Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/04/2020

Bắc Kinh để lộ sự gian xảo trong xử lý đại dịch Covid-19

Nhiều tác giả

Vương quốc Anh : không thể sử dụng các bộ xét nghiệm virus corona trị giá 20 triệu đô la

David Kirkpatrichk & Jane Bradley, VNTB, 17/04/2020

Hai công ty Trung Quốc đề nghị : hai triệu bộ dụng cụ xét nghiệm kháng thể tại gia với giá tối thiểu là 20 triệu USD, mua hay không tùy ý.


london1

Quốc hội Anhh ở London. Anh đang đặt mục tiêu tiến hành 100.000 xét nghiệm coronavirus mỗi ngày vào tháng 5, nhưng tính đến tuần này vẫn còn ít hơn 20.000 mỗi ngày - Ảnh Andrew Testa - New York Times

Lô hàng bị hố

Lô hàng có giá chào bán đắt, công nghệ chưa được kiểm chứng và phải trả tiền trước, người mua được yêu cầu lấy hàng từ một cơ sở ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, các quan chức Anh đã đồng ý, và tự tin hứa hẹn rằng các xét nghiệm đơn giản như que thử thai sẽ được cho bán đại trà tại các hiệu thuốc trong vòng ít nhất hai tuần.

Tuy nhiên vấn đề là các xét nghiệm không như kỳ vọng.

Một phòng thí nghiệm tại Đại học Oxford phát hiện bộ xét nghiệm không đủ chính xác, 500.000 bộ xét nghiệm hiện đang nằm trong kho. 1,5 triệu bộ xét nghiệm khác được mua với giá tương tự từ các nguồn khác cũng không được sử dụng. Các quan chức Anh bối rối cố đòi lại tiền phần nào.

Giáo sư Peter Openshaw thuộc Đại học Hoàng gia Luân Đôn, một thành viên của nhóm Chính phủ, Nhóm tư vấn về các mối đe dọa về virus hô hấp mới nổi và mới nổi. "Có một áp lực rất lớn đối với các chính trị gia đi ra và nói rằng mọi thứ đều tốt..

Người phát ngôn của Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội cho biết chính phủ đã đặt hàng số lượng bộ xét nghiệm it nhất có thể và họ sẽ cố gắng thu hồi tiền, mà không nêu rõ cách nào.

Trong cuộc đua giữa các chính phủ nhằm giành lợi thế trong cuộc chiến chốn đại dịch, các xét nghiệm kháng thể được xem là giai đoạn tiếp theo trong trận chiến.Việc xét nghiệm rộng được coi là một bước quan trọng để xác định cách thức và thời điểm gỡ bỏ cách ly hiện đang làm tê liệt xã hội và kinh tế trên thế giới.

Ông Nicolas Locker, giáo sư về virus học tại Đại học Surrey cho biết chừng nào chính phủ còn chưa cho thử nghiệm trong cộng đồng, thì sẽ còn bị cách ly.

Phản ứng chậm

Tuy nhiên, canh bạc với bộ xét nghiệm kháng thể của Trung Quốc cho thấy sự tuyệt vọng của các quan chức Anh khi chịu áp lực công chúng vì phản ứng chậm chạp đối với dịch bệnh. Jeremy Farrar, người đứng đầu Wellcome Trust, một tổ chức phi lợi nhuận của Anh, là một nhà tài trợ chính cho nghiên cứu y tế, gần đây đã cảnh báo rằng, "Vương quốc Anh có thể chắc chắn là một trong những quốc gia tồi tệ nhất, nếu không là bị ảnh hưởng nặng nhất Châu Âu".

Trước đó khá lâu Đức đã bắt đầu tiến hành tới 50.000 xét nghiệm mỗi ngày để giúp theo dõi và phân lập các ca nhiễm bệnh. Tỷ lệ xét nghiệm bây giờ ở Đức là gần 120.000 một ngày.

Cho đến thứ Tư, Anh vẫn đang tiến hành chưa tới 20.000 xét nghiệm mỗi ngày. Mục tiêu 25.000 xét nghiệm mỗi ngày vào giữa tháng 4 đã bị bỏ lỡ và quan chức Anh hiện đang hứa hẹn sẽ đạt 100.000 xét nghiệm mỗi ngày vào cuối tháng và ngay sau đó là 250.000 mỗi ngày.

Quan chức Anh đã nói rằng họ bắt đầu chậm vì họ không có các công ty tư nhân lớn có khả năng sản xuất và thực hiện hàng chục ngàn xét nghiệm chẩn đoán như ở Đức và Hoa Kỳ.

Nhưng vào thời điểm nước Anh bắt đầu nỗ lực hết sức để mở rộng năng lực, họ cũng đã đi sau hầu hết Châu Âu trong cuộc cạnh tranh để mua nguồn cung cấp hợp chất, ống và thậm chí là gạc cần thiết cho các xét nghiệm chẩn đoán để xác định nhiễm virus hiện tại .

Kỳ vọng lớn

Vì vậy, khi có đề nghị xét nghiệm kháng thể của Trung Quốc, các quan chức biết rằng hầu như mọi chính phủ trên thế giới cũng đang săn lùng chúng. Những người theo chủ nghĩa dân tộc như Tổng thống Trump đã gây áp lực buộc các nhà cung cấp trong nước không được xuất khẩu. Các hoàng tử vùng Vịnh Ba Tư giàu dầu mỏ đã trả giá cao hơn.

Các công ty y tế ở Trung Quốc thường yêu cầu các quyết định mua hoặc không và thanh toán đầy đủ trong vòng ít nhất là 24 giờ.

Hai công ty Trung Quốc cung cấp các xét nghiệm kháng thể, AllTest Biotech và Wondfo Biotech, cả hai đều cho biết các sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và môi trường do Liên minh Châu Âu đặt ra. Các quan chức y tế công cộng đã xem xét các thông số kỹ thuật trên giấy trong khi Bộ Ngoại giao Anh vội vàng cử các nhà ngoại giao ở Trung Quốc để chắc chắn các công ty này là có thật và kiểm tra các sản phẩm của họ.

Đại diện của cả AllTest và Wondfo đều từ chối thương thảo giá cả.

Trong những ngày thương thảo, các quan chức y tế nhiệt tình ở London đã hứa rằng các thử nghiệm mới sẽ đưa nước Anh vào các quốc gia tiên phong trong các nỗ lực quốc tế để chống lại virus.

Vào ngày 25 tháng 3 trước một ủy ban quốc hội, Sharon Peacock, một quan chức y tế công cộng cao cấp về giám sát các bệnh truyền nhiễm, đã làm hứa hẹn rằng với các bộ xét nghiệm sẽ chỉ cần làm tại nhà và sẽ sớm có được đưa vào phân phối với chi phí tối thiểu ở các nhà thuốc địa phương hoặc Amazon.

Bài học đắt giá

Sau khi lặng lẽ thừa nhận tuần trước rằng thử nghiệm trên thực tế đã được chứng minh là không thành công, các quan chức y tế hiện đang biện hộ cho việc đặt mua hàng này là kế hoạch thận trọng và kinh nghiệm quý giá.

Đó là điều được mong đợi, Giáo sư Chris Whitty, giám đốc y tế của Anh, cho biết trong một cuộc họp báo rằng ông sẽ rất ngạc nhiên nếu lần đầu tiên ra sử dụng mà đã đạt được kết quả tốt nhất có thể cho loại thử nghiệm này.

Nhưng Greg Clark, chủ tịch của ủy ban quốc hội kiểm tra phản ứng virus corona, cho biết những lời hứa của chính phủ có vẻ không thực tế.

"Không có quốc gia nào trên thế giới có thể cho xét nghiệm kháng thể quy mô lớn" ông nói trong một cuộc phỏng vấn.

"Tôi nghĩ rằng giờ thì rõ ràng là chúng ta nên hành động sớm hơn và mở rộng hơn để tận dụng tất cả các phương tiện thử nghiệm có thể có".

Sau khi những lời phàn nàn của Anh về bộ dụng cụ thử nghiệm mới này, cả hai công ty Trung Quốc đổ lỗi cho các quan chức và chính trị gia Anh đã hiểu lầm hoặc phóng đại tiện ích của các bài kiểm tra. Wondfo nói với Global Times, một tờ báo Trung Quốc, rằng sản phẩm của họ chỉ nhằm mục đích bổ sung cho những bệnh nhân đã thử nghiệm dương tính với virus.

AllTest cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình rằng các xét nghiệm này chỉ dành cho các chuyên gia mà không dành các bệnh nhân tại nhà.

Các bác sĩ cho biết các mô tả của chính phủ về các xét nghiệm kháng thể cũng có thể gây hiểu nhầm.

Bằng cách so sánh các xét nghiệm kháng thể với que thử thai, các quan chức dường như gợi ý các xét nghiệm kháng thể sẽ xác định liệu một bệnh nhân có bị nhiễm bệnh không. Nhưng mức độ kháng thể rõ rệt có thể không xuất hiện trong máu cho đến khi bị nhiễm bệnh trên 20 ngày – có nghĩa là một người bị virus cho đến lúc đó vẫn sẽ cho xét nghiệm âm tính.

Trông chờ nội lực

Phòng thí nghiệm của quân đội Anh tại Porton Down cũng đang tiến hành xét nghiệm kháng thể, nhưng chủ yếu là để giúp các quan chức y tế công cộng đánh giá tiến trình của đại dịch bằng cách khảo sát các mẫu của dân số, không phải để thông báo cho từng bệnh nhân. Chính phủ đang hy vọng sẽ tái sử dụng một số bộ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất cho loại thử nghiệm này.

Các nhà nghiên cứu cho biết các thử nghiệm tự làm giống như các thử nghiệm mà chính phủ Anh đặt mua của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều và khác xa hơn nhiều so với các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu cho biết. Cũng vẫn chưa chắc chắn mức độ phục hồi miễn dịch ra sao.

Các xét nghiệm kháng thể cấp tốc "có một tiện ích giới hạn" cho bệnh nhân, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo trong một tuyên bố ngày 8 tháng 4, nói với các bác sĩ rằng các xét nghiệm như vậy vẫn không phù hợp cho các mục đích lâm sàng cho đến khi được chứng minh là chính xác và hiệu quả.

Mặc dù vậy, các quan chức Anh rất háo hức cho một bước đột phá.

Ngay cả vào cuối tháng 3, khi đại dịch tràn ngập các bệnh viện ở Ý và Iran, các quan chức Anh đã gạt bỏ lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới về việc mở rộng xét nghiệm chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Vào thời điểm nước Anh bắt đầu nỗ lực hết sức để mở rộng xét nghiệm, tất cả quốc gia trên thế giới đều cạnh tranh để mua cùng một loại nguyên liệu.

Để bù đắp sự thiếu hụt, các phòng thí nghiệm nghiên cứu học thuật đã tìm cách tự chuyển đổi thành các cơ sở thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ, điển hình là tập trung vào nhu cầu của các bệnh viện địa phương.

"Nếu là do yêu cầu của chính phủ, thì tất cả sẽ đều tốt và tốt", ông Ravindra Gupta, giáo sư vi sinh lâm sàng tại Khoa Y của Đại học Cambridge cho biết, "nhưng chúng tôi phải chuẩn bị khi không có gì. Sẽ thật điên rồ khi chờ đợi.

Viện nghiên cứu ung thu Hoàng gia Anh, một tổ chức phi lợi nhuận, đang chuyển đổi các phòng thí nghiệm nghiên cứu để tiến hành tới 2.000 xét nghiệm mỗi ngày. Nhưng bị giới hạn ở mức vài trăm vì không có nguyên vật liệu, Giáo sư Charles Swanton, giám đốc lâm sàng của viện cho biết.

Ngay cả những miếng gạc được sử dụng để lấy mẫu hóa ra cũng khan hiếm, ông nói, và phòng thí nghiệm của ông cuối cùng đã đồng ý trả cho một nhà cung cấp Trung Quốc tới 6 đô la một miếng – khoảng 100 lần giá thông thường và phải mất khoảng 10 ngày mới có được.

Công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh đã bắt đầu thiết lập một cơ sở thử nghiệm vào tháng trước cho các công nhân thiết yếu của họ, ông Mene Pangalos, giám đốc điều hành công ty cho biết. Nhưng theo yêu cầu của chính phủ Anh, AstraZeneca và công ty dược phẩm đối thủ GlaxoSmithKline đã hợp tác để tái sử dụng một phòng thí nghiệm tại Đại học Cambridge để thực hiện tới 30.000 xét nghiệm chẩn đoán mỗi ngày vào đầu tháng 5. AstalZeneca hy vọng sẽ sản xuất cả bộ xét nghiệm kháng thế cho phòng xét nghiệm, nhưng ít nhất đến giữa tháng sau mới có được.. Và để làm được bộ xét nghiệm tại nhà như chính phủ Anh muốn có sẽ mất nhiều thời gian hơn.

David Kirkpatrick & Jane Bradley

Nguyên tác : U.K. Paid $20 Million for New Coronavirus Tests. They Didn’t Work, The New York Times, 16/04/2020

Uyển Lan dịch

Nguồn : VNTB, 17/04/2020

********************

Trung Quốc đang viết lại lịch sử của Covid-19

Robert Boxwell, VNTB, 16/04/2020

"Cỗ máy tạo tin tức giả của Trung Quốc đang viết lại lịch sử của Covid-19, ngay cả khi nguồn gốc của đại dịch xảy ra đã được mọi người biết đến".

london2

Đó là phần mở dầu cho một bài viết mới đây của tạp chí Politico. Tờ tạp chí này dẫn chứng các tờ báo của Trung Quốc toa rập với nhau, người tung kẻ hứng. cùng nhau chế tạo các tin giả, bằng cách dựng đứng từ không nên có, hay bóp méo các bản tin, các báo cáo của các nguồn tin khác và viết lại lịch sự của virus corona. Bài viết trên báo Politico khá dài, xin trích lược một số đoạn viết.

Cho đến nay, lịch sử khởi đầu của Covid-19 đã được biết đến, tuy chưa rõ hết chi tiết. Virus này lần đầu tiên được phát hiện ở đâu đó quanh Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, sau đó dường như đã xâm nhập vào chợ bán buôn hải sản Huanan, hoặc có thể nó xuất phát ngay từ những chợ này và lây nhiễm cho nhiều người khác. Các bác sĩ ở Vũ Hán lần đầu tiên chú ý đến coronavirus mới có tính lây nhiễm từ người sang người vào tháng 12/2019 và bắt đầu những cảnh báo khẩn cấp. Chính quyền địa phương đã bịt miệng họ ; một số y bác sĩ đã bị giam giữ và phải ký các văn bản thừa nhận hành vi loan truyềnsai trái tin tức về bệnh này.

Tờ South China Morning Post của Trung quốc đã đưa tin về coronavirus : Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận trường hợp Covid-19 bắt đầu từ ngày 17/11/2019.

Hồ sơ của chính phủ cho thấy người đầu tiên bị nhiễm bệnh virus mới này là cư dân Hồ Bắc ở tuổi 55, nhưng bệnh nhân zero (F0) không được xác nhận.

Trong khi đó, các quan chức Vũ Hán đã làm công việc như không có gì xảy ra. Họ đã tổ chức bữa tiệc tết Nguyên đán rất lớn với hơn 40.000 gia đình tham dự. Chẳng mấy chốc, hàng ngàn người xung quanh Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh, với hàng trăm người chết , bao gồm cả bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, Li Wenliang, người trước đó đã bị trừng phạt vì cố gắng nêu cao cảnh báo.

Tờ South China Morning Post viết về bác sĩ Lý như sau :

Cơ quan y tế Trung Quốc và công chúng đã gửi lời chia buồn về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, người mà cảnh sát đã cố gắng bịt miệng ông trong những ngày đầu của vụ dịch. Ông đã bị chính quyền cảnh cáo sau khi nói với một nhóm bác sĩ bạn cùng trường về một căn bệnh bí ẩn tại bệnh viện của mình.

Trung quốc nhận ra tác hại khôn lường của bệnh dịch và các hành động sai lầm của họ về việc làm phát tán virus chết người trên toàn thế giới có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của chế độ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển sang chế độ kiểm soát thiệt hại, che đậy số người bị chết và phủ nhận sự lây lan từ người sang người của nó, đồng thời họ tìm cách đổ hắt trách nhiệm về bệnh dịch sang phía Hoa Kỳ.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản như những tờ Thời Báo Toàn Cầu, Tân Hoa Xã, Nhân Dân Nhật báo, Nhật Báo Trung Quốc, và Mạng Lưới Truyền Hình Toàn Cầu v.v. đồng loạt đưa những điều nhiều người mô tả là tin giả mạo. 

Zhao Lijian, phát ngôn viên và phó tổng giám đốc thông tin của Bộ Ngoại giao tweet một liên kết đến một trang web cáo buộc Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về virus. Nhân viên của các cơ quan quan trọng của Trung Quốc như tổng biên tập của Thời báo Toàn Cầu cũng loan truyền các tin tức giả mạo trên các tài khỏan của họ.

Khi một dịch bệnh bùng phát, một trong những công việc đầu tiên của các nhà khoa học và bác sĩ là xác định nguồn gốc của nó. Điều này là rất quan trọng trong việc tìm kiếm các loại thuốc để chống lại virus và vắc-xin để ngăn chặn sự lây lan của nó.

Trung quốc nỗ lực tung các tin giả cho mọi người thấy nguồn gốc của virus này không xuất phát từ Vũ Hán. Nó có xuất xứ từ nước ngoài, và rõ hơn là từ Hoa Kỳ. 

Vào ngày 24/1, một bài báo viết bởi 29 bác sĩ và nhà khoa học Trung Quốc đã được đăng trên tờ The Lancet, một trong những tạp chí y học hàng đầu thế giới. Các tác giả đã chia sẻ những phát hiện của họ từ một nghiên cứu về những bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm 2019-nCoV và đã được đưa vào bệnh viện Vũ Hán. Báo cáo cho biết, vào ngày 2/1, 41 người trong số họ đã được phòng thí nghiệm xác nhận là bị nhiễm virus – gây ra Covid-19 – và hai phần ba trong số những người bị nhiễm virus đã tiếp xúc với các chợ bán động vật hoang dã như dơi, rùa, răn, tê tê sống... gần nơi họ.

Các phát hiện được báo cáo dường như hỗ trợ bằng chứng các lời đồn đãi rằng nguồn virus là từ các chợ này. Các quan chức địa phương đã đóng cửa chợ.

Chống lại bản báo cáo khoa học của các chuyên viên đó, ngày 19/2, một nghiên cứu khác – lần này được công bố trên ChinaXiv.org, một trang web phân phối và lưu trữ mở được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu khoa học, cho rằng các chợ bán thú hoang dường như không phải là nơi phát xuất virus corona, mà là nó đã được nhập khẩu từ ở ngoài.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học từ một số tổ chức : Vườn thực vật nhiệt đới Xishuangbanna của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ; Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc ; và Viện nghiên cứu não bộ Trung Quốc. Sau đó bản nghiên cứu ngày 19/2 này đã được sửa đổi vào ngày 21/2, nhưng cả hai bản nghiên cứu đều cho rằng Covid-19 có nguồn gốc bên ngoài Trung Quốc.

Bộ máy truyền thông Trung quốc bắt đầu vận động, chế tạo tin giả, tung hứng nhào nặn tin tức theo chỉ đạo của chính phủ.

Vào ngày 23 tháng 2, trang tiếng Anh của tờ Nhân Dân Nhật Báo đã đăng lại một bài báo trên. 

Tờ Thời Báo Toàn Cầu (Global Times), ngày 22/2 có tiêu đề ‘Báo cáo của đài truyền hình Nhật Bản’. Tờ báo này đưa ra những suy đoán ở Trung Quốc rằng Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Báo này viết : "Một báo cáo từ một đài truyền hình Nhật Bản nghi ngờ một số trong số 14.000 người Mỹ chết vì cúm có thể đã vô tình nhiễm virus corona đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, gây ra nỗi sợ hãi và suy đoán ở Trung Quốc rằng coronavirus mới có thể có nguồn gốc từ Mỹ". Bài báo gốc của Global Times, không còn được tìm thấy trên mạng. Lập tức, ngày 23/2, trang tiếng Anh của tờ Nhân Dân Nhật Báo đã đăng lại một bài báo trên.

Thực ra, báo cáo bởi Tập đoàn TV Asahi của Nhật Bản chỉ viết rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể đã không nắm bắt được việc virus corona đã lan tràn như thế nào trên nước Mỹ.

Báo chí Trung quốc tiếp tục những câu chuyện làm dấy lên những lý thuyết âm mưu khác nhau trên không gian mạng Trung Quốc.

Trên mạng Weibo người ta có thể đọc những lời như : Có lẽ các đại biểu Hoa Kỳ đã mang coronavirus đến Vũ Hán trong dịp thao diễn các trò chơi quân sự thế giới được tổ chức tại vùng này vào tháng 10, và một số đột biến đã xảy ra với virus này, khiến nó trở nên nguy hiểm, dễ lây, và gây ra sự bùng phát lan rộng.

Một nhóm các giáo sư Đại học Fudan, Thượng Hải, lưu ý rằng các nhà virus học toàn cầu đang làm việc để theo dõi nguồn gốc của virus corona, bao gồm cả các cơ quan tình báo. Đại học này khuyến khích cư dân mạng tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận "theo cách hợp lý". Điều này ở Trung Quốc có nghĩa là các thảo luận trên mạng phải cẩn thận, hợp ý bài viết.

Vào ngày 4/3 bài báo nói trên của tờ Nhân Dân Nhật Báo đã được sử dụng làm cơ sở cho một bài viết trên trang web GlobalResearch.ca, Nghiên Cứu Toàn Cầu, có tựa đề là "China coronavirus : Bản cập nhật gây sốc. Virus có bắt nguồn từ Mỹ không ?" Đây là bài viết đầu tiên trong số hai bài viết trên trang web này sẽ dẫn đến tweet của Zhao Zhao chín ngày sau đó cho thấy Quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán.

Như ra vẻ khách quan, bài báo trên của Nghiên Cứu Toàn Cầu tiếp tục : "Thực tế nguồn gốc từ lâu vẫn chưa được biết nhưng có vẻ như bây giờ, theo báo cáo của Trung Quốc và Nhật Bản, virus này có nguồn gốc từ nơi khác, từ nhiều địa điểm, nhưng chỉ bắt đầu lan truyền rộng rãi sau khi nó xâm nhập một chợ buôn thú hoang".

Và rồi trang web này châm thêm : "Thêm vào đó, có vẻ như virus này không có nguồn gốc từ Trung Quốc và, theo báo cáo của Nhật Bản và các phương tiện truyền thông khác, có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Nghiên Cứu Toàn Cầu, GlobalResearch.ca, còn dám dựng nên các tin hoàn toàn không có ngay cả trên báo nội địa của Trung quốc như Thời Báo Toàn Cầu, Tân Hoa, hay ấn vào miệng chuyên gia hô hấp hàng đầu của Trung Quốc Zhong Nanshan những điều ông không nói. Đường dẫn đến "Japanese researchers" mà báo này bảo lấy tin từ đó cũng không hề được tìm ra. Ngay cả khi viết rằng : "Trong tháng 2/2020 nguồn tin của báo Japanese Asahi (cả báo giấy và TV) xác nhận là coronavirus có nguồn gốc từ Mỹ chứ không phải từ TQ" trang web này cũng không dẫn ra đường link đến Asahi. Nhưng những "xác nhận của Asahi" này lại được tìm thấy trên Hoàn Cầu Thời Báo !

Người ta đã cất công tìm trên mạng online hàng chữ "Asahi news coronavirus originated in the US" từ ngày 1 tháng 2 đến 29/2 nhưng cũng không thấy bài báo nào của Asahi nói đến chuyện này. 

Thêm một bằng chứng về việc coronavirus có nguồn gốc từ Hoa Kỳ mà trang web Nghiên Cứu Toàn Cầu trưng ra là video một người đàn ông, không nói tên, được giới thiệu là nhà dịch tễ học và dược sĩ người Đài Loan xác định rằng coronavirus mới có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Thực ra người đàn ông trên video không phải nhà dịch tễ học mà là một nhà chính trị trong Tân Đảng, thân Bắc Kinh và là thành viên của hội đồng thành phố Đài Bắc. 

Hơn nữa, Global Research còn viết Trung Tâm Nghiên Cứu và Phòng Chống Dịch Bệnh của Hoa Kỳ - CDC, đã đóng cửa hoàn toàn phòng thí nghiệm sinh học chính của Quân đội Hoa Kỳ tại Fort Detrick, Maryland. Để làm bằng chứng, Global Research đã đăng một ảnh chụp màn hình 

Ngày 5/8/2019 của New York Times. Thực tế, bài báo của New York Times không cho biết trung tâm đã bị đóng cửa hoàn toàn. Tờ báo này cho biết hang trăm người kể cả các khoa học gia và các nhân viên khác đang tiếp tục làm việc. Cả tờ New York Times và một tờ báo địa phương lần đầu tiên đưa tin về việc dừng nghiên cứu đều lưu ý rằng không có mầm bệnh nào thoát khỏi cơ sở này. Bản tin ngày 11/3 của Global Research tiếp tục : Cũng có những công dân Nhật Bản bị nhiễm bệnh vào tháng 9/2019, tại Hawaii, những người chưa từng đến Trung Quốc, những bệnh nhân nhiễm trùng này mắc bệnh trên đất Mỹ từ lâu trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán.

Sau đó, trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, một bài báo khác xuất hiện, thêm mắm muối cho các bản tin của Global Research, và viết thêm rằng năm vận động viên người nước ngoài hoặc nhân viên khác đến thăm Vũ Hán trong dịp Thế vận hội quân sự thế giới (18-27/10/2019) đã phải nhập viện ở Vũ Hán vì nhiễm trùng không xác định.

Theo Nghiên Cứu Toàn Cầu : Bài báo giải thích rõ ràng hơn rằng phiên bản virus Vũ Hán chỉ có thể đến từ Mỹ. Dịch bệnh ở Vũ Hán chỉ là nhánh của thân cây có gốc từ Mỹ. 

Thế giới chế tạo tin tức giả mạo của Trung quốc hòa nhịp đã viết lại nguồn gốc của Covid-19 : Đó không phải là do sự kiện tự nhiên thảm khốc xảy ra ở đâu đó trong hoặc xung quanh Vũ Hán, như các nhà khoa học thế giới tin tưởng, mà là một vũ khí hóa học được Quân đội Hoa Kỳ đưa đến Vũ Hán.

Các luận điệu tuyên truyền sai trái, chế tạo tin tức giả về covid-19 của giới truyền thông Trung quốc có lẽ chỉ có thể kết thúc khi họ đạt được đến mục tiêu là thế giới này, gồm cả người Mỹ, đều tin virus corona , nguyên nhân của một bệnh dịch có ảnh hưởng tệ hại nhất trong lịch sử loài người, là do người Mỹ đã vô tình, hoặc cố tình gieo rắc vào Trung Quốc.

Robert Boxwell

Nguyên tác : How China’s fake news machine is rewriting the history of Covid-19, even as the pandemic unfolds, South China Morning Post, 04/04/2020

Quang Nguyên dịch

Nguồn : VNTB, 16/04/2020

Tham khảo :

https://www.politico.com/news/magazine/2020/04/04/china-fake-news-coronavirus-164652

https://www.globalresearch.ca/china-coronavirus-shockingupdate/5705196)

https://www.who.int/news-room/detail/08-04-2020-who-timeline—covid-19

****************

Giải áp

Xuân Mai, VNTB, 16/04/2020

Ngay lúc này Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức, sẽ giúp giải áp cho WHO.

london3

Trong ngành y, phẫu thuật mở sọ giải áp cần được lượng giá từng trường hợp bởi đội ngũ bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ thần kinh và bác sĩ hồi sức tích cực. Kích thước lỗ mở sọ rất quan trọng, không những chỉ ngừa biến chứng mà còn để mở sọ có hiệu quả, là tạo đủ chỗ cho não thoát ra bên ngoài hộp sọ.

Kết luận : Mở sọ giải áp cần được thực hiện sớm, thời gian mổ rút ngắn ở các người bệnh được chọn lựa kỹ.

Một bản kiến nghị kêu gọi Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức đã nhận được gần 1 triệu chữ ký. Một số chỉ trích trong bản kiến nghị cho rằng WHO đã không sớm tuyên bố Covid-19 là đại dịch vào ngày 23/1 vì ông Tedros đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình hình. Ngoài ra, bản kiến nghị gửi đến Liên Hiệp Quốc này, cho rằng nhiều người cảm thấy thất vọng vì ông Tedros đã tin tưởng các thông tin do Trung Quốc cung cấp mà không tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào về chúng.

Sức ép khác đến từ cáo buộc của Đài Loan, theo đó WHO hạ thấp sự lây lan của chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19. Ngoài ra, Đài Loan còn chỉ trích WHO không có hành động gì trước thông tin về khả năng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm từ người sang người được hòn đảo này gửi đến hôm 31/12/2019.

Giọt nước tràn ly khi mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố quyết định ngưng đóng góp tài chính đối với WHO. Dù ông Donald Trump không nói rõ sẽ ngưng khoản tài trợ nào, nhưng các chuyên gia cho rằng Mỹ có thể cắt phần đóng góp tự nguyện cho WHO. Con số này ước tính chiếm khoảng 3/4 tổng số tiền Washington thường chuyển đến WHO. Theo tờ The New York Times, Mỹ đã đóng góp cho WHO khoảng 553 triệu USD trong năm 2019.

Nhiều người Việt đã vỗ tay hoan hô quyết định nói trên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, mặc dù người ta hiểu rõ rằng một khi bị mất nguồn tài chính thì hoạt động của WHO ở tại Việt Nam lập tức bị ảnh hưởng, trong đó đưa đến nhiều hệ lụy xấu ở các dự án mà WHO đang thực hiện tại Việt Nam. Người ta vỗ tay tán thưởng vì ai cũng hiểu đây là đòn đánh thẳng vào cái lối mà người miền Nam Việt Nam trước đây vẫn hay nói : "ăn cơm Quốc gia, thờ ma cộng sản".

Không gì lạ khi Bắc Kinh lên tiếng bảo vệ WHO, khi cho rằng cơ quan này đã tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng như duy trì lập trường khách quan, dựa trên cơ sở khoa học và công bằng.

Ngoài ra, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông), các nước Châu Phi cũng lên tiếng ủng hộ WHO và lãnh đạo tổ chức này, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc WHO thiên vị Trung Quốc trong ứng phó dịch Covid-19. Liên Hiệp Châu Phi (AU) khen ngợi WHO đã làm tốt công việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ không ngừng cho WHO và ông Tedros.

Và Việt Nam dĩ nhiên cũng hết sức hài lòng khi WHO đưa ra những nhận xét, đăng trên trang web của Bộ Y tế Việt Nam : "Theo thông tin mới nhất của WHO Việt Nam về ‘Dịch Covid-19 : Những gì chúng ta đã biết đến nay’, WHO đánh giá cao năng lực Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp.

WHO cho biết : Năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi – bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ, v.v. – theo như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (IHR) (2005).

"Chúng tôi gọi đây là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp, và năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam, và bây giờ là Covid-19", WHO nhận định (1).

Trong một diễn biến khác liên quan đến Trung Quốc và virus Vũ Hán/Corona, nhiều khả năng tương lai gần, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ là ‘người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan’ trong một cáo buộc ở dự luật có tên "Công lý cho các nạn nhân Covid-19", cho phép người Mỹ kiện trực tiếp Chính phủ Trung Quốc, nhấn mạnh Bắc Kinh chịu trách nhiệm tạo ra đại dịch toàn cầu.

Trên trang web chính thức của mình ngày 14/4, thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley khẳng định dự luật do ông bảo trợ sẽ trừng phạt Trung Quốc vì "bịt miệng những người tố giác và ém nhẹm các thông tin quan trọng về Covid-19" (2).

Một số nội dung cơ bản của dự luật đã được công bố trên trang web của thượng nghị sĩ Hawley ngày 14/4. Trong đó, dự luật cũng sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ thành lập một nhóm điều tra làm rõ vai trò của Trung Quốc trong đại dịch và bảo đảm những các nạn nhân Covid-19 sẽ nhận được tiền bồi thường từ Bắc Kinh.

"Có nhiều bằng chứng cho thấy sự dối trá, bất tài của Trung Quốc đã khiến Covid-19 từ một dịch bệnh địa phương thành đại dịch toàn cầu. Chúng ta cần một cuộc điều tra quốc tế để hiểu rõ những thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra cho thế giới và trao cho các nạn nhân Covid-19 quyền nhận được các khoản bồi thường xứng đáng. Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước các nạn nhân của mình", ông Hawley lập luận.

Dĩ nhiên nếu có những phiên tòa mở ra, không khéo thì ngài Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ đồng phạm với ‘bị đơn’ Tập Cận Bình. Do đó, cách hay nhất cho giữ gìn bộ mặt của WHO, và cũng để ‘giải áp’ dư luận, việc chủ động từ chức của Tedros Adhanom Ghebreyesus là toa thuốc trúng đích (Targeted therapy) – một thuật ngữ y khoa quen thuộc trong điều trị ung thư.

Xuân Mai

Nguồn : VNTB, 17/04/2020

Chú thích :

(1)https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/who-viet-nam-ang-xu-ly-dich-covid-19-rat-tot ;

xem thêm :https://www.voatiengviet.com/a/cac-to-chuc-quoc-te-khen-ngoi-cac-ung-pho-covid-19-cua-vietnam/5369745.html

(2)https://www.hawley.senate.gov/senator-hawley-announces-bill-hold-chinese-communist-party-responsible-covid-19-pandemic

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: David Kirkpatrichk, Jane Bradley, Uyển Lan, Robert Boxwell, Quang Nguyên, Xuân Mai
Read 844 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)