khi toàn bộ báo giới bên đảng và các cơ quan tuyên giáo vẫn im như thóc và như thể chìm trong nỗi sượng sùng vô kể khi trước đó đã lỡ lên án Công đoàn độc lập là ‘một thủ đoạn của Diễn biến hòa bình’, một số tờ báo dù thuộc nhà nước nhưng le lói quan điểm cải cách thể chế và cả cải cách chính trị đã đăng tin về Công đoàn dộc lập, nhưng chưa dám gọi thẳng ra cái tên đó mà chỉ ẩn dụ theo cách ‘người lao động sẽ được quyền thành lập tổ chức công đoàn khác và song song với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam’.

Nhưng như thế cũng đã là tốt, đã tạm đủ thông tin ban đầu cho một chục triệu công nhân ở Việt Nam, để họ lần đầu tiên biết được họ đang có trong tay một cơ chế pháp lý mang tính quốc tế hóa cao nhằm bảo đảm và hỗ trợ các quyền tự do lập nghiệp đoàn lao động, đình công và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của họ trước giới chủ và trước cả một bộ phận không nhỏ quan chức chính quyền Việt Nam ‘làm thuê’ cho giới chủ.

Tình hình hiện thời - năm 2018 - đã khác khá nhiều với năm 2015 và những năm trước đó. Về minh bạch hóa thông tin.

Nhớ lại năm 2015. Sáu tháng sau khi đoàn đàm phán Việt Nam "hoàn tất đàm phán song phương và đa phương về TPP với các nước" vào tháng Chín năm đó, chính quyền Việt Nam vẫn hầu như ém nhẹm trên mặt truyền thông về định chế công đoàn độc lập - một trong những điều kiện tiên quyết để được gia nhập TPP mà Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đã phải chấp nhận vô điều kiện.

Hé lộ hầu như duy nhất chỉ đến từ ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội Việt Nam. Sau Tết Nguyên Đán 2016, ông Kiên cho biết "người lao động được quyền lập hội và họ được tự do tham gia một tổ chức hội nào đó mà họ muốn và chính quyền phải chấp nhận" trên báo chí nhà nước.

Cũng phải mất đến sáu tháng sau khi kết thúc đàm phán TPP, phía Việt Nam mới chịu công bố bản văn tiếng Việt, trong đó có nội dung công đoàn độc lập.

Cố tình không công bố thông tin về công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký.

Cho đến nay và mặc dù đã gần như chính thức tham gia vào CPTPP, não trạng bưng bít truyền thống của nhà nước Việt Nam vẫn hầu như chưa có gì được khai sáng : trong khi vẫn chưa xuất hiện bất cứ cụm từ "công đoàn độc lập" nào trên miệng giới quan chức và trên mặt báo chí, tất cả cùng lắm chỉ đề cập đến "người lao động có quyền thành lập tổ chức của mình".

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Những người theo đường lối một đảng lợi ích ở Việt Nam chắc chắn vẫn hy vọng kịch bản WTO năm 2007 "được cả hai" sẽ lặp lại vào năm nay : vừa vào được CPTPP, vừa "hồi tố" bắt giam trở lại những kẻ bất đồng chính kiến liều lĩnh nhất.

Còn trong thời gian chờ đợi CPTPP được các nước còn lại ký để bắt đầu triển khai vào tháng Giêng năm 2019, chiến thuật ưa thích nhất của chính quyền Việt Nam vẫn là vừa kiềm chế những người bảo vệ quyền lợi công nhân, vừa bưng bít thông tin đến mức tối đa về công đoàn độc lập !

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 07/11/2018

Published in Diễn đàn