Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/06/2019

Chung quanh Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp định EVFTA

Nhiều tác giả

EVFTA : mới nửa chặng đường

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 26/06/2019

Mười tháng trước đây, trong bài viết bên dưới [*], tôi có bàn về những trở lực đối với EVFTA, từ quyền lao động (chưa phê chuẩn các Công ước ILO cốt lõi), đến môi trường (chưa có những thay đổi về mặt thể chế bảo vệ môi trường, đơn cử là báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án chưa được công khai) và xã hội dân sự (phải được tham gia vào quá trình giám sát việc thực thi các cam kết).

evfta3

Ký EVFTA, hàng Việt Nam xuất sang EU hưởng ưu đãi thuế thế nào ?

Từ đó đến nay, chính quyền đã có một số cải thiện. Tháng 4/2019, trong một diễn biến chưa từng có tiền lệ, 'công đoàn độc lập' được đưa vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), dự kiến thông qua vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau [1]. Một tháng sau, Chính phủ ban hành Nghị định 40 thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, lần đầu tiên đặt ra yêu cầu phải công khai mọi bản tác động môi trường trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định [2]. Cách đây vài tuần thì đến lượt Quốc hội chính thức phê chuẩn Công ước ILO 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể của người lao động [3].

Trước những động thái đó, EU đã có phản hồi tích cực khi Hội đồng EU bật đèn xanh cho Ủy ban EU ký EVFTA với Việt Nam vào ngày 30/6 tới đây ở Hà Nội.

Tuy nhiên phải chăng mọi việc như thế coi như là xong và chỉ là vấn đề thời gian trước khi EVFTA có hiệu lực ?

Hoàn toàn không phải vậy.

Lập pháp của EU theo cơ chế cùng ra quyết định (co-decision procedure) giữa Hội đồng EU và Quốc hội EU, chịu ảnh hưởng từ mô hình Quốc hội hai viện của nhiều nước. EVFTA hiện mới qua được một cửa - Hội đồng EU, đại diện cho 28 chính phủ thành viên. Cửa còn lại là Quốc hội EU, cơ quan dân cử gồm 751 thành viên đại diện cho cử tri toàn Châu Âu.

Mà Quốc hội EU thì chỉ vừa mới được bầu hồi tháng 5 vừa rồi, hiện vẫn trong giai đoạn định hình khối chính trị và thảo luận nghị trình. Vì lẽ các đân biểu EU thường bỏ phiếu theo khối chính trị của mình nên để được thông qua, EVFTA cần được sự ủng hộ của các khối chính trị lớn bao gồm EPP, S&D, Renew Europe và Greens [4].

Không phải ngẫu nhiên mà Đại sứ EU Bruno Angelet, trong bài trả lời phỏng vấn gần đây [5], đã cảnh báo sẽ có thêm yêu cầu, đòi hỏi và ‘những câu chuyện được coi là nhạy cảm’ từ phía Quốc hội EU khi thảo luận, xem xét thông qua EVFTA bởi lẽ kỳ bầu cử vừa rồi chứng kiến sự lên ngôi của khối xanh, khối tự do, khối xã hội vốn không tha thiết mấy với tự do thương mại.

Bởi vậy câu hỏi khi nào EVFTA hoàn tất để có hiệu lực vẫn còn để ngỏ ở đó và chính quyền còn phải nỗ lực thêm nữa để hoàn tất nửa chặng đường còn lại.

PS : Nói chuyện EVFTA, nghĩ cũng cần liên hệ đôi chút đến EUSFTA - FTA giữa EU và Singapore. Cũng bị trì hoãn vì những trục trặc pháp lý từ phía EU trong năm 2017 (dẫn đến việc tách Hiệp định Bảo hộ Đầu tư IPA ra khỏi FTA) song EUSFTA lại được thông qua nhanh hơn EVFTA, khi mà tháng 10/2018 đã được Hội đồng EU bật đèn xanh và 5 tháng sau đó có được cái gật đầu của Quốc hội EU, giúp Singapore trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên có FTA với EU [6].

Có lẽ chính vì lo ngại những biến động nghị trường của EU sau mùa bầu cử tháng 5/2019 nên Chính phủ Lý Hiển Long đã nỗ lực hoàn tất EUSFTA ngay trong nhiệm kỳ Quốc hội EU khóa trước và giờ thì chỉ cần đợi một số thủ tục mang tính hình thức để hiệp định bắt đầu có hiệu lực.

Trong khi đó, Việt Nam thì vẫn phải chờ.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 26/06/2019 (nguyenanhtuan's blog)

[*] Ai đang cản trở EVFTA ?

[1] http://laodongxahoi.net/bo-lao-dong-tbxh-trinh-chinh-phu-du-thao-du-an-bo-luat-lao-dong-sua-doi-1312414.html

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-40-2019-ND-CP-huong-dan-Luat-bao-ve-moi-truong-413905.aspx

[3] http://vneconomy.vn/viet-nam-phe-chuan-cong-uoc-cua-ilo-ve-thuong-luong-tap-the-20190614155526573.htm

[4] https://www.ecfr.eu/publications/summary/how_to_govern_a_fragmented_eu_what_europeans_said_at_the_ballot_box

[5] https://news.zing.vn/dai-su-eu-evfta-co-the-duoc-ky-vao-cuoi-thang-6-hoac-dau-thang-7-post957125.html

[6] https://www.straitstimes.com/singapore/european-parliament-votes-yes-on-free-trade-partnership-agreements-with-singapore

**********************

Nghị viện Châu Âu có bị độc tài Việt Nam qua mặt ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 26/06/2019

"Thỏa thun EVFTA : mt ngày ti t cho quyn li ca người lao đng" (EU-Vietnam trade deal a bad day for workers' rights) - trang EUobserver cay đắng rút tít ngay sau khi Hi đng b trưởng các nước thuc Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã phê chun vào ngày 25/6/2019 cho vic ký kết không ch EVFTA (Hiệp đnh thương mi t do Châu Âu - Việt Nam) mà còn cả EVIPA (Hip đnh Bo h đu tư vi Liên Hiệp Châu Âu).

evfta1

Toàn cảnh Nghị viện Châu Âu - Ảnh minh họa

Việc phê chun hp tp hai hip đnh thương mi trên s "có nhng hu qu nghiêm trng", và "Trong khi các nhà lãnh đạo t chúc mng mình v mt tha thun đã được thc hin, công dân Châu Âu và Việt Nam không nên b qua nhng người chiến thng thc s trong tha thun đu tư này : các doanh nghip ln và các cá nhân giàu có, mà EU cho phép chiếm đot công lý và dân ch vì li nhun ca h", EUobserver chua chát.

Nhưng thc tế còn ti t hơn nhng gì mà EUobserver đánh giá và d báo.

Cú lừa gt hoàn ho

Chính thể đc tài Vit Nam đã giành mt thng li lobby đáng giá đến mc làm cho không ch y ban Châu Âu mà còn c Hi đng Châu Âu tin rng nó không ch mang li nhng giá trị thương mi quyến rũ cho các doanh nghip trong khi EU, mà còn đang c gng ci thin nhân quyn, vi bng chng là đng đã ch đo quc hi ‘gt’ rt nhanh vi Công ước 98 v tha ước lao đng, đ được EU chp thun cho ký EVFTA và EVIPA.

Công ước 98 là một trong s 3 công ước quc tế còn li ca T chc Lao đng quc tế (ILO) mà chính quyn Vit Nam đã chây ì không chu ký t rt nhiu năm qua. Nhưng vic chính quyn này chu ký và phê chun Công ước 98 tht ra cũng chng có gì đáng ngc nhiên : đây là công ước ‘nh’ nht, tc ít liên đi nht v các điu kin ci thin nhân quyn.

Trong khi đó, chính thể Vit Nam đã gn như pht l hai công ước quc tế còn li v lao đng là Công ước 87 v vic t do thành lp công đoàn đc lp, và công ước 105 v chng cưỡng bc lao đng. Lý do đơn gin là nếu phi chp nhn ký hai công ước còn li này, Vit Nam s phi chính thc công nhn đnh chế công đoàn đc lp - luôn b chính quyn quy chp là ‘din biến hòa bình’ và ‘lt đ chính quyn’, đng thi phi tìm cách sửa đi thc trng có quá nhiu tr em Vit Nam nm trong tình trng phi lao đng trước tui trưởng thành và b cưỡng bc lao đng.

Trong cuộc điu trn v ch đ EVFTA - nhân quyn do y ban Thương mi quc tế Châu Âu t chc vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 ti Brussels, nhiu ngh sĩ như bà Granwander Hainz đã ch thng ra rng nhng li ha v ILO ca Vit Nam ch là li ha suông t trước gi vì chưa có gì được thc hin, cũng như các cam kết v nhân quyn ch toàn có tiêu đ mà không có ni dung c th.

Còn John Sifton - Giám đốc Vn đng, Ban Á Châu ca T chc Theo dõi nhân quyn quc tế (Human Rights Watch) đã cnh báo : "Vi vàng thông qua hiệp đnh thương mi vi Vit Nam s là mt sai lm ln".

Vào đầu năm 2018 khi các cuc đàm phán EVFTA được khi đng tr li, Vit Nam đã ha vi EU s ký và phê chun Công ước 87 trong năm 2020. Tuy nhiên trong thông cáo báo chí ngày 25/6/2019, phía EU lại t ra quá chnh mng v mc thi gian này khi ghi nhn Vit Nam đã ký Công ước 98, và t ra hài lòng mt cách khó hiu khi Vit Nam ch ‘có ý đnh’ ký và phê chun hai công ước 87 và 105 vào năm… 2023.

Một cách nào đó và bng nhng th thut nào đó, những doanh nghip Châu Âu có li nhun đáng k trong EVFTA đã thành công trong vic vn đng y ban Châu Âu - cơ quan đt nng li ích thương mi hơn là nhân quyn - trình cho Hi đng b trưởng Châu Âu đ chp thun vic ký EVFTA và EVIPA.

Còn chính thể đc tài Vit Nam đã đt được thành công đu tiên v EVFTA và EVIPA mà gn như chng phi tr mt cái giá đáng k nào v nhượng b các quyn cơ bn ca người dân.

Chiến thut ‘câu gi’ ca chính quyn Vit Nam liên quan đến vic ký 3 công ước quc tế v lao đng là rt rõ. Ha hn ‘s ký’ t trước cuc điu trn B cho ti nay vn ch là mt li ha chng có giá tr gì. Trong khi đó, Vit Nam va âm thm va công khai vn đng mt s nước Châu Âu nhm tác đng đến Ngh vin Châu Âu đ sm thông qua EVFTA, với toan tính rng nếu vic thông qua này din ra sm trong na cui năm 2019 thì Vit Nam s có luôn EVFTA và EVIPA trong tay mà chng phi ký thêm bt kỳ mt công ước quc tế lao đng nào.

Nếu mi chuyn xy ra đúng theo kch bn trên, Ngh viện Châu Âu - cơ quan có thm quyn cui cùng và mang tính quyết đnh v b phiếu xem xét s phn EVFTA và EVIPA - s b chính th Vit Nam qua mt ngt ngào và trn vn - có giá tr như mt cú la gt hoàn ho.

Nhân quyền vn b bóp nght

Hãy nhớ li, vào ngày 15/11/2018, tức gn mt tháng sau khi chính th đc đng Vit Nam đã tưởng như chc ăn khi y ban Châu Âu đng thun làm t trình cho Hi đng Châu Âu đ xem xét vic ký kết EVFTA vi Vit Nam, Ngh vin Châu Âu đã bt ng tung ra ngh quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyn Vit Nam. Bn ngh quyết này còn cng rn hơn c bn ngh quyết v vn đ nhân quyn Vit Nam mang s hiu 2016/2755(RSP) công b vào tháng Sáu năm 2016.

Toàn bộ ni dung ca bn ngh quyết 2018/2925(RSP) ging ht mt cáo trng toàn diện và đanh thép lên án chính th đc đng Vit Nam v rt nhiu hành vi vi phm nhân quyn trm trng v t do tôn giáo, t do biu đt, t do ngôn lun, t do báo chí, nn bt b người hot đng nhân quyn, không chu ký kết các công ước quc tế v lao động…

Sau khi EVFTA bị Hi đng Châu Âu hoãn vô thi hn vào tháng 2 năm 2019 mà ngun cơn thc cht là vô s vi phm nhân quyn ca Hà Ni, Nguyn Phú Trng và b su B Chính tr ca ông ta đã phi tìm ra li thoát. Mt ln na, trong rt nhiu ln, Hà Nội li ha hn ‘s ci thin nhân quyn’, dù đã chng có bt kỳ ln nào trước đó li cam kết này được biến thành hành đng, thm chí gii công an tr Vit Nam còn hành đng ngược li khi gia tăng bt b gii bt đng chính kiến trong giai đon gn nht từ giữa năm 2016 đến nay.

Vậy Vit Nam đã ‘ci thin nhân quyn’ ra sao ?

Cho tới gi phút này, không khí đàn áp nhân quyn Vit Nam vn đc st như mt thùng thuc súng. Chưa có bt kỳ mt du hiu nào cho bt kỳ mt ‘ci thin nhân quyn’ nào, dù ch mang tính mị dân hoc đ đi phó vi cng đng quc tế.

Ngay sau khi Đối thoi nhân quyn Vit - M kết thúc vào tháng 5 năm 2019, công an Vit Nam li gia tăng bt b nhng người hot đng nhân quyn và xã hi dân s. Nhà giáo Nguyn Năng Tĩnh Ngh An là một trong những v b bt giam mi nht.

Trong khi đó, hầu hết các quyn cơ bn ca người dân như t do hi hp và lp hi, t do biu tình, t do báo chí, t do tôn giáo… vn b nhà cm quyn bóp nght.

Ngoài việc Vit Nam pht l hai công ước quc tế còn li v lao đng mang s 87 và 105, vic sa đi B Lut Lao đng cũng trí trá và ma mãnh không kém khi d tho này tuyt đi không đ cp đến khái nim ‘công đoàn đc lp’, trong khi dng lên mt núi th tc hành chính đ làm nn lòng nhng công nhân mun t tay thành lp công đoàn phi nhà nước.

Liệu Ngh vin Châu Âu có biết được toàn b ‘quy trình’ mà chính th Vit Nam đã tìm cách qua mt h hay không ?

Không hề d ‘ăn’ EVIPA

Hy vọng còn li cho nhân quyn Vit Nam liên quan EVFTA đang tùy thuc vào thái đ ca Ngh vin Châu Âu, bi cơ quan này s b phiếu quyết đnh có thông qua EVFTA hay không.

Thực ra, EVFTA có th được ký kết và phê chun trước EVIPA vì đây ch là hip đnh mang tính ‘khung’. Đ EVFTA được thông qua, ch cn có s chp thun ca các cơ quan như y ban Thương mi Châu Âu, Cng đng Châu Âu và cui cùng là Ngh vin Châu Âu.

Song với EVIPA thì li nghiêm khc hơn nhiu. Khác nhiu vi EVFTA, EVIPA mi chính là cái mà mt chính th luôn mun ‘ăn sn’ và ‘ăn đm’ như Vit Nam cn kíp. Nhưng muốn có được EVIPA đ mang li li nhun c th ch không phi môt th danh d tru tượng và an i như EVFTA, Vit Nam li cn ‘vn đng’ đ 28 quc gia thành viên ca khi EU, mà nếu 4 trong s các quc gia đó không đng ý thì EVIPA không th được ký kết và phê chuẩn, cũng đng nghĩa vi EVFTA s ‘toi’ dù có được EU phê chun.

Sẽ hoàn toàn không d dàng đ mt chính th đc tài mà lươn lo đã tr thành bn cht có th thuyết phc các quc gia Châu Âu thông qua EVIPA, bi nhng quc gia này đã ngày càng nhn ra bn cht đó, nht là đã được ‘m mt’ qua v bt cóc Trnh Xuân Thanh và quá nhiu vi phm nhân quyn đã tr thành h thng ca chính th Vit Nam.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 26/06/2019

**********************

Phái đoàn EU tại Việt Nam ‘đóng góp’ gì trong việc vội ký EVFTA ?

Thường Sơn, VNTB, 26/06/2019

Cuối năm 2018, một quan chức cao cấp của Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam (EEAS) từ Hà Nội bay vào Sài Gòn để gặp vài nhà tranh đấu nhân quyền. Thế nhưng cuộc gặp này té ra không phải là quan chức đó quan tâm gì đến phong trào đấu tranh cho quyền con người ở Việt Nam, mà lại là việc ông ta tìm cách thuyết phục những người bất đồng chính kiến rằng ‘Việt Nam đã có tự do ngôn luận và tự do báo chí hơn’ và ‘nên ủng hộ sớm thông qua EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam)".

evfta2

Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.

Đến tháng 5/2019, trong bối cảnh EVFTA vẫn bị hoãn bởi Hội đồng Châu Âu mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền của Hà Nội, ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam - chợt hào hứng thông báo với một tờ báo quốc doanh là Nhịp Cầu Đầu Tư : "Cao ủy Thương mại Châu Âu dự kiến họp thông báo những nội dung liên quan đến EVFTA vào ngày 28/5. Theo kế hoạch, Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua quy định cho phép việc ký kết hiệp định này vào ngày 25/6. Nhiều khả năng, lễ ký EVFTA sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27 hoặc 28/6".

Sau đó, quả thực Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã có một cuộc họp vào ngày 28/5/2019 về EVFTA. Một tháng sau, vào ngày 25/6/2019, EU đã có thông cáo báo chí về việc Hội đồng bộ trưởng các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu đã phê chuẩn vào cho việc ký kết không chỉ EVFTA mà còn cả EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu) sẽ được ký vào cuối tháng 6 năm 2019.

"Thỏa thuận EVFTA : một ngày tồi tệ cho quyền lợi của người lao động" (EU-Vietnam trade deal a bad day for workers' rights) - trang EUobserver cay đắng rút tít. Việc phê chuẩn hấp tấp hai hiệp định thương mại trên sẽ "có những hậu quả nghiêm trọng", và "Trong khi các nhà lãnh đạo tự chúc mừng mình về một thỏa thuận đã được thực hiện, công dân Châu Âu và Việt Nam không nên bỏ qua những người chiến thắng thực sự trong thỏa thuận đầu tư này : các doanh nghiệp lớn và các cá nhân giàu có, mà EU cho phép chiếm đoạt công lý và dân chủ vì lợi nhuận của họ" - EUobserver chua chát.

Bruno Angelet là một trong những quan chức Châu Âu vẫn thường biểu thị sự nôn nóng về EVFTA được ký kết phê chuẩn càng sớm càng tốt, nhưng phát ngôn và hành động của ông lại không mấy quan tâm đến các điều kiện về cải thiện nhân quyền. Rất ít khi Bruno Angelet gặp gỡ và chia sẻ với giới đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam.

Đó là một thực tế đáng buồn nếu đối chiếu với các tiêu chuẩn dân chủ và nhân quyền của những quốc gia đi đầu trong khối EU. EVFTA đang tiếp cận Việt Nam, song trên tất cả là tương lai tung bay của ngọn cờ nhân quyền trong hiệp định này, nhưng dường như Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội vẫn chẳng có một bước tiến đáng chú ý nào về những điều kiện nhân quyền cho Việt Nam mà Nghị viện Châu Âu đang ra công đòi hỏi.

Còn chính thể độc tài ở Việt Nam đã giành một thắng lợi lobby đáng giá đến mức làm cho không chỉ Ủy ban Châu Âu mà còn cả Hội đồng Châu Âu tin rằng nó không chỉ mang lại những giá trị thương mại quyến rũ cho các doanh nghiệp trong khối EU, mà còn đang cố gắng cải thiện nhân quyền, với bằng chứng là đảng đã chỉ đạo quốc hội ‘gật’ rất nhanh với Công ước 98 về thỏa ước lao động, để được EU chấp thuận cho ký EVFTA và EVIPA. Việc chính quyền này chịu ký và phê chuẩn Công ước 98 thật ra cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên : đây là công ước ‘nhẹ’ nhất, tức ít liên đới nhất về các điều kiện cải thiện nhân quyền.

Trong khi đó, chính thể Việt Nam đã gần như phớt lờ hai công ước quốc tế còn lại về lao động là Công ước 87 về việc tự do thành lập công đoàn độc lập, và công ước 105 về chống cưỡng bức lao động.

Trong cuộc điều trần về chủ đề EVFTA - nhân quyền do Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu tổ chức vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 tại Brussels, nhiều nghị sĩ như bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể.

Còn John Sifton - Giám đốc Vận động, Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) đã cảnh báo : "Vội vàng thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ là một sai lầm lớn".

Nghị viện Châu Âu - cơ quan có thẩm quyền cuối cùng và mang tính quyết định về bỏ phiếu xem xét số phận EVFTA và EVIPA - đang đối diện nguy cơ bị chính thể Việt Nam cùng sự ‘tiếp tay’ của EEAS, qua mặt ngọt ngào và trọn vẹn - có giá trị như một cú lừa gạt hoàn hảo.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 26/06/2019

Quay lại trang chủ
Read 710 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)