Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/03/2020

Covid-19 : Bắc Kinh dựng thuyết âm mưu đổ thừa do Mỹ gây ra

Trọng Nghĩa - Zaria Gorvett - Thụy My

Trung Quốc muốn ‘viết lại lịch sử virus corona’ ?

VOA, 26/03/2020

Vào lúc cuộc chiến chng li virus corona dch chuyn sang Châu Âu và xa hơn na, Trung Quc đang cung cp hàng triu khu trang và các mt hàng cn kíp khác cho các nước đang cht vt ng phó, vi hi vng xây dng mối quan h chính tr và xoa du ch trích rng Bc Kinh đã cho phép căn bnh này lây lan t sm.

viet1

Nhân viên khuân các thùng vật tư y tế ca Trung Quc gi cho Ý đ ngăn dch virus corona lây lan, ti mt trung tâm logistics ca sân bay quc tế Hàng Châu, tnh Chiết Giang, ngày 10/3/2020.

Đây là một phn trong n lc ca Đảng cộng sản nhm đnh hình li cách nhìn v nước này, t ch Trung Quc mc nhng sai sót ngay t đu biến thành mt quc gia hành đng quyết đoán đ kim soát dch bnh.

Chính phủ Trung Quc đã điu máy bay ch găng tay và quần áo bo h đến Liberia. H cũng gi 100.000 b xét nghim đến Philippines. Hơn 10 chuyến bay ch theo hàng triu khu trang và các vt tư khác cũng được chuyn đến Cng hòa Czech trong tun ri, khiến B trưởng Ni v Czech Jan Hamacek nhn đnh rng Trung Quốc "là quc gia duy nht có kh năng cung cp cho Châu Âu vi s lượng như vy".

Tổng thng Serbia Aleksandar Vucic đ kích Liên Hiệp Châu Âu và ca ngi Trung Quc v li đ ngh giúp đ khi ông tuyên b tình trng khn cp đ chng li dch bnh. Đất nước ca ông mun gia nhp EU, nhưng chính ph ca ông đã xích li gn Nga và Trung Quc hơn trong mt cuc chiến ging co nh hưởng.

"Tôi tin vào người anh em và người bn ca tôi [Ch tch Trung Quc] Tp Cn Bình và tôi tin vào s giúp đ ca Trung Quốc", ông Vucic nói, và nói thêm rng "s đoàn kết Châu Âu" ch là chuyn c tích.

Các quan chức EU ph nhn h ngng vin tr cho Serbia, nhưng cho biết ưu tiên hàng đu ca h là các thành viên EU, theo AP.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoi giao Trung Quc nói cử ch này là đ đn đáp li thin chí ca nhng nước đã giúp đ Trung Quc trong lúc khó khăn, nhưng nhng nhà quan sát nhìn thy nhng toan tính chiến lược đng sau đó.

"Tính chất nhân đo đó thc s là mt đòn ngoi giao", chuyên gia kinh tế Nguyn Xuân Nghĩa, một nhà quan sát Trung Quc bang California, nhn đnh. "T yếu t nhân đo chuyn thành mt cuc đu tranh ngoi giao, đng thi gây chia r trong ni tình các nước Âu châu vi nhau".

Ông Nghĩa gọi s tr giúp ca Trung Quc là s "ma mai thô b", cáo buc nước này đã gây nên đi dch đang hoành hành khp toàn cu vn dĩ xut phát t thành ph Vũ Hán.

Sáu tuần trước, nhà chc trách Trung Quc tìm cách dp tt s phn n trong nước và nhng ch trích nước ngoài vì điu mà h nói là Trung Quc cố tình trì hoãn cung cp thông tin vì đng cơ chính tr, và do đó đã x lí sai trái đt bùng phát dch bnh.

Trung Quốc đáp li bng cách trn áp nhng tiếng nói ca nhng bác sĩ đã lên tiếng cnh báo v dch bnh t sm và nhng nhà báo đc lp tường trình trên thực đa, trong khi cáo buc nhng người ch trích là bôi nh nước này.

Giờ đây trong khi M và phương Tây cht vt khng chế s lây lan ca virus, Trung Quc hi vng hưởng li t nhn thc rng kim soát virus này khó đến mc nào, theo Julian Ku, giáo sư Đi hc Hofstra New York.

"Những tht bi ca chính ph Trung Quc s được nhìn nhn bt kht khe hơn trước nhng tht bi ca các chính ph khác trong vic ng phó mt cách hiu qu", ông được AP dn li nói.

Trung Quốc đã góp 20 triu đôla cho Tổ chc Y tế Thế gii cho nhng n lc chng Covid-19. Dù EU và M đã cam kết ngân khon ln hơn đ chng li căn bnh này, hin h vn đang bn gii quyết cuc khng hong ti nhà.

Có những ý kiến khác nhau v tính hu hiu t nhng n lc ca Trung Quc.

"Chưa biết được vic này s đi xa ti đâu… nhưng rõ ràng là h đang th làm theo li cũ", theo Daniel Russel, mt nhà ngoi giao M tin nhim gi công tác ti Vin Chính sách Hi Châu Á New York. Ông nói tuyên truyn ca Đảng cộng sản đã thành công trong nước hơn là nước ngoài.

Clive Hamilton, tác giả cun sách "Cuc xâm lược thm lng : nh hưởng ca Trung Quc ti Úc", nói rng Trung Quc đã rót ngun lc khng l vào vic đnh hình din ngôn toàn cu trong nhng năm gn đây.

"Sẽ là mt sai lm khi đánh giá thấp hiu qu ca chiến dch quc tế ln này nhm viết li lch s virus corona".

Nhà quan sát Nguyễn Xuân Nghĩa nói dch virus corona cho thy "bn cht tht" ca Trung Quc nm gi vai trò ch đo trong chui cung ng hàng đu, gây khn đn cho nhiều nước khi khng hong y tế xy ra nước này khiến nhiu nước khác liên ly và kéo theo khng hong kinh tế.

"Trong những năm sp ti, các nước phi nghiên cu li quan h kinh tế và xã hi ca mình vi Trung Quc", ông khuyến cáo. "Người ta c nói đến chuyn cách li xã hi (social distancing) nhưng mà tôi nghĩ hu qu quan trng nht là economic distancing – cách li kinh tế".

"Các quốc gia dn dn thy rng không th nào trông cy vào Trung Quc đ đến khi lâm nn, Trung Quc li dùng chính nhng cái đó làm đòn bẩy bt bí các quc gia khác".

Nguồn : VOA, 27/03/2020

*******************

Covid-19 : Ngoại giao Trung Quốc và chiến dịch phát tán tin đồn chống Mỹ

Trọng Nghĩa, RFI, 25/03/2020

Trung Quốc đã tung ra cả một chiến dịch chống Mỹ trên vấn đề dịch Covid-19. Một trong những điểm khác thường của chiến dịch này là Bắc Kinh đã huy động cả guồng máy ngoại giao vào cuộc, và không ngần ngại phát tán những thông tin mang nặng tính chất thuyết âm mưu.

tindon1

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã. Ảnh tư liệu chụp ngày 10/09/2019. AFP - MARTIN BUREAU

Cú đòn mới nhất đến từ Paris. Trong một loạt tin nhắn Twitter bắn đi hôm 23/03/2020, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã công khai gợi ý là con virus corona đang tàn phá thế giới thực ra đã xuất xứ Hoa Kỳ, chứ không phải là từ Vũ Hán (Trung Quốc) như mọi người lầm tưởng.

Hành động này được cho là nằm trong cả một chiến dịch do Bắc Kinh tung ra, mà theo nhiều nhà phân tích, nhằm phủ nhận trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để xẩy ra đại dịch Covid-19 đang gây tang tóc khắp hành tinh.

Một trong những điểm khác thường của chiến dịch này là Bắc Kinh như đã huy động cả guồng máy ngoại giao vào cuộc, và không ngần ngại phát tán những thông tin mang nặng tính chất thuyết âm mưu.

Covid-19 : Sứ quán Trung Quốc ở Pháp "lồng lộn đả kích" Mỹ

Trong một bài viết mang tựa đề "Covid-19 : Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris lồng lộn đả kích Mỹ" (L’ambassade de Chine à Paris se déchaîne contre les États-Unis), hãng tin Pháp AFP ngày 23/03 đã xác định : Những lập luận mà cơ quan ngoại giao Trung Quốc tại Pháp đưa ra chỉ lập lại các cáo buộc của Trung Quốc trong thời gian gần đây, theo đó chính Mỹ mới là nguồn gốc của con virus corona đã lây lan trên quy mộ rộng lớn ở Trung Quốc trước khi tỏa ra thế giới.

Nhận định đầu tiên của AFP là loạt vấn đề mà phái bộ ngoại giao Trung Quốc tại Pháp nêu lên thực ra chỉ là những câu hỏi "mang tính chất khẳng định nhưng không kèm theo bất kỳ nhân tố khoa học nào để chứng minh".

Hình thức là câu hỏi, nội dung là khẳng định

Câu hỏi đầu tiên mà Đại sứ quán Trung Quốc nêu lên trong một tin nhắn là : "Đã có bao nhiêu ca Covid-19 trong số 20.000 người chết do bệnh cúm đã bắt đầu vào tháng 9 vừa qua (tại Mỹ) ?", kèm theo một giả thuyết : "Phải chăng là Hoa Kỳ đã cố che giấu sự tồn tại bệnh dịch viêm phổi do con virus corona chủng mới gây ra dưới lớp vỏ bệnh cúm (thường) ?".

Tiếp theo đó là một tin nhắn thứ hai trong đó Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã nêu bật nghi vấn liên quan đến sự kiện "trung tâm nghiên cứu lớn nhất của Mỹ về vũ khí hóa học và sinh học, căn cứ Fort Detrick ở bang Maryland, đã bất ngờ đóng cửa vào tháng 7 năm ngoái". Tin nhắn ngay lập tức khẳng định rằng : "Sau vụ đóng cửa này thì đã có hàng loạt trường hợp bệnh viêm phổi hay bệnh tương tự xuất hiện ở Mỹ".

Theo AFP, khi tung ra những lập luận trên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp như đã công nhận tính xác thực của những lời đồn đoán nhan nhản trên mạng. Phía Hoa Kỳ vẫn thường xuyên cáo buộc Trung Quốc gieo rắc "tin đồn hết sức vô lý" về nguồn gốc con virus corona và lan truyền trên mạng những thông tin mang tính chất "thuyết âm mưu".

Khẩu chiến Mỹ-Trung về xuất xứ con virus

Đối với AFP, Bắc Kinh và Washington hiện đang lao vào một cuộc khẩu chiến gay gắt, thậm chí đã lao vào một cuộc chiến tranh thông tin về nguồn gốc của dịch bệnh, với tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên gọi con virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc", điều đã khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh tức tối.

Bắc Kinh đã phản công và ngay từ hôm 12/03, như ghi nhận của AFP, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng trên Twitter, đã ngầm cho hiểu là quân đội Mỹ đã đưa con virus vào Vũ Hán, nơi xuất phát dịch bệnh theo nhiều nhà khoa học, nhân cuộc Đại hội Thể thao Quân đội Thế giới vào tháng 10 năm 2019.

Một thực tế được rất nhiều nhà quan sát nêu bật là việc Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ là phía phát tán con virus corona nằm trong cả một chiến dịch tuyên truyền nhằm gieo rắc nghi ngờ về nguồn gốc thực thụ của con virus, qua đó rũ bỏ được trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong việc để dịch Covid-19 từ Vũ Hán lan rộng ra toàn thế giới. Trong chiến dịch này, guồng máy ngoại giao Trung Quốc đã đóng một vai trò không nhỏ.

Bước đầu là gieo rắc hoài nghi…

Ngay từ hôm mồng 7 tháng 3, đích thân đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, ông Lâm Tùng Thiên (Lin Song Tian) đã tung ra một tin nhắn Twitter, khẳng định rằng : "Các nghiên cứu của giới khoa học tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho thấy nguồn gốc xuất phát của con virus gây bệnh Covid vẫn chưa rõ ràng. Dựa trên kết luận của các nhà khoa học toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết chưa chắc chắn về nguồn gốc của con virus này và cần tránh sự kỳ thị".

Lãnh đạo của cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc quan trọng nhất tại Châu Phi này nói tiếp : "Cho dù dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là con virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, đừng nói chi là 'sản xuất' tại Trung Quốc".

Ngay sau khi tin nhắn gieo rắc hoài nghi về xuất xứ thực thụ của con virus corona chủng mới nói trên được tung ra, hàng loạt đại sứ và đại sứ quán Trung Quốc ở khắp nơi đã đua nhau phát đi thông điệp này từ tài khoản Twitter của họ.

Bước kế tiếp là chỉ đích danh Mỹ…

Sau khi đã tạo ra tâm lý hoài nghi về xuất xứ của con virus gây dịch Covid-19, guồng máy ngoại giao Trung Quốc đã đi thêm một bước nữa với việc phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, ngày 12/03, công khai phát tán tin đồn đăng trên một trang web nổi tiếng là chuyên phổ biến các thuyết âm mưu, theo đó chính Mỹ đã đem virus corona vào Vũ Hán.

Và một lần nữa, các đại sứ quán Trung Quốc khắp nơi trên thế giới đã truyền tải thông điệp của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh, từ những nước Châu Phi như Nam Phi, Bostwana, Tchad, Uganda…, cho đến các quốc gia Châu Á như Philippines, Maldives… và ở vùng Cận Đông như Iran…

Tại Châu Âu, đại sứ quán Pháp cũng đã dịch ngay thông điệp, vốn viết bằng tiếng Anh, ra tiếng Pháp và công bố hôm 17/03.

Bất chấp ý kiến của WHO !

Trong bối cảnh như kể trên, loạt thông điệp tố cáo Mỹ mà Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đưa ra ngày 23/03 là bước kế tiếp trong một chiến dịch tuyên truyền xuyên suốt nhằm phủ nhận trách nhiệm ban đầu của Trung Quốc trong việc để xẩy ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Điểm đáng nói là ngành ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục tung lập luận tố cáo Mỹ trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (OMS/WHO) ngày 15/03 vừa qua, từng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ đã mang virus corona vào Trung Quốc.

Trả lời nhật báo Mỹ Washington Times, Christian Lindmeier, một phát ngôn viên của tổ chức tại Genève (Thụy Sĩ) xác định là thuyết âm mưu về vai trò của Mỹ không hề được chứng minh.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 25/03/2020

*******************

Hết đổ lỗi Mỹ, Trung Quốc nay ám chỉ virus corona xuất xứ từ Ý

VOA, 25/03/2020

Mạng lưới truyn hình toàn cu Trung Quc (CGTN), cơ quan tuyên truyn ca nhà nước, hôm 22/3 loan tin dù ngun gc ca virus corona chưa rõ ràng nhưng Ý có th là nơi xut x.

complot1

Y bác sĩ điều tr mt bnh nhân Covid-19 ti bnh vin Casalpalocco, Roma, Ý, ngày 24/3/2020.

CGTN dẫn bn tin ca NPR trong đó bác sĩ Ý, Giuseppe Remuzzi, nói ông đã nghe các bác sĩ bàn tán vi nhau v mt bnh viêm phi chưa tng thy, hết sc nguy kch, đc bit tn công người già, t tháng 12 năm ngoái hay thm chí là tháng 11.

"Nghĩa là virus này đã luân chuyển vòng vòng, ít nht là ti vùng Lombardy min Bc Ý và trước khi chúng ta biết v dch bnh xy ra Trung Quc," bác sĩ Remuzzi nói.

CGTN tận dng phát biu này đ gi ý rng dch bnh Covid-19 xut phát t nơi khác, không phi là Vũ Hán Trung Quốc như mi người nghĩ. Tuy nhiên, phát biu ca bác sĩ Remuzzi là đáp câu hi ti sao Ý b ‘v trn’ trước virus corona ch không phi là câu tr li cho thc mc liu có xut hin ca bnh nào Ý trước Trung Quc hay không.

Trong lúc Covid-19 lan tràn trên thế gii, Trung Quc đang tìm cơ hi dp tt nhng t cáo rng h đã che đy dch bnh t bước đu khiến virus lây lan toàn cu.

Trước đây trong tháng này, phát ngôn nhân B Ngoi giao Trung Quc, Triu Lp Kiên, đăng tin trên Twitter t cáo quân đội M mang virus corona vào Trung Quc hay virus này có th khi phát t M trong mùa cúm.

Hoa Kỳ đã khiển trách Trung Quc v vic loan tin đn gia cuc khng hong toàn cu.

Tổng thng M Donald Trump công khai gi đây là ‘virus Trung Quc’.

(Taiwan News/CGTN)

*********************

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc trì hoãn chia sẻ thông tin về Corona

VOA, 25/03/2020

Ngoại trưởng M Mike Pompeo li ch trích cách thc Trung Quc x lý đi dch COVID-19, nói rng Đng Cng sn Trung Quc vn chưa cung cp cho các nước khác trên thế gii thông tin cn thiết đ ngăn chn các ca lây nhim mi, theo Reuters.

tindon2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Lời ch trích ca ông Pompeo, đưa ra trong mt cuc phng vn vi chương trình phát thanh "Washington Watch", đã khiến Trung Quc lên tiếng kêu gi ngoi trưởng Mỹ ngừng "chính tr hóa" dch bnh và chm dt ph báng nước này.

Ông Pompeo lặp li các cáo buc trước đó rng Bc Kinh trì hoãn vic chia s thông tin v virus Corona, "gây ri ro cho hàng nghìn nhân mng".

Ngoại trưởng M nói thêm v điu ông gi là "che giu" và chia s "thông tin sai" ca Đng Cng sn Trung Quc, khiến các nước khác trên thế gii không có đ thông tin "cn" đ ngăn chn các ca lây nhim mi.

Ông Pompeo cũng cáo buộc Iran và Nga thc hin chiến dch tung tin sai v virus Corona.

Dù lên án Trung Quốc, ông Pompeo không đ cp ti Corona là "virus Trung Quc" hay "virus Vũ Hán", vn tng khiến Bc Kinh tc gin.

Tại Bc Kinh, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói rng Trung Quốc đã minh bạch và chia s thông tin vi T chc Y tế Thế gii cũng như các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ.

"Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngng chính tr hóa dch bnh và ngng công kích cũng như ph báng Trung Quc", ông Cnh nói trong cuc hp báo hàng ngày.

********************

Nên gọi là 'virus Vũ Hán', 'virus corona' hay tên khác ?

Zaria Gorvett, BBC, 25/03/2020

Virus corona hiện đã được đặt tên - và cái tên đó đã gây rắc rối

tindon3

Hóa ra đặt tên virus là cả một quá trình khó khăn đáng ngạc nhiên, bởi sai một li là đi một dặm, nó có thể gây nên khủng hoảng ngoại giao.

Câu chuyện 'cúm heo'

Vào ngày 27/4/2009, vị thứ trưởng y tế Israel tổ chức họp báo khẩn cấp.

Một loại virus cúm mới bí ẩn đang hoành hành và nước này dự kiến sẽ sớm công bố ca bệnh đầu tiên.

Nhưng khi ông phát biểu với giới truyền thông tại một bệnh viện địa phương, mọi sự trở nên rõ ràng rằng Yaakov Litzman không phải là chỉ có mặt để làm yên lòng công chúng.

"Chúng tôi sẽ gọi là cúm Mexico", ông khẳng định đầy thách thức. "Chúng tôi sẽ không gọi là cúm heo".

Mặc dù virus này giờ đây chính thức được gọi là H1N1, nhưng cúm heo vẫn là cách gọi phổ biến được dùng gần như là ngay từ khi bệnh xuất hiện.

Rốt cuộc, con virus này bị nghi là giống với loại virus đã gây bệnh cho heo, và bệnh nhân đầu tiên ("bệnh nhân số 0") thì sống ở ngôi làng ngay cạnh một trang trại công nghiệp thường xuyên nuôi nhốt 50.000 con heo. (Đọc thêm về "bệnh nhân số 0" của trận dịch virus corona.)

Dĩ nhiên, ở Israel, cái tên "cúm heo" có tính xúc phạm sâu sắc tới các công dân theo Do Thái giáo và Hồi giáo ở nước này, những người vốn kiêng thịt heo vì lý do tôn giáo.

Việc gọi nó là "cúm Mexico" là dựa theo truyền thống lâu đời về việc đặt tên virus theo địa danh nơi chúng được phát hiện ra hoặc bắt đầu phát tán dịch.

Hãy nhớ là virus Marburg gây nên dịch sốt xuất huyết được đặt theo tên của một thành phố đại học của Đức ; virus Hendra lấy tên theo vùng ngoại ô thành phố Brisbane, nơi virus này được phát hiện lần đầu tiên ; Zika cũng là một khu rừng ở Uganda ; cúm Phúc Kiến được đặt theo tên một tỉnh của Trung Quốc ; Ebola mang tên của một con sông ở Cộng hòa dân chủ Congo ; và bệnh cúm Tây Ban Nha khét tiếng năm 1918 cũng đặt tên theo xu hướng này.

Tuy nhiên, trong sự việc này, đại sứ Mexico tại Israel đã có công hàm phản đối chính thức, trong đó nói rằng việc lấy tên đất nước của ông để gọi con virus này là sự xúc phạm sâu sắc.

Lẽ dĩ nhiên là không ai muốn nước của mình liên quan đến một căn bệnh chết người cả. Cuối cùng, Israel phải đồng ý rằng tên ban đầu là hợp lý - sẽ giữ nguyên tên "cúm heo".

tindon4

Trong lúc các trường hợp nhiễm virus corona tiếp tục gia tăng thì phía sau hậu trường, người ta vẫn tranh luận căng thẳng về việc gọi tên virus là gì

Cúm Vũ Hán, nCoV-2019, hay virus corona ?

Gần đây, các quan chức của Tổ chức y tế thế giới đã phải đối diện với một cú đi dây chính trị tương tự, khi virus corona lần đầu tiên được xác định tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tiếp tục là mối đe dọa ngày càng lớn.

Chỉ vài tuần sau khi được phát hiện lần đầu tiên và bắt đầu lan rộng, nó đã được gán cho đủ các loại tên đầy ấn tượng, chẳng hạn như "cúm Vũ Hán", "virus corona Vũ Hán", "Coronavirus", "nCoV-2019", và thậm chí cả một cái tên dài nhoằng, "virus viêm phổi chợ hải sản Vũ Hán".

Vào ngày 11/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có cuộc họp báo, công bố tên chính thức của căn bệnh gây ra bởi coronavirus mới là 'Covid-19 (viết tắt của cụm từ 'dịch bệnh do chủng Coronavirus năm 2019 gây ra').

Nhưng trước khi phiên họp báo kết thúc, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus lại công bố một bài viết theo đó đề xuất đặt tên theo bản chất của virus gây bệnh là : 'Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng do coronavirus lần thứ 2', viết tắt là Sars-CoV-2.

Tên gọi này phản ánh theo nghiên cứu cho thấy virus mới đang hoành hành có họ hàng gần gũi với virus gây bệnh Sars.

Thật kỳ quái, một phát ngôn viên của WHO nói với tạp chí Science rằng họ sẽ không sử dụng cái tên này vì quan ngại rằng từ "Sars" sẽ gây thêm sự hoảng loạn.

Trong khi đó, một số báo đài vẫn gọi là "virus corona", và một số khác lại coi tên dịch bệnh và tên chủng virus là như nhau, sử dụng cả hai khái niệm.

Bạn đã thấy rối trí chưa ?

Trình tự đặt tên chính thức cho một chủng virus thường có các bước như sau : khi có xác nhận một chủng virus mới đã được phát hiện, các nhà khoa học có trách nhiệm sẽ đưa ra một vài gợi ý đặt tên cho nó và gửi những gợi ý tới Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus. Ủy ban này sẽ chọn một trong số những gợi ý đó và công bố tên chính thức.

Khó khăn

Vấn đề là một loại virus có thể có hai tên - giống như chúng ta tự gọi mình là con người, mặc dù loài của chúng ta có tên chính thức là Homo sapiens (Người thông minh).

Không giống như cách đặt tên loài động vật, không có quy trình chung chính thức để đặt tên cho một con virus.

Lý tưởng nhất là một cái tên kết hợp được cả hai, để tránh những rắc rối như tình huống chúng ta hiện đang gặp phải với virus corona. Nhưng điều này thường không phải lúc nào cũng xảy ra.

tindon5

Tên của thành phố Vũ Hán nơi căn bệnh lần đầu tiên được phát hiện e rằng sẽ gắn liền mãi mãi với chủng virus corona mới

Một lý do rất khó để khiến tất cả chúng ta đồng ý là, mặc dù ngày nay có đến 7.111 ngôn ngữ trên thế giới, bao gồm hàng triệu từ, nhưng thật vô cùng khó để tìm ra một lựa chọn mà không làm mếch lòng ai đó.

Nếu dùng từ sai, cái tên có thể làm ô danh cả một khu vực, hủy hoại một ngành công nghiệp hoặc thậm chí gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao.

"Đây là một điều phức tạp mà mọi người ít khi suy nghĩ cẩn trọng", Jens Kuhn, chuyên gia về virus độc tính cao tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho biết.

"Việc đặt tên luôn làm mọi người nổi điên bằng những cách khác nhau. Có rất nhiều điều trong cuộc sống dễ gây tranh luận, nhưng khi nói đến việc đặt tên, mọi người thường ngay lập tức nhảy dựng lên".

Khi mà người ta càng mất nhiều thời gian để tìm đặt tên cho một loài virus thì càng có nhiều khả năng virus đó sẽ được gắn chặt với cái tên phổ biến nhất - giống như cách mà bệnh cúm H1N1 thường được gọi là cúm heo.

Con người có bản năng tự nhiên rất mạnh mẽ trong việc muốn đặt tên cho mọi thứ - người ta thậm chí còn bắt đầu đặt tên cho cả những cỗ máy được sử dụng để xây dựng bệnh viện dã chiến khẩn cấp 1.000 giường bệnh điều trị cho các bệnh nhân mắc virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc, sau khi chương trình truyền hình phát trực tiếp về cảnh xây dựng trở nên ăn khách và được lan truyền rộng.

Theo Kuhn, cách tốt nhất để đảm bảo thế giới sử dụng cùng một tên gọi để chỉ một loại virus nào đó, đó là gọi tên theo chủng virus.

Vậy cái tên lý tưởng thường có những đặc trưng gì ?

Đầu tiên, nó phải độc đáo. Gọi virus mới là virus corona Vũ Hán sẽ gây vấn đề, Kuhn, một thành viên của Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus, giải thích.

Hiện đã tồn tại ít nhất là 17 loại virus tương tự như loại "Vũ Hán" này, từ 'virus dế' đến 'virus muỗi', và hầu hết đều không gây nguy hiểm cho con người.

Bất kỳ cái tên nào gắn những chủng virus này với sự bùng phát dịch bệnh ở người cũng đều có thể làm phức tạp vấn đề và làm rối cho việc nghiên cứu.

Tên gọi cũng cần phải ngắn gọn và lôi cuốn.

"Tôi thấy cái tên Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers) rất kỳ quặc", Kuhn cho biết, và thừa nhận chính ông luôn phải vật lộn để nhớ thứ tự các từ viết tắt này.

Và nếu một cái tên quá lằng nhằng thì công chúng sẽ không buồn sử dụng.

"Vì vậy, bạn cần có một cái gì đó nghe hay và cô đọng như 'bệnh sởi' chẳng hạn. Sởi là một thuật ngữ tuyệt vời".

Cuối cùng, và có lẽ là điều quan trọng nhất, cái tên xúc phạm đến càng ít người càng tốt.

tindon6

Các quan chức y tế lo ngại rằng việc liên hệ chủng virus corona mới quá mật thiết với dịch Sars sẽ gây hoang mang cho cộng đồng

"Vấn đề lớn nhất mà tôi nhận thấy là phần lớn mọi người không cho rằng tên chỉ là nhãn mác mà thôi", Kuhn nói. Thay vào đó, chúng ta cứ muốn suy diễn tìm tòi ám chỉ sâu xa ở chỗ chả có ý nghĩa gì - và điều này có thể gây ra những hệ lụy sai trái.

Trong đợt bùng phát dịch cúm heo năm 2009, những người chăn nuôi heo phản đối rằng gọi là cúm heo sẽ dẫn đến những tổn thất lớn trong ngành của họ vì công chúng lầm tưởng rằng thịt heo có thể truyền nhiễm virus.

Trên thực tế, mặc dù đó là một loại virus từ heo song nó được cho là đã truyền sang người thông qua một loài động vật khác - có thể là những loài chim di cư. Bản thân con heo không gây ra vấn đề.

Tuy nhiên, Ai Cập đã ra lệnh loại bỏ nhiều đàn heo trong nước, một số thậm chí còn bị chôn sống. Đó là một tình huống tồi tệ nhất do việc đặt tên gây ra : thuật ngữ "cúm heo" đã gây ra một cơn giết chóc điên cuồng đáng sợ.

Tương tự, khi một ổ dịch được đặt tên theo khu vực địa lý, cái tên đó thường là sai.

Trở lại năm 1918, khi Thế chiến Thứ Nhất sắp kết thúc, một loại virus cúm mới đáng sợ đã xuất hiện.

"Cúm Tây Ban Nha" đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi hang cùng ngõ hẻm trên thế giới, từ các vùng hoang vu lạnh cóng ở Bắc Cực đến tận các đảo Nam Thái Bình Dương. Chỉ một số ít các khu dân cư hẻo lánh và nơi trú ẩn là vô sự.

Nhiều quốc gia che giấu tin tức, vì lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến tinh thần công chúng vào thời điểm quan trọng trong một cuộc chiến trường kỳ.

Song Tây Ban Nha thì không che giấu. Khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện, các tờ báo của Tây Ban Nha đã thông tin một cách đầy trách nhiệm những gì đang diễn ra.

Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng dịch bệnh không bắt đầu từ nơi đây, nhưng là một trong những quốc gia đầu tiên thừa nhận có ca nhiễm, Tây Ban Nha bị lầm tưởng là nơi phát sinh dịch bệnh với cái tên "cúm Tây Ban Nha".

Trong một số trường hợp, những tai nạn do đặt tên này có thể trở thành thảm họa.

Trở lại thời thập niên 1980, loại virus mà nay chúng ta gọi là HIV ban đầu được gọi là 'suy giảm miễn dịch liên quan đến đồng tính nam' (gay-related immunodeficiency - Grid).

Không chỉ là một cái tên đầy gây xúc phạm mà nó còn cản trở nỗ lực kiểm soát bệnh.

Người ta từng suy luận rằng virus này chỉ lây nhiễm đối với những người đàn ông da trắng đồng tính, và điều đó đã khiến Quốc hội Mỹ gặp khó khăn trong việc thông qua luật phòng ngừa quan trọng.

Mặc dù virus corona mới nhất hiện đã được đặt tên, nhưng những tổn thất phát sinh từ các tên gọi khác nhau có lẽ đã xảy ra rồi.

Được cho là rõ ràng có liên hệ tới thành phố Vũ Hán, với hàng ngàn tít báo được đăng trên truyền thông toàn cầu trong vài tuần, thật khó để tưởng tượng là loại virus này lại được công chúng biết đến với cái tên nào khác ngoài tên gọi "virus Vũ Hán" - có lẽ thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Trong nỗ lực tránh lặp lại các sự cố tương tự trong tương lai, nhiều cách đặt tên thay thế khác nhau đã được đề xuất.

Có một ý tưởng, đó là ta hãy đặt tên virus theo tên người, giống như đặt tên các cơn bão vậy. Hãy hình dung cảnh bạn gọi điện cho với sếp để trình bày : "Tôi không đi làm được vì rất mệt do bị sốt Steve".

Nhưng mà dùng tên mình để đặt cho một thảm họa tự nhiên là một chuyện, còn đặt cho một loài virus có thể gây tác hại khủng khiếp lại là chuyện khác.

Hãy xem trường hợp virus noro, là loại virus gây nôn, tiêu chảy và rất dễ bị nhiễm (chỉ cần 10 cá thể virus xâm nhập là bạn đã có thể nhiễm bệnh).

Vào năm 2011, một người đàn ông Nhật Bản đã đệ đơn khiếu nại cái tên này lên Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus, bởi vì Noro là một tên họ phổ biến ở Nhật Bản - có khoảng 19.369 người mang họ Noro ở nước này.

Tổ chức này đã cố gắng sửa sai và đề nghị thay tên mới là "virus Norwalk", nhưng mà vô tác dụng - dân chúng đã quen dùng cái tên virus noro mất rồi.

Có một ý kiến khác là đặt tên bằng cách đánh số. Nhưng một lần nữa, cách làm này lại gây vấn đề.

"Nhiều nghiên cứu cho thấy tâm trí con người thực sự không giỏi nhớ những con số", Kuhn nói.

Ngoài những bất tiện khác, ông chỉ ra rằng những sai lầm nhỏ về con số thì gây tác hại lớn hơn nhiều so với những lỗi ngôn ngữ. Chẳng hạn như từ 'sởi' nếu đánh máy hay viết sai thành 'sỏi' thì người ta vẫn có thể đoán ra được, nhưng nếu gọi tên theo số thì khi đánh máy hay viết sai một số là sẽ dẫn đến một ý nghĩa hoàn toàn khác.

tindon7

Các khu vực điều trị tạm thời và các bệnh viện dã chiến mới tinh đã được xây dựng tại Vũ Hán, Trung Quốc, chỉ trong vài ngày nhằm chuẩn bị cho các bệnh nhân virus corona mới

Để tránh tất cả những cạm bẫy tiềm tàng này, WHO đã công bố một số hướng dẫn, trong đó đề nghị tránh hoàn toàn tên người, tên động vật hoặc địa danh - tên sẽ chỉ đơn giản là mô tả các triệu chứng mà virus gây ra.

Song thật đáng kinh ngạc, thậm chí hệ thống này cũng vẫn có khả năng xúc phạm.

"Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng" là một cái tên hoàn toàn theo sách vở.

Ấy thế nhưng theo bản phúc trình "Cấu trúc xã hội của dịch Sars : Nghiên cứu về khủng hoảng truyền thông y tế", các quan chức Hong Kong tiếp tục sử dụng thuật ngữ "viêm phổi không điển hình" để mô tả sự bùng phát dịch năm 2002 trong một thời gian, sau khi nhận thấy sự tương đồng đáng buồn giữa tên gọi Sars với "Hong Kong SAR" - tức là cụm từ viết tắt của Đặc khu Hành chính Hong Kong (Hong Kong Special Administrative Region).

Nếu như tên gọi "Sars-CoV-2" được dùng, thì vùng đất Hong Kong có thể sẽ không hài lòng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng ghét bị liên quan đến virus ; trong một số trường hợp, đặt tên mình cho virus có thể là một niềm tự hào và tâm lý dễ chịu.

Kuhn biết có những bệnh nhân đã tha thiết yêu cầu lấy tên của họ để đặt cho một loài virus - coi đó là một giải thưởng an ủi nhỏ sau tất cả những đau khổ chịu đựng bệnh tật của họ.

Chúng ta có một lịch sử dài về việc đặt tên căn bệnh theo tên những người phát hiện ra bệnh hoặc tên bệnh nhân, suốt hàng trăm năm nay, ví dụ từ "ung bướu Buschke-Lowenstein" cho đến "ung nhọt Cushing" ; bất kể các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng đến mức nào, lấy tên mình đặt tên cho bệnh luôn được họ coi là một vinh dự.

Bất kể chúng ta gọi tên một loài virus là gì thì đặt tên gì cho nó cũng sẽ không thể ngăn chặn được virus lây lan.

Có lẽ tốt hơn cả là chúng ta nên đặt những cuộc cãi vã vớ vẩn về đặt tên virus sang một bên, thay vào đó là tập trung kiểm soát virus.

*******************

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Trọng Nghĩa, Zaria Gorvett, Thụy My,
Read 731 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)