Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/10/2019

Biển Đông - Quốc hội ‘không nhân nhượng chủ quyền’ : Tin nổi không ?

Nhiều tác giả

Quốc hội ‘không nhân nhượng chủ quyền’ : Tin nổi không ?

Thường Sơn, VNTB, 23/10/2019

Lần đầu tiên, sau rất nhiều năm câm lặng, vấn đề Biển Đông mới được đưa vào nghị trình làm việc của Quốc hội.

quochoi1

Quốc hội ‘không nhân nhượng chủ quyền’ : Tin nổi không ?

Vào ngày 21/10/2019 khi khai mạc kỳ họp quốc hội, cơ quan thẩm tra của Quốc hội lần đầu tiên lên tiếng công khai : "việc xảy ra vi phạm của các tàu Trung Quốc hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thời gian qua là nghiêm trọng".

Tại sao sự lên tiếng trên lại dồn vào cơ quan thẩm tra của Quốc hội chứ không phải được phát ngôn thẳng xương sống bởi chính Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chẳng người dân nào quên rằng nếu trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 đã xông thẳng vào Biển Đông như một cái tát nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị đảng Việt Nam, Quốc hội và Nguyễn Thị Kim Ngân đã không há nổi miệng và cũng chẳng trút ra được một nghị quyết nào về Biển Đông, thì 2019 còn tồi tệ hơn : trong khi bà Ngân ‘mắt liếc mày cong’ với Tập Cận Bình ở Bắc Kinh về ‘làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’ và cả một khái niệm cực kỳ trừu tượng và bỉ bôi là ‘đại cục’, cái bóng ma Hải Dương 981 lại hiện hình trên Biển Đông. Nhưng ngay cả thế, từ khi chia tay Tập đến nay, Nguyễn Thị Kim ngân vẫn không thốt nổi một lời về phản đối Trung Quốc.

Trong khi đó, Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc chỉ lặp lại trơn tuột cụm từ "không bao giờ nhân nhượng" đối với vấn đề độc lập, chủ quyền khi ông ta cúi mặt đọc báo cáo trước nghị trường.

Vào đầu tháng 10 năm 2019, mạng xã hội từng sôi lên khi Thủ tướng Phúc, dù đã dám hé răng về ‘căng thẳng Biển Đông’, nhưng lại không đủ can đảm nêu tên Trung Quốc.

Cảnh ngậm miệng trên diễn ra trong bối cảnh đã gần bốn tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Vào sáng ngày 15/10/2019, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã có một cuộc tiếp xúc với các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1 thuộc 3 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ ở Hà Nội . Sau khi đã lần đầu tiên thú nhận ‘đang là bệnh nhân’ với giọng có vẻ mệt mỏi và cam phận chung sống với bệnh tật, Trọng huấn thị : "Làm sao giữ đất nước yên bình, tiến lên nhưng đồng thời giữ đất nước độc lập thế mới là giỏi. Cha ông ta cũng thế thôi, các cụ khôn khéo lắm. Cố gắng giữ quan hệ nhưng cái gì về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ta không bao giờ nhân nhượng".

Phát ngôn trên xảy ra trong bối cảnh tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc và các tàu hộ vệ cho tàu này đã tiến rất sâu vào vùng lãnh hải Việt Nam ở các tỉnh Bình Thuận, Phan Rang, Phú Yên, Bình Định…, với nhiều lần di chuyển đan áo mà có lần chỉ còn cách bờ biển Việt Nam khoảng 100 km.

Lời huấn thị của Nguyễn Phú Trọng đã mâu thuẫn, mâu thuẫn khủng khiếp với với thực tế mất chủ quyền và đang dần mất nước.

Không chỉ nhân nhượng, mà về thực chất Đảng cộng sản Việt Nam đã để mặc cho kẻ thù biến vùng lãnh hải chủ quyền của Việt Nam thành ‘vùng biển đang tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam’, bộc lộ sự ươn hèn không thể chấp nhận được.

Vậy làm sao có thể tin được là Quốc hội Việt Nam - với đặc tính ‘gật theo đảng’ đã ăn quá sâu vào não trạng, lại dám mở miệng dù chỉ để nhắc đến Bãi Tư Chính chứ chưa nói gì đến việc lên án Trung Quốc ?

Thường Sơn

Nguồn : 23/10/2019

*****************

Biển Đông : Quốc hội cần kích hoạt Điều 6 Luật trưng cầu dân ý 2015

Nguyễn Hiền, VNTB, 23/10/2019

Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên là Ủy viên trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban tuyên giáo trung ương, người mới đây tiếp tục có những quan điểm thẳng thắn và cứng rắn hơn về phương hướng xử lý vấn đề Biển Đông.

quochoi2

11 quan điểm của ông Hoàng chính là 11 quan điểm thực dụng, mang tính cần thiết cho Việt Nam hiện nay. Xóa bỏ những nghi ngờ, giả thiết, rụt rè không cần thiết về mặt chính trị, để bảo toàn chủ quyền quốc gia.

Theo báo Tuổi Trẻ tường thuật lại, tại phiên làm việc đầu tiên của Quốc hội, từ "Biển Đông" đã xuất hiện ít nhất 6 lần trong phát biểu của các nhà lãnh đạo tại phòng họp Diên Hồng. Và lần đầu tiên, Thủ tướng, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, cùng Chủ tịch Quốc hội đồng loạt nhấn mạnh "không bao giờ nhân nhượng độc lập, chủ quyền".

Nhưng Trung Quốc cũng không hề "kém cạnh", khi mới đây tại diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc vào ngày 21/10 ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa tuyên bố thẳng : Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi.

Và trên thực tế, bất kỳ ai theo dõi AIS nhóm tàu Trung Quốc và Việt Nam "vờn nhau" trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đều nhận ra, Hà Nội không chỉ lép vế cả về mặt quốc tế vận, mà cả năng lực phòng thủ hàng hải so với Trung Quốc. Trong trận chiến theo đuổi nhau trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhóm tàu khảo sát với dàn tàu hộ tống đi theo đã "làm chủ hoàn toàn" mặt trận khảo sát. Cho thấy năng lực vượt trội về kỹ nghệ quốc phòng của nước này so với Việt Nam.

Liên minh và trưng cầu dân ý

Liên minh là vấn đề cần được đặt ra nghiêm túc trong tình huống khẩn cấp và nguy hại này, ngay trong hội trường Diên Hồng (tòa nhà Quốc hội Việt Nam). Tương tự như cách mà quân dân nhà Trần đã lên tiếng "nên hòa hay nên đánh" cách đây 734 năm về trước (1285 - 2019).

Nhưng phải chăng "hòa hay đánh", hay "liên minh hay không liên minh" chỉ là câu chuyện của 200 vị đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam ? 

Xét trên tinh thần của Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông, thì "bàn việc nước" trong 200 vị thực chất là tinh thần hữu khuynh, coi nhẹ sức mạnh từ nhân dân và tinh thần yêu nước của người dân.

Bởi sử thần Ngô Sĩ Liên đã bàn rất đúng về cách mà Thái Thượng hoàng triệu tập hội nghị và ra quyết định, ấy là "Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn, há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi ban yến rồi hỏi kế sách ở các bô lão hay sao ? Ấy bởi Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân và cũng để dân nghe lời dụ hỏi mà cảm kích rồi hăng hái lên thôi".

Trong hoàn cảnh hiện nay, liên minh là sự cần thiết và là yếu tố sống-còn của chủ quyền quốc gia. Và 200 vị cần phải đồng lòng, thống nhất về vấn đề đó. Nhưng, để chủ quyền quốc gia là việc hệ trọng của toàn dân tộc, là giữ gìn lãnh thổ cha ông để lại, thì xác lập ý chí toàn dân thông qua "xét lòng thành ủng hộ của dân", bằng Trưng cầu dân ý.

Luật trưng cầu dân ý 2015, mặc dù có hiệu lực từ tháng 7/2016 nhưng chưa một lần được áp dụng, và trường hợp "liên minh" hay xóa bỏ chính sách ba không là "thời cơ vàng" để cho Luật này được hiện diện.

Điều 6 của Luật quy định các vấn đề trưng cầu ý dân, tại khoản 2 ghi nhận : 2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia ;

Cách Trung Quốc hoành hoành tại Biển Đông trong 3 tháng vừa qua có phải là vấn đề đặc biệt không ? Cách Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam trong 3 tháng vừa qua có phải ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia không ? 

Nếu 200 vị ủy viên Trung ương Đảng, 4 vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam đủ tỉnh táo để nhận ra sự nguy cấp của tình hình, thì các vị phải tiến hành ngay-lập-tức cuộc trưng cầu ý dân về quyền được liên minh, xóa bỏ hoàn toàn chính sách ba không. Để cởi bỏ xiềng xích ràng buộc về quốc phòng, thực hành đường hướng thực dụng trong an ninh, quốc phòng.

Cần nhấn mạnh lại, Trung Quốc là một quốc gia cực kỳ thực dụng và đang theo đuổi chính sách thực dụng trong quốc phòng như Mỹ. Trung Quốc thông qua sáng kiến "Vành đai, Con đường" đã xác lập các liên minh an ninh với một số nước, trong đó có Pakistan.

Do đó, xác lập rõ ràng và ngay thẳng quan điểm trong Đảng, rằng, ai gián tiếp bảo vệ chủ quyền của ta chính là bạn ta, và cần liên kết. Ai "nỗ lực" xâm hại chủ quyền ta một cách trực tiếp hay gián tiếp, chính là kẻ thù của ta. Và để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước một Trung Quốc "bành trướng", thì liên minh là điều tất yếu.

Chế độ này đang ở bước ngoặt, một công thần chống tham nhũng có thể trở thành một tội đồ dân tộc về mặt chủ quyền và cả cho sự sống-còn của chế độ. Bắt đầu từ nhận thức giao điều hay linh hoạt, nhận thức từ ghế hay là từ dòng máu người Việt, và hành động vì sự "ngoan cường" mà cha ông gây dựng hay vì "hữu nghị viển vông". Tất cả sẽ có câu trả lời trong giai đoạn này, vào những ngày tháng cuối năm 2019.

Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa của Trung Quốc ngang ngược tuyên bố "chủ quyền Biển Đông", bất chấp "tình hữu nghị máu thịt Việt - Trung", thì USS Ronald Reagan của Mỹ đang quay trở lại thực hiện cuộc tập trận trên Biển Đông.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 23/10/2019

********************

Biển Đông thà rằng Quốc hội đừng lên tiếng

Gió Bấc, RFA, 22/10/2019

Vừa qua, nhiều cử tri, cả một số cá nhân đại biểu quốc hội như Trương Trong Nghĩa, Dương Trung Quốc khẳng khái đề nghị Quốc hội phải xem xét, ra nghị quyết về tình hình biển Đông nhưng tất cả các dề xuất này đều bị gạt bỏ ngoài tai. Đến nay, Quốc hội chưa nghe, chưa biết gì về Biển Đông.

qh2

Quốc hội Việt Nam sẽ ‘không ra nghị quyết về Biển Đông’ ?

Biển Đông nghe gọi tên cũng bốc hỏa

Lần này, tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông, gây hấn, tạo áp lực với các đơn vị của Việt Nam suốt hơn 4 tháng qua và chưa biết đến bao giờ chúng ngừng tay, đươc sự cho phép của Đảng trong kỳ hop Quốc hội đã rụt rẻ lên tiếng về biển Đông (1).

Tuổi Trẻ, một tờ báo cấp tiến xưa nay, mới tập tành công việc bưng bô đã cố gắng vặn vẹo ngòi bút để xưng tụng cho hành động dũng cảm của Quốc hội. "Tại phiên làm việc đầu tiên của Quốc hội, từ "Biển Đông" đã xuất hiện ít nhất 6 lần trong phát biểu của các nhà lãnh đạo tại phòng họp Diên Hồng". Hóa ra Biển Đông xưa nay là từ bị cấm kỵ trong Quốc hội cho nên, việc nhắc đến Biển Đông 6 lần đã thành sụ kiện quan trọng.

Nhưng Biển Đông đươc nhắc đến như thế nào ?

Trình bày diễn văn khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết "tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường", đồng thời khẳng định "Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 3 lần đề cập vấn đề Biển Đông. Thủ tướng cũng đồng thời nhấn mạnh : "Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước".

Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết cử tri, nhân dân lo lắng về "những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam"

Biển Đông nghe Quốc hội Việt Nam nhắc tên mình theo kiểu ấy đã bốc hỏa muốn nổi sóng thần. Căn bệnh khôn lỏi, lẫn tránh sự thật và lập trường leo dây đi hàng hai, hàng ba đã tạo cho quan chức Việt Nam một lôi noi năng rối rắm vô nghĩa. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa lập căn cứ. Thi thể hơn 100 liệt sĩ đến nay vẫn chưa được quy tập. Nay Trung Quốc lại dùng tàu to, sức mạnh lấn biển theo đường lưởi bò, ép giàn khoan của ta ngừng hoạt động. Người Mỹ vì bảo vệ tự do hàng hải quốc tế đã có mặt tại khu vực, công khai chống lại đường lưởi bò của Trung Quốc.

Quốc hội không thẻ nghe suông, phải ra Nghị quyết

Người ta có câu châm ngôn đại loại là thà rằng anh đừng lên tiếng để dư luận còn nghi ngờ, còn khi anh lên tiếng dư luận biết chắc chắn là anh vừa ngu lại vừa hèn.

Sáu lần nhắc đến Biển Đông ở Quốc hội không lần nào đề cập đúng thực trạng là Trung Quốc đã và đang xâm lấn biển. Thậm chí cái tên Trung Quốc còn không dám nhắc đến.

Đây là cuộc xâm lấn hết sức nguy hiểm từ một phía Trung Quốc và hy vọng mong manh nào đó là sự chống lại Trung Quốc từ phía Mỹ chứ không có gì là phức tạp.

Tại diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã công khai tuyên bố "Các đảo ở Biển Đông và đảo Điếu Ngư là những phần lãnh thổ không thể thay đổi của Trung Quốc. Chúng tôi thậm chí sẽ không cho phép lấy đi một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại" (2).

Lãnh thổ mà Ngụy Phương Hòa nói tất nhiên là toàn bộ Biển Đông theo đường lưởi bò. Lập trường của Trung Quốc là nhất quán, chiếm toàn bộ, không để sót một tất nào. Trung Quốc sẽ chiếm bằng biện pháp hòa bình như đã từng chiếm ở Hoàng Sa, Trường Sa, Vị Xuyên, Cao Bằng…

Nếu cứ ngũ mê gọi việc đối phương đang thưc hiện mạnh mẻ kế hoạch xâm lược bằng khái niệm mơ hồ tình hình phức tạp và kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp hòa bình thì rơi vào một trong hai tình thế : thụ động từng bước đầu hàng, chấp nhận mất dần chủ quyền từ biển đảo đến đất liền hoặc là chủ động đầu hàng nhưng dùng biện pháp đấu tranh hòa bình để che mắt người dân và dư luận quốc tế.

Ngay chuyện trẻ con đánh nhau giành miếng bánh, thằng nhỏ hơn đâu thể nào dùng biện pháp hòa bình mà giữ đươc bánh khi thằng lớn nhất định muốn ăn. Hòa bình ai cũng muốn nhưng hòa bình đâu thể có bằng cách đi xin mà không mất điều gì ? Muốn hòa với Trung Quốc chỉ có một con đường là dâng biển, dâng đất cho nước mẹ vĩ đại, để giữ đươc đại cục còn đảng còn mình.

Ngay trong kỳ họp lần này, trong 6 lần nhắc đến Biển Đông ấy lại không có điều mà cử tri cả nước mong đợi nhất và trách nhiệm quan trọng nhất Quốc hội phải làm đó là ra một Nghị Quyết về các giải pháp bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Trong tình thế tàu giặc đóng quân hơn 4 tháng trên vùng biển đặc quyền kinh tế và ra những tuyên bố áp đặt, đe dọa, ngồi trong hội trường máy lạnh có cái tên sang trọng Diên Hồng, Quốc hội chỉ làm một việc là "nghe báo cáo về công tác đối ngoại trong đó có biển Đông"

Sự kiện về chủ quyền lãnh thổ biển Đông bị Trung Quốc xâm lấn đã bị hạ nhỏ tầm mức xuống thấp nhất, Quốc hội cũng tự tươc bỉ quyền lưc trách nhiệm của mình trong việc đưa ra quốc sách bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Chủ trương như một thần chú mà Nguyễn Phú Trong, Nguyễn Xuân Phúc "những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước" là ước mơ hoang tưởng hoặc là lời tuyên thệ đầu hàng trá hình của lãnh đạo Việt Nam với Trung Quốc do sự hèn nhươc.

Thử nhìn lại xem bốn tháng qua, đảng, chính phủ đã làm những biện pháp hòa bình nào đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông ?

Mấy mươi lần "giao thiệp" giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc xem như kết quả bằng không, ngoài trừ việc đảng muốn nhắn gởi với phía Trung Quốc là lòng trung thành và sự khiếp nhược của lãnh dạo Việt Nam với Trung Quốc là vô hạn.

Kiện Trung Quốc ư ? Xin đừng nhắc đến chữ ấy làm các nhà lãnh đạo Việt Nam mất ngủ....

Vận động sự ủng hộ của Quốc tế ư ? Chừng như làm nhiều nhưng không được bao nhiêu chính vì cái lập trường ngoại giao ba không, ba phải. Không ai dại gì đương đầu với kẽ mạnh để giúp Việt Nam khi mà Việt Nam vẫn tuân thủ Ba Không, trong đó không liên kết với bên nào chống lại một bên khác. Giúp đở phải có qua có lại. Tôi giúp anh chống ngoại xân thi anh cũng phải giúp tôi khi cần thiết chứ sao chỉ bắt người ta giúp 1 chiều.

Hãy cho dân mở miệng

Thật ra giữ lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình vẫn còn có cách làm.

Xin kiến nghị Quốc hội nếu đảng, và nhà nước không có giải pháp giữ lãnh thổ bằng biện pháp hòa binh thì hãy để dân làm Đó là cách đi xin, những biện pháp hiền lành từ tốn nhất mà đảng và chính phủ hoàn toàn yên tâm không cần phải dùng AK-47 đối phó

Hãy để người dân cùng ký nguyện thư gởi chủ tịch Tập Cận Bỉnh, xin ông lòng thương mà buông tha cho miếng lưởi bò Biển Đông. Trong thời buổi thế giới phẳng này, chỉ cần phát động vài ngày sẽ có ngay thinh nguyện thư gởi ngài Tập.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân từ đến nỗi tội phạm Phạm Nhật Vũ còn được giáo hội làm đơn xin tha chẳng lẽ vì vận mệnh quốc gia giáo hội Phật giáo không mở lương từ bi gia hộ lên tiếng kêu gọi cộng đồng Phât giáo thế giới lên tiếng hưởng ứng. Chắc hẳn Đạt Lai Lạt Ma cùng đồng cảnh đang xin lại Tây Tạng cũng sẽ phát tâm cùng tăng chúng Việt Nam lên tiếng với ngài Tập. Sự minh triết của Đạt Lai Lạt Ma về lòng tư bi, sự bình đẳng hiếu sinh của chúng sanh chắc sẽ làm ngài Tập sớm giác ngộ.

Đâu chỉ Phật giáo, giới Công giáo, Cao đài, Hòa hảo ở Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể xin ngài Tập.

Còn trẻ em Việt Nam, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu cũng có thể viết thư gởi qua bác Tập bày tỏ lòng kính yêu dân tộc Trung Quốc vĩ đai, hoàng đế Mao, Tập vĩ đại.

Giới văn nghệ sĩ yêu nước của chúng ta cũng sẳn sàng sốt sắng viết thư gặp gở Tập chủ tịch. Nếu người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta chưa đủ sức truyền cảm khi giao thiệp xin hãy cử đại sứ Lý Nhã Kỳ hay nữ hoàng nội y Ngọc Trinh đi đàm phán với hoàng đế Tập biết đâu lời oanh tiếng ngọc của các em giúp ngài Tập hiểu được chủ trương "những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước" sẽ ban bố cho Việt Nam một nền hòa bình vĩnh viễn và một thái thú được cha truyền con nối đời này sang đời khác để bảo vệ cho chủ nghĩa Mác Lênin bách chiến bách thằng.

Hồ chủ tịch há chằng thực hiện thành công kế sách này với tướng Tiêu Văn ấy ư ?

Thật vậy, chỉ cần một nghị quyết cho dân mở miệng xin với Thiên Triều là chị Kim Ngân sẽ đi vào lich sử không phải vơi vai diễn chủ tịch Quốc hội nhiều tai tiếng hiện nay mà là một nữ anh hùng thật sự,

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 22/10/2019 (Gió Bấc's blog)

1. https://tuoitre.vn/chu-quyen-bien-dong-trong-phong-hop-dien-hong-20191021232113678.htm

2. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50135690

******************

Quốc hội ‘là của Đảng chứ không phải của dân, thảo luận cho vui’

Ben Ngo, RFA, 22/10/2019

Một ngày sau khi theo dõi diễn biến phiên khai mạc Quốc hội, một nhà quan sát đưa ra nhận định Quốc hội ‘là của Đảng chứ không phải của dân, thảo luận cho vui’.

qh1

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2019 - AFP - Ảnh minh họa

Vào đúng ngày kỳ họp thứ tám của Quốc hội khai mạc hôm 21/10, mạng xã hội lan truyền lá thư ngỏ của Giáo sư Nguyễn Đình Cống trong đó có đoạn : 

"Tôi thiết tha mong ước và kêu gọi các đại biểu có lương tri, hãy dũng cảm, vượt qua được nỗi sợ vu vơ để đề xuất vấn đề Biển Đông ra trước Quốc hội, yêu cầu được thông bào rõ ràng, công khai, yêu cầu được thảo luận và đề xuất biện pháp bảo vệ chủ quyền. Thật là nhục nhã cho Quốc hội nếu mọi đại biểu vẫn ngậm miệng, cúi đầu tuân theo một mật lệnh nào đó, từ ai đó, rằng vì đại cục và 16 chữ mà không được đụng đến kẻ có đầy dã tâm xâm lược là Trung cộng".

Kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa 14 vừa bắt đầu vào ngày 21/10 và dự kiến sẽ có phần báo cáo về tình hình căng thẳng Biển Đông, nơi Trung Quốc hơn 3 tháng nay đã điều tàu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí.

Ông Nguyễn Đình Cống được cho là một trong những trí thức bất đồng từ khi ông thông báo từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 3/2/2016.

Hôm 22/10, trả lời RFA, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói :

"Cái điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói về Quốc hội là làm sao sửa đổi được luật tổ chức Quốc hội để cho dân bầu ra một Quốc hội thật sự là đảm nhiệm cho dân. Trong đấy có mấy vấn đề".

"Một là phải tăng cường số đại biểu Quốc hội chuyên trách, muốn như thế phải chấp nhận sự tự do ứng cử của nhân dân. Có nhiều người tài giỏi trong dân ứng cử, vận động bầu cử thì mới hy vọng có được một Quốc hội có khả năng chứ không phải làm kiểu trước đây là đảng cử dân bầu".

"Cái thứ hai là tôi thấy phải bỏ ngay kiểu Mặt trận tổ quốc đứng ra hiệp thương danh sách ứng cử viên. Làm như thế là dùng bàn tay Mặt trận để loại bỏ người không phải do đảng lựa chọn. Cái kiểu làm như vậy là quá mất dân chủ".

"Cái thứ ba, tôi đề nghị đợt bầu cử sắp tới, phải giải thích cho dân một điều rằng, dân phải tự giác chọn người đại biểu của mình với khẩu hiệu "không biết không bầu". Không phải là ở trên người ta đưa xuống một danh sách, xong rồi vận động ép buộc, bảo bầu cho người này người kia, như thế là mất dân chủ. Chỉ trên cơ sở dân bầu được một Quốc hội tử tế thì mới mong Quốc hội có năng lực".

Đề cập chuyện nhiều đại biểu quốc hội hiện nay là quan chức của Đảng và nhà nước trong bộ phận hành pháp, ông Cống nhận định đây là "điều lãng phí". Ông nói :

"Vì họ đến Quốc hội để thảo luận những điều mà họ biết rồi, đã thảo luận nơi khác rồi. Đến đấy thì họ lơ lơ là là, chẳng chú ý gì, chỉ đến đấy để bỏ phiếu thôi. Những người như thế làm chiếm mất một số ghế lẽ ra của người tinh hoa trong dân đến để thảo luận tình hình đất nước. Tôi rất mong ước gần đây bầu ra một Quốc hội có năng lực, bản lĩnh thật sự chứ không phải phần lớn chỉ là nghị gật".

Vị giáo sư, tiến sĩ từng nhận danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" thừa nhận rằng những đề xuất của ông trong thư ngỏ về Quốc hội "rất khó khả thi". Ông nói thêm :

"Một mặt là phải nói cho Quốc hội, lãnh đạo biết. Mặt thứ hai là các tổ chức xã hội phải vận động nhân dân. Mà vận động cũng khó lắm chứ phải không. Vì mình đi vận động thì có gì công an bắt giam, đem ra xét xử với tội phá hoại. Biết rằng con đường đó đi được thì tốt nhưng con đường đầy chông gai, nhưng phải tìm đường đi chứ".

"Có nhiều con đường để dân chủ hóa đất nước, một trong những con đường chính là con đường chính sách. Mà nếu làm đúng, người ta không thể mang ra xử tội được, chỉ có người ta vu cáo thôi. Ví dụ như đề ra khẩu hiệu "không biết không bầu" thì không thể dựa vào câu ấy để xử tội người ta được. Cũng không thể dựa vào điều vận động những người có tài, đức độ ra ứng cử Quốc hội để xử người ta được. Vì đó là hành động hợp pháp, hợp hiến. Nếu như người ta ngăn cản chuyện đó thì càng lộ rõ bộ mặt độc tài, độc đoán mà thôi".

Ông Nguyễn Đình Cống nhấn mạnh rằng Quốc hội hiện nay "là cơ quan bù nhìn của Đảng chứ đâu phải của dân" và giải thích :

"Một mặt là ngay cả bà Ngân là chủ tịch Quốc hội cũng nói rằng Quốc hội chỉ để thảo luận, thông qua những điều mà Bộ Chính trị đã quyết định rồi. Và trong Quốc hội có đến 95% là đảng viên thì còn gì nữa. Rồi thì Quốc hội thành lập một cái đảng đoàn Quốc hội, nếu như có chuyện gì thì đảng đoàn Quốc hội họp quyết định rồi, và nói với các đảng viên cứ thế thi hành, không được nói ngược lại".

"Thế thì toàn dân người ta thấy Quốc hội bù nhìn thôi, có gì đâu, chỉ là cơ quan thảo luận cho nó vui, hình thức chứ có cái gì".

Hôm 22/10, phóng viên RFA gọi điện cho Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhiều lần để xin phản hồi về nhận định của ông Nguyễn Đình Cống nhưng ông Nguyễn Hạnh Phúc không bắt máy.

Là kỳ họp cuối năm, theo thông lệ, Quốc hội tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, cùng với đó là công tác giám sát tối cao, xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Việt Nam, trong đó có vấn đề chủ quyền quốc gia.

Trong bối cảnh căng thẳng tại Bãi Tư Chính với Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn, các báo nhà nước tường thuật rằng tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 21/10, cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều nhấn mạnh : "Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia ; không bao giờ nhân nhượng những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quốc hội".

Tại phiên làm việc đầu tiên của Quốc hội, hai chữ "Biển Đông" được truyền thông nhà nước ghi nhận xuất hiện ít nhất sáu lần trong phát biểu của giới chức tại phòng họp Diên Hồng.

Ben Ngô

Nguồn : RFA, 22/10/2019

*********************

Thủ tướng Việt Nam nói không nhân nhượng vấn đề chủ quyền Biển Đông, nhưng không nhắc tên Trung Quốc

RFA, 21/10/2019

Báo cáo của chính phủ Việt Nam trình bày trước quốc hội trong kỳ họp quốc hội thứ 8 khóa 14 vừa mới khai mạc ở Hà Nội hôm 21/10 đã đề cập đến vấn đề Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh lập trường của Việt Nam là không nhân nhượng, nhưng không đề cập trực tiếp tên Trung Quốc.

qh1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Quốc hội hôm 21/10/2019 - Courtesy of mattran.org.vn

Trong báo cáo kinh tế - xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội tại phiên khai mạc, chính phủ Việt Nam nhìn nhận tình hình khu vực, Biển Đông diễn biến rất phức tạp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trước Quốc hội : "Tình hình Biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và các thỏa thuận cấp cao".

"Đảng và nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tiếp.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng cho biết Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời đấu tranh trên thực địa. Ông cũng không quên khẳng định Việt Nam vẫn muốn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước.

Từ khoảng giữa tháng 6 đến nay, Việt Nam đã phải đối mặt với việc Trung Quốc liên tục điều các tàu hải cảnh, dân binh và khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối chính thức từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng thậm chí còn tuyên bố vùng nước mà tàu Trung Quốc vào, thuộc chủ quyền của nước này và đòi Việt Nam phải ngưng toàn bộ các hoạt động khai thác dầu khí tại đây.

Nguồn : RFA, 21/10/2019

********************

Biển Đông : Thủ tướng Việt Nam khẳng định "không nhân nhượng chủ quyền"

Tú Anh, RFI, 21/10/2019

Với nhận định tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp và bất lợi, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố "không bao giờ nhân nhượng độc lập và chủ quyền" quốc gia tại buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 21/10/2019.

qh2

Phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc Hội Việt Nam khóa 14 ngày 21/10/2019. Nhac NGUYEN / AFP

Theo tường thuật của một số báo chí Việt Nam, trong bản báo cáo Quốc Hội, khai mạc kỳ họp thường niên hôm nay, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt biệt nhấn mạnh tình hình quốc tế trong năm nay "diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi".

Không nêu tên Trung Quốc, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nhiều vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam bị xâm phạm bất chấp luật pháp quốc tế, Tuyên bố Ứng xử Biển Đông DOC và các thỏa thuận cấp cao.

Trước các thách thức, khó khăn được đánh giá là "khó lường" thái độ của Việt Nam như thế nào ? Cũng theo lời thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "Đảng và Nhà nước nhất quán chủ trương kiên quyết tranh đấu, không nhân nhượng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ". Lập trường này, vẫn theo người đứng đầu chính phủ Việt Nam đang được "cộng đồng quốc tế và nhân dân" ủng hộ.

Về đối nội, bản báo cáo liệt kê một danh sách dài về những "hạn chế, tồn tại, thiếu kỷ luật, thiếu kỷ cương" mà theo thủ tướng Phúc là do trách nhiệm từ "bộ, ngành cho đến địa phương" chưa dám nghĩ, chưa dám làm, chưa dám hành động, còn nhũng nhiễu phiền hà dân chúng. Thủ tướng chỉ đạo "từ nay đến cuối năm 2019" phải khắc phục các hạn chế, yếu kém này.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 21/10/2019

*****************

Quốc hội Việt Nam lên án Trung Quốc ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền’

VOA, 22/10/2019

Trong phiên khai mạc kỳ hp th 8 vào sáng 21/10, Quc hi Vit Nam đã đ cp đến nhng din tiến căng thng gn đây trên Biển Đông và nói rng các tàu Trung Quc đã "vi phm nghiêm trng" vùng bin ca Vit Nam. Trong khi đó, Th tướng Nguyn Xuân Phúc lp li khng đnh "không bao gi nhân nhượng" đi vi vn đ đc lp, ch quyn khi ông đc báo cáo trước ngh trường.

qh3

Đây là lần đu tiên vn đ Bin Đông được đưa ra trước hơn 500 đi biu Quc hi k t khi xy ra v đng đ khu vc gn Bãi Tư Chính vào tháng 7/2019.

Đây là lần đu tiên vn đ Bin Đông được đưa ra trước hơn 500 đi biu Quc hi k t khi xy ra v đng đ khu vc gn Bãi Tư Chính gia lc lượng cnh sát bin Vit Nam vi các tàu hi cnh Trung Quc vào đu tháng 7, sau khi Bc Kinh đưa tàu thăm dò Hải Dương Đa Cht 8 ti hot đng trong khu vc đc quyn kinh tế ca Vit Nam.

quan thm tra ca Quc hi Vit Nam ngày 21/10 nói rng "vic xy ra vi phm ca các tàu Trung Quc hot đng ti vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca Vit Nam thi gian qua là nghiêm trng", theo tường thut ca báo Dân Trí.

Thường trc y ban Kinh tế, ông Vũ Hng Thanh, đ ngh cn phi nâng cao hiu qu công tác đi ngoi, quc phòng và ch đng phân tích, d báo tình hình khu vc và thế gii đ có đi sách thích hợp trong vic bo v ch quyn.

Cũng tại bui hp, Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc, sau khi lp li phát biu "không nhân nhượng" v vn đ ch quyn mà ông đã đưa ra hi tháng trước, đã khng đnh v "ch trương đúng đn, lp trường chính nghĩa và các nỗ lc ca Đng, Nhà nước ta" trong vic x lý nhng vn đ liên quan đến Bin Đông, theo Zing.

Việc Trung Quc nhiu ln đưa tàu thăm dò Hi Dương 8 ra, vào hot đng trong vùng bin ca Vit Nam trong nhiu tháng qua vi lý do "kho sát" đã đy mi quan hệ Vit-Trung lên mc căng thng đnh đim, k t sau v Bc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào Bin Đông năm 2014.

Bất chp Hà Ni nhiu ln lên tiếng và k c gi công hàm chính thc phn đi, Trung Quc không nhng không dng li các hot đng trên mà còn tiếp tc đưa c tàu cu Lam Kình vào vùng EEZ ca Vit Nam và giàn khoan Thch Du 982 vào hot đng trên Bin Đông ti vùng nước sâu 3.000 mét vào cui tháng trước, South China Morning Post tường thut.

Vào tháng 8, một nhóm nhân s trí thc Vit Nam đã tìm cách "trao tận tay" bn Tuyên b Bin Đông vi hơn 1.000 ch ký cho các nhà lp pháp ti Hà Ni đ yêu cu chính ph kin Trung Quc ra tòa án quc tế. Tuy nhiên, n lc ca các trí thc Vit Nam đã không thành công khi Văn phòng Quc hi yêu cu phi có lịch hn trước mi được tiếp xúc và làm vic.

Cho đến thi đim hin ti, sau khi các chóp bu Vit Nam như Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng, Th tướng Nguyn Xuân Phúc, Phó Th tướng-B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh… và mt s tướng lĩnh lên tiếng gn đây v vn đ Bin Đông, Hà Ni vn chưa cho thy du hiu rõ ràng nào v kh năng s khi kin Trung Quc trong tương lai gn, ging như Philippines đã làm và đã thng kin ti Tòa Trng tài Thường trc (PCA) vào năm 2016.

Nguồn : VOA, 22/10/2019

********************

Quốc hội Việt Nam nhóm họp, Biển Đông nằm trong nghị trình

BBC, 21/10/2019

Sáng 21/10, Quốc hội Việt Nam khai mạc kỳ họp thứ 8 khóa XIV. Theo phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân , trong ba nội dung chính sẽ được bàn thảo có vấn đề Biển Đông.

qh4

Quang cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội Việt Nam khóa XIV

Theo diễn văn khai mạc của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ba nội dung chính là :

Một là, xem xét, thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019 và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Hai là, xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 4 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật khác. Đáng chú ‎trong số này là xem xét, thông qua dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Quốc hội cũng nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông ; xem xét phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia ; Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.

Thứ ba, tiến hành xem xét các báo cáo ; trong đó có các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.

Biển Đông trong chương trình nghị sự

Một trong những nội dung được chú nhất là việc Quốc hội Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trình bàn thảo.

Ngay trong bài phát biểu trước Quốc hội trong phiên khai mạc sáng 21/10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng có chia sẻ về tình hình Biển Đông gần đây.

Ông Phúc khẳng định việc Việt Nam nhất quán với chủ trương, "những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước".

Theo đó, Việt Nam đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa ; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước.

Liệu có gì thay đổi ?

Thực ra, ngay khóa XIII, trong nhiều kỳ họp, Quốc hội Việt Nam cũng đã nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông.

Đặc biệt, năm 2014, trong bối cảnh căng thẳng dâng cao với Trung Quốc quanh giàn khoan HD-981 mà nước này đặt tại khu vực biển Hoàng Sa, ngay trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phản đối hành vi này của Trung Quốc và nói việc nước này đặt giàn khoan là "vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam" và "bất chấp cả những thỏa thuận cấp cao" giữa lãnh đạo hai đảng Cộng sản và hai nước.

qh5

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong một lần đối đầu với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc năm 2014.

Tuy nhiên, cuối cùng thì Quốc hội cũng chỉ họp kín về biển Đông.

Lần này, kỳ họp thứ tám diễn ra sau Hội nghị Trung ương thứ 11 (khóa XII), mà một trong những nội dung của kỳ họp của Đảng cộng sản có bàn thảo về Biển Đông.

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng có đưa ra yêu cầu về việc "phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông ; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra".

Tiếp đó, khi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 1, tại Hà Nội, khi đề cập đến quan hệ đối ngoại nói chung, trong đó có vấn đề Biển Đông, ông Trọng lại nhấn mạnh : "Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… Giữ đất nước yên bình để tiến lên, nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền. Giữ quan hệ cho tốt, nhưng việc gì thuộc về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không bao giờ nhân nhượng".

GS Carl Thayer, Đại học New South Wales, được báo South China Morning Post trích lời, hôm 12/10, nói rằng, yêu cầu của ông Trọng có thể là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội sẽ không lùi bước trước nguy cơ đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông.

Điều này cũng khiến người ta lại hy vọng rằng, tại kỳ họp này, Quốc hội Việt Nam sẽ đưa ra sách lược hành động cụ thể, chứ không chỉ bàn thảo kín như các kỳ họp trước đây.

Tất nhiên, những hành động nếu có, sẽ không ra ngoài những gì mà Hội nghị Trung ương đã bàn thảo.

Nhưng cũng cần nhắc lại là năm 2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa XI, diễn ra vào tháng 5, tức là ngay trong thời gian xảy ra căng thẳng với Trung Quốc quanh giàn khoan HD-981, thông báo của hội nghị này có nhắc đến việc Ban Chấp hành Trung ương "nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta".

Thông báo trên cũng đưa ra yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ; giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế ; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Việt Nam khóa XIV sẽ còn kéo dài tới 27/11.

Nguồn : BBC, 21/10/2019

******************

Người dân biểu tình ‘bị giải tán’ ngày Quốc hội khai mạc

VOA, 21/10/2019

Người dân t các tnh có mt Hà Ni hôm 21/10 đ "kêu oan và đòi công lý" nhưng được cho là đã b cơ quan chc năng "gii tán" khi kỳ hp th 8 ca Quc hi bt đu ngày làm vic đu tiên.

qh6

Người dân biu tình gn tòa nhà Quc hi Hà Ni hôm 21/10/2019. Photo EVA TV Vietnam.

Bà Phạm Hng Thơm, mt người tham gia nhóm biu tình, chia s vi VOA sau khi nhóm của bà b đưa lên xe quay v Tr s Tiếp Công dân Trung ương ti qun Hà Đông ca Hà Ni, cách nơi Quc hi đang nhóm hp hơn 20 km :

"Đây là những người dân oan đòi quyn li. Bui sáng ngày hôm nay có đến hàng my trăm người đến t các vùng trên cả nước, chia thành các nhóm t 5-7 người đến my chc người. Chúng tôi d đnh đi đến s 22 Hùng Vương, Ba Đình, nơi mà Quc hi khai mc sáng hôm nay, nhưng h chn đường nên chúng tôi không đến đó được và h bt chúng tôi lên xe đ quay v s 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Ni".

Bà Thơm cho biết thêm : "Người dân các tnh đu có mang theo băng rôn : Yêu cầu Chính ph tr đt, tr nhà cho dân, Đ ngh các tnh gii quyết khiếu ni, t cáo ; Chng tham nhũng…".

Ông Đoàn Thanh Giang, một người dân t Đng Nai ra Hà Ni "đòi công lý", nói :

"Chúng tôi là những người dân oan đang ng va hè, chính quyn s ti đến ly lý do hp Quc hi, không cho chúng tôi che lu bt, buc ban ngày phi tháo xung. Chúng tôi ra đây t cáo quan tham cướp đt, cướp nhà, không còn con đường sng, ra Trung ương để yêu cu gii quyết khiếu ni t cáo, đòi đt, đòi nhà do quan tham đa phương cướp".

Ông Nguyễn Đình Tu, mt người dân Thanh Hóa cm lu gn khu tiếp công dân, chia s :

"Chính quyền đây d bt, phá lu không cho chúng tôi lưu trú. Chúng tôi khong 60 người lưu trú va hè và có khong 200 người đang nhà tr. Chúng tôi ra đây ch Trung ương gii quyết tr tài sn cho chúng tôi".

qh7

Chính quyền tháo lu bt ca người dân t các tnh lưu trú gn Tr s tiếp dân. Photo Tieng Dan TV

VOA chưa liên lc được vi Tr s Tiếp Công dân Trung ương và chính quyn Hà Ni đ hi v thông tin "gii tán" nhóm người biu tình ngày 21/10.

Những người biu tình cho VOA biết, h không ch quan tâm đến vic đòi li đt đai đã mt mà còn quan tâm đến các vấn đ như chng tham nhng, ô nhim môi trường, và ch quyn bin đo.

Truyền thông Vit Nam loan tin, kỳ hp th 8 ca Quc hi khóa 14 khai mc sáng hôm 21/10, và các đi biu s làm vic trong gn mt tháng đ xem xét tình hình kinh tế - xã hi và thông qua 12 luật.

Phát biểu ti phiên khai mc được Đài truyn hình VTV truyn trc tiếp t Hi trường Diên Hng, Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân nói rng kỳ hp th 8 din ra trong bi cnh "tình hình quc tế và khu vc có nhiu din biến phc tp, khó lường ; tình hình Bin Đông có nhng din biến phc tp".

Bà Ngân khẳng đnh "kiên quyết, kiên trì bo v ch quyn, lãnh th quc gia," theo trang Quc hi.

Trong bài phát biểu trước Quc hi sáng 21/10, Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc cũng có chia sẻ ý kiến v tình hình Bin Đông.

Ông Phúc khẳng đnh rng Vit Nam "không nhân nhượng" v vn đ tranh chp ch quyn lãnh hi.

Theo VGP News, cổng thông tin chính ph, ông Phúc nói : "Đng và Nhà nước ta đã nht quán ch trương nhng gì thuc v đc lp, chủ quyn, toàn vn lãnh th chúng ta không bao gi nhân nhượng ; đng thi gi vng môi trường hòa bình, n đnh cho phát trin đt nước".

Nhận đnh v phát biu ca lãnh đo Quc hi và Chính ph v tình hình Bin Đông, bà Phm Hng Thơm, nói :

"Vấn đ ch quyn bin đo được tt c người dân quan tâm sâu sc. T trước đến nay chúng tôi không hài lòng vì các lãnh đo chưa nói nhiu v vn đ ch quyn bin đo. Hôm nay Th tướng và Ch tch Quc hi nói như vy thì chúng tôi rt đng tình. Chúng tôi mong muốn các lãnh đo tiếp tc lên tiếng mnh m đ bo v ch quyn bin đo".

Tuy nhiên, bà Nguyễn Kim Chi, một người dân quê ở Tiền Giang, nói rằng phát biểu của lãnh đạo về Biển Đông như vậy "chưa đủ," mà phải hành động mạnh hơn bằng cách đưa vụ việc tranh chấp ra tòa quốc tế, lúc đó mới có thể ý chí "không nhân nhượng" của Việt Nam.

"Theo quan điểm ca tôi và ca rt nhiu người xung quanh đây thì chúng tôi không tin nhng li phát biu ca Quc hi và Chính ph. H c nói "bo v," nhưng vn đ Biển Đông không phi mi đây mà đã có t my năm nay. Gn đây Trung Quc đã xâm nhp vào Bãi Tư Chính, h ln chiếm và không cho chúng ta khai thác du m. [Vit Nam] ch nói thôi ! Người dân chúng tôi lúc nào cũng mun kin [Trung Quc] ra Tòa án Quc tế để họ can thip".

Bà Chi nói thêm : "Không nhân nhượng thì phải thực thi điều gì đó ch ! Phi làm cái gì đi ! Ch nói không nhân nhượng mà cứ đó trì hoãn hoài thì Trung Quc đã xâm lược càng lúc càng gn ri".

Trước đó, ti mt bui tiếp xúc c tri ca Hà Ni hôm 15/10, Tng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng nói rằng Đảng Cng sn Vit Nam có thái đ dt khoát "không nhân nhượng" trong vic bo v toàn vn lãnh th đng thi s gii quyết căng thng trên Bin Đông mt cách "khôn khéo".

Hôm 7/10 tại Hi ngh Trung ương 11, ông Trng "đ ngh Trung ương phân tích" v tình hình Biển Đông trong bi cnh các tàu chp pháp ca Vit Nam và Trung Quc đã đi đu nhau quanh khu vc Bãi Tư Chính.

Nguồn : VOA, 21/10/2019

Quay lại trang chủ
Read 533 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)