Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/05/2019

Sau đột quỵ, Nguyễn Phú Trọng đánh tham nhũng bạo hơn trước

Nhiều nguồn tin

Việt Nam : Sau "đột quỵ", Nguyễn Phú Trọng càng ''độc đoán'' hơn ?

RFI, 17/05/2019

Nguyễn Phú Trọng đột ngột trở lại chính trường ngày 14/05/2019, sau một tháng chữa bệnh. Sự trở lại của ông Trọng, ngay trước thềm hội nghị trung ương 10, đi kèm với một loạt vụ tấn công "quan chức" tham nhũng cấp cao khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng chính quyền ông Trọng đang chuyển sang "đốt lò" dữ dội hơn.

stroke1

Ông Nguyễn Phủ Trọng chủ trị hội nghị Trung ương 10 của Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội, ngày 16/05/2019. Ảnh chụp màn hình : VTV 1

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, nếu như chủ trương chống tham nhũng quyết liệt của tổng bí thư – chủ tịch nước nhận được sự tán thưởng của một bộ phận dân chúng và giới chức chính quyền, thì với tình trạng "độc tôn thái quá", không khuyến khích dân chủ, không bảo vệ người dân chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, các chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng sẽ chỉ là "nửa vời", "mỵ dân". "Lò" của người bệnh hậu đột quỵ làm sao đủ sức thiêu được "đầm lầy tham nhũng". Và vì một lý do nào đó mà quyền lực của ông Trọng và phe cánh suy giảm, chẳng hạn như do lãnh đạo tối cao lâm vào một cơn bạo bệnh lần thứ hai, Việt Nam rất có thể rơi vào tình trạng "loạn đảng".

Sau đây là một số ghi nhận, phân tích và dự báo của nhà báo Phạm Chí Dũng (1) với RFI, ngày 14/05/2019, ngay sau khi có thông tin về buổi họp đặc biệt của ông Nguyễn Phú Trọng với một số lãnh đạo chủ chốt.

***

Nguyễn Phú Trọng xuất hiện đột ngột vào ngày 14/05. Phải nói là đột ngột, vì trước đó ít ngày đã có thông báo trên báo Đảng là Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện vào ngày 29/05, trong kỳ họp Quốc hội, để trình trước Quốc hội về Công ước 98 – tức một trong ba công ước về lao động mà Việt Nam chưa ký, liên quan đến Hiệp định Tự do Thương mại Châu Âu – Việt Nam. Nhưng có lẽ trước áp lực của dư luận đòi hỏi phải minh bạch hóa sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng, thành thử ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương cùng Bộ Chính Trị, và ông Trọng có vẻ sốt ruột. Họ đã tính đến chuyện phải cho ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện sớm hơn.

Đặc biệt là trước thời điểm hội nghị Trung ương 10, đang sinh ra rất nhiều đồn đoán là Nguyễn Phú Trọng không thể chủ trì được, và do đó sẽ mất vai trò, cũng như uy quyền chính trị tại hội nghị này. Sự xuất hiện của Nguyễn Phú Trọng vào ngày 14/05 mang lại một số điểm hoài nghi.

Ông Trọng đột ngột trở lại : Điểm gì đáng chú ý ?

Qua nghe giọng nói ông Nguyễn Phú Trọng được đài Truyền hình Việt Nam tường thuật, ghi hình, cũng như ghi âm, tới hơn 6 phút, có thể thấy giọng nói của ông ta, khẩu khí của ông ta gần như không có gì thay đổi so với trước khi ông ta bị bệnh. Điều đó mang lại sự hoài nghi về tin đồn về việc ông ta phải nhập viện, không thể nói được, cũng như đang phải tập nói. Tôi nghĩ rằng, đối với một người bị tai biến mạch máu não, đột quy, dù là nhẹ, mà bị méo miệng, cũng không thể hồi phục giọng nói trong một thời gian ngắn thế này. Mới chỉ trong vòng một tháng mà giọng nói của ông ta rành mạch, dứt khoát, nói chung không có gì thay đổi so với trước đây.

Bên cạnh đó, lại lộ ra những chi tiết là trong suốt hơn 6 phút tường thuật của đài Truyền hình, đã không một lần cho thấy Nguyễn Phú Trọng rời khỏi chiếc ghế… Điều đó có vẻ lô-gic với suy đoán là Nguyễn Phú Trọng đang phải tập đi, và căn bệnh tai biến mạch máu não đã làm ảnh hưởng một phần nào đó đến cơ thể ông ta.

Cần chú ý một điểm nữa là đài Truyền hình Việt Nam được tham gia ghi hình và thu tiếng đối với Nguyễn Phú Trọng, trong một buổi họp được coi là rất nội bộ. Nguyễn Phú Trọng họp với các lãnh đạo chủ chốt, để phổ biến về tình hình nội bộ. Điều này cho thấy đây không hẳn là một cuộc họp nội bộ.

"Riết róng, gia trưởng, độc đoán hơn"

Còn một điểm nữa là qua cách nói năng, diễn đạt của ông Trọng, tôi thấy có một sự khác biệt về khẩu khí. Đó là vào lần này, ông Trọng ít cười hơn. Hầu như trong hơn 6 phút tường thuật trên đài Truyền hình Việt Nam, ông ta không cười. Trước đây, thỉnh thoảng trong các buổi tường thuật trên đài Truyền hình, ông ta có cười. Lần này, không những không cười mà giọng nói ông ta còn nghiêm khắc hơn. Thậm chí có thể mô tả là giọng nói đó có một cái gì đó riết róng, gia trưởng, độc đoán hơn. Trong khi đó cả Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chính phủ, Nguyễn Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội, Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư, Nguyễn Văn Nên, chánh văn phòng Trung ương Đảng, đều cắm cúi ghi chép những lời chỉ bảo của Nguyễn Phú Trọng.

Việc Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo với cung cách và giọng nói như vậy làm cho tôi có cảm giác, cảm giác cá nhân thôi, là dường như tôi đang chứng kiến một ông Trọng khác. Tôi không nghĩ là có người đóng thế cho ông Trọng, mà đây là ông Trọng thật. Nhưng mà sau một cơn bạo bệnh, dường như tôi đang lờ mờ nhìn thấy sự biểu cảm của một Nguyễn Phú Trọng khác hẳn đi. Tôi thấy ông ta như trở nên gia trưởng hơn, độc đoán hơn, khó khăn hơn và có thể là bẳn tính hơn.

"Đốt lò" dữ dội hơn ?

Cần chú ý là trùng với ngày ông ta xuất hiện, ngày 14/05, cơ quan điều tra bộ Công An ra quyết định bắt giữ hai quan chức kinh doanh. Một là Bùi Quang Huy, tổng giám đốc công ty Nhật Cường, được coi là sân sau của một quan chức ở Hà Nội. Và hai là Tề Trí Dũng, tổng giám đốc công ty Tân Thuận, một đơn vị làm kinh tế Đảng của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt liên quan đến cựu phó bí thư thành ủy Tất Thành Cang.

Đặc biệt trong cuộc họp với cán bộ lãnh đạo chủ chốt, mà nội dung được công khai hóa một phần, Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đi nhắc lại là việc chống tham nhũng không thể trùng xuống. Ông ta không phải đề cao nữa, mà yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải liên tiếp làm việc, và thậm chí phải "đốt lò" mạnh hơn nữa.

Khoảng một tuần trước khi Nguyễn Phú Trọng tái xuất, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có cuộc họp tôi cho là bất thường, công bố kỷ luật hàng loạt tướng lĩnh, đặc biệt cả một cựu phó thủ tướng, Vũ Văn Ninh, bị coi là liên quan đến một dự án thời Đinh La Thăng… Ngay sau đó, thì đã có tin là việc kỷ luật hàng loạt tướng, và Vũ Văn Ninh sẽ được đem ra hội nghị Trung ương 10 này, để chính thức hóa việc cách toàn bộ chức vụ, để mở đường cho việc hình sự hóa (tức truy tố) sau đó.

Điểm nhấn mạnh của buổi xuất hiện trở lại đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng ngày 14/05 là tập trung vào việc "đốt lò". Điều đó có nghĩa là, có nhiều khả năng trước đó ông ta đã dần hồi phục về trí não. Và từ trên giường bệnh, ông ta đã có sự chỉ đạo… tiếp tục đốt lò nóng hơn. Và bây giờ xuất hiện chính thức, ông ta đưa ra thông điệp. Tôi hình dung rằng chiến dịch đốt lò của Nguyễn Phú Trọng đang chuyển sang một giai đoạn mới, nóng hơn, dữ dội hơn, rộng hơn.

Việc Nguyễn Phú Trọng xuất hiện như thế này còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những giới quan tham, đối thủ chính trị của ông Trọng. Đó là một cái tin rất buồn, rất đáng đau khổ với họ. Bởi vì họ tưởng như có thể reo mừng, vì tưởng như Nguyễn Phú Trọng nằm liệt giường, liệt chiếu. Giờ ông Trọng thình lình xuất hiện, và nguy cơ đang ập đến với họ.

Tôi xin nhắc lại một liên tưởng là, vào mỗi lần Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trở lại, là lại có bắt người. Vào cuối năm 2017, Nguyễn Phú Trọng tự nhiên bị coi là mất tích khoảng nửa tháng, trong lúc nổi lên dư luận là cái lò của ông ta ướt sũng, và chìm nghỉm. Ngày 08/12/2017, ông Trọng bất chợt xuất hiện, và họp Ban phòng chống Tham nhũng Trung ương vào buổi sáng. Và ngay buổi chiều Quốc hội họp. Và ngay trong chiều tối hôm đó, bộ Công An bắt cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng. Lần này, Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trở lại, thì ngay trong ngày hôm đó bắt bớ một loạt, và sang hôm sau bắt tiếp.

Làm chủ hội nghị 10…

Hiện tại chưa có nhiều thông tin. Chỉ có thông tin đồn đoán ngoài lề. Hội nghị lần này có nhiệm vụ rất quan trọng, là phải chốt một danh sách nhân sự Bộ Chính Trị cho Đại hội XIII. Danh sách này có thể là chính thức. Với sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Phú Trọng hôm nay, nhiều khả năng Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì hội nghị Trung ương 10, thậm chí ông ta có thể phát biểu khai mạc, hoặc kết thúc.

Chỉ có điều chưa biết ông ta sẽ xuất hiện theo cách nào mà thôi. Có thể là người ta sẽ thấy ông ta tự nhiên ngồi một chỗ, trong một khoảng thời gian đủ ngắn, và đọc diễn văn, và sau đó bằng cách nào đó, ông ta sẽ biến mất. Hay có khả năng là ông ta sẽ bình tĩnh, tự tin, bước từng bước một, hoặc thậm chí có người dìu đi vào hội nghị Trung ương 10, trước các cặp mắt có thể là cực kỳ tò mò của bao nhiều ủy viên Trung ương ở đó.

Dù gì thì tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng đang phần nào làm chủ lại tình hình, chấm dứt tình trạng vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm, đã manh nha xuất hiện trong khoảng thời gian ông Nguyễn Phú Trọng bị coi là mất tích.

…nhưng làm sao với cả một "đầm lầy tham nhũng" ?

Chắc chắn là đã có một bộ phận trong giới cách mạng lão thành, phần nào tin vào chủ nghĩa xã hội, tin vào cá nhân ông Trọng, kể cả giới cận thần vẫn thường ca ngợi ông Trọng lên mây xanh, là bậc nhân kiệt, thế thiên hành đạo, hay minh quân…, đã cảm thấy rất được an ủi khi thấy ông ta xuất hiện trở lại. Và điều này không phải chỉ là do việc đốt lò đâu, mà vì quyền lợi của họ nữa.

Bên cạnh đó, cần phải nhìn thấy là bất kỳ sự độc tôn thái quá nào cũng không thể kéo dài quá lâu. Thực ra, ông Trọng đã có sự tập trung quyền lực vào cá nhân khá là nhiều. Có thể nói là gần như là đỉnh điểm so với các thời tổng bí thư, chủ tịch nước ở Việt Nam. Ông ta đang phải đối phó với một núi việc khổng lồ. Trong đó, điều kiện sống chết - để ông ta có thể tiếp tục tồn tại trên ghế tổng bí thư, chủ tịch Nước, và được lưu truyền sử xanh - là chiến dịch đốt lò.

Nhưng phía trước ông ta, có thể nói là cả một "đầm lầy tham nhũng" khổng lồ, mênh mang. Mà thành tích của ông ta, dù đã qua hơn nửa nhiệm kỳ, vẫn còn rất khiêm tốn, rất ít ỏi so với thành tích chống tham nhũng của Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Nếu mà Nguyễn Phú Trọng không rút ra phương cách làm việc - đặc biệt là việc dân chủ hóa, khơi dậy sức lan tỏa của người dân, sức phản biện của người dân (ví dụ như không để cho người dân tố cáo tham nhũng bị công an bắt, như một vụ mới xảy ra ở Bắc Ninh) - thì ông ta sẽ không thể nào đi vào sử xanh, không thể nào chống tham nhũng được. Chỉ là chống tham nhũng nửa vời, chỉ là mỵ dân mà thôi.

Ngay trước mắt, sự độc tôn thái quá, và thiếu phương pháp của Nguyễn Phú Trọng, tôi cho là có thể dẫn đến tình trạng loạn đảng. Đó là, một khi ông ta bị suy giảm quyền lực, vì một lý do nào đó, chẳng hạn một lý do dễ dàng như một cơn bạo bệnh lần thứ hai. Lúc đó, sẽ sinh ra tình trạng loạn thần, ly tâm quyền lực, cát cứ.

RFI tiếng Việt

Ghi chú :

(1) Nhà báo Phạm Chí Dũng là chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN), một tổ chức truyền thông thuộc xã hội dân sự, thành lập năm 2014.

********************

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lạc quan về doanh nghiệp tư nhân

RFA, 17/05/2019

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 10 hôm 16/5 đưa ra nhận định rằng kinh tế tư nhân của Việt Nam đang phát triển rất tốt. Đây là một phát biểu đáng chú ý của người đứng đầu Đảng luôn kêu gọi củng cố vai trò của kinh tế nhà nước.

stroke2

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị Trung ương 10, sáng 16/5/2019. Ảnh chụp màn hình doanhnhanviet.net.vn

Từ Hà Nội, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viên Kinh tế Việt Nam cho rằng lời phát biểu của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một bước tiến đối với tình hình kinh tế tư nhân hiện nay và có thể thấy được Việt Nam đang hướng đến cơ chế cố gắng không phân biệt đối xử, môi trường cạnh tranh bình đẳng :

"Cách đặt vấn đề của Tổng Bí thư cho thấy sự tiếp tục thay đổi trong đánh giá vai trò kinh tế tư nhân. Cách đây 5 năm chính Đảng cộng sản đã công nhận kinh tế tư nhân là động lực phát triển quan trọng, mấy năm vừa rồi kinh tế tư nhân có khởi sắc lên nhưng cơ chế vẫn còn bị phân biệt đối xử, vẫn chưa được bảo đảm các điều kiện phát triển thuận lợi, nên Tổng Bí thư thấy cần tiếp tục giải tỏa hơn nữa, không nên kỳ thị".

Trong buổi Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019 diễn ra vào hai ngày 2-3/5 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận còn nhiều rào cản, vướng mắc về mặt thể chế và pháp luật trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, tình hình kinh tế tư nhân trong nước tuy còn nhiều khó khăn, nhưng đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Cụ thể theo bà, số liệu thống kê hiện nay cho thấy có khoảng 700.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động ở Việt Nam, chưa tính khối đầu tư nước ngoài cũng là một bộ phận của kinh tế tư nhân.

"Những năm gần đây lại hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân càng ngày càng phát triển rộng lớn và hoạt động trên nhiều mảng. Nếu ban đầu chủ yếu bắt đầu bằng bất động sản thì bây giờ họ đang làm sang nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, các dịch vụ, giáo dục, y tế, kể cả tham gia đầu tư vào những ngành lớn như ô tô, bắt đầu làm cả điện thoại di động, các sản phẩm công nghệ cao. Tôi nghĩ đây là biểu hiện của sự phát triển lớn mạnh của kinh tế tư nhân Việt Nam".

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, chỉ riêng trong năm 2018, có đến 131.275 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó gần 128.000 công ty là doanh nghiệp tư nhân.

stroke3

Ảnh minh họa : Doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Courtesy : Ảnh chụp màn hình thoibaonganhang.vn

Trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, có đăng tải thông tin cho biết, tính từ năm 2010 đến nay, nền kinh tế tư nhân đóng góp trên 43% GDP cả nước.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, chừng 97% là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, phát triển không bằng những doanh nghiệp tư nhân lớn. Bà giải thích :

"Số lượng rất đông nhưng năng lực vẫn còn thiếu về nhiều mặt. Một trong những lý do là việc tiếp cận với nguồn lực gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như tài chính, tín dụng, đất đai, các nguồn lực khác hoặc đầu tư mua sắm công thì doanh nghiệp tư nhân rất khó vào mảng kinh tế công đó. Ngay cả thông tin hay nguồn nhân lực chất lượng, đối với khu vực tư nhân vẫn còn khó khăn hơn so với khu vực nhà nước hoặc đầu tư nước ngoài".

Sân chơi không bình đẳng

Vấn đề chính phủ Hà Nội hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhà nước luôn là vấn đề được các chuyên gia kinh tế đưa ra trong những năm qua.

Xác nhận thực tế này vẫn còn trong môi trường kinh doanh hiện nay, bà Phạm Chi Lan cho biết :

"Cho đến gần đây thì doanh nghiệp nhà nước vẫn nhân được nhiều sự ưu ái, hỗi trợ của nhà nước. Tất nhiên bây giờ nhà nước khi đầu tư thì chỉ đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước thôi bởi vì nhà nước rút ra khỏi mảng thị trường mà tư nhân làm. Thay vì đó khi nào cần thì nhà nước lại áp dụng cơ chế hợp tác công – tư theo dạng TPP để có những dự án nhà nước và tư nhân đều bỏ vốn cùng nhau làm. Nói chung đầu tư của nhà nước sẽ dành tập trung cho khu vực kinh tế nhà nước. Khu vực này ở Việt Nam vẫn còn khá lớn, nhất là khu vực tiếp cận nguồn lực. Tuy nhiên vai trò của họ có mặt rất quan trọng và có những ngành lớn cần thiết cho tất cả những ngành trong kinh tế quốc dân Việt Nam, ví dụ như năng lượng vẫn còn trong tay doanh nghiệp nhà nước".

Do đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc tạo ra sự cân bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cần được chính phủ Hà Nội quan tâm và thiết lập rõ ràng hơn.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đình Thiên nhận xét :

"Tuy những bước cải cách của Việt Nam đang diễn ra khó khăn, đặc biệt là thủ tục trói buộc doanh nghiệp hiện nay, hiệu quả làm việc của bộ máy nhà nước, cơ chế phân bổ nguồn lực còn nhiều chuyện nhưng rõ ràng nỗ lực đang có kết quả tích cực tuy chậm, nhưng tôi cho rằng nó bảo đảm cho một thay đổi không thể đảo ngược được. Đấy là điều rất đáng hy vọng".

Cũng trong Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ kỳ vọng doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ phát triển và vươn ra thị trường thế giới.

Tại Diễn đàn Kinh tế Tư nhân vừa qua, giới chức Nhà nước Việt Nam cũng nhắc lại mục tiêu đặt ra đến năm 2020 sẽ có một triệu doanh nghiệp tư nhân và cố gắng nâng tỷ trọng đóng góp lên đến 50-60% GDP.

Việt Nam từ năm 1996 đã đặt ra mục tiêu giảm số doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều và làm ăn thua lỗ từ 12.000 doanh nghiệp xuống còn khoảng 100 doanh nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, theo một bài phân tích mới đây của nhà báo David Hutt trên Asia Times, số doanh nghiệp nhà nước vào năm ngoái ở Việt Nam vẫn còn khoảng 500. Các doanh nghiệp nhà nước được cho là ngốn nhiều tiền, ít khi mang lại lãi trong khi lại có cơ chế quản lý yếu kém.

Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị 10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không quên nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Ông đặt câu hỏi "Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không ?".

RFA tiếng Việt

******************

Ông Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 10, chuẩn bị ‘tiến tới Đại hội 13’

VOA, 16/05/2019

Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng va chính thc khai mc Hi ngh Trung ương ln th 10 Ban Chp hành Trung ương Đng khóa 12 vào ngày 16/5, 2 ngày sau khi ông xuất hin tr li sau mt tháng b bnh.

stroke4

Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 tại Hà Nội vào ngày 16/5/2019. Ảnh : TTXVN.

Theo TTXVN, nội dung tho lun ca hi ngh bao gm các đ cương báo cáo chính tr, cương lĩnh, thi hành điu l Đng ; tng kết vic thc hin chiến lược phát trin kinh tế-xã hội trong 10 năm (2011-2020) và xây dng chiến lược cho 10 năm ti (2021-2030).

Phát biểu khai mc hi ngh, ông Nguyn Phú Trng nhn mnh rng Hi ngh Trung ương ln này "có ý nghĩa rt quan trng" đi vi vic hoàn thành nhim v chính tr ca Ban chấp hành Trung ương khóa 12 đ chun b cho Đi hi Đng ln th 13, d kiến din ra vào quý 1 năm 2021.

Đây là lần xut hin chính thc trong ngày th 3 liên tiếp sau khi ông Trng vng mt sut mt tháng vì lý do sc khe "b nh hưởng bi thi tiết và cường đ làm vic" trong chuyến công tác đến Kiên Giang vào tháng trước, theo li phát ngôn viên Lê Th Thu Hng ca B Ngoi giao Vit Nam.

Sự vng mt ca ông trong nhiu s kin quan trng va qua đã làm r lên nhiu suy đoán v tình trng sc khe ca ông cũng như kh năng có nhng thay đi ln v "cán cân quyn lc" trong các kỳ đi hi quan trng ca Đng Cộng sản sp ti.

VOA tiếng Việt

****************

Việt Nam : Ông Trọng chủ trì hội nghị Trung ương 10 

Trọng Thành, RFI, 16/05/2019

Ngày 16/05/2019, Đảng cộng sản Việt Nam khai mạc hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XII. Điểm khiến công luận quan tâm đặc biệt là sự xuất hiện trở lại của ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng, trong cương vị người chủ trì hội nghị, sau một tháng vắng mặt vì bệnh.

stroke5

Tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì một cuộc họp các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ngày 14/05/2019. Tri Dung/VNA via Reuters

Theo một số nhà quan sát, hội nghị thứ 10 - diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18/05 - được ban lãnh đạo Đảng coi là một bước đệm quan trọng, để chuẩn bị về nhân sự cho Đại hội lần tới, dự kiến tổ chức vào đầu năm 2021.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN), một tổ chức truyền thông thuộc xã hội dân sự, cho biết một số nhận định của ông về hội nghị này, với tâm điểm chú ý là sự trở lại của ông Trọng :

"Như vậy, hội nghị trung ương 10 đã khai mạc ngày hôm nay, mà không bị hoãn lại, như thông tin ngoài lề trước đó khoảng một tuần. Chính thức Nguyễn Phú Trọng xuất hiện. Cùng với hiện tượng ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trong hai cuộc trước đó - một cuộc họp với lãnh đạo chủ chốt, cuộc thứ hai với Bộ Chính Trị - cho thấy việc hoàn thiện khả năng phát ngôn, phát âm đã tương đối khá. Vấn đề là đã không nhận ra bất cứ hình ảnh di chuyển nào của ông ta, bằng cách nào ông Trọng đã vào được hội trường và chỉ đạo ý kiến.

Thứ hai là việc xuất hiện của ông Trọng đã chính thức hóa việc tiếp tục "đốt lò". Trước đó chúng ta biết có một loạt các vụ bắt giữ các quan chức kinh doanh, được coi là sân sau của một loạt quan chức cao cấp về mặt chính trị. Công cuộc "đốt lò" dường như tập trung chú ý vào hai quan chức cao cấp. Một là cựu phó bí thư thường trực thành ủy, thành phố Hồ Chí Minh, Tất Thành Cang, nay còn giữ chức thành ủy viên. Và thứ hai là quan chức Nguyễn Đức Chung, đương kim chủ tịch Hà Nội, ủy viên trung ương Đảng. Theo huấn thị của Nguyễn Phú Trọng, công cuộc "đốt lò" sẽ được đẩy thêm nữa.

Điểm thứ ba là sự xuất hiện chính thức của Nguyễn Phú Trọng, tôi cho rằng đã mở một cung đường thuận lợi cho ứng cử viên thay thế ông ta, là Trần Quốc Vượng (thường trực ban bí thư, được coi là nhân vật số hai của Đảng), mà không phải là (thủ tướng) Nguyễn Xuân Phúc".

Trọng Thành

******************

Do đâu ông Nguyễn Phú Trọng mạnh tay chống tham nhũng ?

Diễm Thi, RFA, 15/05/2019

Mạng Asia Times vừa đăng bài viết của tác giả David Hutt bàn về những lý do thật sự trong công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

stroke7

Tổng bí thư và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì một cuộc họp của các quan chức cấp cao tại Hà Nội hôm 14/5/2019. AFP

Mở đầu bài viết, tác giả nhắc lại năm 2016, khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư ĐCS Việt Nam, ông Trọng đã đưa ra một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp với nhắc nhở "đánh chuột đừng để vỡ bình".

Điều ông Trọng muốn nói là chống tham những nhưng không gây thiệt hại cho chính đảng cộng sản. Thực tế chiến dịch chống tham nhũng đã xử lý nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước cũng như các quan chức cao cấp trong chính quyền, chẳng hạn như cựu Chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm hay cựu Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng.

Vụ PetroVietnam trong vai trò đầu tư và mất hơn nửa tỉ đô la vào các dự án tại Venezuela cũng đang được xem xét.

Theo tác giả David Hutt thì có một số lý do mà các nhà quan sát cho rằng đó là ‘lý do’ để ông Trọng mở cuộc chiến chống tham nhũng một cách mạnh mẽ như trong hai năm 2016-2017. Cụ thể trước hết loại bỏ các lãnh đạo doanh nghiệp và chính khách gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và sau đó là chiến dịch nhằm loại bỏ những đảng viên bị cho là "tự chuyển hóa" hoặc không còn đủ lý tưởng chính trị.

Nhà báo Nguyễn An Dân từ trong nước nhận định công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng có thể hiểu là chia làm hai giai đoạn : Giai đoạn 1 dùng chống tham nhũng để giữ đảng ; Giai đoạn 2 là dùng chống tham nhũng để giữ nước :

"Nói đến công cuộc chống tham nhũng thì phải nói đến khóa 12 này vì Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 là ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ và ‘bảo vệ chế độ’, tức việc chống tham nhũng từ Hội nghị Trung ương 4 đến Hội nghị Trung ương 8 chủ yếu là để bảo vệ đảng. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 9 là ‘lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng tâm’".

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nhận định rằng tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ và phá vỡ phẩm chất đạo đức, văn hóa truyền thống của người Việt Nam, cho nên cái gốc của vấn đề là lòng dân bất bình thì chính quyền phải vào cuộc chống tham nhũng. Qua những cuộc tiếp xúc cử tri của nhiều khóa thì người dân phản ứng rất mạnh mẽ về tham nhũng nên khi TBT Nguyễn Phú Trọng phát động công cuộc chống tham nhũng và được xã hội đồng tình, được cả hệ thống chính trị vào cuộc thì đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ông nói thêm :

"Trước đây cũng có nghi ngờ về những vấn đề có những vùng cấm hoặc phe phái nội bộ nhưng thực ra càng ngày càng thể hiện đây là quyết tâm của đảng và nhà nước thực hiện theo ý nguyện người dân một cách công tâm và quyết liệt. Tội đến đâu xử lý đến đó chứ không có vùng cấm và không loại trừ một ai. Tất cả đều thượng tôn pháp luật".

Nói tới tham nhũng và chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam, nhà báo Mạnh Kim nhận định nguồn gốc tham nhũng ở Việt Nam không phải từ những cá nhân mà là từ thể chế và có hệ thống, và muốn chống thì không thể chỉ tập trung đánh vào một vài cá nhân nào đó. Ông Trọng chỉ lo bắt những ‘con sâu’ trên bề mặt thì không giải quyết được gì. Ông nhận định thực chất công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng :

"Thực chất công cuộc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng là chuyện đánh chém phe nhóm hơn là thực tâm cải cách chính trị và cải tổ hệ thống lẫn thể chế. Ông Trọng chỉ lo bảo vệ đảng chứ không phải lo cho vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Những vấn đề người dân quan tâm ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia như cải cách thể chế, sửa đổi những sai lầm trong hệ thống hay luật đất đai…thì ông Trọng đâu có đụng đến".

Vì chính trị hay kinh tế

Nhận xét về chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam, tác giả David Hutt cho rằng có thể chiến dịch này đã chuyển hướng, tức là để cải thiện kinh tế Việt Nam, bớt đi mục tiêu chính trị.

stroke8

Ông Đinh La Thăng (đứng) và ông Trịnh Xuân Thanh (ngồi) tại Tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 8 tháng 1 năm 2018. AFP

Hiện nay Đảng cộng sản đang phải đối diện với hiện trạng còn quá nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ với cơ chế quản lý yếu kém, trong khi ngân sách nhà nước thâm hụt, nợ công tăng. Ông đưa ra con số hiện còn khoảng 500 doanh nghiệp Nhà nước so với 12.000 doanh nghiệp vào năm 1996 và mục tiêu giảm còn 103 trước năm 2020.

Tác giả David Hutt nhận xét Việt Nam có ba lựa chọn để giải quyết các doanh nghiệp Nhà nước nhưng có lẽ giải pháp thứ ba là phù hợp nhất :

Thứ nhất là tăng cường rà soát và tăng chi cho các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai là thoái vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp quốc doanh và bán tất cả các doanh nghiệp nhà nước và sau đó tập trung vào quản lý kinh tế từ xa.

Thứ ba là thoái vốn từ càng nhiều công ty nhà nước càng tốt và chỉ giữ lại các công ty làm ăn hiệu quả.

Nhà báo Nguyễn An Dân nhận định việc chống tham nhũng hiện nay vừa có mục tiêu chính trị vừa có mục tiêu kinh tế, nhưng ưu tiên là chính trị.

"Việc chống tham nhũng vừa vì lý do chính trị vừa để giải quyết bài toán ngân sách cho chính phủ. Về nguyên tắc thì khóa trước dùng chống tham nhũng để thu hồi tài sản về cho chính phủ diễn ra ít, vì lúc đó Việt Nam còn có thể vay bên ngoài nhiều tiền. Bây giờ việc vay bên ngoài khó khăn hơn thì phải xiết bên trong, dùng chống tham nhũng để thu tiền về cho ngân sách".

Nhà báo Mạnh Kim nhận xét rằng báo chí Nhà nước xây dựng ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật hoàn toàn trong sạch. Với công cuộc chống tham nhũng, ông Trọng muốn thể hiện mình là nhân vật quyền lực nhất khi ông làm rất mạnh và rất nhiều người đang ủng hộ ông Trọng. Nhưng theo nhà báo này thì sẽ không tới đâu vì ông Trọng không thể làm nổi.

Hôm 14 tháng 5 năm 2019, cuộc họp lãnh đạo chủ chốt tại Hà Nội do Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì sau đúng một tháng vắng bóng, ông Trọng nói "Phải làm tiếp một vài vụ cho ra. Các đồng chí không được nghỉ ngơi, không được có cái gì người ta cảm thấy là chùng xuống cả. Có khi phải làm mạnh hơn nữa thì mới tốt".

Trong ngày ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện lần đầu sau một tháng vắng bóng với tin đồn bị bệnh nặng, hai tổng giám đốc tại hai thành phố hàng đầu của Việt Nam bị khởi tố và bắt tạm giam. Đó là ông Bùi Quang Huy, tổng giám đốc Công ty Nhật Cường Mobile, một công ty từng ăn nên làm ra dưới thời chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Tề Trí Dũng, tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận. Đây là công ty bị Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh kết luận có những sai phạm theo chỉ đạo của ông Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Diễm Thi

Quay lại trang chủ
Read 714 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)