Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/08/2019

Bạch thư quốc phòng Trung Quốc : ‘quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông’

Viễn Đông

Bạch thư Trung Quốc nhắc tới Việt Nam, ‘quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông’

Viễn Đông, VOA, 05/08/2019

"Bạch thư Quc phòng" mi được công b ca Trung Quc có nhc ti Vit Nam và Bin Đông đng thi nói rng các lc lượng vũ trang ca quc gia đông dân nht thế gii "quyết tâm bo v ch quyn" vùng bin tranh chp, gia bi cnh tàu chp pháp ca hai nước "đi đu" gn Bãi Tư Chính Trường Sa.

bach1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị lên thăm một tàu khu trục của hải quân nước này nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hồi tháng Tư năm nay .

Tài liệu có ta đ "Quc phòng Trung Quc trong thi kỳ mi" viết rng "tình hình Bin Nam Trung Hoa [Bin Đông] nhìn chung n đnh và ci thin trong khi các nước trong khu vc đang x lý phù hp các ri ro và khác biệt".

Trong tuyên bố cho thy Bc Kinh nhiu kh năng s không nhượng b trong vn đ tranh chp ch quyn lãnh hi, "Bch thư Quc phòng" ra ngày 21/7 nói rng "mc tiêu cơ bn" ca chính sách phòng th quc gia ca quc gia đông dân nht thế gii là nhằm bo v "các quyn li và ch quyn hàng hi ca Trung Quc".

"Các hòn đảo trên Bin Nam Trung Hoa và qun đo Điếu Ngư [tranh chp vi Nht] là các phn lãnh th không th tách ri ca Trung Quc. Trung Quc thc thi ch quyn quc gia đ xây dng cơ sở và trin khai kh năng phòng th cn thiết trên các hòn đo và bãi đá Bin Nam Trung Hoa cũng như thc hin các cuc tun tra vùng bin quanh qun đo Điếu Ngư Bin Hoa Đông", tài liu có đon.

"Trung Quốc cam kết gii quyết các tranh chp liên quan thông qua đàm phán với các quc gia trc tiếp liên quan trên cơ s tôn trng các d kin lch s và lut quc tế".

"Bạch thư Quc phòng" còn nói rng Trung Quc "tiếp tc làm vic vi các nước trong khu vc đ cùng duy trì hòa bình và ổn đnh" cũng như "kiên quyết duy trì quyn t do hàng hi và bay ngang ca tt c các nước theo lut quc tế".

Hoa Kỳ, quốc gia không có tuyên b ch quyn Bin Đông, thi gian qua tng tiến hành các hot đng th hin quyn t do hàng hi gần các đo nhân to ca Trung Quc Bin Đông, dn ti phn ng gay gt t Bc Kinh.

Hồi đu tháng Năm, hai tàu khu trc có tên la dn đường ca Hoa Kỳ, có tên là Preble và Chung Hoon, đã tun tra trong khu vc 12 hi lý gn đá Ga Ven (Gaven) và đá Gc Ma (Johnson) hiện thuc kim soát ca Trung Quc qun đo Trường Sa.

Sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói rng các tàu ca Hoa Kỳ đã tiến vào vùng bin gn các đo mà không có s cho phép ca Bc Kinh, và hi quân Trung Quc đã ra cảnh báo buc các tàu này phi ri đi.

"Một s đng thái có liên quan ca các tàu Hoa Kỳ đã xâm phm ch quyn ca Trung Quc, và phá hoi hòa bình, an ninh và trt t ca các vùng bin liên quan. Trung Quc không hài lòng và mnh m phn đi điu này," ông Cảnh nói.

Trong khi đó, liên quan tới đng thái trên ca M, phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng sau đó lên tiếng ng h "quyn t do hàng hi" Bin Đông.

"Bạch thư Quc phòng" ca Trung Quc nói rng "Hoa Kỳ đang tăng cường các liên minh quân sự Thái Bình Dương và cng c vic can thip và trin khai quân s, gây thêm phc tp cho an ninh khu vc".

Tài liệu này cho biết thêm rng "k t năm 2012, các lc lượng vũ trang ca Trung Quc đã trin khai các tàu tham gia hơn 4.600 cuc tun tra an ninh hàng hi và 72 nghìn hoạt đng thc thi lut pháp và bo v quyn li".

"Bạch thư Quc phòng" cũng nhiu ln đ cp ti tên Vit Nam, trong đó nhc ti vic Trung Quc "đt ưu tiên hàng đu nhm x lý các khác bit và tăng cường s tin tưởng ln nhau nhm duy trì s n đnh láng giềng" cũng như vic Bc Kinh đ xut "thiết lp đường dây nóng quc phòng trc tiếp vi Vit Nam".

Tài liệu này nói thêm rng "k t năm 2014, năm cuc hp cp cao v biên gii gia Trung Quc và Vit Nam đã được t chc". Đây cũng là năm Bc Kinh đã đưa giàn khoan du Hi dương 981 vào vùng bin mà Vit Nam nói là thm lc đa ca mình, dn đến nhiu cuc biu tình ca người Vit.

Cũng liên quan tới vn đ Bin Đông, "Bch thư Quc phòng" ca Trung Quc nói rng "k t gia năm 2016, Trung Quc và Philippines tăng cường đi thoi v an ninh bin, đưa hai bên tr li x lý vn đ Bin Đông thông qua vic tham vn hu ngh".

2016 cũng là năm Tòa án Trọng tài Thường trc (PCA) La Haye ra phán quyết có li cho Manila trong v kin v Bin Đông vi Trung Quốc.

Ngày 12/7/2016, PCA bác bỏ yêu sách ch quyn gn như toàn b Bin Đông ca Trung Quc và ng h v kin ca Philippines do Tng thng khi đó ca nước này, ông Benigno Aquino, khai mào. Tuy nhiên, theo gii phân tích, sau khi nhm chc, người kế nhiệm ông Aquino, ông Rodrigo Duterte, dường như "làm ngơ" thng li này và "xích li" gn hơn vi Trung Quc.

Viễn Đông

Nguồn : VOA, 05/08/2019

*******************

Sách trắng Quốc phòng mới của Trung Quốc : Ý đồ thực sự

Ben Lowsen, VNTB, 04/08/2019

Bắc Kinh đang thể hiện sự thắt chặt hòa bình và quan niệm về định chế đại quyền lực.

sach1

Binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) diễn tập kỹ năng trong ngày khai mạc căn cứ hải quân đảo Stonecutter, tại Hồng Kông, Chủ nhật, 30/06/2019 để kỷ niệm 22 năm Hồng Kông bàn giao cho Trung Quốc. Hình ảnh : AP Photo / Kin Cheung

Như đã được Diplomat dự báo, hôm thứ Tư (31/07/2019), Trung Quốc đã công bố phiên bản mới nhất của Sách trắng Quốc phòng. Với 27.000 ký tự (khoảng 50 trang bằng tiếng Anh), cuốn Sách trắng Quốc phòng này không quá dài. Nhưng nó được dự đoán là nặng nề với nhiều các biệt ngữ và những khẩu hiệu đao to búa lớn của Đảng cộng sản Trung Quốc. Những biệt ngữ và khẩu hiệu đao to búa lớn này sẽ tô điểm cho các bài phát biểu và những chiêu bài của Đảng cộng sản Trung Quốc trong những năm tới, nhưng cuốn Sách trắng Quốc phòng này đang thực sự cố gắng muốn nói gì với cộng đồng quốc tế ?

Một mặt, Bắc Kinh tìm cách xoa dịu các đối thủ phương Tây, đứng đầu trong số đó là Hoa Kỳ, với trọng tâm là các định hướng hòa bình. Điểm nổi bật của nó là chính sách quốc phòng của quốc gia này là thuần túy "phòng thủ", chứ không phải tấn công ; chi tiêu quốc phòng của nó là "hợp lý và thiết thực" ; và trên hết, nó "tích cực phục vụ cho việc thiết lập một Cộng đồng Vận mệnh Nhân loại được Chia sẻ".

Mặt khác, Tổng - chủ Tập Cận Bình cần phải đảm bảo với khán giả quốc nội của mình, bao gồm cả bản thân chính Đảng cộng sản Trung Quốc, rằng ông ta đang thực hiện viễn kiến vĩ đại của mình về một Trung Hoa mộng. Do đó, những đề cập đến Trung Quốc như là một "cường quốc" được lặp đi lặp lại nhiều lần trong phiên bản này. Thông báo của Tân Hoa Xã về tài liệu này đã ca ngợi nó như một "cuộc trình diễn rộng rãi đầu tiên về thành công lịch sử đạt được bằng khả năng hiện tại làm sâu sắc nền quốc phòng Trung Quốc và cải cách quân sự".

Từ khóa có tầm quan trọng ở đây là "thành công". Các nhà lãnh đạo phải có những thành tích và sự khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Trung Quốc trong cuốn Sách trắng và hồ sơ về các mục tiêu quốc phòng đã đạt được đã đảm bảo cho Tập Cận Bình có được điều này. Chắc chắn rằng việc đu dây giữa những ý định hòa bình và những khát vọng cường quốc không phải là điều mới mẻ, nhưng nó đã được nhấn mạnh lặp đi lặp lại trong cuốn Sách trắng Quốc phòng này.

Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh

Theo Sách trắng này thì Trung Quốc đang xây dựng một quân đội phù hợp với Tư tưởng Tập Cận Bình về Tăng cường Sức mạnh Quân sự. Nó tán thành việc cải tổ hệ thống chỉ huy lãnh đạo của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), vốn được bắt đầu từ hồi 2016, nghĩa là tổ chức lại các hoạt động và các quân chủng của Quân ủy Trung ương (bao gồm cả việc thành lập Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của PLA), cũng như các hệ thống mới và được cải tiến của việc chỉ huy chung và luật pháp quân sự và việc giám sát. Điều cũng được lưu ý là việc cải tổ các lực lượng, đặc biệt là cắt giảm 300.000 quân số.

Tân Hoa Xã chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên "thiết lập một hệ thống chính sách quốc phòng đầu tiên của Trung Quốc" (xin tham khảo thêm Các hệ thống đối đầu và chiến tranh phá hủy hệ thống của RAND). Bản thân Sách trắng này cũng tuyên bố "một hệ thống chính sách quân sự của các hệ thống" bao gồm tất cả mọi thứ, từ việc củng cố sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng đối với việc xây dựng lực lượng quân sự và điều hành chiến tranh. Khẩu hiệu ở đây là Đảng thực hiện việc kiểm soát đối với quân đội.

Từ góc độ này, báo cáo ca ngợi chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình như là một chiến thắng, đặc biệt là nêu đích danh các tướng lĩnh Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Phòng Phong Huy và Trương Dương vì "những vi phạm nghiêm trọng kỷ luật CPC và luật pháp nhà nước" của họ. Tập Cận Bình cũng cam kết một cách rõ ràng đối với việc không ngừng hướng tới một sự quản trị trong sạch. Tuy nhiên, trong một môi trường mà mọi người được cho là đều tham nhũng ở một mức độ nào đó và việc kiểm chứng từ bên ngoài đều bị ngăn cấm, thật khó mà có thể đánh giá rằng liệu những viên tướng này bị thanh trừng phần nhiều là do tham nhũng hay là vì thất sủng đối với Tập Cận Bình. Điều rõ ràng là bây giờ Tập Cận Bình có thể đưa ra phiên bản thanh trừng cấp cao của riêng mình, điều mà các nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc vẫn thực hiện kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC).

Tuyên bố cuối cùng về các cuộc thanh trừng đi kèm với tuyên bố đơn lẻ này : "Cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã giành được chiến thắng áp đảo, về cơ bản đã thiết lập một môi trường tích cực về sự đúng đắn chính trị và đạo đức". Liệu điều này có nghĩa là các cuộc thanh trừng đã chấm dứt hay chưa ?. Có thể cho rằng CHƯA. Bản thân tuyên bố này cho thấy một cách rõ ràng rằng "môi trường tích cực" chỉ mới được thiết lập "về cơ bản". Nó hầu như không giống với "một chiến thắng áp đảo", có lẽ đó là lý do tại sao mà thành quả này lại bị đưa xuống phần cuối cùng của Sách trắng này. Hơn nữa, bản dịch tiếng Anh chính thức dường như tránh né phần lớn tấn kịch hiện diện trong Sách trắng phiên bản tiếng Hoa : "…đã đạt được những thành tựu đáng chú ý trong cuộc chiến chống tham nhũng trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc, và một bầu không khí chính trị lành mạnh của sự liêm chính đã được hình thành".

Nhưng, có thể nói như vậy, bằng chứng quan trọng nhất về khả năng sẵn sàng gây chiến của Trung Quốc đi kèm với lập trường của nó đối với đảo quốc Đài Loan. Theo truyền thống số hóa của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong quá khứ - ví dụ như "Phàm là" của Hoa Guốc Phong, "Ba đại diện" của Giang Trạch Dân, và "Tứ cựu" của Mao Trạch Đông – cuốn Sách trắng này cung cấp một thứ ngôn ngữ rõ ràng nhất với những gì mà chúng ta có thể gọi là "Đa bất kỳ" của Tập Cận Bình : Trung Quốc có một quyết tâm không gì lay chuyển nổi và khả năng tuyệt vời để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ và sẽ không cho phép bất kỳ một người nào, bất kỳ một tổ chức hay bất kỳ một đảng phái chính trị nào vào bất kỳ một thời điểm nào hoặc dưới bất kỳ một hình thức nào để phân tranh bất kỳ một phần lãnh thổ nào của Trung Quốc ra khỏi Trung Quốc". Xâu chuỗi dài dằng dặc những "bất kỳ"này không thấy có trong Sách trắng của các năm 2013 hoặc 2015, và mặc dù đây không phải là những ngôn từ trực tiếp của Tập Cận Bình, nhưng chúng phản ánh một loại ngôn ngữ bị thổi phồng nhằm gây ấn tượng về ước muốn mà nó có thể truyền cảm hứng cho con người ta.

Trung Quốc tiến bước trong hòa bình

Mặc dù những thành tựu trên được trình bày rõ ràng trong Sách trắng, nhưng chính việc Trung Quốc theo đuổi hòa bình mới là cái mang lại niềm tự hào. Sách trắng chỉ ra sự hòa nhập an ninh ngày càng tăng của Bắc Kinh thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và các sự kiện quân sự hợp tác khác trên khắp thế giới, cũng như cam kết của họ đối với các nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Hơn nữa, họ khẳng định rằng "nước Trung Quốc mới [PRC] chưa bao giờ kích động một trận chiến hay một cuộc xung đột nào". Trung Quốc theo đuổi "chính sách không tấn công hạt nhân trước" của mình, mặc dầu những câu hỏi quan trọng vẫn còn nguyên đó. Và điều vĩ đại nhất là Sách trắng đã mã hóa viễn kiến của Trung Quốc đối với "Cộng đồng Vận mệnh Loài người được Chia sẻ" như một mục tiêu phòng thủ. Về điểm này, một tweet của Elizabeth Economy – một nhà Trung quốc học đã gợi ý rằng cộng đồng mới này được dự định là sẽ thay thế cho trật tự thế giới vốn được Hoa Kỳ hậu thuẫn.

Theo Sách trắng này, chính Hoa Kỳ đang gây xáo trộn sự hòa hợp quốc tế : việc triển khai Khả năng Phòng thủ Khu vực Cao Cuối cùng (THAAD) trên đất Hàn Quốc "đã gây ra những phương hại nghiêm trọng đối với thế cân bằng chiến lược trong khu vực", và việc chuyển đổi trong chính sách từ hợp tác sang cạnh tranh là một sự "khiêu khích đơn phương và gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc", bên cạnh một danh sách dài các cáo buộc khác.

Một bằng chứng quan trọng về ý định hòa bình của Trung Quốc được trình bày trong chương giải thích về việc Trung Quốc chi tiêu ít ỏi cho quốc phòng như thế nào. Điều này xem ra có vẻ đồng điệu đồng cảm với các luận điệu liên quan đến sự thể rằng chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ vượt quá chi tiêu quốc phòng của các quốc gia X nào đó cộng lại (các con số có thể thay đổi theo năm và theo nguồn). Mặc dù điều này tạo nên một tiêu đề giật gân, nhưng thật hữu ích khi nhớ rằng những con số như vậy là chưa tính đến các cam kết toàn cầu của Hoa Kỳ hoặc là các chi phí lớn lao tiềm tàng đối với sự yếu kém của quân đội. Thật vậy, khi những người thách thức một hệ thống quốc tế công bằng và thịnh vượng như Trung Quốc và Nga ngày càng lớn mạnh, nhu cầu về một trụ cột hỗ trợ càng trở nên rõ ràng hơn.

Còn về phần các số liệu thống kê của Sách trắng này thì các số liệu tiền tệ của Trung Quốc cần phải được xem xét một cách thận trọng. Không có bằng chứng về tính chính xác của các thống kê và các nguồn tài nguyên phi quốc phòng mà có thể bị chuyển hướng sang sử dụng cho các mục đích quốc phòng (ví dụ như thông qua chương trình hỗn hợp dân sự-quân sự của Trung Quốc) - nói tóm lại, không có nguồn độc lập nào để kiểm chứng tuyên bố của chính quyền PRC - những so sánh như vậy rõ ràng là vô nghĩa.

Trong một phân đoạn, Trung Quốc thậm chí còn sử dụng chi tiêu quốc phòng bình quân đầu người làm thước đo cho ý định hòa bình của mình, khi tính toán rằng chi tiêu của nó tương đương với mức một phần hai mươi của Hoa Kỳ. Theo cách tính toán đó, Trung Quốc cần phải chi tiêu gấp bốn lần so với Hoa Kỳ cho quốc phòng để đạt được sự ngang bằng. Tất nhiên, quy mô dân số không phải hoặc thậm chí không phải là yếu tố chủ yếu quyết định nhu cầu chi tiêu quân sự. Nếu vậy thì hầu hết các quốc gia đều sẽ chỉ ra các mối đe dọa từ bên ngoài và khó khăn trong việc phòng thủ chống lại các mối đe dọa đó như là các yếu tố chủ yếu quy định quy mô chi tiêu quốc phòng. Việc sử dụng bình quân đầu người khiến người ta đi đến kết luận rằng dân số của riêng một nước Trung Quốc tự nó cũng đã cấu thành một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.

Chỉ vì quý vị là người hoang tưởng nhưng không có nghĩa là người ta ghét bỏ quý vị

Suy nghĩ này có thể không xa sự thật. Sách trắng Trung Quốc thể hiện một cách rõ ràng nỗi sợ hãi của Trung Quốc đối với "chủ nghĩa ly khai" trong hình thức độc lập đối với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Điều đáng chú ý là các tuyên bố không có căn cứ của Bắc Kinh rằng chủ nghĩa ly khai này diễn ra là do một phần hoặc hoàn toàn bị kích động từ bên ngoài. "Những phần tử ly khai Đài Loan" thực tế là "cực kỳ ít ỏi", Sách trắng nhất mực khẳng định như vậy. Chính là sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã gây ra vấn đề. Điều này cũng được phản ánh trong sự nhấn mạnh của Tân Hoa Xã rằng các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông đều là bị kích động bởi "những bàn tay đen đúa" và được hậu thuẫn từ Mỹ và Anh, và từ nhiều những nơi khác nữa.

Điều đáng chú ý trong Sách trắng là không có bất kỳ một lời giải thích nào về việc thanh lọc sắc tộc một cách có hệ thống của Bắc Kinh đối với số dân theo Hồi giáo Thổ nhĩ kỳ trong biên giới Trung Quốc. Điều chắc chắn rằng một chương trình giam giữ hàng triệu con người và bố trí quân đội trên toàn bộ khu vực này như một nhà nước cảnh sát được đề cập như một phần của chiến lược quốc phòng. Một chi tiết nhỏ khác cũng đáng để xem xét là, trong Sách trắng năm 2015 và Sách trắng năm 2019 này, Bắc Kinh đã đảo ngược thứ tự danh sách của hai phong trào ly khai nổi bật nhất. Việc sắp xếp các phần tử ly khai Tân Cương đứng sau các phần tử ly khai Tây Tạng, mặc dù mối quan tâm của Bắc Kinh rõ ràng là tập trung nhiều hơn vào các phần tử ly khai Tân Cương cho thấy rằng Bắc Kinh đang cố gắng làm dịu đi mối quan ngại sâu sắc của nó.

Yếu tố nối sợ hãi Trung Quốc

Ngoài lập trường nói chung là hiếu chiến hơn kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, mối lo ngại sâu sắc và hành động xung quanh những gì được cho là các vấn đề quốc nội cho thấy một điều rằng Tập Cận Bình đang có những lo ngại. Cái mà ông ta chưa nhận ra là những căn bệnh ngày càng trầm trọng này đều có thể truy nguyên từ những nỗ lực của riêng ông ta nhằm bóp chết những tiền lệ ít nghiêm trọng hơn của chúng. Do đó, chừng nào mà ông ta còn sẵn sàng biến Trung Quốc thành một quốc gia chuyên chế - một quốc gia không có khả năng cạnh tranh toàn cầu - thì việc ông tiếp tục bóp nghẹt chỉ có khả năng làm trầm trọng thêm những vấn đề này.

Câu nói nổi tiếng của Hầu tước Salisbury (1830 - 1903) hồi năm 1902 có thể được áp dụng ở đây : "Đó là một điều rất đáng buồn, nhưng tôi sợ rằng nước Mỹ đang buộc phải tiến lên phía trước và không gì có thể khôi phục lại sự bình đẳng giữa hai quốc gia chúng ta. Nếu chúng ta can dự vào cuộc Chiến tranh Hợp bang (ý nói tới cuộc Nội chiến của Hoa Kỳ, 1861 – 1865, người dịch) thì chúng ta đã có thể giảm thiểu sức mạnh của Hoa Kỳ xuống những tầm mức có thể kiểm soát được. Nhưng hai cơ hội như vậy không thể được trao cho một quốc gia trong quá trình phát triển của nó".

Ngày nay, Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy và nước Mỹ là cường quốc đã được xác lập. Hoa Kỳ đang bắt đầu cảm nhận được mối đe dọa từ Trung Quốc và đang hành động để ngăn chặn nó. Mặc dù Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể kể từ công cuộc "Cải tổ và Khai phóng" của nó, nhưng nó vẫn gần gũi hơn với nước Mỹ vào năm 1861 hơn là với nước Mỹ vào năm 1902. Cần phải làm tốt hơn để chờ đợi cơ hội thuận tiện trong một thời gian lâu hơn. Bất cứ một gánh nặng nào mà nó cảm nhận được dưới gông ách của trật tự quốc tế đều không thể nào tồi tệ hơn so với việc trở lại chế độ toàn trị. 

Ben Lowsen

Nguyên tác : China’s New Defense White Paper : Reading Between the Lines, The Diplomat, 30/07/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 04/08/2019

Quay lại trang chủ
Read 558 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)