Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo, Việt Nam và Thái Lan đàm phán lại hợp đồng nửa triệu tấn
RFA, 02/08/2023
Hai nguồn tin thương mại cho biết các nhà xuất khẩu gạo ở Việt Nam và Thái Lan đang đàm phán lại giá cả đối với các hợp đồng mua bán khoảng nửa triệu tấn gạo cho các lô hàng tháng 8, do lệnh cấm của Ấn Độ thắt chặt nguồn cung toàn cầu.
Công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến gạo ở Cần Thơ (minh họa) - Reuters
Các nhà xuất khẩu đang gấp rút bao tiêu nguồn cung gạo từ những người nông dân - đã tăng giá bán sau khi thị trường thế giới tăng vọt, khiến các thương vụ trị giá hàng triệu đô la gặp rủi ro.
Theo hãng tin Reuters, nông dân trồng lúa và các nhà xuất khẩu đã mua các lô hàng trước sẽ được hưởng lợi từ việc thắt chặt nguồn cung trên thế giới, trong khi người mua có khả năng bị thiệt dù đã đặt hàng trước khi Ấn Độ thông báo lệnh cấm do người bán đàm phán lại hợp đồng để có giá cao hơn.
Các thương nhân cho biết các nhà nhập khẩu gạo không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả mức giá cao hơn vì người bán sẽ không thực hiện được hợp đồng do giá mặt hàng chủ lực tăng đáng kể.
Cuối tháng trước, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo trắng trong bối cảnh tình hình sản xuất trong nước không chắc chắn, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung lương thực đối với các nhà nhập khẩu mặt hàng chủ lực ở Châu Á và Châu Phi.
Thái Lan và Việt Nam, lần lượt là các nhà xuất khẩu số hai và ba thế giới, ước tính sẽ xuất khẩu hơn một triệu tấn gạo trong tháng 8. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% nguồn cung toàn cầu.
Giá toàn cầu của các loại gạo chính được vận chuyển trên toàn thế giới đã tăng khoảng 80 USD/tấn kể từ khi Ấn Độ áp đặt lệnh cấm vào ngày 20/7.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 590 USD/tấn so với giá trước đó là 515-525 USD.
"Giá hiện nay cao hơn rất nhiều so với giá trong hợp đồng. Giá xuất khẩu tăng mạnh đã khiến giá lúa trong nước tăng mạnh. Một số thương nhân hiện đang gấp rút đẩy mạnh thu mua từ nông dân", một thương lái ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Trong khi các công ty xuất khẩu lớn có khả năng hoàn thành hợp đồng, các công ty thương mại nhỏ hơn dự kiến sẽ không trả được các lô hàng, các thương nhân cho biết.
Các nhà nhập khẩu, bao gồm cả Philippines, có khả năng tìm kiếm các thỏa thuận trực tiếp với chính phủ của các nước xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng.
Philippines sẽ tăng lượng gạo tồn kho, bao gồm cả nhập khẩu, với việc chính phủ khuyến khích các thương nhân tư nhân tăng cường mua hàng, một quan chức nông nghiệp cấp cao cho biết hôm 1/8 vừa qua.
Nguồn : RFA, 02/08/2023
*************************
Việt Nam tăng sản lượng gạo để tận dụng cơ hội giá tăng
RFA, 02/08/2023
Việt Nam sẽ gia tăng sản xuất lúa gạo trong năm nay để tận dụng cơ hội giá cả gia tăng như hiện nay. Dự kiến sản lượng lúa gạo năm nay đạt trên 43 triệu tấn lúa, so với mức 42,7 triệu tấn vào năm ngoái, và xuất khẩu hơn bảy triệu tấn gạo.
Nông dân trên cánh đồng lúa ở Hà Nội hôm 6/3/2023 (minh họa) - AFP
Cục trưởng Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn Việt Nam, ông Nguyễn Như Cường, thông báo như vừa nêu tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 7 của Chính phủ Hà Nội vào ngày 1/8.
Ông này cho biết Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho nâng diện tích trồng lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long từ đầu năm nay từ 650.000 héc-ta lên 700.000 héc-ta.
Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường, Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề an ninh lương thực ; có thể tận dụng thời cơ tốt nhất cho xuất khẩu. Ông này cho rằng nếu không xảy ra tình hình thời tiết hay dịch bệnh bất thường thì mục tiêu đạt trên 43 triệu tấn lúa của Việt Nam hoàn toàn khả thi.
Ông Nguyễn Như Cường cũng trấn an nếu hiện tượng El Nino tác động đến ngành hàng lúa gạo của Việt Nam thì đến tháng 10 tới đây mới có thể bắt đầu và tác động đến vụ Đông Xuân 2023- 2024 và năm 2024.
Thống kê cho thấy trong bảy tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,38 triệu tấn với giá trị 2,68 tỷ USD.
Nguồn : RFA, 02/08/2023
**********************
Doanh nghiệp lúa gạo báo cáo lỗ hoặc lợi nhuận giảm
RFA, 02/08/2023
Một số doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo của Việt Nam báo lỗ hoặc lợi nhuận bị giảm sút.
Nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng ở Hà Nội (minh họa) - Reuters
Mạng báo Tiền Phong loan tin ngày 2/8 dẫn báo cáo lỗ hay giảm lợi nhuận của một số doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong nước. Lý do cho tình trạng này được nói vì chi phí lãi vay tăng nhanh.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ Cao Trung An ở Cần Thơ báo cáo lợi nhuận sau thuế của công ty trong quý II năm nay bị âm gần tám tỷ đồng ; lợi nhuận ròng của công ty giảm gần 84 lần so với nửa đầu năm ngoái. Chi phí lãi vay của công ty trong nửa đầu năm nay tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái ; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ hơn chín tỷ lên hơn 15 tỷ đồng. Song song đó, Công ty Trung An phải bù đắp một khoản dự phòng tài chính khi không thể thu hồi một số hàng hóa hư hỏng giao tại cảng cho khách hàng ngoại quốc.
Tổng Công ty Lương thực Miền nam (VinaFood 2), nợ phải trả của công ty tăng khá nhanh. Trong sáu tháng đầu năm 2023, con số này tăng hơn 400 tỷ đồng lên 6.400 tỷ đồng. Chi phí lãi vay của Vinafood 2 tăng gấp đôi lên gần 95 tỷ đồng. Báo cáo của công ty nêu rõ dòng tiền bị âm nặng, trong đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 2.470 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động tài chính âm hơn 814 tỷ đồng so với mức 674 tỷ đồng vào năm ngoái. Khả năng sinh lời của Vinafood 2 được cho biết ở mức rất thấp, thuộc nhóm cuối bảng trong số các doanh nghiệp ngành gạo niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang- đơn vị có tiếng trong ngành xuất khẩu gạo Việt Nam gần 50 năm qua, báo cáo trong nửa đầu năm nay, doanh thu thuần hợp nhất của công ty giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do chi phí lãi vay tăng mạnh và chi phí bán hàng tăng gần gấp năm lần dẫn đến mức lỗ hơn 56 tỷ đồng, gấp 10 lần so với năm 2022.
Nguồn : RFA, 02/08/2023
Nhà nước vẫn cứ mãi cưỡi trên lưng nông dân
Trân Văn, VOA, 17/04/2020
Xuất cảng gạo không còn là chuyện riêng của doanh nghiệp ! Sở Công thương của thành phố Cần Thơ vừa đề nghị Bộ Công thương và Bộ Tài chính xem xét và giải phóng khoảng 75.000 tấn gạo của các doanh nghiệp ở Cần Thơ đang kẹt tại các cảng.
Lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo sẽ làm lúa gạo ứ đọng nhiều hơn, mất giá trầm trọng hơn, nông dân thêm khốn cùng. Hình minh họa trích xuất từ VietnamBiz.
Cơ quan này ước tính, lệnh cấm xuất cảng gạo, sau đó đổi bằng lệnh hạn chế xuất cảng gạo đã gây ra tình huống vừa kể và vì thế, tùy lượng gạo bị kẹt, những doanh nghiệp ở Cần Thơ có gạo xuất cảng bị mắc kẹt, thiệt hại từ 260 triệu đến 350 triệu đồng/ngày. Đó là chưa kể vì thế, những doanh nghiệp này sẽ vi phạm hợp đồng đã ký với Indonesia, Philippines, Malaysia, Mỹ, Nga, Khối các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Ghana... phải bồi thường hợp đồng, uy tín bị tổn hại (1)…
***
Trong bối cảnh Covid-19 đã trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu, đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của Việt Nam – lao đao do hạn hán, nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào ruộng vườn, ngày 25 tháng 3 Thủ tướng Việt Nam ra lệnh ngưng xuất cảng gạo để "bảo đảm an ninh lương thực". Lệnh vừa kể khiến nhiều giới, từ chuyên gia nhiều lĩnh vực (kinh tế, nông nghiệp,…), doanh giới đến nông dân chưng hửng vì năm nào Việt Nam cũng thừa chừng ba triệu tấn gạo (2).
Khi chỉ còn chừng hai tháng nữa là đến kỳ thu hoạch vụ Hè – Thu, chắc chắn lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo sẽ làm lúa gạo ứ đọng nhiều hơn, mất giá trầm trọng hơn, nông dân thêm khốn cùng. Tạm ngưng xuất cảng gạo chính là phương thức tệ nhất, tước bỏ cơ hội hưởng lợi từ thị trường gạo thế giới của nông dân – giới quanh năm một nắng, hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời nhưng luôn luôn là nạn nhận của tình trạng càng được mùa, càng lỗ do lúa gạo ứ đọng, mất giá.
Theo một số người am tường nông thôn – nông dân – nông nghiệp và hoạt động của thị trường gạo cả trong lẫn ngoài Việt Nam, lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo ra đời chỉ vì một vài tổng công ty lương thực của nhà nước đã trót cam kết bán gạo cho ngoại nhân với giá quá rẻ. Khi nhu cầu trên thị trường thế giới tăng lên, giá lúa gạo trong nước tăng theo, những tổng công ty lương thực này đối diện với khả năng phá sản vì phải bồi thường hợp đồng, còn ráng thực hiện hợp đồng thì sẽ lỗ hàng ngàn tỉ (3).
Nói cách khác, lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo hoàn toàn không nhằm "bảo đảm an ninh lương thực", có những dấu chỉ khá rõ ràng cho thấy, lệnh chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một số cá nhân, một số nhóm, xưa nay vẫn cưỡi trên lưng nông thôn – nông dân – nông nghiệp để làm giàu và vì sự nghiệp kinh doanh phát triển nhờ… mua rẻ, bán rẻ nên đâm ra chủ quan, tiếp tục phóng bút ký với thiên hạ những hợp đồng bán gạo với giá như giá bán cám mà sa lầy !
Những cá nhân, những nhóm này chỉ không dè phản ứng của các chuyên gia, doanh giới (bao gồm cả giới chuyên xuất cảng gạo), nông dân, công chúng, kể cả chính quyền các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long... quá mạnh. Thậm chí có nơi, có người còn lột trần rồi bày ra cho thiên hạ xem những yếu tố lắt léo liên quan đến "cuộc vận động" cho "lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo". Cuối cùng, ngày 10 tháng 4, Thủ tướng miễn cưỡng thoái bộ, cho xuất cảng 400.000 tấn gạo trong tháng tư (4).
***
Tuy lệnh cấm xuất cảng gạo đã được thay thế bằng lệnh hạn chế xuất cảng gạo, ấn định lượng gạo xuất cảng của tháng này không được quá 400.000 tấn nhưng vấn nạn ứ đọng gạo còn trầm trọng hơn. Chuyện Tổng cục Hải quan tiếp nhận tờ khai vào lúc rạng sáng 12 tháng 4 và đến bình minh của… chủ nhật cùng ngày đã cấp giấy phép xuất cảng cho 400.000 tấn gạo theo lệnh mới của Thủ tướng khiến thiên hạ thêm một lần chưng hửng (5). Rõ ràng hệ thống công quyền đã bị lũng đoạn đến gốc.
Nhiều người bảo rằng, lệnh cấm xuất cảng gạo trước đây, cũng như sự kiện Tổng cục Hải quan vừa tổ chức tiếp nhận tờ khai xuất cảng gạo vào rạng sáng một ngày… Chủ Nhật là điển hình của lối tư duy hạ cấp, hành xử lưu manh, bất chấp lợi ích quốc gia và cơ hội tồn tại, tương lai của cả nông dân lẫn doanh giới.
Tại sao đã đoạn tuyệt với kinh tế kế hoạch mà vẫn cấm xuất cảng gạo chỉ vì Tổng cục Dự trữ Quốc gia chưa hoàn thành nhiệm vụ nên muốn được tạo điều kiện để mua đủ lượng gạo dự trữ với giá rẻ (6) ?
Tại sao nông dân – giới luôn phải gánh chịu đủ thứ thiệt thòi – tiếp tục bị tước bỏ cơ hội có thể thu nhận các khoản lợi chính đáng nhiều hơn và tiếp tục phải gánh chịu thiệt thòi ? Tại sao vị trí của nông dân luôn ở dưới đáy của các kế hoạch liên quan tới "quốc kế, dân sinh" ? Tại sao phát triển kinh tế thị trường mà lãnh đạo nhiều tỉnh và doanh giới vẫn phải xin giao hạn ngạch xuất cảng gạo cho chính quyền các địa phương tự phân bổ (7) ?
Chẳng lẽ đó là điểm ưu việt của "định hướng xã hội chủ nghĩa" ? Tha thiết với điểm ưu việt này là vì muốn duy trì ưu thế cho các thành phần lợi ích cục bộ, hay do nước chưa đủ tàn, dân chưa đủ mạt ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 17/04/2020
Chú thích :
(3) https://www.facebook.com/tiengdanbao/posts/2792978984113459/
(6) https://www.tienphong.vn/kinh-te/tam-dung-xuat-khau-gao-la-can-thiet-1629722.tpo
Hải quan mưu trí, bí mật, thần tốc đánh úp doanh nghiệp ngay lúc 0 giờ
Gió Bấc, RFA, 15/04/2020
Chính phủ hé cửa cho xuất 400.000 tấn gạo. Hơn 1 triệu tấn gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu đang nằm trong kho, trên cảng, doanh nghiệp đau đáu lo, canh ngày canh đêm để làm tờ khai hải quan. Nghi binh thông báo ngày 13 sẽ ra văn bản hướng dẫn nhưng bất ngờ đúng 0 giờ ngày 12, Hải quan cho đăng ký xuất khẩu gạo online. Rất thần tốc, chỉ sau 3 giờ, doanh nghiệp thân hữu sân sau đã ôm gọn chỉ tiêu 400.000 tấn. Trận đánh úp bí mật, bất ngờ đến nỗi Hải quan, Sở Công thương các tỉnh ngoài luồng cũng hoàn toàn không hay biết. Tổng cục Hải quan tuyên bố việc mở cửa nửa đêm là minh bạch, công bằng. Mạng xã hội cay đắng thừa nhận Việt Nam luôn rất công bằng chỉ khác nhau là "công bằng cao" với "công bằng thấp" mà thôi.
Hải quan trong mở cổng cho doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu lương thực đúng 0 giờ đêm 12/4
Màn kịch mất an toàn lương thực bị bóc mẻ, lộ ra thực tế ê chề thị trường thừa trên 3 triệu tấn gạo nhưng kho của Tổng cục dự trữ trống trơn vì giao thầu cung ứng cho các doanh nghiệp sân sau nằm ở các tỉnh miền núi. Theo lệ thường các gói thầu này sẽ được bán sang tay cho doanh nghiệp phía Nam để Tổng cục và sân sau ngồi không chia nhau tiền phết phẩy. Giá lúa lên, sân sau bỏ thầu, Tổng cục khóc than, báo động mất an ninh.
"Giữa đêm mở sổ, xuất gì ?
Nghi binh, đột kích, ly kỳ "úm tin"
Trận đánh úp "xuất khẩu" gạo - đêm 12/4 chỉ có "ma" biết, doanh nghiệp thua" (1).
Dòng trạng thái ngắn ngủi, cay đắng, hài hước cười ra nước mắt của bà Vũ Kim Hạnh nguyên Tổng biên tập báo Tuồi trẻ, hiện phụ trách Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hồ trơ doanh nghiệp (BSA) đã khái quát bản chất trận đánh úp của Hải quan trong mở cổng cho doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu lương thực đúng 0 giờ đêm 12/4 (ngày thứ bảy rạng chủ nhật) thời điểm bất ngờ nhất. Suy gẩm về trận đánh này bất giác làm người ta nhớ tới chiến dịch xuân Mậu Thân, tổng tiến công vào lúc giao thừa trong lúc hai bên đã có quy ước hưu chiến 3 ngày để binh sĩ và nhân dân ăn tết.
Đây là đòn liên hoàn đánh vào nông dân và doanh nghiệp tiếp sau màn kịch báo động giả về nguy cơ mất an ninh lương thực. Bối cảnh vào giữa tháng 3 khi nông dân đang thu hoạch vụ Đông Xuân, thị trường gạo Châu Á sốt nóng, doanh nghiệp rộn rịp mua gạo xuất khẩu giá lúa tăng lên từ 500-700 đ/kg người nông dân chớm mừng thì rộ lên thông tin Trung Quốc mua gom gạo, Việt Nam mất an toàn lương thực. Ngày 23/4, chính phủ cấm xuất. Hơn 1,4 triệu tấn gạo đã có hợp đồng mua bán bị ùn ứ từ kho bài đến bến cảng, giá lúa hạ nông dân chưa cười đã khóc. Ngày 10/4, chính phủ cho xuất 400.000 tấn trong tháng 4. Các doanh nghiệp có gạo ùn ứ nữa mừng nửa lo ngồi trên lửa chờ thủ tục. Ngày 11/4, lãnh đạo Hải quan dàn quân nghi binh thông báo ngày 13 sẽ có hướng dẫn chi tiết. Đùng một cái 0 giờ ngày 12/4, Hải quan "bí mật" mở cổng thõng tin điện từ cho đăng ký online. Chỉ sau ba tiếng đồng hồ một số doanh nghiệp có thông tin thiên lý nhĩ đã kịp thời đăng ký 399.000 tấn gạo. Đến ngày 13/4 khi việc đăng ký đã xong tám khoánh Hải quan mới ra công văn MẬT hướng dẫn cho doanh nghiệp,
Rất nhiều doanh nghiệp đang làm thủ tục xuất khẩu gạo trước ngày 23/3 không kịp trở tay. Khi biết tin, vào mạng đăng ký thì cồng đã đóng.
Cơ quan quản lý, điều hành kinh tế quốc gia mà nghĩ ra được kế hoạch đánh úp doanh nghiệp tài tình như vậy quả là đỉnh cao trí tuệ, đúng theo binh pháp Tôn Tử. Rất tiếc là binh pháp Tôn Tử nhằm để người cầm quân, đối địch, ở đây nhà quản lý dùng quyền lực quốc gia, mưu lược thiên tài để diệt doanh nghiệp ngoài luồng, giành miếng ăn cho thân hữu thì đất nước sẽ đi về đâu ?
Thủ tướng biết, người dân biết nhưng… vẫn xảy ra
Kẻ độc mồm độc miệng chê anh Bảy Phúc là niểng, là đầu tàu... nhưng thực sự anh Bảy là người chuyện gì cũng biết, ngay trong chì đạo hí cửa cho xuất 400.000 tấn ngày 10/4, Thủ tướng Phúc cũng rào đón các biện pháp quản lý phòng tránh rủi ro, tiêu cực như "Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu theo đề xuất của Bộ Công thương, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách…".
Giáo sư Võ Tòng Xuân với tầm nhìn và kinh nghiệm về sự trung thực, minh bạch của guồng máy quản lý Việt Nam còn thánh hơn anh Thủ tướng. Ngày 11/4, phát biểu trên báo Tuổi trẻ, Giáo sư đã chỉ ra chính quyết sách cho xuất khẩu nhỏ giọt này sẽ phát sinh tiêu cực. Tuy không làm thầy bói, Giáo sư Võ Tòng Xuân không nói chung chung mà đã chỉ rỏ cái tiêu cực cụ thể là quyền phân phát chỉ tiêu, hạn ngạch xuất khẩu. "Bối cảnh xuất khẩu gạo hạn chế như hiện nay nhiều lo ngại có thể sẽ lặp lại cơ chế xin - cho quota xuất khẩu như các năm trước đây nếu việc điều hành của Bộ Công thương không minh bạch.
Tôi mong Chính phủ phải điều hành chặt chẽ, linh hoạt không để lặp lại chuyện doanh nghiệp mạnh ai nấy chạy chọt mua bán quota xuất khẩu gạo ì xèo, khiến các doanh nghiệp tư nhân không còn quyết tâm tự lo đi tìm khách hàng"
Mối lo ngại của Giáo sư Võ Tòng Xuân hoàn toàn chính xác. Vì Hải quan là cánh cửa cuối cùng đề xuất khẩu nên dù có được phân chỉ tiêu mà không có phèp Hải quan thì Doanh Nghiệp vẫn ôm hận nằm chờ. Trận đánh úp củ Tổng cục Hải quan không chỉ hất bát cơm của doanh nghiệp mà còn triệt tiêu, tiếm đoạt quyền phân bổ chỉ tiêu hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp của Bộ Công thương.
Rính khai Hải quan như rình trộm
Hệ quả của trận đánh úp này là hàng trăm doanh nghiệp tư nhân đứng trước nguy cơ phá sản. Ngày 13/4, Công ty Trung An đang bị ứ đọng hàng trăm ngàn tấn gạo đã có văn bản khiếu nại cho biết, nhiều ngày qua nhân viên công ty trực khai Hải quan đến 21 giờ đêm ngày 11/4, nhưng hệ thống phần mềm Hải quan điện tử không mở ; Công ty lên hệ thống phần mềm Hải quan điện tử VNACCS để lấy thông tin tờ khai thì chỉ nhận được hệ thống báo như sau : "Thực hiện không thành công, kết thúc bất thường được phát hiện ở Trung Tâm".
"Đến sáng chủ nhật ngày 12/4/2020, công ty tiếp tục lên hệ thống để thực hiện mở tờ khai thì hệ thống công bố là đủ chỉ tiêu. Quá bức xúc công ty đã liên hệ một số doanh nghiệp có nghiệp vụ về mạng và được biết : Hải quan mở hệ thống phần mềm tiếp nhận tờ khai vào lúc từ 0 giờ ngày 12/4 đến 3 giờ sáng ngày 12/4 là đóng lại vì đủ hạn ngạch 400.000 tấn
Từ ngày 24/3/2020 đến nay, Công ty Trung An đã phải tạm dừng đăng ký và thông quan đối với các lô hàng gạo xuất khẩu đã và đang trên đường lên cảng (các doanh nghiệp khác cũng vậy). Hiện tại đang có mấy trăm ngàn tấn gạo đã nằm tại các cảng đang chờ thông quan (danh sách, số container các doanh nghiệp nhận về để đóng gạo hãng tàu, cảng, Bộ Công thương đều nắm rất rõ).
Nếu Hải quan cho mở tờ khai thì việc đầu tiên phải cho các lô gạo của các doanh nghiệp đã và đang khai dở dang xuất khẩu, sau đó mới cho khai mới. Việc rất đơn giản vậy mà Hải quan không thực hiện, mà chỉ trong 3 giờ đồng hồ lúc đêm khuya đã cho khai hết 400.000 tấn ! Việc làm của Hải quan như vậy có đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hay không ?" (2).
Trường hợp Trung An không phải là cá biệt. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết, có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo do không nắm được thông tin nêu trên, cho nên, không kịp đăng ký tờ khai hải quan. Ông Trần Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại- Dịch vụ – Xuất nhập khẩu Dung Nam xác nhận, vào rạng sáng ngày 12/4, Tổng cục Hải quan đã mở cổng cho đăng ký tờ khai hải quan đến sáng 12/4 đã khóa rồi.
Theo ông Kiệt, dựa vào thông tin "hỏi thăm" được, đã phải cử nhân viên ngồi "canh máy tính" để chờ Tổng cục Hải quan mở cổng khai báo hải quan. "Mình phải ngồi canh như là "rình" ăn trộm vậy đó’, ông nói (3).
Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV cho biết. "Công ty có 70 container ùn ứ ngoài cảng nhưng cố gắng lắm mới khai được 30 container, còn 40 container không khai được" (4).
Doanh nghiệp đối diện nguy cơ phá sản
Long An là tỉnh trọng điểm sản xuất lúa, trong đó có hàng trăm ngàn tấn lúa nếp chuyên xuất khẩu. Trong tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản xin chính phủ cho xuất khẩu. Lần này, Long An chỉ có 7/24 doanh nghiệp khai được, và sản lượng chỉ 8.500 tấn.
Đặc biệt, có 2 doanh nghiệp lớn đã đóng cont tại cảng từ lâu vẫn không thể khai báo. Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công thương Long An đã phải làm một việc bất đắc dĩ nhưng đầy trách nhiệm là phát văn bản động viên các doanh nghiệp. Trong văn bản ông Đức khẳng định Sở CôngThương và Hải quan Long An cũng không biết gì việc mở tờ khai lúc nửa đêm. Ông hứa hẹn sẽ báo cáo đầy đủ những khó khăn của doanh nghiệp để Bộ Công thương có giài pháp (xem văn bản).
Tương tự, các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, v.v. đều bị đánh úp trong trận khai hải quan lúc nửa đêm này.
Đối với các doanh nghiệp đang bị ách tắc xuất khẩu gạo, nguy cơ phá sản là đang hiển hiên trước mắt. Ngoài việc chôn vốn, bị khách hàng phạt vì vi phạm thời hạn giao hàng theo hợp đồng, chi phí kho bải trong thời gian dài vô định sắp tới đã là gánh nặng quá sức.
Ngày 15/4, ông Nguyễn Minh Toại - giám đốc Sở Công thương Cần Thơ, báo cáo gửi Bộ Công thương và Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp về lượng gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn đang nằm chờ xuất khẩu tại các cảng.
Theo đó, hợp đồng ký kết của các doanh nghiệp Cần Thơ với đối tác phải giao là hơn 216.700 tấn gạo và số lượng đã được chuyển đến các cảng là 25.965 tấn. Thị trường chủ yếu là Indonesia, Philippines, Malaysia, Mỹ, Nga, UAE, Ghana…
Việc chưa thông quan xuất khẩu ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp đã ký kết, uy tín của doanh nghiệp và tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong việc cân đối tài chính. Chi phí phát sinh trong quá trình chờ tại cảng đang trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Theo tính toán, mỗi doanh nghiệp thất thoát 260 - 350 triệu đồng/ngày (tùy vào lượng hàng nằm tại cảng) vì những chi phí trên (5).
Thực trạng này nghiêm trọng đến mức Tổng Công ty Tân Cảng, thuộc Bộ Tư lệnh Hải Quân đã ra công văn thông báo hổ trợ cho các đối tác gặp khó khăn vì đại dịch. Trong đó miễn phí lưu bải và phí đồi tàu chuyển cảng đối với mặt hàng gạo đã đóng cont nhập bải từ trước ngày 1/4.
Vẩn là các doanh nghiệp sân sau
Phía thiệt hại là như vậy, còn doanh nghiệp được ưu ái có thông tin và kịp thời khai Hải quan xuất khẩu gạo là ai ?
Báo chi lề phải và mạng xã hội cùng quan tâm đến một doanh nghiệp đã chiếm 1/4 chỉ tiêu xuất trong tháng 4 cùa cả nước. Báo Dân Việt giật tít "Choáng : Một mình Intimex đăng ký được 102 tờ khai XK 96.000 tấn gạo".
Chỉ trong 3 giờ, Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group) đã nhanh chân đăng ký được 96.234 tấn, chiếm gần 25% hạn ngạch xuất khẩu gạo tháng 4. Riêng số lượng tờ khai hải quan đăng ký xuất khẩu gạo mà Intimex đăng ký thành công là 102 tờ. Công ty Intimex do ông Đỗ Hà Nam làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Nam hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Phó Chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) (6).
Một mình doanh nghiệp của Phó Chủ tịch VFA chiếm 1/4 chỉ tiêu xuất khẩu của cả nước. Rỏ ràng đây là thực tế minh họa cho nhận định mang tính tiên tri của Phó Giáo sư, Tiên sĩ Nguyễn Đức Thành "Theo tôi Việt Nam không nên áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gạo hoặc chế độ quota lúc này. Tất cả chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước như Hải quan, VFA, VinaFood, v.v… đồng thời gây thiệt hại và phân hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm"
Không chỉ vậy, có 4 doanh nghiệp "xù" thầu cung ứng gạo cho dự trữ quốc gia (được giao thầu nhưng không thực hiện) lại đươc đăng ký xuất
Ông Âu Anh Tuấn, cục trưởng Cục giám sát quản lý hải quan - Tổng cục Hải quan, cho biết trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo tháng 4 này, cơ quan này phát hiện nhiều doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo dự trữ nhưng lại hủy hoặc từ chối ký hợp đồng. Tổng công ty Lương thực miền Bắc trúng thầu 4.500 tấn gạo nhưng đến nay chưa ký hợp đồng mà lại đăng ký xuất khẩu 8 tờ khai với số lượng 7.200 tấn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Tài trúng thầu 17.940 tấn gạo dự trữ quốc gia và cũng đăng ký 5 tờ khai xuất khẩu với tổng khối lượng hơn 13.000 tấn. Công ty cổ phần Vĩnh Tường và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuận Ninh cũng đăng ký tờ khai xuất khẩu trên 10.000 tấn gạo. Trong khi đó, cả hai doanh nghiệp này đều trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia nhưng cũng "xù" thầu (7).
Như vậy, ngoài gương mặt mới là Phó chủ tịch VFA, người ta gặp lại bốn gương mặt cũ trong đường dây cung ứng gạo cho Tổng cục Dự trừ. Dự báo của hai Giáo sư Võ Tòng Xuân và Nguyễn Đức Thành chính xác đến từng cái tên.
Lãnh đạo Hải quan, loanh quanh vô trách nhiệm
Trước những ý kiên phẩn uất của doanh nghiệp và dư luận noi chung Tổng cục Hải quan giải thích rất vô tư : "Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ hoạt động theo nguyên tắc xử lý tự động. Ngay sau khi người khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải quan đến hệ thống, không có sự can thiệp của công chức hải quan".
Đó là cách trả lời mà dân gian gọi là đánh trống lãng vì không ai tố cáo nhân viên hải quan can thiệp vào hồ sơ mà căm phẩn về hành vi đánh lén. Mở thủ tục khai lúc nửa đêm trong ngày nghĩ việc cuối tuần và không thông báo công khai cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo Hải quan cũng trơ trẻn cho rằng xưa nay khi mở thủ tục khai Hải quan không bao giờ thông báo nên lần này cũng vậy. Với trường hợp các doanh nghiệp xù thầu, Hải quan cho rằng Bộ Công thương không cấm các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu nên việc khai Hải quan là hợp pháp…
Đây là cách nghĩ, cách làm của một quan chức cộng sản sặc mùi cơ chế xin cho, ban bố. Một cán bộ quản lý có trách nhiệm phải biết rằng trước áp lực khủng khiếp của hơn 1,4 triệu tân gao thì con số chỉ tiêu 400.000 tấn là cái cổ chai hết sức ngặt nghèo, Việc xuất sớm hay muộn một ngày có thể giết chết hoặc cứu nguy cho doanh nghiệp vì vậy phải xem xét, cân nhắc thật chinh xác năng lực, nguồn gạo hàng hóa đang tồn chứ không thể mượn bàn tay vô tư của máy tính cấp giấy phép xuất khẩu cho những doanh nghiệp "công bằng cao".
Nguyện vọng chung của doanh nghiệp và lãnh đạo địa phương là phải xóa sổ trận đánh này. Phải đăng ký lại từ đầu.
Tội ác biến thời cơ thành nguy cơ
Trước sự bùng vở của dư luận, ngày 15/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản 2969/VPCP-KTTH về việc báo cáo triển khai các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo văn bản nêu trên, Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về việc triển khai đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo của cơ quan hải quan và việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nhận được đầy đủ thông tin mở tờ khai xuất khẩu, dẫn đến gây khó cho doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.
Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo việc mua dự trữ lương thực (8).
Đây cũng là một cách xử lý tình huông khủng hoảng theo kiểu tư duy quan chức thư lại không đáp ứng đươc tình hình khó khăn doanh nghiệp và bỏ lở thời cơ hiềm hoi của thị trường lúa gạo Châu Á và thế giới nói chung.
Trong lúc Bộ Tài chính đá chân Bộ Công thương bóp cổ nông dân, Tổng cục Hải quan đánh úp doanh nghiệp để nuôi béo phe nhóm thân hữu, gạo Việt đang ầm mốc trong bến bãi thi Thái Lan đang một minh một chợ nâng cao giá gạo. Theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh thì khoảng cách chênh lệch giá gạo Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên 150 USD/Tấn.
Những chiêu trò của nhóm lợi ích đã biến thời cơ của đất nước thành nguy cơ
Nếu anh Bảy thật sự là Thủ tướng chính phủ kiến tạo thì hãy vứt ngay đi cái vòng kim cô 400.000 tấn. Cho tháo khoán bán ngay 1,4 triệu tấn đang ùn ứ. Còn tác giả trận đánh úp của Hải quan ngay trong điều kiện đất nước bị ngoai vây, nội hoa này thì nên cho ngay vào lò chăn kiến.
An ninh lương thực, mua gạo dự trữ là biện pháp kinh tế thị trường chứ không phải ép mua như cướp bán như cho của thời bao cấp. Ngay những trọc phú dốt nát của thời phong kiến cũng biết cách vung tiền mua lúa rẻ khi cuối mùa thu hoach và tung ra bán lúc giáp hạt giá cao. Dự trữ quốc gia là công cụ kinh tế linh hoạt điều tiết thị trường chứ không phải là hủ gạo để dành cứu đói. Công việc đó phải giao cho những nhà kinh tế thật sự chứ không thể là cái ghế kiếm tiền của bọn thân quen. Cách giao thầu cho các doanh nghiệp vùng núi rồi thản nhiên cho chúng bỏ thầu chạy lấy giấy phép xuất khẩu của lãnh đạo Tổng cục dự trữ còn tệ hơn lương tâm chức nghiệp của các chủ bải giử xe máy. Hảy cho chúng về chân vịt.
Không cần soạn thảo luật lệ rườm rà, chỉ nói một phát thì cờ Luật sư Trần Vũ Hải, Lê Công Định sẽ soạn ra trong tịch tác những hợp đông đầu thầu công bình, minh bạch mà kẻ bỏ thầu cung ứng lương thực dự trữ sẽ nghèo đến đời cháu cố.
Vơi bác Tổng, dù đang co đâu rút cô ở đâu bác cần nên nhớ mình đang ăn cơm chứ không phải... thứ gì khác. Nông dân là giai cấp mà bác đang nhân danh phụng sự. Bác hảy hành xử thế nào cho người ta đờ oán.
Với những đảng viên của 13 tỉnh thành đồng bằng và những ai có cha mẹ là nông dân, xin hãy ghi nhớ và dồn phiếu … tín nhiệm cho Bộ trưởng Tài Chính trong đại hội tới nếu ông ta còn ứng cử.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 15/04/2020
Chú thích :
1. https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52
******************
Ăn theo virus Vũ Hán : Bầy khủng long hút máu nông dân
Gió Bấc, RFA, 14/04/2020
Do sức ép của dư luận và các doanh nghiệp, hậu trường màn kịch cấm xuất gạo bảo đảm an ninh lương thực trong đại dịch hạn hán đã hé lộ. Tổng Công ty Lượng thực 1, Tổng cục Dự trữ quốc gia tác đông cấm xuất để dìm giá gạo, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đắc lực tham gia vở diễn. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khùng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.
Cho phép xuất khẩu gạo trở lại, tuy nhiên quyết định cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 mới chỉ tháo gỡ được một phần cho doanh nghiệp.
Gần đây báo chí trong nước phê phán một số người ăn mặc tươm tất, chạy xe máy tay ga đến nhận quà từ thiện cho người nghèo tron mùa dịch virus Vũ Hán và gọi đây là nhũng "ký sinh trên lưng người nghèo". Lạm dụng lòng tốt, ăn chận của người nghèo thật là hành vi bất nhẫn đáng trách nhưng có chỉ là hành vi cá biệt, cơ hội sự tham vặt của cá nhân. Kinh tởm hơn, khủng khiếp hơn, có những tổ chức, cơ quan được giao quyền lực, trách nhiệm quản lý vĩ mô những vấn đề hề trọng của quốc gia lại chớp thời cơ đại dịch, dựng chiêu bài, danh nghĩa vì an ninh lương thực o ép nông dân, doanh nghiệp trên quy mô cả nước để trục lợi. Đó là cốt lỏi sâu xa bên trọng chuyện lằng nhằng cho, cấm xuất khẩu gạo.
Thừa 3 triệu tấn gạo cứ "sợ" thiếu ăn
Gần một tháng qua, cuộc tranh luận gay gắt cấm hay cho xuất khẩu gạo diễn ra trên dư luận báo chí, mạng xã hội và ngay trong chính phủ. Cao điềm từ ngày 23/3 khi chính phủ chỉ thị ngửng xuất khẩu gạo và ngay ngày sau đó Bộ Công thương xin dừng cấm.
Phía đề nghị cấm xuất khẩu gạo nêu lý do phải bảo đảm an ninh lương thực trong điều kiện hạn mặn xâm nhập Miền Tây và đại dịch virus Vũ Hán. Tổng cục Hải quan đưa ra thông tin sốt nóng, chỉ trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đã mua của ta lương gạo bằng 600% so cùng kỳ 2019. Nạn thiếu gạo thời bao cấp vẫn còn là mối ám ảnh của nhiều ngươi, thảm họa đại dịch và hạn mặn đang là thời sự, yếu tố Trung Quốc và con số 600% rất ấn tượng nên thoạt đầu đề xuất này được nhiều người đồng tình.
Ngày 23/3 chính phủ chỉ đạo ngừng xuất khẩu gạo lập tức trên thị trường nội địa, giá lúa giảm hơn 500 đồng/kg người nông dân chưa kịp mừng đã rơi vào điệp khúc lúa được mùa mất giá. Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở các tỉnh phía Nam cũng lao đao vì ách tắc không thể xuất hàng theo hợp đồng đã ký với nước ngoài. Gạo lúa bị ùn ứ từ đồng ruộng đến kho bải của doanh nghiệp thậm chí cả bến cảng.
Nhưng các doanh nghiệp, lãnh đạo các tình Long An, An Giang đã có văn bản kiến nghị Chính phủ cho xuất gạo vì lúa đông xuân đang trúng mùa, giá gạo thế giới đang tăng mà trong nước bị khê đọng hạ giá không tiêu thụ được. Theo thống kê của Bô Công thương lượng gạo ùn ứ trong kho bải và ngay các bến cảng của các doanh nghiệp là trên 1,3 triệu tấn.
Về con số Trung Quốc mua tăng 600% so với năm 2019, nghe thật lớn nhưng thực tế chỉ là 20.000 tấn, rất nhỏ so với khả năng, sản lượng gạo hàng hóa của Việt Nam. Do năm 2019 Trung Quốc có khách hàng mới mua gạo của ta rất ít.
Nhiều nhà kinh tế như Nguyễn Đức Thành nguyên Thành viên tổ tư vấn chính phủ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Vũ Kim Hạnh nguyên Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, hiện phụ trách Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hồ trợ doanh nghiệp (BSA) lên tiếng ủng hộ việc xuất khẩu gạo trong thời cơ giá gạo thế giới đang tăng.
Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân người cha đờ đầu hàng trăm giông lúa của Việt Nam khẳng định "Chúng ta biết rất rõ lượng lúa gạo Việt Nam hiện có sau vụ đông xuân trúng mùa, dù đã dành lại 1,5 triệu tấn dự phòng cho an ninh lương thực, vẫn dư ra ít nhất trên 3 triệu tấn gạo trong kho và bồ lúa của dân, trong khi hiện giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao là dịp để cho nông dân bán lúa giá cao. Hai tháng nữa miền Tây Nam Bộ lại bắt đầu thu hoạch vụ lúa hè thu, vì vậy Việt Nam khó có thể thiếu gạo" (1).
Cơ hội khẳng định vị thế cường quốc gạo !
Giáo sư Võ Tòng Xuân phân tích hệ quả tích cực của việc xuất khẩu gạo trong thời điểm dịch bệnh không chỉ có lợi cho người dân mà còn nâng vai trò vị thê và hiệu quả kinh tế quốc gia "Không cho các doanh nghiệp ký hợp đồng bán gạo cho Philippines, Indonesia, Trung Quốc... trong lúc họ đang cần, không chỉ chúng ta mất cơ hội bán gạo giá cao mà còn mang tiếng là quốc gia không có tinh thần giúp đỡ các nước trong lúc khó khăn.
Tôi vẫn đề xuất Chính phủ cho xuất trên 3 triệu tấn gạo bởi theo tính toán kỹ lưỡng của chuyên gia, chúng tôi nghĩ rằng là một cường quốc về xuất khẩu gạo, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được an ninh lương thực, đồng thời có dư để giúp các quốc gia thiếu gạo trên thế giới.
Trong đại dịch Covid-19, không riêng gì Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị thiệt hại. Nền kinh tế đi vào khủng hoảng khiến chính phủ mỗi nước phải tốn kém rất nhiều nguồn lực, tung ra nhiều chính sách kích cầu để vực dậy nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công chính là "cú hích" giúp doanh nghiệp có lãi, ngân sách nhà nước cũng có lợi".
Thủ tướng run tay, xuất nhỏ giọt
Ngày 31/3 Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức đề nghị cho xuất khẩu gạo những vẫn còn có ý kiến không đồng tình
Trước những đề xuất mạnh mẽ này, Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc dùng dằng mãi đến ngày 10/4 mới cho xuất khẩu gạo với mức độ nhỏ giọt 400.000 tấn trong tháng 4, yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4/2020... (2).
Với người dân, quyết định này là niềm vui không trọn ven. Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, bày tỏ ý kiến xác đáng là"Tôi mừng vì Thủ tướng đã lắng nghe ý kiến của chuyên gia, chính quyền và doanh nghiệp cho phép xuất khẩu gạo trở lại, tuy nhiên quyết định cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 mới chỉ tháo gỡ được một phần cho doanh nghiệp. Còn bà con nông dân trồng lúa của miền Tây Nam Bộ lại một lần nữa chưa được hưởng trọn niềm vui trúng mùa được giá. Theo tôi, quyết định chỉ cho xuất 400.000 tấn gạo trong tháng 4 vì sợ ta thiếu gạo trong thời Covid-19 là chưa hợp lý…".
Tại sao xuất khẩu gao thời điểm này thật sự an toàn, ích nước lợi dân nhưng người ta cố tình cản trở và ai có lợi trong việc cấm xuất khẩu gạo ? Phó Giáo sư, Tiên sĩ Nguyễn Đức Thành đã chỉ rỏ đích danh kẻ thủ lợi "Theo tôi Việt Nam không nên áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gạo hoặc chế độ quota lúc này. Tất cả chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước như Hải quan, VFA, VinaFood, v. v… đồng thời gây thiệt hại và phân hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm" (3).
Cấm xuất vì Vinafood 1 lở ký hợp đồng giá rẻ !
Đây là nhận định chính xác và dũng cảm nêu đúng bản chất thực trạng Việt Nam hàng chục năm qua. Mặc dù luật doanh nghiệp cho phép hàng trăm công ty xuất khẩu gạo nhưng quyền lực trong hoạt động này vốn nằm trong tay hai Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc (Vinafood 1) và Miền Nam (Vinafood 2) những doanh nghiệp nhà nước do các cựu quan chức được đảng bổ nhiệm. Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA cũng do chính các quan chức này lảnh đao.
Các Vinafood được ưu tiên ký kết xuất khẩu các hợp đồng chính phủ, ưu tiên chì định cung cấp lươn thực cho Tổng cục dự trữ quốc gia được tham gia các cuộc họp chính phủ trong lĩnh vực có liên quan... Trong trường hợp này, Vinafood 1 là doanh nghiệp duy nhất có mặt trong cuộc họp đưa đến quyết định cấm xuất khẩu gạo ngày 23/3.
Lý do Vinafood 1 tác động chính phủ cấm xuất khẩu gạo được nhà báo Mai Bá Kiếm cựu Thư Ký Tòa soạn báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh viết trên Facebook như sau :
"Số là năm 2019, Vinafood 1 xuất gạo cho Cuba và Malaysia với giá 355 USD/tấn, rồi ép giá thu mua của nông dân : 4.200 đ/kg lúa 504, nên lời to ! Quen ăn trên mồ hôi nông dân, đầu năm 2020, Vinafood 1 ký HĐ bán gạo cho Cuba - giá 365 USD/tấn, Malaysia giá 334 USD/tấn, tổng cộng 490.000 tấn.
Ai dè, năm 2020, nông dân giảm diện tích trồng lúa 504 để chồng lúa thơm. Nên đầu tháng 3/2020, giá lúa 504 lên 5.100 đ/kg - 5.300 đ/kg, quy gạo phải 380 USD/tấn. Vinafood 1 cầm chắc lỗ 400 tỷ đồng, nên xúi bộ Công thương xin Thủ tướng dừng xuất khẩu gạo, để giá lúa trong nước giảm !" (4).
Không phải lần đầu những con khủng long vì lợi ích riêng tác động cấm xuất khẩu gạo ngay lúc giá thế giới đang tăng mà các nhà kinh tế, các doanh nghiệp đã nhiều lần nhắc nhở tiền lệ tương tự vào năm 2008. Chính quyết sách sai lầm này không chỉ gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la giá trị xuất khẩu năm đó mà còn làm giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo Thái Lan cùng chủng loại từ 70 đến 80 USD/tấn.
Tổng cục dự trữ trống kho vì ưu ái sân sau
Không chỉ Vinafood 1, con khủng long thứ hai cũng cần cấm xuất khẩu gạo để ép giá nông dân trục lợi là Tổng Cúc dự trữ quốc gia. Được chính phủ giao chỉ tiêu dự trữ lương thực tống cộng 280.000 tấn gạo nhưng vào giữa tháng 3 khi kiểm tra các kho của Tổng cục mới chì có 8000 tấn gạo. Giá gao nội địa lúc này đã lên cao hơn giá trước đó nên Tổng cục cũng có nguy cơ không hoàn thành chỉ tiêu, cần cấm xuất gạo để hạ giá gạo trong nước.’Đau đớn thay, đỡ đầu và tiếp sức cho âm mưu hút máu nông dân ấy là Bộ Tài chính được chính phủ giao trách nhiệm phối hợp quản lý xuất khẩu gạo và bảo đàm an ninh lương thực.
Ngay trong ngày 10/4, ngày chính phủ cho xuất khẩu gạo, âm mưu cấm để ém giá bất thành, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị kéo dài thời gian cấm xuất khẩu gạo, lần này không còn nhân danh an ninh lương thực mà lộ liễu hơn là để cứu Tổng cục Dự trữ Quốc gia và các doanh nghiệp sân sau. Do việc mua gạo dự trữ quốc gia đang khó khăn, Bộ Tài chính đề nghi Bộ Công thương dừng xuất khẩu gạo tẻ đến giữa tháng 6. Dư luận cho rằng với công văn này Bộ Tài Chinh đã ngáng chân Bộ Công thương,
Trong văn bản, Bộ Tài chính cho rằng kế hoạch Thủ tướng giao mua dự trữ 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc tẻ loại thường. Các doanh nghiệp đã bỏ thầu và trúng thầu cung cấp khoảng 178.000 tấn. Tuy nhiên, khi thấy nhu cầu xuất khẩu gạo tăng, một số doanh nghiệp lại trì hoãn ký hợp đồng, không thương thảo dù đã trúng thầu.
Vì thế, Bộ Tài chính đề nghị dừng xuất khẩu gạo tẻ đến 15/6 để đảm bảo công tác mua dự trữ quốc gia. Các mặt hàng gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm vẫn được xuất khẩu bình thường. Sau khi cơ quan dự trữ quốc gia đã mua đủ theo kế hoạch, sẽ tiếp tục để xuất khẩu linh hoạt.
Ưu tiên mua gạo ở nơi thiếu gạo !
Thực tế qua kiểm kho, Tổng cục dự trử mới nhập được hơn 7000 tấn gạo trên chì tiêu đã giao. Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước. ngày 11/4, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên đã phải thông báo về việc hủy kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Lý do các nhà thầu từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ (5).
Vì sao đã được giao thầu gần 1 tháng mà các doanh nghiệp này mới chỉ thức hiện được hơn 0,2% khối lượng, các doanh nghiệp này là ai ? Nhà báo Mai Bá Kiếm đã lý giải, "theo thói quen, Tổng cục Dự trữ Nhà nước "mở thầu" cho cả chục "doanh nghiệp sân sau" tại "3 tỉnh thiếu gạo" trúng thầu là : Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tĩnh.
Giá "lúa thường" lên 5.000 đ/kg, các "doanh nghiệp sân sau" phải "bỏ cọc (tiền bảo lãnh thực hiện HĐ) chạy lấy người". Cục Dự trữ gom "cọc" được 803.272.000 VNĐ, mua được hơn 160 tấn gạo, đủ bảo đảm an ninh lương thực trong vòng… một nốt nhạc !"
Vì sao tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long có trên 180 doanh nghiệp kinh doanh lương thực đều không được giao thầu, cơ quan Dư trữ quốc gia lại giao cho doanh nghiệp thuộc ba tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tỉnh đều là miền Núi lúa không đủ ăn nhiều năm phải cứu đói, xa địa bàn thu mua sản phẩm.
Thực hiện nhiệm vụ dự trử quốc gia mà bê trễ, lơi lỏng như vậy rỏ là nguy hiểm. Hợp đồng cung ứng lương thực dư trừ quốc gia là lĩnh vực an ninh lương thực sao điều kiện hủy bỏ quá dễ dàng ? Luật sư Trần Hồng Phong đã bình luận rằng "Biện pháp khắc phục vi phạm" chỉ là thu số tiền bảo lãnh dự thầu là quá nhẹ. Vì nếu họ xù thầu, dẫn đến ảnh hưởng an ninh lương thực là ko thể chấp nhận được, tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng. Chả lẽ Nhà nước phải xuất tiền ra mua chăng ?"
Cần cho củi vào lò !
Vì sao Bộ Tài chính lại bảo kê cho sai phạm của cơ quan dự trử quốc gia và các doanh nghiệp hủy thầu ? Chỉ vì 160.300 tấn gạo chưa được nhập kho lưu trữ quốc gia mà 1.434.000 tấn gạo hiện đang nằm chờ xuất khẩu phải bị ách lại liệu có phải là cách điều hành vì lợi ích quốc gia ? !
Rõ là việc xuất khẩu gạo không ảnh hưởng gì tới an ninh lương thực. Với cung cách mượn danh nghĩa an ninh lương thực để cho doanh nghiệp sân sau trục lợi của Tổn Cục Dự trữ quốc gia, thì dù lượng gạo hàng hóa dư thừa hàng năm không phải là 6,7 triệu tấn như hiện nay mà có lên đến vài ba chục triệu thì đất nước vẫn có nguy cơ mất an ninh lương thực.
Tác nhân gây rối loạn ách tắc hoang mang, mất an toàn vừa qua chính từ hai con khủng long Vinafood1 và Tổng cục dự trử quốc gia. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khùng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.
Dung dưỡng kéo dài guồng máy, cơ chế quản lý điều hành việc xuất khẩu gạo hiện nay vừa duy trì bất công, nông dân nghèo khổ nuôi béo bầy khủng long hút máu vừa tự đánh mất vai trò thế mạnh cường quốc lương thực trên trường quốc tế. Không lẻ gì với sản lương xuất khẩu đứng thứ nhì thứ ba thế giới mà giá gạo Việt Nam cứ đeo đít giá gạo Thái Lan với khoảng cách 70-80 USD tấn, Cứ nhìn bài học từ bóng đá, thay huấn luyện viên mọi thứ sẽ thay đổi.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 14/04/2020 (Gió Bấc's blog)
Chú thích :
1. https://tuoitre.vn/gs-vo-tong-xuan-de-xung-danh-cuong-quoc-luong-thuc-20...
2. http://daidoanket.vn/kinh-te/thu-tuong-dong-y-xuat-khau-gao-tro-lai-nhun...
3. https://baotiengdan.com/2020/04/03/nen-mo-cua-xuat-khau-gao-tro-lai-dong...
4. https://www.facebook.com/bakiem.mai
5. http://mattran.org.vn/tin-tuc/bo-tai-chinh-doanh-nghiep-trung-thau-mua-g...
Chỉ trong vòng 3 ngày, từ 23 đến 25/3/2020 đã có liên tục 3 công văn hỏa tốc từ Văn phòng Thủ tướng chính phủ, Bộ Công thương cho đến Tổng Cục Hải Quan liên quan đến việc ngừng xuất khẩu gạo theo ý kiến của Thủ tướng là để "bảo đảm an ninh lương thực".
Công văn hỏa tốc số 121/TB-VPVP ngày 23/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ
Công văn hỏa tốc ngày 23/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ cuộc họp sáng 23/3/2020 do Thủ tướng chủ trì có thêm 4 phó thủ tướng khác, cùng với các bộ liên quan như Nông nghiệp, Công thương, các Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, Miền Nam… nghĩa là đầy đủ mọi thành phần quan trọng nắm giữ sinh mệnh đất nước về lương thực.
Công văn nêu rõ theo đề nghị của Bộ Công thương, dừng xuất khẩu gạo hết tháng 5/2020 để "bảo đảm an ninh lương thực".
Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, Bộ Công thương có công văn hỏa tốc số 2101 kiến nghị Thủ tướng tạm dừng thực hiện công văn của Thủ tướng.
Lại cũng ngày hôm sau, một công văn hỏa tốc khác từ văn phòng Chính phủ gửi đi, điều chỉnh lại nội dung của công văn Thủ tướng gửi đi trước đó…
Những công văn hỏa tốc dồn dập trên đã tạo một làn sóng bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Một số người thì cho rằng : Ừ, thì cũng đã đến lúc chính phủ nghĩ đến cái bụng của dân, để biết lo cho cái đói có thể đến nếu dịch virus Vũ Hán kéo dài, trong khi Trung Quốc đang gia tăng việc mua gạo từ Việt Nam. Chỉ thời gian ngắn vừa qua, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu lượng gạo từ Việt Nam lên 600% so với trước đó. Nếu Trung Quốc mua hết gạo thì dân Việt Nam chết đói…
Và họ hoan hỉ, họ cho rằng như vậy là hợp tình, hợp lý và hiểu lòng dân.
Bộ Công thương có công văn hỏa tốc số 2101 kiến nghị Thủ tướng tạm dừng thực hiện công văn của Thủ tướng.
Nhưng, cũng có nhiều ý kiến ngược lại, rằng thì là việc này cứ tưởng vậy là đúng nhưng không phải vậy. Bởi Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo, dịp này nông dân đang cần bán lúa để lấy vốn làm vụ mới, nếu dừng xuất khẩu, thì nguy hại nhất là lúa bị rớt giá, bị ép giá và người thiệt hại vẫn là nông dân.
Nhiều điều bàn tán sôi nổi, nhưng chung quy lại vẫn là câu hỏi : Vậy thì chính phủ điều hành những công việc như thế nào mà có chuyện câu sau đá câu trước trong điều hành công việc, mà công việc đó ảnh hưởng đến hàng chục triệu người chứ không chỉ một số ít người ?
Công văn hỏa tốc ngày 25/3/2020 của Văn phòng Chính phủ còn yêu cầu "Bộ Công thương và các Bộ, ngành nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc tham mưu vừa qua".
Thì ra, chính phủ làm việc, ra quyết định dựa vào sự tham mưu của các Bộ, ngành. Còn các bộ, ngành thì dựa vào các doanh nghiệp báo cáo, còn các doanh nghiệp dựa vào đâu thì chưa rõ. Nhưng, cuối cùng thì chẳng ai chịu trách nhiệm, ngoài việc người dân chịu thiệt hại như bấy lâu nay.
Một đất nước nông nghiệp là chủ yếu
Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành chiếm phần lớn lực lượng lao động của Việt Nam. Với một đất nước lao động nông thôn chiếm đến 70% tổng số lao động xã hội thì việc phụ thuộc vào nông nghiệp là điều rất rõ ràng.
Thế nhưng, nền nông nghiệp Việt Nam kể từ khi từ bỏ chính sách bao cấp, mô hình Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp – một mô hình tai hại thời cộng sản mê muội – đến nay vẫn không có mấy thay đổi.
Năng suất lao động nông nghiệp không được cải thiện, các nông cụ sản xuất không được cải tiến, người nông dân quanh năm vẫn con trâu đi trước, cái cày theo sau là chủ yếu.
Đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp. Sự thu hẹp nhanh chóng đất đai canh tác bởi việc đô thị hóa ngày càng nhanh, trong đó góp phần rất lớn là các dự án vơ vét đất đai của các quan chức, các đại gia sân sau quan chức nhà nước biến đất nông nghiệp thành sân golf, thành chốn ăn chơi, thành đất định cư, phân lô bán nền và các nhà máy, dự án cứ nhằm bờ xôi, ruộng mật của nông dân mà triển khai.
Năng suất lao động nông nghiệp không được cải thiện, các nông cụ sản xuất không được cải tiến, người nông dân quanh năm vẫn con trâu đi trước, cái cày theo sau là chủ yếu. Do vậy, hiệu quả lao động nông nghiệp hết sức thấp.
Nhiều nơi, nhiều vùng nông thôn như Thái Bình, đã có hiện tượng người nông dân bỏ ruộng đất đi lên thành phố làm thuê để sống. Chỉ bởi ngày công lao động nông nghiệp tính ra chỉ được hơn 1.000 VNĐ/ngày công một nắng hai sương.
Đồng bằng Sông Hồng vốn không rộng rãi, đã dần dần bị thu hẹp bởi các tỉnh, các thành phố đua nhau "mời chào đầu tư". Các công ty nước ngoài vào Việt Nam được mời chào, được dọn sẵn các dự án tại những vùng bằng phẳng, ít phải đầu tư nhiều… để nhanh chóng có lãi và địa phương có nguồn thu. Có nguồn thu là quan chức có xà xẻo và thả sức tiêu tiền chùa.
Tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nạn hạn hán, nhiễm mặn ngày càng trầm trọng và nguy hiểm, vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long đứng trước đe dọa vì nguồn nước từ sông MeKong đã bị các đập thủy điện Trung Quốc chặn lại, nước biển xâm nhập vào ngày càng sâu, phù sa không còn bồi đắp tạo độ màu mỡ cho đất đai sinh sôi như trước.
Ở vùng cao nguyên, miền núi, người dân hết lật đật chạy theo các giống cây trồng khác nhau từ tiêu, cafe rồi hạt điều…
Nhưng, mất vài ba năm trồng cafe đến khi cho thu hoạch thì lại điệp khúc "được mùa, rớt giá" lặp đi lặp lại. Người nông dân lại phải chặt café để trồng tiêu. Và rồi khi tiêu có thu hoạch lại rớt giá, lại chặt tiêu để trồng cây khác… Cứ vậy, vòng luẩn quẩn chạy theo giá và năng suất làm cho nền sản xuất nông nghiệp không ổn định.
Những khi được mùa, tư thương ép giá người nông dân đến tận đáy, khi mất mùa hoặc năng suất thấp, giá cao lên thì người nông dân lại không còn sản phẩm nông nghiệp.
Những năm gần đây, nền nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, Nhưng bài học mà bất cứ người xuất khẩu nào sang thị trường Trung Quốc đều phải học là : Đây là một thị trường không chắc chắn và thiếu tin cậy.
Đã từng có thời, các loại nông sản, với hàng đoàn xe container ùn ùn chở lên để đổ đầy đường biên hoặc từng đàn lợn bị tìm nơi đổ xuống vì Trung Quốc dừng nhập khẩu.
Cũng như bài học các tư thương, những thương lái Trung Quốc nhập khẩu hoa quả, nông sản từ Việt Nam cũng sẵn sàng bất thình lình ngừng nhập khẩu dăm bữa, nửa tháng nắn gân nhau chơi.
Và nông sản, thực phẩm từ Việt Nam thay nhau tìm chỗ đổ trên biên giới. Đã từng có thời, các loại nông sản, với hàng đoàn xe container ùn ùn chở lên để đổ đầy đường biên hoặc từng đàn lợn bị tìm nơi đổ xuống vì Trung Quốc dừng nhập khẩu.
Trên mạng xã hội, thỉnh thoảng người ta lại thấy hô hào nhau "giải cứu dưa hấu" hoặc giải cứu một sản phẩm nông nghiệp nào đó như một sự trợ giúp bởi lòng thương của cộng đồng. Nhưng, tất cả chẳng giải quyết được bất cứ điều gì trong một nền nông nghiệp muốn có sự bền vững.
Chỉ có một điều chắc chắn người nông dân được hưởng, đó là sự xà xẻo, bớt xén và tham nhũng, lạm thu lạm bổ đối với người nông dân ngày càng nặng nề bởi bộ máy quản lý cồng kềnh của Việt Nam từ địa phương đến Trung ương.
Do vậy, người dân làm nông nghiệp luôn đứng trước sự túng thiếu, sự quẫn bách và luôn bất an kể cả khi mất mùa lẫn được mùa.
Một chính phủ vô trách nhiệm
Chỉ một con số báo cáo số lượng gạo đã sản xuất, đã xuất khẩu, đang còn bao nhiêu và tình trạng thế nào mà đã làm cho cả bộ máy lúng túng như gà mắc tóc để rồi hết công văn này đến công văn khác đều hỏa tốc, trống đánh xuôi kèn thổi ngược nói lên điều gì ?
Trong quá trình đó, vai trò của Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương và của Chính phủ hầu như bằng con số không. Nếu có, chỉ có ở các bản báo cáo thành tích cuối năm đầy những ngôn từ xủng xoảng. Còn lại, mọi khó khăn và thiệt hại nhường cho người nông dân được hưởng.
Những công ty, Tổng công ty được lập ra không hề có được tác dụng giúp người nông dân an tâm đầu tư sản xuất, không hề có những bảo hiểm nông nghiệp để người dân giảm bớt khó khăn khi bị thiên tai, địch họa…
Giống má không được đầu tư đúng nhu cầu, phân bón giả, kém phẩm chất, rồi lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt rầy, sâu bệnh… Đặc biệt là nguồn đầu ra của sản phẩm luôn là một thách đố với người nông dân Việt Nam.
Hàng năm, mỗi khi lúa rớt giá thê thảm, chính phủ chỉ bằng những mệnh lệnh thay cho hành động để giúp người nông dân. Con số vài ba trăm ngàn tấn lương thực chính phủ mua vào, chỉ là con muỗi trên lưng con voi 7 triệu tấn lúa xuất khẩu mỗi năm.
Do vậy việc chính phủ hô hào "làm phép" chẳng có tác dụng gì đối với đời sống, sản xuất của người nông dân.
Trong khi đó, đủ loại thuế, phí đều đổ lên đầu các sản phẩm nông nghiệp và người nông dân. Người ta đã tính ra mỗi quả trứng gà chịu đến 14 khoản thuế và phí. Riêng lĩnh vực này thì chính phủ thực hiện một cách xuất sắc.
Xưa nay vẫn thế, bất cứ cái gì muốn ăn đều phải chăm bẵm, phải gieo trồng. Một chính phủ muốn khai thác nguồn lực từ nông dân, cũng phải biết chăm lo cho họ thì mới có cơ hội bền vững. Nhưng, điều này hình như chưa được chính phủ Việt Nam thấm nhuần.
Một chính phủ quản lý đất nước, điều hành mọi mặt đời sống nhân dân. Trong khi đó, chỉ một con số báo cáo số lượng gạo đã sản xuất, đã xuất khẩu, đang còn bao nhiêu và tình trạng thế nào mà đã làm cho cả bộ máy lúng túng như gà mắc tóc để rồi hết công văn này đến công văn khác đều hỏa tốc, trống đánh xuôi kèn thổi ngược nói lên điều gì ?
Điều này, chỉ chứng tỏ một điều là cả bộ máy quản lý đã hoàn toàn không nắm được thực tế của những gì thuộc trách nhiệm mình quản lý.
Đó là một chính phủ vô trách nhiệm với người dân không thể chối cãi.
Ngày 25/3/2020
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 26/03/2020
Cấm xuất khẩu gạo : vì an ninh lương thực hay vổ béo cho ai đó ?
Gió Bấc, RFA, 28/03/2020
Ngay trong cao điểm đại dịch virus Vũ Hán, dư luận Việt Nam lại bùng vỡ vì cuộc tranh luận cấm hay cho xuất khẩu gạo. Điều quái là là thái độ bất nhất của Bộ Công thương, ngày 23/3 đề xuất cấm xuất khẩu gạo Chính phủ có công văn hỏa tốc chuẩn y. Ngày hôm sau Bộ lại có công văn hỏa tốc đề nghị dừng cấm để rà soát lại nguồn lương thực, báo hại Chính phủ phải ra tiếp công văn hỏa tốc… ngừng cấm.
Trong cao điểm đại dịch virus Vũ Hán, dư luận Việt Nam lại bùng vỡ vì cuộc tranh luận cấm hay cho xuất khẩu gạo.
Cấm, cho theo sự rỉ tai ?
Mãi đến chiều ngày 26/3, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh mới triệu tập họp khẩn về việc kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo (1). Điều này cho thấy cả hai đề xuất, cấm cho trước đó chỉ do tác động nào đó, từ phía ai đó chứ không phải là kết quả của việc quản lý điều hành.
Vấn đề là ai tác động ? Vì sao cấm cấm cho cho lẩn quẩn ? Cho xuất khẩu gạo có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực hay không ? Báo chí lề phải và mạng xã hội đều chia hai phe tranh luận nhau nảy lửa.
Vào thời điểm này, các tỉnh trong điểm lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long có thông tin Trung Quốc nhập gạo Việt Nam gấp 6 lần năm trước, giá gạo xuất khẩu tăng, nông dân bán tại ruộng cũng tăng giá từ 25 - 30% nên có hy vọng mất mùa nhưng trúng giá dù mức giá tăng cũng không cao lắm. Nông dân mừng chưa kịp no thì trên báo chí có luồng thông tin cảnh báo hốt hoảng, Trung Quốc mua gom gạo, tăng lượng nhập gạo Việt Nam lên 600% so với năm trước. Xuất gạo cho Trung Quốc ngay lúc Miền Tây hạn mặn gây mất an toàn lương thực.
Thực tế miền Tây đang hạn mặn nặng nề, an ninh lương thực là chuyện sống còn của mọi người, dấu ấn chạy gạo ăn đong phân phối theo tiêu chuẩn và ăn độn bo bo thời bao cấp, lại thêm yếu tố nhạy cảm Trung Quốc nên thông tin này đã gây hiệu ứng đồng tình mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Nhiều người rộ lên phản đối chính phủ cho xuất khẩu gạo rất gay gắt.
Trong phiên họp ngày 23/3, có sự tham dự của hai Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, miền Nam, Bộ Công thương, Chính phủ đã đồng ý cấm xuất khẩu gạo. Ngay lập tức, trên thi trường lúa rớt giá từ 200 đến 500 đồng một ký. Nông dân Miền Tây rơi vào điệp khúc đau thương "được mùa mất giá".
Tăng 600% chỉ là 60.000 tấn
Ngược lại với luồng ý kiến lo ngại chung chung về mất an ninh lương thực thì những người am hiểu, gắn bó với sản xuất kinh doanh lương thực ở miền Nam lại ủng hộ việc cho xuất khẩu gạo và khẳng định có lợi cho nông dân mà không ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực. Bà Vũ Kim Hạnh, cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ hiên là Chủ tịch Trung Tâm Nghiên cứu kinh doanh và hổ trợ doanh nghiệp (BSA) có mối liên hệ mật thiết với các tỉnh miền Tây đã viết nhiều bài trên fb cá nhân ủng hộ xuất khẩu gạo. Về vấn đề việc Trung Quốc tăng mua gạo và an ninh lương thực bà Kim Hạnh phân tích rất cụ thể "Con số 600% quá ấn tượng nhưng xem kỹ số liệu xuất nhập khẩu gần đây sẽ thấy : con số 600% không có ý nghĩa thực tế bao nhiêu. Vì sao ? Vì trước đây, mỗi năm Trung Quốc nhập đến 40% tổng lượng nhập gạo Việt thì cuối năm 2019, Trung Quốc chỉ còn nhập khẩu gạo Việt Nam một tỉ lệ cực thấp : 8% tổng nhập khẩu của họ, thậm chí tháng 1/2020 tỉ lệ này còn rớt nữa, chỉ còn 5,49%. Vậy nếu họ tăng nhập 600% thì chỉ là : hơn 66.000 tấn với giá trị tương đương 37 triệu USD" (2).
Cũng cùng quan điểm này, nhóm Báo Sạch của các nhà báo độc lập đã đăng bài "Trung Quốc mua gạo tăng đột biến 600% : tưởng nhiều hóa… không nhiều lắm" trên fb cho rằng :
"Theo Tổng cục Hải quan năm 2019 Việt Nam xuất khẩu 6,4 triệu tấn gạo "Thống kê 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đột nhiên tăng mua 595% về lượng và 724% về kim ngạch so với 2 tháng năm 2018.
Sản lượng mua 2 tháng của Trung Quốc là 66.000 tấn và kim ngạch đạt 37 triệu USD. Nếu so ra tổng sản lượng xuất khẩu Việt Nam hằng năm thì lượng gạo Trung Quốc mua 2 tháng chỉ bằng khoảng 1%.
Việc báo chí trong và ngoài nước giật tít Trung Quốc tăng đột biến 700% nhưng không đưa ra con số đối chiếu so sánh dễ gây cảm giác Trung Quốc sẽ mua sạch gạo Việt Nam do mới bị đại dịch" (3).
Hạn mặn ở Miền Tây có ảnh hưởng sản lượng lúa ?
Phía ý kiến đề nghị cấm xuất khẩu gạo có lo lắng rất thời sự về hạn mặn ở miền Tây ảnh hưởng đến sản lượng lúa. Tuy nhiên những người miền Tây, am hiểu miền Tây hoàn giải thích rất rỏ về đất đai vùng này. Fb là kỹ sư nông nghiệp nhiều năm kinh nghiệm đã viết "Vùng bị hạn mặn nằm khu vực ven biển của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần của tỉnh Kiên Giang. Và, đến mùa nầy, KHÔNG ai trồng lúa cả, vậy vấn đề hạn và mặn có liên quan gì đến an toàn lương thực hay thậm chí sẽ đói ?
Hiện nay, lúa Đông Xuân đang vào lúc thu hoạch rộ ở vùng chính của sản xuất lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đó là vùng phù sa ngọt, của khu vực Tứ Giác Long Xuyên, của vùng Đồng Tháp Mười... Và, một số lớn nơi, nông dân đã sạ lúa được 10, 15 ngày rồi.
Lúa Đông Xuân chất lượng gạo tốt, năm nay lại trúng mùa, năng suất trung bình 7-8 tấn/ha, có nơi như ở Kiên Lương, Kiên Giang, năng suất đạt 11 tấn/ha trên giống lúa Nhật. Nếu không cho xuất khẩu, lượng lúa vụ nầy và sản lượng lúa vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu sắp tới tích trữ ở đâu và để làm gì ?".
Chị Hồ Phương Trinh một phụ nữ miền Tây cũng viết "Từ Cái Mơn ngược sông Tiền thì tới Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự. Ba thị xã Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp, nước mặn chưa xâm nhập tới.
Phía sông Hậu thì từ cửa sông là tỉnh Sóc Trăng, ngược lên là Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc. Nước mặn chỉ "chạy" lên chưa tới Cần Thơ.
Tóm lại là An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh xa biển, hồi xưa có mùa nước nổi, chuyên trồng lúa. Ngày nay nước nổi không còn, đất đang dần bạc màu, nước mặn chưa xâm nhập tới nhưng tương lai chưa biết ra sao. Làm lúa có trúng mùa như trước hay không thì... hên xui !" (4).
An ninh lương thực - Chuyên lo bò trắng răng !
Đứng về góc độ sản xuất, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho hay, vụ Đông Xuân hiện đang thu hoạch, trúng mùa, với hơn 1,5 triệu ha thì dự tính được từ 5,3 - 5,5 triệu tấn gạo. Trước sự đặt hàng của Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã khiến giá gạo lên từng ngày. Vậy nên cần tiếp tục xuất khẩu gạo để nông dân có dịp hưởng lợi, có kinh tế khá hơn.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói : "Những người thu hoạch vụ Đông Xuân ở tháng 1, tháng 2 vừa qua đã gieo sạ vụ lúa mới rồi, tháng 5 tới sẽ thu hoạch. Vì vậy, mình chỉ cần chừa đủ lượng gạo khoảng 1,5 triệu tấn để 2 tháng tiếp theo cho dân trong nước, tức chừa đủ lượng gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Còn lại khoảng 4 triệu tấn để xuất khẩu, tội tình gì mình phải để lại, không có lý do gì để giữ lại hết".
"Vấn đề an ninh lương thực không phải là vấn đề lớn, tại vì sản xuất lúa ở Việt Nam khác hơn các nước khác, chỉ có 3 tháng là có 1 vụ lúa mới và 1 vụ lúa của mình đã dư sức nuôi cả nước. Lương thực của mình không bao giờ "bị kẹt" bởi vì giống lúa sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long là ngắn ngày, có những giống chỉ 85 ngày thôi đã thu hoạch. Ngoài ra, thời tiết cũng đang thuận lợi cho vùng nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển trồng lúa" (5).
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đưa tin về Hội nghị trực tuyến Tổng kết sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu và thu đông khu vực Nam bộ diễn ra vào hôm 27/3 đã tổng kết : "sau khi trừ đi phần nhu cầu tiêu dùng trong nước là 29,96 triệu tấn lúa, tương đương gần 19 triệu tấn gạo, thì phần còn dư có thể phục vụ cho xuất khẩu là 13,54 triệu tấn lúa hàng hóa, tương đương hơn 8 triệu tấn gạo.
Trong khi đó, dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt 6,5-6,7 triệu tấn, tức vẫn thấp hơn con số hơn 8 triệu tấn gạo có thể phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu" (6).
Như vậy, việc xuất khẩu gạo trong phạm vi 8 triệu tấn/năm và ngay trong vụ Đông Xuân này có thể xuất ngay 4,5 triệu tấn không liên quan đến an ninh lương thực.
Cấm xuất khẩu gạo nông dân chết đứng !
Facebooker Hồ Phương Trinh khẳng định : "Trong thời điểm này nông dân đang thu hoạch lúa Đông Xuân, nếu lịnh cấm xuất khẩu ban ra thì thương lái sẽ ép giá xuống vì lý do không xuất khẩu được, nông dân chết trước. Nông dân đa số là vay mượn mua phân thuốc vật tư, tới mùa là bán lúa trả nợ, lời nhiêu ăn nhiêu đợi mùa sau. Muốn trữ lúa cũng không có vốn mà trữ, rồi kho trữ (là bồ lúa thôi, nói kho cho sang !), làm sao giữ phẩm chất lúa, chống chuột bọ sâu mọt, rồi vận chuyển v.v. nhiêu khê không khả thi với nông dân. Chỉ có cách duy nhất là bán liền tại ruộng".
Kỷ sư đại học Cần Thơ cũng viết : "Giá lúa tại ruộng hiện nay từ 5.700 đ - 5.900 đ/kg so với 4.200 - 4.500 đ/kg trước đây, tại sao không cho xuất khẩu ? Tại sao nhân danh "an toàn lương thực" để ép nông dân như cái Hiệp hội Lương thực Việt Nam luôn ép nông dân ? Ông Phúc thủ tướng có biết gì về cây lúa chăng, các quan lại quanh ông có biết chút gì về sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chăng hay các ông có mưu đồ nào tiếp theo việc cấm xuất khẩu gạo ?".
Báo VnExpress ngày 27/3 đưa thông tin hàng trăm nghìn tấn lúa của nông dân các tỉnh miền Tây khả năng bí đầu ra khi thương lái tạm ngưng mua. Giá sẽ rớt mạnh nếu không được xuất khẩu.
Báo dẩn lời lão nông Lê Văn Lam ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, 69 tuổi 50 năm gắn bó với cây lúa cho biết, vụ Đông Xuân nông dân làm giống chất lượng cao, lúa thơm đạt năng suất trên 7 tấn mỗi ha. Hơn tháng qua, giá lúa các loại liên tục nhích lên, khoảng một tuần trước đạt đỉnh 5.700-6.300 đồng, riêng nếp 7.200 đồng mỗi kg.
Mức giá này cao nhất mấy năm qua, nông dân Đồng Tháp Mười có lời 2-3 triệu đồng mỗi công ruộng. Tuy nhiên, ông cho biết mấy ngày qua có thông tin chưa rõ ràng liên quan việc tạm ngưng xuất khẩu gạo, giá lúa bất ngờ giảm 300-500 đồng một kg và không có người mua. "Nếu làm ra lúa gạo mà không bán được dẫn đến thua lỗ thì vụ Hè Thu tới nhiều khả năng gia đình tôi sẽ bỏ trống 30 ha đất" (8).
Lở ký bán giá thấp, cấm xuất để ép giá nông dân
Theo cơ chế kinh tế quốc doanh là chủ đạo, hàng chục năm qua hai Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam có toàn quyền thao túng thị trường xuất khẩu gạo. Lãnh đạo các Tổng công ty này là các quan chức có quan hệ thân hữu chằng chịt với các bộ ngành nên việc loby để chính phủ quyết định xuất nhập lúc nào, mặt hàng nào dễ dàng như lấy tiền trong túi
Nhóm Báo Sách dã chỉ đích danh kẻ thủ lợi trong màn kịch dựng lên con ngáo ộp "An ninh lương thực" để cấm xuất khẩu gạo chính là hai Tổng công ty này.
Năm 2019, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) lời phỏng tay khi "làm giá" với nông dân trong nước chỉ 4.200 đồng/kg lúa 504. Nông dân rơi nước mắt bán lúa để trả nợ ngân hàng.
Lúc đó, Vinafood 1 bán gạo cho Cuba, Malaysia giá khoảng 355 USD/tấn. Lời ngon, Vinafood 1 không hề tăng giá cho nông dân trong nước (cho xứng với cái giá 355 USD/tấn) mà lại tiếp tục hạ giá cho phía nước ngoài, từ 355 còn khoảng 338 hay 335 USD/tấn.
Biết chắc năm 2020 nông dân làm ra sẽ không ai mua, Vinafood 1 "đón gió", ký với nước ngoài hợp đồng 490.000 tấn, có thể "đè" được nông dân với giá rẻ mạt như 2019.
Ai dè nông dân vì lỗ quá, năm nay chuyển qua trồng gạo thơm. Diện tích 504 năm nay giảm sâu. Rồi ảnh hưởng dịch bệnh, lúa Campuchia không về được, nên các "ông kẹ" xuất khẩu phải tranh nhau mua để thực hiện hợp đồng.
Kết quả, giá lúa tươi 504 hiện nay lên tới 5.100 - 5.300 đồng/kg, quy gạo phải 380 USD/tấn.
Chỉ riêng Vinafood 1, nếu thực hiện hợp đồng với nước ngoài sẽ lỗ sơ sơ... 400 tỷ đồng ! Và nếu để thị trường tự do đúng nghĩa, năm nay nông dân trồng 504 sẽ bù lỗ được cho năm ngoái, và giá gạo sẽ lên đúng với vị trí của nó (9).
Theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh, từ nguồn thông tin không chính thức, sau khi bị lộ tẩy chiêu bài cấm xuất khẩu gạo để bảo đảm An ninh lương thưc, họ đã chạy được ý kiến "chỉ đạo không xuất loại gạo 504. Tên đầy đủ của loại gạo này là IR50404, là loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc tính cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo rất kém. Người nông dân trồng để bán chứ họ cũng không ăn loại này. Giá bán loại này trên thị trường đang ở mức 400 USD/tấn. Thế nhưng, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đã "lỡ" ký với Cuba giá 365 USD/tấn, với Malaysia giá còn rẻ mạt hơn, 334 USD/tấn".
Chiêu trò này hoàn toàn không mới, năm 2008, cũng bối cảnh tương tự, vì lợi ích cục bộ, người ta cũng dựng lên nỗi lo ảnh hưởng an ninh lương thực để chính phủ cấm xuất khẩu gạo ngay lúc giá gạo thị trường thế giới lên cao làm đất nước thiệt hại hàng trăm triệu đô la mà còn đẩy giá gạo Việt Nam xuống thấp đến hàng chục năm.
Trong bối cảnh kinh tế đình đốn vì đại dịch, xuất khẩu gạo đúng thời điểm giá cao là hết sức cần thiết, hiệu quả kinh tế. Nếu chính phủ kiến tạo của ông Phúc không đủ sáng suốt để có quyết sách đúng trong việc cho xuất khẩu gạo là tự ghè đá chân mình và ghi tội với nhân dân và lịch sử.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 28/03/2020 (Gió Bấc's blog)
1. https://www.baogiaothong.vn/chieu-nay-bo-cong-thuong-hop-khan-tinh-ke-th...
2. https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52
3. https://www.facebook.com/baochisach
4. https://www.facebook.com/profile.php?id=1620456182
5. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/gs-vo-tong-xuan-chi-can-giu-15-trieu-ta...
6. https://www.thesaigontimes.vn/301620/viet-nam-du-hon-8-trieu-tan-gao-co-...
7. https://www.facebook.com/nguyenvan.hoangvu.963
8. https://vnexpress.net/kinh-doanh/mien-tay-doi-mat-un-u-lua-gao/4075815.html
9. https://www.facebook.com/baochisach/posts/229270738438104
*********************
Virus corona – Việt Nam : Nội bộ chính quyền bất đồng về quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo
Thanh Phương, RFI, 28/03/2020
Tờ báo South China Morning Post của Hồng Kông hôm nay, 28/03/2020, cho biết Việt Nam hôm qua đã thông báo kế hoạch tích trữ gạo và tạm ngưng xuất khẩu gạo để bảo đảm đủ lương thực cho 97 triệu dân trong khủng hoảng dịch Covid-19.
Một kho gạo xuất khẩu ở đồng bằng sông Mê Kông, miền nam Việt Nam. Ảnh chụp ngày 06/07/2017 Reuters - Nguyen Huy Kham
Tuy nhiên, theo tờ báo Hồng Kông, hiện chưa có quyết định cuối cùng về việc tạm ngưng xuất khẩu gạo. Bộ Công Thương Việt Nam đã kêu gọi chính phủ xét lại quyết định này. Một số chuyên gia cũng không tán đồng với quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo. Tờ South China Morning Post trích lời chuyên gia kinh tế nông nghiệp Phùng Đức Tùng, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, cho rằng quyết định nói trên sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những người sống nhờ vào việc buôn báo gạo ở Việt Nam, nhất là các nông dân, một trong những nhóm dân dễ bị tổn thương.
Đối với ông Phùng Đức Tùng, chính phủ chỉ nên can thiệp vào thị trường khi đã ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia. Chính phủ Hà Nội hiện chưa ban bố tình trạng khẩn cấp, do chỉ mới có 164 ca lây nhiễm tính đến hôm qua, và chưa có ca tử vong nào ở Việt Nam.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, việc Việt Nam, nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, tạm ngưng xuất khẩu gạo sẽ có tác động đáng kể về ngắn hạn đối với nguồn cung cấp gạo trên thế giới. Đó là chưa kể Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, cũng bắt đầu áp dụng lệnh phong tỏa trong 3 tuần, và như vậy là dây chuyền cung cấp lương thực sẽ bị xáo trộn.
Shirley Mustafa, một nhà phân tích thị trường gạo thế giới thuộc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), thì cho rằng việc tạm ngưng xuất khẩu gạo sẽ tác hại đến uy tín của Việt Nam với tư cách của một nhà cung cấp gạo đáng tin cậy trên thị trường thế giới.
Về kế hoạch tích trữ gạo, trên Internet, bộ Tài Chính Việt Nam hôm qua thông báo là Cục Dự trữ Nhà nước của bộ này dự kiến sẽ hoàn thành việc nhập kho 190.000 tấn gạo trước ngày 15/6/2020.
Bác bỏ tin về phong tỏa Hà Nội và Sài Gòn
Theo Báo điện tử chính phủ Việt Nam, trả lời báo chí hôm 28/3/2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã các bỏ thông tin về việc phong tỏa các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Ông Mai Tiến Dũng khẳng định, dù dịch Covid-19 ở Việt Nam diễn biến phức tạp, nhưng "vẫn đang trong tầm kiểm soát".
Tuy vậy, chính phủ khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết, nếu bắt buộc thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc với người khác tại những nơi công cộng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, cơ sở khám chữa bệnh, cung cấp xăng dầu...
Thanh Phương
Nguồn : RFI, 28/03/2020
**********************
Bàn luận chuyện Trung Quốc tăng mua gạo Việt Nam
Võ Hàn Lam, VNTB, 25/03/2020
Với thị trường Trung Quốc, dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu tích trữ lương thực ở nước này. Bên cạnh đó, một số vùng ở Trung Quốc, do logisctics nội địa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên cần phải nhập thêm gạo từ các nước trong khu vực để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ngày 24/3 Bộ Công thương đã gửi một văn thư "hỏa tốc" dến Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo
Xuất tiếp hay dừng ?
Bộ Công thương ngày 24/3 đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo ngay sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3.
Theo Bộ Công thương, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, bộ kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng thực hiện mục b, khoản 2 và một phần mục c, khoản 2 của Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3 để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ đông xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn thực kho thực tế ở các doanh nghiệp. Do đó, Bộ Công thương kiến nghị việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.
Trước đó, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) có công văn hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc về vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo. Cục Quản lý rủi ro được yêu cầu thiết lập tiêu chí đưa mặt hàng gạo các loại thuộc phân nhóm HS 1006.20, 1006.30 và 1006.40 vào diện cấm xuất khẩu. Việc Tổng cục Hải quan có công văn nêu trên là thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
Công luận cho rằng lý do chính ở đây liên quan yếu tố Trung Quốc. Diễn biến tình hình 2 tháng đầu năm nay cho thấy trong thời gian tới, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Năm ngoái, Trung Quốc chỉ nhập hơn 477 ngàn tấn gạo từ Việt Nam. Nhưng năm nay, thể họ sẽ mua gấp đôi số lượng đó.
Như vậy liệu Việt Nam có thể nâng giá xuất khẩu gạo, vì đơn giản đây là bài toán kinh doanh căn cứ trên cung cầu, thay cho việc dừng xuất khẩu gạo bằng mệnh lệnh hành chính gây tranh cãi giữa các bộ ?
Ý kiến "thuận mua – vừa bán’ có lẽ là một trong những lựa chọn thích hợp đối với việc Trung Quốc đang tăng mua gạo của Việt Nam, đưa đến nhiều nghi ngại ở trong nước về khả năng an toàn lương thực trong bối cảnh Việt Nam cũng chịu thiệt hại nặng nề về dịch Covid-19, và vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạn mặn khốc liệt nhất so chục năm trở lại đây.
Điểm cần bàn luận là phương thức mua bán liệu có thể "tranh thủ’ việc "cầu tăng’ này, để thay đổi hợp đồng ngoại thương thanh toán từ F.O.B sang C.I.F (1) nhằm giúp ngành vận tải biển cùng ngành bảo hiểm của Việt Nam có thêm những đơn hàng trong mùa dịch ? Dĩ nhiên ở đây ai cũng hiểu rằng dịch Covid-19 tất yếu đưa đến hệ lụy là gây ra những khó khăn nhất định cho ngành gạo, như tiến độ giao nhận sẽ bị chậm trễ do logistics toàn cầu bị xáo trộn bởi dịch bệnh, việc thanh toán cũng sẽ bị chậm lại…
Nhiều nước bị Covid-19 làm xáo trộn, chưa chuẩn bị kịp nguồn lương thực dự trữ lâu dài. Đây là cơ hội tốt cho gạo Việt Nam. Dĩ nhiên ở đây trong vấn đề logistics, thì dù là hợp đồng ngoại thương phương thức F.O.B hay C.I.F đều bị vấp chuyện nhiều hãng tàu không nhận đơn vận chuyển, và nhiều giao dịch đều được yêu cầu chuyển cảng nhận hàng. Điều này sẽ làm phát sinh chi phí vận chuyển.
Việc mặc cả giá cả về mặt hàng gạo Việt Nam với khách hàng Trung Quốc, phía Việt Nam còn có một lợi thế, là với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020, việc tận dụng hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm mà EU dành cho Việt Nam, sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam thu hẹp bất lợi trong cạnh tranh và mở rộng thị trường gạo cao cấp này.
Ai sẽ "cầm đũa’ nhạc trưởng ?
Để làm được những điều trên, dĩ nhiên là cần đến một nhạc trưởng đủ tầm để có thể phối hợp đồng bộ với việc các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của thương nhân đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến lúa, gạo, cơ sở sấy lúa tại vùng nguyên liệu ; thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu ; người sản xuất lúa trong vùng nguyên liệu, người sản xuất lúa có liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo điều kiện giải ngân để thương nhân thu mua cho người dân.
Lưu ý, giá gạo xuất khẩu F.O.B của Việt Nam hiện tại vẫn thua khá xa Thái Lan. Cụ thể : Gạo 5% tấm của Thái Lan, giá xuất F.O.B ngày 24/3 là từ 478 – 482 USD/ tấn. Trong khi đó thì gạo 5% tấm của Việt Nam ở ngày 24/3 là 448 – 422 USD/ tấn. Thái Lan có loại gạo "Hom Mali 92%" (tiếng Việt gọi là gạo thơm hoa lài), giá xuất khẩu lên tới 968 – 972 USD/ tấn. Việt Nam cũng có gạo hoa lài, gieo từ giống lúa Jasmine 85, dòng lai IR 841-85, nhưng giá xuất khẩu chỉ từ 528 – 532 USD/ tấn.
Vấn đề khác đặt ra : ai sẽ được giao quyền "cầm đũa’, và vị nhạc trưởng đó có được toàn quyền điều khiển dàn giao hưởng ấy, mà không phải chịu một mệnh lệnh hành chính nằm ngoài tất cả lý thuyết về kinh doanh, đó là "phải chơi nhạc’ đúng theo định hướng của nền kinh tế thị trường "xã hội chủ nghĩa’ ?
Võ Hàn Lam
Nguồn : VNTB, 25/03/2020
Chú thích :
(1) F.O.B là từ viết tắt của cụm từ Free on board, thường được hiểu đơn giản là bên bán hàng đã hoàn thành hết trách nhiệm của mình khi hàng hóa được xếp lên boong tàu tại cảng. F.O.B là một trong hai điều khoản giao hàng thường gặp trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Chính vì vậy mà F.O.B ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, logistics.
Theo đúng tên gọi của nó thì nếu điều khoản giao hàng là F.O.B thì có nghĩa là bên bán hàng chỉ phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng và xếp lên tàu. Nghĩa là bên bán chỉ chịu các chi phí phát sinh phục vụ cho việc đưa được hàng lên tàu. Còn các chi phí như thuê tàu vận chuyển hàng, chi phí cước biển, thủ tục thông quan nhập khẩu… để phục vụ cho việc hàng hóa được vận chuyển đến kho của bên mua thì sẽ do bên mua chịu trách nhiệm.
C.I.F là từ viết tắt của tập hợp của các từ Cost, Insurance, Freight, nghĩa là tiền hàng, bảo hiểm, cước phí tàu. Như vậy có thể hiểu là với điều khoản giao hàng C.I.F thì bên bán hàng sẽ chịu luôn trách nhiệm với các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng của bên mua, gồm chi phí thuê tàu vận chuyển, chi phí về bảo hiểm, chi phí cước tàu… Khi đó để thực hiện trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến cảng của bên mua thì bên bán hàng sẽ mua một gói bảo hiểm cho hàng hóa, mọi giấy tờ về gói bảo hiểm đó sẽ được bên bán chuyển cho bên mua. Chính vì vậy mà thực chất địa điểm chuyển giao rủi ro trong phương thức giao hàng này cũng là cảng xuất hàng.
********************
Tạm dừng ngay "đề xuất tạm dừng", bộ trưởng đang làm gì vậy ?
Ái Mỹ, Phụ Nữ Online, 25/03/2020
Đặt trong diễn biến khốc liệt của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh : "Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo".
Bộ Công thương đề nghị tiếp tục mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu. Ảnh minh họa
Ngày 23/3, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Công thương đã có đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Thủ tướng đồng ý với đề xuất này.
Ngày 24/3, Bộ Công thương ngay lập tức có văn bản kiến nghị Thủ tướng tạm dừng "đề xuất tạm dừng" của chính mình trước đó 1 ngày để có thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ đông xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp. Bộ này cũng đề nghị tiếp tục mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu.
Ngày 24/3, Tổng cục Hải quan đã có công điện hỏa tốc gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan gạo từ 0g ngày 24/3.
Việt Nam chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một quyết định nhất quán và cần thiết, dù cấp tham mưu của ông - cụ thể ở đây là Bộ Công thương, trực tiếp là công văn có chữ ký đỏ chót của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - có vẻ tiến thoái thậm thụt.
Cần nhớ, chỉ 5 ngày trước đó, 18/3, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án "An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020", người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng hằng năm, tăng cường khả năng dự trữ. Bởi dân số có xu hướng tăng, gần 900 triệu người trên toàn cầu đang thiếu đói, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, dịch bệnh bất thường. Đặt trong diễn biến khốc liệt của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh : "Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo".
Ở cấp độ chiến lược, chắc hẳn sẽ có những cú "xoay trục, đảo chiều" trong tư duy lẫn phương thức điều hành sản xuất lúa gạo, trong đó đặc biệt phải quy hoạch lại các vùng trồng lúa cũng như điều kiện, khả năng tiếp cận lương thực của người dân, tăng hàm lượng khoa học trong chế biến từ lúa sang gạo, từ gạo thành nguyên liệu chế biến của ngành công nghiệp thực phẩm nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn thay vì chỉ xuất khẩu gạo với vai trò là một nguyên liệu thô...
Ở thời điểm khẩn cấp vì dịch bệnh lan tràn như hiện nay, khả năng kiểm soát dù rất tốt nhưng vẫn đầy rẫy nguy cơ lây nhiễm cộng đồng ở cấp độ cao, trước mắt - là đến hết tháng 5/2020, việc tạm dừng xuất khẩu, tăng nguồn dự trữ là phép ứng phó hợp lý. Chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo toàn sức khỏe nhân dân - một phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng ngay khi bước vào cuộc chiến chống dịch Covid-19, nội hàm sức khỏe ấy, ngoài thể chất còn là nguồn lương thực, để nuôi dưỡng thể trạng người dân khỏe mạnh nhất có thể.
Hẳn khi xuất bản công văn đề xuất tạm dừng lần 1, Bộ Công thương đã cực kỳ trách nhiệm khi xác định "góp phần ổn định giá gạo trong nước", đã thông tuệ khi "đảm bảo nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo". Vậy hà cớ gì, nguyên do từ đâu, áp lực từ những ai mà chỉ 24 giờ sau, Bộ đã phủ quyết chính cái trách nhiệm cao cả của ngành mình, bộ mình.
Chưa kể, những lý do để phủ quyết ấy cũng có phần nghịch lý, nghĩa là trước khi đưa ra đề xuất, trình Thủ tướng, những tưởng Bộ đã có rà soát, thống kê, tổng hợp báo cáo về lượng tồn lúa gạo trong kho bãi, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, sản lượng thực tế vụ đông xuân...
Nhắc lại sự kiện ngày 7/3, trước hiện tượng người dân Hà Nội ùn kéo nhau gom trữ lương thực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ngay lập tức chỉ đạo "mở" tất cả các nguồn cung, thậm chí ông yêu cầu các cửa hàng bán lẻ mở cửa đến 23g để bán gạo cho dân.
Là con dân, tôi yên tâm trước cách điều hành "chiến thuật" ấy trong thời dịch bệnh leo thang, cũng như tin cậy vào những cơ sở chiến lược mà Thủ tướng đã nói ở trên. Tôi, cũng như bao người có phần hoang mang, lo sợ cho hai lần tạm dừng của ông bộ trưởng, nó hệ lụy đến nguồn lương thực quốc dân ngay trong thời dịch và hậu dịch.
Vì vậy nó cần được tính toán cẩn trọng, chính xác, trách nhiệm và… nhất quán, có lộ trình.
Ái Mỹ
Nguồn : Phụ Nữ online 25/03/2020
*******************
Điều hành xuất khẩu gạo : Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương ‘nghiêm túc rút kinh nghiệm’
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới. Về điều hành công tác xuất khẩu gạo thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.
Thủ tướng lưu ý Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu về lĩnh vực xuất khẩu gạo thời gian qua. Ảnh minh họa.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo. Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật quản lý ngoại thương, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định pháp luật khác có liên quan, trước ngày 28/3/2020.
Trong khi chờ báo cáo đánh giá của Đoàn kiểm tra liên ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới ; đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết theo đúng quy định của pháp luật sẽ được xử lý cụ thể sau khi nghe Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ trưởng Bộ Công thương báo cáo.
Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay.
Trả lời Tuổi Trẻ Online sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định không có chuyện yêu cầu doanh nghiệp hủy hợp đồng xuất khẩu gạo mà là giãn tiến độ hợp đồng xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng, hạn mặn xảy ra và nhu cầu lương thực thế giới tăng cao.
Trước đó, ngày 24/3, công điện do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành ký nêu rõ thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức, kể từ 0h ngày 24/3.
Cùng ngày 24/3, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị tạm dừng thực hiện thông báo 121/TB-VPCP ngày 23/3 thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 do Thủ tướng chủ trì ngày 23/3.
Theo đó, Bộ Công thương đã đề nghị tạm dừng thực hiện việc tạm dừng xuất khẩu gạo, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp.
Theo bộ này, việc tạm dừng là để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp.
Do đó, việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu, Bộ Công thương đề nghị vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.
A.T
*****************
Vì sao Bộ Công thương đề xuất tạm dừng rồi lại cho xuất khẩu gạo trở lại ?
Ngọc An, Tuổi Trẻ Online, 25/03/2020
Có thể có độ vênh về số liệu thực tế giữa sản lượng gạo còn tồn trong dân và số liệu mà Bộ Công thương nắm được nên bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho thời gian để xác minh lại và có phương án điều hành tốt nhất.
3333333333333333
Trả lời Tuổi Trẻ Online sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định không có chuyện yêu cầu doanh nghiệp hủy hợp đồng xuất khẩu gạo mà là giãn tiến độ hợp đồng xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng, hạn mặn xảy ra và nhu cầu lương thực thế giới tăng cao.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định cần thời gian để xác minh lại số liệu - Ảnh : NGỌC AN
Quan điểm điều hành trong bối cảnh hiện nay là ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực cho người dân lên hàng đầu và hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp, người nông dân.
Ông Khánh cho biết trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đã đạt 930.000 tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số thị trường có mức tăng tương đối mạnh. Giá cả trong nước cũng có biến động theo chiều hướng chung, tăng từ 20-25% tùy theo từng chủng loại.
"Đứng trước tình hình đó nếu như việc xuất khẩu gạo vẫn diễn tiến như 2 tháng đầu năm thì Việt Nam có thể đối diện với rủi ro là thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước" - ông Khánh nhấn mạnh.
Tuổi Trẻ Online : Nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn mà Bộ Công thương đã cùng lúc đưa ra hai kiến nghị khá bất nhất về việc tạm giãn và sau đó cho xuất khẩu gạo trở lại. Vậy lý do là gì, thưa ông?
Trần Quốc Khánh : Với sản lượng hiện nay đã thu hoạch 9 triệu tấn thóc, tương đương 4 triệu tấn gạo, trong điều kiện bình thường tôi khẳng định sẽ không thiếu gạo, mà còn vừa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng những tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 diễn biến đã và đang gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Nhu cầu với một số mặt hàng thiết yếu nhu yếu phẩm, trong đó có gạo, đang tăng rất nhanh và đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ lương thực để bảo đảm cuộc sống cho người dân. Giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh. Điều này gây nên sự bất định vì không biết lúc nào dịch bệnh mới được kiểm soát, nhu cầu dự trữ gạo của thế giới ra sao.
Thêm nữa, hiện nay giá cả mặt hàng gạo trong nước cũng đã tăng từ 20-25%. Dịch bệnh được dự báo diễn biến phức tạp nên có thể tác động tiềm ẩn tới tâm lý của người dân, có thể vì dịch bệnh mà người dân đổ xô đi mua tích trữ.
Vì vậy, trên cơ sở dự phòng yếu tố bất định, các số liệu đã có, Bộ Công thương đã kiến nghị Chính phủ hai phương án, trong đó có phương án là tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo tới tháng 5/2020. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng đây là yêu cầu giãn tiến độ hợp đồng xuất khẩu chứ không hủy hợp đồng.
Tuy nhiên, sau đó Bộ Công thương nhận được phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng có thể số lượng gạo tồn kho ở trong dân lớn hơn, tình hình xuất khẩu trong tháng 3 có thể không tăng mạnh như dự báo, nên xuất hiện nhu cầu phải xác minh lại.
Vì vậy chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng cho Bộ Công thương thời gian để làm việc với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, cho phép kiểm tra lại một lần nữa số lượng sản lượng vụ đông xuân, lượng tồn kho trong dân, số lượng tồn kho ở các doanh nghiệp, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, để Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định.
Tuổi Trẻ Online : Bộ Công thương có vai trò trong quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, vậy tại sao lại có độ vênh về số liệu với các địa phương, doanh nghiệp, thưa ông ?
Trần Quốc Khánh : UBND các tỉnh và doanh nghiệp cho rằng có thể có độ vênh về mặt số liệu giữa sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3. Doanh nghiệp cho biết lượng gạo xuất khẩu trong tháng 3 chững lại và không lớn. Một số tỉnh cũng cho biết lượng tồn kho còn trong dân và lượng dự trữ có thể lớn hơn.
Có độ vênh về số liệu cũng là dễ hiểu. Bởi trước đây lượng gạo sản xuất, lượng gạo ký hợp đồng gạo tồn kho Bộ Công thương nắm rất chắc thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam, doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi có nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo thì Bộ Công thương không còn số liệu này nữa do thị trường gạo đã tự do hóa hoàn toàn.
Theo đó, mọi số liệu chính thống mà bộ có được là từ Hiệp hội Lương thực, Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Thống kê… và chúng tôi điều hành trên cơ sở này. Tôi nhấn mạnh, trong trường hợp bình thường, với sản lượng hiện nay thì hoàn toàn có thể cân đối phù hợp, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, hạn mặn, nhiều bất ổn khó lường nên cần phải có thời gian để đánh giá kỹ lưỡng hơn.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng cho thêm thời gian để xác minh lại với doanh nghiệp. Nếu Thủ tướng đồng ý thì chúng tôi sẽ làm việc sớm với UBND các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và doanh nghiệp xuất khẩu chủ chốt để nắm lại số lượng chuẩn xác nhưng trên tinh thần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Tuổi Trẻ Online : Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn phải thực hiện theo chỉ đạo là tạm dừng xuất khẩu gạo. Vậy bộ có đánh giá tác động doanh nghiệp hay không và có hỗ trợ gì ?
Trần Quốc Khánh : Chúng tôi có đánh giá. Cụ thể, khi đưa ra một số phương án cho Thủ tướng và Thường trực Chính phủ lựa chọn, chúng tôi đưa ra hai phương án, một là tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến giữa tháng 5 và hai là đưa ra chế độ giấy phép, miễn là làm sao kiểm soát xuất khẩu, vừa đảm bảo tiến độ hợp đồng đã ký và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân là yếu tố quan trọng nhất.
Sau khi cân nhắc ý kiến các bộ ngành, Thủ tướng quyết định tạm giãn tiến độ trong 2 tháng đến cuối tháng 5/2020. Khi tạm giãn như vậy sẽ xuất hiện một số vấn đề, đó là với hợp đồng đã ký với bên ngoài doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp đây là trường hợp bất khả kháng, quyết định của Chính phủ, không phải là hủy hợp đồng mà là tạm giãn tiến độ, phần nào cho thấy doanh nghiệp tiếp tục thực hiện hợp đồng đó.
Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn vì phải vay vốn ngân hàng thì dự kiến Bộ Công thương sẽ làm việc với ngân hàng để giãn thời gian trả nợ. Chúng ta cần phải có kiểm soát đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đặt mục tiêu đó là cao nhất. Còn những câu chuyện khó khăn đến với doanh nghiệp cũng là dễ hiểu, nhưng chúng tôi cũng đã tính toán để có phương án giảm thiểu khó khăn và thiệt hại cho doanh nghiệp.
Ngọc An thực hiện
********************
Doanh nghiệp gạo bức xúc
Trần Mạnh, Tuổi Trẻ Online, 25/03/2020
Ông Phạm Thái Bình, giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), tỏ ra bức xúc trước việc đột ngột "cấm" xuất khẩu gạo.
Doanh nghiệp gạo bức xúc trước việc đột ngột "cấm" xuất khẩu gạo vì hàng hóa đã đưa ra cảng chuẩn bị xuất khẩu.
"Thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp khi không kịp trở tay. Hàng hóa đã đóng bao, in nhãn mác, đóng container đưa ra cảng chuẩn bị xuất khẩu rồi nằm đó thiệt hại ai chịu trách nhiệm. Hợp đồng đã ký với đối tác giờ không thể giao được phải đền bù, ảnh hưởng đến uy tín ai chịu trách nhiệm. Giá lúa ngay lập tức đã giảm xuống sau lệnh cấm xuất khẩu gạo, thiệt hại chính là người nông dân. Việt Nam không thiếu gạo xuất khẩu, lẽ ra nhân cơ hội thế giới đang cần thì phải khuyến khích xuất khẩu với giá cao", ông Bình cho biết.
Cũng theo ông Bình, quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo chưa khảo sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
"Bài học cấm xuất khẩu gạo năm 2008 vẫn còn đó, chúng ta lỡ cơ hội xuất khẩu giá cao mà còn bị ảnh hưởng uy tín trong xuất khẩu các năm tiếp theo", ông Bình nói.
Theo ông Vũ Duy Hải - tổng giám đốc Công ty Vinacam, quyết định ngưng xuất khẩu gạo là quá đột ngột và không dựa vào những thông tin về mùa vụ và đánh giá cơ hội xuất khẩu của gạo Việt Nam khiến doanh nghiệp không thể trở tay kịp với "lệnh cấm" này khi hợp đồng đã ký và nguy cơ đền hợp đồng là rất lớn.
Ông Hải phân tích trong thời gian qua có hiện tượng gạo trong nước hút hàng bởi tâm lý lo lắng của người dân vì dịch bệnh. Theo đó, nhiều người tăng mua gạo để dự trữ trong nhà dẫn đến siêu thị hết hàng và đẩy mạnh mua từ các nhà cung cấp gạo.
"Nhưng dân mua nhiều thì gạo chỉ chuyển từ kho nhà máy vào nhà dân chứ gạo không mất đi. Người dân cũng không thể tăng tiêu thụ gạo lên gấp đôi ngày thường được do đó trong 5-6 tháng tới gạo sẽ giảm giá", ông Hải nói.
Đối với xuất khẩu, ông Hải cho rằng Bộ NN&PTNT cho biết Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa đông xuân là nguồn cung quan trọng nhất của cả năm.
Người dân thời gian qua bị thiệt hại nặng nề do giá cả nông sản giảm sút, tình hình hạn mặn nghiêm trọng lẽ ra được bán lúa giá cao thì nay lại khó tiêu thụ nếu như doanh nghiệp ngưng mua vì không thể xuất khẩu.
"Lẽ ra trong bối cảnh hiện tại thì phải khuyến khích xuất khẩu để tăng giá mua lúa cho nông dân. Trong khi đó cần định hướng xuất khẩu gạo giá cao để tận dụng cơ hội thay vì ngưng xuất khẩu", ông Hải chia sẻ quan điểm.
Theo PGS.TS Trần Tiến Khai (Trường đại học Kinh tế TP.HCM), quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo không nên đột ngột như vậy với một mặt hàng xuất khẩu quan trọng như lúa gạo.
"Đúng là trong tình hình dịch bệnh phức tạp thì cần chú trọng an ninh lương thực trong nước nhưng phải dựa trên căn cứ vào số liệu sản xuất, tình hình tiêu thụ, an ninh lương thực và khả năng xuất khẩu. Nếu chưa rõ ràng thì có nhiều hình thức để hạn chế và kiểm soát xuất khẩu để đạt mục giảm xuất khẩu, tăng giá trị mà không cần phải ngưng ngay. Lịch sử đã cho thấy chúng ta đã lỡ cơ hội xuất khẩu gạo giá cao khi cấm xuất khẩu gạo trước đây".
Trần Mạnh
******************
Thủ tướng yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới
RFA, 25/03/2020
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, vào ngày 25/3 yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới. Đồng thời, sẽ xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định trước ngày 28/3/2020.
Ảnh minh họa" Gạo Việt Nam xuất khẩu. Courtesy of doanhnghiepvn.vn
Đây là chỉ thị mới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được ban hành một ngày theo sau chỉ thị tạm dừng thông quan các lô gạo xuất khẩu, có hiệu lực từ 0 giờ ngày 24/3/2020.
Quyết định liên quan các hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực được Thủ tướng đưa ra, căn cứ vào sự tham mưu của các bộ, ngành ; trong đó Bộ Công thương đề nghị cho tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5. Bộ Công thương cho biết đề nghị này nhằm mục đích đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.
Tuy nhiên, Bộ Công thương vào ngày 24/3 lại gửi văn bản hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng tiếp tục cho xuất khẩu gạo, ngay sau khi chỉ thị của Thủ tướng tạm dừng thông quan các lô hàng xuất khẩu gạo được áp dụng từ 0 giờ trong cùng ngày.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, vào sáng ngày 25/3, cho báo giới biết Bộ này kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ như thế là do số liệu của Bộ Công thương thu thập được có thể chưa chính xác với thực tế và Bộ Công thương xin phép Thủ tướng thêm thời gian để làm việc với các tỉnh cũng như các doanh nghiệp nhằm xác minh lại số liệu một lần nữa cho chính xác.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh viện dẫn nguyên nhân là do Nghị định 107 của Chính phủ ban hành năm 2018 đã quy định để tự do hóa xuất khẩu gạo, nên Bộ Công thương không còn nhận được các báo cáo về lượng hàng xuất khẩu, lượng hàng đã mua, lượng tồn kho, tiến độ thực hiện hợp đồng…mà Bộ Công thương chỉ có thể dựa vào số liệu tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn và Tổng cục Hải quan để đưa đề nghị với Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 25/3 yêu cầu Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu liên quan hoạt động xuất khẩu gạo như vừa qua. Đồng thời, cũng yêu cầu Bộ Công thương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn và các cơ quan liên quan để thành lập đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét dựa theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành và quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định trước ngày 28/3/2020.
*******************
Bộ Công thương gửi văn bản hỏa tốc đề nghị mở cửa khẩu phụ với Trung Quốc
VOA, 25/03/2020
Bộ Công thương Việt Nam vừa kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép mở lại các cửa khẩu phụ trên toàn tuyến biên giới với Trung Quốc để ‘giải cứu’ cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Một lính biên phòng đeo khẩu trang tại cửa khẩu Hữu Nghị giáp biên giới Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn hôm 20/2/2020. Bộ Công thương đề xuất mở lại tất cả các cửa khẩu với Trung Quốc ở Lạng Sơn giữa lúc dịch Covid-19 tiếp tục lây lan.
Kiến nghị này vừa được Bộ Công thương gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc qua một văn bản hỏa tốc với lý giải rằng trong thời gian tới, "một số mặt hàng nông sản, trái cây tươi của nước ta sẽ tiếp tục vào thời điểm chính vụ để xuất khẩu sang Trung Quốc".
Theo giải thích trong văn bản hỏa tốc đăng trên trang web của Bộ hôm 23/3, lượng hàng hoá được thông quan xuất khẩu mới chỉ đạt khoảng 50-60% so với trước dịch và điều này có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng, ùn ứ hàng hoá tại khu biên giới với Trung Quốc.
Theo đó, Bộ Công thương đề xuất cho phép thông quan hàng hoá qua các cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở đảm bảo tối đa công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19.
Lý giải cho động thái này, Bộ cho biết, đến nay tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã hạ cấp độ ứng phó với tình trạng khẩn cấp từ cấp 1 xuống cấp 3. Hai tỉnh này đã và đang khôi phục từng phần hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao trong quá trình phục hồi sau dịch bệnh. Đây là yếu tố thuận lợi để tiếp tục khôi phục, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong thời gian tới.
Thống kê mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, từ ngày 5/2 - 22/3, Việt Nam đã xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang Trung Quốc 27.738 xe hàng và nhập khẩu 23.979 xe. Tuy nhiên vẫn còn gần 1.260 xe bị tồn ở biên giới.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là một trong những thị trường xuất khẩu chính của nông sản Việt Nam. Để ngăn chận sự lây lan của dịch Covid-19 từ Trung Quốc, đầu tháng trước, Việt Nam đã đóng cửa một phần biên giới, đồng thời đã ngưng cấp visa nhập cảnh cho khách Trung Quốc.
Việt Nam hiện đã có 134 ca nhiễm virus corona, tính đến ngày 25/3, tuy nhiên không báo cáo trường hợp nào tử vong. Cuộc đua xe công thức 1 (F1) được nhiều người mong đợi, dự kiến diễn ra ở Hà Nội trong tháng 4, đã bị huỷ bỏ hồi đầu tháng này vì sự lây lan của dịch Covid-19.
Nguồn : VOA, 25/03/2020
*****************
Việt Nam đánh tín hiệu lẫn lộn về tạm ngừng xuất khẩu gạo
VOA, 25/03/2020
Thủ tướng Việt Nam hôm 25/3 yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới trong khi một quan chức chính phủ nói rằng Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu gạo giữa bối cảnh dịch bệnh virus corona bùng phát.
Một nông dân đang thu hoạch lúa ở ngoại ô Hà Nội hôm 10/6/2019. Các lãnh đạo Việt Nam đang phát đi những tín hiệu lẫn lộn về việc tạm dừng xuất khẩu gạo giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Truyền thông trong nước cho biết Văn phòng Chính phủ ngày 25/3 đã có văn bản gửi các Bộ Công thương, Tài Chính, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phúc yêu cầu rà soát, kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.
Trên cơ sở đó, người đứng đầu chính phủ Việt Nam sẽ xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định.
VietNamNet trích dẫn văn bản của Chính phủ cho biết, trong khi chờ báo cáo đánh giá của Đoàn kiểm tra liên ngành, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới từ 28/3.
Tuy nhiên, một quan chức chính phủ về lương thực nói với Reuters hôm 24/3 rằng Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu gạo dù Hải quan Việt Nam cùng ngày đưa ra lệnh không cho phép xuất khẩu gạo từ 0 giờ theo lệnh của Thủ tướng để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành.
Ông Phúc nói với phóng viên VOA hôm 24/3 qua điện thoại rằng ông "đang bàn để xử lý cho tốt" khi được hỏi về vấn đề dừng xuất khẩu gạo.
Ngay sau khi Hải quan Việt Nam thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về tạm dừng xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã đề nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp.
Những thông điệp lẫn lộn trên đã gây hoang mang đối với thị trường trong nước, theo những thương lái buôn gạo cho Reuters biết.
Một thương lái ở An Giang nói với Reuters rằng những tín hiệu đưa ra từ các quan chức đã làm họ lo lắng và hoang mang. Do đó họ đã ngừng thu mua gạo từ nông dân từ hôm thứ 3 (24/3).
Trong tháng này, Thủ tướng Phúc đã tuyên bố sẽ bảo đảm an ninh lương thực trong lúc bùng pháp dịch virus corona, theo truyền thông trong nước.
Một thương gia buôn bán gạo của châu Âu nói với Reuters rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo của Việt Nam được theo dõi cẩn thận vì "hành động này của Việt Nam sẽ gây ra nhiều sự chú ý trên thị trường thế giới".
"Nếu các nước xuất khẩu lương thực bắt đầu hạn chế nguồn cung để đảm bảo an ninh lương thực của chính họ thì đó sẽ là một mối lo rất lớn", thương gia châu Âu không được nêu tên nói với Reuters.
Trung Quốc là một trong những quốc gia mua gạo nhiều nhất của Việt Nam, cùng với Philippines và các nước châu Phi.
Trong hai tháng đầu năm 2020, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu đô la, theo báo chí trong nước.
Trước tình hình đó, một số người trên mạng xã hội đã kêu gọi chính phủ Việt Nam cần gấp rút ra lệnh "cấm bán gạo cho Trung Quốc".
Nguồn : VOA, 25/03/2020
********************
Bộ Công thương lại kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại
Ngọc An, Tuổi Trẻ Online, 24/03/2020
Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại để có thời gian đánh giá lại sản lượng và hợp đồng xuất khẩu đã ký.
Xuất khẩu gạo đang được tạm dừng trong bối cảnh người nông dân đang được mùa, được giá - Ảnh: CHÍ HẠNH
Cụ thể, hôm nay 24/3, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị tạm dừng thực hiện thông báo 121/TB-VPCP ngày 23/2 thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 do Thủ tướng chủ trì ngày 23/3.
Theo đó, Bộ Công thương đã đề nghị tạm dừng thực hiện việc tạm dừng xuất khẩu gạo , sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp,
Theo bộ này, việc tạm dừng là để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp. Do đó, việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu, Bộ Công thương đề nghị vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.
Đề xuất của Bộ Công thương đưa ra khi trước đó một ngày, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 do Thủ tướng chủ trì ngày 23/3.
Cụ thể, văn bản nêu rõ trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở nhiều nơi, cùng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn cầu, nguồn cung lương thực có nguy cơ bị suy giảm, nhiều nước tăng dự trữ lương thực. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta thời gian qua tăng cả số lượng và giá cả, giá lúa gạo trong nước liên tục tăng cao.
Do đó, việc đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ hết sức quan trọng của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả leo thang ảnh hưởng đến đời sống người dân, tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.
Thủ tướng yêu cầu đảm bảo nguồn lương thực cho chế biến, tiêu dùng và dự trữ trong nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, tình hình sâu bệnh để tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, đủ nguồn cung lương thực theo kế hoạch sản xuất.
Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.
Thủ tướng giao Bộ Công thương khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể hóa việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo trình tự thủ tục rút gọn.
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Dự trữ nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao để đảm bảo đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách.
Trong đó có chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạm dừng việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3/2020, đối với những lô hàng đã được đăng ký mở tờ khai hải quan trước thời gian này thì tiếp tục được thực hiện.
Cũng trong ngày hôm nay, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hỏa tốc gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với mặt hàng gạo từ 0g ngày 24/3.
Ngọc An
*****************
Bất nhất trong chỉ đạo xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
RFA, 24/03/2020
Những ngày đầu hạ tuần tháng 3 trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, dư luận tại Việt Nam xôn xao trước yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực của Thủ tướng chính phủ khi mà xuất khẩu gạo của Việt Nam được đánh giá "tăng tốc cực kỳ ngoạn mục" trong 2 tháng đầu năm 2020.
Ảnh minh họa. Xuất khẩu gạo của Việt Nam được đánh giá "tăng tốc cực kỳ ngoạn mục" trong 2 tháng đầu năm 2020. AFP
Báo giới quốc nội, vào ngày 22/3 dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam xuất khẩu gần 930 ngàn tấn, kim ngạch hơn 430 triệu USD ; tăng hơn 30,5% về lượng và tăng 38% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2019, ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam được báo cáo là không thuận lợi khi xuất gần 6,26 triệu tấn mà chỉ thu về 2,75 tỷ USD. Số này giảm 300 triệu USD so với năm 2018.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời điểm dịch Covid-19 tăng trưởng mạnh được nói là nhờ vào cung cấp đúng thời điểm nhu cầu thế giới đang tăng cao. Một số các thị trường được ghi nhận nhập khẩu gạo nhiều nhất trong hai tháng qua bao gồm Philippines, Malaysia, Iraq, Pháp, Đài Loan, Senagal, Nga. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng nhập khẩu lên xấp xỉ 600%về lượng và hơn 700% về kim ngạch. Điều này được cho là trái ngược với hai năm trước khi kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc bị giảm mạnh, cụ thể chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2019 đã giảm xuống 20%.
Bất nhất trong chỉ đạo xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
Đài RFA ghi nhận qua mạng xã hội, có rất nhiều người bày tỏ sự lo ngại về xuất khẩu gạo gia tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở trong nước, khi đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng bị hạn, mặn nghiêm trọng. Thậm chí, không ít ý kiến còn lo lắng Trung Quốc thu mua gạo của Việt Nam rồi sẽ bán ngược lại với giá "cắt cổ", như status của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đăng tải trên trang Facebook cá nhân hôm 22/3 rằng :
"Đề nghị Chính phủ chỉ đạo gấp : Không để doanh nghiệp và người dân bán gạo cho Trung Quốc lúc này. Dân đói sẽ loạn ngay lập tức !Trung Quốc sẽ bán gạo ngược trở lại với giá cắt cổ !".
Văn phòng Chính phủ, vào ngày 23/3/2020 ban hành Thông báo khẩn số 121, do Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ký. Thông báo này truyền tải kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Theo đó, trong khoản 2, mục b ghi rõ "đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 năm 2020 nhằm đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước" và trong khoản 2, mục c yêu cầu Tổng cục Hải quan tạm dừng mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24/3/2020.
Tổng cục Hải quan, thuộc Bộ tài Chính đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu tạm dừng thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu từ 0 giờ ngày 24/3/2020.
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển Nông nghiệp-Nông thôn, vào tối ngày 24/3 lên tiếng với RFA liên quan Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam :
"Đáng quan tâm nhất hiện này về tình hình chung trên thế giới thì các nước ở thượng nguồn sông Mekong cũng bị hạn hán nặng như thế và sản lượng của họ thật ra giảm khá nhiều. Cho nên nguồn cung của thế giới, nhất là ở Đông Nam Á sẽ giảm. Tất nhiên trong dịch Covid-19, cầu cung về nông sản có thể giảm. Nhưng với nông sản chiến lược thì ngược lại. Vì thế rất quan trọng. Cho nên đối với gạo, lượng cầu có thể giữ nguyên hoặc tăng trong khi cung giảm thì chắc chắn giá sẽ lên. Tôi nghĩ rằng đây có thể là một động tác cần thiết để nhằm đảm bảo an ninh lương thực nói chung, nhất là tâm lý của người dân".
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết thêm theo ghi nhận của ông thì năm nay mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và hạn hán nhưng về cơ bản vẫn được mùa nên mức độ giảm không nhiều. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nhấn mạnh rằng an ninh lương thực trong năm 2020 chắc chắn được đảm bảo :
"Tôi nghĩ rằng Việt Nam khác với nhiều nước khác, là một nước xuất khẩu lúa gạo và xuất khẩu nông sản cho nên không chỉ riêng về lương thực mà ngay cả các nông sản khác như trái cây, rau và ngay cả thủy sản của Việt Nam rất đảm bảo, thậm chí là thừa tiêu dùng. Tôi chắc chắn lương thực được đảm bảo".
Thông báo số 121 của Văn Phòng Chính phủ ban hành ngày 23/3/2020 và Văn bản của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 24/3/2020. RFA Edited
Cơ hội xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam ?
Ông Phạm Mẫn, một người làm việc trong ngành xuất khẩu gạo nhiều năm, nói với RFA rằng do nông dân trúng mùa vụ lúa trong năm 2019 nên gia tăng xuất xuất khẩu gạo vẫn không ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở trong nước trong năm 2020. Ông Phạm Mẫn lý giải :
"Vụ mùa thu hoạch thì trúng mùa mà sản lượng xuất khẩu của năm 2019 không cao thì lượng hàng tồn kho còn nhiều. Cho nên năm nay bị thất mùa thì vẫn còn lượng tồn kho năm trước cân đối qua. Do đó về mặt an ninh lương thực không đến nỗi nào và vẫn còn khả năng xuất khẩu được. Tuy nhiên thị trường sẽ xảy ra tình trạng bị đẩy giá và đầu cơ gạo trong tiêu dùng nội địa. Vì Chính phủ muốn chặn đầu cơ nên tính chặn xuất khẩu thì tiêu dùng nội địa không bị ảnh hưởng giá".
Theo ghi nhận cá nhân, ông Phạm Mẫn cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp may mắn hơn so với năm 2016, vì tình trạng hạn, mặn về sớm nên họ không bị rơi vào tình huống ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo mà không có hàng để giao.
"Năm nay hoàn toàn không bị động bởi vì vụ Đông Xuân xuống giống từ tháng 10 cho đến đầu tháng 12, mà mặn đã về từ giữa tháng 10 rồi. Vùng đồng bằng ở Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh thì người nông dân đã không xuống giống vụ Đông Xuân. Và doanh nghiệp xuất khẩu nhìn thấy rất rõ nông dân không xuống giống nên không ký các hợp đồng xuất khẩu mùa vụ Đông Xuân được".
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, ông Phạm Mẫn đánh giá tình hình xuất khẩu gạo trong năm 2020 của Việt Nam :
"Nhu cầu xuất khẩu năm nay có thể nói một cách chủ quan là sản lượng xuất khẩu chỉ có thể đạt được 1/3 so với bình thường nhưng giá rất cao".
Trong Thông báo số 121 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, đủ nguồn cung lương thực theo kế hoạch sản xuất.
Báo mạng Dân Trí, trước đó vào ngày 22/3 dẫn nguồn từ Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho biết Bộ này sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để điều chỉnh tăng diện tích lúa vụ Thu Đông lên khoảng 800 ngàn héc-ta, cũng như lên kế hoạch có thể sản xuất sớm vụ Đông Xuân 2020-2021.
Trả lời câu hỏi của RFA liệu rằng dự tính của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn có thể tiến hành trong tình trạng Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn, mặn xâm nhập nghiêm trọng hay không, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết :
"Tất nhiên nếu định tăng vụ Thu Đông thì phải làm chậm hơn như bình thường. Nhưng không loại trừ khả năng người nông dân sẽ phản ứng theo tín hiệu của thị trường, nhất là trong tình hình hiện nay khi tất cả các loại nông sản khác đều gặp khó khăn, thì rõ ràng mọi người đều muốn tranh thủ cơ hội này. Vì thế, tôi nghĩ các tỉnh trên thượng nguồn và ở miền giữa của Đồng bằng sông Cửu Long, trừ các tỉnh ven biển ra thì nông dân sẽ tăng sản lượng mùa lúa vụ 3. Chắc chắn phản ứng của người sản xuất sẽ như thế. Và chắc chắn Bộ Nông nghiệp sẽ cân đối để xem tình hình cung cấp nước như thế nào để chỉ đạo chuyện này".
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn và một vài vị chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp Đài RFA có dịp trao đổi như Giáo sư Võ Tòng Xuân và Tiến sĩ Lê Văn Bảnh đều khẳng định Việt Nam vẫn đảm bảo về an ninh lương thực và vẫn duy trì được sản lượng xuất khẩu.
Đài RFA cũng ghi nhận mặc dù dư luận phần nào tỏ ra yên tâm trước Thông báo số 121 của Văn phòng Chính phủ ban hành hôm 23/3 ; thế nhưng một luồng ý kiến khác lại dấy lên thắc mắc liên quan Bộ Công thương, vào ngày 24/3 gửi văn bản hỏa tốc đến Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo ngay sau khi yêu cầu của Thủ tướng tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo có hiệu lực từ 0 giờ trong cùng ngày. Câu hỏi được nêu ra vì sao trong Thông báo số 121 của Văn phòng Chính phủ đề cập Bộ Công thương đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo đến tháng 5 và bây giờ kiến nghị hoàn toàn ngược lại ?
Nguồn : RFA, 24/03/2020
Virus corona : Mối nguy từ tiêu thụ tê tê ? (BBC, 15/02/2020)
Kết quả sơ bộ một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc có thể khiến những ai thích ăn thịt tê tê, hay dùng thuốc đông y làm từ vảy tê tê, giật mình.
Vảy tê tê được dùng làm thuốc đông y ở nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam
Các nhà khoa học ở Quảng Đông vừa cho hay các kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy tê tê có thể là vật chủ gây ra đại dịch virus corona hiện nay.
Theo tạp chí khoa học Nature, chuỗi gen tiến hóa của virus phân lập từ tê tê giống 99% với virus corona Vũ Hán - nhưng công trình nghiên cứu này vẫn chưa được công bố chính thức.
'Cần đóng cửa chợ động vật hoang dã ở Việt Nam'
Vảy tê tê được dùng làm thuốc đông y ở nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam
Trao đổi với BBC News tiếng Việt hôm 14/2, nhà hoạt động môi trường Hoàng Minh Hồng, Giám đốc tổ chức CHANGE, một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam do Forbes bình chọn năm 2019, nhận định :
"Sau đại dịch SARS 2003, các nhà khoa học trên thế giới cũng đã từng cảnh báo sẽ có thể có thêm những dịch bệnh đáng sợ, nếu con người không ngừng tiêu thụ các loài động vật hoang dã".
"Ban đầu, từng có phỏng đoán rằng chủng mới của virus corona lần này lây truyền từ vật chủ là loài dơi. Như vậy, không loại trừ khả năng nó cũng có thể bị lây truyền từ một loài động vật hoang dã khác, sau đó lây qua người tiếp xúc với chúng từ các hoạt động buôn bán, tiêu thụ các động vật hoang dã, trong đó có loài tê tê".
"Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Trung Quốc có lẽ cần thời gian để có xác nhận chính thức. Dù vậy, ngay lập tức, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã để đối phó với nạn dịch".
"Người Việt có thói quen sử dụng thuốc đông y từ vảy tê tê, hoặc ăn thịt tê tê, dù đã có cảnh báo rằng có thể lây nhiễm ký sinh trùng và virus từ các sản phẩm này. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được vảy tê tê có tác dụng chữa bệnh".
Về vấn nạn Việt Nam là một trong những nước đứng đầu bảng về tiêu thụ, vận chuyển trái phép tê tê trên thế giới, và hiện cũng đang đối mặt với dịch virus corona, bà Minh Hồng nói :
"Tôi tin rằng, đây chính là thời điểm để chính phủ Việt Nam cần đưa ra một quyết định tương tự. Cần phải đóng tất cả các nhà hàng, các chợ buôn bán động vật hoang dã trên khắp cả nước".
"Trong đại dịch lần này, người dân đang rất lo lắng về dịch bệnh. Và mọi người đều có ý thức rất cao trong việc bảo vệ sức khỏe của gia đình mình. Do đó, nếu chính phủ đưa ra lệnh cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, cũng như có các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát vấn nạn này, như một biện pháp cần thiết để chống dịch bệnh, chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng và ý kiến ủng hộ của đông đảo người dân".
Bà Minh Hồng cũng nhắc đến việc cách đây vài năm, Tổ chức Môi trường WildAid đã từng cảnh báo về mối nguy hiểm và việc tiêu thụ thịt tê tê có thể mang lại, trong một phóng sự truyền hình có sự tham gia của ngôi sao Đài Loan Jay Chou.
Virus corona Vũ Hán có thể lây từ loài tê tê
Trong đó, ca sỹ, nhạc sỹ nổi tiếng gióng lên quan ngại về quan niệm sai lầm ở Châu Á là có thể sử dụng vẩy tê tê như thuốc chữa bệnh, trong khi trên thực tế có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng và virus từ chúng.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc nói gì ?
Mới đây, Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc tại Quảng Châu nói rằng hai nhà khoa học của trường là Shen Yongyi và Xiao Lihua, đã xác định tê tê là nguồn lây nhiễm nCoV-2019 trên cơ sở so sánh chuỗi tiến hóa của virus corona từ động vật và từ người bị nhiễm trong ổ dịch, và những phát hiện khác. Các chuỗi tiến hóa này giống nhau 99%, các nhà nghiên cứu báo cáo tại cuộc họp báo vào ngày 7/2, theo tạp chí Nature.
Kết quả nghiên cứu ban đầu này được đưa ra trong bối cảnh giới khoa học đang chạy đua để trả lời cho câu hỏi về danh tính của loài động vật là nguồn gốc làm lây lan virus corona, được đặt tên là nCoV-2019.
Một vụ buôn lậu tê tê bị bắt giữ ở Hà Tĩnh năm 2012
Các loại virus corona được biết là lưu hành ở động vật có vú và chim, và các nhà khoa học đã cho rằng nCoV-2019 ban đầu đến từ dơi, một đề xuất dựa trên sự giống nhau của trình tự di truyền của nó với các virus corona khác đã được biết đến. Nhưng virus có thể đã được truyền sang người bởi một động vật khác. Chủng virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, hay còn gọi là SARS, lây lan từ dơi sang mèo cầy rồi sang người.
Trước đó, các nhà khoa học đã lưu ý rằng virus corona có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của tê tê, và rằng nCoV-2019 và virus corona từ tê tê sử dụng các thụ thể có cấu trúc phân tử tương tự để làm các tế bào bị lây nhiễm.
Ngay cả trước khi công bố của các nhà khoa học Trung Quốc được công bố, thì tê tê là một ứng cử viên tốt để trở thành một loài trung gian cho virus, vì vậy, rất thú vị khi các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một trình tự gần gũi như vậy, David Robertson, một nhà nghiên cứu virus tại Đại học Glasgow, Vương quốc Anh cho biết.
Các nhà khoa học nói rằng đề xuất này, dựa trên một phân tích di truyền, có vẻ hợp lý - nhưng lưu ý rằng công trình nghiên cứu này vẫn chưa được công bố đầy đủ.
"Đây là một quan sát cực kỳ thú vị. Mặc dù chúng ta cần nghiên cứu thêm các chi tiết, nhưng điều này có lý khi hiện nay có một số dữ liệu khác cũng cho thấy tê tê mang virus có liên quan mật thiết đến virus corona 2019 (nCoV-2019)", ông Edward, nhà nghiên cứu virus tiến hóa tại Đại học Sydney, Úc, được trích lời trên tạp chí Nature.
'Sẽ sớm công bố kết quả nghiên cứu'
Hải quan bắt giữ 5 tấn vảy tê tê ở Vũng Tàu năm 2019
Liu Yahong, hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc tại Quảng Châu cho hay kết quả nghiên cứu sẽ sớm được công bố rộng rãi nhằm hỗ trợ nỗ lực chống lại loại virus này.
Nhiều chi tiết quan trọng của nghiên cứu được chờ đợi, như việc các nhà khoa học tìm thấy virus ở đâu trên cơ thể tê tê, ở mẫu máu hay gạc trực tràng ? Việc này sẽ giúp xác định việc virus này truyền nhiễm sang người như thế nào và làm thế nào đê ngăn chặn.
"Tôi có thể tin tưởng mạnh mẽ rằng kết quả nghiên cứu này là chính xác", Kristian Andersen, nhà miễn dịch học tại Scripps Research ở La Jolla, California, nói. Andersen cho biết ông đã công khai so sánh các chuỗi tiến hóa của các virus trong tê tê và thấy chúng giống như của nCoV-2019. "Tôi mong chờ báo cáo và dữ liệu được công bố", ông cho hay.
Loài tê tê ở Việt Nam và Trung Quốc
Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vảy tê tê có tác dụng chữa bệnh
Tê tê là động vật có vú, có lớp vảy cứng, thường bị săn lùng để lấy vẩy làm thuốc đông y ở nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.
Tê tê là loài động vật được bảo vệ. Nhiều loài tê tê đang trong tình trạng vô cùng nguy cấp do bị săn bắn và buôn bán trái phép cả thịt và vảy để điều trị các bệnh ngoài da, rối loạn kinh nguyệt và viêm khớp trong y học cổ truyền.
Virus corona ban đầu được phát hiện ở Vũ Hán, và được cho rằng lây sang người từ các động vật bị nhiễm bệnh ở chợ hải sản và động vật hoang dã tại đây - nơi những người nhiễm đầu tiên được phát hiện chính là những người làm tại chợ.
Tê tê được cho là loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất thế giới, chiếm tới 20% tổng số buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), điều chỉnh hoạt động buôn bán động vật hoang dã quốc tế, đã đưa ra những hạn chế đối với thị trường tê tê từ năm 1975, và năm 2016, CITES đã bổ sung tất cả tám loài tê tê vào phụ lục I, Động vật bị đe dọa tuyệt chủng. Chúng cũng được liệt kê trong sách đỏ IUCN, tất cả đều có số lượng giảm và các tên gọi khác nhau, từ loài dễ tổn thương tới loài nguy cấp.
Việt Nam được coi là một trong những nước tiêu thụ và trung chuyển tê tê đứng đầu bảng trên thế giới.
Dự kiến hơn 85 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho công tác bảo tồn các loài tê tê ở Việt Nam theo "Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài tê tê ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030" chuẩn bị được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Trong khi chờ đợi, đã có khoảng hơn 15 tấn vảy tê tê buôn lậu bị thu giữ ở các cảng ở Việt Nam năm 2019. Và nhiều nhà hàng vẫn bán thịt tê tê cho khách.
Mỹ Hằng
***************
Các tổ chức thúc giục Chính phủ Việt Nam đóng cửa các địa điểm buôn bán động vật hoang dã (RFA, 16/02/2020)
Hôm 16/2, 10 tổ chức phi lợi nhuận chuyên về bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã đã gửi một bức thư ngỏ tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thúc giục Chính phủ Việt Nam đóng cửa các chợ và địa điểm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh viêm phổi cấp Covid 19 bùng phát mạnh hơn.
Hình minh họa. Dơi được xác định là con vật trung gian của virus gây dịch bệnh SARS hồi năm 2003 - AFP
Các tổ chức trong và ngoài nước trong thư này xác định việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã sẽ góp phần làm lây truyền không chỉ Covid 19 mà còn nhiều chủng virus mới từ động vật hoang dã sang người.
"Bài học từ dịch SARS và nay là Covid 19 rất rõ ràng : Các chủng virus mới sẽ tiếp tục lây truyền từ động vật hoang dã sang người trong quá trình buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã. Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam và một số nước khác đã chứng minh virus corona tồn tại trong quần thể động vật hoang dã và buôn bán động vật hoang dã tạo cơ hội cho những virus này lây từ động vật hoang dã sang người", bức thư có đoạn viết.
Bức thư nhắc lại dịch bệnh SARS hồi cuối năm 2002 đầu 2003 khiến 8.000 người ở 37 quốc gia nhiễm bệnh và khiến 774 người tử vong. Dịch bệnh phát xuất từ một loại virus có nguồn gốc từ dơi.
Chủng virus corona mới đang gây dịch viêm phổi cấp toàn cầu cũng phát sinh từ động vật hoang dã từ một chợ hải sản tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi diễn ra tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Các tổ chức đưa ra bảy đề xuất với Chính phủ Việt Nam bao gồm :
Hiện Việt Nam đã xác định 16 ca dương tính với virus Covid 19. Theo đánh đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ thấp hơn 0,53% dự kiến nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong quý I năm nay.
******************
Xuất khẩu gạo : Covid-19 có cản đường Việt Nam qua mặt Thái Lan ? (RFI, 15/02/2020)
Sản lượng thóc giảm và giá thành cao, trong năm 2020, Thái Lan có nguy cơ bị Việt Nam soán ngôi quốc gia xuất khẩu gạo hàng thứ hai thế giới.
Nông dân Thái Lan trồng lúa. Ảnh minh họa. Getty Images/Patrick Foto
Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan nhìn nhận : Vương quốc sẽ khó có thể đạt chỉ tiêu 7,5 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2020. Việt Nam, với hy vọng bán ra 7 triệu tấn, rất có thể soán ngôi nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới từ Thái Lan, hiện đứng sau Ấn Độ.
Việt Nam từng qua mặt Thái Lan một lần vào năm 2012. Vào thời điểm đó, Bangkok đã không thể nào bán số gạo tồn kho mà chính phủ mua với giá cao từ nông dân Thái.
Năm 2020 thì ngược lại, Thái Lan thiếu hụt gạo, thu hoạch mùa phụ chịu hạn hán. Gạo Thái khó khăn cạnh tranh do đồng bath lên giá so với đô la. Một điểm bất lợi khác : Thái Lan không biết đa dạng hóa mặt hàng gạo để thích nghi với những đòi hỏi mới của thị trường thế giới, vốn dĩ ngày càng hướng đến các loại gạo thơm hay mềm dẻo.
Covid-19 : Con dao hai lưỡi
Thế nhưng, theo quan điểm của chuyên gia Patricio Mendez del Villar, nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Nông học vì Phát triển (Cirad), được RFI trích dẫn, kết cục của cuộc đọ sức giữa Thái Lan và Việt Nam còn phụ thuộc vào Trung Quốc. Từ vài năm gần đây, Trung Quốc điều chỉnh thị trường bằng cách nhập khẩu gạo. Nhưng với dịch virus corona chủng mới (Covid-19) lan sang nước Việt Nam láng giềng, cùng với việc đóng cửa biên giới giữa hai nước, rất có thể các giao dịch gạo Việt Nam bị xáo trộn.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo (ba triệu tấn vào năm 2019). Nước này đang bán bớt khối lượng gạo dự trữ lớn, chủ yếu sang Châu Phi, khu vực mà Trung Quốc chiếm ưu thế hơn Thái Lan và Ấn Độ trong năm 2019.
Sau một năm, các hoạt động kinh doanh gạo trên thế giới bị thụt lùi do nhu cầu gạo của Indonesia, Bangladesh và Trung Quốc giảm, thị trường gạo thế giới hy vọng sẽ lại khởi sắc trong năm 2020. Tuy nhiên, dịch bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 gây ra sẽ là con dao hai lưỡi : Hoặc kìm hãm hoạt động kinh doanh gạo, hoặc khuyến khích Trung Quốc, Hồng Kông hay Singapore tích trữ gạo nhiều hơn.
Một điều chắc chắn duy nhất, Ấn Độ vẫn sẽ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và giá gạo vẫn sẽ dao động nhiều hơn so với năm 2019.
Minh Anh
Gạo Việt Nam vẫn còn bấp bênh (RFA, 01/03/2019)
Xuất khẩu gạo trong hai tháng đầu năm 2019 đang bị sụt giảm về giá trị và được dự báo còn tiếp tục khó khăn. Nguyên nhân do đâu và ai sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất ?
Hình minh họa - Courtesy mard.gov.vn
Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 ước đạt 837 ngàn tấn, tương đương 364 triệu USD, tăng 1,1% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 1/3/2019, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, nguyên Cục trưởng Chế biến Nông Lâm Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết :
"Cái này là do thường kỳ hàng năm, chứ không do gì cả, nhưng vấn đề thứ nhất do doanh nghiệp thu mua chờ giá nên nông dân bị thiệt thòi. Thứ hai là do phía nước ngoài biết giá sẽ giảm nên họ chờ. Các thị lớn như Philippines, Indonesia, rồi Trung Quốc chỉ mua 100 ngàn tấn gạo là ít quá. Chuyện hàng năm này thì ai cũng biết, nhà nước cũng biết, nhưng đúng ra chuyện thu mua cho dân nhà nước phải chuẩn bị trước. Chứ nước đến chân mới nhảy, rồi khi thủ tục đầy đủ xong là hết lúa rồi, đó là một cái dở".
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh kể lại chuyện ông biết được khi còn là Cục trưởng Chế biến Nông Lâm Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam :
"Về mua trữ gạo, nhà nước thì nói vốn nhiều lắm, nhưng khi tôi làm Cục trưởng quản lý nhóm doanh nghiệp thì họ nói với tôi, là tiếp cận nguồn vốn khó lắm, mà doanh nghiệp không có vốn sao mua trữ được".
Ông Trần Tuấn Kiệt, Giám đốc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của công ty xuất khẩu gạo Louis Rice, nhận định :
"Tình hình có thể là tháng 4 đến tháng 6 thì xuất khẩu gạo sẽ phát triển trở lại, còn hiện nay thì do vụ Đông Xuân rộ đồng quá, nhiều quá, các doanh nghiệp thu mua không kịp. Còn bên công ty tôi thì đa số không mua trữ lại do sẽ bị giam vốn, khi có hợp đồng thương mại hay chính phủ thì mới triển khai thu mua".
Khi trò chuyện với RFA hôm 1/3, Bác Nguyễn Văn Nguyên, một người trồng lúa lâu năm ở Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, cho biết tình hình thực tế tại địa phương mình :
"Ở chỗ khác thì nhà nước mua hỗ trợ nông dân rồi trữ lại, ở đây thì chưa có, ở đây chỉ có thương lái mua chứ không có nhà nước mua. Thương lái thì họ ép giá mình, vì lúa sụt nên họ mua chậm lắm. Bên tỉnh Đồng Tháp còn bị thương lái đặt mua, rồi giá xuống quá thương lái bỏ cọc luôn".
Ảnh minh họa : Gạo xuất khẩu của Việt Nam Courtesy : VietNamExport
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nguyên nhân gây ảnh hưởng giá lúa tại Việt Nam, là do thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc vẫn chưa lên kế hoạch nhập khẩu gạo cho năm 2019. Còn các thị trường truyền thống như Phillipines, Indonesia đều đã nhập khẩu nhiều trong năm ngoái và hiện chưa có nhu cầu nhập khẩu thêm.
Liên quan vấn đề này Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nhận định :
"Thật ra thì giá gạo trên thị trường thế giới cũng có thay đổi nhưng không đáng kể. Cái chính là thường vụ Đông Xuân này thì thương lái vào mua gạo rất là nhiều, trong đó thị trường Trung Quốc là thị trường rất quan trọng. Cái câu chuyện chính là năm nay sức mua của Trung Quốc đối với gạo Việt Nam chậm, các hợp đồng bán sang Trung Quốc chưa mạnh. Cho nên nó tạo ra phản ứng dây chuyền, nhà xuất khẩu mà không bán được, thì các người mua sẽ không mua, thì người nông dân vẫn phải để lúa trên đồng vì thường bán lá bán ngay trên đồng".
Năm qua, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chú trọng vấn đề chất lượng nhưng vẫn gặp khó khăn, các chuyên gia cho rằng, một phần do thị trường lớn là Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu, như đột ngột tăng thuế nhập khẩu 50%, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nhận định :
"Tôi nghĩ tác động chính là từ phía Trung Quốc, nhưng việc Trung Quốc tăng thuế cũng không phải việc chính. Bởi vì vừa qua Trung Quốc tăng thuế 50% là đánh vào gạo nếp. Vụ Đông Xuân này không phải là gạo nếp, mà do sức mua của Trung Quốc chậm".
Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nhìn chung thì Trung Quốc chưa có đột biến gì về sản xuất lúa gạo, cũng như không có thay đổi hiện trạng tổng cầu của họ. Do đó ông cho rằng đây chỉ là biến động tạm thời, và trong năm nay tình hình sẽ thay đổi. Nhưng biến động này xảy ra vào lúc nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ, đã gây một hiệu ứng không tốt về giá, làm người nông dân thiệt thòi.
Bác Nguyễn Văn Nguyên giải thích vì sao giá rẻ vẫn phải bán :
"Lúa sụt giá lắm em, mần ra thì cũng vừa đủ vốn chứ không có lời, tuy giá thấp nhưng lỗ thì cũng không lỗ. Giá thấp cũng vẫn phải bán vì không có chỗ phơi và chứa. Mình mần bao nhiêu thì mình cắt ngoài đồng rồi họ mua lúa ướt ngay đồng. Nông dân không có chỗ phơi nên phải bán hết".
Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Việt Nam mặc dù là sản xuất buôn bán lớn nhưng vẫn qua thương lái, qua trung gian, qua thị trường biên mậu, nên bao giờ vào lúc thu hoạch rộ, nhất là Vụ Đông Xuân là vụ chính, và vùng chuyên canh chính là Đồng bằng sông Cửu Long thì giá lúa lúc nào cũng xuống.
Không chỉ riêng thương lái, ngay cả người buôn bán bình thường cũng biết cứ đến thời điểm này là đợt giá hạ để mua vào kiếm lời. Vì người nông dân không có kho và không có tiền để làm vụ sau nên họ phải bán lúa ngay trên ruộng, tình trạng này liên tục bị lợi dụng. Nên Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng chính phủ muốn tránh việc này thì cần xây dựng kho, cải tạo dịch vụ hậu cần… cho nông dân vay vốn. Đó là biện pháp áp dụng cơ chế thị trường để quản lý rủi ro.
Trong khi lạm phát cũng tương đối nhiều mà mười mấy năm nay giá lúa cứ như vậy, mà chi phí nhân công tăng, vật tư cũng tăng giá, gây khó cho nông dân. Vì vậy, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh cho rằng cần có biện pháp, để tính trước Đông Xuân sẽ có bao nhiêu lúa, đầu ra sẽ như thế nào ? Theo ông, phải mở rộng thị trường chứ không phải chỉ Philippines, Trung Quốc.v.v… Ngoài ra vấn đề truy xuất nguồn gốc, phải kết hợp nông dân và doanh nghiệp, để có được thương hiệu gạo tốt mới bán được cho các nước khó tính.
*******************
Từ đầu năm 2019 đến nay, truyền thông trong nước liên tục đăng tải thông tin chất lượng không khí tại hai thành phố lớn của Việt Nam, Hà Nội và Sài Gòn chạm ngưỡng nguy hại và nồng độ bụi mịn(PM2.5) vượt mức quy chuẩn.
Quang cảnh Hà Nội bị khói bụi về đêm. Hình chụp ngày 27/10/17. Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn
Đài RFA tìm hiểu các cơ quan chức năng và dân chúng tại Việt Nam đối phó với tình trạng vừa nêu như thế nào ?
Báo mạng Tuổi Trẻ Online liên tiếp đăng tải thông tin cập nhật về chỉ số chất lượng không khí (AQI) được ghi nhận suy giảm trong thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán ở hai hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Số liệu quan trắc tại các trạm đo chỉ số AQI trên 300, cho thấy nhiều nơi ở mức kém, chạm ngưỡng nguy hại.
Song song đó, Tuổi Trẻ Online còn dẫn nguồn cảnh báo từ giới chuyên gia khoa học và y tế liên quan tần suất bụi mịn (PM2.5) trong không khí ngày càng tăng, cụ thể trong tháng 1 năm 2019, nồng độ bụi mịn vượt mức 100, gấp 2 lần quy chuẩn quốc gia và trên 4 lần so với quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các chuyên gia y tế thế giới qua nhiều nghiên cứu y học xác nhận bụi mịn (PM2.5) gây tác hại lên sức khỏe con người với những căn bệnh chết người về hô hấp, ung thư, tim mạch…
Tuy nhiên, báo giới quốc nội cũng ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia trong lãnh vực môi trường lên tiếng lý giải tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội diễn biến xấu và nguy hại trong thời gian từ đầu năm 2019 đến nay chỉ là do tình trạng đột biến trong hoạt động giao thông dịp lễ tết và tình trạng kẹt xe kéo dài trong phạm vi thành phố, theo như nhận định của Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, ông Hoàng Dương Tùng ; hay ông Hoàng Xuân Cơ, giảng viên khoa Môi trường của Đại học Khoa học Tự nhiên nói với Báo Người Đô Thị rằng không nên quá bi quan vì tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị của Việt Nam chưa đến mức nguy hiểm. Đồng quan điểm với hai vị chuyên gia này, Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp khẳng định với RFA :
"Nó không phải đến mức nguy hiểm vì đó chỉ là chỉ số đột xuất của một lần đo hoặc là một vài lần đo, chứ còn chỉ số so với tiêu chuẩn trung bình ngày, trung bình năm thì cũng bằng độ gần 2 lần quy định tối đa thôi. Cho nên, chỉ số này có cao hơn nhưng không giống như ở Bangkok hay ở Bắc Kinh. Thành ra, hiện nay vẫn là bình thường".
Trong khi đó, cư dân sinh sống ở Hà Nội và Sài Gòn cho biết họ ghi nhận tình trạng khói bụi trong những năm gần đây ra sao ? Một cư dân ở Hà Nội và cũng là một bác sĩ cho biết :
"Khỏang tầm hai, ba năm trở lại đây có những ngày bụi rất là ghê gớm. Vào buổi sáng thường có những hôm không nhìn thấy mặt trời do bụi. Người dân Hà Nội đi làm đa số đi bằng xe máy nên cảm nhận được bụi. Về nhà thấy mắt của mình bị khô và gỉ mắt ra đen sì, thứ hai nữa là bụi bám vào trong đường hô hấp, đọng lại ở mũi, hỉ ra ở mũi rất là đen và rất là nhiều.
Trong quá trình khám bệnh, tôi nhận thấy bụi gây ảnh hưởng đến rất nhiều nguời già và trẻ em. Đặc biệt là trẻ em vì cơ thể của các bé dễ bị bệnh. Có những bé cứ tuần này bị viêm đường hô hấp, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản…uống thuốc, khỏi bệnh xong thì tuần sau lại bị tiếp. Nhiều bà mẹ, ông bố phàn nàn rằng một tháng con tôi bị bệnh đến 2,3 lần mà toàn là bệnh đường hô hấp".
Một cư dân ở Sài Gòn nói với RFA rằng phải bịt mặt suốt ngày trong lúc buôn bán bên hè phố vì bụi. RFA
Hai cư dân ở Sài Gòn chia sẻ :
"Tôi ở đây thì cứ việc bịt mặt miết thôi. Còn không bịt thì chịu không được. Bụi trắng phếu như vầy. Ngay ngã 3, gió xoáy từ đó theo hướng đến đây".
"Hai, ba năm trước đã thấy. Bây giờ thì hơn hay sao đó. Cần đi ra đường thì phải bị khẩu trang, đeo găng tay, chứ không có thì mình hít thở, chịu không nỗi đâu".
Bà Nguyễn Thị Anh Thư, chuyên viên nghiên cứu về chất lượng không khí, thuộc Tổ chức GreenID cho Tuổi Trẻ Online biết tổ chức này thực hiện báo cáo định kỳ đánh giá chất lượng không khí ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong 3 năm trở lại đây với kết quả cả hai thành phố đang đối mặt ô nhiễm bụi mà nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí ở mức cao.
Trong một báo cáo về tình trạng môi trường không khí năm 2010 của Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, thuộc Bộ Giao thông-Vận tải thực hiện cho thấy bụi khói thải ra nhiều nhất từ công nghiệp ; trong đó nhiệt điện chiếm 40%, dân dạng than dầu khí chiếm 33%, giao thông vận tải 22% và theo quy hoạch phát triển nhiệt điện than của Việt Nam thì khí thải nhiệt điện than được cho là sẽ tăng gấp 5%.
Chuyên gia Nguyễn Thị Anh Thư của GreenID còn cho rằng nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng không khí suy giảm ở các thành phố lớn tại Việt Nam là do sự gia tăng các nguồn gây ô nhiễm nội ô như các hoạt động xây dựng và sinh hoạt của người dân cùng với số lượng các phương tiện giao thông và đặc biệt là các nguồn khí thải theo hướng gió từ các khu công nghiệp hay ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ các nước láng giềng ảnh hưởng đến Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.
Đài Á Châu tự Do ghi nhận không chỉ thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam bị xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí mà các thành phố lớn ở những quốc gia Châu Á như Bangkok, Thái Lan ; Seoul, Hàn Quốc ; Bắc Kinh, Trung Quốc ; New Delhi, Ấn Độ cũng bị chìm ngập trong bụi mịn (PM2.5) và khói độc. Các quốc gia này cho biết có những biện pháp ngắn hạn và dài hạn để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí như khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, giảm phát khí thải nhà máy, kiểm soát bụi từ hoạt động xây dựng, cắt giảm lượng lớn than đốt, hạn chế lượng xe và các phương tiện vận tải công cộng, phun mưa nhân tạo để làm sạch không khí…
Trả lời câu hỏi của RFA rằng những biện pháp đối phó tình trạng ô nhiễm không khí mà các cơ quan chức năng của Việt Nam có thể thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn gồm những gì, Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Phạm Ngọc Đăng cho biết :
"Thật ra khi chỉ số trung bình ngày, trung bình năm vượt qua khoảng 3,4 lần lên thì mới báo động. Bấy giờ coi như là giống như các nước khác thôi, phải hạn chế xe cộ hoặc là hạn chế sản xuất hay người già, phụ nữ, trẻ em không nên ra ngoài trời…Nhưng Việt Nam chưa đến mức độ như vậy, cho nên Nhà nước chưa có biện pháp gì gọi là báo động cả".
Trái lại, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải cho rằng Việt Nam lơ là trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe cho người dân :
"Số người bị ung thư đến bệnh viện rất nhiều, đông hơn cái chợ. Người chăm sóc cũng rất nhiều, kể cả nhân viện bệnh viện, kể cả người thường. Tốn rất nhiều sức lao động vào đấy. Chi phí rất nhiều. Tiêu tốn ra rất nhiều. Đấy là bằng chứng rõ nhất ! Như người ta bảo rằng cá chết hồi biến cố thảm họa môi trường biển Formosa chết là do thủy triều đỏ. Nhưng tôi nói không phải là thủy triều đỏ thì có ai lên tiếng phản biện với tôi không ? Tôi đọc các thông tin về nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đều thiếu. Thế tại sao các cơ quan chức năng không mời chuyên gia đến họp về ô nhiễm môi trường ? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bảo rất muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học. Thế làm thế nào góp ý được ? Suốt ngày thấy ông trên tivi nói rằng các vấn đề khoa học cần được giải quyết, mà ông bận đi khắp nơi và tôi trình bày thì mất cả ngày. Thế ai nghe ?"
Ô nhiễm không khí được giới chuyên gia thế giới gọi tên là "sát thủ thầm lặng và toàn diện (silent mass killer) vì không chừa bỏ một ai, do bụi khói xâm nhập buồng phổi suốt 24 giờ, không thể không hít thở được.
Theo ghi nhận của Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch tổ chức Viet Ecology có trụ sở ở Mỹ, trong hai năm 2016 và 2017, bụi mịn (PM2.5) tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, dựa theo dữ liệu hai trạm quan trắc của Hoa Kỳ tại Việt Nam có thể ước lượng đã gây ra 13 ngàn trường hợp tử vong hàng năm và theo nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Việt Phú, Đại học Fulbright Vietnam cho biết mỗi năm Việt Nam có khoảng 40 ngàn người chết do ô nhiễm không khí.
Kỹ sư Phạm Phan Long cũng như Tiến sĩ Nguyễn văn Khải cùng cảnh báo nếu Việt Nam không chủ động nhanh chóng đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí ngay từ bây giờ thì tử vong và tổn thất kinh tế sẽ tăng nhanh trong hai thập niên tới. Riêng kỹ sư Phạm Phan Long còn nhấn mạnh rằng người dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu ô nhiễm từ điện than đến những 30 lần rủi ro nhiều hơn so với dân chúng ở Trung Quốc.
Hòa Ái
*******************
40 làng nghề ở Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng (RFA, 01/03/2019)
Có đến 40 làng nghề bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại 65 làng nghề theo Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề ở Hà Nội.
Ảnh minh họa : Sản xuất nhang ở ngoại thành Hà Nội hôm 3/1/2019. AFP
Truyền thông trong nươc loan tin vừa nêu hôm 1/3/2019.
Việc khảo sát do Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội thực hiện theo Đề án "Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030".
Cụ thể, có 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nước, 22 làng nghề ô nhiễm môi trường không khí, về môi trường đất chỉ kiểm tra 37 làng nghề và có 5 làng nghề ô nhiễm.
Theo Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đây sẽ là cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để có kế hoạch xử lý ô nhiễm phù hợp với từng loại hình sản xuất, với điều kiện thực tế của địa phương.
Cũng tin liên quan môi trường, hôm 1 tháng 3, lực lượng chức năng đã tìm ra người đổ hóa chất xuống khiến kênh thủy lợi đoạn qua xã Tam Phước và Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam làm cá chết hàng loạt.
Khi trả lời báo chí trong nước, thượng tá Nguyễn Văn Phong, Phó công an huyện Phú Ninh cho biết, thủ phạm là ông Đ.N.M., 45 tuổi sống ở thôn Phú Mỹ, xã Tam Phước. Vào chiều ngày 26/2, ông M. đã đem một thùng phuy có chứa dung dịch hóa chất đến bờ kênh thủy lợi để súc rửa và gây nên tình trạng kênh bị nổi bọt trắng kéo dài khoảng 500m và làm cá chết hàng loạt.
Tin cho biết, công an huyện Phú Ninh đã thu giữ chiếc thùng phuy và tiếp tục xác minh nguồn gốc dung dịch để làm rõ vụ việc.
*****************
Vẫn chưa xử lý vụ xe công đón vợ Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ở sân bay (RFA, 01/03/2019)
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/3/2019, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết vụ xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ở sân bay Nội Bài hôm 4/1/2019 vẫn đang trong quá trình xử lý, chưa có kết quả.
Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh - AFP
Ông Hải cho biết khi có kết quả sẽ thông báo cho các cơ quan truyền thông.
Theo báo chí trong nước thì câu hỏi về việc xử lý chuyện xe công đón vợ bộ trưởng Trần Tuấn Anh từng được đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vừa qua, nhưng câu trả lời của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng không có gì thay đổi.
Bốn ngày sau vụ việc diễn ra, công luận tại Việt Nam phản ứng dữ dội, hôm 8/1/2019 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phải có thư xin lỗi gửi đến nhân dân, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong ngành Công thương. Trong thư có đoạn "Với tư cách là người đứng đầu Bộ Công thương, đồng thời người trong gia đình có liên quan, tôi xin được nhận lỗi trước công luận vì đã để xảy ra sự việc này". Ông cho biết lý do chậm phản hồi là do đang nằm điều trị tại khoa tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, theo yêu cầu của Ban bảo vệ sức khỏe trung ương.
Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ hôm 31/1/2019, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng phát biểu rằng "Chúng ta đều rút kinh nghiệm qua bài học tại Bộ Công thương, không mắc phải hay tái phạm như thế nữa. Tôi cho đây là sự theo dõi, giám sát của người dân và báo chí là rất tốt. Nếu không có sự phản ánh này thì chúng ta có thể bỏ qua các việc, dẫn đến nói một đằng, làm một nẻo thì không ổn".
Tuy nhiên sau cả tháng vụ việc lại được giải thích như cũ.
Tình trạng xe biển số xanh, tức xe công, bị sử dụng để làm việc riêng của những quan chức được bố trí xe từng được báo chí phản ánh nhiều trong những năm qua ; đặc biệt trong những dịp lễ, tết.
*******************
Bộ Cộng an điều tra vi phạm hình sự tại Nhà máy gang thép Thái Nguyên (RFA, 01/03/2019)
Thanh tra Chính phủ vừa chuyển hồ sơ sai phạm tại Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) sang Bộ Công An để điều tra, sau khi có kết luận thanh tra đối với dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO hồi ngày 20 tháng 2.
Thanh tra Chính phủ cho biết vừa chuyển hồ sơ sai phạm tại Công ty Gang thép Thái Nguyên sang Bộ Công An để điều tra vì có những vi phạm hình sự. Courtesy : Ảnh cụp màn hình infonet.vn
Truyền thông trong nước cho biết thông tin vừa nêu được công bố tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2019, diễn ra vào chiều ngày 1 tháng 3.
Trong phiên họp báo, Thanh tra Chính phủ kiến nghị giao các bộ, ngành liên quan cùng Tổng Công ty Gang thép Việt Nam (VNS) và TISCO rà soát toàn bộ hợp đồng ký với nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (MCC) để khởi kiện theo quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ cũng cho biết đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công An để điều tra những vi phạm có dấu hiệu hình sự.
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 tại Nhà máy thép Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi năm 2005, giao cho VNS thẩm định, xem xét, phê duyệt và TISCO là chủ đầu tư của dự án với mức tổng đầu tư là gần 4000 tỷ đồng, nhằm tạo khả năng sản xuất lên 500 ngàn tấn phôi thép/năm.
Tháng 7 năm 2007, TISCO ký kết hợp đồng một phần của dự án với MCC về thiết kế, cung cấp thiết bị, xây dựng và lắp đặt với giá trị gần 161 triệu đô la Mỹ (USD) cùng sự cam kết gói thầu không thay đổi mức giá trong thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến 30 tháng.
Tuy nhiên đến năm 2012, VNS và TISCO gửi văn bản xin Bộ Công Thương điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên hơn 8 ngàn tỷ đồng, so với mức ban đầu vào khoảng gần 4300 tỷ đồng.
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ công bố, MCC chưa chuyển đủ thiết bị theo hợp đồng, cung cấp nhiều máy móc sai khác về xuất xứ, tình trạng máy móc hư hỏng, bị gỉ sét và dự án bị chậm tiến độ 10 năm, đã bị tạm dừng thi công từ năm 2013.
Điều đáng chú ý là TISCO đã thanh toán cho MCC trên 92% giá trị hợp đồng và còn thanh toán thay cho MCC tiền thuế 11,6 triệu USD cùng hơn 4,7 tỷ đồng chi phí bốc xếp bảo quản thiết bị vượt giá trị hợp đồng.
Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên nằm trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công Thương Việt Nam.
Gạo Việt Nam ‘ngoắc ngoải’ vì chính sách nhà nước (Người Việt, 19/03/2017)
Cả lượng gạo lẫn giá gạo xuất cảng của Việt Nam cùng giảm liên tục. Điều đó không chỉ làm nông dân thua thiệt, khốn cùng và thêm một lần nữa, các chuyên gia công khai kết tội chính sách.
Hình minh họa : JAY DIRECTO/AFP/Getty Images
Theo báo điện tử VnEconomy, Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (CIEM) vừa tổ chức hội thảo "Rà Soát Thể Chế Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo" hôm 17 Tháng Ba, tại Hà Nội, về những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp và xuất cảng gạo.
Nghiên cứu được đưa ra tại hội thảo của CIEM chỉ ra rằng, giá gạo xuất cảng của Việt Nam giống như tự nguyện bù lỗ : Trong vài năm vừa qua, giá gạo xuất cảng (từ 5 đến 7 triệu tấn) luôn thấp hơn giá gạo bán lẻ trong nước, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang bao cấp gạo cho nhiều nước khác.
CIEM đã phân tích để chứng minh sự phi lý ấy xuất phát từ chính sách.
Năm 2009, chính phủ Việt Nam ban hành một nghị quyết (63/2009/NQ-CP) để "bảo đảm an ninh lương thực quốc gia", buộc phải duy trì diện tích trồng lúa ở mức 3.8 triệu héc ta, trong đó có 3.2 triệu héc ta mỗi năm trồng ít nhất hai vụ lúa. Nghị quyết này xác định phải duy trì sản lượng lúa ở mức đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất cảng 4 triệu tấn gạo/năm.
Từ đó đến nay, nghị quyết đó trở thành "kim chỉ nam" cho hoạt động nông nghiệp nói chung, cũng như sản xuất và xuất cảng gạo nói riêng.
Theo CIEM, do nhu cầu về gạo (cả tiêu dùng lẫn xuất cảng) không lớn như dự báo nên sản lượng lúa – gạo trở thành dự thừa. Chính sự dư thừa này làm giá gạo xuất cảng giảm, cả nông dân lẫn quốc gia cùng thua thiệt. Nếu cứ tiếp tục duy trì diện tích trồng lúa và ép nông nghiệp phải đạt sản lượng như nghị quyết 63 đề ra từ 2009, mức độ thua thiệt sẽ càng ngày càng lớn.
Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh, phải xóa bỏ những ám ảnh của thời kỳ thiếu đói để đa dạng hóa lĩnh vực nông nghiệp. Việc khăng khăng duy trì diện tích trồng lúa và tiếp tục áp đặt về sản lượng lúa khiến lúa gạo dư thừa, nông dân làm việc cực nhọc mà vẫn không đủ sống nên thi nhau bỏ hoang ruộng đất. Trên thị trường gạo thế giới, dư thừa làm gạo Việt Nam mất nhiều lợi thế, đặc biệt là khi phải cạnh tranh với lượng gạo xuất cảng vốn càng ngày càng cao của nhiều quốc gia khác. Đó cũng là lý do gạo xuất cảng của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Do quá chú trọng vào sản xuất và xuất cảng lúa gạo, các lĩnh vực khác của nông nghiệp Việt Nam không được đầu tư, hỗ trợ thỏa đáng nên tiếp tục "giậm chân tại chỗ". Sử dụng đất đai trở thành thiếu hiệu quả, không thu hút được đầu tư vào nông nghiệp.
Cũng theo báo điện tử VnEconomy, ông Nguyễn Đình Cung, viện trưởng CIEM, cho rằng nếu thay đổi từ 10 đến 15 năm trước thì sản xuất và xuất cảng lúa gạo của Việt Nam không trở thành tệ hại như hiện nay.
CIEM đã đưa ra nhiều khuyến cáo, theo đó, không cần phải duy trì đến 3.8 triệu héc ta đất chỉ để trồng lúa. Hủy bỏ hạn điền (bỏ giới hạn về diện tích trong sử dụng đất – hiện đang khống chế không được quá 33 héc ta). Hủy bỏ các quy định khiến giới đầu tư hoang mang vì quyền tài sản đối với đất nông nghiệp mập mờ (khống chế thời hạn sử dụng, nếu bị thu hồi thì chỉ được bồi thường với giá rất thấp…).
Đối với xuất cảng gạo, CIEM khuyến nghị bỏ các đặc quyền trước nay vẫn dành cho Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA), khiến VFA giống như một cơ quan công quyền, tái tổ chức để VFA trở thành một hiệp hội doanh nghiệp như mọi hiệp hội khác để tất cả các thành phần trong chuỗi lúa gạo, đặc biệt là nông dân có thể tham gia.
Sự bi đát của nông nghiệp và nông dân Việt Nam kèm với các khuyến cáo vừa kể của CIEM khiến một số người tin rằng, dù muốn hay không, chính quyền Việt Nam cũng đang bị đẩy đến chỗ phải xem xét, thừa nhận quyền tư hữu đất đai, bởi vì đó là con đường duy nhất giúp nông nghiệp và nông dân Việt Nam tồn tại. (G.Đ.)
********************
Biểu tình bằng xe hơi tại cầu Bến Thủy (RFA, 19/03/2017)
Báo Tuổi trẻ tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết là những người dân này sống tại Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, và thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, tức là khu vực gần cầu Bến Thủy, nối liền hai tỉnh này.
Có khoảng 30 chiếc xe hơi của người dân treo biểu ngữ biểu tình chống trạm thu phí cầu Bến Thủy không giảm giá vé qua cầu như đã hứa.
Những người biểu tình cho rằng họ sống gần cầu Bến Thủy cho nên chuyện họ qua lại cây cầu này phải được trả giá thấp.
Cầu Bến Thủy do công ty Xây dựng công trình số 4 xây dựng theo hình thức BOT, tức là xây dựng rồi thu phí để lấy lại vốn. Những người biểu tình cho rằng công ty này có đưa ra một qui định bất hợp lý nữa là những chiếc xe nào được miễn giá vé, sẽ không được di chuyển tại những nơi mà công trình giao thông do các dự án BOT thực hiện.
Theo thông tin từ cơ quan công an thành phố Vinh, thì lực lượng chức năng đã tăng cường đến cầu Bến Thủy để giữ trật tự, với những phương tiện xe cần cẩu sẳn sàng kéo đi những chiếc xa gây cản trở giao thông.
Cuộc biểu tình kéo dài từ 9g30 đến 10g30 sáng thì kết thúc.
****************************
Chi trả không đúng nạn nhân Formosa (RFA, 19/03/2017)
Trong số các trường hợp được báo chí đưa ra thì những người này làm những nghề không có liên quan đến việc đánh bắt hải sản ngoài biển, hoặc chỉ có liên quan không nhiều, ví dụ như người buôn bán ở chợ, nhưng có làm thêm việc thủ quĩ cho một hợp tác xã đóng tàu.
Nhiều người dân tại tỉnh Hà Tĩnh bị cho là đã nhận tiền đền bù của vụ tai họa môi trường Vũng Áng Formosa, nhưng thực ra họ không phải là nạn nhân của vụ này.
Các viên chức địa phương cũng đã sửa lại nghề nghiệp của những người này cho phù hợp với danh sách những nghề mà nhà nước qui định được đền bù. Đặc biệt có trường hợp người dân có tàu để đi thu mua hải sản, sửa lại thành đi đánh bắt hải sản để nhận tiền đền bù.
Xin nhắc lại là tai họa môi trường Vũng Áng Formosa xảy ra hồi tháng tư năm ngoái 2016, do nhà máy Formosa xả chất độc xuống biển tại tỉnh Hà Tĩnh làm cho cá biển chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.
Công ty Formosa do người Đài Loan đầu tư đã nhận lỗi và đền bù một số tiền là 500 triệu đô la Mỹ.
Việc chi trả số tiền này cho người dân bị cho là chậm trễ. Ngoài ra người ta còn cho rằng không chỉ có hàng chục ngàn ngư dân bị thiệt hại, mà nhiều người có cuộc sống liên quan đến nghề đánh cá cũng bị thiệt hại. Hơn nữa số tiền đền bù sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn, trong khi ngư dân vẫn chưa có thể ra khơi đánh cá trong một thời gian dài.
Thảm họa môi trường Vũng Áng Formosa được cho là gây thiệt hại đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, và có thể gây ra nhiều bất ổn xã hội.
Giá chuối đột ngột giảm mạnh sau Tết vì thương lái Trung Quốc không mua đã khiến cho nhiều nhà nông trồng chuối ở Đồng Nai lâm vào cảnh khó khăn vô cùng.
Buồng chuối Việt Nam. RFA photo
Phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc
Xã Bàu Hằm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cũng là nơi có nhiều hộ nông dân trồng chuối tiêu hồng. Chúng tôi tìm đến gia đình anh Nguyễn Duy Thành và Trần Nhịt Vằn và được anh Thành cho biết :
Chuối phải thật đẹp người ta mới mua thôi, còn những cái chuối bị sâu vẽ bùa, xấu xấu là họ không mua, hay là để mập quá họ cũng không mua. Họ chỉ lấy tầm 6 tuổi đến 7 tuổi thôi. Chuối hơi to hơn một tí, mập là không mua. Nó dạt, mình bán người ta cũng được nhưng mà nó dạt nó vứt hết, vứt quá trời luôn.
Những khắt khe mà thương lái Trung Quốc đưa ra đã làm cho một số lượng chuối không đạt tiêu chuẩn phải bán lẻ, đổ bỏ, hoặc… cho động vật ăn. Anh Thành nói với chúng tôi trong vườn gần nhà :
"Chứ giờ mình làm chuối ra mà mình không biết đầu ra lúc nào nó lấy hay không lấy, nó đắt hay rẻ mình cũng hoảng !
Thì thời điểm lúc đấy giá nó rẻ, nói thẳng ra là mua thì vẫn mua nhưng mà họ mua ép mình giá lúc đấy có 2 ngàn mấy".
Ngoài yêu cầu về độ tuổi, trái chuối còn phải mượt mà, nếu có vết sâu vẽ bùa thì coi như không đạt.
"Nó bị cái đốm đốm này này".
Nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tượng sâu vẽ bùa chỉ chiếm một phần nhỏ mà thôi. Qua trò chuyện ở vườn nhà anh Vằn, hai anh cho biết thêm.
"Không biết lý do sao mà năm nay nó nhập ít lắm. Thương lái Trung Quốc nó đổ thừa nhiều cái vấn đề gọi là khí hậu bên đó ổn định hơn, chuối bên Trung Quốc nhiều hơn, …nói tóm lại Trung Quốc nó không mua là dân chết".
Nhưng trước đó, các thương lái Trung Quốc đã có nhiều hứa hẹn.
"Trung Quốc vô đây mua nè, bữa hôm bán nè. Nó nói cứ trồng đi, chuối mô này cứ trồng đi, hai năm ba vụ cỡ nào nó cũng thu hết. Nhưng đến lúc thu hoạch quan trọng giá cả nó như thế nào ? Mua thì vẫn mua mà giá cả quá bèo ! Nó nói trồng đi sau này giá cao. Nhưng mà thực chất mình sản xuất ra cái cây chuối lúc thu hoạch giá cả như năm nay nè, có hai ngàn mấy à ! Thậm chí hai ngàn ba mà nó còn không đóng nữa. …những vườn đẹp may ra hai ngàn tư mà nó kén chuối, một chấm tí xíu nó cũng dạt ra. Đó, nó không lấy như năm kia năm ngoái.
Nói chung là dân thương gia quen biết bên Trung Quốc, trước Tết giá nó là năm ngàn rưỡi, mà ăn Tết xong nó còn hai ngàn mấy luôn. Em nghi chắc con buôn bắt tay nhau ép…
Thương lái ép nhà vườn, chuối mình đẹp cỡ nào thí dụ mình bán được giá thị trường là 33 mà nó ép còn 25 à".
Trong khi chưa tìm được nguồn để bán thì nhà vườn vẫn phải gồng mình chăm sóc, tưới tiêu.
"Mấy ngày nữa là chín rồi đó. Như quầy này thêm 3 ngày nữa là chín…Nếu mà mình xịt nước tưới liên tục á, với giá thành như vậy thì mình cũng lỗ. Mà mình bỏ nước một cái một là nó chín cực kì nhanh. Nếu mà giờ mình bỏ nước một lần cái này cỡ hai ngày chín… giờ mình bỏ nước một tuần nó chín ào ạt luôn".
Như vậy vì nghe theo lời hứa hẹn của thương lái Trung Quốc nhiều nông dân đã mang nợ, nhiều vườn chuối lỡ trồng bị bị bỏ không chăm sóc.
"Hồi nãy mẫu rưỡi đầu tư hết hai trăm triệu, thu vô mới được có hơn trăm triệu lại à.
******************
Con kênh Hy Vọng không còn nữa ! (RFA, 17/03/2017)
Thành phố Sài gòn vốn là nơi hội tụ của nhiều con sông, rạch thiên nhiên, rất gắn bó với đời sống cư dân vùng đất này. Nạn ô nhiễm đã và đang làm mất đi nguồn tài nguyên quí giá đó.
Con kênh Hy Vọng ngập rác. RFA photo
Kênh Hy Vọng, con kênh với cái tên thật đẹp nằm tại quận 5 tân bình, nhưng tình trạng ô nhiễm khiến chúng tôi lạnh người khi chứng kiến. Vị trí cầu bản nằm sát với ‘Xưởng gia công cơ khí’, trên bảng ghi rõ ‘Quân chủng phòng không- không quân- Bộ Quốc Phòng’. Đây là nơi bị người dân phản ánh đã xả nhiều chất thải gây ô nhiễm con kênh này.
"Quân đội người ta cho thuê đất, trong quân đội trong kia kìa, người ta làm nhuộm làm bê tông làm đủ thứ trong đó. Nước thải trong đó chảy ra là chính chứ ở dây dân đổ rác chỉ có góc đó người ta đem tới người ta đổ".
Rác thải sinh hoạt, cộng với nước thải từ ‘xưởng gia công cơ khí’ đã khai tử con kênh Hy Vọng từ nhiều năm nay. Mặc dù địa phương đã phản ảnh việc xả nước gây ô nhiễm nhưng tình trạng không hề thay đổi.
"Nếu mà tính ra con kênh chỗ này là sạch á, tương đối sạch chứ không tới nỗi lắm. Khúc dưới mới ghê ! Dân ở đây ít bỏ rác mà dân khắp nơi lại tới đây bỏ rác. Cô nhớ hôm 27 Tết có chú đó chở nguyên một xe tới chú bỏ góc đăng sau lưng".
Theo lời người dân, chúng tôi tìm đường chạy dọc theo con kênh thì đúng như vậy, nước xuôi dòng càng về phía cuối con kênh thì càng có nhiều rác ứ đọng. Và chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự khi hỏi tại sao con kênh này ô nhiễm.
"Quân đội mà, đâu phải của mình đây đâu. Này là từ cái con kênh trong quân đội ra mà".
Rác ngập con kênh Hy Vọng. RFA photo
Kênh rạch qua đời, quanh đi quẩn lại cũng vì các nguyên nhân như nước thải, rác thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy xí nghiệp, hóa chất thải trực tiếp ra kênh rạch, sông hồ. Nhưng biện pháp xử lý qua loa của chính quyền không đủ để chấm dứt hành vi vi phạm làm ô nhiễm môi trường. Hệ quả tất yếu là người dân luôn phải hứng chịu ảnh hưởng và thiệt hại. Một bà mẹ đang sống cùng các con nhỏ tại khu vực ngập rác nặng nhất kênh Hy Vọng, khu vực giao với đường Trần Huy Ích, cho biết :
"Đi học cực muốn chết, đưa rước rồi nước ngập đâu đi về được đâu. Phải đợi nước xuống mới đi về được. Giống như 5g chiều nó ngập, thì cũng phải tới 9-10g đêm, 11g nó mới xuống. Năm vừa rồi ngập ba bốn lần, ở đây con nít đi học nhiều lắm. Nhà trong kia 4,5 đứa nhỏ đi học còn cực dữ nữa".
Những người dân khác sống trong xóm cũng phản ánh thêm :
"Rác nhiều tới đó nó không qua được, phải hốt mới được. Năm rồi nó hốt liên tục mà năm nay nó không hốt. Ở đây người ta cũng phản ảnh dữ lắm, mình không biết nói ai chứ giờ kiểu dơ vậy đó.
Phản ảnh tỉ như ai lại hỏi thì mình góp ý giờ yêu cầu hốt rác sạch sẽ cho đừng có muỗi, đừng có hôi hám thôi chứ giờ biết ở đâu giờ ?".
Mùa nắng thì sống với mùi hôi thối, mùa mưa thì nước sình ngập mênh mông. Người dân nơi đây phải khổ sở đủ bề.
"Rầu nhất là tới tháng mưa, nó ngập sẽ ngập vô nhà, ngập sâu vậy nè.
Địa phương này dở, đáng lẽ chính quyền người ta coi quan tâm tới cũng đỡ".
Tại Sài Gòn, con kênh Hy vọng không chết lẻ loi vì còn rất nhiều những con kênh, rạch khác cùng chung một số phận như con kênh tại Đường Trần Bá Giao và Lê Đức Thọ, Gò Vấp, vân vân. Tình trạng xả rác và chất thải ra môi trường như hiện nay đã khai tử rất nhiều kênh rạch và cũng chính là dập tắt luôn hy vọng cho một môi trường trong lành để sống.
RFA tiếng Việt
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt 4,8 triệu tấn. Con số này không đạt mục tiêu so với kế hoạch Nhà nước đề ra là 5,4 triệu tấn/năm và giảm gần 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2015 và các năm trước đó. Ngoài ra, Nhà nước vừa rồi cũng tiến hành sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về xuất khẩu gạo.
Nông dân và con trâu cấy lúa trên một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2017. AFP photo
Xuất khẩu giảm mạnh
Hiện tại, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan là những thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 72% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, sau vài năm ổn định kim ngạch gạo xuất ra các thị trường thế giới thì đến năm 2016, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm rất mạnh. Theo đó, 2013, số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 6,7 triệu tấn, năm 2014 là 6,5 triệu tấn, năm 2015 đạt 6,6 triệu tấn. Nhưng đến năm 2016 chỉ còn 4,8 triệu tấn, như vậy về số lượng giảm 25,5%, về giá trị giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tính đến hết ngày 31/1/2017, lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp vào khoảng hơn 955.900 tấn.
Chuyên gia lúa gạo, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học An Giang nhận định về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này :
Thị trường gạo giờ không tốt như xưa, tức là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan bây giờ đều có rất nhiều gạo. Trong khi đó Trung Quốc lại giảm nhập khẩu qua đường biên giới. Hiện giờ chỉ còn có Philippines chứ Malaysia cũng không nhập được bao nhiêu.
Cái thứ hai nữa là chất lượng gạo của Việt Nam cũng không đạt yêu cầu so với các loại gạo cùng chủng loại của Thái Lan, thành ra là người ta cũng chọn mua bên Thái Lan.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm vừa qua Việt Nam cũng phải đối mặt với áp lực từ thị trường Ấn Độ vì chất lượng gạo của quốc gia này rất tốt mà giá thành lại rẻ hơn Việt Nam. Chính vì vậy Ấn Độ đã ký kết được nhiều hợp đồng béo bở với Trung Quốc, Philippines cùng nhiều nước Trung Đông và Châu Phi. Ngoài ra, Giáo sư Xuân cũng cho biết thêm rằng hiện tại Thái Lan đang tồn dư khoảng 8 triệu tấn gạo, nên họ cũng đang tiến hành giảm giá gạo thấp xuống để xả kho, gây khó khăn cho Việt Nam về mặt cạnh tranh giá cả.
Gạo ở trong kho mình bán chưa hết mà gạo ở ngoài đồng hiện nay đã được thu hoạch, và nông dân thì muốn bán cho nhanh.
Trước tình hình xuất khẩu gạo đang gặp nhiều trở ngại trong năm qua, hôm 4/1 vừa qua Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã ký ký bãi bỏ Quyết định số 6139/QĐ-BCT khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo và địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo và các quy định về tiêu chí lượng gạo xuất khẩu mà trước đó Bộ đặt ra nhằm hạn chế các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào cơ sở kinh doanh, máy móc thiết bị trong khi lượng gạo xuất khẩu đi không đạt chỉ tiêu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng cục Trồng Trọt bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhận định như sau :
Thị trường là yếu tố quyết định đến sản xuất đấy, nhưng thị trường hiện nay có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó. Tuy nhiên thị trường luôn luôn là yếu tố khách quan, mà yếu tố khách quan đó không ảnh hưởng đến yếu tố chủ quan của người sản xuất.
Thị trường luôn luôn tiềm ẩn các yếu tố tiềm ẩn, nhưng nó vẫn phải tuân theo các quy luật của thị trường. Cầu thì luôn luôn tăng nhưng tăng theo yêu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy sản xuất lúa gạo vẫn là mối quan tâm hàng đầu của nông dân, Chính phủ và ngành nông nghiệp.
Đâu là rào cản
Thu hoạch lúa tại làng quê tỉnh Bắc Thái, phía bắc Hà Nội hôm 1/10/2015. AFP photo
Chiều ngày 22/2 vừa qua có diễn ra buổi tọa đàm "Trao đổi với doanh nghiệp về định hướng sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP". Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhỏ gặp khó khăn, vướng mắc vì Nghị định này yêu cầu doanh nghiệp phải có ít nhất 01 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc và có ít nhất 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Như vậy đây là rào cản cho những cơ sở sản xuất nhỏ, dù đã có giấy phép xuất khẩu. Giáo sư Xuân cho chúng tôi thêm thông tin :
Nghị định này được áp dụng trong thời có quá nhiều công ty xuất khẩu gạo, mà họ chỉ xuất khẩu bằng miệng, tức mua quota, sau đó bán quota mà không có nhà kho, sân phơi, đồng ruộng, nguyên liệu, nhà máy mà vẫn xuất khẩu gạo. Các nhà kinh tế thấy vậy mới kiến nghị phải quy định lại điều kiện để xuất khẩu gạo. Thì đặt ra nghị định này để những người chuyên mua quota không xuất khẩu được. Nhưng qua thời gian thì thấy rằng chính sách đó chưa có hợp lý. Bởi vì trong thực tế nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đặc biệt, ví dụ gạo hữu cơ, gạo có chức năng dinh dưỡng, khách hàng của họ chỉ mua một lần vài ngàn tấn chứ không mua hàng chục ngàn tấn, nhưng bán không được.
Nghị định 109 quy định phải ủy thác cho công ty lớn hơn để xuất. Như vậy công ty sản xuất ra gạo không bán được vì người mua họ nói tôi phải qua tôi kiểm tra đồng ruộng của công ty này tôi mới duyệt, nhưng bây giờ lại đưa hóa đơn công ty khác xuất, tôi không biết công ty đó là ai, và gạo trong đó thế nào. Cuối cùng xuất không được.
Giáo sư Xuân chia sẻ thêm rằng giữa thời buổi hiện nay khi xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn, tồn kho khối lượng lớn thì việc sửa đổi Nghị định này là rất hợp lý. Như vậy các doanh nghiệp nhỏ được khuyến khích đi tìm khách hàng để tự bán. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng việc sửa đổi cũng phải chú trọng làm sao để VFA không có quyền duyệt và cấp Quota. Hiện tại nhà nước đang xem xét các kiến nghị này để sớm đưa ra quyết định cuối cùng.
Cũng tại buổi tọa đàm này, Tổng giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn có lên tiếng phàn nàn rằng các chi phí mỗi lần xuất khẩu gạo đều rất cao, có khi lên đến 20.000 USD. Sau đó, ông này có điều chỉnh lại với báo giới rằng đó là mức giá lo mọi thủ tục xuất khẩu mà các công ty tư vấn đưa ra, công ty ông không bỏ ra số tiền đó. Đây có thể là lời cảnh báo về "góc tối" trong ngành xuất khẩu gạo, mà theo đó các doanh nghiệp phải chạy chọt để có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Trí Ngọc đưa ra nhận định về vấn đề này :
Về khách quan mà nói, anh chỉ muốn thị trường xuất khẩu lúa gạo nói chung phải được minh bạch, mọi việc rõ ràng. Tức là tất cả các doanh nghiệp đều được bình đẳng trước việc xuất khẩu lúa gạo, không bị ràng buộc nọ, ràng buộc kia để dẫn đến phải chạy chọt. Mà đã phải chạy chọt là sẽ dẫn đến tiêu cực, mà điều đó rất dễ xảy ra trong hoàn cảnh cung cầu không gặp nhau.
Năm 2016 là một năm có khá nhiều gian nan cho ngành gạo, tuy nhiên theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo năm nay 2017 cũng sẽ không có nhiều chuyển biến tích cực do kinh tế thế giới sút giảm, xu hướng tự túc lương thực hạn chế nhập khẩu và nhiều nguồn cung cấp lương thực giá rẻ gây nên. Như vậy lượng gạo tồn kho có khả năng tiếp tục tăng lên, vì theo ông Nguyễn Trí Ngọc, năm 2017 dự kiến sẽ là một năm nhiều triển vọng cho bà con trồng lúa :
Thời tiết khí hậu năm nay sẽ khác với năm ngoái vì vụ đông xuân năm nay thời thiết thuận lợi hơn, trong khi năm ngoái bị hạn mặn.
Cơ cấu giống, mùa vụ cũng có chuyển biến tích cực. Cơ cấu giống là theo hướng nâng cao chất lượng, còn cơ cấu mùa vụ là tập trung sản xuất vụ đông xuân, và hạn chế mùa vụ không mang hiệu quả cao, trong đó có vụ hè thu.
Hiện tại, ngoài gạo Thái Lan, gạo Nhật ra, gần đây gạo Hàn Quốc cũng đang tràn vào thị trường Việt Nam và được khá nhiều người dân ưa chuộng. Như vậy, tương lai ngành gạo không chỉ phải đối mặt với trở ngại thị trường xuất khẩu, mà còn cả thị trường trong nước.
Lan Hương, phóng viên RFA
Nông dân thu hoạch gạo ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 09 tháng 6 năm 2016. AFP photo
Bộ Công thương Việt Nam, một Bộ chịu nhiều tai tiếng nhất về sự khuynh loát của các nhóm lợi ích, vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương về cải cách hành chính, cụ thể là bãi bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo.
Thủ tục thông nhưng chưa thoáng
Tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Công thương tổ chức sáng 6/1/2017 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hết lời biểu dương về điều gọi là, Bộ làm tốt nhất trong guồng máy về việc cải cách thủ tục hành chính, dỡ bỏ rào cản kinh doanh và cơ cấu lại bộ máy nhân sự.
Thủ tướng đặc biệt nhắc tới sự kiện ngày 4/1/2017, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định bãi bỏ Quyết định 6139 của Bộ về Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo. Thông tin này được báo chí nhà nước ca ngợi, coi như hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đã được thông thoáng.
Trả lời phỏng vấn nhanh của Nam Nguyên vào tối 6/1/2017, ông Nguyễn Minh Nhị nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang nhận định :
"Việc bãi bỏ là đúng vì nó gây cản trở cho xuất khẩu, sửa như thế là đúng nhưng mà hơi trễ. Tình hình xuất khẩu gạo hiện nay gặp khó khăn, thì đây cũng là một cách khắc phục và sửa sai. Chưa biết sắp tới như thế nào nhưng hoan nghinh về mặt pháp lý đã gỡ bỏ về mặt văn bản, nhưng cụ thể về mặt tổ chức thì chắc còn phải tiếp tục nữa".
Trên thực tế, Quyết định 6139 của Bộ Công thương là nhằm hướng dẫn triển khai văn kiện gốc là Nghị định 109 do Chính phủ ban hành năm 2010. Nghị định này qui định giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo rất khó khăn, nhằm khống chế số doanh nghiệp được xuất khẩu gạo, cũng như các điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu phải có kho bãi, máy xay xát lúa, đầu tư vùng nguyên liệu và một số điều kiện khác.
Về nguyên tắc Bộ Công thương không có thẩm quyền bãi bỏ Nghị định 109 của Chính phủ và cũng chưa có thông tin về đề xuất liên quan. Được biết lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn nằm trong danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2016.
Ông Dương Nghĩa Quốc, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, nhận xét về những qui định liên quan đến xuất khẩu gạo trong thời gian ông còn tại chức.
"Trong thời Quyết định 109 ban hành, thường là phải có kho bãi, có ‘chân’ lượng lúa gạo ở kho theo quy định, thì chỉ có những doanh nghiệp lớn mới xuất khẩu được. Do đó đã hạn chế được các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà làm công tác xuất khẩu. Lúc đó phải nói là cũng có nhiều ý kiến, kiến nghị xin xem xét lại chứ nếu như vậy thì môi trường xuất khẩu không công bằng".
VFA vừa đá bóng vừa thổi còi
Gạo Việt Nam xuất khẩu qua Philippines năm 2007. AFP photo
Xuất khẩu gạo trong thập niên vừa qua được mô tả là nằm trong tay những nhóm lợi ích có liên quan tới các giới chức cao cấp nhất của chính phủ. Vào thời kỳ những năm 2010 tới 2015 tuy kim ngạch xuất khẩu gạo luôn từ 6 tới 7 triệu tấn, nhưng riêng hai Tổng Công ty Lương thực miền Nam Vinafood 2 và Tổng Công ty Lương thực miền Bắc Vinafood 1 là doanh nghiệp nhà nước đã chiếm lĩnh khoảng 60% thị phần. Trong thời gian hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng giám đốc Vinafood 2 lúc đó là ông Trương Thanh Phong luôn kiêm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Hiện nay Tổng Giám đốc Vinafood 2 là ông Huỳnh Thế Năng cũng kiêm chức chủ tịch VFA. Điều đáng chú ý là mặc dù trong cơ chế có Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ, nhưng thực chất VFA có khá nhiều quyền chi phối hoạt động xuất khẩu gạo.
Đối với các hợp đồng thương mại, mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu đã có giấy phép đủ điều kiện, nhưng hợp đồng vẫn phải được VFA chấp thuận và đóng dấu giáp lai như một hình thức giấy phép con. Riêng các hợp đồng xuất khẩu gạo cấp chính phủ với khối lượng lớn, thì VFA là người chủ trì phân chia quota cho các nhà xuất khẩu mà họ chọn lưa. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng nghiêm khắc phê phán hiện tượng gọi là vừa đá bóng vừa thổi còi trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
Việc Bộ Công thương bãi bỏ Quyết định 6139 quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, trong khi hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và Nghị định 109 của Chính phủ vẫn tồn tại, làm cho giới phản biện đặt dấu hỏi về điều gọi là, sự thay thế của các nhóm lợi ích mới trong lĩnh vực lúa gạo.
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang nhận định :
"Chuyện lợi ích nhóm có lâu rồi, chính phủ cũng phát hiện cũng đấu tranh ngăn ngừa với nó. Nhưng mà kỳ này có những bước đi cụ thể về mặt pháp lý về mặt văn bản, bước tiếp theo là hành động và tổ chức. Công việc này sẽ dài và phức tạp vì nó đã lâu rồi. Điều trước hết chúng ta thấy là chính phủ này tiếp nối chính phủ trước thì đã biết những khuyết điểm của bộ máy trước đây. Bây giờ khi chính phủ này bắt tay vào công việc của nhiệm kỳ mới, thì đã có những cải tiến sửa đổi như chúng ta thấy. Nhưng cũng phải có thời gian chờ xem kết quả nó đến đâu".
Bỏ cái này đẻ cái khác ?
Nông dân với lúa chín vàng mới thu hoạch trên một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 09 tháng 6 năm 2016. AFP photo
Cải cách thể chế được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem như nhiệm vụ hàng đầu để thể hiện điều gọi là chính phủ liêm chính kiến tạo. Phó Giáo sư Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định về yếu tố cải cách thủ tục hành chính qua việc Bộ Công thương bãi bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Ông nói :
"Nói chung từ trước đến nay Việt Nam trong quá trình cải cách, đổi mới thì tôi thấy nói rất là hay, nói rất là đúng với quy hoạch, tuân thủ theo cơ chế thị trường. Nhưng khi thực thi, hoặc có những văn bản dưới đó thì cuối cùng lại vẫn chưa thông thoáng như đã nói. Hiện nay rất nhiều rào cản người ta đã thấy nhưng người ta không bỏ và có những cái đã bỏ rồi nhưng cuối cùng vì lợi ích nhóm ở trong đó nên cuối cùng trong quá trình thực thi lại gài và đẻ ra những qui chế văn bản mới, thì chắc chắn chẳng có tác dụng. Theo tôi, cái này lại đẻ ra cái khác mà là vì lợi ích nhóm, vì tư tưởng bảo thủ vì động cơ cá nhân, hiện tượng vụ lợi, lợi ích nhóm nào đó. Cho nên khó hiện thực việc xóa bỏ rào cản để cho doanh nghiệp hoạt động một cách thoải mái có hiệu quả".
Ghi nhận trên báo chí, sau những tai tiếng về quyền lợi nhóm, việc bổ nhiệm nhân sự đầy tai tiếng của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, cũng như 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ, hoặc đắp chiếu mà Chính phủ đang phải giải quyết. Hiện nay, Bộ Công thương đang đứng đầu danh sách các Bộ trong cuộc chạy đua cải cách thể chế và thủ tục hành chính. Bộ Công thương đề xuất bãi bỏ 15 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, đơn giản hóa 108 thủ tục hành chính trong số 443 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ.
Giới phản biện độc lập cho rằng cần có thời gian để đánh giá những hoạt động cải cách thể chế, thủ tục hành chính ở Bộ Công thương cũng như của toàn bộ Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Trước đây nhiều doanh nghiệp bày tỏ họ không được kinh doanh xuất khẩu gạo trên chính quê hương của mình...
Gạo Việt xuất khẩu năm 2016 sụt giảm mạnh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và Xuất khẩu gạo - điều đang bị phàn nàn là gây khó cho doanh nghiệp.
Cùng với việc cắt giảm và đơn giản hóa 123 thủ tục hành chính hồi đầu tháng 12, bãi bỏ Thông tư 37 đối với lĩnh vực dệt may, ra mắt cổng dịch vụ công trực tuyến, sửa đổi Thông tư 07... việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo một lần nữa thể hiện quyết tâm của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh với cam kết "ngành Công Thương sẽ đi đầu trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính".
Theo Quyết định này, các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo ban hành kèm theo Quyết định số 6139/QĐ-BCT như quy định khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo, quy định khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo đã được chính thức bãi bỏ.
Theo Bộ Công Thương, việc bãi bỏ các tiêu chí, điều kiện này nhằm loại bỏ các quy định điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014, đảm bảo tính minh bạch của thể chế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo và tăng cường tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân.
Trong bối cảnh tình hình thị trường xuất khẩu gạo khó khăn, cạnh tranh gay gắt, việc bãi bỏ quy định này góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cho hay.
Trước đó. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nêu quan điểm, các quy định điều kiện xuất khẩu gạo theo Quyết định 6139 trong pháp luật hiện tại hoàn toàn không hướng đến hay giúp bảo đảm các mục tiêu công cộng nêu tại Điều 7.1 Luật Đầu tư.
Chẳng hạn, các điều kiện kinh doanh của hoạt động xuất khẩu gạo chủ yếu liên quan đến quy mô của doanh nghiệp - Thật khó lý giải tại sao để xuất khẩu gạo thì thương nhân phải có những điều kiện về cơ sở vật chất với quy mô tối thiểu như trên ? Và quy mô của doanh nghiệp thì giúp gì cho việc bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực ?
VCCI đã đề nghị bỏ "kinh doanh xuất khẩu gạo", cũng như nhiều điều kiện kinh doanh khác, ra khỏi Danh mục Luật Đầu tư sửa đổi.
Bạch Dương