Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/07/2019

Bàn về hiện tượng khủng hoảng Phật giáo quốc doanh

Phùng Hoài Ngọc

Bàn về hiện tượng khủng hoảng Phật giáo quốc doanh và đời sống âm nhạc qua ca khúc nhái "Độ Ta Không Độ Nàng"

Tình trạng "âm nhạc xã hội chủ nghĩa Việt Nam" hiện nay đang dở cười dở khóc trong sự đa dạng nhưng đã chứa mầm bệnh hoạn và sự cưỡng cầu, áp đặt. 

phatgiao1

Khủng hoảng Phật giáo quốc doanh và đời sống âm nhạc qua ca khúc nhái "Độ Ta Không Độ Nàng"

Có điều lạ là tình trạng bệnh hoạn rối loạn xu hướng này cũng giống như Trung Quốc, giống từ nền chính trị bế tắc hoảng loạn giống đi.

Nhạc "cách mạng truyền thống" thì không ai chịu hát. Lễ hội, kỷ niệm nhà cầm quyền phải bỏ tiền catse lớn ra thì ca sĩ mới nhận sô. Nếu tiền ít họ sẽ cáo bệnh, cáo bận không nhận lời. Ai chịu hát thì được tính điểm để xét "nghệ sĩ ưu tú, nhân dân".

Mốt hát nhạc tiếng Anh vừa hát ca vừa học tiếng nghe còn hợp lý. Tuy nhiên đôi khi cũng đã quá đà trong các cuộc thi âm nhạc. Âm nhạc trong bản chất là tiếng nói trực tiếp của tâm hồn. Có khi người ta còn cất tiếng hát cả trong vô thức.

Cách đây mấy năm Trung Quốc nổi lên bài hát "Con bướm xinh" lời Việt (nguyên tác : China chachacha) 60 năm bị bỏ quên theo điệu nhạc Tây rất vớ vẩn, từ nhạc sến đến ca từ sáo rỗng. Vậy mà người Việt cũng học mót cho được, mấy kẻ dư luận viên còn dắt nhau đem ra Bờ Hồ hát trước tượng đài Lý Thái Tổ để cản phá người biểu tình yêu nước… Vậy mà nhà cầm quyền văn hóa Hà Nội toét miệng cười hềnh hệch, không hề khuyến cáo ngăn cản.

Trước khi đổ bộ về Việt Nam, ca khúc "Độ ta không độ nàng" đã làm mưa làm gió tại Trung Quốc, trở thành trào lưu hát lại, phổ lại (cover) của cộng đồng mạng xứ này.

Tác giả có nghệ danh Cô Độc Thi Nhân, cũng là người hát đầu tiên. Kế tiếp do ca sĩ Tô Đàm Đàm và Giai Bằng song ca, quảng bá mạnh hơn trên mạng. 

Bài hát được sáng tác dựa trên cảm hứng nhớ về thời thơ ấu làm đệ tử ở chùa Thiếu Lâm. Anh được đưa tới chùa để tu tâm dưỡng tính, được sư phụ rèn luyện để trở thành người nhân hậu.

Nhiều người phê phán rằng : những câu chữ đầy vẻ ngôn tình trong bài hát như "vạn dặm tương tư", "không thể quay đầu", "mộng này tan theo bóng Phật, trả lại người áo cà sa"trái với hình tượng một người tu sĩ theo Phật pháp.

Cũng có nhiều ý kiến bênh vực cho rằng bài hát trong phần nhạc phim (Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh) nói lên nỗi lòng của nhân vật, chứ không có ý báng bổ gì Phật pháp. Hiện tại bài hát vẫn đang là xu hướng (trend) trên mạng xã hội Việt và tạo nhiều bình luận.

Ở Việt Nam, quá nhiều những bản cover của các ca sĩ nổi tiếng, khiến nhiều người không biết nguồn gốc củabản này là từ đâu. Bản "Độ ta không độ nàng" lời Việt đã được đăng tải trên YouTube vào cuối tháng 4/2019.

Trào lưu Độ ta không độ nàng trở thành hiện tượng chưa từng có. Mỗi ngày, có đến hàng chục bản cover được ra đời. Dù chưa có thống kê chính thức, nhưng tổng số bản hát lại ca khúc nhạc Hoa lời Việt này đã lên con số hàng trăm và chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Phật giáo Trung Quốc phát triển mạnh hơn mặc dù không sớm hơn nước ta. Sau đó trở thành nguồn quảng bá lâu dài sang Việt Nam do các yếu tố địa lý, lịch sử, ngôn ngữ. Tuy nhiên yếu tố mê tín phát sinh từ Đạo Phật cũng mạnh hơn Việt Nam. Và bây giờ dường như trong tình trạng bế tắc lý tưởng xã hội, lý tướng "cách mạng", Phật giáo cơ hồ lại bùng phát cao trào mới ở cả hai nước. Đức Phật vốn là nhà triết học, nhà tâm lý học, nhà giáo dục, đã tìm ra lối sống tu hành và thực hành được coi là ổn định nhất, căn bản nhất. 

Tuy nhiên vì quá mê tín, Phật giáo đã nâng cấp ngài lên thành bậc siêu nhân có năng lực siêu phàm có thể "độ" con người vượt qua mọi khó khăn, đạt nguyện vọng. (độ : nghĩa hẹp : đưa người từ bờ này qua bờ kia. Nghĩa rộng : giúp đỡ người đạt mục tiêu trong cuộc sống). Theo quan điểm Đạo Phật gốc thì : lời dạy của đức Phật tổ giúp phật tử thấu hiểu và tự thực hành. Thực hành được là tự "độ" mình. Cho nên mọi sự "cầu xin" mà thụ động ngồi chờ thì không thể đạt. Một số giáo hội xứ này xứ kia có xu hướng lợi dụng mê tín để trục lợi, đã bị công luận chí trích phê phán. Cũng có giáo hội, nhà chùa thiên về làm từ thiện và giáo dục đạo đức sớm cho trẻ em, đó là điều tốt đáng biểu dương. Công việc đó có ích, nhất là trong tình trạng nền giáo dục chính thống lơi là việc giáo dục đạo đức cho học sinh dưới "mái trường xã hội chủ nghĩa" ở các nước cộng sản.

Với những tâm tư vương vấn "tiếng mõ xưa rối loạn" thì bản cover của Phương Thanh sửa lại là :

"Cuộc đời nay mai hợp tan

Tiếng mõ câu kinh chớ loạn

Bồ đề chuyên tâm hỡi nàng

Hồng trần thoáng chốc rồi qua

Oán tình xin đừng tiếp

Phàm trần này đâu mãi đâu

Nguyện thầm tay chuông tay mõ/Phá nát si mê cõi đời

Hỉ nộ ái ố sẽ qua

Cố tĩnh tâm hơn nhé nàng

Lạy phật con xin kiếp này

Ngày ngày chánh pháp tịnh tu

Tự thân nàng hãy cứu độ nàng"…

Sau thời gian ca khúc "Độ ta không độ nàng" làm mưa làm gió trên mạng xã hội, nhiều tăng ni, Phật tử đã bày tỏ những quan điểm không đồng tình với lời của ca khúc. 

Độ Ta Không Độ Nàng (渡我不渡她) - Hamlet Trương, Lyrics Video

Lời Việt bài hát "Độ ta không độ nàng" do Tuyên Chính viết tạo hình ảnh quá tiêu cực, bi quan, chán chường và tuyệt vọng của một tu sĩ mới tu (tiểu tăng, 小僧) đã lỡ rơi vào cõi yêu đương không lối thoát, đến độ phải giết hoàng tử kẻ tạo ra cái chết tự tử của người mình yêu là quận chúa bằng một lưỡi kiếm. Hành vi hận tình, trả thù tình của vị tu sĩ mới tu, dù chỉ là hư cấu trong nhạc khúc, trong phim là vi phạm luật phật. Việc phổ biến lời ca bạo lực, phạm pháp là "vẽ đường cho hươu chạy". Rất nhiều chàng trai, cô gái mới lớn thất tình nếu bị cuốn vào lời ca sẽ trở thành bản sao của lời ca đó và bắt chước lối ứng xử tiêu cực, bí lối và đầy bạo lực".

Thượng tọa Thích Nhật Từ đã đặt lời mới cho ca khúc này với tựa sửa đổi hẳn "Đời ta từ nay không lụy sầu" do Quách Tuấn Du thể hiện. Theo đó, Thượng toạ Thích Nhật Từ cho hay : "Tôi dịch ca khúc Độ ta không độ nàng sát với nguyên văn để độc giả có thể thấy bản nguyên tác tiếng Trung không ngôn tình da diết, bi quan, bế tắc như phiên bản Việt do Tuyên Chính viết lời, có thể tạo ra nhiều tác hại đối với giới trẻ Việt Nam.

Thực ra thượng tọa tiến sĩ Thích Nhật Từ nhận xét chưa thích hợp. Chúng tôi dịch sát nguyên văn ca từ sau đây để thấy bản gốc Trung Hoa cũng sướt mướt, oán trách Đức Phật như các bản nhái Việt Nam :

渡我不渡她

"Độ ta, không độ cô ấy"

nhạc và lời : Cô Độc Thi Nhân

我前几世种下,不断的是牵挂 小僧回头了嘛诵经声变沙哑 这寺下再无她菩提不渡她 几卷经文难留这满院的冥

Tôi đã vương giống tình mấy kiếp trước, không cắt được sự nhớ nhung. Sư trẻ quay đầu nhìn lại, giọng tụng kinh rè rè khàn khàn Chùa này lại không bóng nàng, Bồ đề không độ nàng. Mấy quyển kinh sách khó nhớ, những giấc mơ nở đầy nhà chùa.

你离开这个家爱恨都无处洒 还能回头了嘛看你微笑脸颊 怎能脱下袈裟来还你一个家 为何渡我不渡

Nàng rời khỏi ngôi nhà này, yêu và hận không có nơi nhỏ lệ. Còn có thể quay đầu lại không ?

Nhìn vào đôi má nàng cười  Làm sao cởi áo cà-sa, trả cho nàng một căn nhà. Vì sao độ tôi, không độ nàng ?

(người dịch lược bỏ 6 đoạn quanh quẩn như vậy)

钟再敲几下不渡世间繁花 我也低头笑着再不见你长发 问佛祖啊 :渡千百万人家 为何渡我不渡

"Chuông sớm lại buông mấy tiếng, chẳng độ cho thế giới phồn hoa.

Ta cũng cúi đầu cười, lại chẳng thấy mái tóc dài của nàng

Cười hỏi : Đức Phật độ cho cả thiên hạ

vì sao không độ nàng ?"

Kết

Hãy đánh giá bản nhạc gốc. Đó là một ca khúc nhạc nhẹ mà ca từ quá dài dòng đã là kém chất lượng rồi, chưa bàn đến nội dung tư tưởng thẩm mỹ.

Suốt nửa năm qua, hàng trăm ca khúc dịch lời và nhái ở Việt Nam bám theo bản gốc đã đi vào thương mại, kể cả bản lời ca đầy thiện chí của Thích Nhật Từ và ca sĩ Phương Thanh cũng đều phạm luật bản quyền.

Giới showbiz Trung Quốc đã gửi công hàm phán đối và đòi Việt Nam thực hiện bản quyền. Nhà cầm quyền Việt Nam đã phát thông báo cho các cơ sở kinh doanh băng đĩa và biểu diễn thực hiện trả bản quyền tất cả bản nhái và bản cover.

Phùng Hoài Ngọc

Nguồn : VNTB, 23/07/2019

Quay lại trang chủ
Read 812 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)