Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/08/2019

Tại sao lại là Bãi Tư Chính và vào lúc này ?

Khánh Anh

Từ quan điểm này, Bắc Kinh có thể đang thăm dò độ bền của mối quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng sâu sắc. Việt Nam đã có những câu hỏi nghiêm túc về tính bền vững của các cam kết an ninh của Hoa Kỳ đối với các đồng minh, chứ đừng nói đến một Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở có ý nghĩa gì đối với các đối tác của Hoa Kỳ. Vụ Trung Quốc cướp bãi cạn Scarborough của Philippines- đồng minh hiệp ước Hoa Kỳ năm 2012 là ví dụ kinh điển để Hà Nội suy đoán về việc liệu có thể dựa vào Washington hay không. 

tu11

Tàu cá DNa 90152TS

Sau một thời gian dài im ắng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ở Biển Đông, tại sao Bắc Kinh lại bất ngờ quyết định chọn Bãi Tư Chính ? Và tại sao cùng lúc Bắc Kinh lại cho tiến hành tập trận lớn tại quần đảo Hoàng Sa ? 

Có các lý do sau đây : 

Đầu tiên, mặc dù Bãi Tư Chính đại diện cho những căng thẳng tồi tệ nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông kể từ khi giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 hồi tháng 5 năm 2014. Năm năm qua, hầu như không có sự cố hay căng thẳng nào. Trong hai năm liên tiếp, Trung Quốc đã gây áp lực rất lớn đối với Việt Nam khi cho ngăn chặn khoan dầu khí ở các khu vực thuộc thềm lục địa của Việt Nam theo UNCLOS, nhưng Trung Quốc lại coi là khu vực tranh chấp. Trong năm 2018, Bắc Kinh đã buộc Hà Nội phải hủy hợp đồng trị giá 200 triệu USD với công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha. Hơn nữa, các tàu dân binh Trung Quốc thường xuyên đâm tàu đánh cá Việt Nam ngay cả khi Hà Nội chủ yếu cố gắng không đưa các sự kiện này lên báo chí để giữ hoà khí trong quan hệ song phương. Tuy nhiên, căng thẳng đã xuất hiện vào đầu năm nay và cuối cùng, Việt Nam đã quyết định đưa một tàu Việt Nam bị đắm tại vị trí giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ra trưng bày cùng với video về sự gây hấn của Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc chỉ tiếp tục khẳng định quyết liệt các yêu sách quá mức trên khắp Biển Đông và cả ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chẳng hạn, từ cuối năm ngoái, hàng trăm tàu dân binh Trung Quốc đã tràn vào và bao vây đảo Thitu/Pag-asa, nơi đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Chiến thuật vùng xám như thế này được sử dụng để quấy rối ngư dân Philippines và tạo ra căng thẳng ở Manila về việc hòn đảo này có thể phòng thủ hay không. Ở những nơi khác trong Biển Đông, từ năm 2013 Bắc Kinh đã tuần tra không mệt mỏi các bãi cạn Luconia, tranh chấp với Malaysia và bên ngoài Biển Đông, Trung Quốc đã gia tăng số vụ xâm nhập vào đảo Điếu Ngư để thách thức Nhật Bản.

Thứ ba, Bắc Kinh hiện có khả năng thực thi pháp luật và tiềm lực quân sự lớn hơn đáng kể trong tay để thách thức các bên tranh chấp khu vực, như Việt Nam. Trung Quốc có lực lượng hải quân, hải cảnh và dân binh lớn nhất thế giới và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã liên tục hoàn thiện các hoạt động chung trong các lĩnh vực không quân và hải quân để có thể tham chiến trong tương lai ở Biển Đông hoặc với Đài Loan. Ngoài ra, việc Trung Quốc hoàn thành hoạt động cải tạo đất và thiết lập các căn cứ hải quân và không quân trên các đảo nhân tạo nằm rải rác ở Biển Đông - Hoàng Sa hay Trường Sa - đã lập ra những địa điểm cung cấp nguyên liệu mới, do đó Bắc Kinh dễ dàng duy trì tuần tra liên tục các khu vực tranh chấp hơn. 

Thật ra, vào đầu tháng 8, một tàu khảo sát của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp của Bãi Tư Chính, tàu Hải Dương 8/Haiyang Dizhi 8, đã không quay trở lại bờ biển Trung Quốc, mà là một trong những căn cứ hải quân mới của Bắc Kinh trên đảo Chữ Thập ở Quần đảo Trường Sa. Đến giữa tháng 8, tàu Hải Dương 8 đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nếu Bắc Kinh thực sự đang xây dựng các cơ sở hải quân và căn cứ không quân ở Campuchia, thì Việt Nam sẽ phải đối mặt thêm với một mối đe dọa ở sườn phía Tây.

Thứ tư, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đang mờ nhạt dần trong những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Biển Đông, đã buộc Bắc Kinh ngày càng tìm cách bảo vệ yêu sách chống lại hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) do Hoa Kỳ dẫn đầu. Vào cuối tháng 6 ở khu vực gần quần đảo Trường Sa, lần đầu tiên Quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm, có thể là sát thủ tàu sân bay DF-21D, và một biến thể DF-26 có tầm xa hơn. Bám đuôi tàu của Hoa Kỳ để cảnh báo rằng tàu Hoa Kỳ đang xâm nhập bất hợp pháp trong vùng biển nội địa Trung Quốc trong khi FONOP đã làm gia tăng căng thẳng trong những tháng gần đây. Vụ việc lớn cuối cùng xảy ra vào đầu tháng 10 năm 2018 liên quan đến tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc đã tiến sát tới trong phạm vi 45 mét của tàu USS Decatur. Một mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày càng xấu đi có thể dẫn đến hành vi thậm chí quyết đoán hơn của Trung Quốc không chỉ chống lại Hoa Kỳ mà còn toàn khu vực.

Từ quan điểm này, Bắc Kinh có thể đang thăm dò độ bền của mối quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng sâu sắc. Việt Nam đã có những câu hỏi nghiêm túc về tính bền vững của các cam kết an ninh của Hoa Kỳ đối với các đồng minh, chứ đừng nói đến một Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở có ý nghĩa gì đối với các đối tác của Hoa Kỳ. Vụ Trung Quốc cướp bãi cạn Scarborough của Philippines- đồng minh hiệp ước Hoa Kỳ năm 2012 là ví dụ kinh điển để Hà Nội suy đoán về việc liệu có thể dựa vào Washington hay không. Và Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng giàn khoan tháng 5 năm 2014 và tương tự ở Bãi Tư Chính hiện nay.

Cuối cùng Quân đội Trung Quốc có thể tìm kiếm cơ hội để kiểm tra khả năng tiến hành các hoạt động chung ngày càng tăng, và thật không may cho Hà Nội, Bãi Tư Chính có thể chỉ là một cơ hội như vậy. Tuy nhiên, điều này trước tiên sẽ bắt buộc Trung Quốc đưa tàu chiến vào và điều này vẫn chưa xảy ra. Dù bằng cách nào, Việt Nam không có liên minh quân sự và là một cường quốc cỡ trung bình mà quân đội, lực lượng thực thi pháp luật và lực lượng dân binh có thể tương đối dễ dàng bị đánh bại vì thiếu kinh nghiệm chiến đấu trên biển.

Có lẽ câu hỏi lớn nhất là bây giờ Việt Nam có thể làm gì để làm cho sự hung hăng của Trung Quốc không gia tăng ? Mặc dù tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng Mỹ-Việt trong thời gian ngắn có thể góp phần gây trở ngại với Trung Quốc, nhưng hợp tác chặt chẽ hơn về lâu dài có thể ngăn chặn Trung Quốc vì Bắc Kinh sẽ nhận ra rõ ràng hơn rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam nếu có xung đột trong tương lai. Nhưng Washington sẽ phải chứng minh rằng họ không cho phép một bãi cạn thứ hai xảy ra mà đó có thể là một việc làm khó khăn.

Tăng cường hợp tác với các đối tác quốc phòng khác của Việt Nam như Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, cũng có thể giúp ngăn chặn Bắc Kinh. Nhưng cuối cùng, Việt Nam có thể phải làm quen với một Trung Quốc ngày càng hung hăng và nhận ra các giới hạn ảnh hưởng khi đòn bẩy của Bắc Kinh chắc chắn tiếp tục gia tăng trong tranh chấp ở Biển Đông.

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 23/08/2019

Quay lại trang chủ
Read 510 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)