Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/04/2020

Hình hài công lý : thanh kiếm và lá chắn đâm đỡ cho ai ?

Trần Dzạ Dzũng - Trân Văn

Hình hài của công lý ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 27/04/2020

Công lý vốn không có hình hài. Nó ở lương tri thẩm phán, không làm oan sai hay bỏ lọt tội là đúng tinh thần ‘công lý’ rồi.

congly2

Công lý có hình hài hay không có hình hài ? Tượng nữ thần công lý (trái) và vua Lý Thái Tông - Ảnh minh họa 

Còn nếu như đã quả quyết chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng cho công lý ở các trụ sở tòa án, thì tại sao không thử xem xét để chọn vị vua nào đó của triều Hậu Lê (đầu thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI) ?

Triều Hậu Lê có đời sống pháp luật phong phú nhất ?

Trong khảo cứu "Tư tưởng đề cao pháp luật trong các triều đại phong kiến Việt Nam" của nhóm tác giả Phan Thị Lan Phương và Phạm Thị Duyên Thảo, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, có đoạn đánh giá như sau :

"Triều Hậu Lê được xem là triều đại có đời sống pháp luật phong phú nhất. Ngay từ thời Lê Thái Tổ, cùng với việc kiện toàn bộ máy nhà nước, việc xây dựng pháp luật đã rất được chú trọng. Pháp luật chính là thứ "để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, khinh trọng cùng kiểm chế nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay. Thành thói quen theo đạo giữ phép, không có lỗi trái nghĩa phạm hình" (1).

Pháp luật được phát huy vai trò một cách tối đa trong đời sống, hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành chiếm số lượng đáng kể, hình thức đa dạng, như : Bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức, 1428), bộ Luật thư do Nguyễn Trãi biên soạn (1440), Bộ Lê triều quan chế (1471), Thiên Nam dư hạ tập (1483), Hồng Đức thiện chính thư (1470), Quốc triều khám tụng điều lệ (1777), cùng hàng trăm văn bản pháp luật đơn hành như chiếu, chỉ, dụ, sắc, lệnh của nhà vua được ban hành.

Pháp luật, trong đời sống pháp lý của nhà Lê đã thực sự trở thành công cụ để quản lý đất nước, là phương tiện cao nhất để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người, trật tự xã hội. Việc tuân thủ và thực thi pháp luật nghiêm minh được xem là thước đo đối với chất lượng của hệ thống quan chức thừa hành công vụ nhà Lê.

Hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng đều được nhà Lê quy tắc hóa. Trong đó, nhiều quan hệ xã hội được điều chỉnh theo hướng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người. Pháp luật thời kỳ này còn dung hòa được các quy tắc quản lý xã hội với phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc.

Pháp luật hình sự dù có hệ thống các hình phạt nghiêm khắc, nhưng vẫn thể hiện tinh thần nhân đạo khi đã bước đầu phân biệt được lỗi cố ý, vô ý trong quá trình xác định tính chất của hành vi cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự ; đề cao nguyên tắc "vô luật bất hình" ; nhân đạo với nhóm người yếu thế trong xã hội, như miễn giảm trách nhiệm đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật ; trường hợp quan lại bạo hành, tra tấn, ngược đãi tù nhân bị nghiêm trị.

Trong lĩnh vực dân sự, pháp luật triều Lê đã thể hiện những điểm tiến bộ khi quy định về sở hữu, thừa kế, hợp đồng. Trong thừa kế, pháp luật đã ghi nhận cả quyền thừa kế của con gái, con nuôi, người vợ ; trong lao động, phụ nữ được trả công ngang bằng với đàn ông : "không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà" - Điều 23 Quốc triều hình luật. Đây được xem là những điểm tiến bộ vượt bậc của pháp luật Hậu Lê, khi đã vượt ra khỏi định kiến Nho giáo "trọng nam khinh nữ" thông thường.

Trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, pháp luật Hậu Lê đã đặc biệt bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ : họ được đảm bảo quyền về tài sản, có quyền có tài sản riêng ; có quyền được bảo vệ hôn nhân ; quyền được ly dị khi quyền lợi chính đáng bị xâm hại…

Trong lĩnh vực tố tụng, pháp luật Hậu Lê có sự phát triển vượt bậc. Các quy định tố tụng không chỉ được quy định tại hai chương Bộ vong và Đoán ngục của Bộ Quốc triều hình luật, mà còn được quy định trong riêng một bộ luật tố tụng là Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ.

Khẳng định liêm chính tư pháp : điều rất cần cho thể chế chính trị hôm nay

Ở góc độ tích cực nhất, pháp luật tố tụng Hậu Lê, đặc biệt trong là Bộ Quốc triều Khám tụng điều lệ, đã có những tư tưởng cơ bản về liêm chính tư pháp. Thể hiện ở việc, Bộ luật đề cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý như : yêu cầu cán bộ tư pháp giải quyết các vấn đề tố tụng phải trên tinh thần bảo vệ được cao nhất các lợi ích hợp pháp của các bên liên quan ; các hành vi xâm hại đến quyền con người từ phía cán bộ tư pháp đều bị nghiêm trị (Lệ về khám tụng).

Bộ luật cũng chứa đựng tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, bảo đảm sự trong sạch của tư pháp khi quy định rõ ràng các vấn đề liên quan đến các loại án phí, có nhiều quy định nhằm hạn chế sự nhũng nhiễu từ phía cán bộ tư pháp (Lệ về tróc bắt, Lệ về tiền tạ đảm).

Đặc biệt, đã có những đảm bảo cho liêm chính tư pháp khi bước đầu có cơ chế bảo đảm sự độc lập của các chủ thể tham gia tố tụng ; bước đầu có cơ chế đảm bảo năng lực tiếp cận công lý cho người dân nhằm thúc đẩy trách nhiệm của cơ quan tư pháp. Cụ thể, đã có những quy định về thời hạn, thời hiệu khởi kiện, cách thức nộp đơn, cách thức khởi kiện, chống án, cách thức kiểm tra, ghi bản án, cách thức công khai bản án, quyết định sau khi xét xử ; cách thức soát tụng của cơ quan tư pháp cấp trên với cấp dưới (Lệ soát tụng, Lệ kiện tụng sự ức hiếp, Lệ về tróc bắt)…

Pháp luật tạo cơ chế kiểm soát bộ máy nhà nước, quy định trách nhiệm của quan lại trong thừa hành công vụ. Việc kiểm soát, hạn chế lạm quyền, tiếm quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước là tư tưởng chủ đạo của pháp luật thời Hậu Lê, nhất là ở triều đại Lê Thánh Tông. Kiểm soát quyền lực vừa là phương tiện, vừa là mục đích trong tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước.

Nhà Hậu Lê đã xây dựng một cơ chế người đứng đầu nhà nước trực tiếp điều hành, kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế khâu trung gian bằng cách bỏ các chức như tể tướng, đại hành khiến. Các cơ quan quản lý được chuyên môn hóa và luôn có sự giám sát, kiểm soát, ràng buộc quyền lực hữu hiệu với nhau. Điển hình có thể kể đến hai thiết chế cơ bản là Lục Khoa giám sát Lục Bộ và Ngự sử đài giám sát quan lại cùng phong hóa pháp độ của triều đình.

Trong quá trình áp dụng pháp luật, đề cao trách nhiệm cá nhân và đạo đức công vụ của người áp dụng pháp luật, đảm bảo thẩm quyền, thời hạn và trình tự áp dụng pháp luật, đề cao tính chính đáng và hợp pháp của quyết định áp dụng pháp luật thông qua việc quy định chặt chẽ thời hạn, cách thức áp dụng, cách thức ghi bản án… Đặc biệt, nhà Hậu Lê có cơ chế hạn chế quyền lực của chính nhà vua - bằng các hình thức như lập cơ quan can gián, quy định không sử dụng các quyết định nhất thời của vua như tiền lệ…

Mục tiêu tối thượng là vì dân, chứ không phải vì vương triều !

Trong các bộ luật cơ bản của nhà Hậu Lê, trách nhiệm quan lại luôn được quy định dưới hai hình thức : một là, trách nhiệm công vụ ; hai là, trách nhiệm pháp lý. Quan lại luôn phải có sự chính trực, mẫn cán, vô tư trong quá trình thực thi công vụ, đồng thời luôn phải chịu dự liệu sẵn các hậu quả pháp lý bất lợi và sẽ bị áp dụng nếu như vi phạm.

Tư tưởng đề cao vai trò của nhà nước trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền lợi Nhân dân. Theo Lê Thánh Tông : "Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo, hai việc cần kíp ấy của chính sự là chức trách của các thú mục…" (2). Các chính sách của nhà nước do đó đều trực tiếp, gián tiếp phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu nhân dân no ấm, yên bình.

Trách nhiệm của các thừa hiến phủ, huyện Châu các xứ là "phải bỏ hết tệ trước, phàm sắc lệnh của triều định phải một lòng vâng làm, Nhân dân bị đói rét phải nhiều cách kinh lý". Nhà nước phải nhận thức được "Để dân được no ấm, cần bớt sự trưng thuế và cung ứng" ; phải khuyến khích dân việc canh nông, đắp đê, giữ nước, bồi bổ ruộng đất, định lệ bồi đắp ruộng đất phù hợp với đồng chiêm, đồng mùa để "tiện cho dân", để cho dân khỏi đói khổ…

Nhà nước chính là chủ thể phải đảm bảo tính công khai, minh bạch của pháp luật : "Từ nay về sau, phàm có các chỉ, các lệ về việc lớn nhỏ thì bộ phụ trách, xứ ty và các nha môn phủ huyện Châu đều biên ra bảng treo dán lên, để cho nhân dân tuân theo mà làm". Pháp luật phải được xây dựng phù hợp với đạo đức, phải là công cụ để bảo vệ đạo đức : "Lấy pháp luật mà trị tội, sao bằng lấy phép mà bảo trước", "Người ta sở dĩ khác giống cầm thú là vì có lễ để phong giữ. Nếu không có lễ thì bừa bãi tình dục, phóng đãng xằng bậy, không gì không làm".

Để pháp luật phát huy được các giá trị tự thân của nó, các hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý thật thích đáng, bất kể kẻ vi phạm pháp luật ở địa vị nào, và nhiệm vụ đó nhà nước phải đảm bảo : "Đặt luật là để trừ kẻ gian, sao dung được bọn coi thường pháp luật", "Quân pháp chỉ có một chứ không có hai".

Thực tế chứng minh, vua Lê Thánh Tông đã cho xử lý rất nặng đối với các vụ việc mà người vi phạm là các quan chức của nhà nước. Người thi hành pháp luật là cần phải tuân thủ pháp luật trước tiên, cho nên, thời hạn phải đưa một vụ việc vi phạm pháp luật ra xử lý được quy định rất cụ thể ; đặc biệt, đối với những trường hợp các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây ra oan ức cho người bị áp dụng đều có quy định hướng dẫn cách giải quyết và chế tài xử lý nghiêm khắc.

Nhà Hậu Lê cũng thường đề cập đến tính công khai, minh bạch cần phải có của pháp luật : "Từ nay về sau, phàm có các chỉ, các lệ về việc lớn nhỏ thì bộ phụ trách, xứ ty và các nha môn phủ huyện Châu đều biên ra bảng treo dán lên, để cho nhân dân tuân theo mà làm". Pháp luật còn phải phù hợp với đạo đức, phải là công cụ để bảo vệ đạo đức : "Lấy pháp luật mà trị tội, sao bằng lấy phép mà bảo trước"[19], "Người ta sở dĩ khác giống cầm thú là vì có lễ để phong giữ. Nếu không có lễ thì bừa bãi tình dục, phóng đãng xằng bậy, không gì không làm". Việc tôn trọng pháp luật được nhà Hậu Lê yêu cầu trở thành một thói quen, lối sống của mọi người.

Đáng chú ý là trong khảo cứu nhóm tác giả Phan Thị Lan Phương và Phạm Thị Duyên Thảo, cho thấy triều Hồ (1400 - 1407) có nhiều điểm tương tự với nền pháp luật hiện tại.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 27/04/2020

Chú thích :

(1) Viện Sử học, Lê triều quan chế, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997, tr. 13-14

(2) Tham khảo Đại Việt Sử Ký toàn thư.

******************

Khi ‘kiếm’ và ‘lá chắn’ cứ mãi ‘trao lầm nhân sự’

Trân Văn, VOA, 25/04/2020

Những s kin liên quan đến hot đng ca công an Vit Nam trong vài tun gn đây lp li mt câu hi ln : Thanh kiếm và lá chn - biu tượng ca "công an nhân dân" - đâm ai và đ cho ai, ti sao lãnh đo cao nht ca lc lượng "công an nhân dân" tiếp tc vô can khi chuyn đâm và đ… lm "đi tượng" xy ra khp nơi trong mt thi gian dài ?

congly3

Thanh kiếm và lá chn - biu tượng ca "công an nhân dân" - đâm ai và đ … lm "đi tượng" xy ra khp nơi trong mt thi gian dài - Ảnh Vợ chng Đường Nhu. Hình minh họa .

***

Trách nhiệm pháp lý mà h thng bo v pháp lut tnh Thái Bình đang cht lên vai ông Nguyn Xuân Đường (Đường Nhu) càng lúc càng nhiu và nng. Ngày 22/4, "Đường Nhu" va b khi t thêm v hành vi "cưỡng đot tài sn" (1) thì ngày 23/4, ông trùm du đãng ở Thái Bình đi din vi mt "tình tiết tăng nng" na v hành vi "c ý gây thương tích" : Phc hi điu tra v xông vào tr s Công an phường Trn Lãm, thành ph Thái Bình hi cui năm 2014, đánh trng thương m con bà Đinh Th Lý (2).

Tại sao "Đường Nhuệ" có th đng ra phân chia công vic cho nhng cơ s cung cp dch v mai táng tnh Thái Bình và thu mi trường hp cn đem thi th sang Nam Đnh ha táng 500.000 đng sut t năm 2017 đến gn đây (3) và bây gi h thng bo v tnh Thái Bình mi nhìn tới ? Hơn hai năm - t cui năm 2017 đến tháng 3 năm 2020 - lc lượng "công an nhân dân" Thái Bình ct "kiếm" đâu mà không "đâm" ? C "thính lc" ln "th lc" ca B Công an ra sao mà không nghe, không thy ?

Tương t, ti sao "Đường Nhu" có th t chc bo kê nhiu loi dch v, k c cho vay nng lãi, s dng du đãng bao vây, truy đui, tn công nhiu người, đp phá, tước đot tài sn ca h trong hàng chc năm đ khng đnh thế lc, khng chế vô s cơ s sn xut, kinh doanh Thái Bình, thm chí xông vào trụ s Công an đánh m con bà Đinh Th Lý trng thương nhưng gn hai tháng sau mi khi t và sáu tháng sau thì "đình ch điu tra" vì không xác đnh được b can ? Trong nhng trường hp tương t như đã biết, ti sao công an t đa phương đến trung ương không dùng "lá chn" ch che cho dân lành ?

***

Cũng tuần này, B Công an công b quyết đnh cách chc ba thượng tá : Bùi Thanh Sơn, Hoàng Liên Sơn, Đng Thế Trung là ch huy ba phòng ca Công an Đng Nai : Cnh sát Điu tra ti phm v trt t xã hi, An ninh Điu tra và Cnh sát giao thông (4). Quyết định vừa k ch là th tc (nơi nào la chn, b nhim thì nơi đó cách chc). Tháng trước, da vào kết lun ca y ban Kim tra Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra ca Tnh y Đng Nai đã tước b tt c chc v trong đng ca ba sĩ quan này (5).

Cứ đc li nhng thông tin liên quan đến đ loi sai phm ca c Giám đc, ba Phó Giám đc, nhiu trưởng phòng, trưởng Công an huyn (Long Thành, Xuân Lc) thuc Công an tnh Đng Nai, t s thy ngay, nhng sĩ quan bng ta" k lut, B Công an cách chc, tng có đ loi sai phạm trong mt thi gian dài (5) nhưng vn được la chn, b nhim vào nhng v trí cao hơn, quyn hành ln hơn. Ti sao trước đây, lãnh đo B Công an không dùng "kiếm" mà ch dùng "lá chn" đi vi nhng sĩ quan này ?

Càng ngày càng nhiều nhng câu chuyn liên quan đến tình trng "công an nhân dân" dùng "kiếm" hay cho thuê "kiếm" đâm, chém dân lành và dùng "lá chn" che ch cho nhau, cho du đãng cũng như các loi ti phm khác lũng đon t kinh tế đến trt t xã hi ! Cp bc, chc v càng cao thì nhiu sĩ quan thuộc lc lượng "công an nhân dân" càng càn r, táo tn ! Không ch tướng cnh sát mà ngay c tướng an ninh, tình báo cũng đem "kiếm", đem "lá chn" ra bán s, bán l !

Liệu có th xem vic x lý mt s trường hp đin hình như đã k là "nghiêm" ? "Nghiêm" nhưng tha cho nhng cá nhân lãnh đo B Công an "quy hoch"… nhm, dung dưỡng sâu b, giao "kiếm" và "lá chn" cho sâu b đc khoét t trên xung dưới, t trong và ngoài vn có th xem là "minh" ? Chng l Điu l Đảng cộng sản Việt Nam và lut pháp Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam có nhng khon được son riêng cho các đng viên và công dân lãnh đo lc lượng đeo "kiếm", cm "lá chn" ?

Có phải cam kết "truy cu trách nhim người đng đu" ca h thng chính tr, h thng công quyn ch áp dng t "tht lưng tr xung", Tổng Bí thư và các y viên B Chính tr cùng vô can khi "quy hoch"… nhm, la chn - sp đt nhiu cá nhân có vô s tì vết làm "cán b cp chiến lược" nên lãnh đo B Công an phi… vô s khi giao "kiếm" và "lá chn" cho thành phn bt ho ? C như thế thì bao giờ mi chm dt được tình trng bán "kiếm", cho thuê "lá chn" đ xã hi Vit Nam tht s "công bng, dân ch, văn minh" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 25/04/2020

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/khoi-to-duong-nhue-them-toi-cuong-doat-tai-san-20200422161712189.htm

(2) https://tuoitre.vn/duong-nhue-bi-khoi-to-danh-nguoi-tai-don-cong-an-vi-co-tinh-tiet-moi-20200423111528187.htm

(3) https://baophapluat.vn/phap-luat/muon-dua-nguoi-chet-tu-thai-binh-sang-nam-dinh-hoa-tang-phai-cat-phe-cho-bang-nhom-duong-nhue-509213.html

(4) https://nld.com.vn/thoi-su/3-truong-phong-cong-an-dong-nai-bi-cach-chuc-20200422222352824.htm

(5) https://tuoitre.vn/cach-het-chuc-vu-trong-dang/4-lanh-dao-cap-phong-cong-an-dong-nai-202003070921222.htm

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trần Dzạ Dzũng, Trân Văn
Read 745 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)