Khi về già, người ta thường phải chịu đựng rất nhiều căn bệnh chẳng liên quan gì với nhau- sốt, đau nhức, té ngã. Điều tương tự đó có thể xảy ra khi một trật tự chiến lược đang chết dần. Trên khắp Đông Á, tháng vừa qua đã có một loạt sự cố ngoại giao và an ninh thể hiện triệu chứng của một căn bệnh nặng hơn.
Nhìn bề ngoài, nhiều sự cố trong số này dường như không liên quan với nhau. Nhưng tựu chung là chúng cho thấy trật tự an ninh khu vực đang tan rã.
Vào cuối tháng 7, không quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức cuộc tuần tra trên không chung đầu tiên trong khu vực, khiến máy bay chiến đấu của Hàn Quốc bắn hàng trăm phát súng cảnh cáo vào những kẻ xâm nhập người Nga. Hàn Quốc cũng đang đối mặt sự xuống cấp nghiêm trọng nhất trong mối quan hệ với Nhật Bản trong nhiều thập kỷ - với việc Nhật Bản áp đặt các hạn chế thương mại vào tuần trước trong một tranh chấp có nguồn gốc từ Đệ nhị Thế chiến. Bắc Triều Tiên cũng vừa khởi động lại các vụ thử tên lửa, gây nguy hiểm cho các nỗ lực hòa bình của Mỹ.
Tất cả các điểm chớp cháy Đông Á khác - Đài Loan, Biển Đông, Hồng Kông và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung - cũng đang trở nên dễ bộc phát hơn. Các cuộc biểu tình và đình công ở Hồng Kông vẫn đang thu thập động lực. Các quan chức Trung Quốc hiện đang thảo luận công khai về sự can thiệp của quân đội và tuần trước, một quan chức Nhà Trắng đã thu hút sự chú ý của một nhóm quân đội Trung Quốc, ngay bên kia biên giới từ Hồng Kông. Tuy nhiên, đối với chính quyền Trump, mối bận tâm lớn vẫn là tranh chấp thương mại với Trung Quốc, cũng tăng cường vào tuần trước, với việc Mỹ áp đặt một bộ thuế quan mới.
Tháng 7 cũng chứng kiến một tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, dẫn đến sự bất đồng giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam được vũ trang mạnh mẽ. Chính phủ Philippines cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các cuộc xâm lược của hải quân Trung Quốc và kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ. Sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc lại rõ ràng hơn với Bắc Kinh đang phát triển một căn cứ quân sự đầu tiên tại Đông Nam Á ở Campuchia.
Căng thẳng về Đài Loan tiếp tục gia tăng. Vào cuối tháng 7, một tàu chiến Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan và Trung Quốc đã đưa ra Sách trắng quốc phòng, cáo buộc chính phủ Đài Loan đòi độc lập và đe dọa đáp trả bằng quân sự. Trong khi đó, Mỹ đang đề cập tới việc sớm triển khai tên lửa tầm trung ở Đông Á, sau khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung vào tuần trước.
Nhìn bề ngoài, nhiều sự cố trong số này dường như không liên quan với nhau. Nhưng tựu chung là chúng cho thấy trật tự an ninh khu vực đang tan rã. Sự nổi trội về quân sự và khả năng dự đoán ngoại giao của quân đội Mỹ không còn có thể được coi là đương nhiên nữa. Và Trung Quốc không còn sẵn sàng chấp nhận vai trò thứ yếu trong hệ thống an ninh Đông Á. Trong những trường hợp mới này, các quốc gia khác - bao gồm Nga, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên - đang muốn tạo ảnh hưởng.
40 năm qua là thời kỳ tăng trưởng chưa từng thấy và thịnh vượng ở khắp Đông Á, điều này cũng đã góp phần thay đổi kinh tế toàn cầu. Nhưng phép màu kinh tế của Châu Á lại dựa vào hòa bình và ổn định. Những điều kiện đó đã được thiết lập vào giữa những năm 1970, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc và Mỹ có mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc.
Kể từ đó, Mỹ đã dung túng và thậm chí tạo điều kiện cho Trung Quốc trỗi dậy. Đổi lại, Trung Quốc đã ngầm chấp nhận rằng Mỹ sẽ vẫn là cường quốc quân sự thống trị ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những thỏa thuận này trong "trật tự Kissinger" ở Đông Á, Henry Kissinger, ngoại trưởng Hoa Kỳ là người đã giúp môi giới mối quan hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc vào đầu những năm 1970.
Nhưng cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump đều từ chối các yếu tố cơ bản của trật tự Kissinger. Ông Trump đã từ bỏ ý tưởng rằng các mối quan hệ Mỹ-Trung là có lợi cho cả hai bên khi cho phát động cuộc chiến thương mại, trong khi ông Tập đã chuẩn bị thách thức sự ưu tiên chiến lược của Mỹ.
Thách thức của Trung Quốc đối với quyền lực của Mỹ đã đặt ra câu hỏi về sự thống trị chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á sẽ kéo dài bao lâu. Thay vì trấn an, ông Trump đã làm tăng phần nghi ngờ khi đặt câu hỏi công khai về giá trị của các liên minh của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Như lời một bộ trưởng ngoại giao Châu Á gần đây : "Những thiệt hại mà Trump đã gây ra sẽ vượt xa Trump".
Mất đi quyền lực khu vực của Mỹ là điều hiển nhiên khi Washington không có khả năng kiểm soát sự thù hận giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh quan trọng nhất trong khu vực. Ngay cả người Úc cũng bắt đầu nghi ngờ giới lãnh đạo Mỹ, khi một nhà ngoại giao cấp cao của Úc gần đây rằng, "với cuộc chiến thương mại đang gia tăng, sẽ tới một thời điểm mà Mỹ và Úc sẽ chia rẽ về chính sách đối với Trung Quốc.
Nhưng những nghi ngờ về sự lãnh đạo của Mỹ không phù hợp với bất kỳ mong muốn nắm lấy một khu vực do Trung Quốc thống trị. Ngược lại, từ Tokyo đến Đài Bắc và từ Canberra đến Hà Nội, ngày càng có nhiều lo lắng về hành vi của Bắc Kinh. Lo lắng đó lại gia tăng vì Trung Quốc và Nga đang ngày càng gần nhau hơn. Theo quan điểm của Moscow, cuộc tuần tra chung trên không gần đây đã nhấn mạnh sự trở lại của Nga như một cường quốc Thái Bình Dương - giống như sự can thiệp quân sự ở Syria báo hiệu sự tái xuất của Nga- một cường quốc ở Trung Đông.
Trật tự Kissinger ở Đông Á đã không giải quyết được hầu hết các tranh chấp lâu nay trong khu vực. Nhưng trật tự đó đã giúp đóng băng các cuộc xung đột khu vực, dành thời gian cho phát triển hòa bình. Bây giờ tình hình địa chính trị đã thay đổi nên các cuộc xung đột băng giá đang chuyển động lại. Khi băng tan, mọi thứ có thể di chuyển nhanh, đầy nguy hiểm và khó lường.
Gideon Rachman
Nguyên tác : The Asian strategic order is dying, Financial Times, 05/08/2019
Khánh Anh dịch
Nguồn : VNTB, 09/08/2019