Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

03/02/2020

Vi khuẩn 2019 nCoV xâm nhập nhiều vào Việt Nam

Nhiều tác giả

2019 nCoV và Việt Nam : Chính quyền thật sự đáng sợ !

Trân Văn, VOA, 03/02/2020

Công văn số 267/BTTTT-TTCS mà Thông tin và truyền thông ca chính ph Vit Nam phát hành vào cui tun va qua (1), chính là bng chng cho thy, chính quyn Vit Nam tht s đáng s !

corona0

Hình minh họa mt hin trường dch viêm phi Bệnh viện.

Trong công văn gửi các cơ quan truyn thông thuc h thng truyn thông chính thc và S Thông tin và truyền thông các tnh, thành ph trc thuc trung ương này, B Thông tin và truyền thông thay mt c h thng chính tr, ln h thng công quyn yêu cu các cơ quan truyn thông "không được gây hoang mang, lo lng trong xã hi, không đ nh hưởng đến quan h đối ngoi vi các nước", đồng thi yêu cu các S Thông tin và truyền thông gia tăng "kiểm tra, giám sát vic thc hin nhim v tuyên truyn v công tác phòng, chng dch bnh ca các cơ quan báo chí và h thng thông tin cơ s ca đa phương, theo dõi thông tin liên tc trên mạng xã hi đ phi hp vi các cơ quan có thm quyn ch đng đu tranh ngăn chn nhng thông tin sai s tht gây hoang mang trong dư lun xã hi v tình hình dch bnh và x lý nghiêm các vi phm v thông tin phòng, chng dch bnh"…

Muốn thy chính quyn Vit Nam đáng s thế nào qua nhng yêu cu th hin trên công văn va k, hãy đi chiếu vi nhng din biến liên quan đến lý do ti sao dch viêm đường hô hp cp do 2019 nCoV gây ra tr thành đi dch đe da toàn cu…

***

New York Times vừa có thêm một bài v 2019 NCoV – chng virus Corona mi đang khiến thế gii ng nghiêng vì đi dch viêm đường hô hp cp. Chris Buckley và Steven Lee Myers đã phng vn mt s bnh nhân, thân nhân người b nhim 2019 nCoV, nhân viên y tế, dân chúng và viên chc chính quyền thành ph Vũ Hán,… t đó phác ha bc tranh toàn cnh v nguyên nhân khiến 2019 nCoV lan rng, tr thành đi dch đe da toàn cu : S đc đoán ca chính quyn Trung Quc (2)…

Đầu tháng 12/2019, các nhân viên y tế Bnh vin Vũ Hán bt đầu nhận ra nhng du hiu bt thường khi phác đ điu tr viêm phi thông thường tr nên vô hiu vi mt vài bnh nhân vn có du hiu b viêm phi. Khi nhng ca viêm phi khác thường này tăng lên, các nhân viên y tế nhn ra du hiu đáng s đu tiên : Tt c nhng bnh nhân ca chng viêm phi mi đu làm vic ti Ch Đu mi hi sn Vũ Hán ! T đu thp niên 2000, Trung Quc liên tc điêu đng vì đ loi dch phát xut trên đng vt !

Không chỉ có các nhân viên y tế Vũ Hán, mt người bán tht heo Ch Đu mối hi sn Vũ Hán k vi New York Times, ông và nhng người buôn bán ti ch cũng nhn ra s bt thường t h tun tháng 12 : Nhiu người quanh h đt nhiên st cao và khi vào bnh vin, không ít người b cách ly và không ai gii thích ti sao (?). Con gái ca bnh nhân đầu tiên thit mng do nhim 2019 nCoV bo vi New York Times : Không ai đ cp đến s xut hin ca dch bnh nghiêm trng. Tôi nghĩ cha tôi mt do cm lnh nng !

nhng ngày cui cùng ca tháng 12, Li Wenliang – mt bác sĩ làm vic ti Bnh vin Vũ Hán - cnh báo các đồng nghip rng : Dường như dch SARS quay li. Nhiu bnh nhân viêm phi l đang b cách ly… Khi cuc tho lun gia Li và gn mt chc đng nghip trong group chat b phát tán như mt cnh báo không chính thc, Li b S Y tế Vũ Hán buc gii trình rồi b công an triu tp, b buc phi thú nhn đã "tung tin tht thit". Nhng đng nghip ca Li trong group chat cũng b "x lý nghiêm khc" y như thế !

Đó cũng là lý do hàng chục triu người cư trú Vũ Hán không biết h đang sng chung vi t thn, còn tử thn thì được to điu kin đ gieo rc tai ương. 2019 nCoV đã tiến thêm mt bước, lây nhim sang các nhân viên y tế. New York Times dn chuyn bác sĩ Lu Xiaohong tng k vi China Youth Daily : Khong Noel 2019, sau nhng "tin đn" dn dp v viêm đường hô hp cp, vì không được phép thông tin, bà đành âm thm cnh báo cho mt trường hc nm gn mt ngôi ch khác thành ph Vũ Hán...

Cũng vào thời đim đó, sau khi xem xét k lưỡng các bnh phm được nhng bnh vin ti Vũ Hán gi đến, nhóm nghiên cu do bà Zheng-Li Shi (một trong nhng chuyên gia hàng đu v virus) lãnh đo, phát giác : Dch viêm phi cp đang lây lan do mt loi virus có liên quan đến virus gây ra SARS (đi dch tng làm thế gii rung chuyn hi đu thp niên 2000). Tuy nhiên Vin Nghiên cu Virus Vũ Hán không được công b phát hin y, h ch có th báo cáo vi chính quyn Trung Quc...

Vào những ngày cui cùng ca năm 2019, Trung Quc mi gi thông báo cho WHO (T chc Y tế Thế gii) v s xut hin ca 2019 nCoV kèm khng đnh "kim soát tt dịch bệnh". Ngày đu tiên ca năm 2020, cnh sát Trung Quc đ đến ch đng vt Vũ Hán, phong ta ngôi ch này song Tân Hoa Xã loan báo, vic đóng ca ch đng vt Vũ Hán là đ… "sa cha". Sau đó, chính quyn thành ph Vũ Hán tiếp tc t chc l hi thường niên cho 40.000 gia đình như mt cách bác b nhng "tin đn tht thit"…

Chỉ có mt điu mà chính quyn Vũ Hán nói riêng và chính quyn Trung Quc nói chung không th ngăn chn là… các bnh vin Vũ Hán bt đu quá ti vì bnh nhân đông nght ! Thượng tun tháng 1/2020, tại Vũ Hán bt đu có người chết vì 2019 nCoV, bt đu có nhng trường hp c gia đình nhim 2019 nCoV,… Tuy nhiên h thng công quyn Trung Quc vn tiếp tc trn an công chúng không nên hoang mang, lo lng thái quá vì "ít có kh năng 2019 nCoV lây lan từ người sang người".

Tiếp viên mt nhà hàng Vũ Hán bo vi New York Times, lúc đó, cô và các đng nghip đã nghe rt nhiu "tin đn", khuyến cáo phòng nga nhưng vì h thng công quyn và h thng truyn thông ph nhn tt c nên không ai mang khẩu trang vì không muốn làm khách hàng lo lng… Thế ri ngày 20/1, Trung Quc công b tình trng khn cp vì đi dch do 2019 nCoV. Ngày 22/1 là lnh cô lp Vũ Hán vào ngày hôm sau (23/1). Tiếp viên này bo rng, tin y làm mi người choáng váng vì quá đột ngt và quá tr !

***

Trước "As New Coronavirus Spread, China’s Old Habits Delayed Fight" (Virus Corona mi lây lan vì thói quen trì hoãn c hu ca Trung Quc) do Chris Buckley và Steven Lee Myers thc hin, New York Times tng đăng mt bài bình lun của Nicholas Kristof (Coronavirus Spreads, and the World Pays for China’s Dictatorship - Lây nhim virus Corona, giá mà nhân loi phi tr cho đc tài Trung Quc) (2). Các s kin và nhân chng cho thy : Kim soát thông tin đ bo v s "n đnh chính trị" trong mt chế đ toàn tr, đc bit là t khi Trung Quc được đt dưới s lãnh đo ca Tp Cn Bình đã khiến c Trung Quc ln cng đng quc tế phi tr giá quá đt.

Đáng ngạc nhiên là bt k 2019 nCoV đang lây lan ti Vit Nam, h thng chính tr, hệ thống công quyn Vit Nam tiếp tc bt chước Trung Quc hành x y ht như thế. Khi phát hành Công văn s 267/BTTT-TTCS, B Thông tin và truyền thông ca Vit Nam nhn mnh, các yêu cu đi vi c h thng công quyn ln h thng truyn thông chính thc trong công văn va dn là theo chỉ đo ca Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam và Th tướng. Làm sao có th "hướng dn người dân nhn thc đy đ nguy cơ" mà… "không lo lắng" ?

Nếu h thng truyn thông chính thc "phải kim chng thông tin t các cơ quan chc năng khi khai thác thông tin t báo chí nước ngoài", trong khi các viên chức hu trách, đi din "các cơ quan chc năng" như B Y tế Vit Nam vn dõng dc khng đnh : Corona là bệnh lây lan hn chế (4) - bất kể trước đó bn tun, Trung Quc đã chính thc thông báo vi WHO v s xut hin ca đi dch mi và thi đim B Y tế Vit Nam tuyên b như thế (24/1), Trung Quc va cô lp Vũ Hán đ ngăn chn lây lan (23/1) - thì kiu hành x y làm sao có thể "nâng cao ý thức người dân tuân th các khuyến cáo, bin pháp ca cơ quan chc năng nhm hn chế s lây lan ca dch bnh" ?

Khi buộc báo chí "không sử dng ‘tít’ và ni dung bài nghi vn, suy đoán, gán ghép, liên h thiếu căn c, không đúng bn cht s vic", chỉ được loan báo "diễn biến tình hình dch bnh và các bin pháp phòng chng, ngăn chn lây lan dch bnh t ngun chính thc (ca Ban Ch đo Quc gia phòng, chng dch bnh viêm đường hô hp do chng mi ca virus Corona gây ra, ca B Y tế và các quan có thm quyn)" thì có xử lý nhng "cơ quan chc năng", lm dng tư cách "ngun chính thc", gieo r"nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên h thiếu căn c, không đúng bn cht s vic" như trường hp bà Cao Th Thu Thy Hi Phòng hay không ?

Ai chịu trách nhiệm khi da trên các "nguồn chính thc" từ "các cơ quan chc năng", hệ thng truyn thông chính thc loan báo rng rãi, bà Thy (vi đy đ các d kin cá nhân, k c đa ch cư trú) tuy b nghi nhim 2019 nCoV nhưng không hp tác, t tin ri phi trường Cát Bi v nhà (5) ? Sau khi bà Thy dùng facebook đ bch hóa bn cht s vic, UBND qun Lê Chân, thành ph Hi Phòng thay mt "các cơ quan chc năng" cp cho bà mt công văn, xác nhn tình trng sc khe ca bà bình thường, không phi vào bnh vin, ch cn tiếp tc theo dõi tình trng sc khe hàng ngày ti nhà trong vòng 14 ngày (6) đ bà t gii đc dư lun ?

Tiết l ca bà Thy - máy bay khi hành tr ba tiếng rưỡi, phi ch t 9 gi 15 ti đến 12 gi 45 sáng, không được ăn ung nên trên máy bay bị tt huyết áp, khi máy bay đáp xung phi trường Cát Bi, b đưa vào khu vc cách ly, ch tiếp t 2 gi 30 sáng đến 4 gi sáng ti nơi không giường, không mn, không được cho ăn ung, không có nhân viên y tế nào, kit sc, đành t tìm v nhà ngh ngơi (7) - chỉ ra mt s tht, "các cơ quan chc năng" ch trn an dân chúng bng các tuyên b ch không t chc phòng nga thích đáng. Ti sao nhng nơi vn được xem là có nguy cơ cao như sân bay li không có nhân viên y tế túc trc đ xác đnh, tiếp nhn nhng trường hp nghi b nhim dch, không có nhng phương tin ti thiu va giúp nhn din, va bo v nhng người b cách ly do nghi nhim dch ?

Chưa rõ vì sao bà Thy đc b tường thut v chuyn xy ra sân bay Cát Bi trên trang facebook ca bà (8). Trong bối cnh như hin nay, có th bà b các viên chc hu trách xem là "gây hoang mang trong dư lun xã hi v tình hình dch bnh", bị da sẽ "xử lý nghiêm vì vi phm v thông tin phòng, chng dch bnh" như Công văn s 267/BTTTT-TTCS đòi hi… Nếu h thng chính trị, h thng công quyn c tiếp tc hành x như vy thì làm sao có th nhn biết các khiếm khuyết ca hot đng phòng nga – x lý dch bnh đ điu chnh, làm sao có th đ kh năng đi phó khi dch bùng phát trên din rng vi s người nhim hoc bị nghi nhim dch đông hơn ?

***

Tòa án Tối cao ca Trung Quc đã gii tr trách nhim cho bác sĩ Li Wenliang và các đng nghip, khin trách công an thái quá trong vic "x lý" bác sĩ Li và bn bè ca ông song điu đó không th nào bù đp được nhng thit hại do tham vng duy trì s "n đnh chính tr" bng các điu đng toàn b h thng chính tr, h thng công quyn bưng bít thông tin như đã din ra Trung Quc. Tính đến 2/2, s người nhim 2019 nCov trên toàn thế gii đã tăng lên thành 14.564, trong đó tại Trung Quc là 14.407 người, riêng ti Vit Nam là 7 người. S người thit mng đã là 305, trong đó ti Trung Quc là 304 (nn nhân còn li là người Philippines).

Ngày 2/2, sau khi New York Times đăng "As New Coronavirus Spread, China’s Old Habits Delayed Fight", tờ Tui Tr đã dch li bài này và đt ta là "Bài hc chng dch t Trung Quc : Tr giá t nhng quyết đnh sai lm" (9). Cho dù nhng thông tin như thế hết sc cn thiết đ tt c các bên cùng t điu chnh trong phòng nga dch nhưng chúng trái với tinh thn Công văn s 267/BTTTT-TTCS. H thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam không nhng không thèm bn tâm đến hu qu ca bưng bít, đnh hướng thông tin mà trong nhn thc ca gii hu trách ti Vit Nam, công chúng không có quyn biết nhng thông tin như vy.

Thay vì cung cấp kp thi và đy đ thông tin chính xác như thiên h vn làm đ vô hiu hóa tác hi ca nhng "thông tin sai s tht", h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam đang n lc dn dt toàn dân theo "nguồn chính thc" của "các cơ quan chc năng", cho dù có không ít bằng chng chng t dường như "các cơ quan chc năng" thiếu đ th, t hiu biết, ý thc trách nhim, ln n lc, kh năng phòng nga dch và đc bit là thiếu lương thin. Bt chp hu qucả chính quyn cũng như dân chúng Trung Quc, rng hơn là nhân loi đang gánh chu, s "nh hưởng quan h đi ngoi"để đưa ra nhng ch đo như Công văn s 267/BTTTT-TTCS làm người ta kinh s !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 03/02/2020

Chú thích :

(1) http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Bao-chi-khong-dat-tit-va-noi-dung-suy-doan-thieu-can-cu-ve-virus-Corona/386313.vgp

(2) https://www.nytimes.com/2020/02/01/world/asia/china-coronavirus.html

(3)https://www.nytimes.com/2020/01/29/opinion/coronavirus-china-government.html

(4) https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/bo-y-te-corona-la-benh-lay-lan-han-che-4060948-v.html

(5) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/truy-tim-nu-hanh-khach-hai-phong-di-may-bay-tron-kiem-soat-virus-corona-612552.html

(6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1525565530927505&set=a.113802712103801&type=3&theater

(7) https://baotiengdan.com/2020/01/31/nu-benh-nhan-nghi-nhiem-vi-rut-corona-o-hai-phong-len-tieng/

(8) https://www.facebook.com/100004222176420/posts/1524972384320153/

(9) https://tuoitre.vn/bai-hoc-chong-dich-tu-trung-quoc-tra-gia-tu-nhung-quyet-dinh-sai-lam-20200202113728506.htm l

*******************

Virus corona : Việt Nam có thêm người nhiễm bệnh

Thanh Phương, Trương Hữu Khanh, RFI, 03/02/2020

Theo báo chí trong nước ngày 03/02/2020, Việt Nam vừa có thêm một trường hợp nhiễm virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp tính, nâng tổng số người nhiễm virus này lên 8 trường hợp.

corona1 (2)

Người dân tập thể dục buổi sáng bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm virus corona, Hà Nội, ngày 03/02/2020. Reuters/Kham

Theo thông báo của Bộ Y tế Việt Nam, ca nhiễm virus corona thứ 8 là một nữ công nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc và là một trong 8 người từ Vũ Hán trở về trên cùng một chuyến bay ngày 17/01, trong đó có 3 người được xác định là đã mắc bệnh viêm phổi cấp tính do virus corona và hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Khoa Nhiệt đới của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Hiện bệnh nhân thứ 8 đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh và trong tình trạng ổn định.

Như vậy đã 8 người bị nhiễm virus corona mới ở Việt Nam bao gồm hai cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi bệnh), 4 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán, 1 nhân viên lễ tân Việt Nam có tiếp xúc gần với hai cha con người Trung Quốc và 1 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán.

Thứ Bảy 01/02, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố dịch viêm phổi do virus corona mới gây ra ở Việt Nam. Thời điểm xảy ra dịch được xác định là ngày 23/01, tức là thời điểm phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam.

Trả lời RFI Việt ngữ, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1, giải thích về việc công bố dịch bệnh này :

Trương Hữu Khanh : "Theo luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của của Việt Nam thì có từng mức độ khác nhau. Nếu chỉ có một tỉnh có dịch thì tỉnh đó công bố, còn nếu số ca xảy ra ở ba tỉnh thì thủ tướng phải công bố, để các nguồn lực của toàn dân cũng như của tất cả các ngành cùng nhau tiến hành. Với việc công bố như vậy, chúng ta sẽ có thể huy động nhiều ngành hơn, có những tiêu chuẩn để các ngành đó làm việc, theo dõi, chứ chưa có một cái gì mãn tính, trầm trọng cả.

Với chỉ có 8 ca ở Việt Nam thì chưa phải là nhiều và khi công bố như vậy thì luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định rất rõ ai làm gì, ai làm gì, để mình sử dụng tất cả các hướng dẫn cho đồng điệu để làm sao khống chế bệnh.

RFI : Vậy thì đến mức độ nào, Việt Nam mới phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh do virus corona mới gây ra ?

Trương Hữu Khanh : Tình trạng khẩn cấp có nghĩa là khả năng lây ngoài cộng đồng rất là cao. Xét về mặt lây ở cộng đồng thì tình hình ở Việt Nam chưa là gì cả. Ví dụ như người con của bệnh nhân người Trung Quốc (cả hai đều đã khỏi bệnh), đúng ra là đã lây tại Việt Nam, nhưng từ đó đến nay, ở các khu vực Long An, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, không có một nguồn lây thêm ngoài cộng đồng nữa, chứng tỏ là người ta đã giám sát, khống chế rất tốt. Mình chỉ tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi nào trong nước đó dịch bệnh lây ngoài cộng đồng và lây hàng loạt, còn hiện nay chỉ là những ca lẻ tẻ và đã hơn 10 ngày rồi vẫn không thấy những ca mới".

Vietnam Airlines sẽ tạm ngưng các chuyến bay đến Hồng Kông và Macao

Chính phủ Hà Nội hôm thứ bảy cũng thông báo ngưng toàn bộ các chuyến chuyến bay đến và từ Trung Quốc, cũng như đến và từ Hồng Kông, Macao, Đài Loan.

Chính phủ Hà Nội hôm đó cũng thông báo ngưng toàn bộ các chuyến chuyến bay đến và từ Trung Quốc, cũng như đến và từ Hồng Kông, Macao, Đài Loan.

Theo hãng tin Reuters, sau đó, chính phủ Việt Nam đã rút lại lệnh cấm bay đối với Hồng Kông, Macao và Đài Loan. Vietnam Airlines cũng như Jetstar Pacific đã mở lại các chuyến bay đến 3 vùng lãnh thổ này kể từ ngày 02/02.

Tuy nhiên, riêng các chuyến bay Hà Nội - Hồng Kông và Hà Nội - Macao của Vietnam Airlines sẽ lại bị tạm ngưng kể từ ngày 05/02. Sau ngày 05/02, chuyến bay Sài Gòn - Hồng Kông vẫn được duy trì, nhưng có thể bị điều chỉnh tùy theo lượng khách.

Theo Taiwan News hôm 03/02, sở dĩ Việt Nam và trước đó là nước Ý đã bao gồm Đài Loan trong lệnh cấm bay, đó là vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi ra báo cáo về tình hình virus corona Vũ Hán đã xem Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Hôm 02/02, ngoại trưởng Đài Loan đã chỉ trích nặng nề WHO về việc này, đồng thời trách cứ Việt Nam và Ý đã dựa trên "thông tin sai lạc" của WHO để ra quyết định cấm bay đến Đài Loan.

Thanh Phương

****************

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đang ở đâu ?

Triệu Tử Long, VNTB, 03/02/2020

Cuối giờ chiều 2/2, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định cho tất cả học sinh các cấp được nghỉ học 1 tuần để phòng, tránh dịch bệnh do virus corona gây ra. Vấn đề đặt ra là trong thời gian cả hệ thống chính trị đang vào cuộc chống dịch này, thì Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đang ở đâu ?

corona2

Ai có quyền cho tất cả học sinh các cấp được nghỉ học 1 tuần để phòng, tránh dịch bệnh do virus corona gây ra ? UBND hay Thành ủy ? - Ảnh minh họa học sinh trong một lớp học đeo khẩu trang

Việc chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định cho phép học sinh nghỉ học là phù hợp với Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, và nghị định số 127 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đã được cụ thể hóa tại điều 4 của quyết định số 2071/QĐ-BGDDT ngày 16/6/2017 ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018.

Sở dĩ phải nêu cụ thể danh tánh của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân ở đây là vì sao ông đã chọn im lặng trong suốt thời gian qua để cho ông Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã im lặng trước phát biểu của cấp phó Nguyễn Văn Hiếu với báo chí.

"Chiều 2/2, ông Nguyễn Văn Hiếu – phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – khẳng định ngày mai (3/2) học sinh vẫn đi học bình thường. "Thành phố đã lập ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp thành phố, cấp sở, các trường, cũng như có kế hoạch sẵn sàng đối phó với dịch. Phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. Vì thế các trường vẫn mở cửa, đi học bình thường, dù là trường tư cũng không được tự ý cho học sinh nghỉ để phòng chống dịch bệnh. Tất cả phải theo lịch của sở", ông Hiếu nhấn mạnh" – bài báo trên Tuổi Trẻ có đoạn trích dẫn như vậy (1).

Trên báo Người Lao Động cũng trích đăng phát biểu của ông Nguyễn Văn Hiếu, "Lãnh đạo sở đang tiến hành trà soát và có biện pháp xử lý những trường tự ý cho nghỉ. Phụ huynh hãy cứ bình tĩnh cho con em đến trường, các trường đang thực hiện rất tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Học sinh chỉ được nghỉ khi có giấy khám sức khỏe của bệnh viện, trung tâm y tế theo quy định" – ông Hiếu khẳng định" (2).

Trên báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số phát hành trên phiên bản điện tử lúc 22g41, ngày 31/1/2020, có bài báo cho biết : "Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở cũng cho biết, chiều 31/1, tại cuộc họp với UBND thành phố, sở cũng lắng nghe ý kiến Sở Y tế và các ban ngành khác về dịch corona. "Những biện pháp phòng, chống dịch hiện nay cho thấy chúng ta phải sống chung với dịch. Do đó, sở vẫn cho học sinh đi học lại theo lịch đã dự kiến", ông Hiếu cho hay" (3).

Ông Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã im lặng trước những phát biểu kể ở trên của cấp phó Nguyễn Văn Hiếu. Điều đó cho thấy ông Lê Hồng Sơn đã đồng tình.

Cấp quản lý cao nhất của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng… im lặng trước cách nghĩ đầy quái dị, "Những biện pháp phòng, chống dịch hiện nay cho thấy chúng ta phải sống chung với dịch" mà ông Nguyễn Văn Hiếu đang ‘quán triệt’. Lưu ý, ông Nguyễn Thiện Nhân từng là phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, từng là bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, từng là phó Thủ tướng Chính phủ. Và trước khi quay trở lại Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Bí thư Thành ủy, ông Nguyễn Thiện Nhân là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 4.2, Hiến pháp 2013 ghi : "Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình".

Phải chăng ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đang ngần ngại "chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình" ?

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 03/02/2020

(1) https://tuoitre.vn/so-gd-dt-tp-hcm-ngay-mai-3/2/hoc-sinh-van-di-hoc-binh-thuong-20200202152330533.html

(2) https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/so-gd-dt-tp-hcm-cac-truong-khong-duoc-tu-y-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-20200202165506618.html

(3) https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/hoc-sinh-tphcm-di-hoc-binh-thuong-tu-ngay-32-886448.html

*******************

Bảo vệ con em thời dịch bệnh virus corona

Cao Nguyên, RFA, 03/02/2020,

Chiều tối ngày 2/2/2020, Văn phòng Chính Phủ bất ngờ phát đi công văn cho phép học sinh tất cả các cấp ở Việt Nam được nghỉ học thêm 1 tuần, từ ngày 3/2 cho đến khi có thông báo mới, để phòng tránh dịch bệnh do virus Corona.

corona3

Hình minh họa. Học sinh ở trường cấp 2 Định Công, Hà Nội đeo khẩu trang trong lớp học hôm 31/1/2020 AP

Trước đó vào chiều 1/2, Bộ Giáo dục và đào tạo đã gởi công văn xin Thủ tướng Chính cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non và học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tạm thời nghỉ học từ ngày 3/2 để bảo đảm sức khỏe cho người học, cán bộ, giáo viên.

Phản ứng trái chiều từ phụ huynh

Quyết định này nhận được sự ủng hộ của rất nhiều phụ huynh. Ông Công Vinh, từ Vũng Tàu nói với RFA rằng đây là một biện pháp tốt của Chính phủ và ông ủng hộ, sẵn sàng cho con mình nghỉ học ít nhất là 2 tuần, hoặc cho đến khi hết dịch.

Tuy nhiên, theo ông Vinh, việc ra quyết định sát giờ chót như vậy khiến cho nhiều gia đình rơi vào tình huống bất ngờ :

"Nó làm cho người dân khá bất ngờ và làm cho họ trở tay không kịp, vì nhiều đứa trẻ phải ở nhà trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm thì họ sẽ không biết gửi ở đâu, nên cuộc sống gia đình sẽ bị xáo trộn rất nhiều".

Một phụ huynh khác ở Thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu tên cũng nêu mối lo ngại khi học sinh được nghỉ mà người lớn vẫn phải đi làm :

"Trường cho nghỉ mà công ty vẫn đi làm thì ai chăm sóc bọn trẻ ? Cha mẹ phải mang theo con đi làm. Điều đó có nghĩa là rủi ro lây lan chỉ chuyển từ nhà trường sang sở làm".

corona4

Hình minh họa. Học sinh đeo khẩu trang trong lớp ở trường cấp 2 Định Công, Hà Nội hôm 31/1/2020 AP

Bà Trịnh Kim Tiến chia sẻ trên trang facebook cá nhân rằng đáng ra Chính phủ phải ra quyết định sớm hơn :

"Quyết định cho học sinh nghỉ học tạm thời trong mùa dịch với tôi có thể coi là một quyết định đúng đắn. Nhưng tôi cho quyết định này là khá chậm trễ. Những người làm chính sách phải quyết đoán, không thể chạy theo dư luận như câu chuyện "ở đây có bán cá tươi" được. Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, sức khỏe của công dân cần phải đặt lên trên hết. Nếu quyết định này được đưa ra sớm hơn chứ không phải sát giờ thì người dân sẽ sắp xếp công việc và gia đình họ ổn thoả hơn".

Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên, diễn giả của nhiều khóa học chia sẻ cách nuôi dạy con ở Việt Nam nói với RFA rằng bà đồng tình với chuyện phụ huynh cho con tạm nghỉ học vào thời điểm này để phòng tránh khả năng nhiễm bệnh. Trẻ em nghỉ học 1, 2 tuần không phải là chuyện quá lớn so với vấn đề về sức khoẻ của chúng. Học sinh có thể học bù sau, tự học ở nhà hoặc nhà trường nên dạy online cho các em :

"Nhà trường có thể yêu cầu thầy cô giáo lên mạng dạy học cho con nít. Phụ huynh có thể hùn tiền vào đóng tiền cho cô giáo dạy học cho con nít ở nhà, khỏi phải đến trường. Hoặc cô giáo có thể upload bài học lên youtube gởi cho học sinh coi rồi gởi bài tập qua email để khỏi phải đến trường. Đó là cũng là giải pháp rất tốt".

Biện pháp bảo vệ trẻ em trong bão dịch Corona

Theo thạc sĩ Trần Thị Ái Liên, về phương pháp để phòng tránh bệnh cho con trẻ cũng như ngăn chặn virus Corona lây lan, phụ huynh cần dạy con phải giữ gìn tay luôn sạch, rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang đúng cách khi ra đường, hạn chế chạm tay vào những vật mà nhiều người cầm nắm như tiền bạc, tay nắm cửa, không đưa tay bẩn lên mặt…

Ngoài ra, hiện nay Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc đang vào mùa lạnh, là điều kiện khiến trẻ rất dễ nhiễm cúm thông thường và cả dịch viêm phổi cấp Corona. Vì vậy, cha mẹ cần tránh để con bị nhiễm lạnh. Nên cho con mặc nhiều lớp áo mỏng để giữ ấm thay vì một chiếc áo dày, nếu con thấy nóng có thể cởi ra từng lớp cho đến khi dễ chịu hơn :

"Còn chuyện làm sao để khỏi lây lan thì mình phải dạy con mình cách phòng chống, phải giữ và rửa tay cho sạch, đeo khẩu trang, mang theo một chai nhỏ đựng cồn để sát trùng tay thường xuyên.

Những thứ mà người ta đụng vào nhiều như tiền, thanh cầu thang… Nói chung là trước khi nó đụng tay lên mặt thì phải lấy cồn tẩy tay đi rồi mới được đụng lên mặt.

Hiện nay đang là mùa lạnh thì có thể dễ bị nhiễm lạnh bình thường, sau đó nếu đụng con virus Corona thì cái đó nguy hiểm vô cùng. Cho nên phụ huynh phải giữ cho con mặc áo ấm nhưng nên sắm cho nó áo mỏng nhiều lắm lớp thay vì một cái áo ấm dày, để khi nó thấy nóng thì nó lột bớt một lớp cho đến khi nào dễ chịu, hơn là mặc một cái áo dày rồi đến khi nóng quá nó cởi ra rồi đến khi lạnh lại mặc vào thì thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột cũng dễ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm lạnh".

Một điều nữa mà bà Ái Liên cho là quan trọng không kém trong việc phòng chống nhiễm bệnh cho trẻ, đó là không để trẻ sống trong hoang mang, sợ hãi vì dịch bệnh. Vì vậy, phụ huynh cần phải nói chuyện với con cái về dịch bệnh đúng cách :

"Có hai chuyện quan trọng trong vấn đề này đó là bảo vệ con nít khỏi bị dịch và cũng bảo vệ nó khỏi bị sống trong sợ hãi. Con nít sống trong sợ hãi thì tổn hại tâm lí ảnh hưởng sau này rất là nhiều.

Phụ huynh phải nói chuyện với con. Nhưng nếu nói tiêu cực quá để con nít sống trong sợ hãi thì cũng là điều không tốt. Có nhiều phụ huynh sẽ nói là "làm như vậy sẽ chết" thì cái đó là quá nặng nề.

Khi phụ huynh nói chuyện với con thì chỉ nói là làm sao tự bảo vệ mình để khỏi bị lây vì nếu con bị lây thì sẽ lây lại cho cả nhà mình, làm cho dịch bệnh lan tràn như vậy thì sẽ không tốt. Còn cái cách không nên nói với con nít, mà rất nhiều người đã nói, như là "con làm như vậy là xấu lắm", "nếu làm như vậy thì sẽ bệnh, sẽ chết luôn" là những cách không nên nói với con nít".

Thay vì đe doạ về những điều tiêu cực có thể xảy ra, phụ huynh có thể khuyến khích để con hợp tác làm theo chỉ dẫn của cha mẹ :

"Thật ra cách nói chuyện với con nít cách để cho nó chịu làm theo đó là khuyến khích nó trở thành một người anh hùng ngăn chặn bệnh dịch lây lan chứ không phải một người tránh làm sao để cho mình không bị bệnh.

Trong chuyện này thay vì nói là "nếu con không mang khẩu trang thì con sẽ bị lây bệnh và con sẽ chết, bệnh viện sẽ không có chỗ để chữa cho con" thì có nghĩa là mình đang đe dọa. Nhưng thay vì vậy, mình nên khuyến khích nó trở thành một người anh hùng làm cho bệnh không lây lan. Mình nên nói rằng cách tốt nhất để bệnh dịch không lây lan là mình không phải là người đem bệnh đưa cho người khác. Nếu con bảo vệ được con có nghĩa là con bảo vệ được gia đình".

Đến ngày 3/2, trên cả nước có 50 tỉnh, thành phố tại Việt Nam quyết định cho học sinh nghỉ học. Đa số cho nghỉ học đến ngày 9/2 ; riêng Hà Tĩnh cho nghỉ từ ngày 4/2 đến khi có thông báo mới. Hai tỉnh Hải Dương và Quảng Bình cho học sinh nghỉ từ ngày 4/2 đến 11/2.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 03/02/2020

**************************

Virus corona : Đóng biên giới sẽ ảnh hưởng nặng đến kinh tế Việt Nam

Phạm Chi Lan, RFI, 03/02/2020

Dịch viêm phổi cấp tính do virus corona mới đã bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nếu Việt Nam buộc phải đi đến quyết định đóng cửa hoàn toàn biên giới với Trung Quốc, chắc chắn tác hại sẽ còn nặng nề hơn, bởi vì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế của nước láng giềng phía bắc. RFI Tiếng Việt phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ở Hà Nội.

corona5

Du khách đeo khẩu trang khi tham quan Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngày 31/01/2020. Reuters

Chuyên gia Phạm Chi Lan, Hà Nội

RFI : Kính chào bà Phạm Chi Lan, theo bà, trước tình hình dịch bệnh đang lan nhanh như vậy, Việt Nam có nên đóng cửa biên giới với Trung Quốc, như một số nước đã làm hay không ?

Phạm Chi Lan : Tôi nghĩ điều này sẽ tùy thuộc vào việc Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh ở nước họ như thế nào và các biện pháp phòng ngừa của Việt Nam chặt chẽ đến đâu. Hiện nay, số nước đóng cửa biên giới với Trung Quốc cũng còn rất ít và người Trung Quốc thì đang đi du lịch khắp nơi, chứ không phải chỉ ở những nước lân cận như Việt Nam.

Khả năng lây nhiễm sang Việt Nam có thể cao hơn các nước khác, bởi vì nước ta ở quá gần, người Trung Quốc đi lại Việt Nam khá dễ dàng. Chính phủ đã có biện pháp khẩn cấp là thành lập một ủy ban để chống dịch bệnh này, cũng như trước đây đã giải quyết dịch SARS từ Hồng Kông.

Nếu tình hình quá cần thiết thì chính phủ cũng sẽ phải đóng cửa biên giới thôi, bởi vì tính mạng của người dân Việt Nam vẫn là quan trọng hàng đầu. Cần phải tránh việc lây lan, và qua Việt Nam dịch bệnh có thể tiếp tục đi sang các nước khác nữa, cho nên, việc nghiêm túc bằng mọi cách để tránh dịch đó là điều hết sức cần thiết và Việt Nam sẵn sàng trả giá, kể cả về kinh tế và thương mại, nếu như cần phải thực hiện biện pháp quan trọng nhất và cũng khó nhất là đóng cửa biên giới với Trung Quốc.

Hiện nay, đã có một số địa phương tuyên bố không tiếp nhận du khách Trung Quốc nữa, như tại Lào Cai, Đà Nẵng, nơi có nhiều khách Trung Quốc đến. Tôi nghĩ đó là những bước đầu cần thiết, chứ còn đóng cửa biên giới hoàn toàn sẽ là biện pháp cao hơn và khó hơn rất nhiều. Tôi cũng mong là chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện được các biện pháp hết sức tích cực trong thời gian tới, với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân Việt Nam, tránh cho dịch bệnh tràn sang Việt Nam.

RFI : Liệu Việt Nam có đủ khả năng để đóng của hoàn toàn biên giới với Trung Quốc ? Đối với các cửa khẩu sân bay thì có thể dễ, nhưng đối với các cửa khẩu trên bộ thì liệu có thể ngăn chận được 100% ?

Phạm Chi Lan : Tôi nghĩ là ngăn chận được, bởi vì hiện nay các cửa khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc đều có các cơ quan liên quan làm việc ở đấy, kiểm soát người qua lại biên giới. Tất nhiên vẫn có những tuyến đường buôn bán hàng lậu ở biên giới, có những người chui lủi qua các đường rừng, đường ven rừng, đường khe núi, để mang hàng hóa sang. Những đường đó có thể là khó kiểm soát.

Nhưng nếu tăng cường kiểm soát thì có thể làm được, bởi vì người dân và chính quyền địa phương biết rõ có những ngõ ngách nào mà các nhóm buôn lậu thường lợi dụng để đi qua đi lại. Nhưng kiểm soát 100% thì cũng khó, vì có những người đã sang đây từ trước khi dịch bệnh được công bố ở Trung Quốc. Không thể kiểm soát được nguồn nhiễm bệnh mà họ đã có từ trước, khi họ đã qua đây rồi hoặc họ đã sang đây rồi quay trở lại Trung Quốc. Nhưng tôi cho là muốn kiểm soát thì vẫn có thể kiểm soát được.

RFI : Nếu chính phủ Việt Nam buộc phải đi đến quyết định đóng cửa hoàn toàn biên giới, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào, trước hết là đến du lịch và giao thương giữa hai nước ?

Phạm Chi Lan : Bị trở ngại đầu tiên chắc chắc là ngành du lịch, bởi vì hiện nay lượng du khách sang Việt Nam hàng năm chiếm đến 30-40% tổng số khách du lịch từ nước ngoài. Khách du lịch Trung Quốc đã là một nguồn rất lớn cho việc phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Có nhiều tour du lịch đã được đặt sẵn từ trước, bây giờ không nhận nữa và hợp đồng phải thay đổi, thì sẽ gây tổn hại cho các công ty du lịch Việt Nam, những cơ sở đã nhận hợp đồng tiếp nhận khách Trung Quốc.

Tôi mong là trong việc này Trung Quốc cũng sẽ có biện pháp ngăn chận người Trung Quốc đi các nơi, với khả năng mang theo dịch bệnh rất lớn và như vậy gây tổn hại cho nước chủ nhà tiếp nhận, ảnh hưởng đến cả uy tín của Trung Quốc trong việc không có những biện pháp ngăn chận cần thiết mà để nó lây sang các nước khác.

Về thương mại, khi ngành du lịch bị tác hại như vậy, các giao thương khác chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian nhất định, cho đến khi nào phía Trung Quốc ngăn chận được hoàn toàn dịch bệnh này, không để cho nó lây lan sang nữa. Việt Nam đang có quan hệ kinh tế rất nhiều mặt với Trung Quốc, đặc biệt là về thương mại, về nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguồn lây nhiễm cũng có thể là qua quan hệ giao thương, về xuất nhập khẩu, đầu tư, vì có những người vì công việc phải đi lại với nhau, chứ không chỉ có du khách.

Nhưng cho dù thế nào, cái giá phải trả cho tính mạng người dân thì không gì có thể tính được. Cho nên điều quan trọng nhất là phải làm sao chặn không để dịch bệnh xảy ra ở Việt Nam, ảnh hưởng đến người dân, bởi vì khi dịch bệnh xảy ra, cái giá phải trả về kinh tế, thương mại và các mặt khác sẽ còn cao hơn rất nhiều so với cái giá của việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc.

RFI : Trong trường hợp đóng cửa biên giới, thì lượng hàng theo lẽ xuất sang Trung Quốc sẽ bị ứ đọng lại. Chính phủ phải có biện pháp gì để giải quyết tình trạng đó, để nông dân và thương gia không bị thiệt hại quá nặng ?

Phạm Chi Lan : Hiện nay tôi chưa biết chính phủ chuẩn bị và tính đến các phương án nào, nhưng tôi tin là vào thời điểm như thế này thì bản thân các nhà kinh doanh hay những nhà sản xuất của Việt Nam cũng sẽ phải đủ tỉnh táo để thấy là tự họ phải chuẩn bị cho họ rồi.

Khi Việt Nam buộc phải đóng cửa biên giới thì việc làm ăn của họ chắc chắc bị ảnh hưởng, họ cũng phải sẵn sàng chịu và chuẩn bị cho các tình huống khác nhau, chứ không thể chỉ trông chờ hoàn toàn vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Với tính năng động vốn có của họ, các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm các thị trường khác thôi.

Thật ra, trong những năm vừa qua, trong quan hệ Việt-Trung, đã từng xảy ra những tình huống cũng phức tạp, ví dụ như khi tàu bè Trung Quốc vào khu vực bãi Tư Chính, hoặc là khi quan hệ hai nước căng lên, các nhà kinh doanh phải tính các con đường để có thể xuất hàng của họ đi nơi khác, nếu Trung Quốc không mua, hoặc nhập khẩu từ các đường khác, nếu Trung Quốc không bán.

Tác hại đến du lịch

Như chuyên gia Phạm Chi Lan đã nói ở trên, ngành bị tác hại đầu tiên do dịch viêm phổi Vũ Hán dĩ nhiên là du lịch, vì Trung Quốc đã ra lệnh ngưng mọi chuyến du lịch theo đoàn cả ở trong nước cũng như đi đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. Ngược lại, chính phủ Hà Nội cũng đã tạm ngừng các hoạt động đưa tour du lịch qua lại giữa hai bên.

Ngoài ra, ngày 30/01, Cục Hàng Không Việt Nam đã yêu cầu các hãng hàng không tạm ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch viêm phổi Vũ Hán đến Việt Nam. Bộ Giao thông và vận tải cũng đã ban hành chỉ thị tạm thời ngừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch virus corona của Trung Quốc và ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch đến Việt Nam. Vietnam Airlines và Jetstar Pacific vừa cho biết sẽ tạm ngừng khai thác nhiều đường bay giữa Việt Nam và các điểm của Trung Quốc kể từ 04/02. Riêng hãng Vietjet ngày thông báo tạm dừng bay đến Trung Quốc từ ngày 01/02.

Trong khi đó chính quyền các tỉnh biên giới phía bắc đang siết chặt kiểm soát ở các cửa khẩu. Lạng Sơn tạm dừng thông quan hàng hóa tại nhiều cửa khẩu. Quảng Ninh đã cấm người qua lại và tạm thời đóng cửa tất cả các đường mòn, lối mở biên giới ở tỉnh này, đồng thời giám sát chặt chẽ người qua lại các cửa khẩu của tỉnh.

Thanh Phương thực hiện

Nguồn : RFI, 03/02/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Thanh Phương, Trương Hữu Khanh, Triệu Tử Long, Cao Nguyên, Phạm Chi Lan
Read 653 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)