Vì sao Trọng không dám đả động đến Biển Đông và Bãi Tư Chính ?
Thường Sơn, VNTB, 15/10/2019
Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền - diễn ra trong suốt một tuần lễ của nửa đầu tháng 10 năm 2019 - đã cung cấp thêm một bằng chứng hùng hồn về ý chí… không kiện Trung Quốc.
Hội nghị trung ương 11 diễn ra trong bối cảnh đã hơn ba tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền
"Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế" - ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc hội nghị trên với sự lồng ghép câu ‘thần chú’ đó, sau khi đã phát biểu khai mạc Hội nghị 11 bằng cách thập thò ‘phân tích dự báo tình hình Biển Đông’.
Biểu đồ đi xuống trong phát ngôn của Trọng - từ lúc bắt đầu còn dám nhắc tới ‘Biển Đông’, để cuối cùng xuôi xị và mất tích hoàn toàn những từ ngữ này, và càng không một chữ nhắc tới Bãi Tư Chính, cho thấy điều gì ?
Hội nghị trung ương 11 diễn ra trong bối cảnh đã hơn ba tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Vì sao Trọng không dám nói về vụ Bãi Tư Chính và gọi thẳng ra cái tên ‘bạn vàng’ Trung Quốc ?
Hiện tượng câm nín trên càng khiến dư luận nghi ngờ rằng phải chăng giới chóp bu Việt Nam đã ‘há miệng mắc quai’ vì ‘Vi phạm các thỏa thuận song phương’.
Cần nhắc lại, vào ngày 18/9/2019 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tung ra tối hậu thư lên án Việt Nam đã xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính.
Rất đáng chú ý, tuyên bố trên có nội dung : "Kể từ tháng Năm năm nay, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính (Wan'an Tan) của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây cũng là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương, bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Điều thứ năm của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những điều khoản của UNCLOS".
Tủy Cảnh Sảng - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - không nói rõ về thỏa thuận song phương nào, nhưng chừng đó là quá đủ để dư luận hình dung và liên tưởng đến hàng loạt ‘thỏa thuận song phương’ mà giới chóp bu Việt Nam đã lén lút ký với Trung Quốc nhưng không công khai cho người dân biết, dẫn tới hậu quả mất thác Bản Giốc trước đây, liên quan đến vô số đồn đoán về ‘Mật ước Thành Đô’ 1990 - hay còn gọi là ‘thỏa thuận bán nước’, những thỏa thuận song phương nào đó về xử lý tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ của Trung Quốc, và quá nhiều thiệt hại trong quan hệ kinh tế Việt - Trung sau này.
Phải chăng cái gọi là ‘thỏa thuận song phương’ mà những qua chức chóp bu như Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Bắc Kinh đã quá bất lợi cho phía Việt Nam để đẩy tới tình thế ‘há miệng mắc quai’ - cả Bộ Chính trị Việt Nam phải câm như hến khi bị phía Trung Quốc bắt bẻ ? Nếu đúng thế, những điều khoản nào bị sơ hở và bất lợi ? Trách nhiệm soạn thảo, thông qua và ký kết những điều khoản bất lợi đó thuộc về những quan chức nào ? Bộ Chính trị và Quốc hội Việt Nam có dám đòi hỏi Nguyễn Phú Trọng và những quan chức cận thần của ông ta phải công khai các thỏa thuận song phương đã ký với Trung Quốc cùng những điều khoản bất lợi đang khiến Trọng ‘ngậm hột thị’, khiến ông ta chỉ có thể hé miệng về ‘bảo vệ chủ quyền’ hết sức chung chung tại Hội nghị trung ương 11 như một chiêu thức mị dân ?
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 15/10/2019
********************
Biển Đông : Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn
Thanh Phương, RFI, 15/10/2019)
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 vào ngày 07/10/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, đã yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương "phân tích, dự báo tình hình Biển Đông ; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi, những khó khăn, thách thức".
Ảnh vệ tinh chụp một nhà giàn D.K của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, Biển Đông AMTI/CSIS
Ông Trọng đưa ra yêu cầu này 3 tháng sau khi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, với sự hộ tống của nhiều tàu vũ trang, xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính, nơi mà đối tác của Việt Nam là tập đoàn Nga Rosneft đang thăm dò dầu khí. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hà Nội đã tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hãi của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại cho rằng việc thăm dò địa chất của tàu Hải Dương Địa Chất 8 là "chính đáng và hợp lý", đồng thời cáo buộc hoạt động của các công ty dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính là xâm phạm lợi ích của Trung Quốc.
Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm 12/10 đã trích lời giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales, cho rằng yêu cầu của ông Nguyễn Phú Trọng với Ban Chấp hành Trung ương, cơ chế hoạch định các chính sách của Việt Nam, có thể là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội sẽ không lùi bước trước nguy cơ đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông.
Theo giáo sư Thayer, những thách đố đối với Hà Nội là việc các tàu của Trung Quốc kéo dài sự hiện diện tại nhiều nơi khác nhau trong vùng biển Việt Nam, khả năng Trung Quốc triển khai một giàn khoan lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như việc các tàu của Trung Quốc ngăn chận hoạt động thăm dò dầu khí của các công ty nước ngoài liên doanh với tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
South China Morning Post nhắc lại là trong buổi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn, thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, phó chính ủy Quân khu 7 và cũng là đại biểu Quốc Hội, khẳng định là giàn khoan của Rosneft vẫn hoạt động bình thường, mặc dù có sự hiện diện của hơn 40 tàu Trung Quốc và 50 tàu của Việt Nam trong khu vực.
Trong khi Việt Nam vẫn dành ưu tiên cho giải pháp ngoại giao, thiếu tướng Hoàng không loại trừ khả năng Việt Nam đưa vụ Bãi Tư Chính và các tranh chấp chủ quyền khác ở Biển Đông ra trước Liên Hiệp Quốc hoặc một tòa án quốc tế.
Theo nhận định của South China Morning Post, trong vụ Bãi Tư Chính, Việt Nam và Trung Quốc dường như đã rút ra bài học từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014. Bắc Kinh hiểu rằng xung đột có thể gây tổn hại cho yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông, còn Việt Nam cũng biết là căng thẳng leo thang có thể khiến các nhà đầu tư e ngại.
Nhưng trong vụ Bãi Tư Chính, Việt Nam có thể nhận được sự ủng hộ từ các nước láng giềng, trong đó Philippines, Malaysia, Brunei, tức là những nước cũng tranh chấp chủ quyền Biển Đông, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer
Tờ báo cũng nhắc lại tuyên bố của đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, cho biết Hà Nội có thể sẽ nêu vấn đề Biển Đông, trong đó có cả vụ Tư Chính, tại cuộc đối thoại an ninh thường niên Việt Nam - Ấn Độ trong tháng này tại Sài Gòn.
Nhà nghiên cứu Rajeev Ranjan Chaturvedy, tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho rằng Ấn Độ đang theo dõi sát tình hình Biển Đông và đang gia tăng hợp tác với các đối tác, bao gồm cả Việt Nam. Còn theo một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, có khả năng là Ấn Độ sẽ đóng vai trò trọng tài trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Giáo sư Thayer cũng cho rằng thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc họp thượng đỉnh không chính thức với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu tuần trước chắc là đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì ổn định ở Biển Đông và đã thúc giục Bắc Kinh và Hà Nội có những bước ngoại giao để giảm bớt căng thẳng ở vùng biển này.
Thanh Phương
*******************
Việt Nam sẽ để Trung Quốc cùng khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính ?
RFA, 15/10/2019
Tuyên bố của Tổng Trọng bị phản đối
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ ở Hà Nội, vào sáng ngày 15 tháng 10, cho biết Việt Nam giữ được biên giới với Trung Quốc bao năm qua và giờ đang đàm phán tìm tiếng nói chung.
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội ngày 15/10/19. Courtesy : chinhphu.vn
Ông Nguyễn Phú Trọng còn được Reuters và truyền thông quốc nội dẫn lời khi ông tuyên bố rằng "xử lý mối quan hệ này không đơn giản, nặng về bên nào cũng bị phê phán". Ông Nguyễn Phú Trọng còn nhấn mạnh "Cố gắng giữ quan hệ cho tốt nhưng cái gì thuộc về độc lập chủ quyền dân tộc, ta không bao giờ nhân nhượng, tinh thần của ta là quyết chiến, quyết thắng".
Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, diễn ra hôm mùng 7 tháng 10, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã kêu gọi phân tích tình hình Biển Đông để có quyết sách phù hợp.
Đài RFA ghi nhận kể từ khi Bắc Kinh có động thái lấn át ở khu vực bãi Tư Chính ngoài Biển Đông suốt hơn 3 tháng qua, dân chúng tại Việt Nam trông đợi giới lãnh đạo Hà Nội chính thức thông báo những thông tin cập nhật về các diễn tiến đang xảy ra cũng như những chính sách đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc. Thế nhưng, qua các lần tuyên bố mới nhất gần đây của người đứng đầu Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, không những không trấn an được lòng dân mà còn gây nên sự phẫn nộ.
Nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng vào tối ngày 15 tháng 10 nhận định với RFA về lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong sáng cùng ngày :
"Lời nói này không có ý nghĩa nghĩa gì cả. Hay nói chính xác đó chỉ là một lời tuyên truyền dối trá và mị dân và cho thấy tâm thế hoảng sợ của giới lãnh đạo Việt Nam".
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng ông Trọng tự mâu thuẫn qua những lời tuyên bố của chính ông bởi vì ông Trọng khẳng khái lên tiếng rằng những gì thuộc về độc lập chủ quyền thì không bao giờ nhân nhượng trong khi trên thực tế thì tàu Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào vùng lãnh hải và chủ quyền của Việt Nam qua việc tàu Hài Dương 8 chỉ cách bờ biển Việt Nam có lúc chỉ còn khoảng 150-160 cây số. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh điều này cho thấy Việt Nam đang nhân nhượng và không có một biện pháp giải quyết nào quyết liệt đối với Trung Quốc cả.
Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận dân chúng tại Việt Nam còn bày tỏ sự phản đối của họ đối với những lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng qua mạng xã hội. Không ít người đặt câu hỏi vì sao ông Trọng không nêu đích danh Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 hay Việt Nam "không nhân nhượng" bằng các biện pháp nào ngoài cách thức cứ tiếp tục "phản đối" suông về mặt ngoại giao như trong thời gian qua mà thôi ?
Ông Võ Minh Đức, một cựu sĩ quan thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam vào tối ngày 15 tháng 10, chia sẻ với RFA về bức xúc của ông :
"Cá nhân tôi, về mặt góc độ là công dân và là một người từng khoác áo lính, tôi kịch liệt phản đối việc đó và phải có hành động cụ thể. Chẳng hạn như là kiện, hay đưa các lực lượng vũ trang ra răn đe. Phải mạnh như thế. Tất nhiên mình không gây hấn, mình không bắn họ trước đâu nhưng phải đưa ra để cho họ thấy rằng đây là vùng biển của Việt Nam, đây là chủ quyền và thềm lục địa do Việt Nam quản lý từ ngàn đời nay. Mình không gây chiến nhưng phải đưa các lực lượng quân sự và bán quân sự ra để bảo vệ, đồng thời phải lên tiếng với quốc tế".
Cựu Đại úy Võ Minh Đức còn lý giải về chiến thuật mà Trung Quốc đang sử dụng với mưu đồ chiếm lấy bãi Tư Chính ở Biển Đông :
"Dã tâm của người Trung Quốc là họ sẽ không dùng đến động tác vũ lực đâu. Họ sẽ lấn dần theo đủ kiểu hết. Nào là từ đường lưỡi bò cho đến lùa ngư dân ra đánh cá, rồi cho tàu hải cảnh, cho giàn khoan đi…Cứ như thế. Nếu mà mình cứ im lặng riết và cứ để họ lấn từ từ và đến một lúc nào đó thì họ sẽ mặc nhiên đó không phải là vùng tranh chấp nữa mà là vùng của họ, thuộc chủ quyền của họ. Ví dụ cụ thể như bãi Tư Chính là nơi rõ ràng thuộc thềm lục địa và quyền tài phán của Việt Nam và Việt Nam đang thăm dò, khai thác dầu khí ở đó. Thế bây giờ họ biến thành vùng tranh chấp, rồi mai mốt họ sẽ biến thành vùng của họ luôn, chứ không còn là vùng tranh chấp nữa. Họ cứ lấn dần, lấn dần giống như vết dầu loang, giống như mưa lâu thấm đất vậy đó".
Hành trình của tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc ở phía bắc Bãi Tư Chính từ ngày 1/7/2019 đến 15/7/2019 - Courtesy of AMTI
"Hội nghị Diên Hồng" về tranh chấp ở bãi Tư Chính ?
Một ngày trước khi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đăng đàn kêu gọi phân tích tình hình Biển Đông để có quyết sách phù hợp, tại buổi Tọa đàm Khoa học Vùng biển bãi Tư Chính và Luật pháp Quốc tế, diễn ra ở Hà Nội hôm mùng 6 tháng 10, các nhân sĩ trí thức cho rằng đã đến lúc Chính quyền Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Ban Dân vận Trung ương từng nêu ý kiến của ông với RFA rằng giới lãnh đạo Việt Nam cần thiết phải gặp gỡ và tiếp nhận ý kiến của giới nhân sĩ trí thức trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc và đó là việc cấp thiết phải làm.
Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu về Biển Đông trong một cuộc hội luận với RFA hồi đầu trung tuần tháng 10 còn cho rằng song song với biện pháp kiện Trung Quốc ra toàn án quốc tế thì Việt Nam cũng cầm xem xét điều chỉnh chính sách ngoại giao :
"Trong bối cảnh bây giờ có lẽ Việt Nam nên xem xét lại chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là Trung Quốc đang càng ngày càng tiếp tục lấn át Việt Nam cũng như có những hành động sai phạm không có vẻ dừng lại này. Và chính sách đối ngoại không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với một số quốc gia khác, như Lào và Campuchia chẳng hạn. Ví dụ, Việt Nam luôn coi 3 nước Đông Dương Việt Nam-Lào-Campuchia là anh em, nhưng bản thân Campuchia luôn luôn ủng hộ Trung Quốc trong tất cả những vấn đề về Biển Đông…"
Mới đây nhất, tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18, diễn ra ở thành phố Đà Lạt và kết thúc hôm 15 tháng 10, phái đoàn Việt Nam nhắc đến những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, đặc biệt việc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đang bị xâm phạm nghiêm trọng ; đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến phương pháp làm việc cho các vòng đàm phán sắp tới.
Luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát tình hình Việt Nam, từ Canada qua cuộc hội luận với RFA hôm đầu trung tuần tháng 10 cũng kêu gọi Hà Nội cần thực hiện chính sách đại đoàn kết quốc gia để có đủ nội lực cũng như cần phải xây dựng những giá trị chung đối với thế giới, đặc biệt trong việc bảo vệ và gìn giữ sự ổn định, hòa bình trong khu vực, nhất là tại Biển Đông.
Trong khi dân chúng Việt Nam đang trông chờ Nhà nước tổ chức một "Hội nghị Diên Hồng" để những ý kiến và tiếng nói như vừa nêu được trình bày trực tiếp với Nhà nước Việt Nam trong vấn đề cấp bách ở biển Đông, thì Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào hôm 15 tháng 10 lại chỉ trích những tiếng nói yêu nước ngoài Đảng, qua lời tuyên bố rằng "Hiện nay có một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước, vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à ? Vô trách nhiệm à ?".
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng khẳng định với những tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng và cách thức đối phó hiện nay của Chính quyền Việt Nam đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông rõ ràng cho thấy dấu hiệu mà Tiến sĩ Phạm Chí Dũng dùng từ ngữ là " Chính quyền Việt Nam đang bán nước". Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh :
"Rất nhiều khả năng sau Hội nghị Trung ương 11 và sau những lời nói mà tôi cho là khiếp nhượng và dối trá của Nguyễn Phú Trọng thì sẽ không có chuyện Chính quyền Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Không có chuyện đó đâu. Thậm chí ngược lại là Việt Nam có thể chấp nhận cho Trung Quốc cùng hợp tác khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính với một tỷ lệ lớn thuộc về Trung Quốc. Có nghĩa là mời kẻ cướp vào nhà và chia đôi tài sản với nhau".
Mặc dù lãnh đạo đất nước đang chần chừ trong việc kiện Trung Quốc thì một số người dân Việt Nam mà Đài RFA tiếp xúc đều quả quyết cho rằng họ sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trước sự hung hăng của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Cựu Đại úy Võ Minh Đức nêu lên ý kiến của ông :
"Nếu họ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý hiến kế để bảo vệ lãnh thổ thì tôi sẽ là người đầu tiên sẵn sàng tái ngũ, tham gia lực lượng bảo vệ bờ cõi Việt Nam này. Còn họ trưng cầu hỏi bây giờ đánh thì chưa chắc mình thắng mà sẽ thua thì sao : Thua thì thua đường nào ? Năm 1979, về mặt quân sự, về mặt thực địa ở chiến trường thì theo tôi lúc đó người Trung Quốc thua chứ không phải người Việt Nam. Họ hùng hổ tuyên bố rằng ‘sáng ăn cơm ở biên giới, trưa ăn cơm Hà Nội, chiều ăn cơm Sài Gòn’ nhưng cuối cùng họ chỉ vào sâu được 60-70 cây số thôi, chứ không vào thêm được nữa. Kẻ thù nào, quân xâm lược nào, ở đâu thì tôi không biết nhưng đối với đội quân Trung Quốc thì tôi dám chắc chắn một điều người Trung Quốc mà động binh đánh Việt Nam hoặc giới chóp bu lãnh đạo Việt Nam tổng động viên đánh Trung Quốc thì 100% người dân sẽ ủng hộ".
Trả lời câu hỏi của chúng tôi, trong trường hợp một "Hội nghị Diên Hồng" về tranh chấp ở Biển Đông mà người dân Việt Nam trông chờ không được Nhà nước tổ chức, hầu hết giới chuyên gia lẫn người dân đều có cùng nhận xét rằng sẽ có một hậu quả trong tương lai rất lớn cho Việt Nam là không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa mà khu vực bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam chỉ còn trong sách vở.
Nguồn : RFA, 15/10/2019
******************
Liệu còn tia sáng nào cuối đường hầm ?
Chiến Sỹ, RFA, 14/10/2019
Vậy là Hội nghị Trung ương lần thứ 11 đã không có bất cứ Nghị quyết nào về Biển Đông. Giờ đây, những ai quan tâm đến các động thái của Việt Nam chống lại sự lộng hành của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, chỉ còn lại một niềm tin phập phù như ngọn nến trước gió. Lấy đâu ra "khí thế mới", "xung lực mới" như lời hiệu triệu của Tổng chủ khi những khó khăn, thách thức từ nay chính ông cũng thừa nhận, sẽ khác xa so với trước đây, nhưng các biện pháp đối phó thì lại y hệt như cũ.
Ảnh minh họa : Hình ông Nguyễn Phú Trọng chụp hôm kết thúc Hội nghị 12/10/2019 - AFP
Lại vẫn "kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế"như lời phát biểu của Tổng chủ khi kết thúc Hội nghị chiều 12/10/2019. Theo ông Nguyễn Phú Trọng, cuộc đấu tranh ấy gắn với sự "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế và ủy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới". Nếu ông Trọng còn sống thêm được mươi, mười lăm năm nữa, ông ấy vẫn có thể cho đưa quyết sách này vào các văn kiện của Trung ương hay Đại hội, đố có sai ! Tình hình khu vực và thế giới biến động từng ngày, thậm chí từng giờ, trong khi đường lối chủ trương của đảng ông hầu như lấy từ các bia đá đang "ngẩn ngơ" trước các dòng thác lịch sử chưa biết đổ về đâu.
Từ nhiều năm nay, ông Trọng hầu như không đề cập gì đến hai từ "Biển Đông". Danh từ ấy như một hủy kỵ đối với ông và các đồng chí tâm phúc trong bộ chính trị hoặc ban chấp hành trung ương. Sau ba tháng trời tàu các loại của Trung Quốc "đan lưới" trong vùng EEZ của Việt Nam từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, mà ông chỉ cho phép Bộ Ngoại giao dủy trì mức phản ứng ở cấp độ tuyên bố của người phát ngôn. Cho nên hôm khai mạc Hội nghị trước đấy một tuần lễ, lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng "bật đèn xanh" cho việc "phân tích, dự báo bla… bla…, nhất là tình hình Biển Đông" thì dư luận xã hội Việt Nam "cựa quậy" được một chút từ giấc ngủ bao lâu nay, rằng "chuyện Biển Đông đã có đảng và nhà nước lo". Với các biện pháp ông Trọng vừa công bố như là kết quả 6 ngày làm việc khẩn trương của hơn 200 đồng chí trung ương, chẳng khác nào ông đã dội một gáo nước lạnh vào cái "bếp hồng" đang âm ỉ một thứ chủ nghĩa yêu nước luôn phải trốn tránh sự đàn áp vừa khốc liệt vừa hiểm độc của đảng ông đối với trí thức và người dân nào nào còn le lói niềm hy vọng đấu tranh chống lại chính sách Hán hóa dân tộc này.
Với đà hiện nay thì những kỹ sư tin học Trần Huỳnh Dủy Thức sẽ còn bị đày ải chưa biết đến tận bao giờ, những kỹ sư nuôi tôm Nguyễn Ngọc Ánh sẽ còn bị đánh đến liệt cả hai chân, không còn lấy chân lành nào để lết ra gặp người thân như tuần qua nữa đâu. Tính mạng của hơn 200 tù nhân lương tâm trong ngục tối của chế độ "ưu việt gấp vạn lần nên nền chủ Tây phương" quả thực đang bị đe doạ từng ngày một. Câu chuyện của các nhà đấu tranh dân chủ từ nhà tù nhỏ trở về với nhà tù lớn (sau khi kết thúc thi hành án) là những giấc mơ ám ảnh về các cuộc theo dõi, o ép kinh hoàng đến nỗi anh Huỳnh Anh Trí (nay đã qua đời) từng nói : Có lẽ sẽ phải đi tù trở lại thôi. Ở ngoài này khắc nghiệt quá. Trong tù chỉ phải chiến đấu với một đối tượng là quản giáo. Ở ngoài, vừa phải kiếm ăn lại vừa phải đối phó với không biết bao rình rập khác. Tội ác của Đảng cộng sản Việt Nam hiển hiện từng ngày từng giờ như thế, bất chấp luật pháp quốc nội cũng quốc tế. Từ sự toa rập của chính quyền Hà Nội đối với quan thầy Bắc Kinh, những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam chẳng khác nào "chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao".
Từ chủ trương của chế độ đối với các giải pháp trên biển đảo, có thể "đọc vị" những thỏa hiệp, thậm chí là sự thần phục của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Cuối tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thông qua Đại sứ quán của họ tại Hà Nội đã đưa ra gợi ý, do sự quần thảo ở cường độ cao của các tàu Trung Quốc, đề nghị chính phủ Việt Nam có một Tuyên bố của Bộ Ngoại giao để cho khu vực và thế giới biết rõ hơn về tầm mức ngủy cấp của tình hình xung quanh Bãi Tư Chính. Washington hứa sẽ ra tuyên bố hưởng ứng ngay lập tức ! Nhưng lời đề nghị ấy đã bị Bộ Ngoại giao Hà Nội lịch sự khước từ, xin lùi lại một thời gian nữa (Chắc mấy ông tính chờ Tàu cắm xong giàn khoan HD-982 thì mới ra Tuyên bố). Chính phủ Mỹ tỏ ra lúng túng, vì Hoa Kỳ vẫn chưa hiểu được, cuối cùng thì chính phủ Việt Nam muốn gì ở Mỹ trong giai đoạn tới đây.
Tóm lại, đánh giá chung đối với cuộc họp trung ương vừa qua là thất vọng "toàn tập". Có nhà phân tích nói Trung ương Đảng (vừa họp xong) hay Quốc hội (sắp họp) sở dĩ đã và sẽ không ra Nghị quyết nào riêng về Biển Đông là vì sợ lộ bí mật các bước đi trong tương lai. Điều này thật mỉa mai, bởi vì với chính sách đối nội và đối ngoại như Tổng chủ vừa trình bày trong phát biểu hôm qua hay trong Nghị quyết sẽ công bố nay mai thì chẳng có gì là bí mật cả. Về nội trị, Nguyễn Phú Trọng vẫn chủ trương tìm kiếm cái mới trong những thứ đã bị thế giới loại bỏ, đó là tìm kiếm những giá trị của thời kỳ quá độ - khái niệm cũ rích và không tồn tại trên thực tế. Về ngoại giao vẫn kiểu đi hàng hai, đu dây như bao năm nay. Trung Quốc chẳng bao giờ tin tưởng vào Việt Nam đã đành mà Hoa Kỳ cũng chẳng biết sẽ phải hợp tác với Việt Nam theo phương hướng nào. Còn thuyền thúng Hà Nội xoay tròn giữa các dòng xoáy của bao sự kiện đến bao giờ ? Điều này thì đến Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng và cả 200 ủy viên trung ương đảng theo ông và đang chống lại ông cũng chẳng có câu trả lời rành mạch./.
Blogger Chiến sỹ
Nguồn : RFA, 14/10/2019
****************
Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng : ‘Kiên quyết nhưng khôn khéo’ trên Biển Đông
VOA, 15/10/2019
Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm 15/10 nói rằng Đảng cộng sản Việt Nam có thái độ dứt khoát "không nhân nhượng" trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đồng thời sẽ giải quyết căng thẳng trên Biển Đông một cách "khôn khéo".
Liệu còn tia sáng nào cuối đường hầm ?
Blogger Chiến Sỹ, RFA, 14/10/2019
Vậy là Hội nghị Trung ương lần thứ 11 đã không có bất cứ Nghị quyết nào về Biển Đông. Giờ đây, những ai quan tâm đến các động thái của Việt Nam chống lại sự lộng hành của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, chỉ còn lại một niềm tin phập phù như ngọn nến trước gió. Lấy đâu ra "khí thế mới", "xung lực mới" như lời hiệu triệu của Tổng chủ khi những khó khăn, thách thức từ nay chính ông cũng thừa nhận, sẽ khác xa so với trước đây, nhưng các biện pháp đối phó thì lại y hệt như cũ.
11111111111111111
Ảnh minh họa : Hình ông Nguyễn Phú Trọng chụp hôm kết thúc Hội nghị 12/10/2019 - AFP
Lại vẫn "kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế"như lời phát biểu của Tổng chủ khi kết thúc Hội nghị chiều 12/10/2019. Theo ông Nguyễn Phú Trọng, cuộc đấu tranh ấy gắn với sự "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế và ủy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới". Nếu ông Trọng còn sống thêm được mươi, mười lăm năm nữa, ông ấy vẫn có thể cho đưa quyết sách này vào các văn kiện của Trung ương hay Đại hội, đố có sai ! Tình hình khu vực và thế giới biến động từng ngày, thậm chí từng giờ, trong khi đường lối chủ trương của đảng ông hầu như lấy từ các bia đá đang "ngẩn ngơ" trước các dòng thác lịch sử chưa biết đổ về đâu.
Từ nhiều năm nay, ông Trọng hầu như không đề cập gì đến hai từ "Biển Đông". Danh từ ấy như một hủy kỵ đối với ông và các đồng chí tâm phúc trong bộ chính trị hoặc ban chấp hành trung ương. Sau ba tháng trời tàu các loại của Trung Quốc "đan lưới" trong vùng EEZ của Việt Nam từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, mà ông chỉ cho phép Bộ Ngoại giao dủy trì mức phản ứng ở cấp độ tuyên bố của người phát ngôn. Cho nên hôm khai mạc Hội nghị trước đấy một tuần lễ, lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng "bật đèn xanh" cho việc "phân tích, dự báo bla… bla…, nhất là tình hình Biển Đông" thì dư luận xã hội Việt Nam "cựa quậy" được một chút từ giấc ngủ bao lâu nay, rằng "chuyện Biển Đông đã có đảng và nhà nước lo". Với các biện pháp ông Trọng vừa công bố như là kết quả 6 ngày làm việc khẩn trương của hơn 200 đồng chí trung ương, chẳng khác nào ông đã dội một gáo nước lạnh vào cái "bếp hồng" đang âm ỉ một thứ chủ nghĩa yêu nước luôn phải trốn tránh sự đàn áp vừa khốc liệt vừa hiểm độc của đảng ông đối với trí thức và người dân nào nào còn le lói niềm hy vọng đấu tranh chống lại chính sách Hán hóa dân tộc này.
Với đà hiện nay thì những kỹ sư tin học Trần Huỳnh Dủy Thức sẽ còn bị đày ải chưa biết đến tận bao giờ, những kỹ sư nuôi tôm Nguyễn Ngọc Ánh sẽ còn bị đánh đến liệt cả hai chân, không còn lấy chân lành nào để lết ra gặp người thân như tuần qua nữa đâu. Tính mạng của hơn 200 tù nhân lương tâm trong ngục tối của chế độ "ưu việt gấp vạn lần nên nền chủ Tây phương" quả thực đang bị đe doạ từng ngày một. Câu chuyện của các nhà đấu tranh dân chủ từ nhà tù nhỏ trở về với nhà tù lớn (sau khi kết thúc thi hành án) là những giấc mơ ám ảnh về các cuộc theo dõi, o ép kinh hoàng đến nỗi anh Huỳnh Anh Trí (nay đã qua đời) từng nói : Có lẽ sẽ phải đi tù trở lại thôi. Ở ngoài này khắc nghiệt quá. Trong tù chỉ phải chiến đấu với một đối tượng là quản giáo. Ở ngoài, vừa phải kiếm ăn lại vừa phải đối phó với không biết bao rình rập khác. Tội ác của Đảng cộng sản Việt Nam hiển hiện từng ngày từng giờ như thế, bất chấp luật pháp quốc nội cũng quốc tế. Từ sự toa rập của chính quyền Hà Nội đối với quan thầy Bắc Kinh, những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam chẳng khác nào "chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao".
Từ chủ trương của chế độ đối với các giải pháp trên biển đảo, có thể "đọc vị" những thỏa hiệp, thậm chí là sự thần phục của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Cuối tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thông qua Đại sứ quán của họ tại Hà Nội đã đưa ra gợi ý, do sự quần thảo ở cường độ cao của các tàu Trung Quốc, đề nghị chính phủ Việt Nam có một Tuyên bố của Bộ Ngoại giao để cho khu vực và thế giới biết rõ hơn về tầm mức ngủy cấp của tình hình xung quanh Bãi Tư Chính. Washington hứa sẽ ra tuyên bố hưởng ứng ngay lập tức ! Nhưng lời đề nghị ấy đã bị Bộ Ngoại giao Hà Nội lịch sự khước từ, xin lùi lại một thời gian nữa (Chắc mấy ông tính chờ Tàu cắm xong giàn khoan HD-982 thì mới ra Tuyên bố). Chính phủ Mỹ tỏ ra lúng túng, vì Hoa Kỳ vẫn chưa hiểu được, cuối cùng thì chính phủ Việt Nam muốn gì ở Mỹ trong giai đoạn tới đây.
Tóm lại, đánh giá chung đối với cuộc họp trung ương vừa qua là thất vọng "toàn tập". Có nhà phân tích nói Trung ương Đảng (vừa họp xong) hay Quốc hội (sắp họp) sở dĩ đã và sẽ không ra Nghị quyết nào riêng về Biển Đông là vì sợ lộ bí mật các bước đi trong tương lai. Điều này thật mỉa mai, bởi vì với chính sách đối nội và đối ngoại như Tổng chủ vừa trình bày trong phát biểu hôm qua hay trong Nghị quyết sẽ công bố nay mai thì chẳng có gì là bí mật cả. Về nội trị, Nguyễn Phú Trọng vẫn chủ trương tìm kiếm cái mới trong những thứ đã bị thế giới loại bỏ, đó là tìm kiếm những giá trị của thời kỳ quá độ - khái niệm cũ rích và không tồn tại trên thực tế. Về ngoại giao vẫn kiểu đi hàng hai, đu dây như bao năm nay. Trung Quốc chẳng bao giờ tin tưởng vào Việt Nam đã đành mà Hoa Kỳ cũng chẳng biết sẽ phải hợp tác với Việt Nam theo phương hướng nào. Còn thuyền thúng Hà Nội xoay tròn giữa các dòng xoáy của bao sự kiện đến bao giờ ? Điều này thì đến Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng và cả 200 ủy viên trung ương đảng theo ông và đang chống lại ông cũng chẳng có câu trả lời rành mạch./.
Chiến sỹ
Nguồn : RFA, 14/10/2019
****************
Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng : ‘Kiên quyết nhưng khôn khéo’ trên Biển Đông (VOA, 15/10/2019)