Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/05/2019

Đạo Phật ở Việt Nam thời mạt vận

Nhiều tác giả

Cổ động Phật giáo để nịnh bợ đảng cộng sản !

Trúc Giang, VNTB, 14/05/2019

Tình huống phân tích : Hòa thượng treo tranh hay tác giả tranh vi phạm điều luật cấm nịnh bợ cấp trên ?

phatgiao4

Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" đang gây phản ứng tiêu cực về Phật giáo và về đảng cộng sản Việt Nam.

Tin tức báo chí cho biết, mới đây, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, tọa lạc tại Sóc Sơn (Hà Nội), đã diễn ra nghi thức trang trọng, linh thiêng của Đại lễ kính mừng Phật Đản, và giới thiệu bức tranh "Đạo pháp và dân tộc". Bức tranh có chiều cao 2m, chiều ngang 4,2m, tổng diện tích 8,4m, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, đã được 6 họa sĩ miệt mài thực hiện ngày đêm suốt hơn 1 tháng qua.

Tác phẩm gây chú ý với nhiều phản đối, khi được vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là ông Hồ Chí Minh và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân. Giải thích của nhóm tác giả, bức tranh được họ thực hiện theo đơn hàng để đón chào 129 năm ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5) và dịp Lễ quốc tế Phật Đản được tổ chức tại Việt Nam.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết là người đã đặt những nét vẽ đầu tiên để "khai bút" cho quá trình thực hiện tranh. Ông Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, là người bỏ tiền ra thuê nhóm họa sĩ thực hiện. Nữ họa sĩ Ngô Hải Yến là trưởng nhóm họa sĩ vẽ theo đơn đặt hàng của ông Hà Huy Thanh và thượng tọa Thích Thanh Quyết.

Phật Thích Ca Mâu Ni tượng trưng cho vế đạo pháp. Ông Hồ Chí Minh tượng trưng cho vế dân tộc. Đó là cách giải thích của thượng tọa Thích Thanh Quyết. Cách giải thích này cho thấy không phù hợp. 

Trong một bài viết đăng trên trang của Viện Triết học, tác giả Nguyễn Mạnh Tường, tiến sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội, lập luận : "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh" (1).

Như vậy, ông Hồ Chí Minh là một tượng trưng cho cách mạng Việt Nam, cho chủ nghĩa xã hội. Phải chăng ‘dân tộc’ ở đây mà thượng tọa Thích Thanh Quyết muốn nói đến qua hình tượng ông Hồ Chí Minh, là mong muốn lại có một cuộc cách mạng cho Việt Nam ? Hay là thượng tọa Thích Thanh Quyết đang hoài nghi cho một chủ nghĩa xét lại ?

Ở đây có lẽ đơn giản chỉ là hành vi mang tính ‘nịnh bợ’ đảng cộng sản của thượng tọa Thích Thanh Quyết. Sẳn việc ông Hà Huy Thanh bỏ tiền thuê vẽ tranh, ông Thích Thánh Quyết đã tiện thể ‘mượn hoa cúng đảng’. Bởi biết đâu bức tranh này sẽ được chọn trưng bày ở vị trí nào đó tại phủ Chủ tịch nước, hay nơi làm việc của Tổng bí thư đảng.

Thế nhưng nội dung bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có thể mang dấu hiệu của hành vi gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và xâm phạm tự do tôn giáo.

Ngôn ngữ hội họa, khi thể hiện đối xứng tỷ lệ 1:1 ở bức tranh "Đạo pháp và dân tộc", có nghĩa nhóm tác giả đồng ý với yêu cầu của đơn hàng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đồng giá trị tâm linh với ông Hồ Chí Minh. Đó sẽ là sự xúc phạm tôn giáo, nguy cơ gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. 

Vấn đề khác, hiểu dân dã hơn, lâu nay một số địa phương thuộc miền Bắc có đạo thờ phượng ông Hồ Chí Minh gọi là "Tâm linh Hồ Chí Minh"(2). Liệu bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có nhằm ám chỉ đến tôn giáo mới ra đời ở chục năm trở lại đây này ?

Trong lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam, có lẽ chưa có tác phẩm hội họa nào thể hiện về hình ảnh Đức Phật Thích Ca cùng song hành với một lãnh đạo chính trị cụ thể. Hà Nội có bức tượng ở chùa Hoè Nhai, tương truyền được vua Lê Hy Tông cho tạc tượng mình quỳ rạp để Phật tổ ngồi trên. Vua sám hối và tạ tội với Đức Phật vì đã phỉ báng Phật, đuổi sư ra khỏi Thăng Long (3).

Sự sáng tạo luôn đáng được trân trọng. Hội họa về Phật giáo ở hôm nay đang đem hơi thở cuộc sống đương đại hình tượng hoá một phong cách đa dạng, sinh động từ nguồn thiền thể hiện bằng loại hình tranh ảnh Phật giáo, được phát triển theo đúng sự cần thiết của xã hội, có vị trí xác thực, tôn nghiêm không chỉ ở các thiền tự, thiền thất, ở nơi thờ phụng, mà có thể còn được sử dụng lan toả trong cộng đồng. 

Thế nhưng sự sáng tạo ấy không hề đồng nghĩa với chuyện ‘mượn tranh tôn giáo’ để nịnh bợ đảng cộng sản như bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" mà ông Hà Huy Thanh và thượng tọa Thích Thanh Quyết đã đặt hàng cho nhóm họa sĩ Ngô Hải Yến thực hiện.

Một số bức tranh khác chủ đề Phật giáo được nhóm họa sĩ Phật Diện ở Sài Gòn thể hiện mừng Phật Đản 2019.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 14/05/2019

(1) http://bit.ly/2Vlbn6m

(2) http://bit.ly/2Vz62xk

(3) http://bit.ly/2Yn55oD

*******************

Phật ở đâu ?

Trân Văn, VOA, 13/05/2019

Phật t Vit Nam đang chun b cho Pht Đn – sinh nht ca Đc Pht. Năm nay, rm tháng 4 rơi vào ngày 19 tháng 5 dương lch và dp Pht Đn 2019 này s là ln th ba, Vit Nam đăng cai t chc Đi l Vesak (đi l mang tính quc tế ca Pht giáo, k nim cùng lúc ba sự kin : Pht Đn, Pht Thành đo và Pht nht Niết bàn).

phat1

Một bui ăn ca các em ti Tnh thất Sơn Lâm.

Đang có rất nhiu lý do đ người Vit, đc bit là Pht t Vit Nam nên t hi : Pht đâu ?

***

Cách nay bốn tun, facebooker Chau Thi Phan đưa lên facebook ca bà câu chuyn mà bà đặt tên là : Ở đó, chùa đã được cu chng bi giáo dân (1)…

Ngôi chùa ấy không có bin đ người ta biết tên ca t vin, không có chánh đin, ch có hai tăng nhân và mt lũ tr t hai đến hơn mười tui. Nếu không có hai bóng áo vàng, hàng chc bóng áo lam, áo nâu sồng ca nhng đa tr thp thoáng bên trong, không ai nghĩ đó là "ca Pht".

Theo mô tả ca bà Châu, tht ra, ngôi chùa mà bà và bn bè đến thăm ch là mt căn nhà tunh toàng, vách gch, mái tôn. Căn nhà y va đt bàn th Pht, va là ch ăn ca lũ trẻ. Trong khuôn viên cái gi là chùa, có mt căn nhà khác trong tình trng xây dng d dang, tượng và bát nhang nm ri rác chung quanh, chng khác gì b b hoang...

Sở dĩ bà Châu và bn bè b thi gian, công sc t Sài Gòn đến Long Khánh, băng qua thêm một con đường đt đ ngon nghèo dn vào chân núi Cha Chan, khó đi đến mc người ngi trên xe ch s xe… lt, tìm ti "chùa" vì qua facebook, h biết, đó là nơi hai người đàn ông thí phát quy y đang nuôi lũ tr, đa thì b vt b t lúc mi chào đi, đứa thì vì cha mẹ không th hoc không mun nuôi dưỡng do chúng thiu năng,...

12 đứa tr vn dĩ bt hnh y đã có mt mái m, đang và s còn ln lên trong tình thương, bng m hôi ca hai tăng nhân. C hai qun qut làm vườn, thu hoch rau c, trái cây, làm sữa đu nành, bún xào chay, ch giò chay… mang đi bán đ mua sa, mua qun áo và nhng nhu yếu phm ti cn thiết giúp lũ tr tn ti.

Hai tăng nhân kể vi bà Châu, h có chung thy. Tám năm trước, c hai ri thy, cùng nhau đi tìm mt nơi thanh tnh làmi tu tp và chn ch hin nay – vn là mt cái cc b b hoang và ch cc đng ý bán… chu. H da vào mình, da vào nhau, không da vào bá tánh. Ri hoàn cnh đy đưa, h t nguyn làm ch da cho lũ tr

Do ái ngại trước… cnh chùa, mt s Pht t phát tâm muốn h tr c hai tăng nhân dng mt gian nhà riêng đ th Pht nhưng chính quyn đa phương không cho vì c hai tăng nhân không phi là thành viên ca… Giáo hi Pht giáo Vit Nam. Gian nhà bên cnh d dang là vì thế.

Cả hai tăng nhân gii thích, h không ghi danh làm thành viên Giáo hi Pht giáo Vit Nam vì s phi đóng nhiu th tin. Hóa ra, ngay c treo bin đ tên t vin cũng phi đóng hàng trăm triu. Chng l không phi thành viên Giáo hi Pht giáo Vit Nam thì không phi là… tu (?). Thôi thì dành khoản tin đó đ nuôi lũ tr !

Một trong hai tăng nhân bo vi bà Châu. Vài năm trước, do tường nt toác mà không có tin, ông tâm s trên facebook, hi vng có ai đó s giúp cho ba bao xi măng. Thế ri mt trong nhng người đc nhc rng, Đc Pht bỏ c ngai vàng, ta thin dưới gc cây chu bao mưa nng đ tu, gi, ti sao ch vì bt tin chút xíu mà đã đi xin ? Li nhc nh đó khiến ông git mình và k t đó, c hai t làm, t lo…

Có một tình tiết mà sau khi phát giác, bà Châu mnh ming kết lun, ngôi chùa không ra chùa ấy đã được các giáo dân Công giáo cu chng : Khi xung bếp, trò chuyn vi nhng người mà bà cho là đến chùa làm công qu, giúp hai tăng nhân nu nướng cho lũ tr, h làm bà sng st khi khng đnh h không phi là Pht t

Họnhững giáo dân Công giáo sng quanh chùa. Cm đng trước cnh hai tu sĩ khác tôn giáo thc khuya, dy sm, làm vic qun qut ri tt t chy ch, bán nhng th t làm, va đ nuôi thân, va đ nuôi lũ tr, khiến h t thy cn xúm vào ph mt tay. Bà Châu gọi đó là bng chng chùa đã được cu chng – thm đnh giá tr !

Cuối câu chuyn va k, bà Châu gii thích, bà không nêu tên t vin vì bà không mun tâm s ca bà gây thêm khó khăn cho hai tăng nhân. Nhng câu chuyn mà mt vài facebooker khác tng k trên mạng xã hi v ngôi chùa này đã tr thành lý do khiến hai tăng nhân b chính quyn đa phương gi lên răn đe : Đng li dng lũ tr đ kiếm tin !

Dẫu bà Châu không nêu nhưng tìm trên facebook vn có th biết ngôi chùa trong câu chuyn bà Châu k là Tnh thất Sơn Lâm, ta lc ti p 1, xã Xuân Hưng, huyn Xuân Lc, tnh Đng Nai. Hai tăng nhân trú trong tnh tht là Đi đc Thích Chơn Lâm và Tỳ kheo Thích Nhun Hin (2).

Tịnh tht Sơn Lâm chưa có bin, chưa có chánh đin, tượng ri bát nhang đang ngn ngang giữa nng mưa nhưng có Pht không ? Ai dám bo là không ?

***

Cuối tun này, đi din Pht giáo ca nhiu quc gia s đến Vit Nam tham d Đi l Vesak.

Ai cũng biết, vi Vit Nam, Đi l Vesak không ch là s kin ca riêng Pht giáo, đã rt nhiu ln chính quyền Vit Nam s dng Đi l Vesak như mt bng chng, chng minh rng Vit Nam tôn trng "t do tôn giáo", n lc không ngưng ngh đ thăng tiến nhân quyn như đã cam kết vi cng đng quc tế.

Năm nay là lần th ba Đi l Vesak din ra ti Vit Nam. Trừ ln đu (2008), Đi l Vesak được t chc Trung tâm Hi ngh Quc gia M Đình như mt bng chng, chng minh s ng h vô điu kin ca chính quyn Vit Nam vi Pht giáo. Ln th hai và ln này, Đi l Vesak đu din ra ti các đi t cùng do… Công ty Xây dựng Xuân Trường đu tư.

phat2

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn Đại lễ Vesak  12/5/2019

Chùa Bái Đính – nơi din ra Đi l Vesak ln th hai ti Vit Nam (2014) – là mt kiến trúc nm trong Khu Du lch Tâm linh Tràng An.

Cho đến gi này, người ta ch biết chùa Bái Đính có chín cái nht, không… Châu Á thì cũng… Đông Nam Á hoc Vit Nam, có xá li Pht được rước t n Đ v, Đi l Vesak tng được t chc ti đó… và cũng t đó, Khu Du lch Tâm linh Tràng An tr thành mt điểm hành hương, tham quan ni tiếng, khách du lch tăng theo mc triu/năm.

Người ta chưa biết ti sao Công ty Xây dng Xuân Trường được giao hàng chc ngàn héc ta công th, k c núi, rng, sông, sui ? Người ta cũng chưa biết ti sao vn đu tư vào Khu Du lch Tâm linh Tràng An, đc bit là h tng, tuy là công qu (ít nht cũng khong 3.000 t) nhưng t chc khai thác thì li do Công ty Xây dng Xuân Trường đm nhn và hưởng… 90% doanh thu (3).

Chẳng biết có phi Đi l Vesak hi 2014 Vit Nam m đường hay không mà Công ty Xây dựng Xuân Trường li được giao chng 4.000 héc ta na đ xây dng Khu Du lch Tâm linh Tam Chúc. Trong Khu Du lch Tâm linh Tam Chúc cũng có đi t : Chùa Tam Chúc và đây là nơi được chn đ t chc Đi l Vesak vào cui tun này.

Công ty Xây dựng Xuân Trường không giu giếm tham vng s đu tư xây dng T hp Du lch Tâm linh chùa Hương, din tích 1.000 héc ta. Nếu tham vng này được chp nhn, Công ty Xây dng Xuân Trường s là doanh nghip khai thác Kế hoch thc hin "tuyến du lch tâm linh" từ Hà Ni đến Ninh Bình đã được chính quyn Vit Nam phê duyt và h thng h tng ca tuyến du lch tâm linh này hoàn toàn là vn ngân sách.

Phật có trong nhng đi t cu thành các Khu Du lch Tâm linh không ? Rng hơn, Pht có trong nhng đại t do các tăng nhân đang nm gi đ loi chc v, c chính tri biu quc hi, đi biu hi đng nhân dân, y viên Mt trn T quốc…), ln lãnh đo tăng đoàn các cp ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam, đang tr trì hay không ?

Phật đâu khi nhng tăng nhân của Giáo hi Pht giáo Vit Nam t chc bán sao đ gii hn, bán vong đ gii nghip ? Pht đâu khi nhng tăng nhân này tu tp trong xa hoa, thm chí đua nhau phô trương sang, giàu qua xe hơi, đin thoi, đng h... Va nim Pht va chi th, ra xả chúng sinh, va gõ mõ, va đánh người, thm chí đánh ln nhau như thi gian va qua ?

Theo Phật có nên theo nhng tăng nhân, thay vì nhìn vào giáo pháp đ t vn, t điu chnh trên con đường tu tp thì li thnh th ý kiến ca h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam trong tt c mi chuyn và tìm mi cách đ gn cho bng được đo pháp vi ch nghĩa xã hi hay không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 13/05/2019

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/chuoichin.cay.3/posts/1095372360663800

(2) https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1048420785349791

(3) http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/22463602-%C2%A0phan-dinh-ro-loi-ich-trach-nhiem-quan-ly-tai-chua-bai-%C3%B0inh-va-khu-du-lich-trang-an.html

****************

Vẽ ông Hồ Chí Minh ngang hàng Đức Phật là "nông cạn và bệnh hoạn"

RFA, 13/05/2019

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện mừng Lễ Phật Đản năm 2019 và công bố bức tranh sơn mài có tên "Đạo Pháp và Dân Tộc". Bức tranh khiến công luận phản ứng với hình ảnh một bên là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, một bên là ông Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.

phatgiao1

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện mừng Lễ Phật Đản năm 2019 và công bố bức tranh sơn mài có tên "Đạo Pháp và Dân Tộc". Courtesy hvpgvn.edu.vn

Tác phẩm ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’ được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, cháu nội của cố Tổng bí thư đảng cộng sản Hà Huy Tập, cùng sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của Thượng tọa Thích Thanh Quyết cùng đông đảo cán bộ và tăng ni sinh của học viện Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa Thích Thanh Quyết cũng chính là người đã đặt những nét vẽ đầu tiên để "khai bút" cho quá trình thực hiện bức tranh.

Nhận định về Bức tranh ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’, Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình hôm 13/5/2019, như sau :

"Bức tranh ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’ do một nhóm họa sĩ tặng cho Học Viện Phật giáo mà người nhận là Thượng tọa Thích Thanh Quyết, đã gây một chấn động lớn trên mạng xã hội, và gây một sự phản ứng lớn trong cộng đồng mạng. Tôi có xem bức tranh đó, trước hết tôi thấy sự hiểu biết quá nông cạn và quá bệnh hoạn của các họa sĩ này. Bởi vì những họa sĩ có học hành đầy đủ và có nền tảng về tri thức thì không bao giờ người ta vẽ bức tranh như thế, cho dù người ta có tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay tôn kính cố Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không, thì người ta cũng không thể phác họa đồ án và trình bày như thế".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, sự việc này thể hiện sự hiểu biết về văn hóa rất là thấp kém, thể hiện sự sùng bái quá đáng, nó là sự xúc phạm lớn đến cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và cả ông Hồ Chí Minh. Ông nói tiếp :

"Tôi cho rằng những người vẽ bức tranh này xứng đáng nhận những lời đàm tiếu của thiên hạ, của mọi người. Ngoài ra, Thượng tọa Thích Thanh Quyết là Phó Học Viện Phật giáo Việt Nam, người đã hồ hởi nhận bức tranh đó, theo tôi biết cũng là người tư vấn ban đầu cho dự án vẽ bức tranh này, xứng đáng nhận lời chê trách, phê bình và khinh bỉ của mọi người".

phatgiao2

Ảnh: Thượng Tọa Thích Thanh Quyết tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Bình Liêu

Tin cho biết, bức tranh "Đạo Pháp và Dân Tộc" có chiều cao 2 m, chiều ngang 4,2 m, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, thời gian thực hiện kép dài 1 tháng, với sự tham gia của họa sĩ Ngô Hải Yến và 5 họa sĩ khác.

Phát biểu tại Lễ công bố bức tranh, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết :

"Toàn bộ bức tranh là trí tuệ, chất liệu tâm huyết của người Việt Nam vẽ Đức Phật và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm nay ngày sinh của đức Phật và chủ tịch Hồ Chí Minh lại trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy, vì vậy tâm thành của các cư sĩ Phật tử, tri thức và các họa sĩ đã vẽ một bức tranh đặc biệt như vậy".

Tuy nhiên từ Đà Nẵng, Hòa thượng Thích Thiên Phúc lại bày tỏ sự không đồng tình :

"Lắm lúc mình nói thì cũng không hay cho lắm, nhưng thực chất vẽ như vậy là không đúng. Thứ nhất các nhà hội họa, tầm cỡ họ nhìn không rõ ràng và sắc nét, bởi vì có vẽ gì thì nội dung họ muốn được phong phú. Thứ hai đồng ý ông Hồ là vị lãnh tụ quốc gia, nhưng ổng ở tại thế gian mà, đâu có xuất gia, làm sao so sánh với Đức Phật. Đức Phật là xuất thế gian, mình là tại thế gian. Đức Phật thì tầm cỡ năm châu bốn bể, mình chỉ tầm cỡ quốc gia, ý thức hệ được lòng dân thì 5, 7 chục năm, 100 năm, không được thì còn ít hơn. Từ ngàn xưa đã như thế, Đức Phật đã hơn 25 thế kỷ rồi, ông Hồ làm sao ngang hàng được".

Hòa thượng Thích Thiên Phúc cho rằng, các thầy, các sư là người xuất gia không nên tô son đánh phấn một cách sai trái văn hóa, sai trái về lịch sử Phật giáo từ ngàn xưa đến giờ. Theo ông, ý thức hệ thì sẽ mai một, không trường tồn, chế độ nào cũng tuyên bố muôn năm, nhưng thực chất không muôn năm. Ông dẫn chứng, Phật giáo không cần nói muôn năm, nhưng Phật giáo vẫn tồn tại trong lòng dân tộc. Ông cho rằng, Đạo Pháp là của dân tộc chứ không của riêng một ý thức hệ nào cả.

Hòa thượng Thích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, nhận định :

"Những vị Tu sĩ Phật giáo mà thực chất họ là những đảng viên cộng sản, nên đương nhiên họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào đảng và nhà nước. Họ ca ngợi ông Hồ chỉ vì quyền lợi của họ mà thôi. Những ‘đảng sư’, những nhà sư ủng hộ đảng và nhà nước, thì vốn từ lâu họ cũng tôn thờ, coi ông Hồ Chí Minh như Bồ Tát, coi như Phật cho nên họ làm vậy cũng là bình thường đối với họ. Nhưng làm đau lòng những chức sắc tôn giáo, những phật tử chân chính, rất là đau đớn".

Theo Hòa thượng Thích Không Tánh, những vị sư không còn đi theo đúng đường hướng của Đức Phật thì đương nhiên họ cũng không cần biết đúng hay sai, miễn sao họ được hưởng lợi. Cho nên theo ông, họ mới có những hành động tung hê, lấy lòng một cách lộ liễu như vậy.

Còn Hòa thượng Thích Thiên Phúc thì cho rằng, đã là con nhà Phật, đã cát ái từ thân xuất gia, thì không thể làm như thế được. Ông cho biết, khi nhìn bức tranh vẽ như thế, nhìn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhìn các vị ‘Họ Nô’, ông đã xót xa cho Phật giáo vô cùng.

Đối với thực tế lâu nay có tình trạng đưa tượng bán thân của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong các ngôi chùa để thờ cạnh Đức Phật, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cho rằng điều này phản ánh một tín ngưỡng, một tâm thế của xã hội Việt Nam, có một cái gì đấy bất ổn về mặt tâm linh.

Trung Khang

******************

Tranh vẽ Hồ Chí Minh ngồi ngang Phật Thích Ca: ‘Phật giáo quốc doanh thời mạt pháp’

TK, Người Việt, 12/05/2019

Cộng đồng mạng xã hội hôm 12 tháng Năm bày tỏ phẫn nộ về bức tranh sơn mài dát vàng "Đạo Pháp và Dân Tộc" được vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.

phatgiao3

Thượng tọa Thích Thanh Quyết và bức tranh vẽ Phật Thích Ca và Hồ Chí Minh. (Hình : VietnamNet)

Bức tranh có kích cỡ 2 x 4,2 mét, của họa sĩ Ngô Hải Yến cùng nhóm họa sĩ được cho là vẽ từ ý tưởng của ông Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập.

Tranh do Thượng tọa Thích Thanh Quyết, phó chủ tịch "Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam", đồng thời còn là đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh giới thiệu mừng đại lễ Phật Đản.

Báo điện tử VTC News tường thuật rằng buổi lễ ra mắt bức tranh nêu trên "diễn ra trong tiếng vỗ tay không ngừng của các tăng ni, Phật tử".

Thượng tọa Quyết được VietnamNet dẫn lời : "Bức tranh là trí tuệ, chất liệu tâm huyết của người Việt Nam vẽ đức Phật và Hồ Chí Minh. Năm nay ngày sinh của đức Phật và Hồ Chí Minh trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy, vì vậy tâm thành của các cư sĩ Phật tử, tri thức và các họa sĩ đã vẽ một bức tranh đặc biệt như vậy. Đức Phật tổ Thích Ca và Hồ Chí Minh đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là "Đạo Pháp và Dân Tộc" mà trong đó, Đức Phật biểu trưng cho đạo pháp, Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh thần dân tộc".

Người được mạng xã hội gọi là "sư quốc doanh" này trụ trì khu di tích-chùa Yên Tử và chùa Phúc Khánh, nơi hàng năm đều tổ chức lễ dâng sao giải hạn và đại lễ cầu an và được chính quyền huy động hàng trăm cảnh sát bảo vệ an ninh.

Bức tranh vẽ Phật Thích Ca và Hồ Chí Minh bị nhiều blogger chỉ trích là biểu hiện của mạt pháp và là cách "Phật giáo quốc doanh" mừng Đại Lễ Phật Đản.

Tuy vậy, thực tế là nhiều chùa ở cả ba miền tại Việt Nam đều có để hình ông Hồ, bên cạnh tượng Phật trong khu thờ. Thậm chí, mới đây người ta còn phát giác một ngôi chùa tại Đà Nẵng để hình cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong khu thờ.

Luật sư Luân Lê bình luận trên trang cá nhân hôm 12 tháng Năm : "Thích Thanh Quyết, kẻ bán sao trên trời không cho nợ dù chỉ một đồng, vẫn đứng vào hàng ngũ nhà Phật, trưng một bức tranh để hình chân dung Hồ Chí Minh sánh ngang với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi không còn tưởng tượng nổi thứ đạo Phật bị báng bổ và hủy hoại đến khi nào mới dừng lại ?".

"Đức Phật không sát sinh đến một con kiến, và không màng lợi danh hay vị thế chính trị (cung triều) để hành hương cứu vớt chúng sinh bằng việc phổ độ giáo lý, phật pháp nhằm làm cho con người bao dung, bớt đi khổ hạnh do lòng tham (tranh đoạt), tâm sân (thù, ghét, hận), sự si (ngu dốt) tạo nên, trong đó có ngũ giới cấm kỵ. Ông Hồ còn phải khóc lóc và xin lỗi trước toàn dân về cuộc cách mạng cải cách ruộng đất gây bao đau thương khiến hàng trăm ngàn người bị đấu tố, bị cướp đoạt điền địa và bị giết", theo Facebook Luân Lê.

Thượng tọa Quyết cũng từng bị Luật sư Nguyễn Danh Huế chỉ trích trên trang cá nhân hồi tháng 2/2019 : "Với hàng loạt chức danh, đúng ra ông Thích Thanh Quyết phải thượng tôn pháp luật, phổ biến phật pháp, làm cho người dân hiểu đúng về đạo phật, tránh u mê và tránh cho người dân bị kẻ xấu lợi dụng. Thế nhưng ông Quyết đã không làm vậy, ngược lại trong nhiều năm qua, ông tổ chức cúng dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh – một hình thức mê tín dị đoan không có trong giáo lý của đạo Phật, làm cho dân chúng mê muội, gây ách tắc giao thông, gây mất trật tự công cộng, làm nhếch nhác đô thị và làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế".

Đến nay, nhiều blogger vẫn nhắc lại phát biểu hùng hồn của ông Quyết tại một phiên họp Quốc hội hồi năm 2014 : "Đảng và nhà nước Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Hàn". 

T.K.

Quay lại trang chủ
Read 1209 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)