Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/12/2019

Vụ MobiFone, Đảng cộng sản vẫn nhẹ tay với những cựu công bộc

Tổng hợp

Công lý nước Việt qua các mức án ! (RFA, 21/12/2019)

Trong phiên xử vụ án tham nhũng Tổng công ty viễn thông Mobifone mua 95% Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu – AVG, Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị mức án cho tội "Đưa hối lộ" là 3-4 năm tù giam, dù ông này đưa hối lộ cho các quan chức lên đến 6,2 triệu đô la Mỹ.

hoilo1

Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và cao Duy Hải đều bị kết án tù trong vụ Mobifone mua AVG. Trong đó ông Son bị Viện Kiểm sát đề nghị án tử hình - Courtesy of VnMedia -RFA edited

Tính công minh luật pháp tại Việt Nam !

Mức án cao nhất là tử hình được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng đề nghị cho Cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son về tội nhận hối lộ 3 triệu đô la Mỹ.

Viện kiểm sát cho rằng số tiền chiếm đoạt ông Son chưa nộp lại, cho nên dù ông có những tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đủ hưởng mức khoan hồng. Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử tuyên với ông Son là tử hình.

Còn cựu Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà nhận hối lộ 2,5 triệu USD bị đề nghị 23-25 năm tù cho hai tội danh "nhận hối lộ" và "vi phạm quy định về quản lý & sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".

Chỉ trong cùng một phiên xử, nhưng lại có các mức án quá khác biệt như vậy nên nhiều người đặt vấn đề đâu là công lý.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng mức án 3-4 năm tù mà Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị đối với ông Phạm Nhật Vũ là một thực tế cho thấy rõ ràng luật pháp Việt Nam không đảm bảo nguyên tắc công bằng. Ông giải thích :

"Đối với trường hợp ông Phạm Nhật Vũ, trước đây khi đưa ra thông tin trong xác lập cáo trạng là ông Vũ được áp dụng chính sách hình sự đặc biệt. Điều này khi đưa ra mọi người rất bất ngờ, nhất là giới làm trong pháp luật vì khái niệm hình sự đặc biệt không có trong luật. Theo pháp luật hình sự thì tất cả mọi vấn đề áp dụng thì phải theo Luật Hình sự chứ không được tùy tiện, Việc đưa ra một khái niệm hết sức tùy tiện như vậy không thể chấp nhận được. Nguồn cơn của việc này người ta cho rằng ông Phạm Nhật Vũ có nhiều đóng góp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm văn bản cho ông hình phạt đặc biệt hơn những người khác. Thật ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể làm việc này, nhưng dưới khía cạnh pháp lý thì lẽ ra cơ quan pháp luật không nên chấp nhận điều này vì làm việc gì hay chấp nhận điều gì phải căn cứ theo pháp lý mà điều này không có pháp luật nào quy định. Vì vậy cho nên đối với ông Phạm Nhật Vũ vi phạm pháp luật với số tiền hết sức lớn mà đề nghị mức án như vậy rõ ràng không tương xứng".

Với kinh nghiệm bản thân, bà Cấn Thị Thêu, nhà hoạt động đất đai bị bắt giữ tổng cộng 35 tháng tù giam với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘gây rối trật tự công cộng’ khi bà thực hiện các quyền công dân để bảo vệ đất Dương Nội, cho rằng luật pháp Việt Nam là ‘luật rừng’ nếu chỉ tuyên phạt ông Phạm Nhật Vũ 3-4 năm tù giam. Bà nói :

"Luật pháp Việt Nam thật sự do các quan chức cộng sản đặt ra và tự quyết. Thế nên tòa án không phải là tòa án độc lập, mang danh là tòa án nhân dân nhưng lại là tòa án cộng sản. Những người đấu tranh, lên tiếng về những bất công xã hội thì bị họ khoác cho những điều luật mơ hồ như chống đối, tuyên truyền, lật đổ. Hoặc có những án hình sự, có mấy cậu bé chỉ lấy mấy cái bánh mì mà mất hàng bao năm tù. Ngày tôi đi tù, có người lấy trộm đồ vật đáng giá 1 triệu đồng mà hai mẹ con phải đi tù, án hai mẹ con đâu mười mấy năm tù. Cho nên thực sự người dân rất bất bình về những phiên tòa của cộng sản".

Một số vụ mà người dân chịu án nặng khiến cộng đồng bức xúc như vụ hai thiếu niên hồi năm 2016 từng bị đề nghị mức án 3-10 năm tù chỉ vì ăn cắp hai ổ bánh mì trị giá 45.000 đồng (trị giá chưa tới 2 USD). Vụ 3 ngưởi ở Lâm Đồng chỉ ăn cắp 3 con vịt bị tù tổng cộng 13 năm tù hồi năm 2009…

hoilo2

Ngày 20/7/2016, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm vụ ăn cắp hai ổ bánh mì trị giá 45.000 đồng (2 USD), tuyên phạt Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi) 10 tháng tù và Ôn Thành Tân (18 tuổi) 8 tháng 20 ngày tù. Courtesy Công An

Vì vậy, mức án 3-4 năm tù giam mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị đối với ông Phạm Nhật Vũ gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.

So sánh mức độ sự việc giữa một số vụ án và khung hình phạt, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định :

"Việc áp dụng luật pháp ở Việt Nam không đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Trong khi trong thực tế luật pháp quy định mọi người dân không phân biệt cán bộ hay dân thường, người lớn tuổi hay trẻ con, người giàu có hay nghèo hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật".

Hệ lụy

Vẫn theo Luật sư Mạnh, nếu pháp luật ngày càng nhiều những bản án không có sức thuyết phục người dân như trên sẽ khiến người dân không còn tin tưởng vào pháp luật, không còn tin cậy vào hệ thống tư pháp công lý. Đây là điều nguy hiểm nhất vì chính sự tin cậy vào hệ thống pháp lý thì người ta mới nhờ hệ thống pháp lý can thiệp, bảo vệ quyền lợi của họ.

Cùng suy nghĩ như trên, Luật sư Hà Huy Sơn cũng bày tỏ lo ngại :

"Hệ lụy là người dân không còn tin tưởng vào hệ thống pháp luật của nhà nước. Người ta sẽ hành xử theo hướng tiêu cực, nói đơn giản là có tiền có quyền sẽ mua được pháp luật".

Do đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng khi người dân mất lòng tin thì dẫn đến tình trạng vô trật tự, hỗn loạn, người dân sẽ tìm cách tự ban phát công lý cho mình. Ông diễn giải :

"Ví dụ như họ bức xúc vấn đề gì, thay vì nhờ pháp luật, họ sẽ tìm cách tự hành xử. Điều này đưa loài người trở lại thời kỳ hỗn mang giống thời kỳ không có luật pháp, đây là hệ lụy nguy hiểm nhất mà chúng ta phải nghĩ đến, thấy điều đó mà lo sợ".

Giải pháp

Trước những nguy cơ tiềm tàng do những người được giao trọng trách cầm ‘cán cân công lý’ không công tâm có thể gây ra, Luật sư Đặng Đình Mạnh đề ra phương hướng giúp chính quyền khôi phục niềm tin về tính công minh luật pháp cho người dân mà theo ông, trước hết là trách nhiệm của các cơ quan pháp luật.

"Luật pháp Việt Nam tuy chưa hoàn hảo nhưng trong chừng mực nào đó chỉ cần áp dụng đúng các quy định đã có thì đã rất đỡ. Ví dụ nguyên tắc bảo đảm mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật chẳng hạn, là một quy định đã có sẵn. Cơ quan pháp luật chỉ cần bảo đảm thực hiện điều đó là đủ, trong trường hợp này cơ quan pháp luật đã không bảo đảm được điều đó, là chuyện rất đáng tiếc".

Còn theo Luật sư Hà Huy Sơn, về cơ bản để có công lý, công bằng trong việc thực thi pháp luật thì vẫn cần có nhà nước pháp quyền phải tôn trọng sự phản biện trong xã hội, các ý kiện đa dạng và sự đối trọng trong quyền lực của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên đây là vấn đề lâu dài, còn trước mắt ông cho rằng giải pháp nằm ở chính ý thức của mỗi người dân :

"Sự bày tỏ, thái độ, phản ứng của họ trước các bản án, sự kiện chính trị, sự kiện trong đời sống nhà nước. Tôi cho rằng không ai có thể thay bằng chính người dân trong nước bằng trách nhiệm và nghĩa vụ công dân hãy bày tỏ thái độ và trong khả năng có thể thì thực hiện những hành vi pháp luật không cấm để đẩy lùi, hạn chế những bất công trong pháp luật hiện nay".

Lâu nay nhiều người tại Việt Nam thường hay nói diễu ‘công lý ở Việt Nam là một anh hề’. Trong thực tế một nghệ sĩ hài ở Hà Nội có tên Công Lý.

******************

Vì sao được tặng nhiều huân, huy chương nhưng cựu Bộ trưởng Son vẫn bị đề nghị tử hình ? (Nông Nghiệp, 20/12/2019)

Đến thời điểm này, số tiền 3 triệu USD ông Son nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ vẫn chưa biết đang ở đâu.

Sau một ngày tạm nghỉ, sáng 20/12, phiên tòa xét xử đại án Mobifone mua AVG tiếp tục với phần tranh luận. Sau khi đọc bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với 14 bị cáo trong vụ án. Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị tổng hợp hình phạt mức án tử hình.

hoilo3

Ông Nguyễn Bắc Son chưa thực sự ăn năn hối lỗi. Ảnh : TTXVN

Theo bản luận tội của Viện Kiểm sát, bị cáo Nguyễn Bắc Son với vai trò Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông là người chỉ đạo, quyết định và thúc đẩy việc mua cổ phần của AVG, quyết liệt trong phân công chỉ đạo cấp dưới thực hiện. Do vậy, bị cáo Son là người chịu trách nhiệm cao nhất.

Xuất phát từ động cơ tư lợi cá nhân, bất chấp các quy định của pháp luật, bị cáo đã định hướng, chỉ đạo quyết liệt cấp dưới tại MobiFone và các thành viên chủ chốt tại Mobifone thực hiện dự án dẫn đến sai phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau khi thương vụ hoàn tất, bị cáo đã nhận số tiền 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ.

Trong vụ án này, bị cáo giữ vai trò đứng đầu. Xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án, chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son mang tính quyết liệt, buộc cấp dưới phải thực hiện. Do đó, ông Son phải chịu trách nhiệm chính về hậu quả đã xảy ra.

Bị cáo cũng là người được hưởng cao nhất so với các bị cáo khác từ thương vụ AVG, với số tiền nhận hối lộ đặc biệt lớn. Từ các căn cứ nêu trên, Viện Kiểm sát quy kết ông Nguyễn Bắc Son phải chịu trách nhiệm cao nhất trong số 14 bị cáo ở vụ án này. Viện Kiểm sát đề nghị mức án 16-18 năm tù tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", tử hình đối với tội nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt đề nghị tử hình.

Tháng 4/2016, ông Nguyễn Bắc Son được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì do có những đóng góp, thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (2011-2016)...

Tại tòa, Viện Kiểm sát cũng phân tích, ông Son được tặng nhiều huân, huy chương và có nhiều thành tích trong công tác, với những thành tích đó, đáng lẽ bị cáo phải là tấm gương đạo đức về sự trung thực, tận tâm phục vụ đất nước và nhân dân.

Nhưng vì hám lợi vật chất, bị cáo đã tha hóa bản thân và phạm tội đặc biệt nghiêm trọng gây tổn hại uy tín của các cán bộ chân chính. Dù trong quá trình điều tra, bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội nhưng khi ra tòa, bị cáo tự mình phủ nhận rồi lại thừa nhận một phần. Điều đó cho thấy bị cáo chưa thực sự ăn năn, hối lỗi.

Số tiền chiếm đoạt 3 triệu USD chưa được ông Son nộp lại. Do đó, dù bị cáo có những tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đủ để bị cáo được hưởng mức khoan hồng mà cần có hình phạt nghiêm khắc.

Trong những phiên xử trước, liên tục bẻ cung và có những lời khai bất nhất về tội nhận hối lộ, cựu Bộ trưởng Son sau đó đã bất ngờ xin gặp gia đình để nhờ khắc phục hậu quả và gặp luật sư để nói với luật sư là tội danh đã nhận thì không cần bào chữa nữa.

Ông Son khẳng định Bộ Thông tin và truyền thông đã thực hiện công việc liên quan mua bán một cách rất thận trọng, có báo cáo Chính phủ. Sau này, trên cơ sở báo cáo của Bộ Thông tin và truyền thông, các Bộ Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng thông báo đồng ý cho Mobifone mua cổ phần…

"Các Bộ đồng thuận, Thủ tướng chấp thuận, cơ quan tham mưu đề nghị phê duyệt nên tôi đồng ý. Thời điểm đó, kể cả Mobifone cũng nghĩ đúng rồi", ông Son nói.

Hoàng Anh

*****************

Vụ MobiFone-AVG : Đề nghị án tử cho cựu bộ trưởng nhận hối lộ 3 triệu USD (VOA, 21/12/2019)

quan công t hôm 20/12 đ ngh Hi đng xét x Tòa án nhân dân Hà Ni tuyên pht cu B trưởng B Thông tin và truyền thông Nguyn Bc Son án t hình, đưa ông Son tr thành mt trong nhng quan chc hiếm hoi đi din vi mc án này k t khi Tng bí thư Nguyễn Phú Trng phát đng chiến dch chng tham nhũng vào năm 2017.

hoilo4

Cựu B trưởng B Thông tin và truyền thông Nguyn Bc Son b đ ngh mc án t hình vào ngày 20/12/2019.

Chủ mưu ?

Bị cáo buc đóng vai trò "ch mưu" trong v án mua c phn AVG gây thit hi hàng nghìn t đng ngân sách và nhn hi l 3 triu USD, ông Nguyn Bc Son b đ ngh 16 – 18 năm tù về tội "vi phm quy đnh v qun lý và s dng vn đu tư công gây hu qu nghiêm trng" và mc án t hình v ti nhn hi l. Tng cng mc án đ ngh đi vi cu B trưởng Thông tin và truyền thông là t hình.

Mức án cao nht rt hiếm khi được đ ngh cho các quan chc trong các vụ đi án tham nhũng trước đây đang nhn được s ng h rõ ràng t công lun. Tuy nhiên, vic xác đnh vai trò "ch mưu" ca ông Son trong v đi án này đang gây ra nhng tranh cãi trên mng xã hi.

Một s ý kiến cho rng vi phm vi quyn lc ca mt b trưởng, ông Son không th thc hin trót lt v này nếu không có s đng ý hay ng h t cp trên.

Một trong nhng chi tiết khiến công lun nghi ng rng phi có "thế lc đng sau" rt mnh ch đo cho ông Son thc hin v này trong phiên tòa ngày 18/12, cựu B trưởng Thông tin và truyền thông nói ông không có vai trò ch mưu trong v án, mà ch là người đng đu có cương v cao nht trong v này. Trong khi trước đó, theo tường thut ca báo Thanh Niên, ông Son "không dưới 1 ln" nhc li rng mình ch bút phê ch đo cp dưới ký phê duyệt đu tư d án "theo tinh thn ch đo ca Th tướng Chính ph".

Bình luận v án t hình dành cho ông Son, Tiến sĩ Nguyn Quang A, mt nhà vn đng xã hi dân s ti Vit Nam, viết trên Facebook rng "Biết sai nhưng vn PHI làm, ăn bm nhưng bn SAI hắn làm còn ăn bm hơn" và ông dùng cm t oan cho người ta" khi bình lun v vai trò "tng đo din" ca ông Son.

Trong khi đó, Luật sư Lê Công Đnh cho rng "Đ thuyết phc Bc Son tha nhn có hành vi nhn hi l hàng triu USD, chc chn phi có sự bo đm nào đó v hình pht". Vì vy, theo ông, "dân đen đng nên h hi vi án t hình được đ ngh vi. Tr phi tn mt thy Bc Son b tiêm hoc bn, tin cũng chưa mun", Luật sư Đnh viết trên Facebook.

Chỉ trong vòng vài ngày k t khi v án bt đu được xét x hôm 16/12, ông Nguyn Bc Son đã liên tc thay đi li khai v tt c các cáo buc liên quan đến ông, t vai trò trong v án đến vic nhn và chi tiêu khon tin hi l 3 triu USD t Phm Nht Vũ như thế nào.

Cựu B trưởng B Thông tin và truyền thông b cáo buc đóng vai trò chủ mưu và nhn hi l 3 triu USD t Phm Nht Vũ, cu Ch tch Hi đng qun tr AVG, đ ch đo cho MobiFone - công ty trách nhiệm hữu hạn mt thành viên trc thuc B Thông tin và truyền thông, mua li 95% c phn ca AVG vi giá gn 8.900 t đng, cao hơn giá tr thc ca công ty này gần 6.500 t đng.

‘Triệt đ khoan hng’

Các bị cáo liên quan trong v án, bao gm ông Trương Minh Tun, người gi chc v th trưởng trong thi gian din ra thương v chuyn nhượng, b đ ngh 6 – 7 năm tù v ti "vi phm quy đnh đu tư" và 8 – 9 năm tù v ti nhn hi l 200.000 USD. Tng cng 14 – 16 năm tù.

Ông Lê Nam Trà, cựu Ch tch MobiFone và là người đã ký hp đng chuyn nhượng vi AVG và nhn ca Phm Nht Vũ (Ch tch AVG) 2,5 triu USD b đ ngh mc án 23 – 25 năm tù.

Cựu Tng giám đc MobiFone Cao Duy Hi b đ ngh 4 – 5 năm tù v ti "vi phm quy đnh v đu tư" và 11 năm tù v ti nhn hi l 500.000 USD. Tng cng 15 – 16 năm tù.

Riêng với Phm Nht Vũ, Ch tch AVG và là người đã thc hin vic đưa hi l cho tt c các quan chc trên ch b đ ngh mc án 3 – 4 năm tù v ti này.

Lý do Viện kim sát đưa ra cho vic "áp dng trit đ nguyên tc x lý khoan hng" đi vi Phm Nht Vũ là vì doanh nhân này đã "ch đng tích cc khc phc toàn b thit hi và các chi phí phát sinh, ch đng thú nhn hi ti, thc s ăn năn hi li và tích cực hp tác trong quá trình gii quyết v án". Đi kèm vi gii thích trên là lá đơn xin hưởng chính sách khoan hng t Đi s quán Nga xin cho ông Vũ và chng nhn ca Hi đng tr s Giáo hi Pht giáo v nhng đóng góp t thin ca doanh nhân này, theo tường thut ca Thanh Niên.

MobiFone-AVG là một trong nhng đi án được trung ương, đng đu là Tng bí thư Nguyn Phú Trng, ch đo phi "khn trương xét x" trong năm 2019, bên cnh các v án v qun lý tài sn nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, v án qun lý đt đai tại Đà Nng, v Nht Cường...

Án tử hình đ ngh dành cho ông Nguyn Bc Son được xem là "hiếm hoi" đi vi các quan chc tham nhũng k t khi chiến dch chng tham nhũng ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng được phát đng vào năm 2017.

Trước ông Son, chỉ có một quan chc cp cao là ông Nguyn Xuân Sơn, cu Tng giám đc Ngân hàng Oceanbank, b tuyên án t hình trong đi án kinh tế PVN mua c phn ca OceanBank, gây thit hi gn 2.000 t đng cho ngân hàng này. Tuy nhiên, sau khi y án t hình, Hội đồng xét xử cp phúc thẩm li nói rng quan chc này s được kiến ngh gim án t t hình xung chung thân nếu chu "khc phc hu qu" bng cách np li 3/4 tài sn tham ô.

Trở li vi v án MobiFone-AVG, cu B trưởng Nguyn Bc Son trong phiên tòa ngày 20/12 cho biết ông đã được gp gia đình "đ bàn v vic khc phc hu qu" và gia đình ông s "sm np tin" trong nhng ngày ti, theo VnExpress.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 640 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)