Theo nhà báo Atsushi Tomiyama, phó tổng biên tập Nikkei thì Liên Xô cũ sống nhờ vào các công ty của người Việt.
Các tập đoàn phát triển từ các doanh nghiệp bất động sản có khả năng trở thành động lực trong nền kinh tế của Việt Nam. (Ảnh của Ken Kobayashi)
Những công ty kinh doanh này là tiền thân của các tập đoàn kinh tế thuộc quyền sở hữu của những tỷ phú đô la người Việt như Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, hay ông chủ của các tập đoàn khét tiếng khác FLC của Trịnh Văn Quyết, Sun Group của Đặng Minh Trường, Tập đoàn BRG của bà Nguyễn Thị Nga.
Những ông bà chủ của các tập đoàn này đã kết nối với nhau từ khi còn ở Nga trước khi "khởi nghiệp" kinh doanh bất động sản ở Việt Nam.
Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đặng Minh Trường đều là những người đã từ học ở Nga về. Ngoài ra Đặng Minh Trường còn từng làm việc cho một công ty cung cấp thiết bị khử nước của Phạm Nhật Vượng ở Ukraine. Bà Nguyễn Thị Nga được cho cũng đã từng đi du học ở Đông Đức.
Nhiều thành viên sáng lập các công ty đã kết nối với nhau ở nước ngoài trước khi bắt đầu kinh doanh bất động sản. Sau một thời gian kinh doanh bất động sản, các tập đoàn lớn này đã chuyển hướng sang các ngành nghề khác.
Vingroup tập trung vào công nghệ với tham vọng sản xuất TV thông minh thay thế Sony và Samsung, điện thoại thông minh Vsmart hòng cạnh tranh với Samsung hay Apple trên thị trường nội địa. Vingroup còn muốn vươn rộng sang thị trường sản xuất xe hơi xuất khẩu ra thế giới. Điều đáng nói là Vingroup được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước với vốn hóa thị trường là 13,7 tỷ đô la và được chính phủ hết sức ưu ái.
Vingroup đã chuyển sang sản xuất ô tô với các đối tác lớn của nước ngoài. (Ảnh của Rie Ishii)
"Người sáng lập của Vingroup, Phạm Nhật Vượng đã học tại Moscow và bắt đầu kinh doanh nhà hàng tại Ukraine. Ông sớm phát triển nó thành sản xuất mì ăn liền và sau đó là phát triển bộ máy khử nước dùng để sản xuất mì ăn liền. Năm 2009, ông đã bán công ty của mình kinh doanh hệ thống khử nước cho Nestlé, một công ty thực phẩm và đồ uống đa quốc gia của Thụy Sĩ, với giá 150 triệu đô la để bắt đầu kinh doanh bất động sản.
Chủ tịch của Tập đoàn Sovico, Nguyễn Thị Phương Thảo, cũng học ở Moscow năm 1988. Khi ở đó, bà bắt đầu nhập khẩu cao su, máy fax, quần áo và hàng tiêu dùng từ Nhật Bản và Hàn Quốc để bán ở Nga. Sau khi tốt nghiệp, bà Thảo đã kiếm được khoảng 1 triệu đô la. Với số tiền đó, hai vợ chồng bà bắt đầu kinh doanh bất động sản. Cuối năm 2011, tập đoàn Sovico thành lập hãng hàng không giá rẻ Vietjet, hiện là đối thủ của hãng hàng không Vietnam Airlines.
Phần lớn, những doanh nhân này cũng thiết lập các mối quan hệ quan trọng trong khi ở nước ngoài để giúp ích họ sau này. Chính phủ Việt Nam đã cử nhiều quan chức đến các quốc gia cộng sản cũ từ những năm 1980 trở đi để thành lập một cộng đồng thân hữu người Việt. Với những doanh nhân này, các quan hệ cá nhân mà họ có dược với các quan chức chính phủ bấy giờ đã giúp họ giành được đặc quyền để mua lại đất cho các dự án kinh doanh và các giấy phép khác sau này.
Chẳng hạn, bà Nguyễn Thị Nga, chủ tịch Tập đoàn BRG, nổi tiếng với mối quen lãnh đạo. Vào những năm 1990, Bà Nga điều hành một công ty thương mại tại Hà Nội buôn bán với các nước cộng sản cũ. Có tin đồn rằng cha của bà là một cựu nguyên thủ quốc gia, dù điều này chưa bao giờ được xác nhận".
Ông Atsushi Tomiyama cho rằng các tập đoàn này hưởng lợi từ bùng nổ bất động sản tại Việt Nam khi đầu những năm 2000, đầu tư vào bất động sản tăng vọt. Tiếp theo đó là gia tăng đầu tư nước ngoài nhiều hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007.
Giá nhà chung cư ở Hà Nội đã điều tiết phần nào trong quý đầu năm 2019. Tuy nhiên, giá đất tại các trung tâm đô thị của các thành phố lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, cũng như giá bất động sản tại các thành phố có dự án phát triển du lịch như Đà Nẵng và Phú Quốc.
Atsushi Tomiyama nhận định sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy trong lĩnh vực bất động sản là phù hợp với sự mở rộng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam là cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á.
Ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh bị ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc. Chi tiêu tiêu dùng cũng đang tăng lên do nhóm thu nhập trung bình tăng. Aeon, chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản, vào đã khai trương cửa hàng thứ năm tại Việt Nam ngày 5 tháng 12 và Uniqlo khai trương cửa hàng đầu tiên vào ngày 6 tháng 12.
Nổi lên nhờ môi trường kinh tế tích cực như vậy, các tập đoàn của các tỷ phú phất lên nhờ bất động sản có khả năng tăng vai trò là động lực đằng sau nền kinh tế Việt Nam. Thách thức chính của những tập đoàn này là cải thiện quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội để thu hút các nhà đầu tư.
Trong một ví dụ khác về mối quan hệ của cộng đồng người Việt này, Đặng Minh Trường, CEO của Sun Group, một trong tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam cũng, học tại một trường cao đẳng y tế ở Moscow, và sau đó làm việc cho một công ty cung cấp thiết bị khử nước do Phạm Nhật Vượng thành lập ở Ukraine.
Những doanh nghiệp này cũng được hưởng lợi từ sự bùng nổ bất động sản tại Việt Nam. Đầu những năm 2000, đầu tư vào bất động sản tăng vọt. Tiếp theo đó là đầu tư nước ngoài nhiều hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007.
Một báo cáo gần đây của Savills Vietnam, một công ty tư vấn bất động sản, cho thấy giá nhà chung cư ở Hà Nội đã điều tiết phần nào trong quý đầu tiên của năm 2019. Tuy nhiên, giá đất tại các trung tâm đô thị của các thành phố lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, cũng như giá bất động sản tại các thành phố do các dự án phát triển trong các khu du lịch như Đà Nẵng và đảo Phú Quốc.
Sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy trong lĩnh vực bất động sản phù hợp với sự mở rộng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước được dự báo sẽ đạt gần 7% trong cả năm, cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á.
Ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh bị ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc. Chi tiêu tiêu dùng cũng đang tăng lên do nhóm thu nhập trung bình tăng. Aeon, chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản, vào đã khai trương cửa hàng thứ năm tại Việt Nam ngày 5 tháng 12 và Uniqlo khai trương cửa hàng đầu tiên vào ngày 6 tháng 12.
Nổi lên nhờ môi trường kinh tế tích cực như vậy, các tập đoàn của các tỷ phú phất lên nhờ bất động sản có khả năng tăng sự hiện diện hơn nữa như là một động lực đằng sau nền kinh tế Việt Nam. Thách thức chính của các tập đoàn này là cải thiện quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội để thu hút các nhà đầu tư.
Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes xếp hạng người giàu nhất Việt Nam. Vingroup được thành lập năm 2000 và có vốn 6,6 tỷ đô la. Ngoài kinh doanh bất động sản, Vingroup nhắm tới sản xuất 250.000 xe Vinfast/năm. Vingroup sở hữu 2.000 cửa hàng tiện lợi, 12.000 phòng khách sạn trong 30 khu nghỉ dưỡng khắp nơi, 10 bệnh viện cao cấp.
Sun Group của Phạm Minh Trường được thành lập năm 1998 và có vốn đầu tư lên tới 5,9 tỷ đô la.
Savico của Nguyễn thị Phương Thảo được thành lập những năm 1990 với tài sản lên tới 2,26 tỷ đô la.
FLC của Trịnh Văn Quyết thành lập năm 2001, trị giá 1,02 tỷ đô la sở hữu hãng hàng không Bamboo,
Atsushi Tomiyama
Nguyên tác : Old USSR lives on through thriving Vietnamese conglomerates, Nikkei Asian Review, 06/01/2020
Uyên Phương biên dịch
Nguồn : VNTB, 08/01/2020