Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

25/06/2019

Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á bị buộc tội trao đổi người hoạt động lưu vong

Kay Johnson & Panu Wongcha-um

Ba cảnh sát Thái Lan đã tiếp cận Nguyễn Văn Chung, một người tị nạn Việt Namtại nhà riêng của anh ta ở Bangkok vào tháng 1 và hỏi anh ta có liên lạc với một người đàn ông Việt Nam khác tên Trương Duy Nhất, người đã trốn sang Thái Lan.

traodoi1

Thủ tướng Thái Lan và Thủ Tướng Việt Nam ở Hà Nội tháng 3/2018

Chung nói không, anh chưa bao giờ gặp ông Nhất, một nhà văn và là người chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam. Ông cũng là người từng phải ngồi tù hai năm vì tội danh "lạm dụng các quyền tự do dân chủ." Chung khẳng định anh chỉ biết đến ông Nhất từ bài đăng trên Facebook của ông này.

Nhưng trong một cuộc thẩm vấn sau đó, Chung đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy một người đàn ông có vẻ là một quan chức Việt Nam, và cảnh sát Thái Lan sau đó xác nhận người này thực sự đến từ Việt Nam.

Nói với Reuters từ một nước thứ ba, nơi anh ta bỏ trốn ngay sau đó, Chung nói rằng bằng cách nào đó, kín đáo, cảnh sát Việt Nam và Thái Lan đã làm việc cùng nhau và biết tất cả mọi thứ.

Cuộc tra vấn xảy ra vì blogger Nhất mà cảnh sát đang tìm kiếm, đã biến mất hai ngày sau đó từ một trung tâm mua sắm ở Bangkok.

Anh ta được cho là đang bị giam trong một nhà tù ở Việt Nam.

Nhiều đặc phái viên của Liên Hợp quốc, trong lá thư gửi đến Việt Nam và Thái Lan, đã làm dấy lên nghi ngờ về một vụ mất tích và bày tỏ sự lo lắng nghiêm trọng. Cả Thái Lan và Việt Nam đều im lặng.

Ông Nhất không phải là trường hợp duy nhất trong những tháng gần đây.

Khi các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên họp vào cuối tuần này tại Bangkok, các nhà vận động nhân quyền đã giải mã những gì họ gọi là hợp tác gia tăng trong việc trục xuất người tỵ nạn.

Kể từ năm ngoái, đã có ít nhất tám trường hợp nhiều chính phủ Đông Nam Á bị buộc tội bắt giữ chính thức hoặc hợp tác trong vụ bắt cóc những người tị nạn chính trị từ các nước ASEAN.

Một số quốc gia trong khu vực đang buôn bán những người bất đồng chính kiến và các cá nhân chạy trốn khỏi cuộc đàn áp như là một phần của liên minh không lành mạnh để củng cố chế độ của nhau, theo ông Nicholas Bequelin, Giám đốc văn phòng của tổ chức Ân xá Quốc tế tại khu vực Đông Nam Á.

Các nhà chức trách ở Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan đều bị buộc tội bắt giam và trục xuất người bất đồng chính kiến của các chính phủ láng giềng, trong một số trường hợp ngay cả khi họ đã được cấp quy chế tỵ nạn từ Liên Hợp quốc.

Xu hướng ngày càng tăng của các chính phủ Đông Nam Á trongviệc trả lại những người bất đồng chính kiến cho các quốc gia láng giềng nơi họ có thể gặp rủi ro là vô cùng đáng lo ngại, theo ông Charles Santiago, một nhà lập pháp Malaysia và chủ tịch của Hội Nghị sỹ Nhân quyền ASEAN.

Thái Lan, nơi đang tổ chức cuộc họp ASEAN vào cuối tuần này, đã từ chối bình luận về khiếu nại của Ân xá Quốc tế.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết chính phủ Thái Lan không có thông tin gì về những trường hợp này.

Thái Lan từng được coi là thiên đường cho các nhà hoạt động chạy trốn sự đàn áp từ các chính phủ độc tài. Nhưng kể từ cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014, Thái Lan đã yêu cầu các nước láng giềng dẫn độ người bất đồng chính kiến và cũng đáp ứng các yêu cầu tương tự từ các quốc gia khác, nhiều nhà hoạt động nói.

Tháng trước, Malaysia đã bắt giữ và trục xuất một nhà vận động chống quân chủ Thái Lan sau khi cô đăng ký làm người xin tị nạn với cơ quan tị nạn Liên Hợp quốc.

Cô Praphan Pipithnamporn đang chờ phiên tòa xét xử về tội chống chính quyền và tội phạm có tổ chức ở Thái Lan.

Nhà lãnh đạo Malaysia Mahathir Mohamad bảo vệ dẫn độ, nói rằng đất nước của ông là một quốcgia lân bang tốt.

Năm ngoái, chính quyền Thái Lan đã bắt giữ hai người Campuchia và trục xuất họ.

Sam Sokha, một nhà hoạt động lao động, đã ném một chiếc giày vào một tấm áp phích có hình Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Cô đang thụ án hai năm tù vì tội xúc phạm quan chức chính phủ.

Một người Campuchia khác, Rath Rott Mony, đã bị bắt tại Bangkok vào tháng 12 và cũng bị trục xuất. Anh ta phải đối mặt với ba năm tù vì tội kích động để phân biệt đối xử vì vai trò của anh ta trong một bộ phim tài liệu về mại dâm trẻ em. Phiên tòa được ấn định vào ngày 26 tháng Sáu.

Trong khi một số nhà hoạt động bị dẫn độ thông qua các kênh hợp pháp, thì cũng đã có báo cáo về những vụ bắt cóc phi pháp, như trường hợp của Trương Duy Nhất.

Một số phái viên đặc biệt của Liên Hợp quốc gửi thư cho Việt Nam và Thái Lan ngày 18 tháng 4 đã thẳng thừng nói về những nghi ngờ của họ, tin rằng các quan chức nhập cư và cảnh sát Thái Lan, và sĩ quan tình báo quân đội Việt Nam từ Hà Nội có liên quan đến vụ bắt cóc ông Nhất.

Vào tháng Hai, Siam Theerawut, Chucheep Chivasut và Kritsana Thapthai, ba nhà hoạt động chống chính quyền quân sự Thái Lan đang sống lưu vong ở Lào, đã bị mất tích.

Họ đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ khi đang quá cảnh và bàn giao cho Thái Lan, theo Liên minh Nhân quyền Thái Lan có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Cả chính quyền Việt Nam và Thái Lan đều không bình luận về thông tin trên trong khi Reuters không thể xác minh.

Tuy nhiên, thời điểm mà ba nhà hoạt động mất tích đã làm dấy lên nghi ngờ, theo ông Bequelin từ Ân xá Quốc tế.

Một chuỗi các sự kiện trong trường hợp của ông Nhất cho thấy khả năng có một cuộc trao đổi giữa Thái Lan và Việt Nam, ông Bequelin nói.

Thi thể của hai nhà hoạt động người Thái Lan trốn sang Lào được tìm thấy ở phía bên bờ sông Mê Kông vào tháng 1, bị cắt và bị buộc vào khối bê tông. Không ai biết điều gì đã xảy ra với họ.

Kay Johnson & Panu Wongcha-um

Nguồn : 'Unholy alliance' ? SE Asian authorities accused of trading exiled activists, National Post, 21/06/2019

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 25/06/2019

Quay lại trang chủ
Read 554 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)