Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

03/01/2020

Bắc Kinh cơ bản ‘hoàn tất’ kiểm soát Biển Đông trong 5 năm

Jamie Seidel

‘Có vẻ như’ mọi chuyện đã hoàn tất trên Biển Đông ? !

Khi Manila nhún nhường phán quyết 2016 để đổi lấy lợi ích kinh tế dưới thời Tổng thống Duteter, Việt Nam ‘kiên quyết, khôn khéo’ nhưng mãi đến tháng 10/2019, trong hội nghị Trung ương lần thứ 11 (khóa XII) tình hình Biển Đông mới được ‘Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học’.


bd1

Ảnh vệ tinh Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông. Maxar via AP

Malaysia, Indonesia... và nhiều nước khác bắt đầu phản ứng mạnh bạo hơn với vấn đề Biển Đông. Trong đó, Jakarta ngày 1/1/2020 đã lên tiếng bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một phần tranh chấp ở Biển Đông vì các tuyên bố này ‘không có cơ sở pháp lý.’

Các quốc gia bắt đầu đẩy mạnh ‘tự do hàng hải’ gắn liền với ‘chủ quyền quốc gia’ nhằm chống lại yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh.

Nhưng tất cả có vẻ quá muộn. Bắc Kinh với sự kiểm soát chuỗi đảo chiến lược và quân sụ hóa các chuỗi đảo này đã gần như hoàn tất về mặt chính sách và chiến lược đưa Biển Đông trở thành ao nhà. Chiến lược này gắn liền với chủ nghĩa quốc gia của Trung Quốc và thể hiện sự quyết đoán chính trị ngày càng tăng của Tập Cận Bình. Với thành quả này, Tập Cận Bình dù đối diện với các thách thức liên quan đến vấn đề Hồng Kông, Tân Cương hay thậm chí cuộc chiến thương mại với Mỹ, nhưng vẫn nghiễm nhiên là nhà ‘lãnh đạo của nhân dân’.

Và khi Bộ Chính trị Trung Quốc tiếp tục tín nhiệm Tập Cận Bình, thì khó khăn đối với Hà Nội trong tương lai không chỉ dừng ở mỗi sự kiện ‘3 tháng bị quấy rối’ tại Bãi Tư Chính. Và lần nữa, vấn đề liên minh với Washington cần được đặt ra trong phân tích, dự báo tình hình và sự tiếp cận của Việt Nam trong gìn giữu chủ quyền tại Biển Đông, ngay trong Trung ương đảng khóa XIII.

Jamie Seidel, một cây bút từ New Zealand đã nhận định được tình hình thực tế tại Biển Đông. Kế hoạch Biển Đông đầy mạo hiểm của Trung Quốc gần như hoàn tất.

Mọi phản ứng giờ đây đã quá muộn, theo cây viết này.

Việt Nam trên tuyến đầu

Asean, khối các quốc gia Đông Nam Á với truyền thống rụt rè giờ đây phải tự đánh giá lại mình trước các động thái quân sự tích cực của Bắc Kinh, news.com đưa tin.

Chi tiêu quốc phòng gia tăng, hiện đại hóa lưch lượng vũ trang được đẩy mạnh hơn gấp đôi trong 15 năm qua. Nhưng các quốc gia đơn lẻ sẽ khó chống lại một Bắc Kinh hùng mạnh, và vào tháng 9/2019, tám tàu chiến – bốn máy bay đã hiện diện trong cuộc tập trận chung với Mỹ.

bd00

Tàu sân bay Sơn Đông đang cập cảng cảng hải quân ở Tam Á, phía nam tỉnh Hải Nam của Trung Quốc. Ảnh / AP

Việt Nam, quốc gia đang bất chấp sự chênh lệch quá lớn giữa nền kinh tế và lực lượng vũ trang của hai quốc gia, đã không lùi bước.

Trong bốn tháng, lực lượng bảo vệ bờ biển nhỏ bé của Việt Nam đã trực tiếp chống lại các tàu lớn hơn nhiều của Trung Quốc trên các mỏ dầu và khí đốt của Bãi Tư chính (thuộc chủ quyền Việt Nam). Bằng cách thuê một công ty Nga để triển khai giàn thăm dò và đe dọa sẽ đưa tranh chấp ra cùng tòa án trọng tài quốc tế. Hà Nội khiến Bắc Kinh phẫn nộ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Hà Nội ‘cần tránh các hành động có thể làm phức tạp vấn đề hoặc phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như quan hệ song phương của hai nước.’

Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố : Việt Nam sẽ không bao giờ nhân nhượng các vấn đề về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ’.

Đó là một lập trường mà Washington muốn khuyến khích.

‘Chúng tôi sẽ không chấp nhận các nỗ lực để khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp’, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 11.

‘Mỹ kiên quyết phản đối sự đe dọa của bất kỳ bên yêu sách nào để khẳng định các yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải của mình và chúng tôi kêu gọi chấm dứt các hành động bắt nạt, các hoạt động bất hợp pháp.’

Sau đó, Mark Esper tuyên bố cung cấp các tàu hải cảnh Mỹ cho Việt Nam.

Nhà phân tích quốc phòng cấp cao Derek Grossman của nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược Rand cho biết sự hợp tác này chỉ là bước đầu tiên.

‘Hà Nội cũng có thể tiếp tục phát triển và tăng cường mạng lưới quan hệ quốc phòng với các nước Asean, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ’, ông Grossman nói.

‘Làm cho các quốc gia đó lên tiếng trong cuộc khủng hoảng tiếp theo – sẽ là một thách thức nhưng không phải là không thể.’

Cuộc chiến kiểm soát

‘Bắc Kinh hiện đang củng cố và bình thường hóa việc kiểm soát Biển Đông năm 2015 sau 20 năm chiến tranh’, cựu nhà phân tích tình báo của ADF, Tiến sĩ Mark Baily cảnh báo trong một bài báo cáo do Viện Hải quân Úc công bố.

‘Giai đoạn bình thường hóa của họ sẽ bao gồm việc dân sự hóa các đảo căn cứ quân sự nhân tạo, thiết lập tuyến ‘du lịch yêu nước’ và tiếp tục củng cố luận điểm các đảo căn cứ quân sự nhân tạo mà Bắc Kinh cưỡng chiếm là lãnh hải quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế,’ ông đã viết.

Sự tồn tại này đại diện cho cả một chiến thắng chiến lược và ý thức hệ cho Bắc Kinh.

Các pháo đài trên đảo mở rộng phạm vi của máy bay chiến đấu, tàu và tên lửa. Và nhóm đảo cũng đóng vai trò là nền tảng giám sát đối với bất kỳ hoạt động nào đi qua Biển Đông.

Giáo sư James Goldrick của UNSW Canberra cho biết : ‘Các cơ sở của Trung Quốc có lẽ đã đạt đến một mức độ mà không có lực lượng bên ngoài nào xâm nhập vào Biển Đông, và có thể hoàn toàn tin tưởng rằng nó không bị theo dõi’.

Các pháo đài trên đảo trở thành ‘tường thành lớn’ của Bắc Kinh, giúp nước này cố thủ mục tiêu của mình ở ‘vùng biển và đại lục.’

Các hòn đảo này có phải là hàng không mẫu hạm hay mục tiêu bất động hay không ? Ông Goldrick nói. ‘Chúng là một tuyên bố rất công khai về sức mạnh của Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc’.

Câu hỏi tiếp theo ?

Tiến sĩ Baily nhấn mạnh đây là lần thứ hai Biển Đông nằm dưới sự kiểm soát chiến lược của một cường quốc khu vực.

Lần đầu tiên là giữa Nhật Bản và Anh trong những năm 1930. Yếu tố leo thang xây dựng căn cứ và tư thế quân sự. Và đỉnh điểm là sự thất bại của người Anh tại Singapore và sự phá hủy hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng.

‘Việc mất quyền kiểm soát chiến lược Biển Đông đã gây bất ổn cho khu vực và cho thấy Bắc Kinh có ý định bá quyền khu vực. Điều này phản ánh tình hình chiến lược của những năm 1930, tạo ra một cuộc chiến tranh khu vực lớn vào năm 1937 và mở rộng sang chiến tranh chung vào năm 1941. Mức độ rủi ro chiến lược này là không có tiền lệ từ cuối những năm 1950.

Mục tiêu của các hành động ở Biển Đông của Bắc Kinh rất rõ ràng, ông lập luận : ‘Một tuyến đường thương mại đang được đồn trú thông qua việc xây dựng pháo đài.’

Do đó, Tiến sĩ Baily nói, các quốc gia trong khu vực phải hợp tác với nhau để ngăn chặn tham vọng bành trướng tiếp theo của Trung Quốc.

‘Mối nguy hiểm đã được nhận thức muộn màng sau 15 năm, các sáng kiến ​​như kế hoạch hàng hải có thể giúp ngăn chặn sự mất kiểm soát chiến lược.’

Và khi Biển Đông hoàn tất, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của mình ở Nam bán cầu. Đặc biệt, ‘vành đai’ giữa Vịnh Ba Tư và Trung Quốc, nơi có 43% nguồn cung cấp dầu của nó.

‘Điều này giúp giải thích sự xâm lược lãnh thổ của Bắc Kinh ở vùng Biển Đông và nỗ lực thống trị Ấn Độ Dương như một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của nước này’, Tiến sĩ Baily cảnh báo. ‘Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hành động theo các yêu cầu chủ quyền quốc gia mà bỏ qua ‘trật tự quốc tế dựa trên quy tắc.’

Jamie Seidel

Nguyên tác : China's 'dangerous' South China Sea plan almost complete, NZ Herald, 02/01/2020

Thành Kim dịch

Nguồn : VNTB, 03/01/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Jamie Seidel
Read 527 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)