Nếu những diễn biến gần đây cho thấy Biển Đông sẽ vẫn là một điểm nóng của năm. Thì dó hai điều când được quan tâm đặc biệt. Đầu tiên là tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Biển Đông trong nhiều ưu tiên chính sách đối nội và đối ngoại. Thứ hai là mức độ mà các nước láng giềng ven biển sẽ phản đối các hành động và đề xuất của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, và họ sẽ có thể sử dụng những công cụ nào.
Ở Biển Đông, bất cân xứng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á không chỉ tồn tại về khả năng, mà còn về tầm quan trọng của các tranh chấp.
Ngoại trừ trong quá trình đệ trình trọng tài của Philippines đối với các yêu sách lịch sử của Trung Quốc vào năm 2013 và Tòa án Hague 2016, Biển Đông chưa bao giờ chiếm vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, trước những cải cách kinh tế, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, nhiệm kỳ mới của Tổng thống Thái Anh Văn (Đài Loan), các phản đối chính sách an ninh ở Tân Cương, cạnh tranh thương mại và siêu quyền với Hoa Kỳ, và cuộc khủng hoảng virus corona chủng mới hiện đang diễn ra,…
Sự bất cân xứng này có thể kích thích sự sẵn sàng của những nhóm yêu sách lớn nhất thừa nhận và đàm phán với các tranh chấp khác. Điều này rất phù hợp với ý định đã nêu của Trung Quốc nhằm thiết lập mối quan hệ láng giềng tốt và giải quyết các vấn đề giữa các bên yêu sách mà không có sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài (như Mỹ).
Đồng thời, các bên yêu sách khác rất coi trọng tranh chấp, điều đó có nghĩa là họ sẽ dùng các biện pháp phòng vệ, ngoại giao và biện pháp pháp lý rộng lớn để bảo vệ lợi ích của họ. Chẳng hạn, Việt Nam đã kết thúc Hội nghị thường niên Biển Đông lần thứ 11 tại Học viện Ngoại giao vào tháng 11 năm 2019, thu hút các chuyên gia trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, xu hướng chống lại cuộc xâm lược của Trung Quốc thường là một trở ngại. Bản chất của mối đe dọa gây ra bởi các hành động của Trung Quốc và mức độ quan hệ kinh tế với Trung Quốc là các biến quan trọng cần xem xét ở đây.
Nhưng việc chống lại các sự bành trướng của Trung Quốc có xu hướng khi mạnh khi yếu, và với cách tiếp cận khác nhau giữa các bên yêu sách. Mối đe dọa do các hành động của Trung Quốc gây ra và mức độ quan hệ kinh tế với Trung Quốc là các điều quan trọng cần xem xét ở đây.
Việt Nam mất Hoàng Sa vào năm 1974 và Đá Gạc ma năm 1988. Việt Nam luôn đứng trước những lựa chọn khó khăn nhất. Hà Nội có thể sử dụng các phương tiện pháp lý và các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là Hà Nội là quốc gia chủ trì ASEAN năm nay và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (2020-2021), những điều này sẽ đa dạng hóa công cụ chống lại Trung Quốc của Hà Nội.
Trong khi đó, Philippines đã có đường lối cứng rắn sau khi mất rạn san hô Devil năm 1995 và mất quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough vào năm 2012.
Vụ việc đầu tiên đã thúc đẩy Philippines hiện đại hóa lực lượng vũ trang (1995) và cuối cùng đã ký Hiệp ước quân sự (1999) với đồng minh lâu đời là Hoa Kỳ.
Vụ việc thứ hai đã buộc nước này phải thách thức về mặt pháp lý các yêu sách quá mức của Trung Quốc (2013) và, thông qua Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (2014), cho phép các lực lượng Hoa Kỳ thay phiên hiện diện tại các địa điểm được hai bên thống nhất trên toàn quốc.
Năm ngoái, Manila cũng đãxem xét lại Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines. Tuy nhiên việc bãi bỏ Thoả thuận Tham gia quân sự gần đây của Manila có thể làm suy yếu giá trị của liên minh tại thời điểm Trung Quốc hiện diện ngày càng tăng trong vùng biển tranh chấp.
Malaysia và Brunei cách xa Trung Quốc và từ lâu đã theo đuổi ngoại giao thầm lặng. Nhưng khi các tiền đồn của Trung Quốc hiện cho phép các đội tàu đánh cá xa bờ và tuần tra thường xuyên vùng biển phía nam, cuối cùng hai quốc gia này có thể điều chỉnh lại các chiến lược của họ. Phản ứng cứng rắn của Indonesia gần đây trước việc Bắc Kinh ngang nhiên đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của họ, và lập trường mạnh mẽ của họ ở Natunas đã làm đảo lộn mối quan hệ với Trung Quốc và với các nước láng giềng ASEAN như Việt Nam. Kết quả là, sự ngang ngược của Trung Quốc và phản ứng từ những nước yêu sách nhỏ hơn đã tạo ra những xung đột tiềm tàng.
Ngoài ra, để có được tính hợp pháp, các bên yêu sách nhỏ hơn đã kết hợp các yêu sách hàng hải của họ với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Malaysia đã đệ trình một yêu sách thềm lục địa mở rộng (ECS) thứ hai ở Biển Đông vào tháng 12 năm ngoái. Trước đó, Việt Nam và Malaysia đã cùng nộp đơn yêu cầu ECS vào năm 2009, một động thái buộc Bắc Kinh phải chính thức làm rõ yêu sách đòi hỏi chín đoạn của mình. Trong khi đó, Philippines và Indonesia đã phê chuẩn thỏa thuận phân định biên giới trên biển đầu tiên vào năm ngoái. Những nền tảng pháp lý này có thể gây áp lực lên Bắc Kinh khi tuyên bố rằng các yêu sách của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này đặc biệt đúng sau khi phán quyết trọng tài năm 2016 vô hiệu hoá tuyên bố Trung Quốc về "quyền lịch sử" và phán quyết đưa ra cho thấy, tất cả các chức năng của Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Những nhóm nước yêu sách khác có thể tiếp tục theo đuổi đệ trình ECS và phân định vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông.
Các bên yêu sách Đông Nam Á cũng sẽ phản đối đề xuất của Trung Quốc về việc phá vỡ các liên hệ an ninh và khai thác, thăm đo năng lượng ngoài khơi với các nước khác ở Biển Đông. Malaysia và Việt Nam 2019 ấn hành Sách trắng quốc phòng đều thừa nhận nền tảng cạnh tranh quyền lực lớn. Một mặt, Hà Nội đã bổ sung những cảnh báo mới cho chính sách quốc phòng của mình, bày tỏ sẵn sàng phát triển quan hệ quân sự với các nước khác, trong khi vẫn tuân thủ bốn chính sách bốn không. Đây là một sự khởi đầu lớn từ tư duy chiến lược của Việt Nam và cho thấy các hành động của Trung Quốc đã đóng góp bao nhiêu cho sự thay đổi này.
Liên quan đến nguồn khí ở Biển Đông, các bên yêu sách ở Đông Nam Á đã từ chối yêu cầu của Trung Quốc chấm dứt hợp đồng với các công ty nước ngoài, vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhà đầu tư. Chẳng hạn, mặc dù Việt Nam buộc phải đình chỉ hoạt động của công ty Repsol của Tây Ban Nha vào năm 2017 và 2018, nhưng Việt Nam khuyến khích các công ty năng lượng ở Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông. Philippines cũng gợi ý rằng họ sẽ chào đón Rosneft, một công ty năng lượng của Nga, tham gia vào các dự án dầu khí của nước này. Cũng có tin nói rằng, việc các nhà đầu tư phương Tây rút khỏi các dự án ngoài khơi ở Biển Đông có thể khiến các nước láng giềng của Bắc Kinh có rất ít lựa chọn và từ đó thúc đẩy mô hình phát triển chung được đề xuất của Bắc Kinh. Ví dụ, việc Chevron (Mỹ) rút khỏi Malampaya, mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Philippines ở Biển Đông và việc mua lại cổ phần của Tập đoàn Udenna có thể mở đường cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc mua lại vốn chủ sở hữu. Luzon cung cấp tới 40% điện năng cho Manila. Năm ngoái, Phoenix Oil, một trong những công ty của Udenna, đã ký một thỏa thuận với công ty nhà nước Trung Quốc để phát triển một nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Cũng có tin đồn rằng việc Exxon Mobil rút khỏi Dự án Cá voi xanh Việt Nam là một phần trong nỗ lực thoái vốn của công ty.
Tóm lại, bất chấp những nỗ lực song phương và khu vực trong quản lý tranh chấp và xây dựng lòng tin, tầm quan trọng của các bên tranh chấp đối với tranh chấp Biển Đông và mức độ họ sẽ chống lại sự ép buộc sẽ báo hiệu sự hỗn loạn của Biển Đông vào năm 2020.
Lucio Blanco Pitlo III
Nguyên tác : Prospects For The South China Sea In 2020 – Analysis, EurasiaReview, 15/02/2020
Diễm My dịch
Nguồn : VNTB, 19/02/2020