Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/07/2019

Hạ nguồn sông Mekong khô cạn vì Trung Quốc trả thù hay thiên tai ?

Nhiều tác giả

Chờ mùa nước nổi và 'đợi' tầm nhìn của Bộ Chính trị

Thảo Vy, VNTB, 27/07/2019

Ở Việt Nam, mọi vấn đề mang tính chiến lược khi được đánh giá ‘thành công’, thì đều cho rằng đó là nhờ tầm nhìn mang tính quyết định của Bộ Chính trị. Điều 4, Hiến pháp 2013 đã ‘mặc định’ vậy.

kho1

Mất mùa là tại thiên tai...

Chờ mùa nước nổi

Người miền Tây nói rằng bao đời nay nước tràn đồng mang theo biết bao huê lợi thiên nhiên dành cho xứ sở này. Ruộng đồng nhờ mùa nước nổi mà đỡ tốn bạc tiền cho phân bón, thuốc trừ sâu ; nhứt là thời gian trước năm 1975, miền Tây chỉ làm lúa một mùa dài đến 6 tháng trời, phù hợp với xứ này chỉ có hai mùa mưa, nắng.

Thuở ấy với nông dân miệt đồng, lễ Hạ điền tổ chức vào đầu mùa mưa, có ý nghĩa như là lễ xuống đồng, khai trương việc cày cấy. Lễ Thượng điền cử hành vào cuối mùa mưa, lúc đã thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

Vừa làm vừa chơi là vậy. Khi con nước về, mùa lúa xong rồi, người ta quay qua chài lưới, thả câu và… ăn nhậu. Rất nhiều món ngon chế biến từ cá, từ các sản vật mùa nước nổi cũng đến từ năm rộng tháng dài đó. Thế rồi ‘ngày thống nhất’, vựa lúa miền Nam vừa phải ‘nuôi’ người anh em miền Bắc, vừa phải gánh nợ vay trong chuyện mua súng ống đạn dược của miền Bắc thời huynh đệ tương tàn. 

Vậy là phải làm thêm vụ hai, và ‘đắp kênh bao ngăn lũ’ để một năm làm được tới 3 vụ. Đất đai bị bóc lột còn hơn thời địa chủ - tá điền như trong tuồng cải lương Tiếng hò sông Hậu. Giống lúa ngắn ngày của canh tác 3 vụ thường cho gạo không ngon. Thuốc trừ sâu, phân bón hóa học được dịp đổ xuống ruộng đồng để lúa có thể đủ sức ‘tốt 3 vụ’. Môi trường giờ đây liên tục bị nhiễm độc, dẫn tới cá tôm tự nhiên ngoài ruộng đồng, sông rạch dần cạn kiệt.

"Mấy ông Bộ Chính trị còn sống hay đã chết, quá khứ hay hiện tại đều cần phải nhìn rõ chuyện đã có tầm nhìn không qua ngọn cỏ ấy đối với miệt sông nước miền Tây. Không dũng cảm nhìn nhận lại những vết đổ, thì làm sao tránh được sai lầm tiếp theo ?" Ông Hai, một lão nông tri điền ở huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ nói. 

Bàn về cái sai ấy như lời ông Hai – một lão nông xuất thân là sĩ quan công an thời Cần Thơ còn nằm chung địa giới hành chánh với tỉnh Hậu Giang, Tiến sĩ Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên của trường Đại học Cần Thơ, cho biết ngay tại đồng bằng sông Cửu Long có 2 vùng trữ lũ rất lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, được xem là 2 túi nước điều hòa cho đồng bằng.

"Nhưng nhiều năm trước, do chạy theo sản lượng lúa, chúng ta đã đắp rất nhiều đê bao để ngăn không cho nước lũ tràn vào khu vực này, để tăng diện tích canh tác lúa vào mùa lũ lên. Cái đó làm cho không gian trữ nước của đồng bằng bị thu hẹp, lượng nước ngọt không giữ lại được, mùa hạn đến thì lượng nước tại chỗ không còn đủ để bổ sung cho sông Hậu, sông Tiền đẩy bớt nước mặn ra biển. Và càng vào mùa khô hạn thì xâm nhập mặn càng sâu vào nội đồng", ông Ni diễn giải.

Thượng điền tích thủy hạ điền khan !

Câu nói này không liên quan gì đến hai nghi thức lễ như nêu ở trên. Hiện tại thượng nguồn các dòng sông, các con suối, người ta tiến hành ngăn đắp để làm thuỷ điện. Khi thượng nguồn tích nước các tua bin chạy sản xuất ra dòng điện, lượng nước đổ về hạ nguồn ngày một ít hơn, trong khi nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất ở vùng hạ nguồn ngày một lớn hơn. Thượng điền tích thủy, hạ điền khan là vậy.

Tin tức từ báo chí Thái Lan, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết đã yêu cầu Trung Quốc, Lào, Myanmar xả nước vào sông Mekong, và sẽ tiếp tục đàm phán về nước trong bối cảnh hơn một nửa đất nông nghiệp của Thái Lan đang thiếu nước.

Tổ chức Mekong Freedom Network của Thái Lan nhận định với 8 đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Trung Quốc đã chặn 40 tỷ m3 nước sông Mekong là thủ phạm chính khiến mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục.

Một nghiên cứu khoa học của Việt Nam cho thấy tổng lượng phù sa bùn cát và dinh dưỡng bị giảm tới 65% và nếu tính chung cả các thủy điện thượng nguồn phía Trung Quốc, lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn lại khoảng 15 triệu tấn, chưa đến 10% so với điều kiện tự nhiên ; xâm nhập mặn sẽ gia tăng tại hầu hết các vùng ven biển.

Nếu tính thêm tác động của bậc thang 11 công trình thủy điện dòng chính ở hạ lưu vực sông Mekong và của các công trình thủy điện dòng nhánh sông Mekong, tổng lượng phù sa bùn cát hàng năm giảm tới 80%.

"Tôi không biết trong những lần hai tổng bí thư Đảng cũng như hai Nhà nước của Trung Quốc và Việt Nam gặp nhau, phía Việt Nam có lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc vụ độc chiếm Mekong hay không ? Chỉ rõ là ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là ngài Prayut Chan-o-cha. Tôi chưa thấy "bản tin tham khảo hạn chế" nào mà dịch vụ Thông Tấn Xã cung ứng cho báo chí, có dẫn tin tức chuyện Việt Nam đã phản ứng vụ việc này ở cấp Đảng và cấp Nhà nước đối với Trung Quốc". Biên tập viên M.T của tạp chí chuyên ngành cảng biển, nhận xét.

Trong danh sách thành viên Bộ chính trị có tên ông Nguyễn Xuân Phúc, và người đứng đầu Bộ này thì hiện không chỉ ‘buông rèm chấp chính’, mà còn giữ im lặng cam chịu trước mọi ngang ngược gây hấn trên Biển Đông cho tới độc chiếm sông Mekong từ ‘bạn vàng’ Trung Quốc.

"Tôi từng mơ mộng sẽ biên tập bản tin đại khái vầy : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chỉ thị Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát hành Công hàm gửi chính phủ Trung Quốc yêu cầu chấm dứt việc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam ; đồng thời, Trung Quốc phải có trách nhiệm trong sử dụng chung tài nguyên nước của sông Mekong. 

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có Bị vong lục (Memorandum) tuyên bố, khẳng định lại lập trường của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề Biển Đông và sông Mekong gửi đến Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường". Biên tập viên M.T bày tỏ. 

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 27/07/2019

*******************

Việt Nam phải mạnh mẽ đối với các nước thượng nguồn Mekong dù đó là nước nào !

Thanh Trúc, RFA, 26/07/2019

Dòng Mekong dài hơn 4.300 km, xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lad, Campuchia và Việt Nam.

kho2

Bé trai bắt cá trong một con kênh khô cằn ở quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 8/3/2016. AFP

Mới đây, các tổ chức dân sự ở Thái Lan cảnh báo 8 đập thủy điện trên lãnh thổ Trung Quốc giữ nước lại là nguyên nhân khiến mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục. Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường còn gởi kiến nghị lên Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission-MCR) của Thái Lan yêu cầu rà soát lại những dự án thủy điện sẽ được xây thêm trên dòng Mekong.

Ban Việt Ngữ có cuộc phỏng vấn với ông Brian Eyler, tác giả cuốn The Last Days of Mighty Mekong, tạm dịch "Những ngày cuối cùng của dòng Mekong hùng vĩ". Ông Brian Eyler là giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Stimson ở Washington DC. Tháng trước ông từng có mặt trong các cuộc họp của MRC Ủy hội sông Mekong ở Thái Lan, Lào và Việt Nam.

-------------------

Thanh Trúc : Thưa ông Brian Eyler, Mekong Freedom Network của Thái Lan mới đây cho biết 8 đập thủy điện của Trung Quốc giữ lại khoảng 40 tỷ mét khối nước khiến mực nước sông Mekong xuống đến mức kỷ lục trong vòng 100 năm qua. Thưa ông nghĩ sao về cảnh báo này ?

Brian Eyler : Tôi đọc thấy thông báo 8 con đập trên phần lãnh thổ Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong gây hạn hạn nên phải nhanh chóng kiểm chứng một số dữ liệu. Đúng hiện đang xảy ra tình trạng hạn hán nặng nề tại khu vực Mekong. Đó là hậu quả của nhiều tác nhân gộp lại. Hoạt động đầu tiên của tôi với tư cách là người đang làm việc để cổ xúy cho những phương cách phát triển thông minh hơn cho khu vực Mekong có thể thay thế cách xây dựng những đập thủy điện như hiện tại thì trước hết tôi nhắc lại là có đến 11 con đập trên phần sông Mekong chảy qua Trung Quốc đã hoàn tất. Mọi người cần được cập nhật bản đồ của tất cả những đập đó cũng như thông tin liên quan. Tổng cộng tất cả những đập đó có thể giữ lại hơn 40 tỷ mét khối nước ; tuy nhiên do trong thời điểm hạn hán số lượng nước trữ lại đó có thể ít hơn. Dẫu thế, việc trữ nước ở các đập như vậy đều có thể góp phần làm ảnh hưởng đến hạ nguồn.

Nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán khốc liệt ở khu vực Mekong.

Thanh Trúc : Trong đánh giá mới đây ông thì có rất nhiều khả năng mực nước sông vào ngày 19/7/2019 là thấp nhất từ trước đến nay, ít nhất là trong một thế kỷ qua. Các đập thủy điện ở Trung Quốc đã xây dựng và vận hành từ nhiều năm, tại sao đến năm nay mực nước mới xuống thấp đến mức kỷ lục như thế, liệu có nhân tố ảnh hưởng nào khác không ?

kho3

Các con đập trên sông Mekong vào tháng 7/2019. Courtesy of Stimson

Brian Eyler : Tôi xin có một phân tích nhanh ; hãy xem những hình ảnh chụp từ vệ tinh đợt hạn hán được cho là tồi tệ nhất lịch sử hồi tháng Tư 2016 rồi so sánh với những dữ kiện trong tháng Bảy 2019 này tôi thấy mực nước sông Mekong tại khu Tam Giác Vàng xem ra còn thấp hơn cả mực nước thấp của vụ hạn hán lịch sử năm 2016.

Những tác nhân cộng hưởng gây nên tình trạng hạn hán như hiện nay được trình bày theo thứ tự tác động. Thứ nhất hiện tượng khí hậu El Nino ảnh hưởng đến khu vực xét về lượng mưa trong mùa khô chuyển sang mùa mưa. Điều quan trọng cần lưu ý là vào tháng Năm, tháng Sáu mỗi năm thì khu vực Mekong chuyển từ mùa khô hay rất khô sang mùa mưa cực nhiều. Tác nhân El Nino làm mùa khô kéo dài ra.

Biến đổi khí hậu cũng là tác nhân ảnh hưởng đến thời gian ngắn hay dài của mưa mùa. Đã có tiên đoán là tình trạng biến đổi khí hậu khiến mùa mưa ngày càng ngắn đi mỗi năm, sự ngắn đi này được thấy rõ trong năm nay và tác động của nó trong tương lai cần được nghiên cứu kỹ hơn. Về phần các đập thủy điện tích tụ nước trên thượng nguồn Mekong thì đập Xayabury ở mạn Bắc nước Lào đang vận hành thử nghiệm và đã giữ lại một lượng nước lớn cũng phần nào góp sức hạ thấp dòng nước. Tác nhân tiếp là những đập thủy điện lớn của Trung Quốc. Đập tác động nhiều đến hạ nguồn mà chúng ta xem xét đến là đập Cảnh Hồng. Việc xả nước của đập này tác động đến dòng chảy xuống hạ nguồn.

Sau hết, với hơn 60 đập thủy điện đã hoàn tất ở Lào trên các chi lưu của dòng Mekong. Ngoài ra còn hơn 60 đập khác nữa đang được xây dựng. Tất cả những tác động như thế cùng gộp lại tạo đợt hạn hán gây hại nhiều nhất cho những cộng đồng dân cư sống dọc Sông Mekong ở Lào, Thái Kampuchia và Việt Nam.

Thanh Trúc : Thế nhưng người ta vẫn tiếp tục cho rằng các đập thủy điện khổng lồ ở Trung Quốc là thủ phạm chính làm cạn dòng Mekong trong mùa nắng nóng. Theo ông các đập thủy điện của Trung Quốc vận hành tra sao, à mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào đối với các nước hạ du ?

kho4

Ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Stimson ở Washington DC, và phóng viên Thanh Trúc tại studio của RFA hôm 24/7/2019. RFA

Brian Eyler : Hãy nói về những đập thủy điện của Trung Quốc trước khi đề cập đến các đập nói chung. Hệ thống thủy điện của Trung Quốc là những đập lớn, thâu tóm lượng nước khổng lồ của dòng Mekong. Hệ thống thủy điện Xayabury của Lào ở phía dưới cũng lớn không kém. Còn những đập trên các chi lưu thì nhỏ hơn.Tất cả những đập thủy điện này gây tác động đáng kể nếu không được vận hành phù hợp. Như vào mấy tuần qua, đập Cảnh Hồng không xả nước hay xả nước ít hơn nó thường thực hiện vào mùa mưa. Điều này có thể do nhu cầu nước của đập này được ưu tiên hơn nhu cầu của dưới hạ lưu. Nhà máy có thể thu lợi từ việc phát điện phục vụ các cộng đồng và thành phố quanh khu vực nơi đông đúc dân cư mà ước tính lên đến chừng 600 ngàn đến 800 ngàn và tăng rất nhanh. Tuy nhiên tôi không chắc mấy về con số dân này. Do đó thật không may vì nhu cầu của vùng đập này gây tác hại đến cho nơi khác. Điều này cũng tương tự như những đập thủy điện dưới hạ nguồn.

Trong thời điểm khô hạn thiếu nước này, các đập này phải duy trì chức năng phát điện, nếu không họ mất tiền. Do vậy mỗi đập thủy điện đều hành xử theo cách không xem xét đến nhu cầu của những đập ở dưới hạ nguồn dòng sông, có nghĩa là họ giữ nước lại.

Tác động tích hợp của tất cả : đập Cảnh Hồng giữ nước, đập Xayaburi thử nghiệm vận hành cũng giữ nước, cộng với hơn 60 đập ở Lào, một đập ở Campuchia, cũng như những con đập ở thượng nguồn trung phần Việt Nam, Thái Lan ; tất cả gộp lại gây tác động lớn đến dòng chảy hạ nguồn nước và thực sự làm trầm trọng thêm các vấn đề trong thời kỳ hạn hán..

Thanh Trúc : Thưa ông Brian Eyler, năm 2016 Việt Nam đã phải đối diện một trận hạ hán nghiêm trọng và lịch sử. Theo ông tình hình hạn hán Việt Nam năm 2019 này và những năm tới nữa sẽ như thế nào khi các đập lớn ở Trung Quốc và Lào vận hành ráo riết và còn nhiều chục con đập khác đã lên kế hoạch xây dựng ?

Brian Eyler : Tôi nghĩ cần nhiều nhiều nghiên cứu sâu hơn để có thể đoan chắc về những tác động tạo nên hiệu ứng đáng nói hiện nay là El Nino cộng với việc Xayaburi của Lào chạy thử nghiệm cộng thêm sự giữ nước lại của đập Cảnh Hồng phía Trung Quốc.

Đối với tác động mưa mùa, chúng ta biết tiểu vùng Mekong đang chuyển từ khí hậu mùa khô sang khí hậu mùa mưa lẽ ra phải bắt đầu từ cuối tháng Năm đầu tháng Sáu. Đáng tiếc và đáng quan ngại là mùa mưa tính đến lúc này vẫn chưa xảy ra. Còn nhớ cùng thời kỳ này năm ngoái Mekong không thiếu nước vì những cơn bảo nhiệt đới liên tục khiến Lào bị vỡ đập vì lượng nước tích tụ quá nhiều trong các hồ chưa. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác dẩn đến vỡ đập, tuy nhiên vào năm ngoài lượng nước quá nhiều. Số liệu cho thấy như thế. Và phổ dữ liệu rất lớn từ năm này sang năm khác khiến khó có thể quyết định về tác động.

Ủy Hội Sông Mekong thì vẫn phải liên tục theo dõi và tiếp tục nghiên cứu về những tác động của các đập trên dòng chính Mekong và cả trên các chi lưu. Đáng nói là theo dự kiến khoảng 500 đập sẽ được xây lên trong tương lai. 500 con đập là điều khó có thể tưởng tượng trên dòng sông Mekong này. Không ai rõ tác động nào sẽ đến ; nhưng thật là đáng sơ.

Thanh Trúc : Ông nghĩ Việt Nam phải làm gì hầu giảm bớt tác động tai hại từ những đập thủy điện thượng nguồn ?

Brian Eyler : Phải chăng cơ hội để Việt Nam tự mình có thể làm gì xem ra không có mấy. Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông nghiệp trọng yếu của Việt Nam. Cách để giảm thiểu tác động từ thượng nguồn là trữ nước trong mùa mưa cho mùa khô. Cứ nhìn những con đập đồ sộ của Trung Quốc, nhìn khoảng 300 con đập đã và đang sắp xây ở Lào trong tương lai.

Việt Nam cần làm việc với cả Lào, Campuchia, Trung Quốc trong hợp tác xúc tiến phương cách thay thế có thể chuyển đổi tương lai sản xuất thủy điện sang các nguồn điện khác ; cũng như bàn bạc với các quốc gia thượng nguồn về những vấn đề như đòi hỏi các quốc gia thượng nguồn đừng tích nước mà phải xả nước xuống hạ nguồn trong thời gian khô hạn để lưu lượng dòng chảy được tự nhiên như bình thường. Đó là thông điệp duy nhất mà Việt Nam và những quốc gia hạ nguồn cần nói với nước thượng nguồn dù đó là nước nào.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn ông Brian Eyler về cuộc phòng vấn này.

Thanh Trúc thực hiện

Nguồn : RFA, 26/07/2019

********************

Thủ tướng Thái Lan yêu cầu Trung Quốc, Lào, Myanmar xả nước chống hạn

RFA, 26/07/2019

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã yêu cầu các nước Trung Quốc, Lào, Myanmar xả nước vào sông Mekong để giúp chống khô hạn ở Thái Lan, tin từ Bangkok Post hôm 24/7 cho biết.

kho5

Mực nước sông Mekong ở huyện Muang (Thái Lan) trong tháng 7 - Bangkok Post

Theo Bangkok Post, nước tưới cho đất nông nghiệp ở Thái Lan hiện nay chỉ đủ 40%, do đó Bộ Ngoại giao và Văn phòng tài nguyên quốc gia Thái Lan đang tiếp tục đàm phán, hợp tác với các nước để có kể hoạch xả nước từ các hồ chứa của họ xuống khu vực hạ nguồn sông Mekong.

Giám đốc Sở Lúa Gạo của Thái Lan ông Prasong Prapaitrakul cũng cho biết lượng mưa khan hiếm có thể đe dọa đến ngành sản xuất gạo của Thái và ước có khoảng 16.000km2 ruộng lúa ở 20 tỉnh phía Bắc, Đông Bắc và miền Trung đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu lúa gạo Thái Lan cảnh báo nếu đến đầu tháng 8/2019 tình trạng khô hạn tiếp tục diễn ra, thiếu nước tưới cho nông nghiệp sẽ làm giảm sản xuất và tăng giá gạo trong nửa cuối năm nay.

Trước đó, hôm 22/7, tổ chức Mekong Freedom Network của Thái Lan công bố báo cáo cho biết 8 đập thủy điện được xây dựng ở Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỷ m3 nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu.

Các nhà hoạt động môi trường ở Thái cho biết mực nước sông Mekong ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đang xuống thấp kỷ lục vì lượng mưa năm nay giảm, đập Cảnh Hồng của Trung Quốc xả ít nước, đập Xayaburi của Lào đang chạy thử nghiệm.

*******************

Từ Mekong ra Biển Đông, bao giờ cho tới tháng Mười ?

Nhật Tuấn, Việt Tide, 27/07/2007

Tuần báo Vit Tide s tháng 4/2007 có bài Tp Ghi v các vn đ thi s trong tháng ca Hà Đa S, là mt bút hiu khác của nhà văn Nht Tundùng cho các bài viế hi ngoi, khi y ông vn còn sng trong nước. Sau đây là trích đoạn phn có liên quan ti Sông Mekong và Biển Đông, trong mi tương quan lch s "môi h răng lnh" gia Vit Nam và Trung Quc.

kho6

Hình do nhà văn Nhật Tiến cung cp cho Ngô Thế Vinh, chp tháng 8/2015 hai tháng trước ngày Nht Tun mt.

CuốCửu Long cn dòng Bin Đông dy sóng của Ngô Thế Vinh và b phimMekong ký sự của đo din Phm Khc cũng được nhc ti trong bài viết… Nay nhân hai s kin : (1) Trn "hn hán thế k" đang din ra trong lưu vc Sông Mekong do chui các con đp bc thm khng l Vân Nam ca Trung Quc, và ri (2) Bc Kinh mi đây li ngang nhiên đưa tàu Hi Dương 8 đến Bãi Tư Chính của Việt Nam đu tháng 07/2019 đ thăm dò du khí, cùng đi vi hai chiến hm có c trc thăng và pháo đ h tng ; Trung Quc mt ln na đã li trng trn vi phm vùng lãnh hi trên thm lc đa thuc ch quyn ca Vit Nam.

Chúng tôi cho đăng lại bài viết ca nhà văn Nht Tun tuy cách đây cũng đã 12 năm nhưng vn còn nguyên vn tính thi s, như mt "ôn c tri tân" đ thy rng chính sách bành trướng ca Bc Kinh xâm ln Vit Nam trước sau vn không h thay đi. Bài viết vi tiêu đ và li dn do nhà văn Ngô Thế Vinh gi.

***

Ngày 11/4/2007, tường thut chuyến thăm Trung Quc ca phái đoàn Quc hi Vit Nam, báo chí trong nước vui mng chy tít ln : "Chưa bao gi quan h hp tác hu ngh Vit - Trung tt như hin nay".

Nào là góp phần tích cc, thúc đẩy quan h gia hai nước lên mt tm cao mi... tiếp tc vun đp cho tình hu ngh truyn thng gia hai nước theo phương châm 16 ch "láng ging hu ngh, hp tác toàn din, n đnh lâu dài, hướng ti tương lai" và 4 tt "láng ging tt, bn bè tt, đng chí tt, đi tác tt".

Ngoài mặt hân hoan vy, nhưng ma mai thay, đúng vào ngày này, Trung Quc phn đi Vit Nam phân lô, gi thu và hp tác vi Tp đoàn du khí BP ca Anh xây dng đường ng khí đt Trường Sa, người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quốc Tn Cương cnh cáo "Vit Nam áp dng hàng lot hành đng mi trên qun đo Nam Sa đã đi ngược vi nhn thc chung quan trng v các vn đ trên bin mà hai bên đã đt được và đây là hành đng xâm phm ch quyn lãnh th cũng như ch quyn và quyn cai quản ca Trung Quc. Trung Quc bày t hết sc quan tâm vic này và đã giao thip nghiêm khc vi Vit Nam".

Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại, lp tc người phát ngôn B ngoi giao Vit Nam đáp li : "Vit Nam có đy đ bng chng lch s và cơ s pháp lý để khẳng đnh ch quyn không th tranh cãi ca mình đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa. Mi hot đng ca Vit Nam tiến hành trên các qun đo và vùng bin ca Vit Nam, k c vic phân lô, thăm dò và khai thác du khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp vi lut pháp Vit Nam, lut pháp và thc tin quc tế, đc bit là công ước ca Liên Hip Quc v Lut bin năm 1982 và tinh thn Tuyên b v cách ng x ca các bên bin Đông năm 2002".

Phải tha nhn t sau Hi ngh APEC ti Hà Ni, được Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược trong quan h ngoi giao, "tiu bá" Vit Nam bt đu l máu "anh hùng", dám xc xược vi "thiên triu". Ch hơn mt tháng sau chuyến thăm Vit Nam ca Tng thng Bush, tp chí Quân S Hoàn Cu ca Trung Quc ra s tháng 12/2006 cho biết t ngày 1/11/2005 Trung Quc đã tiến hành xây dng bia ch quyn ti mt s đim cơ s trên qun đo Hoàng Sa, lp tc ngày 28/12/2006, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam tuyên b : "Vit Nam mt ln na khng đnh hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa là thuc ch quyn ca Vit Nam. Vit Nam có đy đ nhng bng chng lch s và cơ s pháp lý đ chng minh ch quyn ca Vit Nam đi vi hai qun đo này... Vic Trung Quc dng bia ch quyn ti mt s đim cơ s trên qun đo Hoàng Sa ca Vit Nam là vi phm ch quyn ca Vit Nam, do vy hoàn toàn không có giá tr...".

Nếu mi ch mt năm trước đây, cho dù tàu Trung Quc ngang ngược bn giết ngư dân Thanh Hóa trong vnh Bc B, các nhà lãnh đo Vit Nam vn ngm b hòn làm ngt, vn phi vào đại s quán Trung Quc Hà Ni nâng ly mng quc khánh ca bn sát nhân thì nay h đã "mnh ming" lên nhiu.

Ngay từ năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh trong cu"Cửu Long cn dòng, Bin Đông dy sóng" đã cảnh báo nguy cơ có tính thm ha đi vi Đng Bng Sông Cửu Long khi Trung Quc xây dng hàng lot đp chn trên thượng ngun và khu kinh tế Hoa Nam x cht thi k ngh biến Mekong thành dòng sông chết.

Năm 2004, cuốn sách này đã được trao vào tay ông Phm Khc, nguyên Giám đc Đài truyn hình Thành phố H Chí Minh khi ông bắt tay làm b phim truyn hình nhiu t"Mekong ký sự". Tiếc thay nhng cnh báo ca ông Ngô Thế Vinh không h được ông Phm Khc nhc ti trong b phim k cuc hành trình đi t thượng ngun sông Mekong ti 9 dòng Cu Long đ ra bin ca ông, bởi lòng e s c hu đi vi nhà cm quyn Trung Quc.

Thế nhưng s th đã khác khi vào ngày 24/4 mi ri VietnamNet và báo Bình Dương ca Nhà nước dám đăng toàn văn bài viết ca ông Richard P. Cronin, Giám đc Chương trình Kinh tế Chính tr Châu Á chỉ mt đích danh Trung Quc đang tàn phá h lưu sông Mekong :

"Trung Quốc đang xây dng mt lot 8 đp thy đin thượng ngun ca Mekong, chy qua nhng hm núi cao tnh Vân Nam. D án này là mi đe da ln nht đi vi Mekong và an ninh ca hơn 60 triệu người sng dưới h ngun, vi h, nước Mekong có ý nghĩa cc kỳ quan trng đi vi s sng còn. S khai thác t tim năng thy đin khng l ca Mekong đã gây ra mi đe da ln đi vi chu kỳ lũ lt và đa dng sinh hc cc kỳ phong phú ca h thng sông này. Khi được hoàn thành trong mt thp k na, h thng các đp thy đin này s là mi đe da ln nht đi vi vùng H ln và sông Tonle Sap dài 100 km ca Campuchia cũng như Đng Bng Sông Cu Long ca Vit Nam..".

Bệnh "nhát sợ phương Bc" của Vit Nam xem ra phn nào gim bt khi vào cui tháng Tư, ông Th Tướng Vit Nam ký ngh đnh s 65 thành lp th trn Trường Sa trên cơ s đo Trường Sa ln và các đo, đá, bãi ph cn, xã Song T Tây trên cơ s đo Song T Tây và các đo, đá, bãi ph cận và xã Sinh Tn trên cơ s đo Sinh Tn và các đo, đá, bãi ph cn.

Như thế, bt chp s hm hc ca Trung Quc, huyn Trường Sa đã chính thc thành lp gm 3 đơn v hành chính trc thuc là xã Song T Tây, xã Sinh Tn và th trn Trường Sa. Các hot đng ca Vit Nam trên qun đo đang tranh chp này cũng được công khai hóa như ngày 20/4 báo chí Vit Nam loan tin Trm tìm kiếm cu nn Trường Sa có cơ s hu cn đt ti đo Trường Sa Ln, đã khai trương văn phòng đi din thường trc ti Thành ph Nha Trang.

Liệu người ta có th hy vng vi s m rng hp tác vi hi quân Hoa Kỳ, vi chiến lược phát trin bin, nhà nước Vit Nam s ngăn bt được s hung hăng ca các hm tàu Trung Quc ngo mn coi Bin Đông "như là ao nhà ca chúng nó" như li mt bài hát thời chiến tranh vi M ?

Nhà văn Nhật Tun

Hà Đa Sự

Việt Tide, 27/07/2007

Nhà văn Nhật Tun, tên tht Bùi Nht Tun (em trai nhà văn Nht Tiến), sinh nm 1942 ti Hà Ni. Năm 1954 không di cư vào Nam, tt nghip đi hc khoa Văn, nguyên b đi Trinh Sát Công Binh. Nhà văn miền Bc vi nhiu tác phm xut bn,

"Đi về nơi hoang dã" (1988) là một tiu thuyết rt ni tiếng ca ông. Nht Tun mt tháng 10 năm 2015 ti Sài Gòn.

Quay lại trang chủ
Read 684 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)