Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/05/2019

EVN hay "côn đồ nhà nước" ?

Nhiều tác giả

EVN : điển hình của ngạo mạn quốc doanh

Mặc Lâm, VOA, 04/05/2019

Tập đoàn Đin lc Vit Nam, gi tt là EVN, có l là cơ quan quc doanh được người dân biết đến nhiu nht mc dù Vit Nam hin nay có không ít tập đoàn kinh tế nhà nước. EVN được dư lun quan tâm vì nó nh hưởng trc tiếp ti đi sng hàng ngày ca mi công dân trên lãnh th này vì lý do duy nht : giá đin.

evn

Kinh tế tăng trưởng làm tăng nhu cu đin ; và đin tăng giá nhưng không gii thích được.

Nếu nói EVN là tp đoàn tai tiếng nht cũng không sai vì t nhiu năm qua báo chí không ngớt đưa nhng tin tc bt li chng li tp đoàn này t vic đu tư ngoài ngành cho đến nhng nham nhúa trong vic đem c nhng chi phí xây dng nhà cho cán b vi các loi bit th đơn lp hay song lp, chung cư cao tng có tin nghi cao cp như nhà trẻ, b bơi, sân tennis… vi giá tr gn 600 t đng ri tính vào khon l đ làm lý do tăng giá đin.

Quyết đnh tăng giá mi nht có hiu lc t tháng 3 năm 2019 qua thông báo giá đin tăng 8,3% nhưng qua thc tế người dân cho rng hóa đơn tin đin ca h đã tăng 50% thm chí gp đôi và có nhng bài viết phân tích ca nhiu người li xác đnh giá đin có th tăng lên ti 75% tùy theo s đin s dng.

Qua phân tích của các chuyên gia kinh tế thì tuyên b ca EVN ch tăng 8.3% giá đin rõ ràng là sai, c tính lp l, 8.3% là mc tăng ca giá đin cơ bn, ch không phi mc tăng ca giá đin bình quân.

Người dân ni gin vì s qua mt này mt phn, mt phn khác h có cm giác như b bóc lt và không được kêu ca hay phàn nàn. Đng trước mt đi tượng "tm cỡ" như EVN h không còn chn lựạ nào khác cách duy nht là tiết kim s đin tiêu th được bao nhiêu hay by nhiêu và giao phó con đường "tin đin" phía trước cho nhà nước gánh vác.

Nhưng nhà nước gánh vác cách nào khi bt lc trước nhng sai trái có tính hệ thng ca EVN bày ra trước mt nhưng không th có bin pháp mnh đi vi nhng lãnh đo trc tiếp ký vào các d án đu tư ngoài ngành, nhng hot đng kinh doanh được dng lên đ bòn rút ngân sách và cu kết vi các nhóm li ích nhm chiếm dng dòng vốn ca nhà nước đ ri sau đó báo cáo l trin miên hết năm này sang năm khác ?

Nhưng EVN có thc s làm ăn thua l trong ngành đin hay không thì li là chuyn khác.

Căn cứ trên báo cáo thường niên ca EVN thì t năm 2013 đến nay tp đoàn này luôn thu được li nhun trong kinh doanh đin. Ch riêng năm 2017 thì mi tht thu. Tuy nhiên nếu bình quân cho 6 năm t 2013 ti 2018 thì s tin li lên ti hơn 20 ngàn t chưa kể tin thu được ca năm 2019.

Không phải giá đin thp làm cho EVN phi khai phá sn như nó tng hăm da trước đây mà chính là đu tư ngoài ngành mi làm cho khuôn mt ca nó b rc, vay đu này, đp đu kia. Hình nh ca nó không khác gì mt con n đin hình của Vit Nam ngày nay tuy có b ngoài b thế nhưng mc rung bên trong không phương cu vãn.

Theo kết lun thanh tra mi đây cho biết EVN đã đu tư ra ngoài vi s vn lên đến 121 ngàn t vào các lĩnh vc có nhiu ri ro như ngân hàng, bo him, chng khoán, thậm chí vào giáo dc…nhưng không có nơi nào có lãi k c đu tư vào giáo dc vn l. Trước đây EVN và Đi hc Quc gia Hà Ni đã ký hp đng đào to thc sĩ qun tr kinh doanh cho 164 cán b thuc EVN. S tin đã thanh toán cho khoa sau đi hc là 1,648 tỷ, các chi phí khác gn 500 triu đng do Đi hc Griggs ca M đào to và cp bng. Toàn b s tin đu đã được chuyn cho Đi hc Griggs. Tuy nhiên, bng thc sĩ qun tr kinh doanh ca trường này cp không được cơ quan nhà nước ca Vit Nam công nhận. Vy là l trng va tin va công sc ca người đi hc.

Câu hỏi mà người không rành v kinh tế nht cũng có th đt ra : Ti sao EVN li đu tư vào lĩnh vc mà nó không chuyên môn là đin ? Và rt nhiu người biết lý do : vì nó là công ty quc doanh, mà quốc doanh thì không ai trách nhim cho s thành bi ca chính nó.

Một vài quan chc mun bênh vc cho s bt cp trong vic liên tc tăng tin đin đưa ra ý kiến cho rng ngành đin mang "nhim v chính tr" nên nó chu l đ khuôn mt chính tr ca Đảng có ý nghĩa chia sẻ gánh nng cho người dân. Lp lun này hoàn toàn ngy bin, ngành đin hay bt c đơn v kinh doanh nào đu không mang gánh nng "nhim v chính tr" như quan chc ca chế đ v vi. Nếu cho rng mng lưới đin quc gia là hình thc "nhiệm v chính tr" cũng là cách nói hào nhoáng đánh bóng nhim v mà mt chính ph có bn phn đi vi quc gia vi th chế mà nó đang phc v.

Người dân tng nghe tôn vinh rng các tp đoàn kinh tế quc doanh là nhng qu đm thép, chúng góp sc làm cho kinh tế Vit Nam phát trin nhưng s tht li khác đi, nhng qu đm thép y không đm được ai mà ch nhm vào dân, tc vào túi tin mà người dân móc ra tr thuế. Nhng cái tên như Tp đoàn du khí, Tp đoàn Than khoáng sn, hay Tp đoàn Đin lc….đang đin hình cho sự ngo mn quc doanh mà chúng được đng giao phó.

EVN ngạo mn trong vic xem thường túi khôn ca qun chúng. Hóa đơn tin đin nhy vt vì s đc quyn kinh doanh mà mt doanh nghip nhà nước được th hưởng. Cung cách EVN không khác gì cách phc v ca nhng ca hàng quc doanh min Bc khi nhân viên honh he, quyn lc và khinh b khách hàng là thuc tính.

Cái ngạo mn th hai là quyn lc được đng giao cho nó là vô gii hn. Nó có quyn được l và thu tin dân bù vào cái l kh nghi y. Nó có quyền được chia cho nhân viên nhng phương tin xa hoa t ngun tin nhà nước mà không ai được ch trích.

Cái ngạo mn th ba là nó có quyn ct giòng đin quc gia bt c lúc nào và bin gii rng do l lã không thc hin được "nhim v chính tr".

Và cái ngạo mn cui cùng là nó s vn đng đó, thách thc thi gian và công lun v nhng sai trái mà nó làm dưới cái mác Tp đoàn Đin lc Vit Nam.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 04/05/2019

****************

Ngài phó thủ tướng thích đùa

Trúc Giang, VNTB, 03/05/2019

"Tầm phó thủ tướng mà không biết hệ quả của giá điện tăng như thế nào mà phải ‘yêu cầu đánh giá tác động của giá điện tăng’. Theo tôi, cả đám chính phủ phụ trách kinh tế công nghệ, bắt đầu từ Nguyễn Xuân Phúc, phải đi xuống, trả ghế thủ tướng lại cho người khác". Ông Ngô Quốc Dũng, một học giả người Việt sống tại Marseille - Pháp, nhận xét.

pho0

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Ảnh minh họa

"Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá tác động của giá điện tăng" là tựa của một bài viết đăng trên báo điện tử Vietnamnet hôm 01/05/2019 (1). Theo tường thuật của bài báo, thì phó thủ tướng Vương Đình Huệ trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đã yêu cầu : "Đối với mặt hàng điện, Bộ Công thương phối hợp với Tổng cục Thống kê theo dõi, đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện ; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch chi phí đầu vào, thanh tra, kiểm tra và công khai kết quả sản xuất kinh doanh điện theo quy định".

Trên báo điện tử VnExpress cũng có bài tường thuật tương tự (2).

"Tác động của giá điện tăng là gì ? Là chuyện mà lãnh đạo phải nhìn thấy trước. Tầm thủ tướng thì phải biết trước từ một tới ba năm. Tầm chính sách quốc gia thì phải biết trước từ 20 năm". Ông Ngô Quốc Dũng, người tốt nghiệp đại học chuyên ngành toán – lý tại Pháp, nhận xét.

Ở đây xem ra nhiều khả năng có nguyên nhân khó nói nào đó, chứ không hẳn là ông Vương Đình Huệ dốt tính toán, vì bản thân ông Huệ cũng là dân khoa toán như ông Dũng. Ông Huệ còn là giảng viên khoa Kế toán của trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, và từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ông Huệ hiểu rất rõ về "Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả", vốn đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Như vậy thì vì sao ông Huệ lại có thể ngờ nghệch đưa ra yêu cầu "đánh giá tác động của giá điện tăng" ở vào giai đoạn mà chính phủ đã quyết định đồng ý tăng giá điện ? Nghĩa là đặt trong sự đã rồi.

Với yêu cầu "đánh giá tác động của giá điện tăng", cho thấy ông Vương Đình Huệ rất có thể thấu hiểu cặn kẽ nội tình của các phe nhóm trong bộ máy chính phủ và cả bên Đảng. Bởi khi Bộ Công thương muốn tiêu thụ các loại "điện mặt trời – photovoltaique" như hổm rày, thì họ ‘lốp-by’, tung tiền nhét vào miệng các ‘chuyên gia’ để họ ‘dẫn dắt dư luận’ (3). Điện gió thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy… 

Người viết nghĩ rằng nguyên do chính ở đây là sự độc quyền chính trị dễ dẫn tới sự cám dỗ ‘ma đưa lối, quỷ đưa đường’ của độc đoán, lũng đoạn mang tính phe nhóm.

Đơn cử, Bộ trưởng Bộ Công thương thời nào cũng vậy, đều là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Chuyện quy hoạch phát triển điện với các lợi ích nhóm như nhiệt điện than do Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam theo phương thức BOT, nếu không được sự đồng tình của Bộ Chính trị, chắc chắn sẽ khó thể triển khai. 

Tuy nhiên trong quá trình thực thi các quyết sách đó, mặc dù ‘ăn đồng chia đủ’, song nếu bộc lộ những yếu kém do hạn hẹp tầm nhìn, thì việc quy lỗi cho tới nay gần như không thấy bóng dáng của vị đứng đầu Bộ Chính trị. Đây chính là điều mà dẫu ông Vương Đình Huệ có tài năng đến đâu trong ngành kiểm toán, ông cũng không thể giải nỗi ẩn số mang tên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Bộ Chính trị đã hoạch định nhưng không hề rõ hình hài.

Lẽ ấy, nên xem ra ông Vương Đình Huệ đành chọn nước cờ "Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá tác động của giá điện tăng", qua đó mở ra những cơ hội cho báo chí cũng như phe nhóm ‘đối nghịch’ nào đó (nếu có !), có thể đường hoàng lập những kênh điều tra độc lập quanh chuyện giá điện tăng có thực sự chỉ nhỉnh hơn 8% như tuyên bố của EVN.

Hoặc cũng rất có thể "yêu cầu đánh giá tác động của giá điện tăng" chỉ là một trò vui của ngài phó thủ tướng thích đùa. Bởi ở Việt Nam trong mọi trường hợp, người dân đều nghe quen câu cửa miệng "đã có Đảng và Nhà nước lo" (!?).

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 03/05/2019

(1) http://bit.ly/2vy570K

(2) http://bit.ly/2J8Mxuy

(3) "Giảm vài triệu đồng tiền điện mỗi tháng nhờ lắp điện mặt trời" trên tờ VnExpress là đơn cử. 

*****************

"Côn đồ nhà nước" hay câu chuyện EVN

An Viên, VNTB, 03/05/2019

Sự bức xúc của người dân đối với EVN chỉ là nhìn thấy những tai hại trước mắt, bởi bản thân EVN được hình thành từ chính cơ chế và chính sách nhà nước. Nếu cơ chế tốt, thì chắc chắn, EVN đã không có cơ hội đầu tư "thua lỗ" ngoài ngành, và các mà giới lãnh đạo EVN phung phí tiềm năng quốc gia như hiện nay. Do đó, nếu EVN là côn đồ nhà nước, thì cơ chế sinh ra EVN chính là lưu manh nhà nước.

pho1

Tác giả Sen Nguyen trong một bài viết trên trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - một trang tin tiếng anh của Hongkong) đã đề cập đến một nhóm người có ảnh hưởng trên truyền thông xã hội, vốn làm dấy lên mối lo ngại sẽ khiến lớp trẻ học theo. Sen Nguyen gọi đó là "bọn côn đồ trực tuyến" (online gangsters).

"Để tôi nói cho bạn chuyện này. Trong xã hội này, không có đúng hay sai. Chỉ có kẻ yếu và kẻ mạnh", một câu nói của Khá Bảnh thu hút rất nhiều lượt xem trên Youtube lẫn Facebook.

Và khi Khá Bảnh hay Dương Minh Tuyền (hay nhân vật giang hồ đình đám trên mạng xã hội xuất hiện) bao quanh hai người là lớp trẻ lẫn người trung niên. Một cái gì đó khiến những người Việt Nam nghĩ ngay đến hình ảnh lãnh tụ về thăm dân – một hình ảnh vốn thường trực trong chiến tranh và ngày càng xa xỉ thường bình.

Khá Bảnh hay Dương Minh Tuyền, và nhiều những "côn đồ trực tuyến" thu hút được lớp trẻ, vì bản thân các nhân vật này đại diện cho một hệ giá trị đang có chỗ đứng trong xã hội. Nơi mà, "mạnh được yếu thua" đang làm chủ, nơi mà người dân cầu vọng một "anh hùng" đứng ra giúp dân cứu nước.

Một khát vọng về một mẫu hình Lương Sơn Bạc hay Thái Bình Thiên Quốc như trong phim ảnh hay tiểu thuyết Trung Quốc từng đặc tả.

Hãy lắng nghe một vụ tai nạn giao thông mà biển số xanh là yếu tố gây lo ngại. Cư dân mạng lo ngại một "thế lực biển xanh" có thể khiến cho vụ việc trở nên chìm xuồng.

Trong tháng Tư vừa qua, cộng đồng mạng xã hội dậy sóng, lý do nằm ở một ông Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Thành phố Đà Nẵng dâm ô một bé gái trong cầu thang máy. Và cư dân mạng lo sợ vì tiến trình điều tra, truy tố của các cơ quan điều tra có liên quan chậm rãi một cách bất thường, họ lo ngại về quyền lực nhà nước bị can thiệp bởi "địa vị, vai trò xã hội" của ông Linh. Và theo báo Tuổi Trẻ online, đến tận tối ngày 21 tháng Tư, Viện Kiểm sát quận 4 (Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn chưa phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú của Cơ quan điều tra Công an quận 4.

Điều đó cho thấy rằng, niềm tin của xã hội đang sút giảm nghiêm trọng, bản thân người dân không còn tin cậy những phát ngôn về mặt "thượng tôn pháp luật" hay "nhà nước vì dân", họ tin rằng, mạnh được yếu thua đang trở lại. Và "côn đồ trực tuyến" được đón nhận chính vì nhóm người này thể hiện đúng sự bản chất hiện thực xã hội đương thời.

EVN hay "côn đồ nhà nước" ?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành chủ đề nóng kế tiếp theo "côn đồ trên mạng" vì giá điện và đầu tư ngoài ngành.

Bằng cách đầu tư ngoài ngành, EVN đã gia nhập những tập đoàn… thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng. EVN đúng chuẩn làm theo xã hội chủ nghĩa nhưng tiêu sài hơn tư bản chủ nghĩa. Và vì vậy, những khoảng tiền nhà nước luôn được EVN vung tay quá trán.

Vấn đề đặt ra, EVN giữ thế độc quyền trong năng lượng điện, bản chất doanh nghiệp nhà nước này được xếp hạng "đặc biệt", và EVN đã tận dụng tốt điều này. Những khoảng lỗ do đầu tư trái ngành, yếu kém trong quản lý đã được chuyển thành giá điện theo lũy kế, và trong những ngày đầu tiên của mùa hè năm 2019, giá điện tháng Tư đã gấp 2-3 lần so với giá điện tháng trước đó.

Nhiều quan điểm đã cho rằng, phương thức chuyển lỗ của EVN không khác gì một lũ côn đồ, một lưu manh, và bịp bợm có thừa. Bởi bằng cách đó, EVN đã không phải gánh chịu một trách nhiệm từ sự yếu kém lẫn tham nhũng của mình, trong khi toàn bộ những điều mà người dân không làm buộc họ phải gánh chịu.

Điện tăng lũy làm giá điện tăng, cùng với giá xăng dầu tăng tiếp vào đầu tháng Năm, đã đẩy đời sống người dân lẫn khối doanh nghiệp sản xuất vào một thời kỳ khó khăn mới. Thời kỳ mà "vật giá" bao vây tứ phía.

"EVN là côn đồ nhà nước, chính lũ phá hoại đã cản trở sự phát triển của quốc gia", Facebooker Dương Nga cho hay.

Sự bức xúc của người dân đối với EVN chỉ là nhìn thấy những tai hại trước mắt, bởi bản thân EVN được hình thành từ chính cơ chế và chính sách nhà nước. Nếu cơ chế tốt, thì chắc chắn, EVN đã không có cơ hội đầu tư "thua lỗ" ngoài ngành, và các mà giới lãnh đạo EVN phung phí tiềm năng quốc gia như hiện nay. Do đó, nếu EVN là côn đồ nhà nước, thì cơ chế sinh ra EVN chính là lưu manh nhà nước.

Một cơ chế lưu manh không thể sinh ra một hệ thống vì dân !. Và chính vì những bất công tồn tại cách đương nhiên trong xã hội, vận hành một cách nghiễm nhiên bất chấp những khó khăn, kêu thán từ người dân như vậy, đã khiến người dân quay lưng nhà nước và sớm gia nhập vào giấc mộng về Lương Sơn Bạc hay Thái Bình Thiên Quốc, nơi "mạnh được yếu thua" được biểu hiện rõ rệt, thay vì khoác lớp áo "của dân, do dân, vì dân".

An Viên

Nguồn : VNTB, 03/05/2019

Quay lại trang chủ
Read 611 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)