Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/04/2020

Xuất khẩu gạo : nồi cơm của nhóm lợi ích trong Đảng

Trân Văn - Gió Bấc

Nhà nước vẫn cứ mãi cưỡi trên lưng nông dân

Trân Văn, VOA, 17/04/2020

Xuất cng go không còn là chuyn riêng ca doanh nghip ! S Công thương ca thành ph Cn Thơ va đ ngh B Công thương và B Tài chính xem xét và gii phóng khong 75.000 tn go ca các doanh nghip Cn Thơ đang kt ti các cng.

gao1

Lệnh tm ngưng xut cng go s làm lúa go đng nhiu hơn, mt giá trm trng hơn, nông dân thêm khn cùng. Hình minh ha trích xut t VietnamBiz.

quan này ước tính, lệnh cm xut cng go, sau đó đi bng lnh hn chế xut cng go đã gây ra tình hung va k và vì thế, tùy lượng go b kt, nhng doanh nghip Cn Thơ có go xut cng b mc kt, thit hi t 260 triu đến 350 triu đng/ngày. Đó là chưa k vì thế, những doanh nghip này s vi phm hp đng đã ký vi Indonesia, Philippines, Malaysia, M, Nga, Khi các Tiu vương quc Rp thng nht (UAE), Ghana... phi bi thường hp đng, uy tín b tn hi (1)…

***

Trong bối cnh Covid-19 đã tr thành đi dch đe dọa toàn cu, đng bng sông Cu Long – va lúa ca Vit Nam – lao đao do hn hán, nước mn t bin xâm nhp sâu vào rung vườn, ngày 25 tháng 3 Th tướng Vit Nam ra lnh ngưng xut cng go đ "bo đm an ninh lương thc". Lnh va k khiến nhiu gii, từ chuyên gia nhiu lĩnh vc (kinh tế, nông nghip,…), doanh gii đến nông dân chưng hng vì năm nào Vit Nam cũng tha chng ba triu tn go (2).

Khi chỉ còn chng hai tháng na là đến kỳ thu hoch v Hè – Thu, chc chn lnh tm ngưng xut cng go s làm lúa gạo đng nhiu hơn, mt giá trm trng hơn, nông dân thêm khn cùng. Tm ngưng xut cng go chính là phương thc t nht, tước b cơ hi hưởng li t th trường go thế gii ca nông dân – gii quanh năm mt nng, hai sương, bán mt cho đt, bán ng cho Tri nhưng luôn luôn là nn nhn ca tình trng càng được mùa, càng l do lúa go đng, mt giá.

Theo một s người am tường nông thôn – nông dân – nông nghip và hot đng ca th trường go c trong ln ngoài Vit Nam, lnh tm ngưng xut cng gạo ra đi ch vì mt vài tng công ty lương thc ca nhà nước đã trót cam kết bán go cho ngoi nhân vi giá quá r. Khi nhu cu trên th trường thế gii tăng lên, giá lúa go trong nước tăng theo, nhng tng công ty lương thc này đi din vi kh năng phá sản vì phi bi thường hp đng, còn ráng thc hin hp đng thì s l hàng ngàn t (3).

Nói cách khác, lệnh tm ngưng xut cng go hoàn toàn không nhm "bo đm an ninh lương thc", có nhng du ch khá rõ ràng cho thy, lnh ch nhm bo v li ích ca mt s cá nhân, mt s nhóm, xưa nay vn cưỡi trên lưng nông thôn – nông dân – nông nghip đ làm giàu và vì s nghip kinh doanh phát trin nh… mua r, bán r nên đâm ra ch quan, tiếp tc phóng bút ký vi thiên h nhng hp đng bán go vi giá như giá bán cám mà sa lầy !

Những cá nhân, nhng nhóm này ch không dè phn ng ca các chuyên gia, doanh gii (bao gm c gii chuyên xut cng go), nông dân, công chúng, k c chính quyn các tnh khu vc đng bng sông Cu Long... quá mnh. Thm chí có nơi, có người còn lt trn ri bày ra cho thiên h xem nhng yếu t lt léo liên quan đến "cuc vn đng" cho "lnh tm ngưng xut cng go". Cui cùng, ngày 10 tháng 4, Th tướng min cưỡng thoái b, cho xut cng 400.000 tn go trong tháng tư (4).

***

Tuy lệnh cấm xut cng go đã được thay thế bng lnh hn chế xut cng go, n đnh lượng go xut cng ca tháng này không được quá 400.000 tn nhưng vn nn đng go còn trm trng hơn. Chuyn Tng cc Hi quan tiếp nhn t khai vào lúc rng sáng 12 tháng 4 và đến bình minh ca… ch nht cùng ngày đã cp giy phép xut cng cho 400.000 tn go theo lnh mi ca Th tướng khiến thiên h thêm mt ln chưng hng (5). Rõ ràng h thng công quyn đã b lũng đon đến gc.

Nhiều người bo rng, lnh cm xut cng gạo trước đây, cũng như s kin Tng cc Hi quan va t chc tiếp nhn t khai xut cng go vào rng sáng mt ngày… Ch Nht là đin hình ca li tư duy h cp, hành x lưu manh, bt chp li ích quc gia và cơ hi tn ti, tương lai ca c nông dân ln doanh giới.

Tại sao đã đon tuyt vi kinh tế kế hoch mà vn cm xut cng go ch vì Tng cc D tr Quc gia chưa hoàn thành nhim v nên mun được to điu kin đ mua đ lượng go d tr vi giá r (6) ?

Tại sao nông dân – gii luôn phi gánh chu đ thứ thiệt thòi – tiếp tc b tước b cơ hi có th thu nhn các khon li chính đáng nhiu hơn và tiếp tc phi gánh chu thit thòi ? Ti sao v trí ca nông dân luôn dưới đáy ca các kế hoch liên quan ti "quc kế, dân sinh" ? Ti sao phát trin kinh tế th trường mà lãnh đo nhiu tnh và doanh gii vn phi xin giao hn ngch xut cng go cho chính quyn các đa phương t phân b (7) ?

Chẳng l đó là đim ưu vit ca "đnh hướng xã hi ch nghĩa" ? Tha thiết vi đim ưu vit này là vì mun duy trì ưu thế cho các thành phần li ích cc b, hay do nước chưa đ tàn, dân chưa đ mt ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 17/04/2020

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/gao-ket-o-cang-moi-ngay-doanh-nghiep-boc-hoi-chung-350-trieu-dong-20200415135836538.htm

(2) https://dantri.com.vn/kinh-doanh/gs-vo-tong-xuan-viet-nam-khong-the-thieu-gao-nen-xuat-khau-3-trieu-tan-20200414172958857.htm

(3) https://www.facebook.com/tiengdanbao/posts/2792978984113459/

(4) https://tuoitre.vn/thu-tuong-cho-xuat-khau-gao-tro-lai-nhung-phai-dam-bao-an-ninh-luong-thuc-20200410214142064.htm

(5) https://tuoitre.vn/hai-quan-mo-to-khai-luc-0h-doanh-nghiep-xuat-khau-gao-chung-hung-20200413154937162.htm

(6) https://www.tienphong.vn/kinh-te/tam-dung-xuat-khau-gao-la-can-thiet-1629722.tpo

(7) https://tuoitre.vn/sau-vu-mo-to-khai-nua-dem-kien-nghi-giao-han-ngach-xuat-khau-gao-cho-dia-phuong-20200414192537209.htm

******************

Hải quan mưu trí, bí mật, thần tốc đánh úp doanh nghiệp ngay lúc 0 giờ

Gió Bấc, RFA, 15/04/2020

Chính phủ hé cửa cho xuất 400.000 tấn gạo. Hơn 1 triệu tấn gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu đang nằm trong kho, trên cảng, doanh nghiệp đau đáu lo, canh ngày canh đêm để làm tờ khai hải quan. Nghi binh thông báo ngày 13 sẽ ra văn bản hướng dẫn nhưng bất ngờ đúng 0 giờ ngày 12, Hải quan cho đăng ký xuất khẩu gạo online. Rất thần tốc, chỉ sau 3 giờ, doanh nghiệp thân hữu sân sau đã ôm gọn chỉ tiêu 400.000 tấn. Trận đánh úp bí mật, bất ngờ đến nỗi Hải quan, Sở Công thương các tỉnh ngoài luồng cũng hoàn toàn không hay biết. Tổng cục Hải quan tuyên bố việc mở cửa nửa đêm là minh bạch, công bằng. Mạng xã hội cay đắng thừa nhận Việt Nam luôn rất công bằng chỉ khác nhau là "công bằng cao" với "công bằng thấp" mà thôi.

gao2

Hải quan trong mở cổng cho doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu lương thực đúng 0 giờ đêm 12/4

Màn kịch mất an toàn lương thực bị bóc mẻ, lộ ra thực tế ê chề thị trường thừa trên 3 triệu tấn gạo nhưng kho của Tổng cục dự trữ trống trơn vì giao thầu cung ứng cho các doanh nghiệp sân sau nằm ở các tỉnh miền núi. Theo lệ thường các gói thầu này sẽ được bán sang tay cho doanh nghiệp phía Nam để Tổng cục và sân sau ngồi không chia nhau tiền phết phẩy. Giá lúa lên, sân sau bỏ thầu, Tổng cục khóc than, báo động mất an ninh.

"Giữa đêm mở sổ, xuất gì ?

Nghi binh, đột kích, ly kỳ "úm tin"

Trận đánh úp "xuất khẩu" gạo - đêm 12/4 chỉ có "ma" biết, doanh nghiệp thua" (1).

Dòng trạng thái ngắn ngủi, cay đắng, hài hước cười ra nước mắt của bà Vũ Kim Hạnh nguyên Tổng biên tập báo Tuồi trẻ, hiện phụ trách Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hồ trơ doanh nghiệp (BSA) đã khái quát bản chất trận đánh úp của Hải quan trong mở cổng cho doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu lương thực đúng 0 giờ đêm 12/4 (ngày thứ bảy rạng chủ nhật) thời điểm bất ngờ nhất. Suy gẩm về trận đánh này bất giác làm người ta nhớ tới chiến dịch xuân Mậu Thân, tổng tiến công vào lúc giao thừa trong lúc hai bên đã có quy ước hưu chiến 3 ngày để binh sĩ và nhân dân ăn tết.

Đây là đòn liên hoàn đánh vào nông dân và doanh nghiệp tiếp sau màn kịch báo động giả về nguy cơ mất an ninh lương thực. Bối cảnh vào giữa tháng 3 khi nông dân đang thu hoạch vụ Đông Xuân, thị trường gạo Châu Á sốt nóng, doanh nghiệp rộn rịp mua gạo xuất khẩu giá lúa tăng lên từ 500-700 đ/kg người nông dân chớm mừng thì rộ lên thông tin Trung Quốc mua gom gạo, Việt Nam mất an toàn lương thực. Ngày 23/4, chính phủ cấm xuất. Hơn 1,4 triệu tấn gạo đã có hợp đồng mua bán bị ùn ứ từ kho bài đến bến cảng, giá lúa hạ nông dân chưa cười đã khóc. Ngày 10/4, chính phủ cho xuất 400.000 tấn trong tháng 4. Các doanh nghiệp có gạo ùn ứ nữa mừng nửa lo ngồi trên lửa chờ thủ tục. Ngày 11/4, lãnh đạo Hải quan dàn quân nghi binh thông báo ngày 13 sẽ có hướng dẫn chi tiết. Đùng một cái 0 giờ ngày 12/4, Hải quan "bí mật" mở cổng thõng tin điện từ cho đăng ký online. Chỉ sau ba tiếng đồng hồ một số doanh nghiệp có thông tin thiên lý nhĩ đã kịp thời đăng ký 399.000 tấn gạo. Đến ngày 13/4 khi việc đăng ký đã xong tám khoánh Hải quan mới ra công văn MẬT hướng dẫn cho doanh nghiệp,

Rất nhiều doanh nghiệp đang làm thủ tục xuất khẩu gạo trước ngày 23/3 không kịp trở tay. Khi biết tin, vào mạng đăng ký thì cồng đã đóng.

Cơ quan quản lý, điều hành kinh tế quốc gia mà nghĩ ra được kế hoạch đánh úp doanh nghiệp tài tình như vậy quả là đỉnh cao trí tuệ, đúng theo binh pháp Tôn Tử. Rất tiếc là binh pháp Tôn Tử nhằm để người cầm quân, đối địch, ở đây nhà quản lý dùng quyền lực quốc gia, mưu lược thiên tài để diệt doanh nghiệp ngoài luồng, giành miếng ăn cho thân hữu thì đất nước sẽ đi về đâu ?

Thủ tướng biết, người dân biết nhưng… vẫn xảy ra

Kẻ độc mồm độc miệng chê anh Bảy Phúc là niểng, là đầu tàu... nhưng thực sự anh Bảy là người chuyện gì cũng biết, ngay trong chì đạo hí cửa cho xuất 400.000 tấn ngày 10/4, Thủ tướng Phúc cũng rào đón các biện pháp quản lý phòng tránh rủi ro, tiêu cực như "Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu theo đề xuất của Bộ Công thương, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách…".

Giáo sư Võ Tòng Xuân với tầm nhìn và kinh nghiệm về sự trung thực, minh bạch của guồng máy quản lý Việt Nam còn thánh hơn anh Thủ tướng. Ngày 11/4, phát biểu trên báo Tuổi trẻ, Giáo sư đã chỉ ra chính quyết sách cho xuất khẩu nhỏ giọt này sẽ phát sinh tiêu cực. Tuy không làm thầy bói, Giáo sư Võ Tòng Xuân không nói chung chung mà đã chỉ rỏ cái tiêu cực cụ thể là quyền phân phát chỉ tiêu, hạn ngạch xuất khẩu. "Bối cảnh xuất khẩu gạo hạn chế như hiện nay nhiều lo ngại có thể sẽ lặp lại cơ chế xin - cho quota xuất khẩu như các năm trước đây nếu việc điều hành của Bộ Công thương không minh bạch. 

Tôi mong Chính phủ phải điều hành chặt chẽ, linh hoạt không để lặp lại chuyện doanh nghiệp mạnh ai nấy chạy chọt mua bán quota xuất khẩu gạo ì xèo, khiến các doanh nghiệp tư nhân không còn quyết tâm tự lo đi tìm khách hàng"

Mối lo ngại của Giáo sư Võ Tòng Xuân hoàn toàn chính xác. Vì Hải quan là cánh cửa cuối cùng đề xuất khẩu nên dù có được phân chỉ tiêu mà không có phèp Hải quan thì Doanh Nghiệp vẫn ôm hận nằm chờ. Trận đánh úp củ Tổng cục Hải quan không chỉ hất bát cơm của doanh nghiệp mà còn triệt tiêu, tiếm đoạt quyền phân bổ chỉ tiêu hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp của Bộ Công thương.

Rính khai Hải quan như rình trộm

Hệ quả của trận đánh úp này là hàng trăm doanh nghiệp tư nhân đứng trước nguy cơ phá sản. Ngày 13/4, Công ty Trung An đang bị ứ đọng hàng trăm ngàn tấn gạo đã có văn bản khiếu nại cho biết, nhiều ngày qua nhân viên công ty trực khai Hải quan đến 21 giờ đêm ngày 11/4, nhưng hệ thống phần mềm Hải quan điện tử không mở ; Công ty lên hệ thống phần mềm Hải quan điện tử VNACCS để lấy thông tin tờ khai thì chỉ nhận được hệ thống báo như sau : "Thực hiện không thành công, kết thúc bất thường được phát hiện ở Trung Tâm".

"Đến sáng chủ nhật ngày 12/4/2020, công ty tiếp tục lên hệ thống để thực hiện mở tờ khai thì hệ thống công bố là đủ chỉ tiêu. Quá bức xúc công ty đã liên hệ một số doanh nghiệp có nghiệp vụ về mạng và được biết : Hải quan mở hệ thống phần mềm tiếp nhận tờ khai vào lúc từ 0 giờ ngày 12/4 đến 3 giờ sáng ngày 12/4 là đóng lại vì đủ hạn ngạch 400.000 tấn

Từ ngày 24/3/2020 đến nay, Công ty Trung An đã phải tạm dừng đăng ký và thông quan đối với các lô hàng gạo xuất khẩu đã và đang trên đường lên cảng (các doanh nghiệp khác cũng vậy). Hiện tại đang có mấy trăm ngàn tấn gạo đã nằm tại các cảng đang chờ thông quan (danh sách, số container các doanh nghiệp nhận về để đóng gạo hãng tàu, cảng, Bộ Công thương đều nắm rất rõ).

Nếu Hải quan cho mở tờ khai thì việc đầu tiên phải cho các lô gạo của các doanh nghiệp đã và đang khai dở dang xuất khẩu, sau đó mới cho khai mới. Việc rất đơn giản vậy mà Hải quan không thực hiện, mà chỉ trong 3 giờ đồng hồ lúc đêm khuya đã cho khai hết 400.000 tấn ! Việc làm của Hải quan như vậy có đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hay không ?" (2).

Trường hợp Trung An không phải là cá biệt. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết, có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo do không nắm được thông tin nêu trên, cho nên, không kịp đăng ký tờ khai hải quan. Ông Trần Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại- Dịch vụ – Xuất nhập khẩu Dung Nam xác nhận, vào rạng sáng ngày 12/4, Tổng cục Hải quan đã mở cổng cho đăng ký tờ khai hải quan đến sáng 12/4 đã khóa rồi.

Theo ông Kiệt, dựa vào thông tin "hỏi thăm" được, đã phải cử nhân viên ngồi "canh máy tính" để chờ Tổng cục Hải quan mở cổng khai báo hải quan. "Mình phải ngồi canh như là "rình" ăn trộm vậy đó’, ông nói (3).

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV cho biết. "Công ty có 70 container ùn ứ ngoài cảng nhưng cố gắng lắm mới khai được 30 container, còn 40 container không khai được" (4).

Doanh nghiệp đối diện nguy cơ phá sản

Long An là tỉnh trọng điểm sản xuất lúa, trong đó có hàng trăm ngàn tấn lúa nếp chuyên xuất khẩu. Trong tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản xin chính phủ cho xuất khẩu. Lần này, Long An chỉ có 7/24 doanh nghiệp khai được, và sản lượng chỉ 8.500 tấn.

Đặc biệt, có 2 doanh nghiệp lớn đã đóng cont tại cảng từ lâu vẫn không thể khai báo. Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công thương Long An đã phải làm một việc bất đắc dĩ nhưng đầy trách nhiệm là phát văn bản động viên các doanh nghiệp. Trong văn bản ông Đức khẳng định Sở CôngThương và Hải quan Long An cũng không biết gì việc mở tờ khai lúc nửa đêm. Ông hứa hẹn sẽ báo cáo đầy đủ những khó khăn của doanh nghiệp để Bộ Công thương có giài pháp (xem văn bản).

Tương tự, các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, v.v. đều bị đánh úp trong trận khai hải quan lúc nửa đêm này.

Đối với các doanh nghiệp đang bị ách tắc xuất khẩu gạo, nguy cơ phá sản là đang hiển hiên trước mắt. Ngoài việc chôn vốn, bị khách hàng phạt vì vi phạm thời hạn giao hàng theo hợp đồng, chi phí kho bải trong thời gian dài vô định sắp tới đã là gánh nặng quá sức.

Ngày 15/4, ông Nguyễn Minh Toại - giám đốc Sở Công thương Cần Thơ, báo cáo gửi Bộ Công thương và Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp về lượng gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn đang nằm chờ xuất khẩu tại các cảng.

Theo đó, hợp đồng ký kết của các doanh nghiệp Cần Thơ với đối tác phải giao là hơn 216.700 tấn gạo và số lượng đã được chuyển đến các cảng là 25.965 tấn. Thị trường chủ yếu là Indonesia, Philippines, Malaysia, Mỹ, Nga, UAE, Ghana…

Việc chưa thông quan xuất khẩu ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp đã ký kết, uy tín của doanh nghiệp và tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong việc cân đối tài chính. Chi phí phát sinh trong quá trình chờ tại cảng đang trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Theo tính toán, mỗi doanh nghiệp thất thoát 260 - 350 triệu đồng/ngày (tùy vào lượng hàng nằm tại cảng) vì những chi phí trên (5).

Thực trạng này nghiêm trọng đến mức Tổng Công ty Tân Cảng, thuộc Bộ Tư lệnh Hải Quân đã ra công văn thông báo hổ trợ cho các đối tác gặp khó khăn vì đại dịch. Trong đó miễn phí lưu bải và phí đồi tàu chuyển cảng đối với mặt hàng gạo đã đóng cont nhập bải từ trước ngày 1/4.

Vẩn là các doanh nghiệp sân sau

Phía thiệt hại là như vậy, còn doanh nghiệp được ưu ái có thông tin và kịp thời khai Hải quan xuất khẩu gạo là ai ?

Báo chi lề phải và mạng xã hội cùng quan tâm đến một doanh nghiệp đã chiếm 1/4 chỉ tiêu xuất trong tháng 4 cùa cả nước. Báo Dân Việt giật tít "Choáng : Một mình Intimex đăng ký được 102 tờ khai XK 96.000 tấn gạo".

Chỉ trong 3 giờ, Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group) đã nhanh chân đăng ký được 96.234 tấn, chiếm gần 25% hạn ngạch xuất khẩu gạo tháng 4. Riêng số lượng tờ khai hải quan đăng ký xuất khẩu gạo mà Intimex đăng ký thành công là 102 tờ. Công ty Intimex do ông Đỗ Hà Nam làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Nam hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Phó Chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) (6).

Một mình doanh nghiệp của Phó Chủ tịch VFA chiếm 1/4 chỉ tiêu xuất khẩu của cả nước. Rỏ ràng đây là thực tế minh họa cho nhận định mang tính tiên tri của Phó Giáo sư, Tiên sĩ Nguyễn Đức Thành "Theo tôi Việt Nam không nên áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gạo hoặc chế độ quota lúc này. Tất cả chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước như Hải quan, VFA, VinaFood, v.v… đồng thời gây thiệt hại và phân hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm"

Không chỉ vậy, có 4 doanh nghiệp "xù" thầu cung ứng gạo cho dự trữ quốc gia (được giao thầu nhưng không thực hiện) lại đươc đăng ký xuất

Ông Âu Anh Tuấn, cục trưởng Cục giám sát quản lý hải quan - Tổng cục Hải quan, cho biết trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo tháng 4 này, cơ quan này phát hiện nhiều doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo dự trữ nhưng lại hủy hoặc từ chối ký hợp đồng. Tổng công ty Lương thực miền Bắc trúng thầu 4.500 tấn gạo nhưng đến nay chưa ký hợp đồng mà lại đăng ký xuất khẩu 8 tờ khai với số lượng 7.200 tấn. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Tài trúng thầu 17.940 tấn gạo dự trữ quốc gia và cũng đăng ký 5 tờ khai xuất khẩu với tổng khối lượng hơn 13.000 tấn. Công ty cổ phần Vĩnh Tường và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuận Ninh cũng đăng ký tờ khai xuất khẩu trên 10.000 tấn gạo. Trong khi đó, cả hai doanh nghiệp này đều trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia nhưng cũng "xù" thầu (7).

Như vậy, ngoài gương mặt mới là Phó chủ tịch VFA, người ta gặp lại bốn gương mặt cũ trong đường dây cung ứng gạo cho Tổng cục Dự trừ. Dự báo của hai Giáo sư Võ Tòng Xuân và Nguyễn Đức Thành chính xác đến từng cái tên.

Lãnh đạo Hải quan, loanh quanh vô trách nhiệm

Trước những ý kiên phẩn uất của doanh nghiệp và dư luận noi chung Tổng cục Hải quan giải thích rất vô tư : "Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ hoạt động theo nguyên tắc xử lý tự động. Ngay sau khi người khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải quan đến hệ thống, không có sự can thiệp của công chức hải quan". 

Đó là cách trả lời mà dân gian gọi là đánh trống lãng vì không ai tố cáo nhân viên hải quan can thiệp vào hồ sơ mà căm phẩn về hành vi đánh lén. Mở thủ tục khai lúc nửa đêm trong ngày nghĩ việc cuối tuần và không thông báo công khai cho doanh nghiệp.

Lãnh đạo Hải quan cũng trơ trẻn cho rằng xưa nay khi mở thủ tục khai Hải quan không bao giờ thông báo nên lần này cũng vậy. Với trường hợp các doanh nghiệp xù thầu, Hải quan cho rằng Bộ Công thương không cấm các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu nên việc khai Hải quan là hợp pháp…

Đây là cách nghĩ, cách làm của một quan chức cộng sản sặc mùi cơ chế xin cho, ban bố. Một cán bộ quản lý có trách nhiệm phải biết rằng trước áp lực khủng khiếp của hơn 1,4 triệu tân gao thì con số chỉ tiêu 400.000 tấn là cái cổ chai hết sức ngặt nghèo, Việc xuất sớm hay muộn một ngày có thể giết chết hoặc cứu nguy cho doanh nghiệp vì vậy phải xem xét, cân nhắc thật chinh xác năng lực, nguồn gạo hàng hóa đang tồn chứ không thể mượn bàn tay vô tư của máy tính cấp giấy phép xuất khẩu cho những doanh nghiệp "công bằng cao".

Nguyện vọng chung của doanh nghiệp và lãnh đạo địa phương là phải xóa sổ trận đánh này. Phải đăng ký lại từ đầu.

Tội ác biến thời cơ thành nguy cơ

Trước sự bùng vở của dư luận, ngày 15/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản 2969/VPCP-KTTH về việc báo cáo triển khai các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo văn bản nêu trên, Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về việc triển khai đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo của cơ quan hải quan và việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nhận được đầy đủ thông tin mở tờ khai xuất khẩu, dẫn đến gây khó cho doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo việc mua dự trữ lương thực (8).

Đây cũng là một cách xử lý tình huông khủng hoảng theo kiểu tư duy quan chức thư lại không đáp ứng đươc tình hình khó khăn doanh nghiệp và bỏ lở thời cơ hiềm hoi của thị trường lúa gạo Châu Á và thế giới nói chung.

Trong lúc Bộ Tài chính đá chân Bộ Công thương bóp cổ nông dân, Tổng cục Hải quan đánh úp doanh nghiệp để nuôi béo phe nhóm thân hữu, gạo Việt đang ầm mốc trong bến bãi thi Thái Lan đang một minh một chợ nâng cao giá gạo. Theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh thì khoảng cách chênh lệch giá gạo Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên 150 USD/Tấn.

Những chiêu trò của nhóm lợi ích đã biến thời cơ của đất nước thành nguy cơ

Nếu anh Bảy thật sự là Thủ tướng chính phủ kiến tạo thì hãy vứt ngay đi cái vòng kim cô 400.000 tấn. Cho tháo khoán bán ngay 1,4 triệu tấn đang ùn ứ. Còn tác giả trận đánh úp của Hải quan ngay trong điều kiện đất nước bị ngoai vây, nội hoa này thì nên cho ngay vào lò chăn kiến.

An ninh lương thực, mua gạo dự trữ là biện pháp kinh tế thị trường chứ không phải ép mua như cướp bán như cho của thời bao cấp. Ngay những trọc phú dốt nát của thời phong kiến cũng biết cách vung tiền mua lúa rẻ khi cuối mùa thu hoach và tung ra bán lúc giáp hạt giá cao. Dự trữ quốc gia là công cụ kinh tế linh hoạt điều tiết thị trường chứ không phải là hủ gạo để dành cứu đói. Công việc đó phải giao cho những nhà kinh tế thật sự chứ không thể là cái ghế kiếm tiền của bọn thân quen. Cách giao thầu cho các doanh nghiệp vùng núi rồi thản nhiên cho chúng bỏ thầu chạy lấy giấy phép xuất khẩu của lãnh đạo Tổng cục dự trữ còn tệ hơn lương tâm chức nghiệp của các chủ bải giử xe máy. Hảy cho chúng về chân vịt.

Không cần soạn thảo luật lệ rườm rà, chỉ nói một phát thì cờ Luật sư Trần Vũ Hải, Lê Công Định sẽ soạn ra trong tịch tác những hợp đông đầu thầu công bình, minh bạch mà kẻ bỏ thầu cung ứng lương thực dự trữ sẽ nghèo đến đời cháu cố.

Vơi bác Tổng, dù đang co đâu rút cô ở đâu bác cần nên nhớ mình đang ăn cơm chứ không phải... thứ gì khác. Nông dân là giai cấp mà bác đang nhân danh phụng sự. Bác hảy hành xử thế nào cho người ta đờ oán.

Với những đảng viên của 13 tỉnh thành đồng bằng và những ai có cha mẹ là nông dân, xin hãy ghi nhớ và dồn phiếu … tín nhiệm cho Bộ trưởng Tài Chính trong đại hội tới nếu ông ta còn ứng cử.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 15/04/2020

Chú thích :

1. https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52

2. https://enternews.vn/400-ngan-tan-gao-thong-quan-chi-trong-3h-doanh-nghiep-gui-don-keu-cuu-den-thu-tuong-170908.html?fbclid=IwAR3SoHW3cv1Q3YhGVbymTzbHtLRJDocl_CK2mOogyDI02tDKLGwuO4ZVd1g

3. https://www.thesaigontimes.vn/302370/cho-mo-to-khai-luc-nua-dem-nhieu-doanh-nghiep-xuat-khau-gao-danh-keu-troi.html ?fbclid=IwAR1z3JNoqd2ipUM_h/4 W-hHoqoKTHaxcnljLnZlRtVrc2OAzXNWZyloyPsE

4. http://m.danviet.vn/nha-nong/3-gio-thong-quan/4 00000-tan-gao-cac-dn-o-dbscl-cau-cuu-thu-tuong-1078534.html ?fbclid=IwAR1tgAdk2Gq-GBKPESMpEGvPkoooJ0PCtT37b5KFZWZEsYpJ1jdBk7WFHbQ

5. https://tuoitre.vn/gao-ket-o-cang-moi-ngay-doanh-nghiep-boc-hoi-chung-350-trieu-dong-20200415135836538.htm

6. http://danviet.vn/nha-nong/choang-mot-minh-intimex-dang-ky-duoc-102-to-khai-xk-96000-tan-gao-1079325.html?fbclid=IwAR3VwGfeYm_JlDFdq30nO7ZH5C-UPMoYgjkiYfppqcN5lskgnEywwD2hltU

7. https://tuoitre.vn/nhieu-doanh-nghiep-xuat-khau-gao-xu-hop-dong-cap-gao-du-tru-quoc-gia-20200414214456997.htm

8. https://www.thesaigontimes.vn/302555/chinh-phu-yeu-cau-bao-cao-viec-mo-to-khai-luc-nua-dem-truoc-ngay-18/4.html?fbclid=IwAR3Cf8yyHOBwSSXKcVBaRUjTWmz6YdVyFnLEf4wuc24pv9qbd_0W2OD_eGo

******************

Ăn theo virus Vũ Hán : Bầy khủng long hút máu nông dân

Gió Bấc, RFA, 14/04/2020

Do sức ép của dư luận và các doanh nghiệp, hậu trường màn kịch cấm xuất gạo bảo đảm an ninh lương thực trong đại dịch hạn hán đã hé lộ. Tổng Công ty Lượng thực 1, Tổng cục Dự trữ quốc gia tác đông cấm xuất để dìm giá gạo, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đắc lực tham gia vở diễn. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khùng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.

gao3

Cho phép xuất khẩu gạo trở lại, tuy nhiên quyết định cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 mới chỉ tháo gỡ được một phần cho doanh nghiệp.

Gần đây báo chí trong nước phê phán một số người ăn mặc tươm tất, chạy xe máy tay ga đến nhận quà từ thiện cho người nghèo tron mùa dịch virus Vũ Hán và gọi đây là nhũng "ký sinh trên lưng người nghèo". Lạm dụng lòng tốt, ăn chận của người nghèo thật là hành vi bất nhẫn đáng trách nhưng có chỉ là hành vi cá biệt, cơ hội sự tham vặt của cá nhân. Kinh tởm hơn, khủng khiếp hơn, có những tổ chức, cơ quan được giao quyền lực, trách nhiệm quản lý vĩ mô những vấn đề hề trọng của quốc gia lại chớp thời cơ đại dịch, dựng chiêu bài, danh nghĩa vì an ninh lương thực o ép nông dân, doanh nghiệp trên quy mô cả nước để trục lợi. Đó là cốt lỏi sâu xa bên trọng chuyện lằng nhằng cho, cấm xuất khẩu gạo.

Thừa 3 triệu tấn gạo cứ "sợ" thiếu ăn

Gần một tháng qua, cuộc tranh luận gay gắt cấm hay cho xuất khẩu gạo diễn ra trên dư luận báo chí, mạng xã hội và ngay trong chính phủ. Cao điềm từ ngày 23/3 khi chính phủ chỉ thị ngửng xuất khẩu gạo và ngay ngày sau đó Bộ Công thương xin dừng cấm.

Phía đề nghị cấm xuất khẩu gạo nêu lý do phải bảo đảm an ninh lương thực trong điều kiện hạn mặn xâm nhập Miền Tây và đại dịch virus Vũ Hán. Tổng cục Hải quan đưa ra thông tin sốt nóng, chỉ trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đã mua của ta lương gạo bằng 600% so cùng kỳ 2019. Nạn thiếu gạo thời bao cấp vẫn còn là mối ám ảnh của nhiều ngươi, thảm họa đại dịch và hạn mặn đang là thời sự, yếu tố Trung Quốc và con số 600% rất ấn tượng nên thoạt đầu đề xuất này được nhiều người đồng tình.

Ngày 23/3 chính phủ chỉ đạo ngừng xuất khẩu gạo lập tức trên thị trường nội địa, giá lúa giảm hơn 500 đồng/kg người nông dân chưa kịp mừng đã rơi vào điệp khúc lúa được mùa mất giá. Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở các tỉnh phía Nam cũng lao đao vì ách tắc không thể xuất hàng theo hợp đồng đã ký với nước ngoài. Gạo lúa bị ùn ứ từ đồng ruộng đến kho bải của doanh nghiệp thậm chí cả bến cảng.

Nhưng các doanh nghiệp, lãnh đạo các tình Long An, An Giang đã có văn bản kiến nghị Chính phủ cho xuất gạo vì lúa đông xuân đang trúng mùa, giá gạo thế giới đang tăng mà trong nước bị khê đọng hạ giá không tiêu thụ được. Theo thống kê của Bô Công thương lượng gạo ùn ứ trong kho bải và ngay các bến cảng của các doanh nghiệp là trên 1,3 triệu tấn.

Về con số Trung Quốc mua tăng 600% so với năm 2019, nghe thật lớn nhưng thực tế chỉ là 20.000 tấn, rất nhỏ so với khả năng, sản lượng gạo hàng hóa của Việt Nam. Do năm 2019 Trung Quốc có khách hàng mới mua gạo của ta rất ít.

Nhiều nhà kinh tế như Nguyễn Đức Thành nguyên Thành viên tổ tư vấn chính phủ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Vũ Kim Hạnh nguyên Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, hiện phụ trách Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hồ trợ doanh nghiệp (BSA) lên tiếng ủng hộ việc xuất khẩu gạo trong thời cơ giá gạo thế giới đang tăng.

Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân người cha đờ đầu hàng trăm giông lúa của Việt Nam khẳng định "Chúng ta biết rất rõ lượng lúa gạo Việt Nam hiện có sau vụ đông xuân trúng mùa, dù đã dành lại 1,5 triệu tấn dự phòng cho an ninh lương thực, vẫn dư ra ít nhất trên 3 triệu tấn gạo trong kho và bồ lúa của dân, trong khi hiện giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao là dịp để cho nông dân bán lúa giá cao. Hai tháng nữa miền Tây Nam Bộ lại bắt đầu thu hoạch vụ lúa hè thu, vì vậy Việt Nam khó có thể thiếu gạo" (1).

Cơ hội khẳng định vị thế cường quốc gạo !

Giáo sư Võ Tòng Xuân phân tích hệ quả tích cực của việc xuất khẩu gạo trong thời điểm dịch bệnh không chỉ có lợi cho người dân mà còn nâng vai trò vị thê và hiệu quả kinh tế quốc gia "Không cho các doanh nghiệp ký hợp đồng bán gạo cho Philippines, Indonesia, Trung Quốc... trong lúc họ đang cần, không chỉ chúng ta mất cơ hội bán gạo giá cao mà còn mang tiếng là quốc gia không có tinh thần giúp đỡ các nước trong lúc khó khăn.

Tôi vẫn đề xuất Chính phủ cho xuất trên 3 triệu tấn gạo bởi theo tính toán kỹ lưỡng của chuyên gia, chúng tôi nghĩ rằng là một cường quốc về xuất khẩu gạo, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được an ninh lương thực, đồng thời có dư để giúp các quốc gia thiếu gạo trên thế giới. 

Trong đại dịch Covid-19, không riêng gì Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị thiệt hại. Nền kinh tế đi vào khủng hoảng khiến chính phủ mỗi nước phải tốn kém rất nhiều nguồn lực, tung ra nhiều chính sách kích cầu để vực dậy nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công chính là "cú hích" giúp doanh nghiệp có lãi, ngân sách nhà nước cũng có lợi".

Thủ tướng run tay, xuất nhỏ giọt

Ngày 31/3 Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức đề nghị cho xuất khẩu gạo những vẫn còn có ý kiến không đồng tình

Trước những đề xuất mạnh mẽ này, Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc dùng dằng mãi đến ngày 10/4 mới cho xuất khẩu gạo với mức độ nhỏ giọt 400.000 tấn trong tháng 4, yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4/2020... (2).

Với người dân, quyết định này là niềm vui không trọn ven. Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, bày tỏ ý kiến xác đáng là"Tôi mừng vì Thủ tướng đã lắng nghe ý kiến của chuyên gia, chính quyền và doanh nghiệp cho phép xuất khẩu gạo trở lại, tuy nhiên quyết định cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 mới chỉ tháo gỡ được một phần cho doanh nghiệp. Còn bà con nông dân trồng lúa của miền Tây Nam Bộ lại một lần nữa chưa được hưởng trọn niềm vui trúng mùa được giá. Theo tôi, quyết định chỉ cho xuất 400.000 tấn gạo trong tháng 4 vì sợ ta thiếu gạo trong thời Covid-19 là chưa hợp lý…".

Tại sao xuất khẩu gao thời điểm này thật sự an toàn, ích nước lợi dân nhưng người ta cố tình cản trở và ai có lợi trong việc cấm xuất khẩu gạo ? Phó Giáo sư, Tiên sĩ Nguyễn Đức Thành đã chỉ rỏ đích danh kẻ thủ lợi "Theo tôi Việt Nam không nên áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gạo hoặc chế độ quota lúc này. Tất cả chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước như Hải quan, VFA, VinaFood, v. v… đồng thời gây thiệt hại và phân hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm" (3).

Cấm xuất vì Vinafood 1 lở ký hợp đồng giá rẻ !

Đây là nhận định chính xác và dũng cảm nêu đúng bản chất thực trạng Việt Nam hàng chục năm qua. Mặc dù luật doanh nghiệp cho phép hàng trăm công ty xuất khẩu gạo nhưng quyền lực trong hoạt động này vốn nằm trong tay hai Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc (Vinafood 1) và Miền Nam (Vinafood 2) những doanh nghiệp nhà nước do các cựu quan chức được đảng bổ nhiệm. Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA cũng do chính các quan chức này lảnh đao.

Các Vinafood được ưu tiên ký kết xuất khẩu các hợp đồng chính phủ, ưu tiên chì định cung cấp lươn thực cho Tổng cục dự trữ quốc gia được tham gia các cuộc họp chính phủ trong lĩnh vực có liên quan... Trong trường hợp này, Vinafood 1 là doanh nghiệp duy nhất có mặt trong cuộc họp đưa đến quyết định cấm xuất khẩu gạo ngày 23/3.

Lý do Vinafood 1 tác động chính phủ cấm xuất khẩu gạo được nhà báo Mai Bá Kiếm cựu Thư Ký Tòa soạn báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh viết trên Facebook như sau :

"Số là năm 2019, Vinafood 1 xuất gạo cho Cuba và Malaysia với giá 355 USD/tấn, rồi ép giá thu mua của nông dân : 4.200 đ/kg lúa 504, nên lời to ! Quen ăn trên mồ hôi nông dân, đầu năm 2020, Vinafood 1 ký HĐ bán gạo cho Cuba - giá 365 USD/tấn, Malaysia giá 334 USD/tấn, tổng cộng 490.000 tấn.

Ai dè, năm 2020, nông dân giảm diện tích trồng lúa 504 để chồng lúa thơm. Nên đầu tháng 3/2020, giá lúa 504 lên 5.100 đ/kg - 5.300 đ/kg, quy gạo phải 380 USD/tấn. Vinafood 1 cầm chắc lỗ 400 tỷ đồng, nên xúi bộ Công thương xin Thủ tướng dừng xuất khẩu gạo, để giá lúa trong nước giảm !" (4).

Không phải lần đầu những con khủng long vì lợi ích riêng tác động cấm xuất khẩu gạo ngay lúc giá thế giới đang tăng mà các nhà kinh tế, các doanh nghiệp đã nhiều lần nhắc nhở tiền lệ tương tự vào năm 2008. Chính quyết sách sai lầm này không chỉ gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la giá trị xuất khẩu năm đó mà còn làm giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo Thái Lan cùng chủng loại từ 70 đến 80 USD/tấn.

Tổng cục dự trữ trống kho vì ưu ái sân sau

Không chỉ Vinafood 1, con khủng long thứ hai cũng cần cấm xuất khẩu gạo để ép giá nông dân trục lợi là Tổng Cúc dự trữ quốc gia. Được chính phủ giao chỉ tiêu dự trữ lương thực tống cộng 280.000 tấn gạo nhưng vào giữa tháng 3 khi kiểm tra các kho của Tổng cục mới chì có 8000 tấn gạo. Giá gao nội địa lúc này đã lên cao hơn giá trước đó nên Tổng cục cũng có nguy cơ không hoàn thành chỉ tiêu, cần cấm xuất gạo để hạ giá gạo trong nước.’Đau đớn thay, đỡ đầu và tiếp sức cho âm mưu hút máu nông dân ấy là Bộ Tài chính được chính phủ giao trách nhiệm phối hợp quản lý xuất khẩu gạo và bảo đàm an ninh lương thực.

Ngay trong ngày 10/4, ngày chính phủ cho xuất khẩu gạo, âm mưu cấm để ém giá bất thành, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị kéo dài thời gian cấm xuất khẩu gạo, lần này không còn nhân danh an ninh lương thực mà lộ liễu hơn là để cứu Tổng cục Dự trữ Quốc gia và các doanh nghiệp sân sau. Do việc mua gạo dự trữ quốc gia đang khó khăn, Bộ Tài chính đề nghi Bộ Công thương dừng xuất khẩu gạo tẻ đến giữa tháng 6. Dư luận cho rằng với công văn này Bộ Tài Chinh đã ngáng chân Bộ Công thương,

Trong văn bản, Bộ Tài chính cho rằng kế hoạch Thủ tướng giao mua dự trữ 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc tẻ loại thường. Các doanh nghiệp đã bỏ thầu và trúng thầu cung cấp khoảng 178.000 tấn. Tuy nhiên, khi thấy nhu cầu xuất khẩu gạo tăng, một số doanh nghiệp lại trì hoãn ký hợp đồng, không thương thảo dù đã trúng thầu.

Vì thế, Bộ Tài chính đề nghị dừng xuất khẩu gạo tẻ đến 15/6 để đảm bảo công tác mua dự trữ quốc gia. Các mặt hàng gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm vẫn được xuất khẩu bình thường. Sau khi cơ quan dự trữ quốc gia đã mua đủ theo kế hoạch, sẽ tiếp tục để xuất khẩu linh hoạt.

Ưu tiên mua gạo ở nơi thiếu gạo !

Thực tế qua kiểm kho, Tổng cục dự trử mới nhập được hơn 7000 tấn gạo trên chì tiêu đã giao. Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước. ngày 11/4, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên đã phải thông báo về việc hủy kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Lý do các nhà thầu từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ (5).

Vì sao đã được giao thầu gần 1 tháng mà các doanh nghiệp này mới chỉ thức hiện được hơn 0,2% khối lượng, các doanh nghiệp này là ai ? Nhà báo Mai Bá Kiếm đã lý giải, "theo thói quen, Tổng cục Dự trữ Nhà nước "mở thầu" cho cả chục "doanh nghiệp sân sau" tại "3 tỉnh thiếu gạo" trúng thầu là : Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tĩnh.

Giá "lúa thường" lên 5.000 đ/kg, các "doanh nghiệp sân sau" phải "bỏ cọc (tiền bảo lãnh thực hiện HĐ) chạy lấy người". Cục Dự trữ gom "cọc" được 803.272.000 VNĐ, mua được hơn 160 tấn gạo, đủ bảo đảm an ninh lương thực trong vòng… một nốt nhạc !"

Vì sao tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long có trên 180 doanh nghiệp kinh doanh lương thực đều không được giao thầu, cơ quan Dư trữ quốc gia lại giao cho doanh nghiệp thuộc ba tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tỉnh đều là miền Núi lúa không đủ ăn nhiều năm phải cứu đói, xa địa bàn thu mua sản phẩm. 

Thực hiện nhiệm vụ dự trử quốc gia mà bê trễ, lơi lỏng như vậy rỏ là nguy hiểm. Hợp đồng cung ứng lương thực dư trừ quốc gia là lĩnh vực an ninh lương thực sao điều kiện hủy bỏ quá dễ dàng ? Luật sư Trần Hồng Phong đã bình luận rằng "Biện pháp khắc phục vi phạm" chỉ là thu số tiền bảo lãnh dự thầu là quá nhẹ. Vì nếu họ xù thầu, dẫn đến ảnh hưởng an ninh lương thực là ko thể chấp nhận được, tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng. Chả lẽ Nhà nước phải xuất tiền ra mua chăng ?"

Cần cho củi vào lò !

Vì sao Bộ Tài chính lại bảo kê cho sai phạm của cơ quan dự trử quốc gia và các doanh nghiệp hủy thầu ? Chỉ vì 160.300 tấn gạo chưa được nhập kho lưu trữ quốc gia mà 1.434.000 tấn gạo hiện đang nằm chờ xuất khẩu phải bị ách lại liệu có phải là cách điều hành vì lợi ích quốc gia ? !

Rõ là việc xuất khẩu gạo không ảnh hưởng gì tới an ninh lương thực. Với cung cách mượn danh nghĩa an ninh lương thực để cho doanh nghiệp sân sau trục lợi của Tổn Cục Dự trữ quốc gia, thì dù lượng gạo hàng hóa dư thừa hàng năm không phải là 6,7 triệu tấn như hiện nay mà có lên đến vài ba chục triệu thì đất nước vẫn có nguy cơ mất an ninh lương thực.

Tác nhân gây rối loạn ách tắc hoang mang, mất an toàn vừa qua chính từ hai con khủng long Vinafood1 và Tổng cục dự trử quốc gia. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khùng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.

Dung dưỡng kéo dài guồng máy, cơ chế quản lý điều hành việc xuất khẩu gạo hiện nay vừa duy trì bất công, nông dân nghèo khổ nuôi béo bầy khủng long hút máu vừa tự đánh mất vai trò thế mạnh cường quốc lương thực trên trường quốc tế. Không lẻ gì với sản lương xuất khẩu đứng thứ nhì thứ ba thế giới mà giá gạo Việt Nam cứ đeo đít giá gạo Thái Lan với khoảng cách 70-80 USD tấn, Cứ nhìn bài học từ bóng đá, thay huấn luyện viên mọi thứ sẽ thay đổi.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 14/04/2020 (Gió Bấc's blog)

Chú thích :

1. https://tuoitre.vn/gs-vo-tong-xuan-de-xung-danh-cuong-quoc-luong-thuc-20...

2. http://daidoanket.vn/kinh-te/thu-tuong-dong-y-xuat-khau-gao-tro-lai-nhun...

3. https://baotiengdan.com/2020/04/03/nen-mo-cua-xuat-khau-gao-tro-lai-dong...

4. https://www.facebook.com/bakiem.mai

5. http://mattran.org.vn/tin-tuc/bo-tai-chinh-doanh-nghiep-trung-thau-mua-g...

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Gió Bấc
Read 578 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)