Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/07/2019

Hiệp định EVFTA mở ra một vận hội mới cho Việt Nam ?

Nhiều nguồn tin

Hiệp định EVFTA sẽ giúp nâng cao trình độ của kinh tế Việt Nam (RFI, 01/07/2019)

Ngày 30/06/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký kết hiệp định thương mại tự do EVFTA và hiệp định bảo hộ đầu tư IPA. Sau khi ký kết, hiệp định EVFTA sẽ được đưa ra Nghị Viện Châu Âu để phê chuẩn (có thể là vào cuối năm nay), trước khi được Hội Đồng Châu Âu chính thức ký kết và bắt đầu có hiệu lực. Riêng hiệp định bảo hộ đầu tư thì phải được Quốc Hội từng nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn trước khi có hiệu lực.

evfta1

Ủy viên thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom, bộ trưởng Thương mại Romania Stefan Radu Oprea và bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong buổi lễ ký kết hiệp định EVFTA tại Hà Nội ngày 30/06/2019. Reuters

Đây là hiệp định thương mại tự do thứ hai mà Liên Hiệp Châu Âu ký với một nước Đông Nam Á, sau hiệp định ký với Singapore vào tháng 2 vừa qua. Bruxelles hiện đã mở đàm phán với thành viên khác của ASEAN như Thái Lan, Malaysia…

Với hiệp định thương mại tự do EVFTA, xuất khẩu của Châu Âu sang Việt Nam sẽ tăng 29% từ đây đến năm 2035 và nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tăng 18%, theo các dự báo của Liên Hiệp Châu Âu, do hiệp định sẽ xóa bỏ đến 99% thuế quan cho các hàng hóa của hai bên. Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, 65% hàng rào thuế với các sản phẩm xuất khẩu của Liên Hiệp Châu Âu sang Việt Nam và 71% đối với xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị xóa bỏ.

Nhưng quan trọng hơn hết, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đó là hiệp định thương mại tự do với Liên Hiệp Châu Âu sẽ góp phần nâng cao trình độ của nền kinh tế Việt Nam, từ một nền kinh tế gia công thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao.

(Trích phỏng vấn)

RFI : Thưa bà Phạm Chi Lan, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, việc ký kết hiệp định EVFTA có tầm quan trọng như thế nào đối với Việt Nam ?

Phạm Chi Lan : Liên Hiệp Châu Âu là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Về kim ngạch xuất khẩu, Liên Hiệp Châu Âu là khu vực mà Việt Nam xuất khẩu đứng thứ hai thế giới, sau lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là Liên Hiệp Châu Âu. Đối với Hoa Kỳ thì trong thời gian gần đây, nhất là với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và với sự cảnh báo liên tục của tổng thống Trump về tình trạng Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như chính phủ Việt Nam cũng phải trở nên rất thận trọng trong việc tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam rất dễ bị nghi ngờ để cho Trung Quốc dùng xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu hàng Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Vì vậy Việt Nam càng phải thận trọng gấp đôi trong hoạt động xuất khẩu sang Mỹ.

Trong khi đó, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam càng ngày càng lớn thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như sự lớn mạnh của bản thân các doanh nghiệp Việt Nam và sự cải thiện của một số ngành kinh tế của Việt Nam, cho nên nhu cầu xuất khẩu rất lớn. Cũng chính vì vậy mà từ vài năm nay, phía Việt Nam rất thiết tha mong muốn hiệp định EVFTA sớm được hoàn tất và đi vào thực hiện.

Ngay từ đầu cuộc đàm phán, Việt Nam đã hình dung thấy những thách thức có thể có, nhưng cũng thấy những lợi ích và cơ hội cho cả hai bên là rất lớn, hơn hẳn các thách thức được đặt ra, để cả hai bên cố gắng cùng nhau hoàn tất sớm.

RFI : Cụ thể thì những mặt hàng xuất nhập khẩu nào của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định EVFTA ?

Phạm Chi Lan : Liên Hiệp Châu Âu là khu vực có nhiều tiềm năng vô cùng cho xuất khẩu các nhóm hàng khác nhau, kể cả những sản phẩm mà Việt Nam vẫn thường xuất khẩu sang đó, như giày dép, may mặc, một số mặt hàng thủy sản, và các nhóm hàng tiêu dùng khác, cũng như nông sản : cà phê.

Ngoài ra còn có những tiềm năng mới, mở rộng ra rất nhiều từ việc thu hút các nhà đầu nước ngoài làm, ví dụ như nhóm sản phẩm điện, điện thoại của Samsung, hay các sản phẩm Việt Nam đang được phát triển mạnh. Ví dụ như trong các nông sản thì cacao là cây mà Việt Nam trong những năm gần đây trồng được rất tốt và có tiềm năng xuất khẩu rất tốt. Trong khi ở Châu Âu tôi thấy có một số quốc gia rất nổi tiếng về các sản phẩm từ cacao như chocolat. Cho nên, có nhiều thứ mà hai bên có thể mở rộng hơn và phía Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều hơn.

Mặt khác, về nhập khẩu, Việt Nam cũng đang có nhu cầu rất lớn qua việc tái cơ cấu nền kinh tế, hướng về phát triển các ngành công nghệ cao hơn, tiếp nhận các ngành công nghệ cao hơn, cũng như tiếp nhận các nhà đầu tư có chất lượng cao hơn, có thể chuyển giao các công nghệ cần thiết cho Việt Nam để thúc đẩy phát triển một nền kinh tế cao hơn, không phải như trước đây, dựa quá lâu vào lao động giá rẻ và công nghệ thấp.

Tôi nghĩ là giữa hai bên đều có lợi ích rất lớn và có thể coi đây là một thách thức đối với Việt Nam. Đó cũng là một minh chứng là nếu cố gắng, Việt Nam hoàn toàn có thể thay đổi thể chế của mình, hệ thống làm việc của mình để đáp ứng những yêu cầu cao hơn về thể chế, hoàn thiện thể chế thị trường. Chính sự hoàn thiện thể chế này sẽ thúc đẩy phát triển tốt đẹp hơn về mọi mặt, không chỉ về kinh tế, mà cả về xã hội, môi trường, về người lao động, thông qua những luật về lao động, gắn với các cam kết tham gia các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO.

Tôi nghĩ tất cả những việc nâng cao chất lượng các thể chế cũng trực tiếp góp phần giúp cho Việt Nam phát triển được tốt hơn nhiều trong tương lai sau khi Việt Nam đã hoàn thành những năm đầu đổi mới. Quá trình đổi mới vừa qua đã cho thấy là một số biện pháp ban đầu không còn có hiệu lực được nữa, mà nó đòi hỏi là phải nâng cải cách thể chế lên một bước mới. Tôi cho là hiệp định EVFTA có thể đáp ứng những mặt đó và do đó đối với Việt Nam đây là hiệp định vô cùng quan trọng để giúp Việt Nam phát triển nhiều mặt trong tương lai.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 01/07/2019

*****************

Việt Nam và EU ký hiệp định thương mại ‘cột mốc’

Viễn Đông, VOA, 30/06/2019

Sau nhiều năm đàm phán, Vit Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU) hôm 30/6 đã ký Hip đnh Thương mi T do EU - Vit Nam (EVFTA) và Hip đnh Bo h Đu tư mà hai phía nói rng "s đt mt ct mc trong quan h đi tác mnh m gia hai bên".

evfta1

Cao ủy Thươ ng m ại EU Cecilia Malmström và Bộ trưởng Công Thươ ng Vi ệt Nam Trần Tuấn Anh cùng quan chức hai nước tại lễ ký kết.

Cao ủy Thương mi EU Cecilia Malmström và Bộ trưởng Công Thương Vit Nam Trn Tun Anh đã tham d l ký ti Hà Ni.

Tuyên bố chung nói rng đây là "hip đnh thương mi t do tham vng nht ca EU vi mt nn kinh tế mi ni cho ti nay" và "da trên mt cam kết chung ca hai bên đối vi t do hóa thương mi mang tính ci m, công bng và da trên lut l, và quá trình hi nhp kinh tế".

"Các Hiệp đnh s thúc đy s phát trin kinh tế xa hơn na và tăng cường quan h thương mi và đu tư gia Vit Nam và Liên Hiệp Châu Âu, qua đó làm sâu sắc s hp tác và cng c quan h lâu bn gia hai phía", thông cáo ca hai bên có đon.

"Các hiệp đnh này cũng cng c thêm s can d ca EU vi khu vc Đông Nam Á, khu vc có đóng góp vào vic tăng cường hp tác gia Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) và EU, hướng ti mc tiêu v mt mi quan h thương mi và đu tư gn gũi hơn gia hai khu vc".

EU không chỉ "hoan nghênh nhng bước tích cc gn đây ca Quc hi Vit Nam trong các vn đ v lao đng, c th là vic phê chun Công ước 98 ca T chc Lao đng Quc tế (ILO) v Thương lượng tp th cũng như kế hoch thông qua B lut Lao đng sa đi ti kỳ hp tiếp theo vào mùa thu năm 2019" mà còn v "kế hoch ca Chính ph nước cng hoà xã hi ch nghĩa Vit Nam v vic trình Công ước 105 [v vic bãi b cưỡng ép lao đng] và 87 [v quyn t do hi hp và bo v quyn t chc] ca ILO lên Quc hi Vit Nam đ tiến hành th tc phê chun các công ước này vào các năm tương ng là 2020 và 2023".

Một s nhà hot đng và các t chc nhân quyn đã nêu lên quan ngi v các vn đ liên quan ti lao đng Vit Nam trước khi các hip đnh được ký kết.

Tin cho hay, các hiệp đnh này s được trình lên Quc hi Vit Nam phê chun và Ngh vin EU đ được thông qua, cũng như được trình lên các ngh vin quc gia ca các nước thành viên EU đi vi trường hp ca Hip đnh Bo h Đu tư.

Báo điện t chính ph Vit Nam dẫn li Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói ti l ký kết rng hai hip đnh trên "m ra chân tri mi hp tác rng ln, toàn din và phát trin mnh m hơn ca Vit Nam và EU, đáp ng nhu cu ca người dân, doanh nghip hai bên".

Viễn Đông

Nguồn : VOA, 30/06/2019

********************

Việt Nam - EU chính thức ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA)

RFA, 30/06/2019

Vào chiều ngày 30/6, tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại Tự do với EU (EVFTA).

evfta2

Lễ ký EVFTA giữa EU và Việt Nam tại Hà Nội hôm 30/6/2019 - AFP

Tham dự lễ ký, về phía EU có Cao ủy thương mại EU, bà Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania Stefan Radu Oprea.

Phát biểu tại lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói ông kỳ vọng EVFTA và Hiệp đinh Bảo hộ Đầu tư giữa hai bên sẽ như một "đường cao tốc quy mô lớn" giúp thúc đẩy hợp tá, thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam.

Theo thoả thuận, Việt Nam sẽ giảm 65% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ EU ngay khi EVFTA có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm.

Cũng theo thoả thuận, EU sẽ giảm hơn 70% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xóa thuế trong 7 năm tiếp theo.

Theo thủ tục, EVFTA sẽ phải chờ Nghị viện Châu Âu phê chuẩn trước khi có hiệu lực, dự kiến là vào năm 2020.

Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) giữa hai bên sẽ mất thời gian lâu hơn vì còn phải chờ từng nước trong EU thông qua.

Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán EVFTA từ tháng 12 năm 2015 nhưng việc ký kết hiệp định đã bị trì hoãn vài lần vì những quan ngại của EU về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là quyền của người lao động.

Để EU có thể thông qua EVFTA, Việt Nam phải tham gia thêm 3 công ước của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) liên quan đến quyền của người lao động.

Quốc hội Việt Nam trong tháng 6 vừa thông qua Công ước 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Hiện Việt Nam đã tham gia 6 trên 8 công ước của ILO. 2 công ước còn lại là Công ước 87 và 105 là các công ước về Tự do Hiệp hội, và Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức.

Quay lại trang chủ
Read 592 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)