Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

10/12/2019

Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực chết trong tù, gia đình không được nhận xác

Diễm Thi và nhiều nguồn tin

Từ cái chết của ông Đào Quang Thực nhìn lại trách nhiệm của trại giam

Diễm Thi, RFA, 10/12/2019

Bàng hoàng nhưng không bất ngờ

Tù nhân chính trị Đào Quang Thực, người đang phải thụ án 13 năm tù giam với cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" vừa qua đời sáng ngày 10/12/2019 với lý do được đưa ra là xuất huyết não và viêm phổi. Gia đình không được mang xác về mà phải mai táng trong Trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An.

nhagiam1

Một trại giam ở Hà Nội. Minh họa. Reuters

Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho tổ chức Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam bày tỏ sự đau buồn và bàng hoàng về cái chết này và khẳng định việc không cho người nhà nhận thi thể là việc làm trái đạo đức không thể chấp nhận được. Ông nói :

"Chúng tôi cũng nhận được tin là hiện nay gia đình đang cố gắng nhận lại thi thể của tù nhân lương tâm Đào Quang Thực và mong muốn an táng ông ở quê nhà. Tuy nhiên trại giam nhất quyết không đồng ý và muốn chôn cất ông tại trong trại giam, theo chúng tôi đây là việc làm hết sức trái đạo đức và nó trái với cả đạo đức không chỉ của người Việt Nam mà còn là đối với bất cứ một nền đạo đức nào khác trên thế giới. Điều đó là điều không thể chấp nhận được !".

RFA trò chuyện với một vài thân nhân người tù cũng như chính những người tù bị kết án theo những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia của Việt Nam, thì hầu như họ không bất ngờ về những cái chết như trường hợp ông Thực. Họ bàng hoàng và càng thêm lo lắng, bởi theo họ, chính ban quản giáo nhà tù là một trong những nguyên nhân đưa đến những cái chết tức tưởi cho người tù.

Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Đình Ngọc từng thụ án 3 năm tù giam với cáo buộc "Tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, chia sẻ cảm xúc của ông :

"Tôi không hề ngạc nhiên mà tôi chỉ bàng hoàng khi nghe tin thầy giáo Đào Quang Thực vừa chết tại trại giam tỉnh Nghệ An. Những người đi tù như chúng tôi mới thấm thía và mới cảm thấy rất là đau đớn và bàng hoàng khi hay tin bạn tù mình chết".

Bà Bùi Thị Rề, vợ ông Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh em Dân chủ, bị tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam nói với RFA :

"Từ lúc nghe tin anh Đào Quang Thực chết trong tù là tôi lo lắm vì chồng tôi cũng cùng trại với anh Thực, chỉ khác buồng giam thôi. Lần nào lên thăm anh Túc cũng nói lần này lên gặp anh chứ lần sau có khi vợ chồng anh em lại không gặp được nhau".

Trường hợp ông Đào Quang Thực không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra tại Việt Nam. Chỉ trong năm 2019 đã có hai trường hợp tù chính trị chết khi bị giam. Trường hợp thứ nhất là cái chết của ông Đoàn Đình Nam vào tháng 10 năm 2019. Ông Nam bị tuyên án 16 năm tù giam với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam cũ trong một phiên tòa hồi năm 2013 tại Phú Yên.

Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders) lên tiếng với RFA rằng chuyện này không lạ ở Việt Nam, một đất nước mà theo ông đang vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ông nói :

"Tôi nghĩ những người tù nhân lương tâm ở Việt Nam không được sự chăm sóc y tế đầy đủ và bị đối xử nghiệt ngã, hà khắc trong tù, chẳng hạn như vệ sinh kém, thức ăn thức uống không đảm bảo… Do đó những người tù bị suy giảm sức khỏe".

Trại giam phớt lờ yêu cầu của tù nhân

Với những cái chết của những tù nhân lương tâm những năm qua vì bệnh, không khó để nhận thấy trách nhiệm một phần lớn thuộc về những quản giáo, giám thị trại giam mà trường hợp ông Đoàn Đình Nam là một ví dụ. Sau 7 năm thụ án, ông Đoàn Đình Nam bị suy thận nặng và gia đình đã xin cho ông được tạm hoãn thi hành án để về nhà chữa bệnh. Tuy nhiên, phía trại giam đã khước từ.

Bà Bùi Thị Rề cũng lên tiếng với RFA về trường hợp của chồng bà, ông Nguyễn Văn Túc :

"Anh Túc nhiều bệnh lắm. Anh ấy có xin trại giam cho đi chữa bệnh nhưng nó không cho anh ấy đi. Mình biết làm thế nào được, nhà cứ gửi thuốc vào thôi (thuốc trĩ, tim mạch, cao huyết áp).

Nhà chỉ biết gửi thuốc chứ trong đấy thì không biết thế nào vì anh Túc lại ở chung với người tù án ma túy, nó hành hạ anh ấy khổ lắm".

Thạc sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, từng ngồi tù hơn 4 năm với cáo buộc "Âm mưu lật đổ chính quyền", cho hay, theo anh được biết thì khi tù nhân có bệnh phải được chữa trị chứ không thể bị từ chối. Tất nhiên những tù nhân chính trị thường bị gặp khó khăn trong những việc như thế này. Anh nói thêm về kinh nghiệm của mình :

"Theo kinh nghiệm của tôi khi ở trong tù thì nếu bị bệnh nhẹ sẽ báo y tá của trại thì y tá sẽ cho thuốc. Nếu bệnh nặng thì trước hết cũng phải kêu y tá. Y tá sẽ làm đơn đưa lên cho giám thị trại giam đồng ý cho ra bệnh viện bên ngoài chạy chữa.

Việc ra bệnh viện bên ngoài theo kinh nghiệm của tôi là tốn khá nhiều thời gian, nên tốt nhất trong thời gian ở tù phải giữ sức khỏe cho tốt, tập thể dục, ăn uống đầy đủ chứ đừng phá sức".

nhagiam2

Với những cái chết của những tù nhân lương tâm những năm qua, không khó để nhận thấy trách nhiệm một phần lớn thuộc về những quản giáo, giám thị trại giam

Ông Nguyễn Đình Ngọc kể với RFA câu chuyện mà chính ông chứng kiến, kêu gọi và đòi hỏi quyền lợi cho bạn tù cùng trại là ông Phạm Xuân Thân, người nhận án chung thân vì một vụ án chính trị trước đó. Suốt một tuần lễ, cứ vào giờ sáng nhận cơm, ông Ngọc lại đứng trước cửa phòng giam kêu gọi đưa ông Thân đi chữa bệnh vì ông Thân bị khớp, bị viêm xoang… nhưng quản giáo phớt lờ coi như không có. Ông ví họ đang thực hiện chính sách "ba không" với những tù nhân như ông : Không nghe, không thấy, không biết. Ông kết luận :

"Điều trước tiên tôi phải nói là quyền con người trong xã hội ngày nay hầu như không đáng kể. Riêng đối với những người tù chúng tôi, tức những người tù bị khép vào tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì mạng người còn rẻ rúng hơn so với tất cả các loại tù thường phạm khác".

Theo NOW ! Campaign, một sáng kiến của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam, tính đến tháng 4/2019, Chính phủ Việt Nam đang giữ ít nhất 251 nhà hoạt động trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự, bao gồm 221 người đã bị kết án, đa số bị kết tội với những tội danh nguỵ tạo như tuyên truyền chống lại nhà nước, lật đổ chế độ và phá hoại việc thực thi các chính sách đoàn kết dân tộc ; và 30 người khác đang bị giam giữ trước khi xét xử.

Ông Vũ Quốc Ngữ nhận định :

"Họ đang vi phạm công ước quốc tế về chống tra tấn và đối xử tàn bạo. Nó là mối lo ngại rất lớn của chúng tôi, của những người hoạt động nhân quyền. Việc tra tấn và đối xử hà khắc trong tù rất phổ biến, đặc biệt với tù nhân lương tâm".

Việt Nam hiện là quốc gia giam giữ nhiều tù nhân lương tâm thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 10/12/2019

***********************

Quốc tế lên tiếng sau cái chết của tù nhân lương tâm Đào Quang Thực (RFA, 10/12/2019)

Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho tổ chức Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam chiều 10/12/2019 bày tỏ sự đau buồn và bàng hoàng về cái chết của Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực khi đang thụ án tù.

nhagiam3

Hình minh họa. Thầy giáo Đào Quang Thực - Photo : RFA

Ông Sơn khẳng định việc không cho người nhà nhận thi thể ông Thực về quê an táng theo truyền thống của người Việt là việc làm trái đạo đức.

"Chúng tôi cũng nhận được tin là hiện nay gia đình đang cố gắng nhận lại thi thể của tù nhân lương tâm Đào Quang Thực và mong muốn an táng ông ở quê nhà. Tuy nhiên trại giam nhất quyết không đồng ý và muốn chôn cất ông tại trong trại giam, theo chúng tôi đây là việc làm hết sức trái đạo đức và nó trái với cả đạo đức không chỉ của người Việt Nam mà còn là đối với bất cứ một nền đạo đức nào khác trên thế giới.

Điều đó là điều không thể chấp nhận được !".

Ông Nguyễn Trường Sơn cũng cho rằng tù chính trị Đào Quang Thực đã qua đời điều đó cũng có nghĩa ông không phải chịu bất cứ sự quản chế nào của Nhà nước nữa và gia đình ông xứng đáng được nhận thi thể của ông để lo liệu thủ tục mai táng theo truyền thống của người Việt Nam.

Đại diện Ân Xá Quốc Tế cũng bày tỏ phẫn nộ khi biết được tin trại giam không đồng ý với yêu cầu đưa xác ông Thực về quê nhà chôn cất. Ân xá Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức can thiệp, buộc Trại giam Số 6 phải trả lại thi thể ông Đào Quang thực cho gia đình ông.

Theo Điều 56 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì khi tù nhân qua đời trong trại giam hay cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian thi hành án mà "thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ" tuy nhiên luật này cũng nói người thân không được nhận thi thể trong trường hợp "có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường".

Chúng tôi gọi điện cho các số điện thoại của Trại giam số 6 Thanh Chương - Nghệ An để hỏi về việc người nhà ông Đào Quang Thực xin nhận thi thể ông về an táng thì bị cho là ảnh hưởng đến an ninh trật tự hay vệ sinh môi trường như thế nào, tuy nhiên không thể liên lạc được.

Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 13/5 năm nay công bố bản danh sách gồm 128 tù nhân lương tâm hiện đang bị chính quyền Việt Nam cầm giữ trong đó có ông Đào Quang Thực.

Theo báo cáo này, ngày càng có nhiều người bị kết án tù ở Việt Nam vì bày tỏ quan điểm bất đồng trên các trang mạng xã hội từ khi luật An ninh mạng có hiệu lực hồi đầu năm 2019.

Đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phó giám đốc Phân ban Châu Á, vào ngày 10/12 lên tiếng về trường hợp tù chính trị Đào Quang Thực qua đời trong khi thi hành án và gia đình không được nhận xác về mai táng ở quê nhà rằng "Cái chết của ông Đào Quang Thực với lý do đưa ra bị tai biến lại đưa điều khủng khiếp của nhà tù Việt Nam vào tầm ngắm. Cái chết của ông này cần phải được điều tra một cách minh bạch và công bằng với kết quả về điều gỉ xảy ra cho ông phải được công bố rộng rãi".

Theo thông cáo của ông Phil Robertson thì tình trạng thiếu lương thực và dịch vụ y tế là một vấn đề lớn đối với các tù nhân tại Việt Nam. Ngay cả khi họ bị đau nặng vẫn không được tạm cho ra khỏi trại để chăm sóc y tế.

Trong khi chúng ta không thể phát biểu chắc chắn về điều gì đã xảy đến cho ộng Đào Quang Thực, cái chết của ông nêu ra nhiều câu hỏi mà chính quyền Việt Nam phải trả lời. Đơn cử đó là tại sao trại giam không cho phép gia đình nhận xác để mai táng thay vì chôn ở trại. Trại có điều gì giấu giếm hay không ? Và thật rõ ràng là cơ quan chức năng có nhiều điều phải giải thie1ch về những gì xảy ra đối với ông Đào Quang Thực. Thế giới đang chờ và đang lắng nghe.

**********************

Tù chính trị Đào Quang Thực chết trong tù nhưng gia đình không được nhận xác (RFA, 10/12/2019)

Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực, người đang phải thụ án 13 năm tù giam vì bị cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" vừa qua đời tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 10/12/2019.

nhagiam4

Thầy giáo Đào Quang Thực tại phiên tòa hôm 19/9/2018 - Photo : cand

Ông Đào Duy Tùng, con trai thầy giáo tiểu học Đào Quang Thực trưa 10/12 xác nhận tin vừa nêu với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau :

"Như điều trị trong viện bác sĩ kết luận là xuất huyết não và viêm phổi.

Gia đình không được mang về mà mai táng trong Trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An, 3 năm sau thì mới được (mang hài cốt về - PV). Mong muốn của em là đưa bố về quê để an táng và không muốn khám nghiệm tử thi nhưng các lực lượng họ cưỡng chế bắt buộc cho khám nghiệm tử thi".

Theo ông Tùng, ông Đào Quang Thực khi đang thụ án trong Trại giam số 6 - Thanh Chương, Nghệ An, có dấu hiệu bị đau nên cán bộ quản giáo đã chuyển ông vào bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An hôm 3/12.

Tuy nhiên, một ngày sau gia đình mới nhận được tin báo và vào viện chăm sóc cho ông Thực. Chỉ chưa đầy một tuần lễ thì ông qua đời.

Người thân khẳng định nạn nhân chưa bao giờ có tiền sử bệnh này khi ở nhà, tuy nhiên hồi tháng 4/2018 khi đang trong thời hạn bị tạm giam điều tra tại Công an tỉnh Hòa Bình thì phát bệnh và phải cấp cứu một lần.

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại cho bệnh viện để hỏi về nguyên do người tù chính trị này qua đời, tuy nhiên người trực điện thoại từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại và yêu cầu đến tận khoa nơi bệnh nhân qua đời để hỏi.

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do cũng gọi điện cho Trại giam số 6 nhưng không liên lạc được.

Thầy giáo Đào Quang Thực sinh năm 1960, từng giảng dạy tại trường tiểu học Triệu Phúc Lịch, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trong hơn 30 năm trước khi về hưu.

Ông bị cơ quan an ninh điều tra bắt giữ vào tháng 10/2017 vì bị cho là ông dùng 2 tài khoản Facebook "thường xuyên đăng tải nhiều bài viết, bài chia sẻ, bình luận có nội dung chống Nhà nước".

Ông bị Tòa án tỉnh Hòa Bình tuyên 14 năm tù vào phiên sơ thẩm và giảm còn 13 năm tù ở phiên phúc thẩm ngày 17/1/2019.

******************

Nhà tranh đấu Đào Quang Thực đột ngột mất khi đang bị tù đày (VOA, 10/12/2019)

Tù nhân lương tâm Đào Quang Thc qua đi sáng 10/12 khi đang th án tù, gii hot đng cho hay, dn thông tin t gia đình ông Thc.

nhagiam5

Nhà hoạt động Đào Quang Thực tại phiên tòa hồi tháng 9/2018

Ông Vũ Quốc Ngữ, Tng Giám đc t chc Người bo v Nhân quyn, và các nhà hot đng như Phm Thanh Nghiên, Nguyn Thúy Hnh cho biết gia đình ông Thc nhn được tin báo t Tri giam s 6 Ngh An là ông qua đi ti bnh vin Hu ngh Đa khoa Ngh An.

Giới hu trách nhà tù cho gia đình biết nguyên nhân t vong là "xut huyết não và viêm phi". Gia đình ông Thc khng đnh ông không h có tin s v bnh tt dng này trước khi b giam cm.

Gia đình nói họ đ ngh nhà tù cho nhn li t thi ca ông Thc đ đưa v an táng tại quê nhà Hòa Bình, song b t chi. Phía nhà tù nói ông s được chôn ct trong nghĩa trang nhà tù. Theo quy đnh chung trong lut Vit Nam, sau 3 năm, gia đình có th mang hài ct v.

Tù nhân Đào Quang Thực, 59 tui, qua đi khi đang phi th án 13 năm tù giam vì bị nhà chc trách khép vào ti "Hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân".

Theo tìm hiểu ca VOA, ông Thc trước đây là giáo viên đã ngh hưu và tham gia các cuc biu tình ôn hòa Hà Ni hi năm 2016, 2017 v các vn đ môi trường cũng như chng Trung Quc xâm ln Bin Đông.

Ông cũng đăng nhiều bài trên mng xã hi v dân ch, nhân quyn, dn đến vic ông b chính quyn bt gi hi tháng 10/2017. Năm 2018, ông b nhà nước x tù v ti "hot đng lt đ".

Theo tổ chc Người Bo v Nhân quyền, Vit Nam hin còn giam cm gn 240 tù nhân lương tâm.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Diễm Thi, nhiều nguồn tin
Read 634 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)