Từ tháng 7/2017, Việt Nam đã "tốt nghiệp IDA", nghĩa là dừng nhận IDA từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc Worldbank. Việt Nam đã chuyển từ vay IDA của World Bank với mức lãi suất bằng 0% cộng với phí dịch vụ, sang vay từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) – một đơn vị trực thuộc World Bank.
Ngày 10/2, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) có thông báo chính quyền Hoa Kỳ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất
Giờ là năm 2020. Ngày 10/2, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) có thông báo chính quyền Hoa Kỳ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất, để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của chính quyền Tổng thống Donald Trump, về việc liệu những quốc gia này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp của Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu công bằng hay không.
Danh sách các nước bị Mỹ xóa bỏ ưu đãi đặc biệt gồm có Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đoàn Khắc Việt lên tiếng hôm 20/2, rằng, "Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá tác động của việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong luật chống trợ cấp của Hoa Kỳ, đồng thời duy trì đối thoại, phối hợp với phía Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, mang lại lợi ích cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ".
Một phát biểu với ngôn ngữ ngoại giao đã giúp tránh được việc đề cập trực diện tin tức từ USTR, là sắp tới đây những ưu đãi mà Việt Nam mất đi khi bị Mỹ loại khỏi danh sách quốc gia đang phát triển, sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng và duy trì sự ổn định của các hoạt động giao thương và có thể là cả chính trị tại Việt Nam.
Về chế độ tối huệ quốc – tức là những ưu đãi mà Mỹ dành cho các nước đang hay chưa phát triển để vươn lên vượt qua nghèo đói, lâu nay nhà hoạch định chính sách nào cũng hiểu đây không phải là sự hỗ trợ có tính chất nhân đạo, mà là một yêu cầu đáp ứng sự phát triển chung. Chính sự phát triển chung ấy cũng thúc đẩy nước Mỹ phát triển. Theo đó, cả thế giới sẽ phát triển theo một hệ sinh thái chung, một quy luật là mọi người đều được hưởng lợi, có quyền phát triển và phải có trật tự.
Thật đáng tiếc Việt Nam gần như lại cố đi tìm một hướng đi khác, với chủ thuyết được nhắc đến ở hầu hết văn kiện của đảng cộng sản Việt Nam, đó là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với thực tế chưa có một hệ sinh thái chung nào ở đây.
Một góc nhìn khác, sở dĩ mà lâu nay những nhà kỹ trị của đảng cộng sản vẫn bảo thủ với quan điểm xây dựng một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, và tin rằng họ đang thành công, vì có yếu tố của cách đánh giá mà WTO dành cho Việt Nam là quốc gia đang phát triển.
Với cách đánh giá đó của WTO và của Hoa Kỳ cho thấy ưu tiên, ưu đãi mang tính chất chia sẻ, tính xã hội nhiều hơn kinh tế, nếu khai thác thái quá sẽ vi phạm quy luật kinh tế, vi phạm nền tảng của sự phát triển. Một khi chế độ tối huệ quốc đã bị nhiều nước khai thác, lợi dụng quá đà nên ông Trump muốn xóa bỏ những ưu đãi này, bởi chính sự lạm dụng ưu đãi đã kìm hãm sự phát triển. Sau khi bị xóa bỏ ưu đãi, các nước kém phát triển sẽ phải tự mình nỗ lực, không ỷ lại vào các ưu tiên, ưu đãi.
Hiện tại thì cả thế giới đang chuyển động theo một quy tắc mới, nên Việt Nam dù duy ý chí đến đâu, dù kiên trì sự bảo thủ về thể chế chính trị đến đâu đi nữa thì cũng không thể hành động như cũ, và các mối quan hệ trong nước cũng như trên thế giới phải thay đổi cơ bản để có thể tham gia sân chơi toàn cầu một cách sòng phẳng trong thời gian tới.
Nói một cách khác, Việt Nam không thể cứ mãi ‘ăn mày’ vào lòng từ tâm của thế giới.
Lynn Huỳnh
Nguồn : 22/02/2020