Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/08/2019

Vụ Bãi Tư Chính : Cơn bão trong ly nước ?

Nhiều tác giả

Hải Dương 8 rời khỏi EEZ Việt Nam : góc nhìn từ sự tham chính của Mỹ

Nguyễn Hiền, VNTB, 09/08/2019

Theo quan sát trong thời gian qua, Hà Nội đã không có sự nhượng bộ nào, mà ngược lại có vẻ đã cứng rắn hơn sau bài học năm 2017-2018, khi nhượng bộ chỉ đem lại sự lấn lướt từ phía Bắc Kinh. 

bao1

Tàu Hải Dương 8 đã rút ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam và đi đến đảo Chữ Thập

"Tàu khảo sát Trung Quốc rời EEZ của Việt Nam sau bế tắc ở Biển Đông", tin tức sáng ngày 8/8 của Reuters.

Theo đó, tàu khảo sát Hải Dương 8 đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) tại Bãi Tư Chính, tuy nhiên các tàu của Việt Nam vẫn theo sát Hải Dương 8 khi nó quay trở lại Đá Chữ Thập, và giờ vẫn đang lảng vảng ngay bên ngoài EEZ.

Phải chăng, cuộc khủng hoảng mùa hè đã kết thúc với việc, Hà Nội vận dụng đối sách thông minh hơn so với các năm trước đây (2014, 2017, 2018). Đó là thay vì nhượng bộ trên phương diện song phương với Trung Quốc, hoặc bật đèn xanh biểu tình trong nước, thì lần này, phản đối bằng hình thức công hàm, và kêu gọi bạn bè quốc tế hỗ trợ cho "tự do hàng hải, hòa bình, ổn định Biển Đông". Một chiến lược thông minh ?

Vẫn chưa biết Hải Dương 8 đã thực sự rời đi, hay là nó tạm thời ra vùng rìa EEZ để tạo cơ sở "đàm phán" giữa Bắc Kinh với Hà Nội. Tuy nhiên, từ con số hơn 80 tàu hỗ trợ và quấy nhiễu tại vùng EEZ của Việt Nam, cho đến việc rời đi ra khỏi ranh giới EEZ đã một thành công cho Hà Nội, trong chiến lược giảm xung đột nhưng đảm bảo chủ quyền.

Vậy lý do gì mà Hải Dương 8 rời đi, mặc dù Bắc Kinh luôn ngược ngạo nhấn mạnh yếu tố chủ quyền tại EEZ của Việt Nam ? Điều này có thể đến từ nhiều yếu tố, trong bài viết này chỉ đề cập đến khía cạnh tham chính của Mỹ và lực lượng đồng minh trong vấn đề Biển Đông, bên cạnh sự cương quyết không nhượng bộ của Hà Nội thông qua nâng cấp hình thức phản đối lên "công hàm".

Dấu vết quân sự của Mỹ và đồng minh nhằm bảo vệ lợi ích "tự do hàng hải" tại vùng Biển Đông ngày càng hiện diện rõ nét hơn trong thời gian qua. Trong khi EU và Việt Nam vẫn đang "thiện chí và tích cực" thúc đẩy hình thành Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (FPA), thì Mỹ tiếp tục đi những bước đi táo bạo hơn, không đơn thuần là cho tàu sân bay đi vào Biển Đông với khẩu hiệu "hòa bình thông qua sức mạnh", mà còn rút ra khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào ngày 2/8. Kết quả, lực lượng quân đội của Mỹ thể tự do triển khai hành trình trên đất liền và tên lửa đạn đạo (có gắn đầu đạn hạt nhân) và có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 500 đến 5.500 km..

Điều này giúp quân đội Mỹ xóa bỏ sự phụ thuộc vào máy bay với đầu đạn dẫn đường cho các cuộc tấn công chiến thuật, vốn bị đánh giá là không quá chính xác để thực sự yên ổn trước "xung đột quyền lực lớn hơn" với Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn, như Trợ lý của Tổng thống Mỹ đặc trách vấn đề an ninh quốc gia, ông John Bolton, tuyên bố : Trung Quốc chính là lý do chính cho việc quyết định rút khỏi INF, bởi Bắc Kinh không tham gia, nên họ được tự do làm bất cứ điều gì họ muốn. Và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sẽ là vùng địa lý được ưu tiên triển khai tên lửa tầm trung – ngắn của Mỹ, độ phủ bao gồm cả Biển Đông. Đó là lý do vì sao Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ hơn, khi Trung Quốc đã kích động tuyên bố sẽ thực hiện các cuộc tập trận quân sự rộng lớn gần các đảo gây tranh cãi chỉ vài ngày sau khi Mỹ đề xuất đặt tên lửa trên khắp Châu Á. Thậm chí, Bắc Kinh còn ví quyết định này của Mỹ là sự tái diễn "khủng hoảng tên lửa Cuba" trước đây.

Tuy nhiên, Trung Quốc càng kéo dài "căng thẳng tại Biển Đông", thì càng tạo điều kiện cho Mỹ thiết lập nhanh hệ thống quân sự bao quanh nước này, bao gồm Biển Đông. Thực tế, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến hành huấn luyện hoạt động bay để thúc đẩy "hòa bình thông qua sức mạnh" ở Biển Đông, bên cạnh các đảo san hô chiến lược đang tranh chấp - nơi Trung Quốc đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự của riêng mình.

Tất cả những điều trên đã cho thấy rằng, sự "quyết đoán" của Bắc Kinh đã gặp phải sự "quyết đoán" của Mỹ. Và Mỹ đã trở thành một lực lượng chính yếu bảo trợ cho hợp tác an ninh hàng hải khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Và điều này giúp phá thế "quân sự" của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông, nơi mà nước này tăng tốc với đảo nhân tạo, đường băng, tiền đồn, và cả tên lửa !

Các yếu tố được cho là "xu hướng tích cực" như đàm phán COC lại trở thành một trò chơi của Bắc Kinh và đem lại sự không chắc chắn cho hòa bình và ổn định khu vực. Trong khi các hoạt động quân sự được triển khai bởi các quốc gia bên ngoài, chủ yếu là Mỹ lại trở thành nền tảng hòa bình. Từ năm 2017, chính quyền Mỹ thời Donald Trump đã chấm dứt thời kỳ "tự do làm càng" của Bắc Kinh tại Biển Đông, với 14 lần đưa tàu chiến vào và thực thi tự do hàng hải, các hoạt động kéo dài ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và nhóm bãi cạn.

Đặc biệt, kể từ năm 2019, chiến thuật "quân sự hóa dưới lớp vỏ dân quân" đã bị chính quyền Donald Trump bóc trần, khi chính thức triển khai Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ để theo dõi các tàu cá Trung Quốc - được các quan chức và chuyên gia nước này gọi là Lực lượng dân quân hàng hải của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đồng thời, tuyên bố sẽ đối xử với lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và lực lượng dân quân trên biển, các hoạt động hỗ trợ Hải quân Trung Quốc, theo cách tương tự như quân nhân.

Chưa hết, xuất hiện tác động mới của chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương do Mỹ bảo trợ, trong đó, "mục tiêu và đường lối" đến từ một trong những giả định, Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp quân sự để kiểm soát Biển Đông – và đây sẽ là điểm khởi đầu của tư thế chiến lược của Mỹ và khu vực Biển Đông cũng như các tranh chấp ở Biển Đông một yếu tố trung tâm của việc triển khai và điều động của chiến lược quân sự của Mỹ. Mỹ dường như buộc các nước trong khu vực Biển Đông phải miễn cưỡng đứng về phía giữa một cuộc cạnh tranh leo thang giữa Trung – Mỹ. Và Washington sẽ gây ra tác động không mong muốn đối với những nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN trong việc phát triển trật tự quốc tế dựa trên luật lệ bằng cách thực hiện Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và biến Biển Đông thành một vũ đài cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc.

Những thách thức từ các quốc gia bên ngoài đã buộc Bắc Kinh phải tối đa hóa lợi ích hẹp hòi của chính họ, hạn chế các hoạt động gây thách thức với Mỹ vốn thúc đẩy khả năng quan sự ở Biển Đông buộc Bắc Kinh phải ngay ngắn ngồi vào bàn đàm phán thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

USS Ronald Reagan mang tên vị Tổng thống Mỹ đã làm sụp đổ cả hệ thống xã hội chủ nghĩa do Xô-Viết đứng đầu, và giờ đây, "hòa bình thông qua sức mạnh" tái hiện lại vai trò và vị trí của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, như là cốt lõi của chính sách xoay trục, và nó sẽ trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai ở Biển Đông.

Vậy COC đóng vai trò gì trong vấn đề này, nó không đóng vai trò nòng cốt nào trong sự kiện Hải Dương 8 rút đi, mà chỉ thuần túy là có thể giảm bớt xung đột trong tương lai. Bởi trong một bài viết trên South China Morning Post  (SCMP), một nhà quan sát cho biết, việc triển khai tàu bảo vệ bờ biển và tàu khảo sát của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính chính là nhằm ngăn chặn Việt Nam thúc đẩy lợi ích của họ trong khu vực trước khi đạt được COC. 

Nhưng theo quan sát trong thời gian qua, Hà Nội đã không có sự nhượng bộ nào, mà ngược lại có vẻ đã cứng rắn hơn sau bài học năm 2017-2018, khi nhượng bộ chỉ đem lại sự lấn lướt từ phía Bắc Kinh. Và mục đích của Bắc Kinh khi gửi Hải Dương 8 là nhằm ngăn chặn sự phát triển đơn phương trong khai thác tài nguyên tại vùng biển mà Trung Quốc cho rằng nó nằm trong "đường 9 đoạn" là hoàn toàn thất bại. Chẳng những thế, Trung Quốc còn làm gia cố niềm tin và sự quay trở lại của Washington nhiều hơn trong vấn đề Biển Đông, một tác dụng phụ mà Bắc Kinh không lường trước được.

Với tình hình tham chính của Mỹ về mặt quân sự, đưa Hải Dương 8 ra là điều giảm nhiệt cần thiết, còn đưa trở lại vào EEZ của Việt Nam sẽ là chiến lược sai lầm của chính Bắc Kinh.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 09/08/2019

*********************

‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung

Phạm Quý Thọ, BBC, 08/08/2019

Thoát Trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe dọa và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

bao2

Sự kiện Bãi Tư Chính đặt ra câu hỏi về thực chất quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc với Việt Nam

Về thực chất sâu xa thoát Trung vừa biểu thị tinh thần độc lập dân tộc, vừa là khẩu hiệu, lời kêu gọi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên 'ý đảng' và 'lòng dân' có những khoảng cách, cho nên thoát Trung trở thành vấn đề phức tạp, không thể trở thành công khai.

Một hình thức tiêu biểu là các hoạt động trao đổi, thảo luận không chính thức do một bộ phận tri thức khởi xướng và đề xuất những kiến nghị với lãnh đạo đảng và nhà nước.

'Sự kiện Bãi Tư Chính' đang diễn ra - sự xâm nhập của các tàu Trung Quốc vào chủ quyền lãnh hải Việt Nam, lại làm nóng lên cơ hội thoát Trung.

Thoát trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe dọa và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Ngộ nhận mô hình

Sự phức tạp của vấn đề thoát trung được lý giải là Việt Nam và Trung Quốc tương đồng về chế độ đảng cộng sản toàn trị với mô hình phát triển đặc thù : đảng cộng sản vận hành kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đó là sự ngộ nhận.

Khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình chuyển đổi thể chế nhà nước nước chủ nghĩa xã hội theo chủ thuyết Marx - Lenin đã diễn ra. Ở Liên Xô cũ và Đông Âu việc cải cách 'từ trên xuống', nghĩa là thay đổi bản chất nhà nước, đa đảng và bầu cử trực tiếp, trong khi Trung Quốc và Việt Nam duy trì chế độ độc đảng cộng sản, mở cửa và cải cách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường.

bao3

Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter (đầu tiên, từ trái), cựu Tổng thống Richard Nixon (thứ hai, từ trái) tiếp ông Đặng Tiểu Bình tại Washington, D. C., ngày 29/01/1979

Vấn đề đảng cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường chứa đựng mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ tư tưởng cộng sản với chế độ tập thể dựa trên học thuyết Marx - Lenin và hệ tư tưởng tư sản với sở hữu tư nhân là nền tảng cho kinh tế thị trường. Sự tồn vong của chế độ độc đảng toàn trị phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường. Khi dư địa tăng trưởng không còn mâu thuẫn này ngày càng bộc lộ gay gắt, kinh tế - xã hội khủng hoảng và sự bất ổn thể chế là không tránh khỏi. Sự thay đổi là cần thiết trong quá trình phát triển.

Mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, khuyến khích đầu tư và tăng cường thương mại đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng 'dung hòa' tạm thời mâu thuẫn trên. Nhà nước cộng sản độc đảng được hưởng lợi từ bản chất 'tham lam' kiếm lời của các tập đoàn xuyên quốc gia, của các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc 'hấp thụ ngoại lực' khá thành công để trở thành 'công xưởng của thế giới', thúc đẩy tăng trưởng cao trong hơn một phần ba thế kỷ.

Ngoài ra, nhiều đời Tổng thống Mỹ trước Donald Trump tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc, nên có nhiều nhượng bộ để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâm nhập thị trường hơn 1 tỷ dân này.

Quan niệm thay đổi

Nay, khi Tập Cận Bình bỏ phương châm 'giấu mình, chờ thời' vốn được Đặng Tiểu Bình chủ trương, ông ta thâu tóm quyền lực đảng và nhà nước không giới hạn về nhiệm kỳ với tham vọng thay đổi trật tự thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với Mỹ.

Quan niệm trên của Hoa Kỳ đã thay đổi khi Tổng thống D. Trump phát động cuộc thương chiến với Trung Quốc khi cho rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc gia là không bình đẳng khi cán cân thương mại có lợi cho Trung Quốc. Hơn thế, Trung Quốc còn ép buộc các nhà đâu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, đánh cắp sở hữu trí tuệ, vi phạm cam kết WTO về chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường…

D. Trump đã đánh thuế từ 10 đến 25% trên hơn 500 tỷ giá trị hàng hóa nhập vào Mỹ từ Trung Quốc. Tập Cận Bình đã có những phản ứng đáp trả. Cuộc thương chiến Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng. Các vấn đề an ninh hàng hải, an ninh không gian điện toán, viễn thông và an ninh quốc gia được đặt ra khi Trung Quốc vi phạm luật quốc tế về biển, vạch ranh giới 'đường lưỡi bò' tại biển Đông và quân sự hóa các đảo tại đó.

Các nhà phân tích cho rằng đó là sự đối đầu Mỹ - Trung đã vượt khỏi giới hạn cuộc thương chiến, mà là đối đầu giữa hai hệ thống chính trị khác biệt về tư tưởng. Hơn thế, cuộc chiến tranh lạnh tiếp theo có thể sẽ diễn ra.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang giảm tốc, hiện còn 6,2%, thấp nhất trong hai mươi năm. Ngoài các vấn đề kinh tế như nợ công cao, mất cân đối, xuất khẩu giảm, các nhà đầu tư nước ngoài giảm đi, thì sự ô nhiễm môi sinh, già hóa dân số, đô thị 'ma', 'trại huấn luyện nghề' cho người Duy Ngô nhĩ ở Tân Cương, tôn giáo ở Tây Tạng, biểu tình ở Hồng Kông… khiến cho các kịch bản Trung Quốc 'hạ cánh cứng' được đặt ra.

Một mô hình phát triển không bền vững, đang suy yếu và dự báo có thể sụp đổ khiến Việt Nam phải đánh giá lại liệu nó có là chỗ dựa tin cậy.

'Thái độ thay đổi'

Do yếu tố địa chính trị và lịch sử Việt Nam luôn 'cảnh giác' trước sự xâm lăng của Trung Quốc. Bởi vậy, Việt Nam luôn duy trì chính sách quan hệ hữu hảo giữa hai nước sao cho tránh được chiến tranh. 'Cương, nhu' là sách lược ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc linh hoạt tuỳ tình huống và bối cảnh lịch sử. Nhà cầm quyền lãnh xứ mệnh này.

Những năm gần đây, sau một loạt các sự kiện Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam như chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, chiếm Đảo Gạc Ma 1988, quân sự hóa Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền theo luật biển quốc tế… quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thể hiện những phản ứng yếu ớt và không công khai.

Có những đồn đoán rằng đằng sau thái độ 'cam chịu' của Việt Nam trước Trung Quốc là mật ước Thành Đô, sự cam kết giữa hai Đảng cộng sản của hai nước, là sự phụ thuộc về kinh tế.

Thái độ 'kiềm chế' của nhà cầm quyền khiến cho người dân không hài lòng. Người dân đã đổ xuống đường biểu tình, bày tỏ thái độ phản kháng mạnh mẽ, có phần manh động trước những sự kiện nóng xảy ra gần đây như giàn khoan HD 981 của Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam năm 2014 và phản đối biểu quyết thông qua dự luật Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc năm 2016 được cho là có yếu tố Trung Quốc.

Từ đầu tháng 7/2019 chính quyền Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8, được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động trái phép.

bao4

Một cuộc biểu tình của người dân Việt Nam ở khu vực Hồ Gươm, Hà Nội

Khác với trước đây, Việt Nam đã có thái độ cứng rắn, phản đối công khai theo đường ngoại giao và trên diễn đàn Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 từ 31/7 đến 3/8 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.

Thái độ cương quyết, nhưng ôn hoà và những động thái bảo vệ chủ quyền của chính quyền Việt Nam được nhiều nước đồng tình, ủng hộ được đánh giá là sự thay đổi quan trọng trong quan hệ với Trung Quốc.

'Tinh thần không đổi'

Tuy nhiên thái độ của người dân cũng 'khác trước' với thái độ 'im lặng chờ đợi'. Điều đó gây nên những bình luận trái chiều trên mạng xã hội. Những ý kiến tích cực cho rằng người dân có ý thức hơn, 'bình tĩnh hơn' khi theo dõi sự kiện và các động thái của giới lãnh đạo với sự đồng tình. Cách tiếp cận 'trung lập hơn' cho rằng trước kia người dân biểu tình có một lý do vì chính quyền đã không thể hiện 'lòng dân'. Cách nhìn bi quan hơn rằng người dân 'để mặc' chính quyền, coi đó là việc của giới lãnh đạo vì đã ngăn chặn các cuộc biểu tình, thậm chí đã bỏ tù một số người…

Theo tôi, tinh thần 'thoát Trung' của người dân là không thay đổi. Những động thái hiện nay của chính quyền là đúng đắn trong quan hệ quốc tế của của một quốc gia có chủ quyền và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việc mà chính quyền cần làm là thay đổi thái độ đối với người dân để có được sự tin tưởng.

'Sự kiện Bãi Tư Chính' là phép thử đồng thời là cơ hội khởi đầu một chiến lược thoát Trung chủ động, bài bản. Đây là cơ hội để chính quyền 'vượt qua chính mình', sáp lại gần dân, một mặt, có thể tạo nên sức mạnh của tinh thần độc lập, yêu nước - vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc. Mặt khác, cần tránh tư tưởng cực đoan và 'bài' Trung.

Hơn thế, cơ hội thoát Trung tạo ra niềm hy vọng lớn hơn về tầm nhìn và sự thay đổi mô hình phát triển tự cường.

Nhà sử học Yuval Noah Harari nói rằng 'suy nghĩ về hiện tại giúp xác định tương lai. Các chính trị gia của chúng ta không làm việc này một cách đầy đủ'.

Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc : tương lai cần một sự nâng cấp.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : BBC, 08/08/2019

Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ nguyên là Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.

*****************

Các ‘đối tác chiến lược’ của Việt Nam đâu mất rồi ?

Phạm Chí Dũng, VOA 08/08/2019

n mt tháng k t khi đàn tàu ca ‘đng anh’ Trung Quc xâm nhp Bãi Tư Chính như vào chn vô ch quyn kèm mt cái tát n đom đóm, B Chính tr ‘đng em’ Vit Nam vn nm nguyên trong cơn ác mộng gia ban ngày mang tên ‘Cô đơn chiến lược’.

bao5

Tàu thám hiểm "Hi Dương Đa Cht 8" ca Cc Kho sát Đa cht Trung Quc (nh : China Geological Survey)

‘Cô đơn chiến lược’

Bất chp gii chóp bu Vit Nam luôn ‘t sướng’ v vic th đến chn mt tá "đi tác chiến lược" trong túi, cho ti gi này vn không mt quc gia nào có quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam chu lên tiếng h tr chính th này phn đi Trung Quc.

Hy vọng ban đu v phn ng ca Tây Ban Nha - mt trong s các đi tác chiến lược ca Vit Nam và là nn nhân gián tiếp ca Trung Quc khi Repsol, công ty Tây Ban Nha là đi tác liên doanh khai thác dầu khí vi Tp đoàn Du khí Vit Nam, b tàu Trung Quc vây bc và gây sc ép đến hai ln ti Bãi Tư Chính vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018 đ buc tp đoàn phi rút lui khi m Cá Rng Đ, đã hu như tan v. Không nhng Repsol phi cun cờ tháo lui khỏi nhng lô du khí màu m chưa kp khai thác và còn mun bt đn phía Vit Nam gn 300 triu USD mà tp đoàn này đã ng ra đ thăm dò du khí, mà c triu đình Madrid cũng lng tăm trước Bc Kinh.

Còn nước Nga - kênh quan h được xem là ‘truyền thống’ t thi Xô viết vi Vit Nam - thì sao ?

Cho tới lúc này, Nhà nước Cng hòa liên bang Nga vn chưa có bt kỳ mt phn ng công khai nào - dù th hin qua kênh ngoi giao hay kênh báo chí - đi vi v Trung Quc gia tăng áp lc ‘tng tin’ ti m dầu khí Lan Đỏ vùng bin đông nam Vit Nam, cho dù Lan Đ là d án liên doanh gia VietsoPetro ca Vit Nam và Tp đoàn du khí Rosneft ca Nga, mà Rosneft là tp đoàn có c đông chính là chính ph Nga.

Nếu Putin và Tp Cn Bình đã hoc s tha thun được với nhau mt li ích hoc mt đim chung chính tr nào đó ln hơn hn li nhun t m Lan Đ, mà điu này thì rt d xy ra, tương lai s sp ca trước Rosneft đ tp đoàn này cũng s phi cun c tháo chy khi vùng ch quyn Vit Nam như Repsol đã tng n thế.

Trong khi đó, điều tr trêu đến tn cùng bi hài là Trung Quc - vn được gii chóp bu Vit Nam tng ca như ‘đi tác chiến lược toàn din quan trng nht’ - li là con sói duy nht luôn hăm he phanh xác con cu Hà Ni.

Con cừu y đã phi chu nhc ti Bãi Tư Chính đến ln th ba. Trong vòng 3 năm liên tiếp.

Trong hai lần tàu Trung Quc vây bc và gây sc ép ti Bãi Tư Chính vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018 đ buc Repsol phi rút lui khi m Cá Rng Đ, đã hu như chng thy ‘người phát ngôn Bộ ngoi giao Vit Nam’ vung tay v phương Bc, dù ch đ p úng ‘phn đi’ như mt li đc vt chng cn ti sách v.

Vào thời gian trên, cho dù có mun loan ti nhng thông tin trên kèm theo thái đ phn n, mt s t báo nhà nước cũng b Ban Tuyên giáo trung ương – cơ quan ni tiếng vi bit danh "vòng kim cô" – cm cn. Chính th đc đng Vit Nam đã giu bit thông tin được coi là quá sc nhy cm này và như co rúm trong ni s hãi ca lch s "ngàn năm Bc thuc" ln và hin ti "mười sáu ch vàng".

Nhớ li 2014 là năm tung tóe v giàn khoan Hi Dương 981 ca Trung Quc xông thng vào vùng lãnh hi Vit Nam như chn không người và như mt cú v mt ny đom đóm vào B Chính tr Vit Nam. Trong cuc khng hong mang tên "Hi Dương 981" kéo dài t tháng Năm đến tháng By năm 2014, hu hết các "đi tác chiến lược" ca Vit Nam, k c nước Nga ca Putin, đu th ơ hoc quay lưng khi Vit Nam b uy hiếp. Thế nhưng sau đó, gii chóp bu Vit Nam vn chưa tnh ng v thc cht "bn vàng" là thế nào và vn tiếp tục theo đui chính sách "đu dây chính tr" cho ti khi "té ln đu" trong ba ln khng hong Bãi Tư Chính năm 2017, 2018 và 2019. T đó đến nay, đã không có bt kỳ mt văn bn nào ca B Chính tr hay ngh quyết nào ca Quc Hi Vit Nam lên án hành vi xâm phạm ca Trung Quc.

Cũng từ đó đến nay, gii chóp bu Vit Nam chưa bao gi cô đơn đến thế trên trường quc tế, dù Vit Nam đã th đến chn mt tá "đi tác chiến lược" trong túi, k c mt "đi tác chiến lược" khác là Đc mà Vit Nam đã b quc gia này "tạm thi đình ch quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam" ngay sau vic Nhà nước Đc cáo buc mt v Vit Nam bt cóc mt nghi phm kinh tế là Trnh Xuân Thanh ngay ti Berlin vào tháng By năm 2017.

Ngay cả khi Vit Nam được đt vào ghế ‘thành viên không thường trc ca Hi đng bo an Liên hip quc’ vào năm 2019…

Không còn cách nào khác, tình trạng cô đơn cùng cc trên trường quc tế cùng trng thái mt ng ln mt ăn du khí đã khiến chính th đc đng Vit Nam phi tiến ti quyết đnh ‘bám M’, dù có muộn màng.

Ươn hèn mãn tính

Tháng 7 năm 2019, Hoa Kỳ đã trở thành quc gia đu tiên lên tiếng gián tiếp ng h Vit Nam trong v Bãi Tư Chính, dù quc gia này vn chưa phi là ‘đi tác chiến lược’ ca Vit Nam.

Nhưng t đó đến nay, người M vn không có đng thái quân s thc cht nào đ ‘dn mt’ Trung Quc ti khu vc Bãi Tư Chính. Hành đng mi nht ca Washington là điu hàng không mu hm USS Ronald Reagan - chy bng năng lượng ht nhân ca Hm đi 7 Hoa Kỳ, với sc cha lên đến hơn 70 máy bay phn lc siêu thanh F18, trc thăng và máy bay trinh sát - ti Bin Đông vào ngày 6/8/2019. Tuy nhiên chưa có gì chc chn là hàng không mu hm này s trc tiếp can thip hay có mt tác đng nào đó ti Bãi Tư Chính nếu đối chiếu vi yêu cu can thip sâu hơn nhiu ca chế đ b xem là ‘hèn vi gic, ác vi dân’.

Hiện tượng trên là khá trái ngược vi nhng năm gn đây khi, M không ch phn ng bng hành đng ngoi giao mà còn cho máy bay chiến đu và tàu chiến tun tiễu, tàu khu trục vào vùng bin và không gian Bin Đông đ răn đe hot đng cường bá ca Trung Quc.

Vì sao vào lần này M có v thay đi thái đ mà không hoc chưa có nhng hành động c th h tr Vit Nam ?

Chung quy cũng tại thói du dây tr treo ca Hà Ni.

bao6

Cho đến tn lúc này, não trng ng ngn đu lc và õng o đu dây chính tr vn b nén cht trong nhng cái đu bí bách và bế tc ca gii chóp bu Vit Nam. Não trng luôn duy trì hy vng đy o tưởng vào tình cm ‘bn tt’ và ‘mười sáu ch vàng’ vi Bc Kinh đã dẫn đến hu qu là cho đến nay, dù đã xy đến ba ln b Trung Quc ‘tát tai’ Bãi Tư Chính, vn chng có bước tiến đáng k nào trong mi quan h hp tác quc phòng Vit - M, trong khi s hin din ca hi quân và không quân Hoa Kỳ ti quân cng Cam Ranh lẽ ra đã phi được ưu tiên s mt. Và l ra ti Cam Ranh gi đây đã phi có hình nh thường trú ca mt hàng không mu hm M.

Giờ đây, người M còn phi ch Hà Ni có dám t đi trên đôi chân ca mình hay vn theo thói đu dây chính tr kiu ‘va lc vừa quỳ’.

Thói ươn hèn mãn tính là tác nhân ca căn bnh nhũn não dài hn và mt đt lãnh th. Ngay c lúc b k cướp xông vào nhà mà còn không dám la làng thì làm sao còn tinh thn chng gic !

Nếu không chu t b phn ln ch trương đu dây chính tr, biu th thái đ phn ng dt khoát đi vi s gây hn ca Bc Kinh và xoay trc v phía Hoa Kỳ mt cách thc cht, chính th Vit Nam thm chí s không còn nhn được s h tr ngoi giao và quân s t Washington, trong lúc c tá đi tác chiến lược toàn din với Vit Nam chc chn s bt đng và khiến Hà Ni lâm vào cnh b Bc Kinh bt nt thm t - không khác gì cái cách chính quyn Vit Nam thng tay đàn áp dân chúng ti quc gia này.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 08/08/2019

********************

Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 nhưng sẽ đưa tàu khác vào Bãi Tư Chính ?

Minh Quân, VNTB, 08/08/2019

Chẳng có gì đáng để giới chóp bu Việt Nam ăn mừng trước tin tức Trung Quốc rút tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 khỏi Bãi Tư Chính vào ngày 7/8/2019.

Bởi mối đe dọa chủ quyền biển vẫn còn gần như nguyên vẹn khi vẫn còn vài tàu hải cảnh hộ tống cho Hải Dương 8 lảng vảng tại khu vực Bãi Tư Chính.

bao7

Tàu Hải Dương 8 rút nhưng sẽ có tàu khác thay thế nó ?

Bài toán đau đầu đối với ‘đảng em’ Việt Nam là không biết ‘đảng anh’ sẽ chơi trò gì tiếp theo trong canh bạc Biển Đông. Liệu Bắc Kinh có thực tâm muốn rút tàu về hay không ? Việc rút tàu Hải Dương 8 của phải do gánh nặng chi phí hàng ngày mà ngân sách Trung Quốc phải gánh chịu, hay do tác động gián tiếp từ việc Hoa Kỳ điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan vào Biển Đông ngay trước đó ? Và liệu Trung Quốc có tái diễn kịch bản ‘mèo vờn chuột’ của giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 ?

Tháng 5 năm 2014, giàn khoan khổng lồ ấy đã lao vào Biển Đông và ngự trị ngay trước mũi Bộ Chính trị đảng Việt Nam như một cái tát nảy đom đóm. Trong suốt thời gian hai tháng trời phải đối mặt với Hải Dương 981, phía Việt Nam đã chỉ ‘vận động thuyết phục’ và đánh võ miệng trên mặt trận ngoại giao, nhưng không dám có bất cứ hành động đủ mạnh mẽ nào nhằm đẩy đuổi giàn khoan Trung Quốc. Thậm chí, cơ hội quá đầy đủ cho việc kiện Trung Quốc theo Luật biển UNCLOS 1982 cũng không được giới chóp bu Việt Nam tận dụng. Rốt cuộc là giới lãnh đạo Bắc Kinh đã nắm thóp được não trạng chưa đánh đã sợ và tâm lý tác chiến đến mức ‘đái ra quần’ của những đồng chí tốt ở Việt Nam.

Hải Dương 981 đã có một màn khiêu vũ lòng vòng ở biển Đông, hết nằm một chỗ lại di chuyển vòng quanh nhưng chưa chịu ra khỏi vùng chồng lấn. Chỉ sau một thời gian diễu binh như thế, giàn khoan này mới thực sự rút về nước.

Giờ đây, kịch bản Hải Dương 981 vẫn có thể tái hiện với tàu Hải Dương 8. Có nghĩa là cho dù tuyên bố rút Hải Dương 8 khỏi Bãi Tư Chính, Trung Quốc vẫn có thể cho tàu địa chất này xuất hiện trở lại vào bất kỳ lúc nào, hoặc thay thế Hải Dương 8 bằng những tàu Hải Dương khác, cho đến khi nào chán thì thôi. Trong lúc đó, các tàu hải cảnh, tàu dân quân biển và tàu thương mại dân sự vẫn thả sức chơi trò ‘vờn tàu’ với phía hải quân và ‘lực lượng ngư dân tự vệ’ được trang bị hàng chục ngàn lá cờ của Việt Nam, và nếu hứng thú thì tổ chức xịt vòi rồng hoặc đâm va…

Đó là một kiểu hành hạ tinh thần giới chóp bu Việt Nam, hệt như cái cách chính quyền và công an Việt Nam đã hành hạ tinh thần và thân xác nhiều người dân bất đồng chính kiến lên tiếng phản đối vô số bất công của chế độ cầm quyền và dám xuống đường chống Trung Quốc.

Không chỉ có thế, kịch bản Bãi Tư Chính một khi đã được Trung Quốc công diễn đến 3 lần trong ba năm liên tiếp 2017, 2018 và 2019, thì chẳng có gì ngạc nhiên nếu kịch bản này sẽ được tái diễn vào những năm sau, đều đặn mỗi năm một lần hoặc có thể đến hai lần.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 08/08/2019

*********************

Trung Quốc : Chiến lược dùng tàu khảo cứu để áp đặt chủ quyền trên biển

Trọng Nghĩa, RFI, 08/08/2019

Hải dương Địa chất 8 trong vùng biển Việt Nam, Thực nghiệm 2 trong vùng biển Malaysia, Đông Phương hồng 3 trong vùng biển Philippines : Trong những ngày qua, tàu khảo cứu Trung Quốc đã xuất hiện nhan nhản trên vùng biển bao quanh Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông.

bao8

Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải dương Thạch du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 15/07/2014. Reuters/Martin Petty/Files - Ảnh minh họa

Điểm chung gắn liền các chiếc tàu này là chúng đều vào hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, tại những nơi mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là phải chăng Bắc Kinh bắt đầu đẩy mạnh chiến lược có thể gọi là "tàu khảo cứu" để áp đặt chủ quyền Trung Quốc trên các vùng biển của nước khác.

Vụ tàu Hải dương Địa chất 8 xâm nhập vào khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có lẽ minh họa rõ nhất cho chiến lược này của Trung Quốc. Đó là cứ cho tàu dân sự đi vào hoạt động trong vùng biển của nước khác nhưng bị Trung Quốc cho là của mình, cử một đội tàu hùng hậu đi theo hộ tống chiếc tàu dân sự đó, để sẵn sàng đẩy lùi tàu chấp pháp của nước bị xâm lấn khi cần thiết.

Đội tàu hộ tống cũng phải khoác vỏ bọc bán quân sự hay dân sự, tức là tàu hải cảnh và tàu dân quân biển thường đội lốt tàu cá, để các nước khác khỏi dùng đến Hải Quân để đối phó. Về bản chất, các chiếc tàu gọi là hải cảnh của Trung Quốc không khác gì chiến hạm thực thụ.

Trong trường hợp đội tàu đi theo chiếc Hải dương Địa chất 8 xâm nhập vùng Bãi Tư Chính chẳng hạn, số lượng tàu hộ tống có lúc lên đến 80 chiếc, theo như ghi nhận của chuyên gia Carl Thayer. Trong số các tàu Hải cảnh đã bị nhận diện, đặc biệt có chiếc mang ký hiệu 3901, có lượng giãn nước 12.000 tấn, được coi là một trong những tàu tuần duyên lớn nhất thế giới, thậm chí lớn hơn cả những khu trục hạm hay tuần dương hạm thường được Mỹ triển khai ở Biển Đông.

bao9

Tàu Hải cảnh mang ký hiệu 3901 được coi là một trong những tàu tuần duyên lớn nhất thế giới - Ảnh minh họa

Một chiếc tàu khảo cứu mà có một đội tàu hùng hậu như vậy tháp tùng theo là dấu hiệu cho thấy việc đưa tàu này vào Bãi Tư Chính không phải là một công việc nghiên cứu thực địa đơn thuần, mà còn có mục tiêu áp đặt quyền sở hữu của Trung Quốc trên vùng biển được khảo sát. Khi bị Việt Nam đưa tàu ra đuổi, không những phía Trung Quốc đã chống lại, mà phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc tại Bắc Kinh còn lớn tiếng tố cáo Việt Nam gây trở ngại cho hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng biển của Trung Quốc !

Gọi việc đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào vùng Bãi Tư Chính của Việt Nam nằm trong cả một chiến lược có lẽ không sai, vì ngoài việc đưa tàu khảo cứu vào hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc cũng sử dụng ngón đòn tương tự với Malaysia.

Theo ghi nhận ngày 04/08 của giáo sư Ryan Martinson, thuộc Trường Hải Chiến Mỹ, chiếc tàu khảo cứu Thực nghiệm 2 (Shiyan) của Trung Quốc đã có mặt bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, gần bãi cạn Luconia Breakers ở cực nam Biển Đông, do Malaysia kiểm soát nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Tính đến ngày 06/08, chiếc tàu khảo sát Trung Quốc vẫn hoạt động trong khu vực.

Thông tin về hoạt động của chiếc Thực nghiệm 2 không nhắc đến đội tàu tháp tùng, nhưng vào tháng sáu vừa qua, tàu hải cảnh Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng này để sách nhiễu tàu và giàn khoan của Malaysia hoạt động trong khu vực.

Sau Việt Nam, Malaysia, đến lượt Philippines trở thành nạn nhân của chiến lược tàu khảo cứu của Trung Quốc. Báo chí Philippines trong hai ngày qua đã loan tin rộng rãi về tiết lộ cũng của giáo sư Martinson, theo đó hai chiếc tàu khảo cứu Trung Quốc đã tiến vào hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Đó là chiếc Trương Kiển (Zhang Jian) đã thâm nhập vào vùng biển phía đông Philippines chỉ cách đảo Siargao của nước này 75 hải lý từ ngày 03/08 để tiến hành hoạt động khảo sát. Qua ngày 07/08, đến lượt chiếc Đông Phương Hồng 3 (Dong Fang Hong) thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở phía bắc đảo Luzon từ ngày 07/08.

Đến nay chưa rõ là Bắc Kinh có xin phép Manila để cho tàu vào khảo sát bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hay không, nhưng nếu tự ý tiến hành, thì điều đó hàm nghĩa là Bắc Kinh cũng coi các vùng khảo sát thuộc chủ quyền của họ, vì luật của Trung Quốc đòi hỏi là tàu nước ngoài muốn khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc phải xin phép Bắc Kinh.

Và như vậy, chiến lược dùng tàu khảo cứu để áp đặt yêu sách chủ quyền cũng được Trung Quốc áp dụng tại Philippines.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 08/08/2019

***********************

Tàu Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ?

Phương Thảo, VNTB, 08/08/2019

Reuters cho biết theo tin tức từ một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington, tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi khu kinh tế độc quyền của Việt Nam hôm thứ Tư. 

bao10

Tàu Hải Dương 8 ở đảo Chữ Thập

Tàu Hải Dương 8 tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông từ ngày 3 tháng 7 và đã gây căng thẳng cho hai bên hơn một tháng qua. 

Dữ liệu theo dõi tàu của ông Ryan Martinson đăng trên Twitter cho thấy tàu Hải Dương 8 đã rời khu vực bãi Tư Chính và đi tới đảo Chữ Thập khoảng 9 giờ tối thứ Tư ngày 7 tháng 8 năm 2019. Còn ông Dev Devin Thorne, nhà phân tích cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (C4ADS) nói với Reuters cũng cho hay tàu khảo sát đã rời đi nhưng vẫn còn ít nhất hài tàu hộ tống vẫn lẩn quẩn ở Bãi Tư Chính.

Ông Thorne vẫn chưa xác định được liệu tàu Hải Dương 8 có quay trở lại khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong ngày nữa hay không. 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã chỉ trích việc "khảo sát cưỡng bức" của Trung Quốc ở khu vực hàng hải đang tranh chấp, còn Vương Nghị Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đã cao giọng cho rằng các vấn đề hàng hải liên quan đến Việt Nam làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương.

Từ ngày 3 tháng 7 phía Việt Nam đã cho tàu hải cảnh từ Cam Ranh ra theo sát các tàu của Trung Quốc đang tiến hành thăm dò địa chấn trái phép trên thềm lục địa của Việt Nam. Trong khi đảng và báo chí trong nước vẫn im ắng thì từ ngày 9 tháng 7 tài khoản Twitter của Ryan Martinson đã liên tục cập nhật gần như hàng ngày vị trí những con tàu của Việt Nam lẫn Trung Quốc đang hoạt động ở Bãi Tư Chính. Cũng từ tin tức này của Ryan Martinson mà tờ Bưu Điện Hoa Nam đã đưa tin về các tàu Trung Quốc đang ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. 

Mãi cho tới gần 2 tuần lễ sau, ngày 16 tháng 7 Bộ Ngoại Giao mới lên tiếng phản đối công khai với báo giới sau một thời gian im lặng đáng nghi ngại. Và sau đó, dường như được phép mở miệng, báo chí đồng loạt đưa tin và lên án hành vi xâm phạm của Trung Quốc. 

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã cho tiến hành tập trận ở quần đảo Hoàng Sa trong hai ngày thứ ba và thứ 4 cứ mỗi hai ba tiếng một lần đồng thời cấm tàu bè di chuyển trong khu vực này trong khi các cuộc tập trận đang diễn ra. 

Một tháng đúng sau khi cho tàu Hải Dương 8 thăm dò trái phép cùng với các tàu hải cảnh hộ tống lớn nhất, số tàu Trung Quốc đã dày đặc lên tới 80 tàu.

Nhờ siêu cường 

Cuộc đối đầu tại Biển Đông đã kéo theo sự tham gia của cả Hoa Kỳ khi cho Hàng không mẫu Hạm Ronald Reagan đi vào Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa và thực thi tự do hàng hải. Chuẩn Đô đốc Karl Thomasnói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ giúp cung cấp an ninh và ổn định, thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia trong khu vực liên quan tới vấn đề Biển Đông. 

Dù lần này Hàng không Mẫu hạm đến Biển Đông để bày tỏ sự ủng hộ chính cho đồng minh Philippines của họ nhưng cũng làm cho rất nhiều người Việt hồ hởi với hi vọng rằng sẽ có Mỹ để kềm chế sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Các nhà quan sát cho rằng lần này Việt Nam vẫn cứng rắn cho Rosneft khai thác dầu ở Bãi Tư Chính mà không phải nhịn nhục khấu đầu rút lui như đã từng làm trước đây trong năm 2018 với công ty dầu Repsol. Lý do chính đó là công ty khai thác dầu của Nga, một cường quốc chứ không phải là quốc gia nhỏ bé như Tây Ban Nha. 

Ông Panos Mourdoukoutas cho rằng Việt Nam đã có nước cờ khôn ngoan trong cuộc đối đầu với Trung Quốc lần này khi Việt Nam đã bắt cặp với Nga, một đối thủ mà Trung Quốc không muốn làm mích lòng. Việc cho khai thác dầu trong khu vực tranh chấp cũng là một nỗ lực thách thức với Trung quốc. 

Điều này trùng hợp với lời tuyên bố của một quan chức liên doanh dầu khí, ông Nguyễn Quỳnh Lâm - tổng giám đốc Vietsovpetro rằng : "khai thác dầu ở Bãi Tư Chính cũng là góp phần bảo vệ chủ quyền của quốc gia". Cũng chẳng phải bỗng nhiên mà miệng ông Lâm lại có gang có thép gì đâu ! Chẳng qua là vì Vietsovpetro cũng là công ty liên doanh với Nga nên lại phát biểu cứng rắn như vậy mà thôi. 

Có ý kiến cho rằng xung đột lần này sẽ đẩy Việt Nam xa rời vòng tay Trung Quốc và ngả sang phía Mỹ. Tuy nhiên điều này vẫn chưa có thể xác định được khi Hà Nội luôn luôn chơi trò đu dây giữa các cường quốc và không dám làm mích lòng người anh lớn phương Bắc có cùng ý thức hệ. 

Đã có đảng và nhà nước lo

Nhưng cho dù là lý do gì đi nữa, Hà Nội lần này đã thắng về mặt ngoại giao. Về mặt đối nội Đảng và Chính phủ cũng đã thắng lợi hoàn toàn tuyệt đối khi thuyết phục dân rằng "mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo". 

Trong năm 2014, khi Trung Quốc kéo dàn khoan HY981 vào Biển Đông, hàng chục ngàn người trong nước lẫn hải ngoại đều kéo xuống đường rầm rộ biểu tình chống Trung Quốc. Bốn năm sau, với sự gây hấn lộ liễu như vậy nhưng trong 4 tuần lễ đã không có một lời kêu gọi cũng như hành động biểu tình chống Trung Quốc nào nổ ra từ Bắc chí Nam. 

Mãi cho tới ngày thứ Ba 6 tháng 7, tức hơn một tháng sau khi Trung Quốc cho tàu Hải Dương 8 đi vào khu vực Bãi Tư Chính, mới có một cuộc biểu tình bỏ túi của chưa tới một chục người ở trước Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội trong vòng nửa giờ. Và bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đã có cơ hội giữ đúng lời hứa "không để cho biểu tình nổ ra" trên địa bàn thành phố. 

Ông Thủ tướng kiến tạo cũng như bộ chính trị không có một lời nào công khai lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc. Ông Phúc đã khởi động chương trình " Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" bằng cách trao 10.000 lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân ở Kiên Giang hôm 29 tháng 7. 

Thật mỉa mai, cờ tổ quốc chẳng có cứu được ngư dân khi tàu của họ bị "tàu lạ" tấn công thì làm sao cờ tổ quốc đấu lại các tàu hải cảnh tải trọng hàng ngàn tấn có trang bị súng ống, tên lửa, máy bay ? Nhưng có lẽ nhờ ngư dân cứ phất cờ, bám biển như vậy mà Trung Quốc nó sợ tới nỗi phải rút lui !?

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 08/08/2019

***********************

Trung Quốc rút tàu khảo sát ra khỏi bãi Tư Chính, tàu hải cảnh vẫn ở lại

T.N., Người Việt, 07/08/2019

Tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 đã đi khỏi phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý thềm lục địa của Việt Nam nhưng tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn quanh quẩn ở khu vực.

bao11

Tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc. (Hình : Gulf Times)

Hãng thông tấn Reuters dẫn thông tin của một tổ chức nghiên cứu ở Washington cho biết như vậy hôm thứ Tư, 7/8/2019.

Kể từ đầu tháng Bảy, các tàu cảnh sát biển của Việt Nam theo dõi chặt chẽ các hành động của tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc có sự hộ tống của một số tàu hải cảnh và "dân quân biển" hoạt động bất hợp pháp trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần bãi Tư Chính.

"Dữ liệu theo dõi sự di chuyển của chiếc tàu khảo sát Trung Quốc cho thấy nó đã đi ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào lúc này, nhưng ít nhất có hai tàu hải cảnh hộ tống nó vẫn còn ở lại khu vực nó khảo sát", ông Devin Thorne, phân tích gia cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng (Center for Advanced Defense Studies-C4ADS) cho hãng thông tấn Reuters biết, dựa trên dữ liệu của công ty phân tích dữ liệu hàng hải Windward.

"Các tàu Việt Nam theo dõi tàu Haiyang Dizhi 8 khi nó chạy tới đảo nhân tạo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và bây giờ nó có vẻ chạy lòng vòng bên ngoài phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam", ông Thorne cho hay thêm.

Theo lời ông, không rõ nó có trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nữa hay không. Chỉ biết khả năng của nó là khảo sát địa chất ở vùng biển ở khu vực Việt Nam đang có hoạt động khai thác khí đốt và đang khoan thêm những mỏ mới tại lô 6-1.

Hồi tháng Bảy, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho phát ngôn viên ba lần cáo buộc các tàu Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đòi đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi bãi Tư Chính ngay lập tức mà không có tác dụng. 

TN

Quay lại trang chủ
Read 776 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)