Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/04/2020

Đại hội 13 : rất khó tìm được nhân sự không tham nhũng

Hiền Lương

Luật phòng, chống tham nhũng dùng để làm gì ?

Hiền Lương, VNTB, 27/04/2020

Chiều ngày 26/4, rất nhiều bài báo trên trang điện tử có chung tít tựa "Không chọn cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà đất, nhiều tài sản mà không rõ nguồn gốc". Đây là câu dạng ‘kim khẩu’ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong nội dung về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

luat1

"Không chọn cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà đất, nhiều tài sản mà không rõ nguồn gốc" - Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Đoạn ‘mào đầu - chapeau’ ở các báo cũng chung ý rằng, "Không để lọt vào trung ương cán bộ kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà đất, tài sản không nguồn gốc" - đó là nhấn mạnh của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

Bài viết có ‘kim khẩu’ như trên của ông Nguyễn Phú Trọng khá dông dài, lên tới gần 6.100 từ, với lối diễn đạt giống như bài báo xã luận duy ý chí của người viết. Đáng chú ý là trong đó ông Nguyễn Phú Trọng không lập luận trên căn cứ của hệ thống pháp luật hiện hành cho các vấn đề mà như báo chí đã nhấn mạnh ở phần tít tựa : "Không chọn cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà đất, nhiều tài sản mà không rõ nguồn gốc".

Có thể tạm diễn nôm ý tứ của ông Nguyễn Phú Trọng, là cần hết sức cẩn thận khi chọn cơ cấu nhân sự là những đảng viên giàu nhanh với việc sở hữu nhiều bất động sản, tài sản toàn đứng tên của thân quyến, nhưng thực ra toàn bằng tiền bạc lại đích thị của chính cá nhân đảng viên đó.

Thật ra ở đây ông Nguyễn Phú Trọng chỉ cần ngắn gọn câu từ, khi yêu cầu phải công khai trước bàn dân thiên hạ tất cả các bản kê khai tài sản của đảng viên nằm trong sách dự tính ‘cơ cấu’. Người dân chỉ cần giở Luật phòng, chống tham nhũng ra để ‘soi’ các bản kê khai tài sản này, là không phải ngại chi tới đe dọa hăm he bắt bớ của Luật An ninh mạng.

Nếu quả tình ông Nguyễn Phú Trọng thật sự muốn có được bản danh sách đảng viên trong sạch về tài sản, và bảo đảm luôn những đảng viên sau khi ‘ngã ngũ’ ghế trong các ban bệ hậu Đại hội 13 vẫn giữ được liêm khiết, thì cách tiện nhất là bãi bỏ việc buộc các tờ báo phải hành nghề theo định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được thêm những kênh truyền thông giúp đảng chính trị của ông luôn giữ được sự trong sạch, nếu như ông tự tin để bãi bỏ luôn sự độc quyền báo chí ; nghĩa là mở cửa thị trường báo chí cho tư nhân cạnh tranh sòng phẳng. Và khi vận dụng những điều luật để chế tài quyền ngôn luận của báo chí tư nhân lẫn báo chí quốc doanh, thì phán quyết phải đến từ tòa án, chứ không phải là những quyết định mang tính mệnh lệnh hành chánh của cơ quan công an ở hiện nay, ví dụ như trong chuyện Luật An ninh mạng, chẳng hạn.

"Tôi nghĩ rằng phát biểu của cụ tổng mới chỉ là vế đầu, của yêu cầu ‘không chọn cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà đất, nhiều tài sản mà không rõ nguồn gốc’. Trên thực tế, khi lọt vô được nhóm danh sách lên tới 200 cán bộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thì người ta mới thực sự có thể giàu nhanh với nhiều tài sản ‘tránh né nguồn gốc’.

Vụ cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Nguyễn Bắc Son nhận va-ly chứa ‘tiền tươi’ là 3 triệu Mỹ kim cho mỗi chuyện ‘chỉ đạo MobiFone mua 95% cổ phần của AVG’, cho thấy làm giàu thời hậu Đại hội Đảng mới là điều đáng để bàn dân thiên hạ săm soi". Một nhà báo từng ‘theo’ mảng An ninh nội chính của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhận xét như vậy.

Hiền Lương

Nguồn : VNTB, 27/04/2020

*********************

Yêu cầu nhân sự Trung ương khóa XIII của ông Trọng : "Sự chỉ đạo cũ rích !"

RFA, 27/04/2020

"Kiên quyết không bỏ sót những người có đức, có tài"

Bài viết mới nhất của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có tựa đề "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng".

luat2

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước Quốc hội hôm 2/11/2018. AP - Hình minh họa.

Trong bài viết này, người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam yêu cầu Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương trong thời gian tới tập trung nhiều hơn cho công tác nhân sự và lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII.

Theo yêu cầu vừa nêu, ông Trọng nhấn mạnh rằng kiến quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, trong đó lấy đức làm gốc, mà được viện dẫn với câu thơ Kiều của thi hào Nguyễn Du "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".

Song song đó, ông Trọng cũng khẳng định kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành trung ương khóa XIII những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, tham nhũng, phe cánh, lợi ích nhóm, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản mà không giải trình được nguồn gốc, bản thân và gia đình lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính…

Trước đó, hồi trung tuần tháng 3, khi chủ trì cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng và trong vai trò Trưởng Tiểu ban, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng công tác nhân sự Đại hội XIII gắn liền với sự sống còn của Đảng và chế độ.

Tư tưởng và chỉ đạo "cũ rích"

Giáo sư Nguyễn Đình Cống từng lên tiếng với RFA rằng Đảng cộng sản Việt Nam muốn nâng cao uy tín lãnh đạo đất nước cũng như tạo niềm tin cho hơn 90 triệu người dân thì điều cần thiết phải làm trong Đại hội Đảng XIII là có những thay đổi quan trọng về tổ chức Đảng cũng như đường lối, quyết sách vì vận mạng của đất nước, chứ không thể tiếp tục đi theo lối mòn từ trước đến nay.

Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, vào tối ngày 27/4 bày tỏ với RFA rằng một số người quan tâm đến chính trường Việt Nam mà ông quen biết và cả bản thân ông thật sự rất thất vọng qua bài viết mới nhất dài khoảng 7000 chữ của ông Trọng vừa được phổ biến một ngày trước đây.

"Những yêu cầu của ông Trọng nêu ra chỉ là lý thuyết và toàn là những chuyện ai cũng biết cả. Tôi đọc kỹ bài viết của ông Trọng thì tôi thấy cũng là những điều cũ rích thôi. Cũng chuyện về Marx-Lenin. Cũng kiên trì đường lối của các ông ấy. Thế thì có thay đổi được cái gì ? Tôi nói về cách chọn cán bộ của các ông, bằng cách quy hoạch. Các ông chọn vào một số theo quy hoạch, chứ không phải chọn rộng rãi. Không phải các ông chọn lựa một cách dân chủ để cho người ta tranh luận, người ta tranh cử. Quan trọng của việc bầu cử vào Ban Chấp hành trung ương và Bộ Chính trị là phải tranh cử. Ông Trọng to mồm nói rằng là phải dân chủ, nhưng cách làm của các ông chẳng có dân chủ gì cả. Thành ra ông Trọng đề ra tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn kia, nhưng cuối cùng là tiêu chuẩn cao nhất hợp với ý của các ông ấy mà thôi".

luat3

Một phụ nữ gánh hàng rong đi qua một panô tuyên truyền Đại hội Đảng toàn quốc trên đường phố Hà Nội ngày 15/01/16. AFP

Đại hội Đảng là dịp để đấu đá quyền lực ?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người phát động chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ trong thời gian mấy năm vừa qua. Thế nhưng, giới quan sát tình hình Việt Nam ở trong nước đều cho rằng đó chỉ là công cuộc "đốt lò"-đấu đá phe nhóm mà ông Trọng đang ra sức để củng cố quyền lực của mình.

Từ Paris, Pháp, vào ngày 27/4, ông Nguyễn Gia Kiểng, thuộc Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, nói với RFA về ghi nhận của ông sau khi đọc bài viết mới nhất của ông Nguyễn Phú Trọng liên quan nhân sự Đại hội Đảng XIII của Đảng cộng sản Việt Nam :

"Cũng phải nhìn nhận số cán bộ bị kỷ luật hoặc bị đem ra xử án và bị cầm tù nhiều hơn trước. Theo trong bài viết của ông Trọng thì có gần 100 người, tức là một con số lớn hơn trước đây. Thế nhưng chúng ta đừng quên khẩu hiệu chống tham nhũng từng có mấy chục năm nay rồi. Thành ra phải hiểu rằng việc chống tham nhũng thì quả nhiên có tăng cường từ 5 năm nay. Tuy nhiên sự gia tăng của những bản án chống tham nhũng và các biện pháp kỹ luật có thật sự phản ánh quyết tâm của Đảng cộng sản Việt Nam chống tham nhũng hay không hay là chỉ biểu lộ sự đấu đá phe phái ngày càng trở nên trầm trọng ?"

Ông Nguyễn Gia Kiểng nêu lên vấn đề mà nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng từng khẳng định với RFA rằng :

"Truyền thống của người cộng sản Việt Nam qua nhiều năm là mỗi kỳ Đại hội Đảng là sự đấu đá giữa các phe phái, phe nào mạnh hơn, phe nào yếu hơn ta thấy rất rõ".

Và nhà báo Ngô Nhật Đăng cũng xác quyết :

"Đấy là những lúc thanh trừng bằng các chiến dịch như đốt lò củi. Những nhân vật bị thanh trừng đều thuộc nhóm người khác, những người không bị đụng tới sẽ thuộc một nhóm mới. Trên cơ sở đó, có thể một số thông tin rò rỉ là để chúng ta thấy rõ những dàn xếp cho việc chuẩn bị nhân sự thực ra là thanh trừng phe nhóm".

Ông Nguyễn Gia Kiểng nêu lên quan điểm của ông về sự đấu đá nội bộ tại Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam :

"Sự tham nhũng đã trở thành bản chất của Đảng Cộng sản. Và nếu cần buộc tội bất cứ ai về tội tham nhũng, cần xử án ai 10 năm hay 20 năm tù về tội tham nhũng thì có thể xử bất cứ một cán bộ nào. Cho nên có thể một người bị đưa ra tòa, bị phạt án tù trong lúc này về tội tham nhũng chỉ vì họ thuộc về phe thua mà thôi, bởi đang có một sự đấu đá đang rất dữ dội trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Chính bài viết này và ai đọc qua bài viết của ông Nguyễn Phú Trọng cũng thấy có sự đấu đá nội bộ rất nghiêm trọng".

Ông Nguyễn Gia Kiểng lập luận rằng Đại hội Đảng XIII là khúc quanh của Đảng cộng sản Việt Nam. Bởi vì, bắt đầu từ Đại hội Đảng XIII, Đảng cộng sản Việt Nam không phải là một chính đảng của nhân dân Việt Nam đã đành, mà cũng không phải là một chính đảng của 5 triệu đảng viên nữa. Ông Nguyễn Gia Kiểng nhấn mạnh "Đó chỉ là một cơ quan trong bộ máy cầm quyền của một nhóm người chung quanh ông Nguyễn Phú Trọng".

Còn Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng Đại hội XIII sẽ không có gì là mới mẻ, trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng vẫn tại vị :

"Tôi nói rằng cách bầu cử như thế, đường lối như thế thì chỉ chọn ra tập hợp một số người chủ yếu là bọn cơ hội có nhiều mưu mô, chứ không chọn được những người có tài năng thực sự vì những người này đã bị loại ngay từ vòng đầu rồi. Cán bộ cũng như vậy. Đường lối cũng thế thôi. Thành ra những hy vọng vào Đại hội Đảng XIII cho đến bây giờ thì chẳng có gì. Còn tiếp theo nữa thì chưa biết. Khi mà ông Trọng đang nắm toàn bộ quyền hành để điều khiển thì Đại hội Đảng XIII này rồi cũng chẳng có chuyện gì mới lạ".

Trong khi đó, Đài RFA ghi nhận có không ít ý kiến trong giới quan sát tình hình Việt Nam tiên liệu rằng Đại hội Đảng XIII sẽ diễn ra tùy thuộc vào sức khỏe của ông Tổng Trọng, như nhận định của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng với RFA, trước khi ông bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ hồi hạ tuần tháng 11/2019.

Nguồn : RFA, 27/04/2020

************************

Dịch Covid-19 không làm giảm được ‘dịch tham nhũng’ ở Việt Nam

VOA, 27/04/2020

lun Vit Nam hin không ch quan tâm đến con s người nhim Covid-19 tăng hay gim, mà cũng đang rt chú ý đến tin tc v hàng lot cơ quan y tế các tnh b nghi ng tham nhũng bng cách "thi giá" máy móc phc v vic chng dch.

luat4

Giám đốc Bệnh viện Gò Vấp bị tố bán khẩu trang giá cao đã bị đình chỉ công tác và chức vụ. Ảnh : TL

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có nhiều nh hưởng trên mng xã hi nói vi VOA rng ông không ngc nhiên v điu này vì tham nhũng là "thuc tính ca chế đ" Vit Nam, vi thc trng là các quan chc "không t bt c th gì, k c dch bnh, đ kiếm chác".

Như tin đã đưa, hôm 22/4, Bộ Công an Vit Nam khi t và bt giam viên giám đc ca Trung tâm Kim soát Bnh tt Hà Ni cùng 6 nghi phm khác, vi cáo buc rng nhóm người này "câu kết, gian ln, thông đng, nâng khng giá tr" khi mua sm h thng máy xét nghim t đng Covid-19, gọi tt là máy Realtime PCR.

Việc làm ca nhóm b quy là "gây thit hi đc bit nghiêm trng" cho nhà nước, theo B Công an.

Dẫn li thông tin t cơ quan điu tra, các báo trong nước nói máy Realtime PCR khi nhp v Vit Nam có giá trên dưới 2 t đng, nhưng Trung tâm Kim soát Bnh tt Hà Ni (CDC Hà Ni) đã mua vi giá cao gp 3 ln, là 7 t đng.

Trong vòng ít ngày sau khi công an bắt nhóm nghi phm Hà Ni, báo chí cho hay mt lot cơ quan y tế ít nht 6 tnh, thành ph, trong đó có Hà Ni, Thái Bình, Quảng Ninh và Qung Nam, đã mua cùng h thng máy vi giá t 5,9 t đến 8,4 t.

Trên Facebook cá nhân, nhà báo kỳ cựu Quc Phong, tng là Phó Tng biên tp báo Thanh Niên, gi v gian ln và nâng giá máy xét nghim là "ăn bn tàn bo" và đáng "căm phẫn".

Trong các diễn đàn trên mng như Góc nhìn Báo chí - Công dân, xut hin mt s cuc tho lun v đ tài này vi nhiu li l phn n lên án "đám cán b tham nhũng li dng dch bnh đ ‘ăn’ tin ngân sách".

Nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói với VOA rằng v này, cũng như bt c v tham nhũng nào khác t trước đến nay, đu có gc r là "cơ chế đc đng, không b đi lp và xã hi dân s giám sát, phn bin". Ông nói thêm :

"Quan chức toàn quyn làm mi vic. Cho nên h thy cái gì ăn được là h ăn. Tức là cơ chế ca chế đ này to điu kin cho mi người tham nhũng. Mua sm bt c cái gì cho nhà nước, b tin nhà nước ra mua thì đu có chuyn nâng giá, kê giá lên hết. Và chuyn mua máy xét nghim đu không nm ngoài cái chung đó".

Trong khi những người s dng mng xã hi yêu cu nhà chc trách điu tra các quan chc y tế các tnh b nghi ng li dng dch Covid-19 đ tham nhũng, báo chí đưa tin rng Trung tâm Kim soát Bnh tt các tnh Thái Bình, Qung Ninh và Qung Nam vn tiếp tc đàm phán đ gim thêm giá mua các máy xét nghim, dù các máy đã được lp đt và đưa vào s dng.

Cùng lúc, vẫn theo báo chí trong nước, mt s tnh, thành khác trong đó có Hi Phòng và Bc Giang, nói rng h đã lp đt và s dng máy xét nghim Realtime PCR nhưng đó là máy họ "mượn được" ca doanh nghip.

luat5

Dịch bnh làm nhiu người dân phi tìm đến cu tr, trong khi mt s quan chc có thêm cơ hi tham nhũng

Các thành viên diễn đàn Góc nhìn Báo chí - Công dân đưa ra nhn đnh rng vic doanh nghip "cho mượn" hoc còn tiếp tục đàm phán giảm giá máy xét nghim đã được lp đt và s dng là điu "vô lý", vì đây là loi hàng giá tr cao và thuc danh mc "kinh doanh có điu kin" theo quy đnh ca lut.

Vẫn theo các thành viên diễn đàn, nhng đng thái k trên dường như là cách đi phó ca các cơ quan y tế mt s tnh do lo lng sau khi công an bt các nghi phm tham nhũng Hà Ni.

Mặc dù vy, theo nhà báo Huỳnh Ngc Chênh, người thường xuyên lên tiếng trên internet để góp phn thúc đy tiến b xã hi, vic bt b hi tun trước ch là mt show din ca chính quyn, không có tác dng thc tế v chng tham nhũng. Ông nói vi VOA :

"Nói chống tham nhũng là nói cho vui và đ đp mt chế đ thôi. S người l liu quá phi chng, phi đánh, phi trit phá đ cho thy chế đ này không dung dưỡng tham nhũng, nhưng bn cht nó đã tham nhũng ri. Va ri ch là gii quyết cái ngn đ tha mãn áp lực ca dân chúng. Nay bt người này, mai bt người khác ch toàn là chuyn làm trên ngn".

Ông Chênh, người tng được t chc Phóng viên Không Biên gii trao gii thưởng Công dân mng, khng đnh vi VOA rng đ chng tham nhũng hiu qu phi có đng đối lp và xã hi dân s mnh.

Giữa lúc công lun xôn xao và bc xúc v vic nhiu tnh mua máy xét nghim lên đến khong 7 t đng mi máy, trang Facebook chính thc ca chính ph Vit Nam cho hay hôm 27/4 rng doanh nhân Nguyn Quc Cường, hay còn gi là Cường "đô la" đã tng S Y tế tnh Gia Lai mt máy xét nghim cùng loi có giá ch 2 t đng vào ngày 10/4.

Nhưng đó chưa phi là mc giá thp nht vì mt bn tin ca Dân Vit hôm 26/4 dn li ông Đ Quang Hùng, Giám đc S Y tế tnh Qung Tr, cho biết tỉnh này mua máy xét nghim vi giá ch 1,5 t đng. Ông Hùng nói rng mc giá 7 t đng mà CDC Hà Ni tr là "quá cao" và "không chp nhn được".

Hiện chưa rõ s tin c th các tnh chi đ mua máy xét nghim là bao nhiêu. V tng kinh phí phòng chng dịch Covid-19, báo chí Việt Nam dn li lãnh đo B Tài chính cho biết tính đến nay s tin ngân sách trung ương đã chi là khong 3.000 t đng.

luat6

Những công chc y tế tham nhũng b xem là nhng "con qu đen" làm xu đi hình nh ca ngành

Trong số tin đó, mt phn dành cho mua sm trang thiết b, vt tư y tế. Phn còn được dùng đ tr ph cp cho các lc lượng tham gia chng dch, và h tr trc tiếp cho nhng người b nh hưởng bi dch này, như chi tin ăn cho hàng chc ngàn người b cách ly.

Báo cáo về Ch s Cm nhn Tham nhũng do T chc Minh bch Quc tế công b hi tháng 1 năm nay cho thy Vit Nam đng v trí 96 trong bng xếp hng gm 180 quc gia và vùng lãnh th.

Với v trí này, Vit Nam được đánh giá là đt ch s cao nht k từ năm 1997 tr li đây, nhưng vn nm trong s các quc gia có nhiu tham nhũng.

Nguồn : VOA, 27/24/2020

********************

Sẽ không tham nhũng tiền hỗ trợ dịch vì sợ ‘nhục’ ?

Diễm Thi, RFA, 27/04/2020

Gói hỗ trợ 'khủng'

Hôm 24/4, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng sẽ được chi cho khoảng 20 triệu người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch này.

luat7

Một phụ nữ buôn bán trái cây ở Hà Nội. Ảnh chụp năm 2019. AFP

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai quyết định của Thủ tướng chính phủ diễn ra chiều 27/4, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh rằng, gói hỗ trợ này rất quan trọng và chỉ mong đừng để ai bị xử lý về đảng, về chính quyền và các hình thức kỷ luật khác vì "đụng" đến gói hỗ trợ này. Nếu có thì sẽ là nỗi nhục của các đồng chí cán bộ.

Luật sư Đặng Hùng Dũng chuyên về các vụ án luật lao động và từng công tác tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA :

"Các quan chức thì biết rồi, họ ăn nói kém lắm. Gói hỗ trợ này mới được thông qua thôi. Cũng phát mẫu điền cho dân nhưng thật sự chưa có ai nhận được cả. Người dân thì rất tự trọng, phải làm đủ thứ giấy tờ để nhận tiền thì nhiều khi họ không làm. Thành ra đừng nghe những gì các ông ấy nói mà chờ xem các ông ấy làm. Mà chờ các ông ấy làm thì còn bao nhiêu là những cái tiêu cực. Họ nói một đằng làm một nẻo.

Ở đất nước này thì nhà nước cũng hình dung những chuyện như vậy. Còn người dân thì họ cũng ngán ngẩm lắm, họ tự kiếm sống chứ chẳng chờ mong gì ở những cái gọi là cứu trợ khẩn cấp mà chẳng thấy làm gì khẩn cấp cả".

Vị luật sư này nhận định gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng là gói hỗ trợ khủng. Nhà nước cũng biết trong mùa đại dịch sẽ có những vụ tiêu cực nhưng không thể tránh. Vụ người đứng đầu và các viên chức ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) nâng khống tiền mua máy xét nghiệm là vụ mới nhất.

Hôm 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc CDC Hà Nội, Nguyễn Nhật Cảm và 6 đồng phạm với lý do thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm Covid-19.

Theo điều tra ban đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19, CDC Hà Nội đã thực hiện mua sắm một số hệ thống Realtime PCR tự động, bao gồm các máy tách chiết mẫu, máy phân tích mẫu và phụ tùng, chi phí bảo trì… Các hệ thống Realtime PCR tự động đã được CDC Hà Nội kê giá lên hơn 7 tỷ đồng/hệ thống, cao gấp 4-5 lần so với giá thị trường.

Với cái nhìn của một nhà báo độc lập, ông Ngô Nhật Đăng phân tích câu nói của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung theo hai hướng :

"Có thể nhìn theo hai cách. Cách thứ nhất họ biện minh cho việc chính phủ đã hết tiền, không có tiền hỗ trợ cho người dân. Trong lúc cách ly xã hội, những người tổn thương nhất là thành phần dân nghèo mà họ lại chưa nhận được cứu trợ.

Cái thứ hai nữa là câu nói ‘nỗi nhục của các cán bộ. Chúng ta thấy thêm một cái tai hại về ý thức hệ của nhà cầm quyền cộng sản. bao giờ họ cũng nghĩ họ đứng ở một tầng lớp khác cao hơn nhân dân, chỉ có họ mới biết dân cần gì và những gì họ làm cho dân đều là sự ban ơn. Họ không bao giờ nghĩ đến dân cả.

Tôi nghiêng về cái nhìn nhà nước đã hết tiền, không còn những khoản tiền cứu trợ cho xã hội nữa, hơn là về mặt đạo đức, tức ngăn cản cán bộ tham nhũng".

Sẽ không tham nhũng theo cảnh báo của Bộ trưởng ?

Người dân Việt Nam không lạ gì với tình trạng "ăn của dân không chừa thứ gì", cho dù đó là những khoản tiền cho liệt sĩ hay tiền cho người già, trẻ em, người nghèo khổ.

Người ta còn nhớ vụ 13 ngôi mộ liệt sĩ ở Bắc Kạn không hài cốt, chỉ chứa túi nilon đựng đất đá và không tìm thấy hồ sơ quy tập. Trong khi thân nhân của các liệt sĩ ngỡ ngàng trong ngày khai quật các ngôi mộ này (23/11/2019) thì lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn nói có thể hài cốt để lâu hóa thành đất.

Cuối tháng 9 năm 2019, dư luận Việt Nam bày tỏ bất bình trước tin 8 cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội tuồn hàng do các đoàn từ thiện tặng cho trung tâm nhân dịp Trung thu, ra bên ngoài khi trời tối và bị phóng viên ghi lại, phản ánh trên báo chí.

Trước đó 3 tháng, Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình phát hiện một số cán bộ sở này làm giả hồ sơ, chứng từ, thanh toán khống nhằm biển thủ hơn một tỷ đồng từ nguồn ngân sách chi thường xuyên cho Quỹ hỗ trợ trẻ em.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội nói với RFA rằng bà không lấy làm ngạc nhiên vì thực ra trước đây cũng có một vài vụ về chuyện biển thủ tiền như tiền hỗ trợ cho người nghèo, tiền hỗ trợ cho người khuyết tật…

Với đại dịch Covid-19, liệu có xảy ra tham nhũng gói hỗ trợ người nghèo hay không khi chính Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã cảnh báo cán bộ cấp dưới ?

Luật sư Đặng Hùng Dũng nêu quan điểm của ông :

"Tôi không tin họ không ‘đụng’ đến vì tất cả đều có tiêu cực. Họ sẽ đụng đến. Chính phủ cũng đã hình dung và răn đe rồi nhưng dĩ nhiên là ai cũng mong gói cứu trợ này sẽ đến tay người dân. Cứu trợ, cứu đói vài ngày cũng là một điều tốt. Ai cũng mong những gì họ nói thì sẽ làm cho người dân".

Còn nhà báo Ngô Nhật Đăng nêu một thực tế, tất cả những cứu trợ đều do người dân tự giác giúp đỡ lẫn nhau. Các mạnh thường quân gom góp cứu trợ như phát gạo, phát quà cho người khó khăn... hoàn toàn do lòng hảo tâm của người dân. Nhà nước làm những cái mà người dân gọi là ‘mượn hoa cúng Phật’.

Cả luật sư Đặng Hùng Dũng lẫn nhà báo Ngô Nhật Đăng đều dẫn câu nói của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11 tháng 9 năm 2013 :

"Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 27/04/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hiền Lương
Read 766 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)