Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/10/2019

Thảm trạng di dân Việt - Tại sao phải ra đi ?

Nhiều tác giả

Sao phải ra đi ?

Nguyễn Lân Thắng, RFA, 28/102/2019

Mấy hôm nay chuyến đi tử thần của 39 con người trong chiếc xe container là một chủ đề gây tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng xã hội Việt Nam. Người thì xót xa và tiếc thương cho những ai xấu số. Người thì lại hả hê vì trong số người chết có một nạn nhân từng chia sẻ status tỏ ý đồng tình với hình ảnh lực lượng cảnh sát cơ động giáp khiên đầy đủ đi đàn áp người dân. Tôi cho rằng đây là một sự kiện rất đáng buồn, nhưng chỉ dừng lại ở việc tiếc thương là không đủ. Tôi cũng đồng ý rằng có nhiều ai đó đã có những hành vi không tốt, nhưng chỉ dừng lại ở việc phê phán người khác mà không rút ra bài học cho mình là không đủ. Vì thế tôi muốn bàn sâu sự việc này theo góc nhìn của tôi, để nghe thêm những ý kiến thảo luận, và để tự rút ra bài học cho chính mình.

radi1

Chuyến đi tử thần của 39 con người trong chiếc xe container là một chủ đề gây tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng xã hội Việt Nam

Đi và đến là một hành vi rất bình thường của con người trong đời sống. Có khi là để đến nơi họ muốn. Có khi là để rời bỏ khỏi nơi mà họ không muốn ở lại. Dẫu cho chủ đích của hành vi này được xác định như thế nào thì đi và đến là một sự kiện có thể cho ta nhiều bài học.

Nếu chỉ bằng sự phán xét đơn thuần thì ai cũng thấy chuyến đi của 39 con người trong xe container đông lạnh đến nước Anh thật là điên rồ. Họ đã đến nơi, nhưng không đến được cái đích thật sự mà họ mong muốn. Và họ không phải là trường hợp duy nhất trên đất nước này. Từ sau 30/4/1975 người Việt chúng ta đã có hàng triệu cuộc ra đi. Có người đến đích. Nhưng cũng có nhiều người phải nằm lại ở đâu đó trên hành trình mà họ đã lao vào.

Những hành trình bi thương mà người Việt chúng ta trải qua sau hơn 40 không hề chấm dứt. Nếu như trước đây đoàn người vượt biển lênh đênh không đích đến cụ thể, miễn là thoát khỏi nơi họ từng sống, thì ngày nay có hàng triệu người vẫn bỏ nước ra đi, miễn là đến nơi nào cho họ cơm áo gạo tiền. Và câu hỏi đầu tiên là tại sao Việt Nam có quá nhiều người ra đi ?

Nếu chỉ lấy lý do kinh tế làm căn cứ tranh luận thì bạn sẽ giải thích thế nào về việc có quá nhiều người giàu có ở Việt Nam cho con đi tỵ nạn giáo dục, và chính bản thân họ cũng tìm cách đi tỵ nạn bằng hình thức đầu tư. Ngay chính gia đình các nạn nhân xấu số vừa rồi cũng thừa nhận phải thế chấp sổ đỏ hoặc bỏ tiền mặt lên đến 1 tỷ để chui vào container. Câu hỏi thứ hai là tại sao họ chấp nhận rủi ro mà không để tiền bạc đó ở nhà làm ăn ?

Việt Nam bây giờ có vô số lớp học dạy làm giàu kiểu như thầy Lê Thẩm Dương. Đảng và nhà nước thì luôn tự hào về ngành giáo dục nước nhà ngày càng đi lên. Câu hỏi thứ ba là tại sao người ta ào ào bỏ đi, trong khi có vẻ đâu có thiếu cơ hội để nâng cao năng lực nhằm tìm kiếm đời sống tốt hơn ?

Ai ở trong đời cũng mong muốn được sống giàu có và hạnh phúc. Có điều hành trình tìm kiếm các giá trị này của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Câu hỏi thứ tư là tại sao có nhiều người tin rằng việc chui vào thùng container dễ dàng đi đến đích hơn con đường khác ?

Cảnh người lao động Việt Nam sống bất hợp pháp ở nước ngoài là đề tài của rất nhiều bài báo và phóng sự quốc tế. Hộ chiếu Việt Nam được đánh giá có uy tín thấp vào hàng thấp nhất thế giới. Khách du lịch Việt Nam giàu có ra nước ngoài rất dễ bị kỳ thị, từ chuyện nhập cảnh, chuyện vào nhà hàng cho đến khi vào các khu vui chơi giải trí khắp nơi. Câu hỏi thứ năm là người Việt chúng ta muốn là ai ? Là chủ nhân của một đất nước được tôn trọng ? Hay là quyết chui vào những cái thùng mong làm công dân hạng hai ở các nước khác ?

Tôi đã hỏi năm câu hỏi, và tôi biết bạn đang nghĩ gì rồi. Xin hãy gạt qua một bên những quan điểm khác nhau về mặt chính trị, hãy cùng nhau suy nghĩ về một câu hỏi cuối cùng. Câu hỏi thứ sáu là chúng ta có thể mơ ước và làm gì hơn nữa để đất nước này thôi hết khổ đau ?

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 28/10/2019 (nguyenlanthang's blog)

*******************

Nạn buôn người : Một vấn đề chính trị

Phạm Phú Khải, VOA, 28/10/2019

The personal is political – Vấn đ cá nhân là (phm trù) chính tr

radi2

Linh mục Đăng Hu Nam nói về 39 nn nhân ti Anh Quc.

Sự kin 39 thi th được tìm thy trên thùng ca chiếc xe vn ti ti gn th đô London ca Anh, trong đó có th có nhiu người Vit, làm cho chúng ta lắm suy ngm.

Nó cũng gây sốc cho toàn thế gii. Hu hết các cơ quan truyn thông, chính mch cũng như các cng đng sc tc, đu loan ti tin tc này.

Cuộc điu tra này s mt nhiu thi gian đ tìm ra danh tính cũng như v nguyên do đưa đến cái chết ca 39 người, và ngn ngành ca đường dây buôn người phc tp này.

Tuy nhiên đây chỉ là phn ni ca tng băng chìm. Nn buôn người ca thế k 21 ngày càng tinh vi hơn, cht ch hơn, và cũng thô bo/dã man hơn.

Nó là vấn đ nô l mi ca thi đi này.

Theo bản báo cáo năm 2009 ca Văn phòng v Ma túy và Ti phm thuc Liên Hip Quc (UNODC) da trên d liu thu thp t 155 quc gia, nó cho ra mt bc tranh tng th v vn đ buôn lu người, tuy không hoàn chnh vì thiếu d kin chính xác.

Antonia Maria Costa, Tổng Giám đc văn phòng này cho biếvài điểm đáng quan ngi trong buổi ra mt bn báo cáo này ti New York [1]. Một, rt nhiu chính quyn vn trong tâm trng ph nhn vn đ này, vn lơ là trong trách nhim báo cáo và truy t các trường hp buôn người này. Tuy s tin án buôn người ngày càng gia tăng, hai trong năm quc gia trong bn báo cáo không ghi vào biên bản bt c mt tin án nào. Hai, hình thc buôn người ph biến nht là khai thác tình dc, chiếm 79 phn trăm, mà ch yếu là ph n và thiếu n ; sau đó là cưỡng bách lao đng, chiếm 19 phn trăm (nhưng theo Costa thì con s này có th không chính xác vì ít bị phát hin và báo cáo) ; trên toàn thế gii, có đến 20 phn trăm nn nhân là tr em. Ba, ông lo ngi rng vn đ buôn người là tht s ln hơn rt nhiu, nhưng không th chng minh vì thiếu d liu, trong khi nhiu chính quyn thì cn tr nó. Ông Costa cảnh báo rng nếu không có đy đ kiến thc, d liu thì chúng ta s chiến đu vi vn đ này như đang b bt mt.

Bản báo cáo này cho biết v nn nhân người Vit như sau : có 3 nạn nhân ti Thái Lan (năm 2005-2007), 6 ti Tip Khc (năm 2005-2006). Nhưng bn báo cáo không cho biết nn nhân người Vit tng cng trên thế gii là bao nhiêu. Tuy nhiên s người b bt liên quan đến buôn lu người đi vi ph n và tr em là : 289 thủ phạm năm 2005 ; 454 năm 2006 ; 606 năm 2007. S người b điu tra thì nhiu hơn s trên, b truy t thì ít hơn, và b kết án thì ít hơn na. Nếu s th phm nhiu như thế thì s nn nhân có th ít nht gp 100, nếu không phi gp 1000 ln.

Điều đáng nói là vào năm 2008, chỉ có 30 nhân viên ca B Công an làm vic toàn thi đ chng li nn buôn người. Trong khi đó, lc lượng công an chính thc bao nhiêu người thì là "bí mt quc gia", nhưng rt nhiu người Vit tin rng nó có th lên đến hàng triu công an. Để làm gì mà nhiu thế ? Cũng là "bí mt quc gia", mà ai cũng biết là "bo v chế đ".

Bản báo cáo này cách đây 10 năm. Tình trng ngày hôm nay có l còn bi đát hơn.

Theo bản tin ca UNODC vào đu năm nay 2019 thì các trường hp buôn người đã vượt đến con số k lc trong vòng 13 năm qua, mt phn vì nhng nước tham gia báo cáo các trường hp buôn người gia tăng t 26 lên 65 quc gia [2]. 30 phn trăm trong s này là tr em, mà phn ln là bé gái [3]. Gia tăng xung đt, tranh chp gia các giáo phái, thiếu nn pháp lut vng mnh đ bo v người dân v.v… đã góp phn to nên bc tranh này. Bn báo cáo mi nht cho biết nn nhân t Đông Á (bao gm Vit Nam) và Thái Bình Dương chiếm 10 phn trăm tng s, và ti đa bàn Tây và Nam Âu châu, s nn nhân t vùng này chiếm t l 9 phn trăm ti đây [4].

đây cũng cn nhn mnh hai định nghĩa khác nhau, theo Liên Hiệp Quc [5]. Buôn lậu người, tc people trafficking, mang tính cách cưỡng bách, bt cóc, la gt, lm dng quyn hành v.v… đ trc li ngoài ý mun ca nn nhân. Nhp lu người, tc people smuggling, din t s di chuyn người bt hp pháp mà nn nhân tr tin cho dch vụ đó. Tt nhiên có rt nhiu trường hp ban đu nhp lu nhưng tr thành buôn lu v sau.

Theo Tổ chc Lao Đng Quc tế thì ước đoán có 40,3 triu nn nhân nhp lu người trên thế gii, và ch ntuyến đường từ Phi sang Âu và Phi sang Nam M đã to ra 7 t đô la M hàng năm [6]. Con s nn nhân buôn người chính thc ti Anh là 7 ngàn, nhưng con s tht s cao hơn nhiu, ước đoán 20 đến 40 ngàn một năm. Được biết năm 2000, mi người Trung Quc phi tr 20 ngàn bng Anh (pound) đ được vào đây.

Theo tổ chc t thiECPAT, viết tt cho Every Child Protected Against Trafficking, thì trường hp tr em Việt Nam b buôn người vào Anh được gii thiu đến cơ quan này gia tăng đáng k, t 135 năm 2012 lên 704 năm 2018 [7]. Cũng theo bài báo của Amelia Gentlemen trong tờ The Guardian này thì cô Phm Th Trà Mi đã tr đến 30 ngàn bng Anh đ được nhp lu vào Anh, nhưng s tin này đã được hoàn tr cho gia đình cô khi hay tin cô qua đi. ECPAT cho biết từ năm 2009 đến 2018 có 3.187 người ln và tr em Vit Nam b buôn lu, và trong nhng năm qua công dân Vit Nam, người ln ln tr em, đng hàng th ba nn nhân b buôn lu vào Anh [8].

Tại sao là Anh ? Theo tiến sĩ Tamsin Barber thì Anh có l là địa đim ph biến nht tại Âu Châu vì người ta đến đây có th tìm được vic làm và gi tin v cho gia đình, và ti đây có mng lưới giúp đ nhng người mi đến, ch và công vic, và ti đây có nhu cu cao cho các tay nghề thp làm vic ti nhà hàng, tim móng tay, và k ngh trng cn sa lu [9]. Các cunghiên cứu  cho biết h thường bay sang Nga (50 ngàn visas cung cấp bi Nga cho người Vit mi năm), t đó đi bng đt lin sang các nước Belarus, Ukraine, Ba Lan, Tip, Đc, Hòa Lan, và Pháp [10]. Có trường hp đ tránh phát hin, tr em phi đi b qua các khu rng, hoc có khi bi xe hơi, xe ti và thuyn bè.

Sự kin 39 thi th nn nhân được phát hin va qua phn nào là git nước tràn ly. Nhng báo cáo trước đây tuy đáng quan ngại nhưng vn chưa được quan tâm đúng mức [11]. Nó phn nào cho thy bc tranh tng th có l bi thm, tàn bo và nguy bách thế nào. Nhng cái chết đau thương và đy oan c này hy vng đánh thc lương tâm nhân loi, đ các quc gia trên thế gii có nhng ch trương, chính sách, pháp luật và n lc phi hp cht ch vi nhau hơn na đ bo v nn nhân, và đ điu tra và truy t th phm. Các nước văn minh tiến b cn phi n lc hơn na, bi vì h biết rõ nguyên tc buôn người cũng da trên yếu t căn bn : cung và cu. Cu xut phát nhiều nht t các nước nghèo, các nhà nước tht bi. Cung t các nước giàu có, các nhà nước dân ch cp tiến. Người dân ca nhng nước nghèo mun có cơ hi tìm công ăn vic làm, đ làm ra tin, và vì túng qun cùng cc nên h chp nhn mi th thách, mọi khó khăn, vì họ xem đó là cơ hi gn như duy nht và hiu qu nht đ thay đi cuc đi h. Khi có cu thì s có cung. Thành phn trc li không mt chút lương tâm thì đâu cũng có.

Sau cùng, điều đáng nói đây là phn ng ca các quc gia mà nn nhân đến t đó. Trung Quc sau khi nghe tin này thì phảnng đu tiên của h là đ li cho nước Anh [12]. T Global Times nói rng Anh quc phi chu trách nhim phn nào v nhng cái chết này, yêu cu Anh phi điu tra nguyên do. Nhng yêu cu này va dư tha va trch thượng/l lăng. Dư tha vì bt c mt cái chết nào, ca công dân hay không công dân mình, ti Anh Úc M Canada Tân Tây Lan hay các quc gia dân ch pháp tr, đu được điu tra k lưỡng và được công b minh bch. L lăng vì h không h bày t mt chút quan tâm gì đến nn nhân. Không mt biu hin nào cho thấy mng sng con người có giá tr nào đó, và không h có nhng quan tâm đến các tn thương, mt mát, đau kh… ca cha m, thân nhân, nhng người còn đang sng.

Tại nhiu nước dân ch cp tiến, nhưÚc  chẳng hn, khi mt công dân, hoc không phi công dân ca mình, b chết, nht là b chết oan và bi thm, nó làm rúng đng c quc gia. Th tướng, th hiến, dân biu, thượng ngh sĩ trong vùng v.v… không ch gi gia đình chia buồn mà còn sp xếp đ d tang l.

Mạng sng con người, dù bt c ai, đu quan trng. Buôn người là mt phm trù chính tr mà vai trò đu tiên là thuc mi chính quyn. Mi chính quyn phi có trách nhim bo v công dân ca mình mt cách tốt nhất có th.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 28/10/2019

Tài liệu tham kho :

1. "UNODC report on human trafficking exposes modern form of slavery ", United Nations Office on Drugs and Crime, Accessed on 27 October 2019.

2. "Human trafficking cases hit a 13-year record high, new UN report shows ", UN News, 29 January 2019.

3. "Rising human trafficking takes on ‘horrific dimensions’ : almost a third of victims are children ", United Nations News, 7 January 2019.

4. "Global Report of Human Trafficking in Persons 2018 ", United Nations Office on Drugs and Crime, Accessed on 27 October 2019.

5. Janet Phillips, "People trafficking : an update on Australia's response ", Parliament of Australia, 22 August 2008.

6. Linton Besser, "Bodies found in Essex container just 'tip of the iceberg' for multi-billion-dollar business ", ABC News, Saturday 26 October 2019.

7. Amelia Gentleman, "Trafficked Vietnamese and the lure of UK nail bars and cannabis farms ", The Guardian, 26 October 2019.

8. "Precarious Journeys : Mapping vulnerabilities of victims of trafficking from Vietnam to Europe ", ECPAT, Accessed on 27 October 2019.

9. Quynh Le, "Why do Vietnamese people make hazardous journeys to the UK ? ", BBC News, 27 October 2019.

10. Kate Hodal, "'Police didn't help me' : Europe ignoring abuse of trafficked Vietnamese children ", The Guardian, 7 March 2019.

11. Lucy Williamson, "Essex lorry deaths : The Vietnamese risking it all to get to the UK ", BBC News, 26 October 2019.

12. Reuters, "39 thi thể phát hin trong thùng xe ti Anh có th có người Vit ", VOA Tiếng Vit, 26 October 2019.

*********************

Bao giờ nước mắt thôi rơi ?

Viết từ Sài Gòn, RFA, 27/10/2019

"Khi đất nước tôi thanh bình… Tôi sẽ đi thăm… Hà Nội vô Nam, Sài Gòn ra Trung… Khi đất nước tôi thành bình… Tôi sẽ đi thăm…".

Trịnh Công Sơn

Thú thực là tôi không yêu con người chính trị cực kì hổ lốn của Trịnh Công Sơn, nhưng tấm lòng của ông, ước mơ của ông và mối cảm hoài về quê hương, đất nước của ông trải ra trên tác phẩm khiến cho không ít người nghe, qua đó mà chiêm nghiệm, trở nên sâu sắc và biết suy tư về thân phận chiến tranh, thân phận dân tộc và thân phận con người. Có lẽ, cũng chính vì vậy mà hơn bao giờ hết, trong lúc này, khi mà thông tin cho rằng rất có thể 39 người bị chết cóng trong container đông lạnh ở Anh là người Việt. Tự dưng, tôi lại nhớ đến những câu này, và hoài nghi hai chữ "thanh bình" trong ca khúc của ông. Đất nước đã có ngày nào thanh bình chưa ? Và đến bao giờ nước mắt thôi rơi ?

radi3

Đất nước này đã có ngày nào thanh bình chưa ? Và đến bao giờ nước mắt thôi rơi ? The Guardian - Ảnh minh họa

Đất nước thống nhất hai miền, vĩ tuyến 17 trở thành kỉ niệm của một thời, và người ta có thể ra Bắc, vào Nam mà không cần phải chờ "giờ nhân ái" hay "giờ đình chiến" của bất kì chính thể đối lập nào. Người miền Bắc có thể vào thăm Cà Mau, thăm Cần Thơ, thăm chợ nổi Cái Răng hay xuống Đầm Dơi, Đất Mũi để hiểu rằng rừng ngập mặn Đất Mũi cũng có sú, vẹt, đước giống rừng ngập mặn ở Ninh Bình nhưng ngoài ra, tôm sú và tôm đất ở Cà Mau khác xa Ninh Bình và Cà Mau có nhiều thứ Ninh Bình không có, cũng như Ninh Bình chưa biết rừng dừa nước hay rừng đước giống như cà Mau.

Và có hàng ngàn câu chuyện để biết nhiều hơn, đi nhiều hơn giữa hai đầu đất nước, hàng ngàn người trong Nam ra Bắc tham quan, thăm thú, để biết thế nào là chùa Thầy hay lăng tẩm hoàng cung, cột cờ Hà Nội, hồ Gươm, hồ Tây hay hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc… Và người đồng bào thiểu số miền Nam cũng tìm về thăm đồng bào thiểu số miền Bắc, nơi mà rất lâu gia tộc họ đã li tán vì một điều gì đó. Còn người có thể đi khắp mọi miền đất nước và nhìn ra bao điều mới lạ, nhưng có một điều, qua hai thời kỳ, qua bao đau thương, dường như không hề thay đổi, đó là nước mắt, tiếng khóc quê hương vẫn còn chất nặng niềm đau !

Người Bắc có thể vào Nam đi tham quan, du lịch mà không cần xin phép qua cửa khẩu nào, vĩ tuyến nào. Và người Bắc biết thêm được chợ nổi là gì, Đầm Dơi là gì, Thất sơn là gì… hay dinh Độc Lập ở đâu, sao lại gọi Sài Gòn là hòn ngọc viễn đông… Nhưng người Bắc cũng không thể không nhìn thấy những cô gái trên bến Ninh Kiều, trên đường Huyền Trân Công Chúa hay đường Bạch Đằng… và hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn cô gái miền sông nước đang rải rác khắp đất nước với nghề phục vụ karaoke, massage, gội đầu, tiếp thị bia…

Và, người miền Nam có cơ hội ra miền Bắc để thăm thú, lên tận những bản làng xa xôi như Phiêng Đéng, Bắc Kạn, Hoàng Thu Phố, Simacai, Lào Cai hay Hà Giang với những địa danh gần như chỉ biết trong sách vở như cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pí Lèng, các bản làng nơi cao nguyên đá Đồng Văn hay cột cờ Phai Vệ, cầu Kỳ Cùng, núi Mẫu Sơn, ải Chi Lăng, Lạng Sơn… Những địa danh ấy, khi đi rồi mới hiểu đất nước dài, rộng và đẹp nhường nào, người Việt làm lụng vất vả, yêu quê hương, yêu con người ra sao. Và cũng chỉ khi đi rồi mới hiểu rằng nếu như các cô gái miền Tây Nam Bộ đổ xô khắp ba miền đất nước để kiếm cơm thì các chàng trai, cô gái xứ Bắc cũng lang thang khắp nơi, thậm chí bôn tẩu xứ người với thân phận chui nhủi, bất hợp pháp để kiếm từng đồng trả nợ cho đường dây đưa người vượt biên và nuôi hi vọng đổi đời.

Câu chuyện gần đây nhất, mới vài hôm trở lại đây, nói về thân phận 39 người bị chết cóng trong thùng đông lạnh trên đường vượt biên vào Anh để làm thuê (theo đồn đoán là họ trồng cần sa thuê) lại nhắc biết bao nhiêu chuyện khác xoay quanh vấn đề vượt biên ở miền Bắc. Có một điều đặc biệt mà ít ai nhắc tới là người miền Bắc vượt biên nhiều hơn người miền Nam. Trừ các thuyền nhân đã vượt biển có dính đến chính thể Việt Nam Cộng Hòa kể từ mốc 30 tháng 4 năm 1975, thì hầu hết người vượt biên tìm chân trời mới không phải vì nguyên nhân lý lịch ở miền Nam sẽ rất ít so với miền Bắc. Bắt đầu từ Bắc vĩ tuyến 17 ra đến Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, đặc biệt là các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc, số lượng người vượt biên có thể lên đến hàng chục triệu. Và hầu hết họ vượt biên sang các nước Châu Âu, trong đó nước Anh là chính. Vì họ vượt biên theo con đường lao động chui, đường làm thuê và không có giấy tờ nên họ tuyệt nhiên không có cơ hội thành Việt Kiều và cũng rất khó để thống kê về họ.

radi4

Bức ảnh cô Phạm Thi Trà My, 26 tuổi, trên bàn thờ tại nhà ở Hà Tĩnh hôm 26/10/2019 - Hình minh họa. AFP

Nhưng nhà cầm quyền địa phương biết họ vượt biên, vì chính sách quản lý người của chính quyền Cộng sản từ cấp địa phương đến cấp tỉnh rất gắt gao, con muỗi cũng khó lọt. Nhưng vì cái "chung", cái "vĩ mô" những người vượt biên này mang về quê hương một lượng tiền không hề nhỏ, thậm chí rất lớn, nó giúp cho kinh tế địa phương thay đổi đáng kể và đó cũng là cơ hội để giới chức địa phương gây khó dễ, vòi vĩnh kiếm ăn. Chính vì vậy số lượng người vượt biên sang Anh ở Lệ Thủy, Quảng Bình và ở các huyện ven biển Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa là nhiều vô kể. Đi vào bất kì khu dân cư nào, thấy nhà cửa xây cất bề thế, cửa ngõ khóa cẩn thận và trong làng chỉ có người già thì đích thị đó là khu "vượt biên". Mà số lượng những khu "vượt biên" này thì nhiều vô kể !

Đó là chuyện đã diễn ra gần hai chục năm nay, còn chuyện mới đây, kể từ khi biến cố biển nhiễm độc do Formosa xả thải thì cấp độ vượt biên của người Bắc miền Trung còn kinh khủng và tội nghiệp hơn nữa. Nghĩa là trước đây còn mơ tưởng chuyện sang Anh và các nước Châu Âu, tệ một chút thì sang Trung Quốc, Đài Loan để lao động chui. Còn hiện tại, sau khi biển chết, sau khi rừng bị tàn phá và thiên nhiên đổi màu, lại có thêm hàng ngàn gia đình ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh tìm cách sang Lào, thậm chí nhiều trẻ em bỏ học trốn sang Lào theo các đường dây lao động chui để kiếm sống. Có thể nói rằng số lượng người vượt biên ở miền Bắc vượt rất xa so với miền Nam. Và đáng thương, đáng tội hơn cho họ là họ cũng có chung ước mơ đổi đời, có ước mơ tìm đến xứ sở tự do để sinh sống giống như hàng triệu người miền Nam nhưng họ lại mang lý lịch trái ngược với người miền Nam nên cơ hội làm công dân xứ sở tự do của họ là hoàn toàn không có. Người miền Nam có lý do tị nạn, để qua đó, có thể được các tổ chức nhân đạo cứu giúp, người vượt biên miền Bắc không có lý do nào để được các tồ chức này cứu giúp.

Có chăng, những người được cứu giúp ở miền Bắc là người bị lừa bán sang Trung Quốc (các bạn hãy thử lên các bản làng Tây Bắc, Đông Bắc tìm hiểu, có thể khẳng định rằng Không có bản làng nào là không có người bị lừa bán sang Trung Quốc !) và cơ hội được cứu của nạn nhân là gần như không có. Thế mới hay rằng ước mơ đất nước thanh bình, không còn chiến tranh, để người người được vô Nam hay ra Bắc dường như mãi mãi là một giấc mơ dang dở. Bởi sau chiến tranh mấy mươi năm vẫn chưa thấy thanh bình hay no ấm.

radi5

Người Anh tưởng niệm 39 nạn nhân trong container - Hình minh họa.

Bởi mới đó, tưởng như thanh bình, thống nhất thì có hàng vạn người phải vào trại cải tạo, sống chết với rừng thiêng nước độc, hàng triệu con người bỏ mạng trên biển, đau đớn trên đường đi tìm tự do, tìm sự sống. Hàng triệu gia đình bị xua ra khỏi nhà và mất trắng mọi thứ, thời kì của nhòm ngó, theo dõi, đấu tố, trừng phạt, trả thù, tịch thu… Thời kì của ba lát sắn cõng một hạt gạo, nói chuyện với nhau chỉ nghe toàn tiếng ợ và mùi sắn khô, mùi hạt kê, hạt bắp đã di chuyển từ kho làng tới kho xã, kho huyện, kho trung ương rồi phân phối quay ngược trở về các kho. Bụng người, thân phận người, suy nghĩ người cũng vòng vèo như chính đường đi của hạt bắp, lát sắn hay hạt kê… !

Và con đường vòng vèo với hạt gạo, hạt lúa, miếng ăn ấy cứ kéo dài mãi cho đến nay, niềm đau kèm theo cũng vòng vèo và lớn dần theo năm tháng, chưa bao giờ nguôi ! Nước mắt của những gia đình có con bỏ mạng nơi xứ người bây giờ không phải là riêng nước mắt của người mẹ miền Nam khóc con bỏ mình trên biển, không phải là riêng nước mắt của người mẹ miền Nam khóc con bỏ mạng nơi trại giam… mà là nước mắt của cả người mẹ miền Bắc, của nhiều người mẹ miền Bắc khóc con bỏ mình nơi xứ người vì chén cơm manh áo, vì ước mơ vượt thoát cái nghèo hay đổi đời, nhìn thấy thiên đường. Hay nói khác đi là cái ước mơ mà trước đây hơn nửa thế kỉ, những người mẹ miền Bắc cũng đã từng khóc hết nước mắt, thậm chị quị ngã vì nghe tin con mình không trở về, đã bỏ mạng nơi chiến trường miền Nam, cho công cuộc "cách mạng thần thánh". Để rồi sau bao nhiêu năm, sau cuộc cách mạng thần thánh ấy, nước mắt lại chảy thêm lần nữa vì những đứa con bỏ mình cho cuộc cách mạng áo cơm, đổi đời !

Đất nước này chưa bao giờ được thanh bình dù đã im tiếng súng. Nhưng tiếng súng nơi lòng người vẫn cứ nổ hằng đêm, và những viên đạn vô hình ấy đang giết dần sinh mệnh, nhân phẩm, lòng yêu thương, tự do và cả tương lai của một dân tộc có số phận vốn dĩ rất buồn !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 27/10/2019

*****************

Khổ như… người Việt đi nước ngoài

Nhật Anh, VietnamNet, 28/10/2019

Nhiều nước được hưởng chính sách miễn thị thực của Việt Nam. Nhưng công dân Việt lại gặp khó khi xin nhập cảnh vào một số nước trong nhóm này.

visa1

Những ai từng đi du lịch nước ngoài, tới những quốc gia phát triển như Mỹ, các nước trong khối Schengen sẽ thấu hiểu : Nếu không có một hồ sơ tài chính sáng sủa, một khoản tiết kiệm, một lịch trình hợp lý và kèm theo vô số những giấy tờ từ nhiều cơ quan, đoàn thể liên quan… hoặc một pháp nhân ở nước ngoài bảo lãnh… thì việc xin thị thực tới những nước này sẽ gặp vô số trở ngại, thậm chí là bất khả thi.

Xu hướng di dân mạnh mẽ do những diễn biến ngày càng khó lường trên toàn thế giới.

Muốn đi du lịch không chỉ cần tiền 

Nếu như người dân từ các quốc gia có chiến tranh hay kém phát triển sẽ tìm mọi cách để đến tị nạn tại các quốc gia phát triển hơn thì ngược lại, những nước đang phát triển lại thôi thúc sự tò mò khám phá của những công dân đến từ nhiều quốc gia văn minh hơn…

Bối cảnh đó dẫn đến chính sách thị thực ở những nơi được coi là "điểm đến mơ ước" ngày càng siết chặt hơn. Điều đó lại gây khó cho người đi du lịch chân chính trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo bảng chỉ số Henley, Nhật Bản và Singapore là 2 quốc gia có quyển hộ chiếu "quyền lực" nhất với 190 quốc gia miễn visa cho công dân của họ. Việt Nam đứng thứ 90, với chỉ 51 quốc gia "chào đón" công dân Việt Nam mà không cần thị thực.

Điều nghịch lý là, để thu hút khách nước ngoài đến với Việt Nam, chính sách thị thực (visa) của Việt Nam dành cho công dân nhiều quốc gia đã rất cởi mở, nhiều nước được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương. Song, một số quốc gia trong nhóm này lại là nơi công dân Việt Nam gặp khó khăn nhiều nhất khi xin nhập cảnh.

Có người thân, chưa chắc được thăm

Chị N.T.M.V, có chồng làm việc tại Cộng hòa Séc hơn 10 năm, quyết định xin nghỉ không lương 3 tháng để sang thăm chồng.

Có công việc ổn định ở Việt Nam, cùng lịch sử tài chính minh bạch… chị V. rất tự tin Đại sứ quán Séc không thể nào từ chối cấp thị thực cho chị. Ấy thế mà chị trượt... !

Lý do mà Đại sứ quán Séc đưa ra là chị không chứng minh được việc có chắc chắn rời khỏi Séc sau khi đến thăm chồng hay không.

Chị V. chỉ là một trong vô số trường hợp công dân Việt Nam bị từ chối cấp visa thăm thân nhân tại Séc. Đã có nhiều trường hợp tương tự khi xin thị thực đi Canada, Anh, Pháp, Đức hay Tây Ban Nha…

Một sự bất tín, vạn sự bất tin

Nếu theo dõi tin tức liên quan đến người Việt ở nước ngoài, sẽ gặp khá nhiều chuyện buồn như đi du lịch rồi trốn lại, đi xuất khẩu lao động nhưng bỏ việc để đi làm chui, đi du học nhưng bị đưa về nước vì vi phạm pháp luật sở tại…. Nổi tiếng nhất gần đây, có lẽ là chuyện 152 người bỏ trốn tại Cao Hùng, Đài Loan ngay sau khi đặt chân xuống sân bay tháng 12/2018.

visa2

Chị N.T.T. Thủy, Giám đốc đối ngoại của một công ty xuất khẩu lao động tại Hà Nội chia sẻ : "Khai thác được thị trường nước ngoài, tìm được đối tác tin cậy để đưa lao động Việt Nam đi đã khó, làm thế nào để lao động sang chịu khó làm ăn, không nhăm nhe bỏ trốn sang nước khác còn khó bội phần. Khi chúng tôi làm việc với đối tác, họ luôn canh cánh một câu hỏi : Lao động của các bạn không bỏ trốn chứ ?".

Thậm chí, nhiều đối tác còn khoanh vùng không tuyển lao động đến từ một số địa phương của Việt Nam – lý do họ đưa ra là "những người đến từ những vùng này rất hay trốn".

Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đã thực hiện nhiều biện pháp vừa bảo vệ, vừa ngăn chặn công dân vi phạm pháp luật nước bạn, thế nhưng, những vụ việc tai tiếng vẫn diễn ra, như con sâu làm rầu thêm nồi canh.

Một sự bất tín, vạn sự bất tin, những điều sai trái, vi phạm pháp luật sở tại của người Việt ở nước ngoài đã góp phần làm cho cơ hội sở hữu visa của những người ở trong nước ngày càng khó khăn.

Để tấm hộ chiếu của người Việt Nam trở nên quyền lực hơn

Ngược lại với khó khăn của người dân Việt Nam đi nước ngoài thì chính sách thị thực của chúng ta đối với công dân nhiều quốc gia trên thế giới đang ngày càng cởi mở hơn.

visa3

Hiện nay, có một làn sóng người nước ngoài đến Việt Nam để làm việc chui đang dần hình thành bởi logic : việc nhẹ, lương cao, chi phí cuộc sống rẻ…

Nhiều nước không còn thấy động lực để cũng thực hiện miễn thị thực cho công dân Việt Nam, theo một nguyên tắc sơ đẳng của bang giao quốc tế là nguyên tắc "có đi có lại", bởi công dân của họ đã được Việt Nam đơn phương miễn thị thực.

Thậm chí, có nước còn chưa đáp ứng đề nghị chính đáng của Chính phủ ta về việc đơn giản hóa thủ tục thị thực để tạo điều kiện cho công dân Việt Nam được đi lại dễ dàng hơn khi ra nước ngoài.

Nhìn trong khu vực, Malaysia đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng Henley, đổi lại đã miễn thị thực cho hơn 160 quốc gia và và vùng lãnh thổ. Nguyên tắc "có đi có lại" rõ ràng là rất quan trọng trong câu chuyện "quyền lực" này.

Đã đến lúc cả Nhà nước lẫn người dân phải có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này. Một mặt, người dân cần được trang bị những kiến thức cơ bản khi đi ra nước ngoài để tránh làm phương hại đến lợi ích và thể diện quốc gia.

Mặt khác, vấn đề chủ quyền - thể hiện qua chính sách thị thực của Nhà nước cũng nên được nhìn nhận một cách thấu đáo hơn, để người dân cũng được nước ngoài đối xử công bằng như chính sách của ta dành cho du khách nước ngoài đến với Việt Nam.

Nhật Anh

Nguồn : VietnamNet, 28/10/2019

******************

Bi kịch của người Việt nhập cư bất hợp pháp : Phận "Người rơm" và hành trình sinh tử đến nước Anh

Hoàng Huy, Soha, 27/10/2019

"Người rơm" là một từ cay đắng mà cộng đồng người Việt Nam ở Anh dùng để nhắc tới những người nhập cư bất hợp pháp.

visa4

Minh họa : Evangeline Gallangher / ProPublica

LTS : Trí thức trẻ xin chia sẻ với bạn đọc bài viết của ông Hoàng Huy, Tổng giám đốc Công ty Du lịch TransViet về con đường nhập cư bất hợp pháp đầy gian nan và hiểm nguy mà một số người Việt Nam vẫn lựa chọn với hy vọng được đặt chân tới "miền đất hứa" Anh quốc. 

-------------------

Mấy hôm nay, mọi người xôn xao về thông tin 39 người chết ngạt trong một chiếc container ở Anh. Lòng mình trĩu nặng, đã định im lặng tiếc thương cho họ, những con người vắn số, và vẫn thầm nguyện cầu điều tồi tệ mình đang nghĩ sẽ không là sự thật : Có ai trong số đó là người Việt- đồng bào của mình, là con của một bà mẹ nghèo ở một miền quê nào đó...

Là một người lăn lộn với cuộc sống ở Anh đủ lâu, với những điều mắt thấy tai nghe, với những năm tháng làm phiên dịch cho cảnh sát và Bộ Nội vụ (Home Office) Anh, mình rất biết họ là ai, họ đến từ đâu và cuộc hành trình của họ sẽ đi về đâu - những "người rơm" kém may mắn.

Và mình quyết định kể ra những gì mình biết, hi vọng sẽ không có thêm nỗi đau nào tương tự sẽ diễn ra nữa...

"Người rơm" là một từ cay đắng ! Nó chất chứa cả máu - nước mắt và vô vàn những gian khó, tủi nhục không dễ nói thành lời, mà cộng đồng người Việt Nam ở Anh dùng để nhắc tới những người nhập cư bất hợp pháp.

Vì sao lại là "rơm" ?

Vì một khi bước vào con đường này, bạn phải chấp nhận sinh mệnh của mình sẽ chỉ còn như rơm - như rạ, những thứ vô giá trị. Những cuốn hộ chiếu Việt Nam bị vứt bỏ hoặc đốt đi ngay khi "đường dây" đưa họ tới một nước Châu Âu nào đó qua con đường du lịch ; nhằm chối bỏ quốc tịch, chính thức bước vào giai đoạn "sống không ai biết - chết không ai hay".

Bởi lẽ Liên minh Châu Âu (EU) có điều luật về tị nạn, nếu bạn bị phát hiện nhập cư trái phép và bị từ chối tị nạn, sẽ bị trục xuất về đất nước trước đó bạn đã đi qua. Nếu là người không quốc tịch (không còn hộ chiếu), sự việc bại lộ, họ sẽ bị trục xuất về Pháp, về Đức, về Bỉ... hay một nước Châu Âu nào đó, chứ không phải là Việt Nam ; và như thế có nghĩa là còn cơ hội... trốn tiếp.

Đó là lý do, khi mở chiếc container tử thần kia ra, cảnh sát Anh sẽ dựa vào tóc đen da vàng mà tạm thời nhận định các nạn nhân là người Trung Quốc chứ họ sẽ không có một dấu hiệu nào, một mẩu giấy tờ nào dính dáng đến nơi mà họ thực sự xuất phát.

Và hầu hết các con đường sẽ đều dẫn họ đến những bãi xe hàng ở thành phố cảng Calais (Pháp) - đầu bên này của đường hầm xuyên qua eo biển Manche, nối liền Anh với đại lục Châu Âu. Từ đây, đoạn cam go nhất của cuộc hành trình sinh tử bắt đầu.

Người "tị nạn" người nhập cư từ khắp nơi chứ không riêng Việt Nam tập kết ở đây, sống lay lắt, tạm bợ trong những lều lán trong rừng để chờ cơ hội vượt biên vào Anh. Các tổ chức nhân đạo của Pháp ra sức trợ giúp cho cộng đồng tị nạn bằng tất cả những gì họ có : chăn gối, quần áo cũ, thực phẩm... 

visa5

Minh họa : Nick Hayes/Guardian

Cảnh sát Pháp cũng chẳng buồn bận tâm hay bắt bớ những người này vì họ thừa hiểu, đã có mặt ở đây thì đích đến chỉ có thể là Anh. Cướp bóc lẫn nhau, cưỡng bức, thậm chí những vụ giết người thầm lặng... trong một cộng đồng hỗn tạp, vô chính phủ và không ai bảo vệ là chuyện không quá khó hiểu.

Và khi màn đêm buông xuống, từng tốp người lẻn vào các bãi xe hàng tìm các chuyến xe sẽ sang Anh, rạch bạt chui vào nằm im lẫn giữa hàng hóa ; hoặc cắt kẹp chì chui vào những container.

Nếu là đường dây VIP, tài xế biết sự có mặt của bạn trên xe của họ, còn đường dây thường, thì thường là lên lén lút. May mắn vượt qua trạm kiểm soát biên giới, sang đến đất Anh, tài xế VIP sẽ dừng ở một cây xăng hay một trạm nghỉ chân để cho những vị khách quá giang xuống.

Còn nếu không qua rào cản máy tầm nhiệt hoặc bị chó nghiệp vụ ngửi thấy, thì... đi về, hôm sau ra nhảy xe tiếp, cho đến khi thành công thì thôi. Có những người vạ vật ngày ngủ đêm đi nhảy xe cả năm chưa qua được biên giới.

Container đông lạnh là lựa chọn được ưa thích vì có khả năng cao thoát được máy quét tầm nhiệt nếu như thuộc đường dây VIP. Và 39 người xấu số kia đã không thể đặt chân xuống "xứ sở thiên đường" vì chiếc xe đã vào thẳng một khu công nghiệp, vượt quá thời gian họ có thể chịu đựng.

visa6

Minh họa : Nick Hayes/Guardian

Nếu có đủ may mắn để sống sót và lành lặn đặt chân xuống đất Anh, con đường chờ đợi họ cũng sẽ không phải là đã hết chông gai. 

Để tự nguyện trở thành "một nạn nhân của đường dây buôn người" - như cách gọi của truyền thông, họ thường phải bỏ ra cả tỷ đồng tiền lộ phí. Là những cuốn sổ đỏ cắm vào ngân hàng, là những món nợ vay lãi cao... họ chỉ có một lựa chọn : kiếm tiền bằng mọi giá, mọi cách để trả nợ và nuôi tiếp ước mơ đổi đời và hi vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn như lời anh A chị B gì đó là láng giềng, là họ hàng đã đi trước và "chia sẻ kinh nghiệm".

Những nhà hàng, những tiệm nail... cũng không hẳn là rộng cửa chờ họ, vì án phạt của việc sử dụng người lao động bất hợp pháp rất nặng, con đường càng hẹp lại dẫn đến những ngôi nhà tuyết không bám nổi trên nóc : những trại trồng cỏ (cần sa) bất hợp pháp - nơi mà rất nhiều, rất nhiều người ở quê nhà nghĩ rằng sẽ dễ dàng kiếm được số tiền lớn để "hoàn vốn" và đổi đời.

Và thỉnh thoảng, lại có những lời kêu gọi trong cộng đồng để quyên góp tiền đưa ai đó về nước vì "tai nạn lao động" - những vụ tai nạn chết người do điện hay sự cố trong những ngôi nhà bí ẩn. Nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn không thể trở về quê hương, dù là trong những chiếc hòm sắt. Vì là "rơm" - nên họ, những người nằm lại nơi đất khách, cũng không nằm trong bất kỳ một cuộc thống kê chính thức nào.

Nếu họ may mắn vượt qua được những tháng ngày tăm tối đó, những chiếc container sẽ lại tiếp tục vào Anh, chở theo con họ, cháu họ, anh em họ, và cả những người láng giềng ngưỡng mộ những cái nhà to lớn họ gửi tiền về xây ở quê.

visa7

Minh họa : Sarah Grillo/Axios

Không oán trách, không phán xét, sâu thẳm trong tim mình chỉ thấy một nỗi buồn sâu sắc trước số phận của những "người rơm" - những người Việt Nam máu đỏ da vàng bị mắc kẹt giữa hai thế giới : thế giới của những khoản nợ xen lẫn những hi vọng đổi đời - những chờ mong khắc khoải của gia đình từ những miền quê nghèo khó ; và thế giới của những hiểm nguy, gian khó nơi xứ người mà phần lớn họ nuốt nước mắt vào trong mà giấu riêng cho mình.

Đính kèm những lệnh chuyển tiền, họ đều chọn gửi về quê nhà qua Facetime, Messenger nụ cười và những tấm hình lung linh nơi đất khách ; và giữ lại vẹn nguyên những dòng nước mắt đắng cay.

Ai cũng có một đời để sống, có quyền được chọn cách sẽ sống thế nào, sống ở đâu... nhưng cũng đâu phải ai cũng may mắn có khả năng để đi du học, hay đi sang xứ người bằng cánh cửa rộng để theo đuổi ước mơ thay đổi cuộc đời.

Chúng ta hãy ngưng phán xét, ngưng trách móc, ngưng nói đến những điều lớn lao, những nguyên nhân vĩ mô...., hãy dành một chút im lặng để cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương.

Dù là người Việt Nam - người Trung Quốc hay người gì chăng nữa, thì cũng là đồng loại của chúng ta, và họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn - hoảng loạn lúc cuối đời.

Mong cho họ được bình yên, ở một thế giới khác, họ sẽ không từ bỏ quê hương để mưu sinh, không phải liều mình trên những chuyến xe sinh tử, không phải lạnh lẽo ra đi giữa những kiện hàng, mong cho họ được làm NGƯỜI cho đúng nghĩa, và không bao giờ có thêm ai nữa phải liều mình làm "người rơm".

Hoàng Huy

Nguồn : Soha, 27/10/2019

* Tiêu đề do tòa soạn đặt lại.

******************

Thảm nạn Essex : Quyền và Nợ…

Trân Văn, VOA, 28/10/2019

Sự kin 39 người chết trong container chuyên dùng vn chuyn hàng đông lnh, được phát giác vào sáng 23 tháng 10 làm dư lun trên phm vi toàn cu rúng đng và đt ra nhiu vn đ đáng ngm nghĩ đi vi nhn thc v quyn, cũng như Nợ…

radi6

Một thân nhân cho xem bc hình chp Berlin của người có tên Anna Bui Thi Nhung (phi), có th trong s nn nhân v chết người thê thm ti Anh.

31 người đàn ông và 8 phụ n xu s y t nn vì mun nhp cnh trái phép vào Anh. Không có thm cnh bt ngun t n lc phm pháp ca h, t gia tun trước đến nay, cnh sát ht Essex Anh – nơi phát giác thm nn và vì vy tr thành cơ quan phi th lý v án, t chc điều tra - không phải làm vic ct lc đ truy tìm th phm, xác đnh s tht như đang thy.

Cho dù nỗ lc phm pháp ca 39 người t nn khiến cnh sát ht Essex bn bu, căng thng hơn nhiu so vi bình thường, Pippa Mills – Ch huy phó cnh sát ht Essex – không lên án 39 người đã chết, bà cũng không ch trích gia đình h. Thm chí Mills khng đnh, lc lượng bo v và thc thi pháp lut ht Essex nói riêng và ca Anh quc nói chung Nợ h câu tr li v nguyên nhân khiến h mt mng thê thm như vy.

Không chỉ có thế, Mills còn nhc báo gii và công chúng tôn trng nhân phm ca các nn nhân và thân nhân ca h. Mills thay mt cnh sát ht Essex ha s điu tra cn trng, không suy đoán vô bng và dù đang thc thi chc trách trong phm vi quyn hn ca mình, Mills vẫn xin li các cá nhân, doanh nghip b nh hưởng bi cuc điu tra ti Khu công nghip Waterglade.

Chẳng phi ch có cnh sát ht Essex nhn Nợ, tuy không vay, Cơ quan Phòng chng ti phm Quc gia, Cc Bo v biên gii, Cc Thc thi Xut nhp cảnh, B Ni v, B Ngoi giao Anh… cũng nhn Nợ và đang cùng nhau tr Nợ kiu đó (1).

Trước nay, vì nhiu lý do, Anh quc đã tr thành đích mà nhiu người thuc nhiu sc dân khác nhau nhm ti như mt nơi có th mưu sinh nuôi thân và nuôi gia đình. Không hội đ điu kin nhp cnh và cư trú, làm vic hp pháp thì h tìm nhng phương thc bt hp pháp đ đt được mc tiêu. đâu thì di dân bt hp pháp cũng gây ra nhiu vn nn c v kinh tế ln xã hi.

Sau sự kin 39 ngoi nhân t nn trong container chuyên dùng vận chuyn hàng đông lnh, dân chúng Anh có quyn yêu cu chính quyn Anh phi siết cht hơn na vic kim soát biên gii và kim tra – phòng chng di dân cư trú trái phép trên lãnh th Anh. Tuy nhiên nhiu người Anh đã làm ngược li. H không chỉ thắp nến tưởng nim, họ còn cu nguyn cho 39 cá nhân đã thm t.

nh chp nhng sinh hot Anh sau thm kch va k cho thy dân Anh giương cao nhng tm bng, nhn nhng người không phi đng bào nhưng là đng loi : Di dân và người t nn, chúng tôi chào đón các bạn ti đây (2) ! Hóa ra dân Anh cũng nhn Nợ !

***

Từ lúc có tin, có th có mt s hoc tt c 39 người thm t trong container chuyên dùng vn chuyn hàng đông lnh, được phát giác vào sáng 23 tháng 10 Anh là người… Vit, s kin này đã to ra mt cuộc tranh lun chưa dt gia người Vit vi nhau.

Giống như nhiu thm cnh có liên quan đến người Vit, bên cnh s xót xa là các phn bin : Ti sao không t trng, c gng phm pháp (tìm cách nhp cnh trái phép vào Anh) đ chết ung như vy ? Ti sao lại vay mượn khon tin ln đến như thế (30.000 bng Anh, tương đương 850 triu đng), liu mng mt cách di dt như thế ch đ được sng tha hương, chui nhi trên x người ?, v.v.

Thậm chí còn có nhng ý kiến kiu như nhng người thm t và gia đình h đáng trách vì… tham giàu, không cố gng hc hành, không bng cp li chng có ngh nào đ thân nhưng mun có tin nhiu và nhanh nên tìm đường vào Anh tham gia trng cn sa ! Sau s kin rúng đng dư lun này, xin visa đến Anh du hc, du lch s khó hơn ! Có c những t cáo v vic ra ngoi quc tìm cơm áo nhưng khai vng là xin t nn…

Dù đồng tình hay không vi nhng phn bin hết sc đa dng như va tm lit kê thì cũng cn phi xác đnh, bt k phán đoán thế nào, nhn đnh ra sao, thun tai hay gai mt thì đó cũng là quyền ca mt cá nhân !

Tự do suy nghĩ, phát biu là mt quyn và mưu cu hnh phúc là mt quyn khác. Tt c đu là nhng quyn căn bn ca mi con người – nhân quyn ! Hnh phúc vn tru tượng, không th đnh lượng và ph thuc hoàn toàn vào cm nhận ca tng cá nhân.

Có thể có ai đó cm thy phn khi vi chương trình phát trin "tam nông" (nông dân, nông thôn, nông nghip) nhưng nhiu người tuyt vng khi bế tc, phi ly nông, ly hương. Có th có ai đó hết sc va ý vi tiến trình "công nghip hóa, hiện đi hóa" nhưng nhiu người không hài lòng khi công nhân có ngh nghip n đnh song "ăn như tu, như tù", sc khe suy kit, làm qun qut mà lương phn vn không đ nuôi thân.

Tương t, có th có ai đó cm thy t hào khi gia đình, gia tc có rt nhiều c nhân, thc sĩ nhưng nhiu người trăn tr vì c nhân mà phi… chy bàn, thc sĩ phi chy… xe ôm. Có th có ai đó cm thy may mn vì xoay s đ tin, "chy cht" thành công, tìm được vic làm nhưng nhiu người li xem hc hành t tế mà phi "chy chọt" mi được làm vic vi mc lương hết sc khiêm tn là nghch lý không th chp nhn !

Với mt s người, hnh phúc là có đ cơm ăn, áo mc nhưng vi nhiu người khác, hnh phúc là được nhìn thy ông bà, cha m, v con, anh ch em, thân bng quyến thuc đủ đy, không phi chui ra, chui vào nhng nơi mà thiên h ch xem như "", không coi là nhà, không âu lo vì ngày mai không biết có gì đ ăn (?), nếu bnh tt làm sao có tin đ cha chy (?), làm sao có tin đ tr con không phi b hc na chng (?)…

Trong mắt mt s người, hnh phúc là mua được xe hơi, xây được nhà lu, sm được nhng th người khác còn đang mơ, thnh thong đến được ch này, ch kia – nhng nơi mà nhiu người ao ước nhưng ngoài tm vi... Nhiu người khác li cho rng, hnh phúc ch ra đường không b trm cướp, tai nn giao thông, được ăn, sch, ung sch, không mc các chng nan y, chết dn, chết mòn vì môi trường sng ô nhim…

Nhận đnh thế nào v s kin 39 người thm t trong container chuyên dùng vn chuyn hàng đông lnh, được phát giác vào sáng 23 tháng 10 ở Anh là quyn ca mi cá nhân nhưng rõ ràng, la chn ca 39 người đó cho thy h đã không cm thy hnh phúc nơi h sinh ra, ln lên. H chp nhn tr giá đt, chp nhn đem sinh mng ca mình ra làm vt đt cược đ đt đến hnh phúc theo quan nim ca h.

Có cả triu người Vit đã và đang mưu cu hnh phúc theo kiu như vy (ri Vit Nam, b li cha m, v, chng, con cái, anh em… đ đi làm dâu, làm mướn hp pháp hoc bt hp pháp, k c làm điếm, trm cp, phm pháp xứ người).

Nhờ vy, trên khp Vit Nam, nhiu gia đình, nhiu khu vc mi có cơ hi "thay da, đi tht", nhng vùng ni tiếng vì nghèo đói mi có nhng "xã hàng ngàn t phú" (3). Tuy nhiên cũng vì vy mà hình thành nhng khu vc không có đàn ông, hoc không có phụ n, tr con có m thì không cha hoc ngược li (4). T khi nào người Vit phi chp nhn hoán đi như thế đ có s n đnh cho tương lai ca chính mình và thân nhân ?

Trong nhận thc ca nhiu người Vit, mưu cu hnh phúc cho mình và cho người khác dường như không phi là mt trong nhng quyn ti thượng. Đó là lý do nhiu người mit th di dân là… "t nn kinh tế". Đó cũng là lý do nhng sc dân khác t nhn Nợ khi chng kiến đng loi thm t trên con đường đi tìm cơm no, áo m song nhiu người Vit thì không, k c khi đng loi chính là đng bào ca mình.

Rất nhiu người Vit không cm thy Nợ t tiên – nhng tin hin khai khn, hu hin khai hoang, Nợ ông bà, cha m, Nợ con cháu khi môi trường sng ca dân tc mình, tương lai ca x s mình càng ngày càng bất n, bt đnh !

Không nhận Nợ nên nhiu người Vit d dàng đ ra đường bày t s t hào vì đi tuyn bóng đá quc gia thng mt trn đu song chng có bao nhiêu người mun thay đi thc ti : Ch tính riêng khu vc Đông Nam Á đã có ba quc gia : Brunei (5), Malaysia (6), Singapore (7) mà công dân muốn đến Anh quc lúc nào cũng được, không nhng không cn xin visa mà còn có th cư trú đến sáu tháng !

Tại sao cũng là con người nhưng công dân ca nhiu quc gia, k c công dân nhiu lân bang, có thể đi tới, đi lui gn như bt kỳ đâu, bt c khi nào h mun, còn người Vit thì không, ngay c mưu cu hnh phúc cũng phi chui nhi, thm chí đi mng ly cơ hi ?

***

Sự d dãi ca người Vit, quan nim ca nhiu người Vit v hnh phúc, s coi thường quyn mưu cu hnh phúc ca người khác nơi người Vit, s thanh thn vì luôn t thy chng Nợ ai, t đng bào ti đng loi, có tương quan như thế nào vi mt Tng bí thư kiêm Chủ tch nước thường xuyên t đc vì đt nước chưa bao giược" như thế này v "tim lc, v thế và uy tín" (8), mt Ch tch quc hi ch biết hi thúc đng bào phi t vn "đã làm được gì cho đt nước" (9), mt Th tướng mà t nhn thc đến kh năng "kinh bang tế thế" ch xoay quanh nhng ch đo, kiu như phi thuyết phc được mi du khách chu mua mt con… "vt quay, ln quay" là đ đt đến… phú cường (10) ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 28/10/2019

Chú thích

(1) https://www.essex.police.uk/news/essex/news/news/2019/october/murder-investigation-launched-after-39-people-found-dead-in-lorry-container/

(2) https://www.standard.co.uk/news/world/essex-lorry-deaths-latest-vigil-held-for-victims-found-dead-in-container-as-first-of-39-bodies-moved-a4270276.html

(3) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/xa-1-000-ty-phu-bac-nhat-xu-nghe-biet-thu-hang-ngan-o-to-nhieu-vo-ke-486352.html

(4) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/xa-bien-co-ca-tram-dan-ong-cho-vo-bo-de-di-nuoc-ngoai-428661.html

(5) https://www.visahq.com/united-kingdom/requirements/brunei-darussalam/resident-brunei-darussalam/

(6) http://passport.com.my/visa/uk.htm

(7) https://www.visahq.sg/united-kingdom/

(8) https://vnexpress.net/thoi-su/tong-bi-thu-dat-nuoc-chua-bao-gio-co-duoc-co-do-nhu-ngay-nay-3877029.html

(9) https://thanhnien.vn/gioi-tre/chu-tich-quoc-hoi-sua-luat-de-giup-thanh-nien-thay-minh-da-lam-gi-cho-to-quoc-1124649.html

(10) https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-muon-moi-khach-du-lich-den-lang-son-mua-1-con-vit-quay-mang-ve-20190930144056441.htm

Quay lại trang chủ
Read 653 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)