Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/09/2019

Vì sao Mỹ nên "nhẹ nhàng" với Việt Nam ?

Yigal Chazan

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang, Việt Nam trở thành quốc gia hưởng lợi nhất trong khu vực. Tuy nhiên, vì thặng dư thương mại tăng vọt, Hà Nội đã gây ra sự chú ý từ Tổng thống Trump. Washington tiến hành áp đặt thuế quan với Việt Nam, đồng thời nghi ngờ Hà Nội thao túng tiền tệ. Có những dấu hiệu cho thấy sẽ có những biện pháp trừng phạt tiếp theo được đưa ra, trừ khi Hà Nội giảm thặng dư.

my0

Nghị sĩ Nghị viện Châu Âu, ông Bernd Lange về khái niệm của EU về thương mại dựa trên giá trị. Ảnh : FES Việt Nam

Dù thế, Washington không nên khơi mào một cuộc chiến với Hà Nội vào thời điểm mà bản thân Mỹ cần các đồng minh khu vực để đối phó với những gì Washington coi là "trò bắt nạt" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Với chi phí lao động thấp, chính trị ổn định, và có chính sách "trải thảm đỏ" cho nhà đầu tư, cũng như là láng giềng với Trung Quốc. Hà Nội, được xem như là một vị trí thuận lợi cho các công ty nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc tìm đến. Bản thân các công ty khác trong khu vực ASEAN cũng tìm đến Việt Nam như là một trung tâm sản xuất – bất cứ thứ gì từ đồ thể thao đến máy tính – và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực .

Trong những năm gần đây, FDI đã tăng mạnh cùng với thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ, với kỷ lục 40 tỷ USD năm ngoái . Trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ dưới thời Barack Obama hướng tới Hà Nội như là một phần của xoay trục Á Châu. Vị tổng thống này đã chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí lâu đời và đưa Hà Nội vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vào tháng Hai, Tổng thống Trump đã ca ngợi những thành tựu và nỗ lực của Hà Nội nhằm giảm sự mất cân bằng thương mại của các nước, nhưng thái độ của ông sau đó đã thay đổi, có lẽ là ông có những bằng chứng cho thấy Việt Nam trốn thuế quan của Mỹ. Và vào tháng Năm, Tổng thống Trump trong một cuộc phỏng vấn trên truyền thông Mỹ, đã coi Việt Nam "gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất".

Đối với Tổng thống Donald Trump, người được cho là luôn đề đạt các phương thức để đạt được các thỏa thuận thương mại tốt hơn cho Mỹ thì thâm hụt thương mại với Việt Nam là không bền vững. Rủi ro này tiếp tục gia tăng khi các báo cáo cho thấy, một số công ty có trụ sở tại Trung Quốc, cả trong và ngoài nước, đang chuyển sản phẩm qua Việt Nam để tránh hàng rào thuế quan của Washington. Phạm vi của cái gọi là trung chuyển không rõ ràng, nhưng điều này, cùng với những lo ngại của Hoa Kỳ về việc tiếp cận thị trường Việt Nam, đã góp phần vào quan điểm của Washington khi cho rằng : Hà Nội chơi không sòng phẳng.

Việt Nam tuyên bố sẽ trấn áp các vi phạm thương mại và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số hàng hóa Trung Quốc. Lên tiếng sẵn sàng đẩy mạnh nhập khẩu từ Mỹ để giảm thặng dư, gần đây nhất là mua các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà Hà Nội thoát ra khỏi tầm giám sát của Washington, khi mới đây, Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi khả năng thao túng và phải chịu mức thuế lên tới 456% đối với thép có nguồn gốc từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Các lô hàng được cho là sẽ được chuyển đến Việt Nam để xử lý nhỏ sau đó tái xuất sang Mỹ.

Tuy nhiên, sẽ có những yếu tố khiến Washington buộc phải kiềm chế. Trong số đó có việc, Hà Nội đang giúp củng cố chiến lược chính sách đối ngoại không kém phần quan trọng của Mỹ trong khu vực : ngăn chặn sự bành trường ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Một tuyến hàng hải quan trọng, với 3.000 tỷ USD thương mại đi qua hàng năm, vùng biển này cũng rất giàu tài nguyên năng lượng. Và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các tuyến đường thủy ; bồi lấp các đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng.

Hà Nội được cho là sẵn sàng nhất để thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc có một chuỗi thời gian bị buộc tội can thiệp vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam. Năm 2014, một giàn khoan dầu của Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên toàn quốc tại Việt Nam. Gần đây, Bắc Kinh tiếp tục chơi trò "mèo vờn chuột" khi đưa tàu thăm dò địa chất đi vào sát bờ biển biển Việt Nam. Hành động này Trung Quốc đã bị Hà Nội lên án và gây lo ngại ở Mỹ .

Nhưng sự sẵn sàng của Việt Nam đối đầu với Trung Quốc có thể bị cắt giảm nếu Mỹ chọn trừng phạt bằng các mức thuế tiếp theo hoặc các hình phạt thương mại khác. Tổng thống Trump sẽ không muốn thấy Việt Nam trở nên dễ dãi hơn với Bắc Kinh, giống như trục chính của Philippines đối với Trung Quốc.

Ngay sau khi lên nắm quyền vào năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte đã tìm cách sửa chữa các mối quan hệ căng thẳng trước đây với Bắc Kinh để thu hút đầu tư và thương mại. Duterte đã gây tranh cãi khi ông chấp thuận các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng nội thủy và đồng ý khai thác chung. Nhưng điều này chỉ thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục gia tăng hoạt động bành trướng của mình.

Việt Nam thà không hướng chọn đến Mỹ hay Trung Quốc. Nước này đã cố gắng lèo lái qua lại giữa hai bên, chủ yếu vì nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào thương mại với Mỹ-Trung. Nhưng theo thời gian, điều này sẽ giảm dần, khi Hà Nội theo đuổi chính sách đa dạng hóa các đối tác thương mại. Đáng chú ý nhất là, CPTPP, và gần đây là một thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), vốn được coi là thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất mà EU từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển.

Thành quả của những thỏa thuận này có thể mất một thời gian để hiện thực hóa. Trong khi đó, thật khó để không có một chút thiện cảm với một quốc gia, đã không làm gì quá sai, trong khi rắc rối Biển Đông vẫn đang tồn tại.

Mỹ có lẽ sẽ có những lựa chọn khôn ngoan.

Yigal Chazan

Nguyên tác : US Should go Easy on Vietnam, The Asia Sentinel, 04/09/2019

An Viên dịch

Nguồn VNTB, 06/09/2019

Quay lại trang chủ
Read 695 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)