Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

EVFTA : nhân quyền mờ nhạt và sự nhún nhường từ EU ?

An Viên, VNTB, 07/11/2019

Như vậy, đây là lần thứ hai các tổ chức phi chính phủ Việt Nam lên tiếng về Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam.

evfta1

Trong bối cảnh, tại Việt Nam, "vi phạm nhân quyền lan rộng và nghiêm trọng".

Vào 18/1/2019, 18 tổ chức phi chính phủ kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam, trong thư kêu gọi "Hội đồng và Nghị viện EU hoãn ký thông qua về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cho đến khi Chính phủ Việt Nam cho thấy những cải tiến cụ thể làm xấu đi hồ sơ nhân quyền".

Và sau gần một năm, vào ngày 4/11/2019, một lá thư từ 17 tổ chức phi chính phủ Việt Nam và nhóm tổ chức quốc tế tiếp tục gửi đến thành viên của Nghị viện EU "hoãn chấp thuận Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Thỏa thuận bảo vệ đầu tư nhân quyền (IPA) cho đến khi đạt được các tiêu chuẩn nhân quyền nhất định của chính phủ Việt Nam". Trong bối cảnh, tại Việt Nam, "vi phạm nhân quyền lan rộng và nghiêm trọng".

Điểm chung của hai lá thư là hướng đến ràng buộc thực thi yếu tố nhân quyền mà nhà nước Việt Nam đồng ý chấp thuận ở EVFTA và IPA cũng như hình thành một cơ chế giám sát, khiếu nại các vấn đề nhân quyền độc lập, và nhóm tư vấn trong nước.

Quan điểm mới nhất của nhóm tổ chức xã hội dân sự Việt Nam lần này chính là nhằm đảm bảo cho EU chứng minh tổ chức tài chính - quốc gia lớn này không phải là... nền dân chủ sáo rỗng. Và thực tế, những người quan tâm nhân quyền ở Việt Nam kỳ vọng một thỏa thuận thương mại phải ràng buộc về những cải thiện nhân quyền, và điều này phải được thực thi thay vì tiến hành thiếu rõ ràng và chắc chắn.

Những năm vừa qua, EU luôn tìm kiếm các thỏa thuận thương mại với các quốc gia mà tình trạng nhân quyền ở đó có vấn đề. Và sau nhiều lần cứng rắn, thì EU thường "chốt deal" bằng một thái độ mềm mỏng hơn với lý do, thương mại sẽ làm mở rộng quan hệ giữa hai bên và giúp cho EU tiếp cận tốt hơn tình hình nhân quyền ở nước mà EU đang hướng tới.

Trong một số trường hợp khác, như Campuchia, EU thực hiện nhượng bộ đối với vấn đề nhân quyền nước này với quan điểm, việc chấm dứt ưu đãi thương mại sẽ làm nghèo nàn những người lao động đã nghèo bị tổn thất.

EU từng đặt vấn đề loại Campuchia ra khỏi thỏa thuận thương mại ưu đãi của khối này (EBA), chương trình mà Campuchia được hưởng lợi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường EU. Và 40% hàng hóa Campuchia đã được xuất sang EU, trị giá 6 tỷ USD.

Để nằm trong EBA, các quốc gia phải đáp ứng các tiêu chuẩn về dân chủ và nhân quyền.

Nhưng khi tình hình nhân quyền Campuchia tệ đi, thì chính các quốc gia trong khối EU lại "vận động hành lang" cho đất nước chùa tháp này. Czech, Hungary là một trong những nước như vậy. Và sẽ thiếu vắng nếu không điểm danh Phòng Thương mại EU tại Campuchia khi vào tháng 9/2019, đã kêu gọi Brussels có "suy nghĩ tỉnh táo" về việc loại bỏ tình trạng EBA với Campuchia. Lý do, điều đó sẽ "gây nguy hiểm cho đầu tư EU, cộng đồng doanh nghiệp EU, các sáng kiến phát triển EU và sinh kế của công dân Campuchia".

Phòng thương mại EU chính là nơi vận động hành lang bận rộn của giới chính trị gia các nước có hình ảnh nhân quyền tệ hại, và giới doanh nhân EU. Nói cách khác, để đảm bảo "thương mại" trên hết, và làm lu mờ giá trị "nhân quyền" thì Phòng thương mại này được đánh giá là một cứ điểm khá quan trọng.

Quay trở lại vấn đề Việt Nam, cần thừa nhận rằng, nhân quyền Việt Nam trong mắt EU hiện thời cực kỳ mờ nhạt so với những giá trị thương mại mà EU được hưởng lợi. Đó là lý do giải thích vì sao, Chủ tịch Ủy ban Nghị viện EU, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) và Phó Chủ tịch Jan Zahradil trong chuyến thăm 3 ngày tại Hà Nội vào cuối tháng 10 vừa qua đã tiếp tục đánh giá cao sự sẵn sàng của Việt Nam và chuẩn bị tỉ mỉ cho việc phê duyệt Hiệp định EVFTA và IPA. Và Czech, quốc gia "vận động hành lang" để làm mờ nhạt nhân quyền Campuchia trước đó đã tiếp tục góp phần làm mờ nhạt nhân quyền Việt Nam, khi một hội thảo về triển vọng hợp tác kinh tế và đầu tư giữa các công ty Việt Nam và Czech, và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam do EVFTA đem lại được thảo luận tại Prague vào ngày 25/10. Lucie Vondrackova, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại và các tổ chức kinh tế quốc tế thuộc Bộ Công thương Czech, cho biết EVFTA mang lại lợi ích lớn cho cả EU và Việt Nam, bao gồm cả Cộng hòa Czech.

Điều đó cho thấy triển vọng sáng của EVFTA trong tương lai, khi nó được ký kết, và nhân quyền vẫn là những cam kết hời hợt.

Ở một góc độ tích cực, thì lá thư từ 17 tổ chức phi chính phủ Việt Nam và nhóm tổ chức quốc tế tiếp tục gửi đến thành viên của Nghị viện EU kêu gọi hoãn ký kết EVFTA cho thấy tiếng nói lương tâm của những người quan tâm đến nhân quyền Việt Nam. Và là biểu chứng rõ nét cho thấy, EU có thực sự quan tâm đến nhân quyền như cách họ thường hay rao giảng, hay đơn thuần chỉ là "món hàng" được mua bán và được bán khi ngả giá thích hợp. 

An Viên

Nguồn : VNTB, 07/11/2019

*****************

Xã hội dân sự tác động đến quá trình thực thi EVFTA qua cơ chế nào ?

Tử Dương, RFA, 06/11/2019



evfta2

Tọa đàm cập nhật EVFTA tại Hà Nội hôm 1/11/2019 - Courtesy of FB Friedrich-Ebert-Stiftung Vietnam

"Công đoạn thực thi EVFTA, có thể bắt đầu từ tháng 06/2020, sẽ quyết định liệu hiệp định này chỉ phục vụ các đại gia kinh tế, hay còn đem lại lợi ích cho cả những người dân bình thường. Chương 13 của EVFTA, xoay quanh ‘Thương mại và Phát triển Bền vững’, có các cơ chế để báo chí và xã hội dân sự Việt Nam tác động vào quá trình thực thi Hiệp định".

Đó là thông điệp mà ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA), đưa ra trong buổi Tọa đàm "Cập nhật EVFTA I", do Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển (IPS), Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) và Viện Friedrich Ebert Stifung (FES) đồng tổ chức tại Hà Nội sáng 01/11/2019.

EVFTA có thể được phê chuẩn vào tháng 02/2020

Mới đây, ông Lange và phái đoàn INTA đã có chuyến công tác tới Hà Nội, nhằm đánh giá sự chuẩn bị của Việt Nam với việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Hai bên đã trao đổi nhằm thống nhất cách hiểu về một số vấn đề còn chưa được làm rõ trong Chương 13 của Hiệp định, xoay quanh "Thương mại và Phát triển Bền vững".

evfta3

Ông Axel Blaschke – Trưởng Văn phòng đại diện Viện Friedrich Ebert Stifung tại Việt Nam Hình do tác giả cung cấp

Sau đó, Nghị viện Châu Âu (EP) sẽ tiếp tục thảo luận về Hiệp định vào ngày 06/11, trước khi bỏ phiếu vào ngày 31/01/2020. Nếu đủ phiếu thuận, EP sẽ phê chuẩn Hiệp định vào tháng 02/2020, mở đường cho Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định vào tháng 5, để EVFTA có hiệu lực từ tháng 6.

Lange cho biết ông "lạc quan" về khả năng phê chuẩn EVFTA, vì Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong cả 2 vấn đề chính của Chương 13, là quyền lao động và môi trường.

Cụ thể, về quyền lao động, Việt Nam đã gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), xoay quanh việc áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Hai bên cũng đã thống nhất rằng Việt Nam sẽ xem xét phê chuẩn Công ước số 87 - Tự do Liên kết và Bảo vệ Quyền Tổ chức, và Công ước số 105 - Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức. Lange cho rằng việc Việt Nam bỏ phiếu thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi ngay trong kỳ họp Quốc hội tháng 11 sẽ mở đường cho việc phê chuẩn hai công ước cơ bản còn lại của ILO, tạo một bước tiến lớn để thuyết phục EP thông qua EVFTA.

Về lĩnh vực môi trường, Việt Nam là một trong những nước mà EU có thể sớm thảo luận về vấn đề quản lý rừng bền vững, trong khuôn khổ thực hiện Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu.

Tuy nhiên, vì chỉ còn 3 tháng trước thời điểm bỏ phiếu về Hiệp định, ông Lange cho rằng quá trình trao đổi sẽ "khá gai góc".

Xã hội dân sự tác động đến quá trình thực thi EVFTA qua cơ chế nào ?

Trong buổi hội thảo, ông Bernd Lange cho biết quá trình thực thi EVFTA, có thể bắt đầu sau tháng 06/2020, mới là khâu quyết định liệu Hiệp định có hay không đem lại lợi ích cho những người dân bình thường. Chương 13 của EVFTA đã tạo ra một cơ chế giúp xã hội dân sự tác động vào quá trình thực thi Hiệp định, là "Nhóm Tư vấn Trong nước" (Domestic Advisory Group – DAG).

Theo đó, DAG là một hội đồng gồm đại diện của các tổ chức dân sự độc lập, nhóm họp để giám sát, tư vấn cho chính phủ về quá trình thực thi EVFTA. Báo cáo của DAG được công bố công khai sau khi trình lên Ủy ban chuyên trách về Thương mại và Phát triển Bền vững. Việt Nam và EU sẽ tự quyết định thủ tục để thành lập DAG, và bổ nhiệm thành viên cho DAG của mỗi bên. DAG của hai bên sẽ gặp nhau mỗi năm một lần để đối thoại.

Ông Lange cho rằng các tổ chức dân sự ở Việt Nam cần chủ động tận dụng cơ chế DAG để tham gia vào quá trình thực hiện Chương 13 EVFTA. Việt Nam có thể tham khảo trường hợp của Canada, nơi DAG đã tích cực thúc đẩy việc giảm thiểu nhiệt điện than, và việc áp chế tài cụ thể cho các vi phạm.

Trong 5 năm tới, EU sẽ không ký thêm nhiều FTA, để tập trung vào việc giám sát thực hiện các FTA mới ký.

Cuối buổi tọa đàm, ban tổ chức đã khởi động Chương trình Hỗ trợ báo chí viết về EVFTA. Theo đó, IPS, CDI và FES sẽ thành lập nhóm tư vấn, hỗ trợ phóng viên khai thác tuyến đề tài liên quan đến thương mại và phát triển bền vững. Nếu đề tài được duyệt, phóng viên sẽ được hỗ trợ kinh phí để gặp gỡ người lao động và các tổ chức công đoàn, nhằm hoàn thành loạt bài viết.

Những trở ngại trong thực tế và giải pháp

Đa số các tổ chức dân sự Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận cơ chế DAG, do chính quyền là bên quyết định danh sách thành viên của nhóm tư vấn này, cũng như cấp kinh phí cho nó hoạt động. Dù vậy, người viết cho rằng xã hội dân sự vẫn có thể tận dụng DAG để giám sát quá trình thực thi Chương 13 EVFTA, thông qua hai phương thức.

Một, là cung cấp thông tin về các vụ vi phạm cho DAG của EU.

Hai, là tác động đến các quyết định của DAG của Việt Nam bằng dư luận.

Ngoài ra, cũng nên khuyến khích DAG của Việt Nam tổ chức các cuộc thảo luận mở, cho phép nhiều bên tham gia, để cơ chế DAG nằm trong tầm với của xã hội dân sự.

Tử Dương

Nguồn : RFA, 06/11/2019

Phụ lục 1 – Một số thông tin bổ sung :

- Link sự kiện : https://www.facebook.com/events/968397890175170

- Thông tin và ảnh chụp của FES về buổi tọa đàm :

https://www.facebook.com/FriedrichEbertStiftung.Vietnam/posts/2768081063231624?__tn__=-R

Additional Info

  • Author An Viên, Tử Dương
Published in Diễn đàn

Hiệp định EVFTA sẽ giúp nâng cao trình độ của kinh tế Việt Nam (RFI, 01/07/2019)

Ngày 30/06/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký kết hiệp định thương mại tự do EVFTA và hiệp định bảo hộ đầu tư IPA. Sau khi ký kết, hiệp định EVFTA sẽ được đưa ra Nghị Viện Châu Âu để phê chuẩn (có thể là vào cuối năm nay), trước khi được Hội Đồng Châu Âu chính thức ký kết và bắt đầu có hiệu lực. Riêng hiệp định bảo hộ đầu tư thì phải được Quốc Hội từng nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn trước khi có hiệu lực.

evfta1

Ủy viên thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom, bộ trưởng Thương mại Romania Stefan Radu Oprea và bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong buổi lễ ký kết hiệp định EVFTA tại Hà Nội ngày 30/06/2019. Reuters

Đây là hiệp định thương mại tự do thứ hai mà Liên Hiệp Châu Âu ký với một nước Đông Nam Á, sau hiệp định ký với Singapore vào tháng 2 vừa qua. Bruxelles hiện đã mở đàm phán với thành viên khác của ASEAN như Thái Lan, Malaysia…

Với hiệp định thương mại tự do EVFTA, xuất khẩu của Châu Âu sang Việt Nam sẽ tăng 29% từ đây đến năm 2035 và nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tăng 18%, theo các dự báo của Liên Hiệp Châu Âu, do hiệp định sẽ xóa bỏ đến 99% thuế quan cho các hàng hóa của hai bên. Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, 65% hàng rào thuế với các sản phẩm xuất khẩu của Liên Hiệp Châu Âu sang Việt Nam và 71% đối với xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị xóa bỏ.

Nhưng quan trọng hơn hết, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đó là hiệp định thương mại tự do với Liên Hiệp Châu Âu sẽ góp phần nâng cao trình độ của nền kinh tế Việt Nam, từ một nền kinh tế gia công thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao.

(Trích phỏng vấn)

RFI : Thưa bà Phạm Chi Lan, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, việc ký kết hiệp định EVFTA có tầm quan trọng như thế nào đối với Việt Nam ?

Phạm Chi Lan : Liên Hiệp Châu Âu là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Về kim ngạch xuất khẩu, Liên Hiệp Châu Âu là khu vực mà Việt Nam xuất khẩu đứng thứ hai thế giới, sau lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là Liên Hiệp Châu Âu. Đối với Hoa Kỳ thì trong thời gian gần đây, nhất là với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và với sự cảnh báo liên tục của tổng thống Trump về tình trạng Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như chính phủ Việt Nam cũng phải trở nên rất thận trọng trong việc tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam rất dễ bị nghi ngờ để cho Trung Quốc dùng xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu hàng Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Vì vậy Việt Nam càng phải thận trọng gấp đôi trong hoạt động xuất khẩu sang Mỹ.

Trong khi đó, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam càng ngày càng lớn thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như sự lớn mạnh của bản thân các doanh nghiệp Việt Nam và sự cải thiện của một số ngành kinh tế của Việt Nam, cho nên nhu cầu xuất khẩu rất lớn. Cũng chính vì vậy mà từ vài năm nay, phía Việt Nam rất thiết tha mong muốn hiệp định EVFTA sớm được hoàn tất và đi vào thực hiện.

Ngay từ đầu cuộc đàm phán, Việt Nam đã hình dung thấy những thách thức có thể có, nhưng cũng thấy những lợi ích và cơ hội cho cả hai bên là rất lớn, hơn hẳn các thách thức được đặt ra, để cả hai bên cố gắng cùng nhau hoàn tất sớm.

RFI : Cụ thể thì những mặt hàng xuất nhập khẩu nào của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định EVFTA ?

Phạm Chi Lan : Liên Hiệp Châu Âu là khu vực có nhiều tiềm năng vô cùng cho xuất khẩu các nhóm hàng khác nhau, kể cả những sản phẩm mà Việt Nam vẫn thường xuất khẩu sang đó, như giày dép, may mặc, một số mặt hàng thủy sản, và các nhóm hàng tiêu dùng khác, cũng như nông sản : cà phê.

Ngoài ra còn có những tiềm năng mới, mở rộng ra rất nhiều từ việc thu hút các nhà đầu nước ngoài làm, ví dụ như nhóm sản phẩm điện, điện thoại của Samsung, hay các sản phẩm Việt Nam đang được phát triển mạnh. Ví dụ như trong các nông sản thì cacao là cây mà Việt Nam trong những năm gần đây trồng được rất tốt và có tiềm năng xuất khẩu rất tốt. Trong khi ở Châu Âu tôi thấy có một số quốc gia rất nổi tiếng về các sản phẩm từ cacao như chocolat. Cho nên, có nhiều thứ mà hai bên có thể mở rộng hơn và phía Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều hơn.

Mặt khác, về nhập khẩu, Việt Nam cũng đang có nhu cầu rất lớn qua việc tái cơ cấu nền kinh tế, hướng về phát triển các ngành công nghệ cao hơn, tiếp nhận các ngành công nghệ cao hơn, cũng như tiếp nhận các nhà đầu tư có chất lượng cao hơn, có thể chuyển giao các công nghệ cần thiết cho Việt Nam để thúc đẩy phát triển một nền kinh tế cao hơn, không phải như trước đây, dựa quá lâu vào lao động giá rẻ và công nghệ thấp.

Tôi nghĩ là giữa hai bên đều có lợi ích rất lớn và có thể coi đây là một thách thức đối với Việt Nam. Đó cũng là một minh chứng là nếu cố gắng, Việt Nam hoàn toàn có thể thay đổi thể chế của mình, hệ thống làm việc của mình để đáp ứng những yêu cầu cao hơn về thể chế, hoàn thiện thể chế thị trường. Chính sự hoàn thiện thể chế này sẽ thúc đẩy phát triển tốt đẹp hơn về mọi mặt, không chỉ về kinh tế, mà cả về xã hội, môi trường, về người lao động, thông qua những luật về lao động, gắn với các cam kết tham gia các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO.

Tôi nghĩ tất cả những việc nâng cao chất lượng các thể chế cũng trực tiếp góp phần giúp cho Việt Nam phát triển được tốt hơn nhiều trong tương lai sau khi Việt Nam đã hoàn thành những năm đầu đổi mới. Quá trình đổi mới vừa qua đã cho thấy là một số biện pháp ban đầu không còn có hiệu lực được nữa, mà nó đòi hỏi là phải nâng cải cách thể chế lên một bước mới. Tôi cho là hiệp định EVFTA có thể đáp ứng những mặt đó và do đó đối với Việt Nam đây là hiệp định vô cùng quan trọng để giúp Việt Nam phát triển nhiều mặt trong tương lai.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 01/07/2019

*****************

Việt Nam và EU ký hiệp định thương mại ‘cột mốc’

Viễn Đông, VOA, 30/06/2019

Sau nhiều năm đàm phán, Vit Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU) hôm 30/6 đã ký Hip đnh Thương mi T do EU - Vit Nam (EVFTA) và Hip đnh Bo h Đu tư mà hai phía nói rng "s đt mt ct mc trong quan h đi tác mnh m gia hai bên".

evfta1

Cao ủy Thươ ng m ại EU Cecilia Malmström và Bộ trưởng Công Thươ ng Vi ệt Nam Trần Tuấn Anh cùng quan chức hai nước tại lễ ký kết.

Cao ủy Thương mi EU Cecilia Malmström và Bộ trưởng Công Thương Vit Nam Trn Tun Anh đã tham d l ký ti Hà Ni.

Tuyên bố chung nói rng đây là "hip đnh thương mi t do tham vng nht ca EU vi mt nn kinh tế mi ni cho ti nay" và "da trên mt cam kết chung ca hai bên đối vi t do hóa thương mi mang tính ci m, công bng và da trên lut l, và quá trình hi nhp kinh tế".

"Các Hiệp đnh s thúc đy s phát trin kinh tế xa hơn na và tăng cường quan h thương mi và đu tư gia Vit Nam và Liên Hiệp Châu Âu, qua đó làm sâu sắc s hp tác và cng c quan h lâu bn gia hai phía", thông cáo ca hai bên có đon.

"Các hiệp đnh này cũng cng c thêm s can d ca EU vi khu vc Đông Nam Á, khu vc có đóng góp vào vic tăng cường hp tác gia Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) và EU, hướng ti mc tiêu v mt mi quan h thương mi và đu tư gn gũi hơn gia hai khu vc".

EU không chỉ "hoan nghênh nhng bước tích cc gn đây ca Quc hi Vit Nam trong các vn đ v lao đng, c th là vic phê chun Công ước 98 ca T chc Lao đng Quc tế (ILO) v Thương lượng tp th cũng như kế hoch thông qua B lut Lao đng sa đi ti kỳ hp tiếp theo vào mùa thu năm 2019" mà còn v "kế hoch ca Chính ph nước cng hoà xã hi ch nghĩa Vit Nam v vic trình Công ước 105 [v vic bãi b cưỡng ép lao đng] và 87 [v quyn t do hi hp và bo v quyn t chc] ca ILO lên Quc hi Vit Nam đ tiến hành th tc phê chun các công ước này vào các năm tương ng là 2020 và 2023".

Một s nhà hot đng và các t chc nhân quyn đã nêu lên quan ngi v các vn đ liên quan ti lao đng Vit Nam trước khi các hip đnh được ký kết.

Tin cho hay, các hiệp đnh này s được trình lên Quc hi Vit Nam phê chun và Ngh vin EU đ được thông qua, cũng như được trình lên các ngh vin quc gia ca các nước thành viên EU đi vi trường hp ca Hip đnh Bo h Đu tư.

Báo điện t chính ph Vit Nam dẫn li Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói ti l ký kết rng hai hip đnh trên "m ra chân tri mi hp tác rng ln, toàn din và phát trin mnh m hơn ca Vit Nam và EU, đáp ng nhu cu ca người dân, doanh nghip hai bên".

Viễn Đông

Nguồn : VOA, 30/06/2019

********************

Việt Nam - EU chính thức ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA)

RFA, 30/06/2019

Vào chiều ngày 30/6, tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại Tự do với EU (EVFTA).

evfta2

Lễ ký EVFTA giữa EU và Việt Nam tại Hà Nội hôm 30/6/2019 - AFP

Tham dự lễ ký, về phía EU có Cao ủy thương mại EU, bà Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania Stefan Radu Oprea.

Phát biểu tại lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói ông kỳ vọng EVFTA và Hiệp đinh Bảo hộ Đầu tư giữa hai bên sẽ như một "đường cao tốc quy mô lớn" giúp thúc đẩy hợp tá, thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam.

Theo thoả thuận, Việt Nam sẽ giảm 65% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ EU ngay khi EVFTA có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm.

Cũng theo thoả thuận, EU sẽ giảm hơn 70% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xóa thuế trong 7 năm tiếp theo.

Theo thủ tục, EVFTA sẽ phải chờ Nghị viện Châu Âu phê chuẩn trước khi có hiệu lực, dự kiến là vào năm 2020.

Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) giữa hai bên sẽ mất thời gian lâu hơn vì còn phải chờ từng nước trong EU thông qua.

Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán EVFTA từ tháng 12 năm 2015 nhưng việc ký kết hiệp định đã bị trì hoãn vài lần vì những quan ngại của EU về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là quyền của người lao động.

Để EU có thể thông qua EVFTA, Việt Nam phải tham gia thêm 3 công ước của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) liên quan đến quyền của người lao động.

Quốc hội Việt Nam trong tháng 6 vừa thông qua Công ước 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Hiện Việt Nam đã tham gia 6 trên 8 công ước của ILO. 2 công ước còn lại là Công ước 87 và 105 là các công ước về Tự do Hiệp hội, và Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức.

Published in Diễn đàn

EVFTA : mới nửa chặng đường

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 26/06/2019

Mười tháng trước đây, trong bài viết bên dưới [*], tôi có bàn về những trở lực đối với EVFTA, từ quyền lao động (chưa phê chuẩn các Công ước ILO cốt lõi), đến môi trường (chưa có những thay đổi về mặt thể chế bảo vệ môi trường, đơn cử là báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án chưa được công khai) và xã hội dân sự (phải được tham gia vào quá trình giám sát việc thực thi các cam kết).

evfta3

Ký EVFTA, hàng Việt Nam xuất sang EU hưởng ưu đãi thuế thế nào ?

Từ đó đến nay, chính quyền đã có một số cải thiện. Tháng 4/2019, trong một diễn biến chưa từng có tiền lệ, 'công đoàn độc lập' được đưa vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), dự kiến thông qua vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau [1]. Một tháng sau, Chính phủ ban hành Nghị định 40 thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, lần đầu tiên đặt ra yêu cầu phải công khai mọi bản tác động môi trường trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định [2]. Cách đây vài tuần thì đến lượt Quốc hội chính thức phê chuẩn Công ước ILO 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể của người lao động [3].

Trước những động thái đó, EU đã có phản hồi tích cực khi Hội đồng EU bật đèn xanh cho Ủy ban EU ký EVFTA với Việt Nam vào ngày 30/6 tới đây ở Hà Nội.

Tuy nhiên phải chăng mọi việc như thế coi như là xong và chỉ là vấn đề thời gian trước khi EVFTA có hiệu lực ?

Hoàn toàn không phải vậy.

Lập pháp của EU theo cơ chế cùng ra quyết định (co-decision procedure) giữa Hội đồng EU và Quốc hội EU, chịu ảnh hưởng từ mô hình Quốc hội hai viện của nhiều nước. EVFTA hiện mới qua được một cửa - Hội đồng EU, đại diện cho 28 chính phủ thành viên. Cửa còn lại là Quốc hội EU, cơ quan dân cử gồm 751 thành viên đại diện cho cử tri toàn Châu Âu.

Mà Quốc hội EU thì chỉ vừa mới được bầu hồi tháng 5 vừa rồi, hiện vẫn trong giai đoạn định hình khối chính trị và thảo luận nghị trình. Vì lẽ các đân biểu EU thường bỏ phiếu theo khối chính trị của mình nên để được thông qua, EVFTA cần được sự ủng hộ của các khối chính trị lớn bao gồm EPP, S&D, Renew Europe và Greens [4].

Không phải ngẫu nhiên mà Đại sứ EU Bruno Angelet, trong bài trả lời phỏng vấn gần đây [5], đã cảnh báo sẽ có thêm yêu cầu, đòi hỏi và ‘những câu chuyện được coi là nhạy cảm’ từ phía Quốc hội EU khi thảo luận, xem xét thông qua EVFTA bởi lẽ kỳ bầu cử vừa rồi chứng kiến sự lên ngôi của khối xanh, khối tự do, khối xã hội vốn không tha thiết mấy với tự do thương mại.

Bởi vậy câu hỏi khi nào EVFTA hoàn tất để có hiệu lực vẫn còn để ngỏ ở đó và chính quyền còn phải nỗ lực thêm nữa để hoàn tất nửa chặng đường còn lại.

PS : Nói chuyện EVFTA, nghĩ cũng cần liên hệ đôi chút đến EUSFTA - FTA giữa EU và Singapore. Cũng bị trì hoãn vì những trục trặc pháp lý từ phía EU trong năm 2017 (dẫn đến việc tách Hiệp định Bảo hộ Đầu tư IPA ra khỏi FTA) song EUSFTA lại được thông qua nhanh hơn EVFTA, khi mà tháng 10/2018 đã được Hội đồng EU bật đèn xanh và 5 tháng sau đó có được cái gật đầu của Quốc hội EU, giúp Singapore trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên có FTA với EU [6].

Có lẽ chính vì lo ngại những biến động nghị trường của EU sau mùa bầu cử tháng 5/2019 nên Chính phủ Lý Hiển Long đã nỗ lực hoàn tất EUSFTA ngay trong nhiệm kỳ Quốc hội EU khóa trước và giờ thì chỉ cần đợi một số thủ tục mang tính hình thức để hiệp định bắt đầu có hiệu lực.

Trong khi đó, Việt Nam thì vẫn phải chờ.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 26/06/2019 (nguyenanhtuan's blog)

[*] Ai đang cản trở EVFTA ?

[1] http://laodongxahoi.net/bo-lao-dong-tbxh-trinh-chinh-phu-du-thao-du-an-bo-luat-lao-dong-sua-doi-1312414.html

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-40-2019-ND-CP-huong-dan-Luat-bao-ve-moi-truong-413905.aspx

[3] http://vneconomy.vn/viet-nam-phe-chuan-cong-uoc-cua-ilo-ve-thuong-luong-tap-the-20190614155526573.htm

[4] https://www.ecfr.eu/publications/summary/how_to_govern_a_fragmented_eu_what_europeans_said_at_the_ballot_box

[5] https://news.zing.vn/dai-su-eu-evfta-co-the-duoc-ky-vao-cuoi-thang-6-hoac-dau-thang-7-post957125.html

[6] https://www.straitstimes.com/singapore/european-parliament-votes-yes-on-free-trade-partnership-agreements-with-singapore

**********************

Nghị viện Châu Âu có bị độc tài Việt Nam qua mặt ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 26/06/2019

"Thỏa thun EVFTA : mt ngày ti t cho quyn li ca người lao đng" (EU-Vietnam trade deal a bad day for workers' rights) - trang EUobserver cay đắng rút tít ngay sau khi Hi đng b trưởng các nước thuc Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã phê chun vào ngày 25/6/2019 cho vic ký kết không ch EVFTA (Hiệp đnh thương mi t do Châu Âu - Việt Nam) mà còn cả EVIPA (Hip đnh Bo h đu tư vi Liên Hiệp Châu Âu).

evfta1

Toàn cảnh Nghị viện Châu Âu - Ảnh minh họa

Việc phê chun hp tp hai hip đnh thương mi trên s "có nhng hu qu nghiêm trng", và "Trong khi các nhà lãnh đạo t chúc mng mình v mt tha thun đã được thc hin, công dân Châu Âu và Việt Nam không nên b qua nhng người chiến thng thc s trong tha thun đu tư này : các doanh nghip ln và các cá nhân giàu có, mà EU cho phép chiếm đot công lý và dân ch vì li nhun ca h", EUobserver chua chát.

Nhưng thc tế còn ti t hơn nhng gì mà EUobserver đánh giá và d báo.

Cú lừa gt hoàn ho

Chính thể đc tài Vit Nam đã giành mt thng li lobby đáng giá đến mc làm cho không ch y ban Châu Âu mà còn c Hi đng Châu Âu tin rng nó không ch mang li nhng giá trị thương mi quyến rũ cho các doanh nghip trong khi EU, mà còn đang c gng ci thin nhân quyn, vi bng chng là đng đã ch đo quc hi ‘gt’ rt nhanh vi Công ước 98 v tha ước lao đng, đ được EU chp thun cho ký EVFTA và EVIPA.

Công ước 98 là một trong s 3 công ước quc tế còn li ca T chc Lao đng quc tế (ILO) mà chính quyn Vit Nam đã chây ì không chu ký t rt nhiu năm qua. Nhưng vic chính quyn này chu ký và phê chun Công ước 98 tht ra cũng chng có gì đáng ngc nhiên : đây là công ước ‘nh’ nht, tc ít liên đi nht v các điu kin ci thin nhân quyn.

Trong khi đó, chính thể Vit Nam đã gn như pht l hai công ước quc tế còn li v lao đng là Công ước 87 v vic t do thành lp công đoàn đc lp, và công ước 105 v chng cưỡng bc lao đng. Lý do đơn gin là nếu phi chp nhn ký hai công ước còn li này, Vit Nam s phi chính thc công nhn đnh chế công đoàn đc lp - luôn b chính quyn quy chp là ‘din biến hòa bình’ và ‘lt đ chính quyn’, đng thi phi tìm cách sửa đi thc trng có quá nhiu tr em Vit Nam nm trong tình trng phi lao đng trước tui trưởng thành và b cưỡng bc lao đng.

Trong cuộc điu trn v ch đ EVFTA - nhân quyn do y ban Thương mi quc tế Châu Âu t chc vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 ti Brussels, nhiu ngh sĩ như bà Granwander Hainz đã ch thng ra rng nhng li ha v ILO ca Vit Nam ch là li ha suông t trước gi vì chưa có gì được thc hin, cũng như các cam kết v nhân quyn ch toàn có tiêu đ mà không có ni dung c th.

Còn John Sifton - Giám đốc Vn đng, Ban Á Châu ca T chc Theo dõi nhân quyn quc tế (Human Rights Watch) đã cnh báo : "Vi vàng thông qua hiệp đnh thương mi vi Vit Nam s là mt sai lm ln".

Vào đầu năm 2018 khi các cuc đàm phán EVFTA được khi đng tr li, Vit Nam đã ha vi EU s ký và phê chun Công ước 87 trong năm 2020. Tuy nhiên trong thông cáo báo chí ngày 25/6/2019, phía EU lại t ra quá chnh mng v mc thi gian này khi ghi nhn Vit Nam đã ký Công ước 98, và t ra hài lòng mt cách khó hiu khi Vit Nam ch ‘có ý đnh’ ký và phê chun hai công ước 87 và 105 vào năm… 2023.

Một cách nào đó và bng nhng th thut nào đó, những doanh nghip Châu Âu có li nhun đáng k trong EVFTA đã thành công trong vic vn đng y ban Châu Âu - cơ quan đt nng li ích thương mi hơn là nhân quyn - trình cho Hi đng b trưởng Châu Âu đ chp thun vic ký EVFTA và EVIPA.

Còn chính thể đc tài Vit Nam đã đt được thành công đu tiên v EVFTA và EVIPA mà gn như chng phi tr mt cái giá đáng k nào v nhượng b các quyn cơ bn ca người dân.

Chiến thut ‘câu gi’ ca chính quyn Vit Nam liên quan đến vic ký 3 công ước quc tế v lao đng là rt rõ. Ha hn ‘s ký’ t trước cuc điu trn B cho ti nay vn ch là mt li ha chng có giá tr gì. Trong khi đó, Vit Nam va âm thm va công khai vn đng mt s nước Châu Âu nhm tác đng đến Ngh vin Châu Âu đ sm thông qua EVFTA, với toan tính rng nếu vic thông qua này din ra sm trong na cui năm 2019 thì Vit Nam s có luôn EVFTA và EVIPA trong tay mà chng phi ký thêm bt kỳ mt công ước quc tế lao đng nào.

Nếu mi chuyn xy ra đúng theo kch bn trên, Ngh viện Châu Âu - cơ quan có thm quyn cui cùng và mang tính quyết đnh v b phiếu xem xét s phn EVFTA và EVIPA - s b chính th Vit Nam qua mt ngt ngào và trn vn - có giá tr như mt cú la gt hoàn ho.

Nhân quyền vn b bóp nght

Hãy nhớ li, vào ngày 15/11/2018, tức gn mt tháng sau khi chính th đc đng Vit Nam đã tưởng như chc ăn khi y ban Châu Âu đng thun làm t trình cho Hi đng Châu Âu đ xem xét vic ký kết EVFTA vi Vit Nam, Ngh vin Châu Âu đã bt ng tung ra ngh quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyn Vit Nam. Bn ngh quyết này còn cng rn hơn c bn ngh quyết v vn đ nhân quyn Vit Nam mang s hiu 2016/2755(RSP) công b vào tháng Sáu năm 2016.

Toàn bộ ni dung ca bn ngh quyết 2018/2925(RSP) ging ht mt cáo trng toàn diện và đanh thép lên án chính th đc đng Vit Nam v rt nhiu hành vi vi phm nhân quyn trm trng v t do tôn giáo, t do biu đt, t do ngôn lun, t do báo chí, nn bt b người hot đng nhân quyn, không chu ký kết các công ước quc tế v lao động…

Sau khi EVFTA bị Hi đng Châu Âu hoãn vô thi hn vào tháng 2 năm 2019 mà ngun cơn thc cht là vô s vi phm nhân quyn ca Hà Ni, Nguyn Phú Trng và b su B Chính tr ca ông ta đã phi tìm ra li thoát. Mt ln na, trong rt nhiu ln, Hà Nội li ha hn ‘s ci thin nhân quyn’, dù đã chng có bt kỳ ln nào trước đó li cam kết này được biến thành hành đng, thm chí gii công an tr Vit Nam còn hành đng ngược li khi gia tăng bt b gii bt đng chính kiến trong giai đon gn nht từ giữa năm 2016 đến nay.

Vậy Vit Nam đã ‘ci thin nhân quyn’ ra sao ?

Cho tới gi phút này, không khí đàn áp nhân quyn Vit Nam vn đc st như mt thùng thuc súng. Chưa có bt kỳ mt du hiu nào cho bt kỳ mt ‘ci thin nhân quyn’ nào, dù ch mang tính mị dân hoc đ đi phó vi cng đng quc tế.

Ngay sau khi Đối thoi nhân quyn Vit - M kết thúc vào tháng 5 năm 2019, công an Vit Nam li gia tăng bt b nhng người hot đng nhân quyn và xã hi dân s. Nhà giáo Nguyn Năng Tĩnh Ngh An là một trong những v b bt giam mi nht.

Trong khi đó, hầu hết các quyn cơ bn ca người dân như t do hi hp và lp hi, t do biu tình, t do báo chí, t do tôn giáo… vn b nhà cm quyn bóp nght.

Ngoài việc Vit Nam pht l hai công ước quc tế còn li v lao đng mang s 87 và 105, vic sa đi B Lut Lao đng cũng trí trá và ma mãnh không kém khi d tho này tuyt đi không đ cp đến khái nim ‘công đoàn đc lp’, trong khi dng lên mt núi th tc hành chính đ làm nn lòng nhng công nhân mun t tay thành lp công đoàn phi nhà nước.

Liệu Ngh vin Châu Âu có biết được toàn b ‘quy trình’ mà chính th Vit Nam đã tìm cách qua mt h hay không ?

Không hề d ‘ăn’ EVIPA

Hy vọng còn li cho nhân quyn Vit Nam liên quan EVFTA đang tùy thuc vào thái đ ca Ngh vin Châu Âu, bi cơ quan này s b phiếu quyết đnh có thông qua EVFTA hay không.

Thực ra, EVFTA có th được ký kết và phê chun trước EVIPA vì đây ch là hip đnh mang tính ‘khung’. Đ EVFTA được thông qua, ch cn có s chp thun ca các cơ quan như y ban Thương mi Châu Âu, Cng đng Châu Âu và cui cùng là Ngh vin Châu Âu.

Song với EVIPA thì li nghiêm khc hơn nhiu. Khác nhiu vi EVFTA, EVIPA mi chính là cái mà mt chính th luôn mun ‘ăn sn’ và ‘ăn đm’ như Vit Nam cn kíp. Nhưng muốn có được EVIPA đ mang li li nhun c th ch không phi môt th danh d tru tượng và an i như EVFTA, Vit Nam li cn ‘vn đng’ đ 28 quc gia thành viên ca khi EU, mà nếu 4 trong s các quc gia đó không đng ý thì EVIPA không th được ký kết và phê chuẩn, cũng đng nghĩa vi EVFTA s ‘toi’ dù có được EU phê chun.

Sẽ hoàn toàn không d dàng đ mt chính th đc tài mà lươn lo đã tr thành bn cht có th thuyết phc các quc gia Châu Âu thông qua EVIPA, bi nhng quc gia này đã ngày càng nhn ra bn cht đó, nht là đã được ‘m mt’ qua v bt cóc Trnh Xuân Thanh và quá nhiu vi phm nhân quyn đã tr thành h thng ca chính th Vit Nam.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 26/06/2019

**********************

Phái đoàn EU tại Việt Nam ‘đóng góp’ gì trong việc vội ký EVFTA ?

Thường Sơn, VNTB, 26/06/2019

Cuối năm 2018, một quan chức cao cấp của Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam (EEAS) từ Hà Nội bay vào Sài Gòn để gặp vài nhà tranh đấu nhân quyền. Thế nhưng cuộc gặp này té ra không phải là quan chức đó quan tâm gì đến phong trào đấu tranh cho quyền con người ở Việt Nam, mà lại là việc ông ta tìm cách thuyết phục những người bất đồng chính kiến rằng ‘Việt Nam đã có tự do ngôn luận và tự do báo chí hơn’ và ‘nên ủng hộ sớm thông qua EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam)".

evfta2

Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.

Đến tháng 5/2019, trong bối cảnh EVFTA vẫn bị hoãn bởi Hội đồng Châu Âu mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền của Hà Nội, ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam - chợt hào hứng thông báo với một tờ báo quốc doanh là Nhịp Cầu Đầu Tư : "Cao ủy Thương mại Châu Âu dự kiến họp thông báo những nội dung liên quan đến EVFTA vào ngày 28/5. Theo kế hoạch, Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua quy định cho phép việc ký kết hiệp định này vào ngày 25/6. Nhiều khả năng, lễ ký EVFTA sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27 hoặc 28/6".

Sau đó, quả thực Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã có một cuộc họp vào ngày 28/5/2019 về EVFTA. Một tháng sau, vào ngày 25/6/2019, EU đã có thông cáo báo chí về việc Hội đồng bộ trưởng các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu đã phê chuẩn vào cho việc ký kết không chỉ EVFTA mà còn cả EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu) sẽ được ký vào cuối tháng 6 năm 2019.

"Thỏa thuận EVFTA : một ngày tồi tệ cho quyền lợi của người lao động" (EU-Vietnam trade deal a bad day for workers' rights) - trang EUobserver cay đắng rút tít. Việc phê chuẩn hấp tấp hai hiệp định thương mại trên sẽ "có những hậu quả nghiêm trọng", và "Trong khi các nhà lãnh đạo tự chúc mừng mình về một thỏa thuận đã được thực hiện, công dân Châu Âu và Việt Nam không nên bỏ qua những người chiến thắng thực sự trong thỏa thuận đầu tư này : các doanh nghiệp lớn và các cá nhân giàu có, mà EU cho phép chiếm đoạt công lý và dân chủ vì lợi nhuận của họ" - EUobserver chua chát.

Bruno Angelet là một trong những quan chức Châu Âu vẫn thường biểu thị sự nôn nóng về EVFTA được ký kết phê chuẩn càng sớm càng tốt, nhưng phát ngôn và hành động của ông lại không mấy quan tâm đến các điều kiện về cải thiện nhân quyền. Rất ít khi Bruno Angelet gặp gỡ và chia sẻ với giới đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam.

Đó là một thực tế đáng buồn nếu đối chiếu với các tiêu chuẩn dân chủ và nhân quyền của những quốc gia đi đầu trong khối EU. EVFTA đang tiếp cận Việt Nam, song trên tất cả là tương lai tung bay của ngọn cờ nhân quyền trong hiệp định này, nhưng dường như Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội vẫn chẳng có một bước tiến đáng chú ý nào về những điều kiện nhân quyền cho Việt Nam mà Nghị viện Châu Âu đang ra công đòi hỏi.

Còn chính thể độc tài ở Việt Nam đã giành một thắng lợi lobby đáng giá đến mức làm cho không chỉ Ủy ban Châu Âu mà còn cả Hội đồng Châu Âu tin rằng nó không chỉ mang lại những giá trị thương mại quyến rũ cho các doanh nghiệp trong khối EU, mà còn đang cố gắng cải thiện nhân quyền, với bằng chứng là đảng đã chỉ đạo quốc hội ‘gật’ rất nhanh với Công ước 98 về thỏa ước lao động, để được EU chấp thuận cho ký EVFTA và EVIPA. Việc chính quyền này chịu ký và phê chuẩn Công ước 98 thật ra cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên : đây là công ước ‘nhẹ’ nhất, tức ít liên đới nhất về các điều kiện cải thiện nhân quyền.

Trong khi đó, chính thể Việt Nam đã gần như phớt lờ hai công ước quốc tế còn lại về lao động là Công ước 87 về việc tự do thành lập công đoàn độc lập, và công ước 105 về chống cưỡng bức lao động.

Trong cuộc điều trần về chủ đề EVFTA - nhân quyền do Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu tổ chức vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 tại Brussels, nhiều nghị sĩ như bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể.

Còn John Sifton - Giám đốc Vận động, Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) đã cảnh báo : "Vội vàng thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ là một sai lầm lớn".

Nghị viện Châu Âu - cơ quan có thẩm quyền cuối cùng và mang tính quyết định về bỏ phiếu xem xét số phận EVFTA và EVIPA - đang đối diện nguy cơ bị chính thể Việt Nam cùng sự ‘tiếp tay’ của EEAS, qua mặt ngọt ngào và trọn vẹn - có giá trị như một cú lừa gạt hoàn hảo.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 26/06/2019

Published in Diễn đàn

Các bộ trưởng EU phê chuẩn thỏa thuận thương mại với Việt Nam (VOA, 26/06/2019)

Các bộ trưởng t các nước thuc Liên Hiệp Châu Âu hôm thứ Ba đã phê chun mt hip đnh thương mi t do mang tính bước ngot vi Vit Nam, s gim thuế đi vi 99 phn trăm hàng hóa trong thi gian 10 năm.

evfta1

Container tại cng thành ph H Chí Minh, ngày 27 tháng 7, 2018.

EU hi vọng hip đnh này, đu tiên thuc loi này vi mt quc gia đang phát trin Châu Á và thứ hai vi mt thành viên ca hip hi ASEAN, s là bước đm cho mt tha thun thương mi EU-Đông Nam Á rng ln hơn. Nó cũng bao gm các khon đu tư.

Một hip đnh EU-Singapore theo lch trình s đi vào hiu lc sau đó trong năm nay.

Hai bên sẽ kí hip đnh này ti Hà Ni vào Ch nht, ba năm rưỡi sau khi các cuc đàm phán kết thúc. Nó vn s cn s chp thun ca Ngh vin Châu Âu, nhưng điu này chưa chc chn do mt s nhà lp pháp lo ngi v thành tích nhân quyn ca Vit Nam.

Việt Nam, hiện đang được hưởng li t vic tiếp cn ưu đãi các th trường EU theo chương trình ca khi này dành cho các nước đang phát trin, s có được hn ngch cho các sn phm nông nghip, như go, ti và đường.

Đối vi hàng xut khu ca EU, hip đnh cui cùng s loi b thuế nhp khu rt cao ca Vit Nam, như lên ti 78 phn trăm đi vi xe hơi và 50 phn trăm đi vi rượu vang.

Hiệp đnh cũng s khai m lĩnh vc mua sm công và các thi trường dch v, như cho lĩnh vc bưu chính, ngân hàng và hàng hi.

y hi Châu Âu ước tính rng tha thun s tăng xut khu ca EU sang Vit Nam thêm 29 phn trăm và xut khu t Vit Nam sang Châu Âu 18 phn trăm.

EU đã có các thỏa thun thương mi vi Hàn Quc, Nht Bn và Singapore, và đã tiến hành đàm phán vi các thành viên ASEAN khác là Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

******************

Hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Châu Âu được ký ngày 30/6 tại Hà Nội (RFI, 25/06/2019)

Theo thông báo của Ủy Ban Châu Âu đăng trên website của định chế này, Hội Đồng Châu Âu, ngày hôm nay, 25/06/2019, đã chấp nhận cho ký kết với Việt Nam hiệp định tự do thương mại và hiệp định bảo hộ đầu tư.

evfta1

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (trái), thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch UBCA Jean-Claude Juncker (phải) tại thượng đỉnh Á-Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 18-19/10/2018 (European Union)

Hai văn bản này sẽ được ký kết tại Hà Nội, ngày 30/06/2019.

Các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu được khởi động năm 2012 và hoàn tất vào ngày 02/12/2015. Chiểu theo quyết định hồi tháng 05/2017 của Tòa Án Công Lý Châu Âu, Ủy Ban Châu Âu đã quyết định tách thành hai hiệp định riêng rẽ với các thủ tục phê chuẩn khác nhau.

Sau khi ủy viên thương mại Châu Âu, bà Cecilia Malmström cùng với chủ tịch luân phiên EU ký kết, hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu sẽ được trình lên tân Nghị Viện Châu Âu. Văn bản này có hiệu lực sau khi Nghị Viện Châu Âu thông qua.

Trong khi đó, Hiệp định bảo hộ đầu tư, tuy cũng được ký ngày 30/06, nhưng cần có sự phê chuẩn của nghị viện từng quốc gia thành viên, nên viễn cảnh thực thi còn khá xa vời.

Bà Malmström, được AFP trích dẫn, lưu ý : "Việt Nam là một thị trường năng động đầy hứa hẹn, với trên 95 triệu người tiêu thụ". Tuy nhiên "hiệp định này cũng nhằm tăng cường việc tôn trọng nhân quyền, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người lao động". Bà nhấn mạnh, Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (OIT theo tiếng Pháp, ILO theo tiếng Anh) về thương lượng tập thể.

Theo Hội Đồng Châu Âu đại diện cho các quốc gia thành viên, hiệp định thương mại ký với Việt Nam dự trù "các cam kết thực hiện những tiêu chuẩn căn bản của OIT và các hiệp ước Liên Hiệp Quốc liên quan, chẳng hạn đấu tranh chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh thái".

Việt Nam bị cáo buộc bỏ tù, tuyên những bản án nặng nề cho các nhà ly khai, nhưng đồng thời cũng đánh vào các quan chức tham nhũng.

Cuối năm ngoái bà Cecilia Malmström cũng đã nhìn nhận "các vấn đề trầm trọng liên quan đến nhân quyền". Bà nói thêm : "Hiệp định thương mại tất nhiên không thể biến Việt Nam thành một chế độ hoàn toàn dân chủ trong ngày một ngày hai, nhưng đây là một trong những công cụ mà chúng tôi có được trong quan hệ với Hà Nội".

Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, và Châu Âu là một trong những đối tác thương mại chính, là nhà đầu tư lớn. Trao đổi giữa hai bên hàng năm khoảng 50 tỉ euro hàng hóa, 4 tỉ euro dịch vụ, trong đó phần lợi nghiêng hẳn về phía Việt Nam.

Thụy My

******************

EU sắp ký Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam (RFA, 25/06/2019)

Liên Hiệp Châu Âu sẽ ký Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam (EVFTA) vào ngày 30/6 tới, theo thông cáo báo chí được Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra tại Brussels, Bỉ, hôm 25/6/2019.

evfta2

Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nguồn: internet

Thông cáo báo chí của EC cho biết Hội đồng các Bộ trưởng đã phê duyệt EVFTA giữa EU và Việt Nam. Cao ủy Thương mại của EU, bà Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania, Stefan Radu Opera, sẽ đến Hà Nội và thay mặt EU ký hiệp định này với Việt Nam.

Bà Malmstrom được trích lời trong thông cáo báo chí nói rằng bà rất vui khi thấy các quốc gia thành viên bật đèn xanh cho việc ký hiệp định này với Việt Nam. Bà cũng nhắc đến vấn đề nhân quyền khi nói : "Vượt lên trên lợi ích kinh tế rõ ràng, thỏa thuận này còn nhằm tăng cường việc tôn trọng quyền con người cũng như bảo vệ môi trường và quyền của người lao động".

EU và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán EVFTA từ tháng 12 năm 2015 nhưng việc phê chuẩn Hiệp định đã bị trì hoãn nhiều lần. Một trong những quan ngại từ Nghị viện Châu Âu về Việt Nam là vấn đề nhân quyền trong đó có quyền của người lao động.

Theo thủ tục, sau khi được Hội đồng các Bộ trưởng chấp thuận, hiệp định sẽ được EU và Việt Nam ký và đệ trình lên Nghị viện Châu Âu để được đồng ý. Sau khi Nghị viện Châu Âu đồng ý, hiệp định sẽ được Hội đồng các Bộ Trưởng chính thức duyệt và đi vào hiệu lực.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khối ASEAN, chỉ sau Singapore. Kim ngạch thương mại giữa hai bên khoảng hơn 49 tỷ Euro, kim ngạch dịch vụ hai chiều là khoảng hơn 3 tỷ Euro. Các mặt hàng EU nhập chủ yếu từ Việt Nam là thiết bị viễn thông, giầy dép, hàng dệt may, đồ nội thất và hàng nông sản. Việt Nam chủ yếu nhập máy móc, hóa chất, thực phẩm và đồ uống từ EU.

********************

Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU sắp ký, lợi ích ‘khổng lồ’ (BBC, 25/06/2019)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ rằng dự kiến ngày 30/6, Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) được ký kết ở Hà Nội.

evfta3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị ASEM Á-Âu hồi tháng 10/2018 tại trụ sở Liên Hiệp Châu Âu ở Brussels

Ông Phúc nói với truyền thông hôm 25/6 : "EVFTA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam, là thời cơ lớn cho Việt Nam có đủ điều kiện hội nhập sâu hơn để tham gia vào thị trường khu vực, toàn cầu".

EU cũng xác nhận Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Kinh doanh Romania Stefan-Radu Oprea sẽ bay sang Hà Nội ký ngày 30/6.

Tuyên bố của EU đưa ra ngày 25/6 sau khi Hội đồng Châu Âu thông qua thỏa thuận.

EU nói các thỏa thuận sẽ đem lại "lợi ích chưa từng có" cho hai phía, đồng thời "thúc đẩy quyền lao động, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu".

Thỏa thuận thương mại sẽ loại bỏ hầu hết thuế quan đối với hàng hóa hai bên, theo tuyên bố của EU.

Sau khi EU và Việt Nam ký, thỏa thuận lại còn phải đệ trình cho Nghị viện Châu Âu chuẩn thuận.

Nếu Nghị viện Châu Âu cũng thông qua, thỏa thuận thương mại sẽ được Hội đồng Châu Âu duyệt lần chót để đi vào hiệu lực.

Đồng thời, thỏa thuận bảo hộ đầu tư còn chờ từng nước trong EU thông qua.

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh mới đây thăm Châu Âu, làm việc với các nước nhằm thúc đẩy thông qua việc ký và phê chuẩn EVFTA, IPA giữa Việt Nam - EU.

Giữa năm ngoái, Việt Nam và EU đã thống nhất tách EVFTA thành 2 hiệp định với phần chính hiệp định cũ là Hiệp định thương mại tự do (FTA) và phần còn lại là Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong Asean, chỉ sau Singapore.

Hiệp định cũng bao gồm các điều khoản cụ thể gỡ bỏ các trở ngại về mặt kỹ thuật, ví dụ như trong ngành ô tô, và sẽ đảm bảo 169 sản phẩm đồ uống và thực phẩm của EU được công nhận và bảo hộ về Chỉ dẫn Địa lý tại Việt Nam.

EU khẳng định nhờ có hiệp này, các công ty Châu Âu sẽ có thể tham gia vào các gói đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam một cách bình đẳng như các công ty trong nước.

Ngoài ra, Hiệp định (tự do thương mại) cũng ràng buộc hai bên phải tôn trọng và triển khai có hiệu quả các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các quyền căn bản của người lao động.

Việt Nam gần đây đã phê chuẩn Công ước của ILO về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, và đã thông báo với EU ý định phê chuẩn hai công ước căn bản còn lại của ILO muộn nhất là vào thời điểm năm 2023.

Thêm vào đó, hiệp định tự do thương mại có một kết nối về mặt pháp lý và thể chế với Hiệp định Khung về Hợp tác và Đối tác Toàn diện Việt Nam - EU (PCA), cho phép có những hành động phù hợp trong trường hợp các quyền con người bị vi phạm, theo lời EU.

Hiệp định về bảo hộ đầu tư bao gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư cho phép việc thực thi và triển khai thông qua Hệ thống mới Tòa án về Đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo các chính phủ cả hai phía có quyền điều tiết các lợi ích của công dân

'Rất khó đoán'

Trước đó, hôm 20/6, trả lời BBC, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, chuyên gia kinh tế từ Đại học Strasbourg, Pháp, nói :

"Việc đại sứ EU nói EVFTA sẽ được đưa ra nghị viện Châu Âu phê chuẩn vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 là tin tốt, sau nhiều tháng trì hoãn".

"Tuy nhiên, quá trình thảo luận ở nghị viện EU thì chúng ta khó đoán trước được vì đây là các nghị sĩ EU khóa mới (mới được bầu vào tháng 5/2019), mà hình như xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bảo hộ mậu dịch trong khóa này có vẻ cao hơn trước đây. Chẳng hạn ở Pháp thì số nghị sĩ EU của đảng cực hữu của bà Le Pen và đảng của tổng thống Macron bằng nhau".

"Nếu nói là kết quả này đạt được nhờ phái đoàn Việt Nam vận động hay không thì tôi nghĩ là có. Việc dùng lobby ở Châu Âu hay ở Mỹ là bình thường. Nếu như nghị viện EU thông qua EVFTA thì rất tốt cho hàng hóa Việt Nam, có khả năng vào Châu Âu tăng cao hơn trước đây".

"Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng hàng hóa Việt Nam cần phải theo chất lượng Châu Âu nghiêm ngặt. Điều này cũng tốt cho cách làm ăn kinh tế của các doanh nghiệp Việt".

Ông Phú cũng bình luận thêm :

"Theo dõi về việc tường thuật về EVFTA, tôi thấy báo chí Việt Nam ít đưa tin về các thảo luận liên quan đến yếu tố chính trị".

"Đến nay, nhiều nghị sĩ và tổ chức hiệp hội EU đã lên tiếng về việc cần đưa vấn đề nhân quyền vào việc thảo luận EVFTA với Việt Nam, nhưng chắc các báo Việt Nam tránh nhắc tới yếu tố này".

"Thực ra, theo quan sát cá nhân, thì trong quá khứ, nghị viện Châu Âu ít có tác động chính trị lên các nước ngoài Châu Âu về các vấn đề chính trị, nhân quyền. Điển hình là trường hợp Iran, ta thấy trong các nước dân chủ thì chỉ có Mỹ mới có ảnh hưởng thực sự".

"Do đó, theo tôi, các mong đợi về thay đổi chính trị kèm theo EVFTA rất khó đoán trước được".

evfta4

Một xưởng may ở Hà Nội - Ảnh minh họa

Hồi tháng 1/2019, bà Jude Kirton-Darling, dân biểu EU, cho BBC biết Romania đã ghi trong chương trình làm việc tạm thời là Hội đồng Châu Âu chỉ có thể ký FTA và IPA "sớm nhất là cuối tháng 5/2019".

"Đến tháng Năm, có lẽ Hội đồng Châu Âu sẽ ký FTA, rồi để Nghị viện Châu Âu khóa sau có thể bỏ phiếu", bà Kirton-Darling nói với BBC.

Thời điểm đó, báo Việt Nam trích lời bà Kim Ngân bày tỏ mong muốn Nghị viện Châu Âu sớm phê chuẩn EVFTA.

Chủ tịch Quốc hội cũng khẳng định Việt Nam "luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các nhà hoạch định chính sách kinh tế và doanh nghiệp Châu Âu để Hiệp định được triển khai một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên".

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) ban đầu kết thúc đàm phán tháng 12/2015.

Ngày 26/6/2018, để hiệp định có thể sớm hoàn tất, EVFTA được tách làm hai hiệp định, một về thương mại ̣(FTA) và một về bảo hộ đầu tư (IPA).

Tháng 8/2018, hai bên hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với FTA và IPA.

FTA thuộc thẩm quyền ký kết của Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu.

IPA cần được Nghị viện Châu Âu và nghị viện các nước thành viên phê chuẩn.

Ý kiến một người dân

Hôm 24/6, bà Ngô Thị Thứ, giáo viên trung học nghỉ hưu, nói với BBC từ TP.Hồ Chí Minh : "Tôi mong EU lập văn phòng về nhân quyền để ghi nhận ý kiến của người dân vì Nhà nước Việt Nam lúc nào cũng nói đảm bảo tôn trọng nhân quyền nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại".

"Ngoài ra, một vấn đề khác đáng chú ý là Quốc hội Việt Nam đang bàn sửa đổi luật về công đoàn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã biết về xã hội dân sự thì khá chắc nhà nước sẽ cho lập một số công đoàn độc lập trá hình và cũng sẽ đe dọa, làm khó những ai có ý định thành lập công đoàn độc lập thật sự".

"Tôi mong EU có thể lập và công bố một văn phòng trợ giúp công đoàn để những nhóm muốn lập công đoàn độc lập có thể thông báo trực tiếp những khó khăn họ gặp phải từ chính quyền".

"EU có thể giúp huấn luyện những ai muốn học cách thành lập, cách sinh hoạt công đoàn độc lập, và các ràng buộc pháp lý của Nhà nước Việt Nam đối với EU trong lãnh vực công đoàn và nhân quyền".

"Một đề xuất khác là EU nên có bộ phận nhận các báo động trực tiếp của người dân Việt Nam về những vụ gian lận hàng Trung Quốc đột lốt hàng Việt Nam để tránh thuế. Sự gian lận đó đánh mất nhiều công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam và có thể cũng vi phạm hiệp định EVFTA".

Published in Việt Nam

EVFTA có được Nghị viện Châu Âu thông qua vào mùa hè năm 2018 ? (CaliToday, 26/01/2018)

Lẽ tất nhiên, chính thể độc đảng ở Việt Nam đang hết sức muốn rằng Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ được Nghị viện Châu Âu thông qua ngay trong năm 2018, chứ chẳng bị kéo dài và cuối cùng chẳng đi đến đâu như số phận của Hiệp định TPP trước đây.

cali1

Có đúng là Đại sứ Bruno Angelet "bày tỏ hy vọng đến đầu mùa hè năm nay, việc ký kết sẽ được thực thi để hiệp định được chuyển cho Nghị viện Châu Âu xem xét phê chuẩn" ? Ảnh : Zing.vn

Tuy vậy như một trớ trêu ở đời, muốn là một chuyện còn có được hay không lại là một chuyện khác, thậm chí khác hoàn toàn.

Vào thời gian này, đang diễn ra hai quan điểm khá trái ngược về kết cục của EVFTA trong năm 2018.

Trong buổi họp báo với phó chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Châu Âu ngày 10/1/2018, Đại sứ Bruno Angelet – Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam – xác nhận việc Việt Nam bị EU cảnh cáo "thẻ vàng" về hoạt động đánh bắt cá trái phép là một thách thức. Tuy nhiên ông cho rằng "Việc có ký hay không ký hiệp định tự do thương mại không phụ thuộc vấn đề này có được giải quyết và thẻ vàng có được gỡ hay không. Nó có thể được ký dù thẻ vàng chưa được gỡ".

"EU đã có một lộ trình trong năm 2018 để EVFTA được ký kết và phê chuẩn", và "Đại sứ Bruno Angelet bày tỏ hy vọng đến đầu mùa hè năm nay, việc ký kết sẽ được thực thi để hiệp định được chuyển cho Nghị viện Châu Âu xem xét phê chuẩn" – theo tường thuật của báo chí nhà nước Việt Nam, nhưng lại rất cần xem xet tính khách quan của lối tường thuật này bởi không ít lần báo đảng đã "nhét chữ vào miệng" giới quan chức quốc tế.

Trong khi đó, "Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam có thể không được thông qua" là tựa đề của Bike, Europe, ngày 23/01/2018, dẫn nguồn từ EU-Vietnam Free Trade Agreement Threatened (người dịch : Vũ Quốc Ngữ, Việt Nam Thời Báo). Theo đó, việc phê chuẩn EVFTA đang gặp khó khăn khi Quốc hội Châu Âu đặt câu hỏi về cách mà Việt Nam như một nhà nước cộng sản độc đảng đang đối xử công nhân của mình. Đặc biệt khi Việt Nam có với 93 triệu dân, được coi là một trong những con hổ Châu Á mà Nghị sĩ Bernd Lange nói rằng "Nếu không có tiến bộ về nhân quyền và đặc biệt là về quyền lao động thì thỏa thuận này không được Quốc hội Châu Âu phê chuẩn".

Vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã "tiến bộ" đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu "Người phụ nữ can đảm quốc tế" đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.

Trong khi đó, hoạt động của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độic lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA – vẫn bị chính quyền và công an cấm đoán nghiệt ngã. Trong năm 2017, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của tổ chức này, đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử tù nặng nề vào đầu năm 2018.

Trong bối cảnh không những không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền mà còn khiến tình trạng này tồi tệ kinh khủng, chính quyền Việt Nam quả là khó mong đợi EVFTA sẽ được thông nqua, hoặc được thông qua vào năm 2018 này.

Ngày 14/12/2017 – có thể xem là thời điểm ngay sau khi kết thúc Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam với kết quả tồi tệ, Quốc hội Liên minh Châu Âu đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp, được thông qua bởi đa số các nghị sĩ trong phiên họp toàn thể nghị viện ở thành phố Strasbourg, lên án chính phủ Việt Nam về các hành động đàn áp tự do thông tin, và yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho toàn bộ các nhà báo công dân. Nghị quyết này cho rằng những hành động sách nhiễu về thể xác và tâm lý cũng như các biện pháp giám sát ngang nhiên và sách nhiễu các luật sư, người thân và người chủ công ty của các bloggers đã vẽ lên một bức tranh đáng lên án ở Việt Nam…

Đáng chú ý, văn bản của Quốc hội EU thể hiện bằng hình thức "nghị quyết khẩn cấp", tức ở cấp độ quan trọng về quyết tâm cho những yêu cầu và đòi hỏi đối với chính quyền Việt Nam. Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Quốc hội EU ban hành nghị quyết về nhân quyền Việt Nam.

Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào tháng 12/2017 cùng bản nghị quyết đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU trong cùng tháng đã cho thấy Châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị "ăn hiếp" bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA.

Ngay cả Đại sứ Bruno Angelet, nếu quả thật ông dự đoán rằng Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua EVFTA vào mùa hè năm nay, cũng nói rằng ông chỉ là đại diện cho Chính phủ EU chứ không phải cho Nghị viện EU, và vì thế không thể chắc chắn được điều gì.

Sau tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2017 ồn ào lẫn khoa trương với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng cùng một chiến dịch tuyên truyền "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) sẽ thông qua vào đầu năm 2018", đến nay cả chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lẫn hệ thống báo đảng đã im bặt.

Và sau một chuyến làm việc của Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh ở Bỉ vào cuối năm 2017 mà chẳng nghe hứa hẹn gì cụ thể, giới chóp bu Việt Nam đành phác ra một dự báo mới : tương lai thông qua EVFTA là vào năm… 2019.

Thiền Lâm

*****************

Kiều hối về Việt Nam năm 2017 rớt thảm hại ? (CaliToday, 25/01/2018)

Đã gần hết tháng Giêng năm 2018, ngoài con số kiều hối khoảng 5,2 tỷ USD về Sài Gòn, Tổng cục Thống kê vẫn hoàn toàn không công bố con số kiều hối toàn quốc như thói quen phô trương thường có trước đây.

Vào những năm trước, đặc biệt vào năm 2015 khi lượng kiều hối đổ về Việt Nam lên đến mức kỷ lục 13,5 tỷ USD, Tổng cục Thống kê và hệ thống báo đảng đã công bố báo cáo kiều hối 2015 ngay khi năm 2015 còn chưa kết thúc.

Cũng vào những năm trước, Tổng cục Thống kê thường rất mau mắn công bố kết quả thu hút kiều hối ngay đầu tháng Bảy hoặc thậm chí trước khi kết thúc tháng Sáu hàng năm. Nhưng vào năm 2017, ngay cả báo cáo 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê đã chẳng có con số tổng hợp nào về "tình hình kiều hối trên cả nước", thay vào đó chỉ là kết quả kiều hối về Sài Gòn – một thị trường được xem là "truyền thống".


cali2

Kiều hối về Việt Nam năm 2017 rớt thảm hại ? - Ảnh : Cali Today

Vào năm 2017, Sài Gòn vẫn thu hút lượng kiều hối đến 5,2 tỷ USD, thậm chí còn nhỉnh hơn một chút so với 2016. Điều này có thể dễ dàng được lý giải vì Sài Gòn có hơn 1 triệu gia đình có người thân đi định cư ở nước ngoài và chiếm đến 55 – 60% trong tổng kiều hối về Việt Nam hàng năm. Trong cơ cấu của kiều hối về Việt Nam, thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với chiếm 60%, từ khu vực Châu Âu là khoảng 19%. Việc kiều hối về Sài Gòn không giảm cũng cho thấy tính ổn định của người Việt hải ngoại khi gửi tiền về cho thân nhân của mình và đầu tư sản xuất ở thành phố này.

Tuy nhiên, dấu hỏi rất lớn đang bật lên là tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 là bao nhiêu ? Và vì sao cho đến giờ phút này các cơ quan kinh tế của chính quyền vẫn chưa công bố số liệu tổng hợp về nguồn ngoại tệ thu được từ "kiều bào ta" ?

Có một cách thức để ước tính lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 : nếu vẫn dựa vào tỷ lệ chiếm đến 55 – 60% tổng lượng kiều hối của Sài Gòn, tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 sẽ vào khoảng 9 – 9,5 tỷ USD, tức bằng hoặc cao hơn lượng kiều hối 9 tỷ USD về Việt Nam trong năm 2016.

Nhưng nếu tỷ lệ 55 – 60% của Sài Gòn thay đổi theo chiều hướng tăng hoặc tăng vọt trong năm 2107, có nghĩa là kiều hối đổ về Việt Nam ngày càng tập trung về Sài Gòn trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác, thì sao ?

Trong trường hợp đó, cần nhìn lại một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) của Mỹ vào tháng Bảy năm 2017 : kiều hối về Việt Nam năm 2017 chỉ có 5,4 tỷ USD.

Pew đã dự đoán kiều hối 6 tháng đầu năm 2017 sẽ rơi vào khoảng 3,6 tỷ USD. Và với dự báo 6 tháng cuối năm 2017, lượng kiều hối còn bị giảm 50% do tác động của việc chính phủ Việt Nam duy trì lãi suất đồng USD 0% và FED tăng lãi suất, kiều hối năm 2017 sẽ vào khoảng 5,4 tỷ USD, giảm 39,7% so với năm 2016.

Dù tới nay các cơ quan chính quyền Việt Nam vẫn chưa công cố con số kiều hối năm 2017, rất nhiều khả năng con số 9 tỷ USD kiều hối năm 2016 chưa phải "đáy kiều hối" mà đang khiến "đảng và nhà nước ta" thất vọng đến thế nào, đặc biệt trong bối cảnh sức sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế ngày càng thảm hại và Việt Nam hầu như bị các tổ chức tài trợ tín dụng lớn nhất hành tinh đóng cửa cho vay.

Hiện nay, thị trường tài chính ở Việt Nam đang xảy ra hai động thái trái chiều : trong khi lượng tiền đồng quá dư thừa trong hệ thống Ngân hàng nhà nước, Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần, lượng USD dành cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài lại bị thiếu hụt khá trầm trọng. Nếu kiều hối về Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong vài ba năm tới, ngân sách sẽ không biết tìm đâu ra ngoại tệ mạnh để thanh toán các khoản đến hạn với quốc tế.

Trong khi đó, một số người Việt hải ngoại cho biết nếu cách đây 5 – 6 năm, họ thường chọn phương án gửi tiền về Việt Nam để đầu tư, thì nay có đến 9/10 người hải ngoại chọn cách gửi tiền hoặc đầu tư ở nước ngoài. Nguyên do không chỉ là mặt bằng lãi suất gửi USD ở Việt Nam quá thấp, mà còn bởi do kinh tế suy thoái nên thị trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam sinh lời rất thấp. Một nguyên do khác không thể bỏ qua là tình hình chính trị ở Việt Nam đầy biến động, bất ổn và có thể gây rủi ro cao mà khó làm cho "kiều bào ta" yên tâm gửi tiền về…

Lượng kiều hối từ Châu Âu gửi về Việt Nam, vốn trước đó có đà sụt giảm, có thể càng giảm mạnh hơn sau vụ chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt và khiến môi trường chính trị lẫn đầu tư ở Việt Nam trở nên bất ổn hơn nhiều.

Thiền Lâm

********************

Lo âu vì ngân hàng được phép phá sản (RFA, 25/01/2018)

‘Luật các tổ chức tín dụng’ sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 cho phép ngân hàng chọn phương án phá sản. Đây là một trong những hình thức mà chính phủ Việt Nam nói nhằm tái cơ cấu các ngân hàng bị cho là yếu kém. Người dân nghĩ gì về luật đó ?

cali3

Nhân viên tại một ngân hàng thương mại tại Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011. (Ảnh minh họa) - AFP

Nỗi lo tiền gửi ngân hàng

Các ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều tai tiếng, cụ thể như vụ 17 sổ tiết kiệm hơn 400 tỷ "bốc hơi' sau 5 năm gửi tại Oceanbank, 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm biến mất tại BIDV, bị mất gần 800 triệu trong tài khoản của VietinBank... Nguyên nhân hầu hết đều chưa có kết luận rõ ràng.

"Chị có hay xem báo đài, thì cũng thấy có một số ngân hàng người dân gửi vào trường hợp cách đây 2 tháng có chị gửi bên một ngân hàng cũng uy tín, cũng lớn lắm mà mất hai mươi mấy tỉ không rõ nguyên nhân thì mình cũng hoang mang lo ngại. "

Vào khi những tin xấu về rủi ro khi gửi tiền tại ngân hàng khiến nhiều người quan ngại, thì nay thêm tin ngân hàng được phép phá sản. Mức qui định bồi thường tối đa cho người gửi tiền khi ngân hàng phá sản là 75 triệu đồng cũng khiến người dân hoang mang vì họ nghe nói người gửi 100 triệu cũng như người gửi 10 tỉ đồng cũng chỉ được bồi thường như nhau.

"Cái đó rất là phi lý, một mặt thì nhà nước kêu là bảo hộ tiền gửi nhưng một mặt thì cho phép người ta phá sản như vậy thì rất là nguy hiểm. Thứ hai là hiện tại cái cơ chế kiểm soát của nhà nước đối với ngân hàng hiện nay rất lỏng lẻo. Ví dụ như vừa qua các ngân hàng, các vụ án chúng ta thấy được gì ? Lúc đụng ra mới biết là các ngân hàng nó bị mất. Chứ ngoài ra mình không có cơ chế ngăn ngừa. Hệ thống thanh tra của ngân hàng không có hiệu quả. Vừa qua các vụ án chúng ta đã thấy rồi. Giờ nó kêu là nhà nước mua 0 đồng như vậy toàn bộ vốn ngân hàng cũng đã mất rồi chứ đừng nói là cái tiền gửi của ngân hàng. Mà gửi bao nhiêu cũng đền bù có 75 triệu".

Như vậy cho dù người dân và các doanh nghiệp gửi tiền trăm hay tiền tỉ, mức bồi thường cào bằng này hết sức có lợi cho ngân hàng khi phá sản. Thiệt hại tất nhiên là phía người gửi, và nhất là với khách hàng có số tiền gửi lớn.

"Làm như vậy thì đâu có được. Tiền người ta gửi vô rồi nếu mà phá sản thì trả không hết một lần thì trả từ từ… Thí dụ người ta trả chậm hay gì đó nếu mà người ta không có đủ khả năng thì cũng phải ráng trả chậm cho những người đã gửi số tiền trong ngân hàng".

Lâu nay, người đi vay nếu mất khả năng trả nợ thì sẽ bị ngân hàng áp dụng các biện pháp xử phạt như tăng lãi suất, phạt tiền, tịch thu và thanh lý tài sản của người đi vay với mục đích thu hồi lại số tiền gốc và lãi về cho ngân hàng. Trước tin chỉ được nhận mức bồi thường tối đa 75 triệu khi ngân hàng được cho phá sản khiến nhiều người nghĩ đến biện pháp rút tiền gửi.

"Nếu nghe thông tin như vậy thì người dân cũng phải rút thôi chứ làm sao mà để được. Nếu mà để lỡ lúc chờ phá sản rồi thì không rút được nữa".

"Chắc chắn phải rút ra rồi tìm hiểu ngân hàng nào tin tưởng mới gửi".

Tuy vậy, trong trường hợp chưa tìm ra kênh đầu tư cho khoản tiền của mình, thì gửi ngân hàng hưởng lãi suất tiếp tục là một giải pháp nhưng phải ‘chọn mặt gửi vàng’.

"Đầu tiên mình phải lựa ngân hàng có uy tín chút. Ví dụ bây giờ chúng ta chưa có kênh đầu tư nào hết thì tạm thời chúng ta phải gửi ngân hàng chứ giờ sao giờ. Ôm tiền ở nhà thì nó cũng vậy thôi".

Để có được đánh giá chính xác về uy tín của một ngận hàng tại Việt Nam hiện nay cũng khá khó khăn ; vì đối với các con số do ngân hàng công bố người dân cũng không có cách nào kiểm chứng những số liệu đó.

"Nói chung thì người ta gửi tiền vô thì ít người biết lắm. Có nhiều người chỉ biết gửi tiền lấy kì hạn, chứ có nhiều người ta cũng đâu biết là ngân hàng nó làm ăn ra sao".

"Cái luật đó nó được thông qua thì cái quyền lợi của người gởi cần phải xem lại".

Một số người dân cho rằng luật cho phá sản có được điểm tích cực là khiến các ngân hàng cần phải cố gắng hoàn thiện và phải làm sao chiếm được sự tin tưởng của các khách hàng.

"Mình sống ở đâu thì mình theo luật ở đó thôi. Nhưng mà bây giờ Việt Nam đã gia nhập WTO từ rất là lâu rồi và tham dự tất cả các định chế thương mại các thứ. Thì bây giờ luật cũng cho các ngân hàng nước ngoài vào rất là nhiều. Và nếu anh nhìn và nếu anh làm ngân hàng thì với anh đây là một cơ hội. Nếu như ngân hàng anh có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn thì hoàn toàn anh có thể thu hút được khách hàng nhiều hơn, thì người dân cũng nhiều sự lựa chọn hơn. Không phải phụ thuộc vào một số ngân hàng, mọi người cứ nói ngân hàng nhà nước là an toàn, nhưng mà thực sự nó có an toàn thật hay không ? Nếu mà ngân hàng nước ngoài người ta cung cấp được dịch vụ tốt hơn như thế thì chắc chắn người ta sẽ lấy được khách hàng thôi".

Đó cũng là điều mà nhiều người đang trông chờ ; đặc biệt sau khi một loạt các quan chức ngân hàng đang phải ra tòa và chịu án về những khoản lỗ suốt thời gian qua.

*******************

Bế tắc chuyện di dời 20.000 căn nhà ven kênh rạch (CaliToday, 25/01/2018)

Theo kế hoạch, đến năm 2020 chính quyền thành phố Hồ Chí Minh sẽ di dời 20 ngàn căn nhà ven và trên kênh rạch ở Sài Gòn. Tuy nhiên, dự án này đang gặp khó khăn, phải trì hoãn và không biết đến bao giờ mới thực hiện theo đúng tiến độ.

cali4

Thiếu vốn, thiếu đất khiến cho "chủ trương đột phá" vẫn nằm trên trang giấy. Ảnh : Thanh Niên

Theo như trên dự án, đến năm 2020, hai mươi ngàn căn nhà sinh sống ven hoặc trên kênh rạch ở Sài Gòn sẽ được di dời. Tuy nhiên, mới đây, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh mới hạ chỉ tiêu xuống chỉ còn một nửa, nghĩa là còn mười ngàn căn nhà sẽ được di dời từ đây cho đến năm 2020.

Nói về vấn đề này, ông Trần Trọng Tuấn-Giám đốc Sở Xây Dựng thành phố Hồ Chí Minh nói :

"Đến thời điểm này, các vấn đề liên quan đến điều kiện, trình tự thủ tục, cơ sở pháp lý của chương trình di dời ở trên và ven kênh rạch đã cơ bản đầy đủ…Trong điều kiện thành phố đảm bảo nguồn vốn cho các dự án thực hiện bằng ngân sách thì chắc chắn khoảng 10.000 căn nhà trên và ven kênh rạch sẽ hoàn thành việc di dời trước năm 2020"-báo Pháp luật thành phố dẫn lời ông Tuấn cho biết.

Song, đó là trong trường hợp chính quyền thành phố Hồ Chí Minh có vốn. Với tình trạng ngày nay, việc cung cấp tiền để phục vụ cho mục đích dân sinh là điều hết sức khó khăn. Rất nhiều dự án trọng điểm ở Saigon đang phải tạm dừng, trì hoãn do thiếu tiền.

Trên tờ Người Lao Động lại có những ý kiến ngược lại với những gì mà báo Pháp luật thành phố. Tờ Người Lao Động cho biết, cho đến nay, do kết quả di dời vẫn chưa mang tính đột phá nên việc di dời các hộ dân sinh sống ven và trên kênh rạch để đúng tiến độ là điều rất khó khăn.

Tờ Người Lao Động còn nói thêm, đối với những dự án di dời bằng vốn ngân sách thì chính quyền thành phố Hồ Chí Minh chỉ chuẩn bị đầu tư cho 13 dự án. Do đó cho đến nay, trong tổng số 20 ngàn căn nhà dự kiến sẽ di dời xong trong năm 2020 thì chỉ mới thực hiện được tại các dự án được làm bằng vốn ngân sách của giai đoạn trước đó. Trong số 20 ngàn căn nhà dự tính sẽ di dời, đến đầu năm 2018 chỉ có 502 căn nhà thuộc tám dự án được thực hiện, trong khi thời gian đến năm 2020 đã cận kề.

cali5

Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đang muốn thay đổi bộ mặt đô thị nhưng tài chính không cho phép. Ảnh : NLD

Việc thiếu vốn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch di dời. Rất nhiều hộ dân đã không nhận được tiền bồi thường, tiền giải phóng mặt bằng nên họ vẫn tiếp tục sinh sống ven và trên kênh rạch mà chẳng thể di chuyển bất cứ nơi nào khác, dù rất muốn thoát khỏi đời sống tạm bợ.

Không chỉ công tác giải tỏa, bồi thường mà đến ngay việc tái định cư cho người dân cũng đi vào ngỏ hẹp do thiếu vốn. Theo đúng kế hoạch đề ra, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần phải xây thêm 11 ngàn căn nhà và 38,500 căn hộ chung cư và đất nề ở thương mại mới có thể đủ để bố trí cho số lượng người bị di dời khỏi kênh rạch.

Một vấn đề đáng lo ngại nữa là chính quyền thành phố đã không còn quỹ đất để bố trí cho công tác di dời. Trong khi những người sinh sống ven và trên kênh rạch đa phần là những người nghèo khổ có thu nhập thấp.

Kế hoạch di dời những người sinh sống ven và trên kênh rạch đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ 10 của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh nhằm chỉnh trang đô thị, xóa đi những căn nhà dột nát ven kênh rạch nhằm tạo ra một Sài Gòn đẹp hơn trong mắt du khách. Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cho đây là một chương trình đột phá và đến năm 2020 cần phải hoàn thành. Tuy nhiên, đã 3 năm trôi qua nhưng vẫn chưa có bất cứ chung cư nào được xây, trong số 20 ngàn căn nhà phải được di dời thì đến năm mới chỉ hoàn thành được 502 căn.

Chính quyền ra sức kêu gọi xã hội hóa nhưng xem chừng với hiện trạng này cũng chẳng có mấy doanh nghiệp dám đầu tư vào thị trường nhà cửa cho những người sống ven và trên kênh rạch.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam