Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/01/2020

Chung quanh chỉ số tăng trưởng 7% của Việt Nam trong năm 2019

Nhiều tác giả

GDP 7% và vận nước đang lên ?

A.H., VNTB, 01/01/2020

Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ‘vận nước đang lên’, có thật thế không ?

kinhte1

Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%

Những lần tự hào lịch sử

Đầu tiên, chúng ta là dân tộc phát minh thứ vĩ đại thứ ba của nhân loại, không phải lửa hay kim khí, mà chính là "làm chủ tập thể".

Tiếp đó, chúng ta thực hành nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ duy nhất chỉ tồn tại tại các quốc gia cộng sản hiếm hoi, và hàng năm ngân sách quốc gia vẫn dành cho một Hiệp hội của riêng Đảng cộng sản nghiên cứu và làm rõ.

Kế theo, chúng ta có một mô hình doanh nghiệp chủ đạo nhà nước, nhưng thực hành kinh doanh là lấy lỗ làm nguyên tắc, kế hoạch. Hình thành nền tảng ‘lỗ theo kế hoạch’ và ngân sách quốc gia tiếp tục được chi ra nhằm bù đắp ‘lỗ’ vô hạn này.

Và, sau 70 năm hình thành nhà nước và gần 1 thế kỷ hình thành đảng cầm quyền. Chúng ta vẻ vang đón nhận thông tin, dưới thời kỳ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quyền lực ‘vĩ đại’. Chúng ta đã tự hào tuyên bố : lần đầu tiên xử được tội nhận hối lộ.

Trong bài phát biểu của người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam, có thể nhanh tìm thấy cụm từ ‘lịch sử’, ‘lần đầu tiên’, ‘cơ đồ’, ‘vận nước’… Những cụm từ thường được nghĩ đến trạng thái chìm trong men say chiến thắng, của cái thời kỳ ‘chiến thắng hai đế quốc to’.

‘Cơ đồ đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày hôm nay’. Đúng, nhưng chúng ta thấy gì một ý chí ‘mãnh liệt tinh thần Việt’ mức khó tin. Chúng ta thừa tự tôn, thừa tự hào, và thừa vĩ đại.

Thành tựu nhưng có bền vững, phát triển ?

Trong bài phát biểu báo cáo thành tựu, tốc độ tăng trưởng GDP là 7% và lạm phát giữ mức 3%. Tuy nhiên, con số này rất khó để đánh giá được tính chính xác của nó, trong khi, cảm quan vật giá leo thang khiến 3% lạm phát không còn đứng vững.

Tình trạng Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ, ngoại tệ, kèm việc điều chỉnh xuống tiêu cực triển vọng tín dụng của Việt Nam đã là một nỗi lo cần đánh giá đúng. Bởi ngay những ngày cuối năm, Bloomberg đã cho biết, nếu không cải thiện thứ hạng đánh giá này, thì hoặc sẽ ‘theo Trung Quốc dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ, hoặc giảm quy mô cho vay doanh nghiệp’. Điều này đồng nghĩa, Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ khởi đầu cho những biến cố tệ hơn trong 6 năm tiếp theo (2021-2026).

Đối với ngành sản xuất trong nước, vẫn chưa xuất hiện một ngành công nghiệp chủ lực. Vingroup đang cố gắng bứt tốc ra khỏi đầu tư bất động sản, lấn sân vào các ngành sản xuất và nghiên cứu công nghệ, tuy nhiên, có vẻ tập đoàn này vẫn dừng ở mức ‘gia công’ và tận dụng lợi thế chính sách thuế hơn là tập trung một một mảng ngành thực sự. Câu chuyện gần nhất liên quan đến mảng sản xuất – công nghệ là Vingroup và Viettel sản xuất của thiết bị 5G. Thế nhưng với một tập đoàn mới bắt đầu như Vingroup vẫn cần đặt nghi vấn, bởi đây là tập đoàn mạnh về tiền, bạo về PR nhưng lại thiếu lịch sử trong sản xuất. Trong khi sản xuất thiết bị 5G là phức tạp đến mức chỉ có 5 nước trên thế giới sản xuất được. Lần tuyên bố sản xuất thiết bị 5G này làm gợi nhớ sản phẩm điện thoại mà Vingroup từng tự hào made in Vietnam (Vsmart Live) là phiên bản đổi tên của điện thoại Trung Quốc Meizu 16XS (!?).

Điều quan trọng, đến nay, Việt Nam vẫn chưa hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đã được đặt ra từ 2 thập niên về trước.

Ngay cả khi con số tăng trưởng 7% là thật, thì đó cũng không thể hiện được rằng, Việt Nam đang phát triển.

Trong một phản hồi trên BBC Tiếng Việt, Facebooker Cafe Ku Búa diễn giải vì sao ngay cả khi tăng trưởng GDP nhưng sẽ không phản ánh được mặt phát triển. Và nếu không có phân biệt rạch ròi, thì dễ dẫn đến ‘bị lạm dụng’, hay ‘đánh đồng là một’.

‘Tăng trưởng là khi đất nước có sự gia tăng về GDP, vốn đầu tư, việc làm hay lương. […] Phát triển là sự gia tăng của tiêu chuẩn đời sống, môi trường sống, sức mua của thu nhập và uy tín quốc gia’.

‘Việt Nam có mức tăng trưởng GDP 7%, thuộc hàng top, nhưng cùng lúc nợ công cũng gia tăng ở mức tương tự hoặc hơn. Một con nợ vay tiền mua nhà, bỗng nhiên có thêm tài sản, thì có được coi là giàu có về giá trị hơn không ?’.

‘Đất nước đang thu hút vốn đầu tư quốc tế và ngày càng nhiều doanh nghiệp vào kinh doanh hoạt động. Nhưng song song là môi trường xuống cấp, giao thông ùn tắc và lao động bị bóc lột.

Người dân thì có việc làm nhưng với đồng lương rẻ mạt. Thu nhập tăng nhưng không đuổi kịp giá nhà và hàng hóa’.

Và theo Facebooker này, chỉ được coi là ‘phát triển’ khi ‘một công nhân đi làm vẫn có thể nuôi gia đình. Một bà mẹ sinh đẻ có thể an tâm về chất lượng y tế và sinh viên ra trường an tâm sẽ có việc làm’.

Điều đó cho thấy rằng, thành tựu Việt Nam đạt được trong năm 2019 là không phủ nhận. Tuy nhiên, đánh giá chưa chính xác và đúng với những gì mà nó phản ánh.

7%

GDP 7% nhưng người dân vẫn đối mặt với cảnh không đủ tiền chạy giá tăng bất động sản hàng ngày. Chiến thắng tại Seagame cũng không thể khiến cho hàng xuất đi Trung Quốc tránh tắt nghẽn. Trừng phạt tham nhũng vẫn chú trọng ‘đoái tiền chuộc tội’ khiến khả năng răn đe trong quốc nạn này bị suy giảm nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí đến mức làm suy kiệt giống nòi ở miền Bắc đang nuôi dưỡng mầm mống xung đột xã hội trong tương lai. Và như thế, không thể gọi tên ‘lịch sử’ hay miêu tả ‘vận nước đang lên’ được. Bởi như thế khác gì tìm cách đội vội vàng trên đầu vòng nguyệt quế để làm đẹp tình hình kinh tế – xã hội trước khi Đại hội Đảng diễn ra, dù rằng tình hình chưa hề đến mức đó.

A. H.

Nguồn : VNTB, 01/01/2020

******************

Kinh tế Việt Nam 2019 qua sắc mặt của người dân lao động

Hiền Vương, VNTB, 01/01/2019

Kinh tế Việt Nam 2019 nhìn qua sắc mặt của người nông dân, vẫn là câu chuyện cũ kỹ : Điệp khúc "được mùa – mất giá", lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nông sản Việt cứ lặp đi lặp lại suốt nhiều năm qua.

kinhte2

Chỉ số lạm phát khoảng 2,79%, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng, giúp cho tăng trưởng càng thêm có ý nghĩa. Với chỉ số này, lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây, năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%, nằm dưới cả mức dự báo của chính phủ từ đầu năm là CPI tăng từ 3,3- 3,9%.

Đó là những con số thống kê đăng tải trên hầu hết các trang báo ở Việt Nam trong dịp tổng kết năm 2019. Thế nhưng nếu nhìn tình hình kinh tế qua sắc mặt của người dân lao động, không khó để nhận ra là những phát biểu vĩ mô của các quan chức, viên chức chính phủ thường có độ vênh so với mâm cơm của giới bình dân.

Nói lạm phát dưới 3%, nhưng thực tế là dĩa cơm bình dân của công nhân từ 20 ngàn vào đầu năm 2019, thì đến đầu tháng 12 đã lên tới 25-30 ngàn, vì miếng thịt thì teo tóp hơn so hồi hơn chục tháng trước đó. Các hàng quán cuối năm đều điều chỉnh giá tăng từ 15% – 25% so với đầu năm. Không thể không tăng cao trong ngành hàng ăn uống, vì thịt heo ở quý cuối năm 2019 đã tăng gấp đôi so với mức đầu năm, các hoá đơn tiền điện tăng 30 – 50% từ ngày 20/3/2019, có tới 1.900 dịch vụ y tế đồng loạt tăng giá từ 20/8/2019.

Chi li hơn, theo con số tính toán của người nội trợ tại Hà Nội thì thời điểm giữa năm 2019, giá rau xanh, củ, quả tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn thủ đô tăng giá mạnh, có loại tăng gấp đôi. Rau muống được bán phổ biến là 10.000 đồng/mớ so với mức 6.000 đồng/mớ trước đây ; mướp và đỗ đũa cùng có giá 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng ; giá bắp cải tăng từ 12.000 đồng lên 20.000 đồng/kg ; khoai tây 13.000 đồng, tăng 5.000 đồng ; cà tím 18.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng ; cà rốt 15.000 đồng/kg ; giá cà chua tăng gần gấp đôi lên 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, giá rau sống tăng từ 15.000 đồng lên 35.000 đồng/kg…

Không rõ những con số tăng giá cả này ngay tại Hà Nội có được những quan chức, viên chức trong chính phủ nhớ đến khi họ nghe đọc báo cáo thống kê năm 2019 về chỉ số lạm phát.

Kinh tế Việt Nam 2019 nhìn qua sắc mặt của người nông dân, vẫn là câu chuyện cũ kỹ : Điệp khúc "được mùa – mất giá", lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nông sản Việt cứ lặp đi lặp lại suốt nhiều năm qua.

Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cơ bản do Việt Nam hầu như không chịu thay đổi trong nhiều năm qua, sản xuất luôn phụ thuộc vào nhập khẩu làm đầu vào ; đầu vào là sản phẩm của Việt Nam cơ bản là điện, nước, bao bì và các chi phí dịch vụ mà thôi. Đến thời điểm hiện tại, ý niệm "thoát Trung" về mặt kinh tế dường như là không mấy hiện thực.

Kinh tế Việt Nam 2019 nếu nhìn qua sắc mặt của giới tài chính, thì nhìn chung vẫn gam màu ảm đạm của ‘mây đen phủ’ hơn là ‘mặt trời vẫn đang tỏa sáng’ như ví von của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam hôm 30/12/2019. Con số thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, quy mô giao dịch trên thị trường cổ phiếu năm 2019 chỉ đạt trung bình 4.639 tỷ đồng/phiên, giảm 29%.

Một con số đáng quan tâm khác là việc tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán năm 2019 cũng giảm khá mạnh, giảm 41% so với năm 2018. Nói một cách khác, niềm tin với nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với chuyện bỏ vốn vào làm ăn ở Việt Nam vẫn còn là chuyện của ‘trời mây vần vũ’…

Hiền Vương

Nguồn : VNTB, 01/01/2020

******************

Việt Nam tỏ dấu hiệu từ bỏ mô hình kinh tế tập trung

VOA tiếng Việt, 01/01/2020

Chính quyền thành ph H Chí Minh, trung tâm thương mi ca Vit Nam, mi đây đã nói rng h s không đu tư trc tiếp vào nn kinh tế na, báo hiu bước đi mi nht trong s chuyn đi ra khi nn kinh tế kế hoch tp trung quc gia cng sn này.

kinhte3

Một người bán hàng rong đi ngang mt ca hàng Viettel Hà Ni.

Bí thư Thành ủy Nguyn Thin Nhân lưu ý rng đu tư nhà nước, thường là dưới hình thc doanh nghip nhà nước, đã gim trong nhng năm gn đây. Cho đến năm 2020, ông ước đoán đu tư ca nhà nước s chiếm khong 16% nn kinh tế ca thành ph, ch bng mt na so vi con s 32% hi năm 2005.

"Trong thời gian sau, trong lĩnh vc đu tư sn xut và kinh doanh, khu vc nhà nước v cơ bn s không đu tư na", ông Nhân nói. "Do đó, đng cơ tăng trưởng kinh tế nm khu vc tư nhân và đu tư nước ngoài".

Đảng Cng sn đã lên nắm quyn đt nước này k t khi kết thúc Chiến tranh Vit Nam hi năm 1975. Khi đó, h đã ban hành hn ngch sn xut và kim soát giá c. Tuy nhiên, nn kinh tế đã chuyn sang hướng khu vc tư nhân nhiu hơn k t nhng năm 1980. Điu đó có nghĩa là các tập đoàn nước ngoài, doanh nghip trong nước và gn đây nht là các công ty khi nghip đã và đang đóng vai trò ngày càng tăng trong nn kinh tế. Điu đó cũng có nghĩa là chính ph đã thoái vn và cho phép c phn tư nhân ln hơn trong các doanh nghiệp nhà nước, mt quá trình mà h gi là c phn hóa.

Vai trò của nhà nước đang thay đi

Thay vì đầu tư, nhà nước s tp trung vào môi trường đu tư, theo ông Nhân. Vai trò ca Nhà nước là đi thoi vi các bên liên quan và gii quyết các vn đ v thuế, đt đai và các chính sách công khác khuyến khích khu vc tư nhân đu tư vào các lĩnh vc cn thiết, ông nói.

"Môi trường kinh doanh rt quan trng", ông Nhân nói tháng trước trong mt phiên cp nht cho công chúng v tình trng nn kinh tế. "Cht lượng không khí như thế nào, khi các nhà đu tư hi, chúng ta phi có câu tr li. Không ch là đt đai, mà còn vi môi trường sch s, giao thông tt và cht lượng không khí tt thì các nhà đu tư mi đến".

Ông đề cp đến nông dân như là mt ví d. Đ phù hp vi chính sách kinh tế cng sn, tt c đt đai thuc s hu toàn dân nhưng người dân có th cho thuê nó trong nhiu thp k. Có v như mt s nông dân, chng hn như nhng nông dân các khu vc ngoi thành xa xôi ca Thành ph H Chí Minh, đã chuyn đi tng nghiệp sang các loi công vic khác. Tuy nhiên, quá trình chuyn đi đó đã to ra s nhm ln v quy hoch đt đai và người dân có quyn s dng như thế nào đi vi các loi đt đai khác nhau. Khong 2/3 lãnh th Vit Nam là nông thôn nhưng quá trình đô thị hóa ngày càng tăng.

Triển vng kinh tế 'tích cc'

Cổ phn hóa cũng là mt phn quan trng trong quá trình chuyn đi ca Vit Nam. Nó có mc tiêu c phn hóa 403 doanh nghip nhà nước cho các nhà đu tư tư nhân trong giai đon t năm 2017 đến 2020, nhưng đến nay ch mi đt được khong 1/5 mc tiêu.

Tuy nhiên, hãng xếp hng tín dng Fitch đã thay đi trin vng chính thc v kinh tế ca Vit Nam tn đnh’ sang ‘tích cc’ hi tháng 5 vi lý do rng tiến trình c phn hóa đã góp phn gim mc n ca chính phủ.

"Mức gim này cũng được h tr bi các khon thu n đnh t tư nhân hóa các doanh nghip nhà nước, tăng trưởng GDP danh nghĩa cao [tng sn phm quc ni] và thâm ht tài khóa thp hơn", Fitch nhn đnh. "Tc đ c phn hóa chung đã chm li, nhưng quá trình này vẫn tiếp din, vi 28 doanh nghip nhà nước được c phn hóa trong năm 2018 so vi 69 doanh nghip trong năm 2017".

Nguồn : VOA, 01/01/2020

******************

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2019 qua các chỉ số

Nhật Hạ, The Leaer, 31/12/2019

Năm 2019 được coi là năm đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế tốt nhất trong 10 năm trở lại đây. Hay cùng nhìn lại các chỉ số phản ánh bức tranh kinh tế sáng sủa này.

buctranh1

buctranh2

buctranh3

buctranh4

buctranh5

buctranh6

Theo Tổng cục Thống kê

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: A.H., Hiền Vương, VOA tiếng Việt, Nhật Hạ
Read 435 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)