Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

29/03/2020

Xuất khẩu gạo : tranh chấp công khai trong nội bộ Đảng cộng sản

Nhiều tác giả

Cấm xuất khẩu gạo : vì an ninh lương thực hay vổ béo cho ai đó ?

Gió Bấc, RFA, 28/03/2020

Ngay trong cao điểm đại dịch virus Vũ Hán, dư luận Việt Nam lại bùng vỡ vì cuộc tranh luận cấm hay cho xuất khẩu gạo. Điều quái là là thái độ bất nhất của Bộ Công thương, ngày 23/3 đề xuất cấm xuất khẩu gạo Chính phủ có công văn hỏa tốc chuẩn y. Ngày hôm sau Bộ lại có công văn hỏa tốc đề nghị dừng cấm để rà soát lại nguồn lương thực, báo hại Chính phủ phải ra tiếp công văn hỏa tốc… ngừng cấm.

gao1

Trong cao điểm đại dịch virus Vũ Hán, dư luận Việt Nam lại bùng vỡ vì cuộc tranh luận cấm hay cho xuất khẩu gạo.

Cấm, cho theo sự rỉ tai ?

Mãi đến chiều ngày 26/3, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh mới triệu tập họp khẩn về việc kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo (1). Điều này cho thấy cả hai đề xuất, cấm cho trước đó chỉ do tác động nào đó, từ phía ai đó chứ không phải là kết quả của việc quản lý điều hành.

Vấn đề là ai tác động ? Vì sao cấm cấm cho cho lẩn quẩn ? Cho xuất khẩu gạo có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực hay không ? Báo chí lề phải và mạng xã hội đều chia hai phe tranh luận nhau nảy lửa.

Vào thời điểm này, các tỉnh trong điểm lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long có thông tin Trung Quốc nhập gạo Việt Nam gấp 6 lần năm trước, giá gạo xuất khẩu tăng, nông dân bán tại ruộng cũng tăng giá từ 25 - 30% nên có hy vọng mất mùa nhưng trúng giá dù mức giá tăng cũng không cao lắm. Nông dân mừng chưa kịp no thì trên báo chí có luồng thông tin cảnh báo hốt hoảng, Trung Quốc mua gom gạo, tăng lượng nhập gạo Việt Nam lên 600% so với năm trước. Xuất gạo cho Trung Quốc ngay lúc Miền Tây hạn mặn gây mất an toàn lương thực.

Thực tế miền Tây đang hạn mặn nặng nề, an ninh lương thực là chuyện sống còn của mọi người, dấu ấn chạy gạo ăn đong phân phối theo tiêu chuẩn và ăn độn bo bo thời bao cấp, lại thêm yếu tố nhạy cảm Trung Quốc nên thông tin này đã gây hiệu ứng đồng tình mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Nhiều người rộ lên phản đối chính phủ cho xuất khẩu gạo rất gay gắt.

Trong phiên họp ngày 23/3, có sự tham dự của hai Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, miền Nam, Bộ Công thương, Chính phủ đã đồng ý cấm xuất khẩu gạo. Ngay lập tức, trên thi trường lúa rớt giá từ 200 đến 500 đồng một ký. Nông dân Miền Tây rơi vào điệp khúc đau thương "được mùa mất giá".

Tăng 600% chỉ là 60.000 tấn

Ngược lại với luồng ý kiến lo ngại chung chung về mất an ninh lương thực thì những người am hiểu, gắn bó với sản xuất kinh doanh lương thực ở miền Nam lại ủng hộ việc cho xuất khẩu gạo và khẳng định có lợi cho nông dân mà không ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực. Bà Vũ Kim Hạnh, cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ hiên là Chủ tịch Trung Tâm Nghiên cứu kinh doanh và hổ trợ doanh nghiệp (BSA) có mối liên hệ mật thiết với các tỉnh miền Tây đã viết nhiều bài trên fb cá nhân ủng hộ xuất khẩu gạo. Về vấn đề việc Trung Quốc tăng mua gạo và an ninh lương thực bà Kim Hạnh phân tích rất cụ thể "Con số 600% quá ấn tượng nhưng xem kỹ số liệu xuất nhập khẩu gần đây sẽ thấy : con số 600% không có ý nghĩa thực tế bao nhiêu. Vì sao ? Vì trước đây, mỗi năm Trung Quốc nhập đến 40% tổng lượng nhập gạo Việt thì cuối năm 2019, Trung Quốc chỉ còn nhập khẩu gạo Việt Nam một tỉ lệ cực thấp : 8% tổng nhập khẩu của họ, thậm chí tháng 1/2020 tỉ lệ này còn rớt nữa, chỉ còn 5,49%. Vậy nếu họ tăng nhập 600% thì chỉ là : hơn 66.000 tấn với giá trị tương đương 37 triệu USD" (2).

Cũng cùng quan điểm này, nhóm Báo Sạch của các nhà báo độc lập đã đăng bài "Trung Quốc mua gạo tăng đột biến 600% : tưởng nhiều hóa… không nhiều lắm" trên fb cho rằng : 

"Theo Tổng cục Hải quan năm 2019 Việt Nam xuất khẩu 6,4 triệu tấn gạo "Thống kê 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đột nhiên tăng mua 595% về lượng và 724% về kim ngạch so với 2 tháng năm 2018.

Sản lượng mua 2 tháng của Trung Quốc là 66.000 tấn và kim ngạch đạt 37 triệu USD. Nếu so ra tổng sản lượng xuất khẩu Việt Nam hằng năm thì lượng gạo Trung Quốc mua 2 tháng chỉ bằng khoảng 1%.

Việc báo chí trong và ngoài nước giật tít Trung Quốc tăng đột biến 700% nhưng không đưa ra con số đối chiếu so sánh dễ gây cảm giác Trung Quốc sẽ mua sạch gạo Việt Nam do mới bị đại dịch" (3).

Hạn mặn ở Miền Tây có ảnh hưởng sản lượng lúa ?

Phía ý kiến đề nghị cấm xuất khẩu gạo có lo lắng rất thời sự về hạn mặn ở miền Tây ảnh hưởng đến sản lượng lúa. Tuy nhiên những người miền Tây, am hiểu miền Tây hoàn giải thích rất rỏ về đất đai vùng này. Fb là kỹ sư nông nghiệp nhiều năm kinh nghiệm đã viết "Vùng bị hạn mặn nằm khu vực ven biển của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần của tỉnh Kiên Giang. Và, đến mùa nầy, KHÔNG ai trồng lúa cả, vậy vấn đề hạn và mặn có liên quan gì đến an toàn lương thực hay thậm chí sẽ đói ?

Hiện nay, lúa Đông Xuân đang vào lúc thu hoạch rộ ở vùng chính của sản xuất lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đó là vùng phù sa ngọt, của khu vực Tứ Giác Long Xuyên, của vùng Đồng Tháp Mười... Và, một số lớn nơi, nông dân đã sạ lúa được 10, 15 ngày rồi.

Lúa Đông Xuân chất lượng gạo tốt, năm nay lại trúng mùa, năng suất trung bình 7-8 tấn/ha, có nơi như ở Kiên Lương, Kiên Giang, năng suất đạt 11 tấn/ha trên giống lúa Nhật. Nếu không cho xuất khẩu, lượng lúa vụ nầy và sản lượng lúa vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu sắp tới tích trữ ở đâu và để làm gì ?".

Chị Hồ Phương Trinh một phụ nữ miền Tây cũng viết "Từ Cái Mơn ngược sông Tiền thì tới Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự. Ba thị xã Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp, nước mặn chưa xâm nhập tới.

Phía sông Hậu thì từ cửa sông là tỉnh Sóc Trăng, ngược lên là Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc. Nước mặn chỉ "chạy" lên chưa tới Cần Thơ.

Tóm lại là An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh xa biển, hồi xưa có mùa nước nổi, chuyên trồng lúa. Ngày nay nước nổi không còn, đất đang dần bạc màu, nước mặn chưa xâm nhập tới nhưng tương lai chưa biết ra sao. Làm lúa có trúng mùa như trước hay không thì... hên xui !" (4).

An ninh lương thực - Chuyên lo bò trắng răng !

Đứng về góc độ sản xuất, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho hay, vụ Đông Xuân hiện đang thu hoạch, trúng mùa, với hơn 1,5 triệu ha thì dự tính được từ 5,3 - 5,5 triệu tấn gạo. Trước sự đặt hàng của Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã khiến giá gạo lên từng ngày. Vậy nên cần tiếp tục xuất khẩu gạo để nông dân có dịp hưởng lợi, có kinh tế khá hơn.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói : "Những người thu hoạch vụ Đông Xuân ở tháng 1, tháng 2 vừa qua đã gieo sạ vụ lúa mới rồi, tháng 5 tới sẽ thu hoạch. Vì vậy, mình chỉ cần chừa đủ lượng gạo khoảng 1,5 triệu tấn để 2 tháng tiếp theo cho dân trong nước, tức chừa đủ lượng gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Còn lại khoảng 4 triệu tấn để xuất khẩu, tội tình gì mình phải để lại, không có lý do gì để giữ lại hết".

"Vấn đề an ninh lương thực không phải là vấn đề lớn, tại vì sản xuất lúa ở Việt Nam khác hơn các nước khác, chỉ có 3 tháng là có 1 vụ lúa mới và 1 vụ lúa của mình đã dư sức nuôi cả nước. Lương thực của mình không bao giờ "bị kẹt" bởi vì giống lúa sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long là ngắn ngày, có những giống chỉ 85 ngày thôi đã thu hoạch. Ngoài ra, thời tiết cũng đang thuận lợi cho vùng nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển trồng lúa" (5).

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đưa tin về Hội nghị trực tuyến Tổng kết sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu và thu đông khu vực Nam bộ diễn ra vào hôm 27/3 đã tổng kết : "sau khi trừ đi phần nhu cầu tiêu dùng trong nước là 29,96 triệu tấn lúa, tương đương gần 19 triệu tấn gạo, thì phần còn dư có thể phục vụ cho xuất khẩu là 13,54 triệu tấn lúa hàng hóa, tương đương hơn 8 triệu tấn gạo.

Trong khi đó, dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt 6,5-6,7 triệu tấn, tức vẫn thấp hơn con số hơn 8 triệu tấn gạo có thể phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu" (6).

Như vậy, việc xuất khẩu gạo trong phạm vi 8 triệu tấn/năm và ngay trong vụ Đông Xuân này có thể xuất ngay 4,5 triệu tấn không liên quan đến an ninh lương thực.

Cấm xuất khẩu gạo nông dân chết đứng !

Facebooker Hồ Phương Trinh khẳng định : "Trong thời điểm này nông dân đang thu hoạch lúa Đông Xuân, nếu lịnh cấm xuất khẩu ban ra thì thương lái sẽ ép giá xuống vì lý do không xuất khẩu được, nông dân chết trước. Nông dân đa số là vay mượn mua phân thuốc vật tư, tới mùa là bán lúa trả nợ, lời nhiêu ăn nhiêu đợi mùa sau. Muốn trữ lúa cũng không có vốn mà trữ, rồi kho trữ (là bồ lúa thôi, nói kho cho sang !), làm sao giữ phẩm chất lúa, chống chuột bọ sâu mọt, rồi vận chuyển v.v. nhiêu khê không khả thi với nông dân. Chỉ có cách duy nhất là bán liền tại ruộng".

Kỷ sư đại học Cần Thơ cũng viết : "Giá lúa tại ruộng hiện nay từ 5.700 đ - 5.900 đ/kg so với 4.200 - 4.500 đ/kg trước đây, tại sao không cho xuất khẩu ? Tại sao nhân danh "an toàn lương thực" để ép nông dân như cái Hiệp hội Lương thực Việt Nam luôn ép nông dân ? Ông Phúc thủ tướng có biết gì về cây lúa chăng, các quan lại quanh ông có biết chút gì về sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chăng hay các ông có mưu đồ nào tiếp theo việc cấm xuất khẩu gạo ?".

Báo VnExpress ngày 27/3 đưa thông tin hàng trăm nghìn tấn lúa của nông dân các tỉnh miền Tây khả năng bí đầu ra khi thương lái tạm ngưng mua. Giá sẽ rớt mạnh nếu không được xuất khẩu.

Báo dẩn lời lão nông Lê Văn Lam ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, 69 tuổi 50 năm gắn bó với cây lúa cho biết, vụ Đông Xuân nông dân làm giống chất lượng cao, lúa thơm đạt năng suất trên 7 tấn mỗi ha. Hơn tháng qua, giá lúa các loại liên tục nhích lên, khoảng một tuần trước đạt đỉnh 5.700-6.300 đồng, riêng nếp 7.200 đồng mỗi kg.

Mức giá này cao nhất mấy năm qua, nông dân Đồng Tháp Mười có lời 2-3 triệu đồng mỗi công ruộng. Tuy nhiên, ông cho biết mấy ngày qua có thông tin chưa rõ ràng liên quan việc tạm ngưng xuất khẩu gạo, giá lúa bất ngờ giảm 300-500 đồng một kg và không có người mua. "Nếu làm ra lúa gạo mà không bán được dẫn đến thua lỗ thì vụ Hè Thu tới nhiều khả năng gia đình tôi sẽ bỏ trống 30 ha đất" (8).

Lở ký bán giá thấp, cấm xuất để ép giá nông dân

Theo cơ chế kinh tế quốc doanh là chủ đạo, hàng chục năm qua hai Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam có toàn quyền thao túng thị trường xuất khẩu gạo. Lãnh đạo các Tổng công ty này là các quan chức có quan hệ thân hữu chằng chịt với các bộ ngành nên việc loby để chính phủ quyết định xuất nhập lúc nào, mặt hàng nào dễ dàng như lấy tiền trong túi

Nhóm Báo Sách dã chỉ đích danh kẻ thủ lợi trong màn kịch dựng lên con ngáo ộp "An ninh lương thực" để cấm xuất khẩu gạo chính là hai Tổng công ty này.

Năm 2019, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) lời phỏng tay khi "làm giá" với nông dân trong nước chỉ 4.200 đồng/kg lúa 504. Nông dân rơi nước mắt bán lúa để trả nợ ngân hàng.

Lúc đó, Vinafood 1 bán gạo cho Cuba, Malaysia giá khoảng 355 USD/tấn. Lời ngon, Vinafood 1 không hề tăng giá cho nông dân trong nước (cho xứng với cái giá 355 USD/tấn) mà lại tiếp tục hạ giá cho phía nước ngoài, từ 355 còn khoảng 338 hay 335 USD/tấn.

Biết chắc năm 2020 nông dân làm ra sẽ không ai mua, Vinafood 1 "đón gió", ký với nước ngoài hợp đồng 490.000 tấn, có thể "đè" được nông dân với giá rẻ mạt như 2019.

Ai dè nông dân vì lỗ quá, năm nay chuyển qua trồng gạo thơm. Diện tích 504 năm nay giảm sâu. Rồi ảnh hưởng dịch bệnh, lúa Campuchia không về được, nên các "ông kẹ" xuất khẩu phải tranh nhau mua để thực hiện hợp đồng.

Kết quả, giá lúa tươi 504 hiện nay lên tới 5.100 - 5.300 đồng/kg, quy gạo phải 380 USD/tấn.

Chỉ riêng Vinafood 1, nếu thực hiện hợp đồng với nước ngoài sẽ lỗ sơ sơ... 400 tỷ đồng ! Và nếu để thị trường tự do đúng nghĩa, năm nay nông dân trồng 504 sẽ bù lỗ được cho năm ngoái, và giá gạo sẽ lên đúng với vị trí của nó (9).

Theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh, từ nguồn thông tin không chính thức, sau khi bị lộ tẩy chiêu bài cấm xuất khẩu gạo để bảo đảm An ninh lương thưc, họ đã chạy được ý kiến "chỉ đạo không xuất loại gạo 504. Tên đầy đủ của loại gạo này là IR50404, là loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc tính cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo rất kém. Người nông dân trồng để bán chứ họ cũng không ăn loại này. Giá bán loại này trên thị trường đang ở mức 400 USD/tấn. Thế nhưng, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đã "lỡ" ký với Cuba giá 365 USD/tấn, với Malaysia giá còn rẻ mạt hơn, 334 USD/tấn".

Chiêu trò này hoàn toàn không mới, năm 2008, cũng bối cảnh tương tự, vì lợi ích cục bộ, người ta cũng dựng lên nỗi lo ảnh hưởng an ninh lương thực để chính phủ cấm xuất khẩu gạo ngay lúc giá gạo thị trường thế giới lên cao làm đất nước thiệt hại hàng trăm triệu đô la mà còn đẩy giá gạo Việt Nam xuống thấp đến hàng chục năm.

Trong bối cảnh kinh tế đình đốn vì đại dịch, xuất khẩu gạo đúng thời điểm giá cao là hết sức cần thiết, hiệu quả kinh tế. Nếu chính phủ kiến tạo của ông Phúc không đủ sáng suốt để có quyết sách đúng trong việc cho xuất khẩu gạo là tự ghè đá chân mình và ghi tội với nhân dân và lịch sử.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 28/03/2020 (Gió Bấc's blog) 

1. https://www.baogiaothong.vn/chieu-nay-bo-cong-thuong-hop-khan-tinh-ke-th...

2. https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52 

3. https://www.facebook.com/baochisach

4. https://www.facebook.com/profile.php?id=1620456182

5. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/gs-vo-tong-xuan-chi-can-giu-15-trieu-ta...

6. https://www.thesaigontimes.vn/301620/viet-nam-du-hon-8-trieu-tan-gao-co-...

7. https://www.facebook.com/nguyenvan.hoangvu.963

8. https://vnexpress.net/kinh-doanh/mien-tay-doi-mat-un-u-lua-gao/4075815.html

9. https://www.facebook.com/baochisach/posts/229270738438104

*********************

Virus corona – Việt Nam : Nội bộ chính quyền bất đồng về quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo

Thanh Phương, RFI, 28/03/2020

Tờ báo South China Morning Post của Hồng Kông hôm nay, 28/03/2020, cho biết Việt Nam hôm qua đã thông báo kế hoạch tích trữ gạo và tạm ngưng xuất khẩu gạo để bảo đảm đủ lương thực cho 97 triệu dân trong khủng hoảng dịch Covid-19.

gao1

Một kho gạo xuất khẩu ở đồng bằng sông Mê Kông, miền nam Việt Nam. Ảnh chụp ngày 06/07/2017 Reuters - Nguyen Huy Kham

Tuy nhiên, theo tờ báo Hồng Kông, hiện chưa có quyết định cuối cùng về việc tạm ngưng xuất khẩu gạo. Bộ Công Thương Việt Nam đã kêu gọi chính phủ xét lại quyết định này. Một số chuyên gia cũng không tán đồng với quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo. Tờ South China Morning Post trích lời chuyên gia kinh tế nông nghiệp Phùng Đức Tùng, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, cho rằng quyết định nói trên sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những người sống nhờ vào việc buôn báo gạo ở Việt Nam, nhất là các nông dân, một trong những nhóm dân dễ bị tổn thương.

Đối với ông Phùng Đức Tùng, chính phủ chỉ nên can thiệp vào thị trường khi đã ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia. Chính phủ Hà Nội hiện chưa ban bố tình trạng khẩn cấp, do chỉ mới có 164 ca lây nhiễm tính đến hôm qua, và chưa có ca tử vong nào ở Việt Nam.

Theo nhận định của hãng tin Reuters, việc Việt Nam, nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, tạm ngưng xuất khẩu gạo sẽ có tác động đáng kể về ngắn hạn đối với nguồn cung cấp gạo trên thế giới. Đó là chưa kể Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, cũng bắt đầu áp dụng lệnh phong tỏa trong 3 tuần, và như vậy là dây chuyền cung cấp lương thực sẽ bị xáo trộn.

Shirley Mustafa, một nhà phân tích thị trường gạo thế giới thuộc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), thì cho rằng việc tạm ngưng xuất khẩu gạo sẽ tác hại đến uy tín của Việt Nam với tư cách của một nhà cung cấp gạo đáng tin cậy trên thị trường thế giới.

Về kế hoạch tích trữ gạo, trên Internet, bộ Tài Chính Việt Nam hôm qua thông báo là Cục Dự trữ Nhà nước của bộ này dự kiến sẽ hoàn thành việc nhập kho 190.000 tấn gạo trước ngày 15/6/2020.

Bác bỏ tin về phong tỏa Hà Nội và Sài Gòn

Theo Báo điện tử chính phủ Việt Nam, trả lời báo chí hôm 28/3/2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã các bỏ thông tin về việc phong tỏa các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Ông Mai Tiến Dũng khẳng định, dù dịch Covid-19 ở Việt Nam diễn biến phức tạp, nhưng "vẫn đang trong tầm kiểm soát".

Tuy vậy, chính phủ khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết, nếu bắt buộc thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc với người khác tại những nơi công cộng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, cơ sở khám chữa bệnh, cung cấp xăng dầu...

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 28/03/2020

**********************

Bàn luận chuyện Trung Quốc tăng mua gạo Việt Nam

Võ Hàn Lam, VNTB, 25/03/2020

Với thị trường Trung Quốc, dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu tích trữ lương thực ở nước này. Bên cạnh đó, một số vùng ở Trung Quốc, do logisctics nội địa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên cần phải nhập thêm gạo từ các nước trong khu vực để đáp ứng nhu cầu của người dân.

gao01

Ngày 24/3 Bộ Công thương đã gửi một văn thư "hỏa tốc" dến Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo

Xuất tiếp hay dừng ?

Bộ Công thương ngày 24/3 đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo ngay sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3.

Theo Bộ Công thương, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, bộ kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng thực hiện mục b, khoản 2 và một phần mục c, khoản 2 của Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3 để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ đông xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn thực kho thực tế ở các doanh nghiệp. Do đó, Bộ Công thương kiến nghị việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.

Trước đó, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) có công văn hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc về vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo. Cục Quản lý rủi ro được yêu cầu thiết lập tiêu chí đưa mặt hàng gạo các loại thuộc phân nhóm HS 1006.20, 1006.30 và 1006.40 vào diện cấm xuất khẩu. Việc Tổng cục Hải quan có công văn nêu trên là thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.

Công luận cho rằng lý do chính ở đây liên quan yếu tố Trung Quốc. Diễn biến tình hình 2 tháng đầu năm nay cho thấy trong thời gian tới, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Năm ngoái, Trung Quốc chỉ nhập hơn 477 ngàn tấn gạo từ Việt Nam. Nhưng năm nay, thể họ sẽ mua gấp đôi số lượng đó.

Như vậy liệu Việt Nam có thể nâng giá xuất khẩu gạo, vì đơn giản đây là bài toán kinh doanh căn cứ trên cung cầu, thay cho việc dừng xuất khẩu gạo bằng mệnh lệnh hành chính gây tranh cãi giữa các bộ ?

"Thuận mua – vừa bán’

Ý kiến "thuận mua – vừa bán’ có lẽ là một trong những lựa chọn thích hợp đối với việc Trung Quốc đang tăng mua gạo của Việt Nam, đưa đến nhiều nghi ngại ở trong nước về khả năng an toàn lương thực trong bối cảnh Việt Nam cũng chịu thiệt hại nặng nề về dịch Covid-19, và vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạn mặn khốc liệt nhất so chục năm trở lại đây.

Điểm cần bàn luận là phương thức mua bán liệu có thể "tranh thủ’ việc "cầu tăng’ này, để thay đổi hợp đồng ngoại thương thanh toán từ F.O.B sang C.I.F (1) nhằm giúp ngành vận tải biển cùng ngành bảo hiểm của Việt Nam có thêm những đơn hàng trong mùa dịch ? Dĩ nhiên ở đây ai cũng hiểu rằng dịch Covid-19 tất yếu đưa đến hệ lụy là gây ra những khó khăn nhất định cho ngành gạo, như tiến độ giao nhận sẽ bị chậm trễ do logistics toàn cầu bị xáo trộn bởi dịch bệnh, việc thanh toán cũng sẽ bị chậm lại…

Nhiều nước bị Covid-19 làm xáo trộn, chưa chuẩn bị kịp nguồn lương thực dự trữ lâu dài. Đây là cơ hội tốt cho gạo Việt Nam. Dĩ nhiên ở đây trong vấn đề logistics, thì dù là hợp đồng ngoại thương phương thức F.O.B hay C.I.F đều bị vấp chuyện nhiều hãng tàu không nhận đơn vận chuyển, và nhiều giao dịch đều được yêu cầu chuyển cảng nhận hàng. Điều này sẽ làm phát sinh chi phí vận chuyển.

Việc mặc cả giá cả về mặt hàng gạo Việt Nam với khách hàng Trung Quốc, phía Việt Nam còn có một lợi thế, là với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020, việc tận dụng hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm mà EU dành cho Việt Nam, sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam thu hẹp bất lợi trong cạnh tranh và mở rộng thị trường gạo cao cấp này.

Ai sẽ "cầm đũa’ nhạc trưởng ?

Để làm được những điều trên, dĩ nhiên là cần đến một nhạc trưởng đủ tầm để có thể phối hợp đồng bộ với việc các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của thương nhân đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến lúa, gạo, cơ sở sấy lúa tại vùng nguyên liệu ; thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu ; người sản xuất lúa trong vùng nguyên liệu, người sản xuất lúa có liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo điều kiện giải ngân để thương nhân thu mua cho người dân.

Lưu ý, giá gạo xuất khẩu F.O.B của Việt Nam hiện tại vẫn thua khá xa Thái Lan. Cụ thể : Gạo 5% tấm của Thái Lan, giá xuất F.O.B ngày 24/3 là từ 478 – 482 USD/ tấn. Trong khi đó thì gạo 5% tấm của Việt Nam ở ngày 24/3 là 448 – 422 USD/ tấn. Thái Lan có loại gạo "Hom Mali 92%" (tiếng Việt gọi là gạo thơm hoa lài), giá xuất khẩu lên tới 968 – 972 USD/ tấn. Việt Nam cũng có gạo hoa lài, gieo từ giống lúa Jasmine 85, dòng lai IR 841-85, nhưng giá xuất khẩu chỉ từ 528 – 532 USD/ tấn.

Vấn đề khác đặt ra : ai sẽ được giao quyền "cầm đũa’, và vị nhạc trưởng đó có được toàn quyền điều khiển dàn giao hưởng ấy, mà không phải chịu một mệnh lệnh hành chính nằm ngoài tất cả lý thuyết về kinh doanh, đó là "phải chơi nhạc’ đúng theo định hướng của nền kinh tế thị trường "xã hội chủ nghĩa’ ?

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 25/03/2020

Chú thích :

(1) F.O.B là từ viết tắt của cụm từ Free on board, thường được hiểu đơn giản là bên bán hàng đã hoàn thành hết trách nhiệm của mình khi hàng hóa được xếp lên boong tàu tại cảng. F.O.B là một trong hai điều khoản giao hàng thường gặp trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Chính vì vậy mà F.O.B ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, logistics.

Theo đúng tên gọi của nó thì nếu điều khoản giao hàng là F.O.B thì có nghĩa là bên bán hàng chỉ phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng và xếp lên tàu. Nghĩa là bên bán chỉ chịu các chi phí phát sinh phục vụ cho việc đưa được hàng lên tàu. Còn các chi phí như thuê tàu vận chuyển hàng, chi phí cước biển, thủ tục thông quan nhập khẩu… để phục vụ cho việc hàng hóa được vận chuyển đến kho của bên mua thì sẽ do bên mua chịu trách nhiệm.

C.I.F là từ viết tắt của tập hợp của các từ Cost, Insurance, Freight, nghĩa là tiền hàng, bảo hiểm, cước phí tàu. Như vậy có thể hiểu là với điều khoản giao hàng C.I.F thì bên bán hàng sẽ chịu luôn trách nhiệm với các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng của bên mua, gồm chi phí thuê tàu vận chuyển, chi phí về bảo hiểm, chi phí cước tàu… Khi đó để thực hiện trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến cảng của bên mua thì bên bán hàng sẽ mua một gói bảo hiểm cho hàng hóa, mọi giấy tờ về gói bảo hiểm đó sẽ được bên bán chuyển cho bên mua. Chính vì vậy mà thực chất địa điểm chuyển giao rủi ro trong phương thức giao hàng này cũng là cảng xuất hàng.

********************

Tạm dừng ngay "đề xuất tạm dừng", bộ trưởng đang làm gì vậy ?

Ái Mỹ, Phụ Nữ Online, 25/03/2020

Đặt trong diễn biến khốc liệt của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh : "Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo".

gao1

Bộ Công thương đề nghị tiếp tục mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu. Ảnh minh họa

Ngày 23/3, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Công thương đã có đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Thủ tướng đồng ý với đề xuất này.

Ngày 24/3, Bộ Công thương ngay lập tức có văn bản kiến nghị Thủ tướng tạm dừng "đề xuất tạm dừng" của chính mình trước đó 1 ngày để có thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ đông xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp. Bộ này cũng đề nghị tiếp tục mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu.

Ngày 24/3, Tổng cục Hải quan đã có công điện hỏa tốc gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan gạo từ 0g ngày 24/3.

Việt Nam chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một quyết định nhất quán và cần thiết, dù cấp tham mưu của ông - cụ thể ở đây là Bộ Công thương, trực tiếp là công văn có chữ ký đỏ chót của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - có vẻ tiến thoái thậm thụt.

Cần nhớ, chỉ 5 ngày trước đó, 18/3, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án "An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020", người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng hằng năm, tăng cường khả năng dự trữ. Bởi dân số có xu hướng tăng, gần 900 triệu người trên toàn cầu đang thiếu đói, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, dịch bệnh bất thường. Đặt trong diễn biến khốc liệt của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh : "Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo".

Ở cấp độ chiến lược, chắc hẳn sẽ có những cú "xoay trục, đảo chiều" trong tư duy lẫn phương thức điều hành sản xuất lúa gạo, trong đó đặc biệt phải quy hoạch lại các vùng trồng lúa cũng như điều kiện, khả năng tiếp cận lương thực của người dân, tăng hàm lượng khoa học trong chế biến từ lúa sang gạo, từ gạo thành nguyên liệu chế biến của ngành công nghiệp thực phẩm nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn thay vì chỉ xuất khẩu gạo với vai trò là một nguyên liệu thô...

Ở thời điểm khẩn cấp vì dịch bệnh lan tràn như hiện nay, khả năng kiểm soát dù rất tốt nhưng vẫn đầy rẫy nguy cơ lây nhiễm cộng đồng ở cấp độ cao, trước mắt - là đến hết tháng 5/2020, việc tạm dừng xuất khẩu, tăng nguồn dự trữ là phép ứng phó hợp lý. Chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo toàn sức khỏe nhân dân - một phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng ngay khi bước vào cuộc chiến chống dịch Covid-19, nội hàm sức khỏe ấy, ngoài thể chất còn là nguồn lương thực, để nuôi dưỡng thể trạng người dân khỏe mạnh nhất có thể.

Hẳn khi xuất bản công văn đề xuất tạm dừng lần 1, Bộ Công thương đã cực kỳ trách nhiệm khi xác định "góp phần ổn định giá gạo trong nước", đã thông tuệ khi "đảm bảo nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo". Vậy hà cớ gì, nguyên do từ đâu, áp lực từ những ai mà chỉ 24 giờ sau, Bộ đã phủ quyết chính cái trách nhiệm cao cả của ngành mình, bộ mình.

Chưa kể, những lý do để phủ quyết ấy cũng có phần nghịch lý, nghĩa là trước khi đưa ra đề xuất, trình Thủ tướng, những tưởng Bộ đã có rà soát, thống kê, tổng hợp báo cáo về lượng tồn lúa gạo trong kho bãi, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, sản lượng thực tế vụ đông xuân...

Nhắc lại sự kiện ngày 7/3, trước hiện tượng người dân Hà Nội ùn kéo nhau gom trữ lương thực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ngay lập tức chỉ đạo "mở" tất cả các nguồn cung, thậm chí ông yêu cầu các cửa hàng bán lẻ mở cửa đến 23g để bán gạo cho dân.

Là con dân, tôi yên tâm trước cách điều hành "chiến thuật" ấy trong thời dịch bệnh leo thang, cũng như tin cậy vào những cơ sở chiến lược mà Thủ tướng đã nói ở trên. Tôi, cũng như bao người có phần hoang mang, lo sợ cho hai lần tạm dừng của ông bộ trưởng, nó hệ lụy đến nguồn lương thực quốc dân ngay trong thời dịch và hậu dịch.

Vì vậy nó cần được tính toán cẩn trọng, chính xác, trách nhiệm và… nhất quán, có lộ trình.

Ái Mỹ

Nguồn : Phụ Nữ online 25/03/2020

*******************

Điều hành xuất khẩu gạo : Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương ‘nghiêm túc rút kinh nghiệm’

A.T., Đại Đoàn Kết, 25/03/2020

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới. Về điều hành công tác xuất khẩu gạo thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.

gao2

Thủ tướng lưu ý Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu về lĩnh vực xuất khẩu gạo thời gian qua. Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo. Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật quản lý ngoại thương, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định pháp luật khác có liên quan, trước ngày 28/3/2020.

Trong khi chờ báo cáo đánh giá của Đoàn kiểm tra liên ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới ; đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết theo đúng quy định của pháp luật sẽ được xử lý cụ thể sau khi nghe Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ trưởng Bộ Công thương báo cáo.

Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay.

Trả lời Tuổi Trẻ Online sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định không có chuyện yêu cầu doanh nghiệp hủy hợp đồng xuất khẩu gạo mà là giãn tiến độ hợp đồng xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng, hạn mặn xảy ra và nhu cầu lương thực thế giới tăng cao.

Trước đó, ngày 24/3, công điện do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành ký nêu rõ thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức, kể từ 0h ngày 24/3.

Cùng ngày 24/3, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị tạm dừng thực hiện thông báo 121/TB-VPCP ngày 23/3 thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 do Thủ tướng chủ trì ngày 23/3.

Theo đó, Bộ Công thương đã đề nghị tạm dừng thực hiện việc tạm dừng xuất khẩu gạo, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp.

Theo bộ này, việc tạm dừng là để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp.

Do đó, việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu, Bộ Công thương đề nghị vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.

A.T

*****************

Vì sao Bộ Công thương đề xuất tạm dừng rồi lại cho xuất khẩu gạo trở lại ?

Ngọc An, Tuổi Trẻ Online, 25/03/2020

Có thể có độ vênh về số liệu thực tế giữa sản lượng gạo còn tồn trong dân và số liệu mà Bộ Công thương nắm được nên bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho thời gian để xác minh lại và có phương án điều hành tốt nhất.

3333333333333333

Trả lời Tuổi Trẻ Online sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định không có chuyện yêu cầu doanh nghiệp hủy hợp đồng xuất khẩu gạo mà là giãn tiến độ hợp đồng xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng, hạn mặn xảy ra và nhu cầu lương thực thế giới tăng cao. 

gao3

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định cần thời gian để xác minh lại số liệu - Ảnh : NGỌC AN

Quan điểm điều hành trong bối cảnh hiện nay là ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực cho người dân lên hàng đầu và hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp, người nông dân.

Ông Khánh cho biết trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đã đạt 930.000 tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số thị trường có mức tăng tương đối mạnh. Giá cả trong nước cũng có biến động theo chiều hướng chung, tăng từ 20-25% tùy theo từng chủng loại.

"Đứng trước tình hình đó nếu như việc xuất khẩu gạo vẫn diễn tiến như 2 tháng đầu năm thì Việt Nam có thể đối diện với rủi ro là thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước" - ông Khánh nhấn mạnh.

Tuổi Trẻ Online : Nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn mà Bộ Công thương đã cùng lúc đưa ra hai kiến nghị khá bất nhất về việc tạm giãn và sau đó cho xuất khẩu gạo trở lại. Vậy lý do là gì, thưa ông?

Trần Quốc Khánh : Với sản lượng hiện nay đã thu hoạch 9 triệu tấn thóc, tương đương 4 triệu tấn gạo, trong điều kiện bình thường tôi khẳng định sẽ không thiếu gạo, mà còn vừa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng những tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 diễn biến đã và đang gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. 

Nhu cầu với một số mặt hàng thiết yếu nhu yếu phẩm, trong đó có gạo, đang tăng rất nhanh và đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ lương thực để bảo đảm cuộc sống cho người dân. Giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh. Điều này gây nên sự bất định vì không biết lúc nào dịch bệnh mới được kiểm soát, nhu cầu dự trữ gạo của thế giới ra sao.

Thêm nữa, hiện nay giá cả mặt hàng gạo trong nước cũng đã tăng từ 20-25%. Dịch bệnh được dự báo diễn biến phức tạp nên có thể tác động tiềm ẩn tới tâm lý của người dân, có thể vì dịch bệnh mà người dân đổ xô đi mua tích trữ.

Vì vậy, trên cơ sở dự phòng yếu tố bất định, các số liệu đã có, Bộ Công thương đã kiến nghị Chính phủ hai phương án, trong đó có phương án là tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo tới tháng 5/2020. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng đây là yêu cầu giãn tiến độ hợp đồng xuất khẩu chứ không hủy hợp đồng.

Tuy nhiên, sau đó Bộ Công thương nhận được phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng có thể số lượng gạo tồn kho ở trong dân lớn hơn, tình hình xuất khẩu trong tháng 3 có thể không tăng mạnh như dự báo, nên xuất hiện nhu cầu phải xác minh lại.

Vì vậy chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng cho Bộ Công thương thời gian để làm việc với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, cho phép kiểm tra lại một lần nữa số lượng sản lượng vụ đông xuân, lượng tồn kho trong dân, số lượng tồn kho ở các doanh nghiệp, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, để Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định.

Tuổi Trẻ Online : Bộ Công thương có vai trò trong quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, vậy tại sao lại có độ vênh về số liệu với các địa phương, doanh nghiệp, thưa ông ?

Trần Quốc Khánh : UBND các tỉnh và doanh nghiệp cho rằng có thể có độ vênh về mặt số liệu giữa sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3. Doanh nghiệp cho biết lượng gạo xuất khẩu trong tháng 3 chững lại và không lớn. Một số tỉnh cũng cho biết lượng tồn kho còn trong dân và lượng dự trữ có thể lớn hơn.

Có độ vênh về số liệu cũng là dễ hiểu. Bởi trước đây lượng gạo sản xuất, lượng gạo ký hợp đồng gạo tồn kho Bộ Công thương nắm rất chắc thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam, doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi có nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo thì Bộ Công thương không còn số liệu này nữa do thị trường gạo đã tự do hóa hoàn toàn.

Theo đó, mọi số liệu chính thống mà bộ có được là từ Hiệp hội Lương thực, Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Thống kê… và chúng tôi điều hành trên cơ sở này. Tôi nhấn mạnh, trong trường hợp bình thường, với sản lượng hiện nay thì hoàn toàn có thể cân đối phù hợp, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, hạn mặn, nhiều bất ổn khó lường nên cần phải có thời gian để đánh giá kỹ lưỡng hơn.

Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng cho thêm thời gian để xác minh lại với doanh nghiệp. Nếu Thủ tướng đồng ý thì chúng tôi sẽ làm việc sớm với UBND các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và doanh nghiệp xuất khẩu chủ chốt để nắm lại số lượng chuẩn xác nhưng trên tinh thần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tuổi Trẻ Online : Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn phải thực hiện theo chỉ đạo là tạm dừng xuất khẩu gạo. Vậy bộ có đánh giá tác động doanh nghiệp hay không và có hỗ trợ gì ?

Trần Quốc Khánh : Chúng tôi có đánh giá. Cụ thể, khi đưa ra một số phương án cho Thủ tướng và Thường trực Chính phủ lựa chọn, chúng tôi đưa ra hai phương án, một là tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến giữa tháng 5 và hai là đưa ra chế độ giấy phép, miễn là làm sao kiểm soát xuất khẩu, vừa đảm bảo tiến độ hợp đồng đã ký và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân là yếu tố quan trọng nhất.

Sau khi cân nhắc ý kiến các bộ ngành, Thủ tướng quyết định tạm giãn tiến độ trong 2 tháng đến cuối tháng 5/2020. Khi tạm giãn như vậy sẽ xuất hiện một số vấn đề, đó là với hợp đồng đã ký với bên ngoài doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp đây là trường hợp bất khả kháng, quyết định của Chính phủ, không phải là hủy hợp đồng mà là tạm giãn tiến độ, phần nào cho thấy doanh nghiệp tiếp tục thực hiện hợp đồng đó.

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn vì phải vay vốn ngân hàng thì dự kiến Bộ Công thương sẽ làm việc với ngân hàng để giãn thời gian trả nợ. Chúng ta cần phải có kiểm soát đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đặt mục tiêu đó là cao nhất. Còn những câu chuyện khó khăn đến với doanh nghiệp cũng là dễ hiểu, nhưng chúng tôi cũng đã tính toán để có phương án giảm thiểu khó khăn và thiệt hại cho doanh nghiệp.

Ngọc An thực hiện

********************

Doanh nghiệp gạo bức xúc

Trần Mạnh, Tuổi Trẻ Online, 25/03/2020

Ông Phạm Thái Bình, giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), tỏ ra bức xúc trước việc đột ngột "cấm" xuất khẩu gạo.

gao4

Doanh nghiệp gạo bức xúc trước việc đột ngột "cấm" xuất khẩu gạo vì hàng hóa đã đưa ra cảng chuẩn bị xuất khẩu.

"Thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp khi không kịp trở tay. Hàng hóa đã đóng bao, in nhãn mác, đóng container đưa ra cảng chuẩn bị xuất khẩu rồi nằm đó thiệt hại ai chịu trách nhiệm. Hợp đồng đã ký với đối tác giờ không thể giao được phải đền bù, ảnh hưởng đến uy tín ai chịu trách nhiệm. Giá lúa ngay lập tức đã giảm xuống sau lệnh cấm xuất khẩu gạo, thiệt hại chính là người nông dân. Việt Nam không thiếu gạo xuất khẩu, lẽ ra nhân cơ hội thế giới đang cần thì phải khuyến khích xuất khẩu với giá cao", ông Bình cho biết.

Cũng theo ông Bình, quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo chưa khảo sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

"Bài học cấm xuất khẩu gạo năm 2008 vẫn còn đó, chúng ta lỡ cơ hội xuất khẩu giá cao mà còn bị ảnh hưởng uy tín trong xuất khẩu các năm tiếp theo", ông Bình nói.

Theo ông Vũ Duy Hải - tổng giám đốc Công ty Vinacam, quyết định ngưng xuất khẩu gạo là quá đột ngột và không dựa vào những thông tin về mùa vụ và đánh giá cơ hội xuất khẩu của gạo Việt Nam khiến doanh nghiệp không thể trở tay kịp với "lệnh cấm" này khi hợp đồng đã ký và nguy cơ đền hợp đồng là rất lớn.

Ông Hải phân tích trong thời gian qua có hiện tượng gạo trong nước hút hàng bởi tâm lý lo lắng của người dân vì dịch bệnh. Theo đó, nhiều người tăng mua gạo để dự trữ trong nhà dẫn đến siêu thị hết hàng và đẩy mạnh mua từ các nhà cung cấp gạo.

"Nhưng dân mua nhiều thì gạo chỉ chuyển từ kho nhà máy vào nhà dân chứ gạo không mất đi. Người dân cũng không thể tăng tiêu thụ gạo lên gấp đôi ngày thường được do đó trong 5-6 tháng tới gạo sẽ giảm giá", ông Hải nói.

Đối với xuất khẩu, ông Hải cho rằng Bộ NN&PTNT cho biết Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa đông xuân là nguồn cung quan trọng nhất của cả năm.

Người dân thời gian qua bị thiệt hại nặng nề do giá cả nông sản giảm sút, tình hình hạn mặn nghiêm trọng lẽ ra được bán lúa giá cao thì nay lại khó tiêu thụ nếu như doanh nghiệp ngưng mua vì không thể xuất khẩu.

"Lẽ ra trong bối cảnh hiện tại thì phải khuyến khích xuất khẩu để tăng giá mua lúa cho nông dân. Trong khi đó cần định hướng xuất khẩu gạo giá cao để tận dụng cơ hội thay vì ngưng xuất khẩu", ông Hải chia sẻ quan điểm.

Theo PGS.TS Trần Tiến Khai (Trường đại học Kinh tế TP.HCM), quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo không nên đột ngột như vậy với một mặt hàng xuất khẩu quan trọng như lúa gạo.

"Đúng là trong tình hình dịch bệnh phức tạp thì cần chú trọng an ninh lương thực trong nước nhưng phải dựa trên căn cứ vào số liệu sản xuất, tình hình tiêu thụ, an ninh lương thực và khả năng xuất khẩu. Nếu chưa rõ ràng thì có nhiều hình thức để hạn chế và kiểm soát xuất khẩu để đạt mục giảm xuất khẩu, tăng giá trị mà không cần phải ngưng ngay. Lịch sử đã cho thấy chúng ta đã lỡ cơ hội xuất khẩu gạo giá cao khi cấm xuất khẩu gạo trước đây".

Trần Mạnh

******************

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới

RFA, 25/03/2020

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, vào ngày 25/3 yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới. Đồng thời, sẽ xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định trước ngày 28/3/2020.

gao5

Ảnh minh họa" Gạo Việt Nam xuất khẩu. Courtesy of doanhnghiepvn.vn

Đây là chỉ thị mới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được ban hành một ngày theo sau chỉ thị tạm dừng thông quan các lô gạo xuất khẩu, có hiệu lực từ 0 giờ ngày 24/3/2020.

Quyết định liên quan các hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực được Thủ tướng đưa ra, căn cứ vào sự tham mưu của các bộ, ngành ; trong đó Bộ Công thương đề nghị cho tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5. Bộ Công thương cho biết đề nghị này nhằm mục đích đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.

Tuy nhiên, Bộ Công thương vào ngày 24/3 lại gửi văn bản hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng tiếp tục cho xuất khẩu gạo, ngay sau khi chỉ thị của Thủ tướng tạm dừng thông quan các lô hàng xuất khẩu gạo được áp dụng từ 0 giờ trong cùng ngày.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, vào sáng ngày 25/3, cho báo giới biết Bộ này kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ như thế là do số liệu của Bộ Công thương thu thập được có thể chưa chính xác với thực tế và Bộ Công thương xin phép Thủ tướng thêm thời gian để làm việc với các tỉnh cũng như các doanh nghiệp nhằm xác minh lại số liệu một lần nữa cho chính xác.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh viện dẫn nguyên nhân là do Nghị định 107 của Chính phủ ban hành năm 2018 đã quy định để tự do hóa xuất khẩu gạo, nên Bộ Công thương không còn nhận được các báo cáo về lượng hàng xuất khẩu, lượng hàng đã mua, lượng tồn kho, tiến độ thực hiện hợp đồng…mà Bộ Công thương chỉ có thể dựa vào số liệu tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn và Tổng cục Hải quan để đưa đề nghị với Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 25/3 yêu cầu Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu liên quan hoạt động xuất khẩu gạo như vừa qua. Đồng thời, cũng yêu cầu Bộ Công thương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn và các cơ quan liên quan để thành lập đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét dựa theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành và quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định trước ngày 28/3/2020.

*******************

Bộ Công thương gửi văn bản hỏa tốc đề nghị mở cửa khẩu phụ với Trung Quốc

VOA, 25/03/2020

Bộ Công thương Vit Nam va kiến ngh vi Th tướng Chính ph cho phép m li các ca khu ph trên toàn tuyến biên gii vi Trung Quc đ ‘gii cu’ cho các mt hàng nông sn xut khu đang b nh hưởng nng n bi dch Covid-19.

gao6

Một lính biên phòng đeo khu trang ti ca khu Hu Ngh giáp biên gii Trung Quc tnh Lng Sơn hôm 20/2/2020. Bộ Công thương đ xut m li tt c các ca khu vi Trung Quc Lng Sơn gia lúc dch Covid-19 tiếp tc lây lan.

Kiến ngh này vừa được B Công thương gi ti Th tướng Nguyn Xuân Phúc qua mt văn bn hỏa tc vi lý gii rng trong thi gian ti, "mt s mt hàng nông sn, trái cây tươi ca nước ta s tiếp tc vào thi đim chính v đ xut khu sang Trung Quc".

Theo giải thích trong văn bn hỏa tc đăng trên trang web ca B hôm 23/3, lượng hàng hoá được thông quan xut khu mi ch đt khong 50-60% so vi trước dch và điu này có kh năng s dn đến tình trng tn đng, ùn hàng hoá ti khu biên gii vi Trung Quốc.

Theo đó, Bộ Công thương đ xut cho phép thông quan hàng hoá qua các ca khu ph trên đa bàn tnh Lng Sơn trên cơ s đm bo ti đa công tác phòng chng dch bnh Covid -19.

Lý giải cho đng thái này, B cho biết, đến nay tnh Vân Nam và Khu t trị dân tc Choang Qung Tây (Trung Quc) đã h cp đ ng phó vi tình trng khn cp t cp 1 xung cp 3. Hai tnh này đã và đang khôi phc tng phn hình thc mua bán, trao đi cư dân biên gii đ đáp ng nhu cu sn xut và tiêu dùng ngày càng cao trong quá trình phục hi sau dch bnh. Đây là yếu t thun li đ tiếp tc khôi phc, thúc đy hot đng xut nhp khu, vn chuyn hàng hóa qua các ca khu biên gii phía Bc trong thi gian ti.

Thống kê mi nht ca Cc Xut nhp khu (B Công thương) cho thấy, t ngày 5/2 - 22/3, Vit Nam đã xut khu qua các ca khu biên gii đt lin sang Trung Quc 27.738 xe hàng và nhp khu 23.979 xe. Tuy nhiên vn còn gn 1.260 xe b tn biên gii.

Trung Quốc hin là đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam và là một trong nhng th trường xut khu chính ca nông sn Vit Nam. Đ ngăn chn s lây lan ca dch Covid-19 t Trung Quc, đu tháng trước, Vit Nam đã đóng ca mt phn biên gii, đng thi đã ngưng cp visa nhp cnh cho khách Trung Quc.

Việt Nam hin đã có 134 ca nhiễm virus corona, tính đến ngày 25/3, tuy nhiên không báo cáo trường hp nào t vong. Cuc đua xe công thc 1 (F1) được nhiu người mong đi, d kiến din ra Hà Ni trong tháng 4, đã b hu b hi đu tháng này vì s lây lan ca dch Covid-19.

Nguồn : VOA, 25/03/2020

*****************

Việt Nam đánh tín hiệu lẫn lộn về tạm ngừng xuất khẩu gạo

VOA, 25/03/2020

Thủ tướng Vit Nam hôm 25/3 yêu cu tm dng ký hp đng xut khu go mi trong khi mt quan chc chính ph nói rng Vit Nam s tiếp tc xut khu go gia bi cnh dch bnh virus corona bùng phát.

gao7

Một nông dân đang thu hoch lúa ngoi ô Hà Nội hôm 10/6/2019. Các lãnh đo Vit Nam đang phát đi nhng tín hiu ln ln v vic tm dng xut khu go gia bi cnh dch bnh Covid-19.

Truyền thông trong nước cho biết Văn phòng Chính ph ngày 25/3 đã có văn bản gi các B Công thương, Tài Chính, Nông Nghip và Phát Trin Nông Thông truyn đt ý kiến ca Th tướng Phúc yêu cu rà soát, kim tra, đánh giá ngun cung và tình hình xut khu go.

Trên cơ s đó, người đng đu chính ph Vit Nam s xem xét quyết đnh vic điu chnh hot đng xut khu go theo đúng quy đnh.

VietNamNet trích dẫn văn bn ca Chính ph cho biết, trong khi ch báo cáo đánh giá ca Đoàn kim tra liên ngành, Th tướng yêu cu tm dng ký hp đng xut khu go mi t 28/3.

Tuy nhiên, một quan chc chính ph v lương thc nói vi Reuters hôm 24/3 rng Vit Nam s tiếp tc xut khu go dù Hi quan Vit Nam cùng ngày đưa ra lnh không cho phép xut khu go t 0 gi theo lnh ca Th tướng đ đm bo an ninh lương thc trong bối cnh dch Covid-19 đang hoành hành.

Ông Phúc nói với phóng viên VOA hôm 24/3 qua đin thoi rng ông "đang bàn đ x lý cho tt" khi được hi v vn đ dng xut khu go.

Ngay sau khi Hải quan Vit Nam thc hin ch đo ca Th tướng v tm dng xuất khu go, B Công thương đã đ ngh Th tướng cho phép tiếp tc xut khu go sau khi tiếp nhn phn ánh ca mt s doanh nghip.

Những thông đip ln ln trên đã gây hoang mang đi vi th trường trong nước, theo nhng thương lái buôn go cho Reuters biết.

Một thương lái An Giang nói vi Reuters rng nhng tín hiu đưa ra t các quan chc đã làm h lo lng và hoang mang. Do đó h đã ngng thu mua go t nông dân t hôm th 3 (24/3).

Trong tháng này, Thủ tướng Phúc đã tuyên b s bo đm an ninh lương thực trong lúc bùng pháp dch virus corona, theo truyn thông trong nước.

Một thương gia buôn bán go ca châu Âu nói vi Reuters rng lnh cm xut khu go ca Vit Nam được theo dõi cn thn vì "hành đng này ca Vit Nam s gây ra nhiu s chú ý trên thị trường thế gii".

"Nếu các nước xut khu lương thc bt đu hn chế ngun cung đ đm bo an ninh lương thc ca chính h thì đó s là mt mi lo rt ln", thương gia châu Âu không được nêu tên nói vi Reuters.

Trung Quốc là mt trong nhng quc gia mua gạo nhiu nht ca Vit Nam, cùng vi Philippines và các nước châu Phi.

Trong hai tháng đầu năm 2020, go Vit Nam xut khu sang Trung Quc tăng rt mnh, vi mc tăng 595% v lượng và tăng 724% v kim ngch, đt hơn 66.000 tn, tương đương 37 triu đô la, theo báo chí trong nước.

Trước tình hình đó, mt s người trên mng xã hi đã kêu gi chính ph Vit Nam cn gp rút ra lnh "cm bán go cho Trung Quc".

Nguồn : VOA, 25/03/2020

********************

Bộ Công thương lại kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại

Ngọc An, Tuổi Trẻ Online, 24/03/2020

Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại để có thời gian đánh giá lại sản lượng và hợp đồng xuất khẩu đã ký.

gao8

Xuất khẩu gạo đang được tạm dừng trong bối cảnh người nông dân đang được mùa, được giá - Ảnh: CHÍ HẠNH

Cụ thể, hôm nay 24/3, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị tạm dừng thực hiện thông báo 121/TB-VPCP ngày 23/2 thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 do Thủ tướng chủ trì ngày 23/3.

Theo đó, Bộ Công thương đã đề nghị tạm dừng thực hiện việc tạm dừng xuất khẩu gạo , sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp,

Theo bộ này, việc tạm dừng là để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp. Do đó, việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu, Bộ Công thương đề nghị vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.

Đề xuất của Bộ Công thương đưa ra khi trước đó một ngày, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 do Thủ tướng chủ trì ngày 23/3.

Cụ thể, văn bản nêu rõ trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở nhiều nơi, cùng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn cầu, nguồn cung lương thực có nguy cơ bị suy giảm, nhiều nước tăng dự trữ lương thực. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta thời gian qua tăng cả số lượng và giá cả, giá lúa gạo trong nước liên tục tăng cao.

Do đó, việc đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ hết sức quan trọng của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả leo thang ảnh hưởng đến đời sống người dân, tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo nguồn lương thực cho chế biến, tiêu dùng và dự trữ trong nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, tình hình sâu bệnh để tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, đủ nguồn cung lương thực theo kế hoạch sản xuất.

Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.

Thủ tướng giao Bộ Công thương khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể hóa việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo trình tự thủ tục rút gọn.

Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Dự trữ nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao để đảm bảo đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách.

Trong đó có chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạm dừng việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3/2020, đối với những lô hàng đã được đăng ký mở tờ khai hải quan trước thời gian này thì tiếp tục được thực hiện.

Cũng trong ngày hôm nay, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hỏa tốc gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với mặt hàng gạo từ 0g ngày 24/3.

Ngọc An

*****************

Bất nhất trong chỉ đạo xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay

RFA, 24/03/2020

Xuất khẩu gạo tăng trưởng và quan ngại của dư luận

Những ngày đầu hạ tuần tháng 3 trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, dư luận tại Việt Nam xôn xao trước yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực của Thủ tướng chính phủ khi mà xuất khẩu gạo của Việt Nam được đánh giá "tăng tốc cực kỳ ngoạn mục" trong 2 tháng đầu năm 2020.

gao9

Ảnh minh họa. Xuất khẩu gạo của Việt Nam được đánh giá "tăng tốc cực kỳ ngoạn mục" trong 2 tháng đầu năm 2020. AFP

Báo giới quốc nội, vào ngày 22/3 dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam xuất khẩu gần 930 ngàn tấn, kim ngạch hơn 430 triệu USD ; tăng hơn 30,5% về lượng và tăng 38% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.

Năm 2019, ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam được báo cáo là không thuận lợi khi xuất gần 6,26 triệu tấn mà chỉ thu về 2,75 tỷ USD. Số này giảm 300 triệu USD so với năm 2018.

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời điểm dịch Covid-19 tăng trưởng mạnh được nói là nhờ vào cung cấp đúng thời điểm nhu cầu thế giới đang tăng cao. Một số các thị trường được ghi nhận nhập khẩu gạo nhiều nhất trong hai tháng qua bao gồm Philippines, Malaysia, Iraq, Pháp, Đài Loan, Senagal, Nga. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng nhập khẩu lên xấp xỉ 600%về lượng và hơn 700% về kim ngạch. Điều này được cho là trái ngược với hai năm trước khi kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc bị giảm mạnh, cụ thể chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2019 đã giảm xuống 20%.

Bất nhất trong chỉ đạo xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay

Đài RFA ghi nhận qua mạng xã hội, có rất nhiều người bày tỏ sự lo ngại về xuất khẩu gạo gia tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở trong nước, khi đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng bị hạn, mặn nghiêm trọng. Thậm chí, không ít ý kiến còn lo lắng Trung Quốc thu mua gạo của Việt Nam rồi sẽ bán ngược lại với giá "cắt cổ", như status của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đăng tải trên trang Facebook cá nhân hôm 22/3 rằng :

"Đề nghị Chính phủ chỉ đạo gấp : Không để doanh nghiệp và người dân bán gạo cho Trung Quốc lúc này. Dân đói sẽ loạn ngay lập tức !Trung Quốc sẽ bán gạo ngược trở lại với giá cắt cổ !".

Tạm dừng xuất khẩu gạo vì an ninh lương thực ?

Văn phòng Chính phủ, vào ngày 23/3/2020 ban hành Thông báo khẩn số 121, do Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ký. Thông báo này truyền tải kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Theo đó, trong khoản 2, mục b ghi rõ "đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 năm 2020 nhằm đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước" và trong khoản 2, mục c yêu cầu Tổng cục Hải quan tạm dừng mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24/3/2020.

Tổng cục Hải quan, thuộc Bộ tài Chính đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu tạm dừng thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu từ 0 giờ ngày 24/3/2020.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển Nông nghiệp-Nông thôn, vào tối ngày 24/3 lên tiếng với RFA liên quan Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam :

"Đáng quan tâm nhất hiện này về tình hình chung trên thế giới thì các nước ở thượng nguồn sông Mekong cũng bị hạn hán nặng như thế và sản lượng của họ thật ra giảm khá nhiều. Cho nên nguồn cung của thế giới, nhất là ở Đông Nam Á sẽ giảm. Tất nhiên trong dịch Covid-19, cầu cung về nông sản có thể giảm. Nhưng với nông sản chiến lược thì ngược lại. Vì thế rất quan trọng. Cho nên đối với gạo, lượng cầu có thể giữ nguyên hoặc tăng trong khi cung giảm thì chắc chắn giá sẽ lên. Tôi nghĩ rằng đây có thể là một động tác cần thiết để nhằm đảm bảo an ninh lương thực nói chung, nhất là tâm lý của người dân".

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết thêm theo ghi nhận của ông thì năm nay mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và hạn hán nhưng về cơ bản vẫn được mùa nên mức độ giảm không nhiều. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nhấn mạnh rằng an ninh lương thực trong năm 2020 chắc chắn được đảm bảo :

"Tôi nghĩ rằng Việt Nam khác với nhiều nước khác, là một nước xuất khẩu lúa gạo và xuất khẩu nông sản cho nên không chỉ riêng về lương thực mà ngay cả các nông sản khác như trái cây, rau và ngay cả thủy sản của Việt Nam rất đảm bảo, thậm chí là thừa tiêu dùng. Tôi chắc chắn lương thực được đảm bảo".

gao10

Thông báo số 121 của Văn Phòng Chính phủ ban hành ngày 23/3/2020 và Văn bản của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 24/3/2020. RFA Edited

Cơ hội xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam ?

Ông Phạm Mẫn, một người làm việc trong ngành xuất khẩu gạo nhiều năm, nói với RFA rằng do nông dân trúng mùa vụ lúa trong năm 2019 nên gia tăng xuất xuất khẩu gạo vẫn không ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở trong nước trong năm 2020. Ông Phạm Mẫn lý giải :

"Vụ mùa thu hoạch thì trúng mùa mà sản lượng xuất khẩu của năm 2019 không cao thì lượng hàng tồn kho còn nhiều. Cho nên năm nay bị thất mùa thì vẫn còn lượng tồn kho năm trước cân đối qua. Do đó về mặt an ninh lương thực không đến nỗi nào và vẫn còn khả năng xuất khẩu được. Tuy nhiên thị trường sẽ xảy ra tình trạng bị đẩy giá và đầu cơ gạo trong tiêu dùng nội địa. Vì Chính phủ muốn chặn đầu cơ nên tính chặn xuất khẩu thì tiêu dùng nội địa không bị ảnh hưởng giá".

Theo ghi nhận cá nhân, ông Phạm Mẫn cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp may mắn hơn so với năm 2016, vì tình trạng hạn, mặn về sớm nên họ không bị rơi vào tình huống ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo mà không có hàng để giao.

"Năm nay hoàn toàn không bị động bởi vì vụ Đông Xuân xuống giống từ tháng 10 cho đến đầu tháng 12, mà mặn đã về từ giữa tháng 10 rồi. Vùng đồng bằng ở Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh thì người nông dân đã không xuống giống vụ Đông Xuân. Và doanh nghiệp xuất khẩu nhìn thấy rất rõ nông dân không xuống giống nên không ký các hợp đồng xuất khẩu mùa vụ Đông Xuân được".

Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, ông Phạm Mẫn đánh giá tình hình xuất khẩu gạo trong năm 2020 của Việt Nam :

"Nhu cầu xuất khẩu năm nay có thể nói một cách chủ quan là sản lượng xuất khẩu chỉ có thể đạt được 1/3 so với bình thường nhưng giá rất cao".

Trong Thông báo số 121 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, đủ nguồn cung lương thực theo kế hoạch sản xuất.

Báo mạng Dân Trí, trước đó vào ngày 22/3 dẫn nguồn từ Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho biết Bộ này sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để điều chỉnh tăng diện tích lúa vụ Thu Đông lên khoảng 800 ngàn héc-ta, cũng như lên kế hoạch có thể sản xuất sớm vụ Đông Xuân 2020-2021.

Trả lời câu hỏi của RFA liệu rằng dự tính của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn có thể tiến hành trong tình trạng Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn, mặn xâm nhập nghiêm trọng hay không, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết :

"Tất nhiên nếu định tăng vụ Thu Đông thì phải làm chậm hơn như bình thường. Nhưng không loại trừ khả năng người nông dân sẽ phản ứng theo tín hiệu của thị trường, nhất là trong tình hình hiện nay khi tất cả các loại nông sản khác đều gặp khó khăn, thì rõ ràng mọi người đều muốn tranh thủ cơ hội này. Vì thế, tôi nghĩ các tỉnh trên thượng nguồn và ở miền giữa của Đồng bằng sông Cửu Long, trừ các tỉnh ven biển ra thì nông dân sẽ tăng sản lượng mùa lúa vụ 3. Chắc chắn phản ứng của người sản xuất sẽ như thế. Và chắc chắn Bộ Nông nghiệp sẽ cân đối để xem tình hình cung cấp nước như thế nào để chỉ đạo chuyện này".

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn và một vài vị chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp Đài RFA có dịp trao đổi như Giáo sư Võ Tòng Xuân và Tiến sĩ Lê Văn Bảnh đều khẳng định Việt Nam vẫn đảm bảo về an ninh lương thực và vẫn duy trì được sản lượng xuất khẩu.

Đài RFA cũng ghi nhận mặc dù dư luận phần nào tỏ ra yên tâm trước Thông báo số 121 của Văn phòng Chính phủ ban hành hôm 23/3 ; thế nhưng một luồng ý kiến khác lại dấy lên thắc mắc liên quan Bộ Công thương, vào ngày 24/3 gửi văn bản hỏa tốc đến Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo ngay sau khi yêu cầu của Thủ tướng tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo có hiệu lực từ 0 giờ trong cùng ngày. Câu hỏi được nêu ra vì sao trong Thông báo số 121 của Văn phòng Chính phủ đề cập Bộ Công thương đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo đến tháng 5 và bây giờ kiến nghị hoàn toàn ngược lại ?

Nguồn : RFA, 24/03/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ái Mỹ, A. T., Ngọc An, Trần Quốc Khánh, Trần Mạnh, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 827 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)